Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Một số giải pháp cải tiến tổ chức bộ máy quản lý ở công ty fafilm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.93 KB, 58 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế đổi mới của đất nước nói riêng và sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung, các nghiệp phải
thực sự chủ động trong phương thức làm ăn của chính mình. Cơ hội
nhiều và thử thách cũng rất lớn, để có thể tồn tại và phát triển trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong kinh doanh đồng thời
phải quan tâm và quản lý chặt chẽ tất cả các khâu của quá trình sản
xuất, nhằm phát huy nguồn nội lực và tận dụng nguồn ngoại lực để
có thể giảm chi phí đến mức thấp nhất và đạt được lợi nhuận cao nhất.
Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải chú trọng và quan tâm tới vấn đề
tổ chức bộ máy quản lý nhân sự, bởi điều này đóng vai trò rất quan
trọng tới sự tồn tại của một doanh nghiệp.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp
nhà nước là một trong những nguồn lực quan trọng của công cuộc
phát triển kinh tế. Song cho đến nay mặc dù đã đạt được nhiều kết
quả, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều
vướng mắc, nhiều tồn tại cần phải khắc phục. Cần thiết phải củng
cố, đổi mới hoạt động doanh nghiệp nhà nước, cải tiến cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công
nhân viên để đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ mới là vấn đề rất quan
trọng, một trong những biện pháp hàng đầu để hệ thống doanh
nghiệp nhà nước thích ứng với nền kinh tế thị trường, đủ khả năng
cạnh tranh, đứng vững, phát triển và góp phần phát huy vai trò chủ

\


đạo của khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xét thấy tính thiết yếu của vấn đề trên và qua thực tế của


Công ty Fafilm Việt Nam em đã đi sâu nghiên cứu về tổ chức bộ
máy quản lý ở Công ty với đề tài: "Một số giải pháp cải tiến tổ
chức bộ máy quản lý ở Công ty Fafilm Việt nam. "

Nội dung cơ bản của đề tài này bao gồm ba phần chính:
Chương I : Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động
của Công ty Fafilm Việt Nam.
Chương II : Những ý kiến đề xuất nhằm cải tiến tổ chức bộ
máy quản lý ở Công ty Fafilm Việt Nam.
Do khả năng và thời gian có hạn nên bài luận văn này khó
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung
của các thầy cô giáo, các cán bộ trong văn phòng Công ty và những
ai quan tâm đến đề tài này để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn –TS. Nguyễn
Mạnh Quân, các thầy cô giáo trong khoa quản lý và các cán bộ
trong văn phòng Công ty Fafilm Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn
thành bài luận văn này.

\


CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY FAFILM VIỆT NAM
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY
FAFILM VIỆT NAM.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
- Ngày 15/3/1953, tại chiến khu Việt bắc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký sắc lệnh số 147/SL thành lập doanh nghiệp quốc gia Chiếu
bóng và Chụp ảnh Việt nam - tổ chức đầu tiên của Điện ảnh Cách

mạng Việt nam, đồng thời là tiền thân của Công ty Xuất nhập khẩu
và Phát hành phim ( Fafilm) Việt nam.
- Cuối năm 1978 Công ty XNK và Phát hành phim Việt nam ra
đời.

\


- Ngày 19/12/1987 Công ty XNK và Phát hành phim VN tách
làm hai: Công ty phát hành phim VN và Công ty XNK phim VN
( Vinafilm).
- Ngày 23/5/1989 Quyết định 570/VHQĐ của Bộ văn hoá Thông tin
tách làm 2: Công ty phát hành phim Video TƯ I và Công ty phát
hành phim Video TƯII.
- Ngày 20/4/1992 hợp nhất Công ty TƯ I và TƯ II.
- Ngày 24/6/1993 là ngày Công ty chính thức được thành lập .
- Tên chính thức của Công ty là: Công ty xuất nhập khẩu và
phát hành phim Việt Nam
- Tên gọi tắt và giao dịch quốc tế là: Fafilm Việt Nam
Kể từ năm 1993 Fafilm Việt nam đã có những bước đi vững
chắc, củng cố cho sự phát triển và vị trí của mình, vừa phục vụ
nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng, vừa đảm bảo kinh doanh
theo kế hoạch.
Là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Văn hoá thông tin. Công ty
Fafilm Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài
khoản tại ngân hàng (cả tài khoản ngoại tệ).
- Công ty có trụ sở chính đóng tại: Số 19 - Nguyễn Trãi - Thanh
Xuân- Hà Nội.
Ngoài ra Công ty còn có các Công ty con, Chi nhánh tại các địa

