MỤC LỤC
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực tập
KS. Đinh Thị Thanh Huyền
Lê Thị Thoa
1
LỜI CẢM ƠN
Trong 3 năm học tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, em đã
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường, đặc
biệt là các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai. Với lòng cảm ơn sâu sắc, em
xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường nói chung và các thầy cô
giáo trong khoa Quản lý đất đai nói riêng.
Đặc biệt, trong đợt thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng học hỏi tìm tòi
của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của cô
giáo Đinh Thị Thanh Huyền – giảng viên khoa Quản lý đất đai – Trường ĐH Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng các anh chị làm việc tại Trung tâm Tài
nguyên & Môi trường Cty Cổ phần tập đoàn Đất Việt là đơn vị trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, báo cáo đề tài; sự quan tâm, theo
dõi, động viên của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện tốt để em hoàn thành tốt đợt
thực tập này.
Báo cáo tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn. Em kính
mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Lê Thị Thoa
2
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt
ĐH
QLNN
GCN
QSDĐ
QSH
QLDĐ
TTBĐS
KT – XH
TDTT
THCS
NĐ
NQ
GD & ĐT
TN & MT
SXKD
TP
Giải thích viết tắt
Đại học
Quản lý nhà nước
Giấy chứng nhận
Quyền sử dụng đất
Quyền sở hữu
Quản lý đất đai
Thị trường bất động sản
Kinh tế - xã hội
Thể dục – thể thao
Trung học cơ sơ
Nghị định
Nghị quyết
Giáo dục và đào tạo
Tài nguyên và môi trường
Sản xuất kinh doanh
Thành phố
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ,
3
nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ được vốn đất
như ngày nay. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, vị trí cố định trong
không gian, không thể thay thế và di chuyển theo ý muốn chủ quan của con
người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách
hợp lý không những có ý nghía quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất
nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Đất đai cũng như các quy định khác
vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản mang tính
pháp lý còn chồng chéo và mâu thuẫn, tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng
đất đai, mua bán trao đổi đất đai ngoài sự kiểm soát của pháp luật xảy ra. Việc
cấp GCN QSDĐ cho các hộ gia đình còn chậm, đặc biết đối với đất ở. Đối với
vấn đề cấp GCN QSDĐ ở đô thị và QSH nhà ở thì triển khai còn chưa đồng bộ,
kết quả đạt được thấp. Việc tranh chấp đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, việc
phát triền các khu dân cư mới ven đô thị lấy từ đất lúa còn đang diễn ra ở nhiều
nơi. Đứng trước thực trạng đó, để việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có
hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo kinh tế - xã hội, thì cần phải rút kinh
nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Trên cơ sở đó, xây
dựng các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn, bền xững hơn.
Để đáp ứng tình hình và hiện trạng thực tế sao cho phù hợp với việc sử dụng
đất. Tháng 7/1993, Luật Đất đai mới được Quốc hội khóa IX kì họp thứ 3 thông
qua dựa trên nguyên tắc chung là: “ Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do nhà
nước thống nhất quản lý …”. Cùng với sự đổi mới của đất nước, luật sửa đổi bổ
sung một số điều và được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998 và ngày
29/06/2001, đã mở rộng thêm quyền cho các chủ sử dụng đất được nhà nước
giao đất, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân chủ động đầu tư vốn
để sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Luật đã quy định chặt chẽ hơn về
chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần đưa việc quản lý và sử dụng đất
vào quy chế, khuôn khổ, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức
và người được Nhà nước giao đất trong việc sử dụng đất tiết kiệm, mang lại hiệu
4
quả cao, bảo vệ đất đai màu mỡ, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho việc tổ
chức lại sản xuất trong nước theo định hướng sản xuất XHCH.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên và được sự nhất trí của khoa Quản
lý đất đai, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
cô giáo Đinh Thị Thanh Huyền, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá
thực trạng công tác quản lý của nhà nước về đất đai trên địa bàn phường
-
Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
2.1. Mục đích
Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và pháp
-
luật đất đai.
Tìm hiểu thực tế công tác quản lý Nhà nước về đất đai của phường Khương
-
Trung – quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội.
Đánh giá những bất cập và tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai
-
trên địa bàn phường.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những bất cập và tồn tại đó.
Trên cơ sở thực tiễn của phường, đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường trong
thời gian tới.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn phường
Khương Trung – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội.
- Đánh giá được các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nắm chắc các
quy định của ngành, các văn bản quy định, nghị định của chính phủ về quản lý
đất đai.
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về đất đai của phường.
- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản lý
và sử dụng đất tại phường.
- Có những đề xuất, kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế của phường.
- Những kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi với thực trạng của
phường.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai:
- Khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động định hướng bất kì lên một hệ
thống nào đónhằm traath tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy
luật nhất định.
- Khái niệm QLNN về đất đai: QLNN về đất đai là tổng hợp các hoạt động
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo về quyền sở hữu
của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng
đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra
-
giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đem lại.
Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó
Tạo hành lang pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và
-
những người sử dụng đất thực hiện.
Đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ
Đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ là
một biện pháp quan trọng để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến
động đất đai.
6
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính
Đây là một trong những nhiệm vụ về QLNN về đất đai. Trên cơ sở nội dung
Chỉ thị số 364/TTg và Nghị định số 119/CP của Chính phủ về quản lý địa giới
hành chính, Luật Đất đai 2003 quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Nội
vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính. Cụ thể, Điều 16 của luật quy định:
+ Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ
sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý
mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế
trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lâp hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
+ UBND các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên
thực địa , lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ QLNN đối với địa giới
hành chính. Gồm các loại tài liệu: quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính
( nếu có); bản đồ địa giới hành chính; sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính;
bảng tọa độ mốc địa giới hành chính; các điểm đặc trưng trên đường địa giới
hành chính; bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính; biên bản xác nhận
mô tả đường địa giới hành chính; biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.
Bản đồ địa giới hành chính là tài liệu rất quan trọng trong hồ sơ địa
giới hành chính. Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện các mốc địa giới
hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành
chính.
Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính
kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
7
Các tài liệu trên là cơ sở cho các cấp hành chính quản lý lãnh thổ địa
-
-
phương, thực hiện các nội dung quản lý tài nguyên tới từng thửa đất.
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ pháp lý –
kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng
đất
Giao đất và cho thuê đất là những hình thức Nhà nước giao QSDĐ cho
người sử dụng đất. Chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất là việc Nhà
nước thực hiện quyền định đoạt của mình đối với đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai
Quản lý tài chính về đất đai là việc sử dụng hệ thống công cụ tài chính
như giá đất, thuế, tiền thuê đất…, nhằm điều tiết các quan hệ về đất đai để đạt
được mục tiêu trong quản lý.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là tư liệu lao động , vừa là
đối tượng lao động. Đầu tiên, đất không phải là hàng hóa song trong quá trình
phát triển xã hội, con người đã xác lập quyền sở hữu đất đai và đất trở thành
hàng hóa – một thứ hàng hóa đặc biệt, đất ( QSDĐ) cũng được mua bán, chuyển
đổi, chuyển nhượng, thừa kế…
Thực tế ở Việt Nam, trong những năm trước khi có Luật Đất đai 1993,
mặc dù Luật Đất đai 1987 đã nghiêm cấm việc mua bán đất đai, nhưng thị
trường đất đai luôn sôi động ( cho dù đó là thị trường ngầm). Thị trường đất dai
đặc biệt sôi động kể từ khi Nhà nước ta có chủ trương xóa bỏ cơ chế quan liêu,
bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, cơ chế của nền kinh tế sản xuất hàng
hóa. Luật Đất đai năm 1993 đã ghi nhận “ đất có giá” và Luật Đất đai năm 2003
thừa nhận giá đất được hình thành do Nhà nước quy định, do thực tế chuyển
dịch đất đai trên thị trường. Đây là một quy định quan trọng, thể hiện sự có mặt
của quan hệ đất đai trong cơ chế thị trường. Hay nói cách khác, Nhà nước đã tạo
điều kiện thuận lợi để đất đai tham gia vào nền kinh tế sản xuất hàng hóa, từng
bước tham gia vào TTBĐS.
- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất
8
Đảm bảo người sử dụng đất thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ theo
pháp luật. Đồng thời, hạn chế tính quan liêu thậm chí tiêu cực của cán bộ làm
công tác QLNN về đất đai.
Hoạt động quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NSDĐ
được tiến hành thông qua hệ thống tổ chức cơ quan hành chính các cấp và hệ
thống tổ chức ngành địa chính các cấp. Trên cơ sở những quy định chung về
quyền và nghĩa vụ của NSDĐ ( Điều 105, 106, 107 Luật Đất đai 2003), quyền
và nghĩa vụ của tổ chức SDĐ ( Điều 109, 110, 111, 112 Luật Đất đai 2003), cán
bộ địa chính và các cơ quan chức năng hướng dẫn các chủ SDĐ thực hiện đúng
các quyền và nghĩa vụ của NSDĐ ngay tù các đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã,
phường, thị trấn, bảo đảm các quy định của pháp luật được thực hiện và thực
hiện đúng trên từng thửa đất và từng chủ SDĐ.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản
Thị trường bất động sản muốn phát triển thì một trong những yêu cầu
đó là đối tượng tham gia thị trường bất động sản phải nhận thức được đầy đủ về
các thông tin cần thiết của hàng hóa đất đai, cũng như khuôn khổ pháp lý điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh.
Luật đất đai đã cho phép QSDĐ tham gia TTBĐS. Bước đầu đặt nền
móng cho việc quản lý chặt chẽ TTBĐS, trong đó có QSDĐ. Tại các điều 61,
62, 63 của Luật đất đai 2003 quy định cụ thể những loại đất được tham gia
TTBĐS, các điều kiện để đất tham gia TTBĐS.
Các loại đất sau đây được tham gia vào TTBĐS:
+ Đất mà Luật đất đai 2003 cho phép NSDĐ có một trong các quyền:
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ, thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ.
+ Đất thuê mà trên đó có tài sản được pháp luật cho phép tham gia
vào TTBĐS.
Điều kiện để đất tham gia vào TTBĐS:
+ Có GCN QSDĐ
+ Đất không có tranh chấp
+ QSDĐ không bị kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án.
+ Trong thời hạn SDĐ
9
Đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu
tư thì phải đầu tư vào đất theo đúng dự án đã được Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt mới được tham gia vào TTBĐS.