phương hoạt động theo nguyên tắc kế hoạch kinh doanh có định hướng
trong điều kiện thị trường, có sự tài trợ và quản lý của nhà nước, và được
\


hạch toán tập trung. Các đơn vị trực thuộc cũng có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng và chịu sự quản lý tập trung
của Công ty.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
2.1. Chức năng :
Công ty Fafilm là doanh nghiệp duy nhất nhập khẩu phim và là
cơ quan đầu ngành về xuất khẩu phim, phát hành Video và dịch vụ
hợp tác làm phim trên phạm vi cả nước, đưa các tác phẩm điện ảnh
sản xuất trong nước và nhập từ nước ngoài đến với người xem
thông qua mạng lưới chiếu bóng nhằm thực hiện chức năng: vừa
thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương chính sách
của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng, vừa đảm bảo
kinh doanh theo kế hoạch .
2.2. Nhiệm vụ :
Là một đơn vị duy nhất được nhập khẩu ( mua đứt, đại lý, liên
doanh hợp tác) phim và video của các nước vào chiếu tại Việt nam.
Bằng mọi phương pháp phù hợp với chủ trương của Chính phủ về
điện ảnh để có phim băng Việt nam tạo một lực lượng phim băng
phát hành trong nước.
Tổ chức phát hành rộng rãi các loại phim nhựa và phim video
trên phạm vi cả nước theo nhiều phương thức phù hợp với cơ chế
quản lý của nhà nước trong từng thời kỳ.
Xuất khẩu ra nước ngoài các loại phim nhựa, phim video thuộc
vốn phim của mình, làm đại lý, uỷ thác xuất khẩu các loại phim
video của hãng thông qua hợp đồng kinh tế.

\


Tổ chức dịch vụ hợp tác làm phim, đại lý liên doanh liên kết
phát hành phim, băng nước ngoài tại Việt nam và phim băng Việt
nam tại nước ngoài.Tổ chức liên doanh liên kết với các cơ sở điện
ảnh trong nước để sản xuất, phát hành phim nhựa và băng Việt nam.
Sản xuất các tài liệu đồng bộ cho phim như: sản xuất và tổ
chức các loại quảng cáo cho phim ( các bài viết, quảng cáo áp
phích, panô, biên dịch thuyết minh, làm phụ đề cho phim nước
ngoài, các tài liệu giới thiệu phim …) để nâng cao hiệu quả xã hội,
và hiệu quả kinh doanh phim ảnh.
Tổ chức bảo quản, tu sửa các loại phim, băng nhằm nâng cao
hệ số khai thác và hiệu quả khai thác phim, băng theo quy chế. Tổ
chức điều tra thị trường phim ảnh, hiểu được thị hiếu xem phim,
nắm bắt những nhu cầu thưởng thức của khán giả, trình độ đánh giá
và hưởng thụ phim của khán giả, nhằm có những biện pháp kịp thời
để công tác phát hành phim có hiệu quả xã hội và kinh tế cao.
Quản lý cán bộ công nhân viên chức và tài sản của hãng theo
đúng các chế độ, chính sách của nhà nước và phân cấp quản lý của
Bộ.
3. Đặc điểm hoạt động của Công ty:
3.1. Nguyên tắc hoạt động của Công ty:
Thực hiện hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm về kết quả
phục vụ và kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, giải quyết hài
hoà lợi ích nhà nước và Công ty, hãng và người lao động theo kết
quả đạt được theo khuôn khổ của luật pháp và quy định hiện hành.

\



Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng
trong quản lý điều hành.
Mọi mặt hoạt động của Công ty đều đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng và được thực hiện theo quy định số 490/ QĐ - TW ngày
19/11/1992 của ban bí thư trung ương Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tổng giám đốc Công ty tạo điều
kiện để các đoàn thể quần chúng hoạt động nhằm mục đích thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ của hãng trong khuôn khổ điều lệ quy
định.
3.2. Quyền hạn của Công ty:
Được trực tiếp đàm phán ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu
và đầu tư phát triển với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo luật định.
Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) của ngân hàng Việt nam và
nước ngoài, được chung vốn với các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước để tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở hiệu quả và luật
pháp cho phép.
Được thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu cho các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi trong khuôn
khổ luật pháp.
Được tổ chức các đại diện ở nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ
của mình theo luật định. Được tham dự các chợ phim, các hoạt động
điện ảnh ở nước ngoài có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của
mình, được cử ra nước ngoài đàm phán ký kết các hợp đồng và
tham dự các hoạt động có liên quan theo quy định hiện hành.
\