Luật quy định Nhà nước quản lý đất đai trong việc phát triển TTBĐS
bằng các biện pháp chính như sau:
+ Tổ chức đăng kí hoạt động giao dịch về QSDĐ.
+ Tổ chức đăng kí hoạt động phát triển quỹ đất, đầu tư xây dựng
kinh doanh bất động sản.
+ Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia giao dịch về QSDĐ
trong TTBĐS.
+ Thực hiện các biện pháp bình ổn giá đất, chống đầu cơ đất đai.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm về đất đai
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai nhằm phát hiện các sai phạm để ngăn chặn kịp thời, tránh hậu quả xấu gây
thiệt hại cho Nhà nước hoặc cá nhân
Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất
Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các sai
phạm trong quản lý và sử dụng đất nhằm điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước
với người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Thống kê, kiểm kê đất đai
1.1. Đánh giá công tác quản lý đất đai một số nước trên thế giới
1.1.1. Công tác quản lý đất đai ở nhóm các nước phát triển ( nhóm G7)
Nhóm G7 bao gồm các nước: Anh, Đức, Canađa, Ý, Mỹ, Nhật Bản và
Cộng hoà Pháp. Xét về chế độ sở hữu nói chung, tại tất cả các quốc gia G7 đều
thừa nhận quyền tư hữu là quyền cơ bản nhất. Xét về chế độ sở hữu đất đai, các
nước thuộc nhóm G7 đều thực hiện mô hình sở hữu đất đai đa sở hữu. Đó là
vừa thừa nhận sở hữu đất đai của tư nhân và vừa thừa nhận đất đai sở hữu của
nhà nước.
Tại Anh, quyền tư hữu về đất đai được pháp luật thừa nhận. Cùng với đó,
luật pháp nước Anh cũng thừa nhận đất đai thuộc sở hữu của nữ hoàng Anh
(hình thức sở hữu này chỉ mang tính tượng trưng, nặng về ý nghĩa chính trị,
10
không có ý nghĩa về mặt kinh tế và pháp luật). Bên cạnh đó nữ hoàng cũng có
những diện tích đất thuộc QSH của hoàng gia mà không phải là sở hữu của Nhà
nước.
Tại Pháp, cũng như các nước thuộc G7 khác, chế độ sở hữu đất đai gồm hai
dạng: thứ nhất là đất đai thuộc SHNN và thứ hai là đất đai thuộc SHTN. Đối với
đất đai thuộc SHTN thì Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể
sở hữu và khi Nhà nước lấy đất thì phải trả cho chủ đất tiền theo giá quy định.
Bộ phận đất đai thuộc SHNN bao gồm nhà nước trung ương và chính quyền các
địa phương.
Tại Đức, quyền tư hữu đất đai được chính quyền cộng hoà LB bảo hộ.
Đồng thời, khu vực đất công được coi thuộc sở hữu của Nhà nước bao gồm nhà
nước LB và chính quyền các bang.
Đối với Nhật Bản cũng gần như mô hình các quốc gia G7 khác, chế độ sở
hữu đất đai thừa nhận sở hữu và thừa kế của tư nhân. Các giao dịch về đất được
tiến hành thông qua thị trường. Việc giao dịch đó đặt dưới sự kiểm soát của các
cơ quan quản lý. Đất đai cũng được quy định thuộc sở hữu của Nhật Hoàng.
Trường hợp Canađa, chế độ sở hữu được cấu trúc thành SHTN, sở hữu của
chính quyền các vùng và sở hữu của Nhà nước.
1.1.2. Công tác quản lý đất đai ở các quốc gia thuộc khối XHCN cũ (Liên Xô
cũ và Đông Âu)
Các quốc gia thuộc khối XHCN (hệ thống XHCN hay còn gọi là phe
XHCN) trong thời kỳ chiến tranh lạnh (sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến
khi Liên Xô sụp đổ năm 1991) bao gồm: Đông Âu gồm 8 quốc gia XHCN ở
Châu Âu là Ba lan, Tiệp khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Hungari, Rumani,
Bungari, Nam Tư và Anbani (Thực ra các nước Đông Âu nằm ở vị trí ĐN và
Trung Âu); Liên Xô(gồm có 15 nước cộng hòa: Nga; Ukraina; Belarus;
Uzbekistan; Kazakhstan; Gruzia; Azerbaijan; Litva; Moldova; Latvia;
Kirghiztan; Tajikistan; Armenia; Turkmenistan; Estonia); Trung Quốc; Cu Ba;
Bắc Triều Tiên; Việt Nam; Lào. Hiện nay, chỉ còn có 5 quốc gia là Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa, Cuba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào và Việt
Nam tiếp tục lựa chọn thể chế nhà nước XHCN, do các Đảng Cộng sản lãnh
11
đạo. Tuy nhiên, mô hình CNXH của các nước này cũng khác nhau và khác với
mô hình CNXH hiện thực của Liên Xô cũ, khác với mô hình CNXH theo quan
điểm của C.Mác. Trong đó, Trung Quốc tự nhận là mô hình CNXH mang đặc
sắc Trung Quốc (nhưng thực chất là mô hình CNTB nhà nước toàn trị một
Đảng), các quốc gia còn lại không có chủ thuyết riêng, về tổ chức bộ máy và
hình thái kinh tế xã hội cũng không rõ ràng theo mô hình nào. Đặc trưng của mô
hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước XHCN trước đây là nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung cao độ, dựa trên chế độ công hữu về các TLSX chủ yếu
(trong đó đặc biệt là đất đai). Tuy nhiên, chế độ công hữu về đất đai của các
nước thuộc khối XHCN cũng không hoàn toàn giống nhau: Ở Trung Quốc trước
năm 1978 là SHTD, sau này Hiến pháp năm 1982 của Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa tại Điều 10 quy định rõ ràng: Đất đai đô thị thuộc SHNN, đất đai nông thôn
và khu ngoại ô đô thị, đất làm nhà ở và đất tự lưu, đồi núi tự lưu cũng thuộc về
sở hữu tập thể; Ở Liên Xô, trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN LB Xô Viết
Nga thông qua ngày 10 tháng 6 năm 1918 nêu rõ: “Để thực hiện xã hội hóa đất
đai, công bố bãi bỏ SHTN về đất đai và toàn bộ quỹ đất được công bố là tài sản
chung của toàn dân và được chuyển giao miễn phí cho nhân dân lao động sử
dụng, trên cơ sở phân phối bình quân. Toàn bộ đất rừng, lòng đất, mặt nước đều
thuộc về Sở hữu toàn dân (SHTD)” . Chế độ SHTD về đất đai ở Liên xô trước
đây và SHNN về cơ bản được hiểu đồng nhất, nhưng sau này, ở LB Nga, SHNN
về đất đai được làm rõ hơn.
LB XHCN Nam Tư không đi theo mô hình kinh tế của khối các nước
XHCN lúc đó, chế độ sở hữu nói chung, trong đó có đất đai thuộc sở hữu của
nhiều thành phần kinh tế, bao gồm nhiều hình thức sở hữu, cho phép SHTN về
đất đai.
1.1.3. Công tác quản lý đất đai ở các nước đang phát triển
Nhóm các nước đang phát triển hiện nay chiếm đa số các quốc gia trên thế
giới, có trình độ phát triển kinh tế vẫn ở mức trung bình và thấp. Về chế độ
chính trị, các nước đang phát triển theo đuổi những mô hình chế độ chính trị hết
sức đa dạng. Tuy nhiên, khái quát nhất có thể thấy nổi lên hai loại hình chế độ
12
sở hữu đất đai, đó là chế độ SHTN và chế độ SHNN về đất đai. Trong số đó,
Trung quốc, Việt Nam và Lào được xem là các trường hợp ngoại lệ.
Riêng đối với chế độ SHTN hoàn toàn, trên thực tế rất khó có quốc gia đang
phát triển nào thực hiện chế độ SHTN tuyệt đối về đất đai. Vì vậy, hình thức sở
hữu còn lại cơ bản là chế độ đa sở hữu về đất đai. Tức là, đất đai đồng thời có
thể thuộc sở hữu của tư nhân hoặc của nhà nước. Điều này được ghi nhận trong
luật pháp của rất nhiều quốc gia đang phát triển thuộc các khu vực địa lý khác
nhau. Chẳng hạn trong luật đất đai của các quốc gia như: Apghanistan, Belarut,
Indonexia, Kazakhstan, Ả rập, Singapore, Thái Lan… đều quy định đất đai
thuộc SHNN và tư nhân.
Đối với Trung Quốc, chế độ sở hữu về đất đai là chế độ công hữu. Nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thi hành chế độ công hữu XHCN về đất đai - đó
là chế độ SHNN và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động.
Ở Ixraen, hầu hết đất đai thuộc SHNN, Nhà nước thực hiện cho thuê đối với
các nông dân hoặc những doanh nghiệp, với hợp đồng thuê đất có thời hạn từ 49
đến 99 năm. Như vậy, đối với trường hợp Ixraen, chế độ sở hữu là chế độ SHNN
về đất đai. Tại Nam Phi, Luật CCRĐ 1997 của nước này quy định: đất đai thuộc
sở hữu của người lao động, đất công thuộc SHNN, đất của các chính quyền địa
phương. Như vậy, về cơ bản, Nam Phi thực hiện chế độ SHNN về đất đai. Đối
với Mozambich, đất đai thuộc SHNN và nghiêm cấm việc mua bán, chuyển
nhượng đất đai. Tại Mông Cổ, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và tư nhân.
Các loại đất có thể thuộc QSH của các cá nhân người Mông Cổ hoặc các công
ty, tổ chức người nước ngoài. Như vậy, Mông Cổ thực hiện chế độ đa sở hữu,
trong đó có thừa nhận cả SHTN của người nước ngoài về đất đai .
Đối với khu vực Mỹ Latinh, hầu hết các quốc gia đang phát triển ở khu vực
này thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó sở hữu của nhà nước không
phải là phần cơ bản.