Được quyền sản xuất và kinh doanh các mặt hàng, các hoạt

động có liên quan đến nhiệm vụ được giao với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước.
Có quyền phân cấp cho các đơn vị trực thuộc phải thực hiện trách
nhiệm đó, được huy động vốn liên doanh liên kết hoạt động có hiệu
quả theo quy định.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm tình hình chung về hoạt động của Công ty:
* Tuy gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh,
nhưng Fafilm Việt nam đã cố gắng cao nhất để thực hiện nhiệm vụ
phục vụ chính trị xã hội của mình, nổi bật trong năm là việc tổ chức
tốt các đợt phim.
- Mừng Đảng, mừng xuân ất Dậu.
- Chào mừng Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ X.
- Chào mừng ngày lễ 30/4 và 1/5.
- Kỷ niệm quốc khánh 2/9
- Kỷ niệm ngày thành lập quân đội 22/12.
- Một số ngày lễ trong năm đều được công ty Fafilm Việt Nam
tổ chức chào mừng…
Hàng loạt phim Việt nam đã kịp thời phục vụ trong những
ngày lễ lớn trên như : '' Vào Nam ra Bắc'', '' Hai bình làm thuỷ điện'',
''Đời Cát'', ''Ba người đàn ông'', ''Chiếc chìa khoá vàng'', '' Chị Năm
khùng'', và các phim nước ngoài khác như ''Lựa chọn sinh tử'' (Trung
\


Quốc), dù doanh thu không cao, song đã đáp ứng được kịp thời yêu
cầu phục vụ văn hoá xã hội trong cả nước.
Sau Nghị định 26/CP, Fafilm Việt nam không còn là chủ thể
nhập và phát hành phim duy nhất trong cả nước như trước nữa,

nhưng số lượng phim của Fafilm Việt nam vẫn là đóng góp chủ yếu
đối với hệ thống chiếu bóng toàn quốc.
Ngoài ra Fafilm Việt nam vẫn là đơn vị cung cấp phim chủ
yếu cho các địa phương, góp phần để các địa phương củng cố chiếu
bóng, kinh doanh và phục vụ các mục đích xã hội.
* Năm 2005 đến nay là những năm đầu Nhà nước áp dụng
luật thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh. Cùng với sự ảnh hưởng của nền kinh tế khu vực đã lan sang
nước ta và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngành phim ảnh, đã
ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính của Công ty, đòi hỏi
Công ty phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý để đứng vững
và phát triển trên thị trường và tạo đà phát triển cho Công ty.
Được sự giúp đỡ của Bộ văn hoá - Thông tin, cùng với sự nỗ
lực của bản thân Công ty và phát huy tốt các kết quả mà Công ty đã
đạt được trong những năm qua lãnh đạo và CBCNV trong Công ty
đã cố gắng khắc phục những khó khăn hiện thời và phấn đấu đạt mức
tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước đồng thời lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong các năm.
* Lực lượng lao động, theo như báo cáo của Văn phòng Công
ty tại thời điểm báo cáo 31/08/2005 thì tổng số cán bộ công nhân
viên là 535 người trong đó nữ là 240 người chiếm gần 45% trong
\


tổng số cán bộ công nhân viên. Cán bộ lãnh đạo có 90 người chiếm
gần 17%, còn lại là cán bộ nghiệp vụ và công nhân là 445 người
chiếm 83,2%.
Trong tổng số 535 người trong Công ty, có 250 người có trình
độ đại học, cao đẳng chiếm 46,7%, số trung cấp có 54 người chiếm
10,09% tổng số lao động trong Công ty, số còn lại là sơ cấp và công

nhân có 231 người chiếm 43,21% toàn Công ty.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
Khi xây dựng kế hoạch, Công ty đã lường được những khó
khăn phức tạp của năm 2005. Việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đề ra
là cực kỳ khó khăn, nhất là vào những tháng của cuối năm. Tuy vậy
chúng ta đã hoàn thành vượt mức kế hoạch nhờ sự nỗ lực của toàn
thể CBCNV trong toàn Công ty.
Để thể hiện điều trên, chúng ta xem xét những nét cơ bản về
kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và năm 2005 như sau:
2.1. Chỉ tiêu doanh số.
Bảng1: Bảng chỉ tiêu doanh số các khu vực trong 2 năm 20042005 của Công ty.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
KH
Hà Nội
Đà Nẵng