1.1.4. Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện duy
nhất. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai. Nhà nước thực hiện các quyền của
một chủ sở hữu như sau:
13
- Quyền định đoạt đối với đất đai:
+ Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt
quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
+ Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với
người đang sử dụng đất, thu hồi đất;
+ Định giá đất;
- Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài
chính về đất:
+ Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
+ Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
+ Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người
sử dụng đất mang lại;
- Nhà nước trao quyền sử dụng đât cho người sử dụng đất thông qua hình
thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử
dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong cả nước
- Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ QLNN về
đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện tại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý
đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
1.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước của Việt Nam qua các thời kì
1.2.1 Thời kỳ phong kiến
Đất nước ta vốn có một bề dày lịch sử đáng tự hào, riêng về lịch sử quản lý
đất đai và đo đạc bản đồ đã được Quốc Tế công nhận. Sau khi đất nước sạch
bóng quân Minh (1428), triều Hậu Lê quan tâm ngay đến ruộng đất và sản xuất
nông nghiệp; ban hành các chính sách về sở hữu ruộng đất. Lê Lợi hạ chiếu cho
các quan huyện kiểm kê đất đai để lập sổ sách (Địa bạ). Trong Luật Hồng Đức
(thời Vua Lê Thánh Tông) có 60 điều nói về quan hệ đất đai. Đến thời nhà
Nguyễn suốt 31 năm từ năm 1805 đến năm 1836, hệ thống địa bạ có ghi rỏ tên
từng chủ sử dụng, mục đích sử dụng, kích thước từng thửa đất. Khi Nguyễn ánh
lên ngôi, nhà Vua ban hành luật gia long với 14 điều nói về quan hệ nhà đất.
Luật pháp nhà Nguyễn xác định quyền sở hữu cao của nhà Vua về đất đai.
14
1.2.2 Thời kỳ pháp thuộc
Thực dân Pháp chú trọng phát triển chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Nam
Kỳ, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tổ
chức hệ thống quản lý đất đai trên lãnh thổ Việt Nam theo 3 cấp: Cơ quan quản
lý Trung ương là Sở Địa chính thuộc Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ và
Thống đốc Nam Kỳ, về sau trực thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương; Cơ quan
cấp tỉnh là Ty Địa chính; cấp cơ sở làng xã có nhân viên địa chính là chưởng bạ
ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hương bộ ở Nam Kỳ. Thực dân Pháp đã tiến hành đo
đạc bản đồ địa chính từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó công việc đo đạc được
triển khai ra khắp lãnh thổ. Các bản đồ được xây dựng để thành lập hồ sơ địa
chính phục vụ cho việc thu thuế, quản lý đất đai.
* Ở Bắc kỳ:
Áp dụng chế độ quân thủ địa chính. Năm 1906 Sở địa chính chính thức được
ra đời sau khi đã phân định địa giới các huyện, tổng, năm 1912 Sở địa chính đo
đạc ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Yên, Hà Tây. Năm 1920 công việc đo đạc
để tính thuế cơ bản đã xong, các tỉnh Ninh Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng được coi
là nhượng địa của pháp, áp dụng chế độ bảo thủ, điều thổ theo sắc lệnh ngày
02/02/1925, còn các tỉnh khác được lập ty địa chính, thực hiện quản thủ điền thổ
theo hai chế độ: lục điền chủ. Từ năm 1945 đến năm 1955 lập các nha địa chính
tại các phận. Năm 1956 đến năm 1959 lập nha tổng giám đốc địa chính, Địa
hình để thi hành các quốc sách về điền địa và nông nghiệp. Năm 1960 đến năm
1973, thiết lập nha điền địa nhằm xây dụng tài liệu nghiên cứu, tổ chức và điều
hành công tác tam giác đạc, lập bản đồ, sang bản, sổ địa bạ…
* Ở Trung kỳ:
Năm 1927 tiến hành đo đạc ở Trung Kỳ để thâu tóm quyền lực và tăng
cường sức mạnh của chính quyền thực dân ở nông thôn, thực dân Pháp còn tổ
chức lập bản đồ giải thửa và tiến hành đăng ký vào sổ tên chủ sở hữu. Từ năm
1921, các cơ quan địa chính địa phương bắt đầu triển khai công tác này một cách
khẩn trương và đạt hiểu quả. Nhờ vậy, việc xây dựng bản đồ giải thửa đã hoàn
thành năm 1932, tạo cơ sở xác định rõ giới hạn, diện tích và quyền sở hữu các
15
thửa ruộng, đồng thời xác định vị trí ranh giới các làng. Cùng với việc lập sổ địa
chính ở nông thôn, thực dân Pháp còn tiến hành đo đạc, quy chủ và lập sổ quản
lý đất đai ở các đô thị, xây dựng bản đồ theo phương pháp tam giác đạo.
* Ở Nam Kỳ:
Ngày 25 tháng 7 năm 1864 Thực dân Pháp ban hành sắc lệnh quy định “
Tổ chức tư pháp tại Nam Kỳ” khẳng định “ sẽ áp dụng luật Pháp nước Pháp ở
đây với một số sửa đổi”, do đó còn tồn tại song hành hai hệ thống luật pháp khác
nhau về quyền sở hữu ruộng đất của Pháp và triều đình phong kiến Việt Nam.
Nhưng sau đó để đáp ứng yêu cầu xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước cai trị,
bảo vệ quyền lợi của bọn tư sản pháp, chính quyền thực dân đã từng bước vô
hiểu hóa và thủ tiêu hệ thống luật pháp truyền thống của Việt Nam và khẳng
định vai trò độc tôn của luật pháp Pháp trên toàn lãnh thổ nước ta thông qua
việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật khác nhau. Năm 1925 nhà nước
ban hành văn bản luật được đánh dấu bước tiến bộ lớn đầu tiên về quyền sở hữu
ruộng đất ở Việt Nam là sắc luật. Tiến hành việc đo đạc và quy chủ, lập bản đồ
từng làng, từng tỉnh trong vùng toàn xứ Nam Kỳ.