\

Kế
hoạch

Thực hiện
Năm
Năm

2004
2005
9.906
12.128

14.479
2.500
2.265
2.686

%

% so

với

năm

145
103

120
114


Hồ Chí Minh
Cộng

40.000
52.406

45.000
40.599
101
90

59.393
57.685
109
97
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)

* Những yếu tố chính tác động đến chỉ tiêu doanh số năm 2005
như sau:

• Về phát hành phim nhựa:
Tổng doanh thu phim nhựa đạt gần 8 tỷ, gấp gần 2,4 lần so với
năm 2004. Cụ thể:
Bảng 2: Bảng doanh thu phát hành phim nhựa trong 2 năm
2004-2005 của Công ty.
Đơn vị: triệu
đồng
Chỉ tiêu
KH
Hà Nội
Đà Nẵng
Hồ Chí Minh
Cộng

Thực hiện
Năm
Năm

% so với
năm 2004


2005
2004
4.439
1.926
230
266
206
129
3.449
1.252
275
7.954
3.384
235
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)

Doanh thu phim nhựa tăng nhờ các yếu tố sau:
- Fafilm Việt nam đã tổ chức được một lực lượng phim có chất
lượng cao với số lượng bản hợp lý.
- Đã coi trọng đúng mức công tác tổ chức quảng cáo theo từng
phim, vừa phát huy được hiệu quả, vừa tránh được lãng phí phim,
\


quảng cáo đúng chất lượng của phim, nhiều phim hợp doanh đã
thực sự đạt hiệu quả nhờ quảng cáo.
- Chọn được thời điểm phát hành thích hợp với từng phim,
phối hợp khai thác hợp lý giữa phim phục vụ và phim kinh doanh.
- Kiên trì hoạt động kết hợp với đổi mới phong cách phục vụ,
nhiều rạp đã trở thành địa chỉ quen thuộc của khán giả, nhờ vậy

nhiều phim đã đạt doanh thu cao như sau:

Bảng 3: Bảng doanh thu một số phim nhựa sau phát hành.
Đơn vị:
triệu đồng
T
T
1
2
3

Tên phim

HN(DTCB) ĐN

Yêu bằng cả trái tim (HQ) 1.455/4
Xác ướp trở lại (Mỹ)
Bí mật ngôi mộ cổ (Mỹ)

tháng
977/ tháng
697/6 tháng

138
125
69

HC

Cộn


M
786

g
2.37

833

8
1.93

370

5
1.13

4

Công viên khủng Long III 543/5 tháng

79

377

5
998

5


(Mỹ)
Sự trả thù ngọt ngào (HQ) 948/3 tháng

133

722

1.80

2
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)
\


Vì vậy, ưu thế phim nhựa ngày càng được khẳng định, nó bù
được phần nào doanh thu giảm của băng video. Góp phần tích cực
vào kết quả trên, có sự đóng góp đáng kể của các rạp của Fafilm
Việt nam ở khu vực do các đơn vị trực thuộc quản lý, sự đóng góp
này được phản ánh qua doanh số chiếu bóng đã đạt được năm 2005
như sau:
Bảng 4: Bảng doanh thu một số rạp chiếu phim.
Đơn vị : triệu
đồng
Tên rạp

KH năm Thực hiện

Rạp 19 Nguyễn Trãi - HN
Rạp 35 Quang Trung - Đã Nẵng
Rạp Thái Văn Lung - TP.HCM

Cộng

So % KH
2005
648
202
425
137
1.152
2.225
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)

2005
320
310

Đó là con số rất đáng mừng nó khẳng định sự nỗ lực rất đáng
ghi nhận của cán bộ công tác trực tiếp tại rạp và chủ trương đúng
đắn của việc đầu tư xây dựng rạp ở cả 3 khu vực. Đặc biệt tại Miền
Trung, tổng doanh thu phát hành phim nhựa tất cả các tỉnh chỉ đạt
226 triệu thì riêng rạp của Công ty tại Đà Nẵng đã thu được gần gấp
đôi.