1.2.3. Ngành địa chính các tỉnh miền Nam Thời kỳ Mỹ Ngụy
Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết, chia nước ta ra làm hai miền.
Để có cơ sở quản lý đất đai chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh
124 ngày 30/05/1926 về công tác kiểm điền và quản lý điền địa. UBND tỉnh có
nhiệm vụ duyệt công văn của ban kiểm điền. Sau khi kết thúc việc kiểm điền
phải có sở điền bộ, sở điền chủ, trích lục địa bộ.
Thời kỳ Ngô Đinh Diệm đưa ra “ Quốc sách cải cách điền địa”, còn Nguyễn
Văn Thiện thì nêu cao khẩu hiệu “ Người cày có ruộng” Chúng ta đã thực hiện
5 hình thức sau:
+ Lập khế ước ta điền
+ Truất hữu địa chủ
+ Tiểu điền chủ hóa tá điền
+ Hướng dẫn địa chủ qua hoạt động kỹ nghệ
+ Thu hồi về tay quốc gia những ruộng đất bị thực dân chiếm đoạt.
1.2.4 Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam sau cách mạng tháng 8.1945
* Giai đoạn 1945 – 1954
16
Ngày 02 tháng 02 năm 1947 thành lập Nha địa chính 6 Bộ tài chính. Toàn
bộ cán bộ địa chính được đi làm thuế nông nghiệp.
Tháng 7 năm 1949 Chính Phủ có sắc lệnh 78/SL quy định rằng 25% địa tô
và xóa địa tô phụ.
Ngày 13 tháng 7 năm 1951 theo sắc lệnh 40/SL ngành địa chính chính thức
hoạt động theo chuyên ngành.
Ngày 05 tháng 03 năm 1952 Chính phụ ban hành điều lệ tạm thời về việc sử
dụng công điền, công thủ chia cho dân nghèo.
Ngày 04 tháng 12 năm 1953 Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất.
* Giai đoạn 1954 - 1960
Ngày 03 tháng 07 năm 1958 Chính phủ ban hành chỉ thị 354/TTg cho tái
lập hệ thống địa chính trong Bộ tài chính.
Năm 1960, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cơ bản đã hoàn thành
( 90% diện tích đất canh tác được tập thể hóa ). Hiến pháp năm 1959 đã xác định
3 hình thức sở hữu đất đai là:
+ Toàn dân
+ Tập thể
+ Tư nhân
Do sự phát triển quan hệ ruộng đất ở nông thôn và củng cố quan hệ sản xuất
Xã hội chủ nghĩa, ngành Quản lý ruộng đất được thiết lập (Nghị định số 70-CP
ngày 09 tháng 12 năm 1960 và Nghị định số 71-CP ngày 09 tháng 12 năm 1960
của Hội đồng Chính phủ), chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp với
nhiệm vụ quản lý mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp.
Quản lý ruộng đất bao gồm 3 nội dung chủ yếu: Lập bản đồ, địa bạ về ruộng đất,
thường xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ cho phù hợp với sự thay đổi về hình thể
ruộng đất, về quyền sở hữu, sử dụng ruộng đất, về tình hình canh tác và cải tạo
ruộng đất; Thống kê diện tích, phân loại chất đất; Nghiên cứu xây dựng các luật
lệ, thể lệ về quản lý ruộng đất trong nông nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra việc thi
hành các luật lệ, thể lệ ấy. Hệ thống quản lý ruộng đất được tổ chức thành 4 cấp:
Trung ương là Vụ Quản lý ruộng đất; cấp tỉnh là Phòng Quản lý ruộng đất; cấp
huyện là Bộ phận Quản lý ruộng đất; cấp xã là Cán bộ quản lý ruộng đất.
* Giai đoạn từ 1960 đến 1979
17
Ngày 09/12/1960 Chính phủ Nghị định số 70/NĐ- CP về việc chuyển ngành
địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp, đổi tên thành ngành quản lý
ruộng đất.
- Nhiệm vụ của ngành quản lý ruộng đất nông nghiệp lúc đấy là:
+ Đo đạc, lập bản đồ và tài liệu ruộng đất nông nghiệp
+ Thống kê, phân loại đất nông nghiệp
+ Tiến hành quản lý ruộng đất
- Cơ cấu tổ chức ruộng đất lúc đó là:
+ Trung ương có nhiệm vụ quản lý ruộng đất nông nghiệp
+ Tỉnh có phòng quản lý ruộng đất thuộc sở nông nghiệp
+ Huyện có ban quản lý ruộng đất thuộc phòng nông nghiệp
- Thời kỳ này công tác quản lý ruộng đất có nhiều buông lỏng làm cho ruộng đất
bị bỏ hoang, bị lấn chiếm và nghiêm trọng hơn là cấp đất trái phép.
- Ngày 09 tháng 11 năm 1979 Chính phủ ban hành nghị định 404/ CP thành lập
hệ thống quản lý đất đai thuộc hội đồng bộ trưởng và UBND các cấp. Khi đó cơ
cấu ngành quản lý ruộng đất như sau:”
+ Trung ương có tổng cục quản lý ruộng đất thuộc hội đồng bộ trưởng.
+ Tỉnh có cục quản lý ruộng đất thuộc phòng nông nghiệp
Mục đích của việc tách ngành điạ chính riêng ra và thành lập hệ thống quản lý
đất đai riêng biệt là nhằm quản lý thống nhất toàn bộ đất đai nông
nghiệp,
nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo vệ tài nguyên môi trường, sử dụng
đất tiết kiệm và hiệu quả.
* Giai đoạn năm 1980 đến nay : Do Hiến pháp năm 1980 hợp ba hình
thức sở hữu đất đai thành một hình thức sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý
nên việc quản lý đất đai phải thay đổi theo cho phù hợp.
Ngày 01 tháng 7 năm 1980 trong quyết định 201/CP của Hội đồng Chính
phủ về việc thống nhất tăng cường công tác quản lý ruộng đất có nêu 7 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:
1. Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất
2. Thống kê, đăng ký đất
3. Quy hoạch việc sử dụng đất
4. Giao đất, thu hồi đất và trưng dụng đất
5. Thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất
6. Giải quyết tranh chấp về đất đai.
7. Quy định các chế độ, thể lệ quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện.
18
- Năm 1988 luật đất đai đầu tiên được ban hành. Đây là văn bản luật đầu
tiên chính thức sửa hệ luật đất đai, đưa chế độ sở hữu nông nghiệp đối với đất
đai và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước, giao đất ổn định lâu dài
- Năm 1993 luật đất đai thứ 2 ra đời, cho tới nay vẫn còn sử dụng ( mặc dù
đã qua hai lần sửa đổi ).
Từ quyết định 201 năm 1980 đến luật đất đai năm 1988 cho đến luật đất
đai năm 1993 đều khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước
thống nhất quản lý và nêu 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đó là:
1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân loại, lập bản đồ địa chính.
2. Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất.
3. Banh hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức
thực hiện các văn bản đó.
4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
5. Đăng ký đất đai, lập quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng
đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử j dụng đất.
6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất.
7. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai.
Trong giai đoạn hiện nay, gắn với quá trình đổi mới đất nước, Đảng và
Nhà nước ta đã xây dựng và ngày càng củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu
toàn dân đối với đất đai, đảm bảo việc quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả,
bền vững. Điều này được thực hiện qua luật Đất đai năm 2003 ra đời ngày 26/
11/ 2003, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2004 và hàng loạt các văn
bản hướng dẫn việc thi hành Luật đất đai như nghị định 181, Nghị định 187,
nghị định 84 và các thông tư kèm theo khác.
1.3. Cở sở khoa học và cơ sở pháp lý về công tác quản lý đất đai
1.3.1. Cơ sở khoa học
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả
trách nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế
độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được
nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có
19
quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm
sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh
tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo
quy hoạch và pháp luật.
1.3.1.1. Luật Đất đai 1987
Ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai ở Việt Nam. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật này được
quy định tại Điều 9, bao gồm:
- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính;
- Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;
- Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực
hiện các chế độ, thể lệ ấy;
- Giao đất và thu hồi đất;
- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;
- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Luật Đất đai 1987 mới chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai
giữa Nhà nước (tư cách là chủ sở hữu) với người sử dụng đất. Do đó, nội dung
quản lý nhà nước về đất đai không có những nội dung về đánh giá đất, kinh tế
đất, cho thuê đất... Do không thừa nhận đất có giá nên Nhà nước nghiêm cấm
chuyển dịch đất đai dưới mọi hình thức. Những quy định này làm cho quan hệ
đất đai không được vận động theo hướng tích cực.
1.3.1.2. Luật Đất đai 1993
Ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/1993. Đây là một trong những
luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những
kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai 1993 là tích cực, thúc đẩy
phát triển kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị – xã hội của đất nước.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Luật Đất đai 1993 bao
gồm:
-
Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính;
- Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;
- Ban hành các văn bản về đất đai và tổ chức thực hiện;
20
- Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất;
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử
dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;
- Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo vi phạm về
quản lý, sử dụng đất đai.
Luật Đất đai 1993 đã thừa nhận đất có giá và cho phép được chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, đồng thời Nhà nước đã xây dựng hệ thống các văn bản pháp
quy, tạo hành lang pháp lý cho quan hệ đất đai vận động tích cực.
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong giai đoạn công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, đất đai đã trở thành nguồn nội lực quan trọng tạo nên hiệu
quả nền kinh tế đất nước. Nội dung của Luật Đất đai 1993 chưa đủ cơ sở pháp
lý để phù hợp với hoàn cảnh mới.
1.3.1.3. Luật Đất đai 2003
Ra đời (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004) và hiện nay gọi là Luật Đất đai hiện
hành. Luật này chi tiết hơn và đưa ra nhiều nội dung đổi mới. Nội dung quản lý
nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 6:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Quản lý tài chính về đất đai;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản;
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
21
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trong
việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Hiếp pháp năm 1980 ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý”. Điều này tiếp tục được khẳng định trong Hiếp
pháp năm 1992, luật đất đai năm 1988, 1993, Luật sửa đổi năm 1998 và 2001
và Luật đất đai năm 2003.
Như vậy, Luật đất đai năm 1993 và 2003 là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp
cho Nhà nước trong công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê.
Ngày 01/7/1980 của Hôi đồng Chính phủ đã hành Nghị quyết số 201/CP
về việc tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nước.
Nghị định số 4/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
Nghị định 38/CP năm 2000 về thu tiền sử dụng đất.
Nghị định số 4/2000/NĐ- CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ quy định thi
hành về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.
Nghị định số 66/2001/NĐ- CP ngày 29/9/2001 của Chính phủ quy định về
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 4/2000/NĐ- CP.
Nghị định số 68/2001/NĐ- CP ngày 01/10/2001 của Chính về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
Nghị định số 79/2001/NĐ- CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 17/2001/NĐ- CP ngày 01/11/2001.
Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về triển khai thi hành về Luật đất đai.
Quyết định số 24/2004/QĐ- BTN&MT ngày 10/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận QSD đất.
Thông tư số 28/2004/TT BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bảo đồ hiện trạng sử dụng đất.
Quyết định số 46/2008/QĐ- UBND ngày 14/7/2008 của UBND thành phố
Hà Nội ban hành về chuyển mục đích sử dụng đất của Hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất vườn, ao cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa
22
được công nhận là đất ở và đất Nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư sang đất
phi nông nghiệp.
1.3.2. Cơ sở pháp lý
Hiện nay, phần lớn các quan hệ đất đai trên thế giới là sở hữu tư nhân về
đất đai. Nước ta tồn tại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: sở hữu toàn dân,
với Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực
hiện quyền làm chủ của mình bằng việc được Nhà nước giao QSDĐ. Nhà nước
thực hiện quyền làm chủ của mình bằng việc xác lập chế độ pháp lý về quản lý
và sử dụng đất đai của cơ quan quyền lợi dựa trên những đặc điểm thực tiễn của
đất nước qua các giai đoạn. Ngoài ra hệ thống các cơ quan chuyên môn của các
cấp thực hiện giám sát việc quản lý và sử dụng đất theo Quy hoạch và Pháp
luật.
ST
T
1
Bảng thống kê chế độ sở hữu đất đai của một số nước ASEAN:
Tên nước
Brunây
Văn bản luật quy định
Luật thu hồi đất 1949, Luật đất
đai 2000
Hình thức sở hữu
Tư hữu, Quốc Vương
Sở hữu quốc vương
2
Campuchia
SHTN
Luật đất đai 2001
Sở hữu chính phủ
Quy định của Tổng thống về đất
3
Đông Timo
4
Indônexia
5
Lào
Luật đất đai 1997
6
Malaixia
Luật đất đai 1960
7
Mianma
Hiến pháp (điều 18)
8
Singapore
Luật đất đai 1978
Sở hữu tập thể
SHNN
đai 2006
SHTN
SHNN
Quy định của Chính phủ về quản
SHTN
lý đất đai 2004
Đất nông nghiệp thuộc
SHNN
SHTD
SHNN
SHTN
SHNN
SHNN
SHTN
23
9
Thái Lan
SHNN
Luật đất đai 2008
SHTN
Hiến pháp 1980; 1992
10 Việt Nam
Luật đất đai 1988;1993; 2003
SHTD
Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý và sử dụng đất này được Nhà nước thực
hiện thông qua một loạt các văn bản Pháp luật do Nhà nước ban hành.
- Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai gồm 2 nhóm:
+ Các chủ thể quản lý đất đai
+ Đất đai.
* Các chủ thể quản lý đất đai:
Các chủ thể quản lý đất có thể là cơ quan nhà nước, có thể là tổ chức.
+ Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước gồm 2 loại là: Các cơ
quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai ở địa
phương theo cấp hành chính, đó là Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên
môn ngành quản lý đất đai ở các cấp. Các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản
lý đối với những diện tích đất chưa sử dụng, đất công ở địa phương. Theo quy
định của Luật Đất đai 2003, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng ký vào
hồ sơ địa chính những diện tích đất chưa sử dụng và những diện tích đất công
cộng không thuộc một chủ sử dụng cụ thể nào như đất giao thông, đất nghĩa
địa...Các cơ quan này đều là đối tượng quản lý trong lĩnh vực đất đai của các cơ
quan cấp trên trực tiếp và chủ yếu theo nguyên tắc trực tuyến.
* Đất đai
Đất đai là nhóm đối tượng thứ hai của quản lý nhà nước về đất đai. Các cơ
quan quản lý đất đai của bộ máy nhà nước thay mặt Nhà nước quản lý đến từng
thửa đất, từng diện tích đất cụ thể. Theo Luật Đất đai 2003 và được cụ thể hoá ở
Điều 6, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai 2003, toàn bộ quỹ đất của nước ta hiện nay được
phân thành 3 nhóm, trong đó lại chia nhỏ hơn thành 14 loại như sau:
* Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 5 loại đất sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm.
24
- Đất nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác.
- Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và
các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các
loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo
cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông
sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
* Nhóm đất phi nông nghiệp được chia thành 6 loại đất sau:
- Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình
sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp;
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có
công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất phi nông nghiệp khác.
- Đất phi nông nghiệp khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng, nhà
bảo tồn, nhà trưng bầy tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật
và các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh
mà các công trình đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho
người lao động; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên
đất…
* Nhóm đất chưa sử dụng được chia thành 3 loại đất sau:
- Đất bằng chưa sử dụng;
- Đất đồi núi chưa sử dụng;
- Đất núi đá không có rừng cây.
Tất cả 3 nhóm, gồm 14 loại đất trên đều là đối tượng của công tác quản lý
nhà nước về đất đai.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
25