• Về phát hành băng hình:
+ Bán phim cho truyền hình:

\


Bảng 5: Bảng doanh thu bán bản quyền phim cho truyền hình

trong 2 năm 2004-2005 của Công ty.
Đơn vị: triệu đồng
Khu vực
Hà Nội
Đà Nẵng
HCM
Cộng

Thực hiện năm
2004
4334
82
456
4872

Thực hiện năm

% so sánh
2005
3056
70
29
35
1172
257
4257
87
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)

+ Về phát hành băng lẻ.

Chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của TP.HCM, sau đó là các tỉnh
phía Nam. Các tỉnh khu vực miền Bắc và miền Trung ít có nhu cầu
băng lẻ. Vì vậy việc phát hành băng lẻ có nhiều khó khăn, phải cố
gắng để đáp ứng nhu cầu của thành phố.
Nguyên nhân như đã trình bày, nạn phát hành băng đĩa lậu đã
làm cho Fafilm Việt nam mất rất nhiều thị phần.
Chất lượng phim không đồng đều kể cả nghệ thuật lẫn kỹ
thuật, thường xuyên nghịch lý là băng hay chất lượng kỹ thuật lại
kém, băng có kỹ thuật tốt thì lại không hay và thường là phim cũ so
với thị trường trôi nổi. Trong khi đó sức ép của việc thanh toán với
các đối tác nước ngoài ngày càng gắt gao. Fafim Việt nam không đủ
sức để bù lỗ những băng lẻ nhập vào.
+ Phát hành băng bộ gia đình:

\


Năm 2005 việc phát hành băng bộ đã giảm sút đặc biệt tại khu
vực miền Nam và miền trung.
Tổng doanh thu cả 3 miền là:
Bảng 6: Bảng doanh thu phát hành băng bộ gia đình trong 2 năm
2004-2005 của Công ty.
Đơn vị: triệu
đồng

Khu vực
HN
ĐN
HCM
Cộng


Kế hoạch

Thực

năm

hiện năm

2005
4000
1980

trước
4600
1864
32.860
39.464

TH năm
2005

So % với
năm

% so

với KH
2004
4912

109
122%
1758
94
88
26.380
80
33.150
88
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)

So với năm 2004, tổng doanh thu giảm hơn 6 tỷ đồng, kèm
theo lợi nhuận giảm nhiều.
- Cũng như băng lẻ, băng bộ gặp phải những khó khăn như đã
phân tích ở trên về bảo vệ bản quyền, về băng đĩa lậu, về bão hoà
nhu cầu người xem.
Trong khi đó, truyền hình TW và địa phương dành thời lượng
quá nhiều cho việc phát hành phim truyện nhiều tập, khiến cho
khách hàng vốn đã không còn mặn mà với băng bộ lại càng có ít
nhu cầu thưởng thức.
2.2. Hiệu quả kinh doanh tổng thể của Công ty:
\


Theo số liệu báo cáo ban đầu (chưa qua kiểm toán) kết quả
kinh doanh của Công ty như sau:

Bảng 7: Kết quả kinh doanh tổng thể của Công ty Fafilm
Việt Nam
Toàn


Đơn vị

HN

ĐN

HCM

14.478

40.600

2.583

I- Tổng DT

1.000.000đ

Fafim VN
57.661

II- Tổng CP

1.000.000đ

57.514

15.863


39.089

2.562

III-Lãi (+), Lỗ (-)

1.000.000đ

209

-1.385

1.546

48

(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)
Bảng 8: Bảng kết quả lợi nhuận so với kế hoạch và so với
năm trước.

1. HN
2.ĐN
3.HCM
Cộng toàn

TH năm

KH

TH


% so với năm

trước
-1888
2208

2005
-1647
2000

2005
-1385
1546

trước
Giảm lỗ 27%
Giảm lãi 30%

46
366

50
403

48
209

Tăng lãi 4,3%
Giảm lãi 43%


% so với KH
Giảm lỗ 16%
Giảm lãi
22,7%
Giảm lãi 4%
Giảm lãi 48%

bộ
Fafilm VN.
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)
\


Lợi nhuận toàn Fafilm Việt nam: Năm 2005 đạt 209 triệu
đồng. So với năm trước giảm 157 triệu đồng, so với kế hoạch giảm
194 triệu đồng. Đây là mức lợi nhuận đạt được trong điều kiện ta
chủ động trích quỹ lương theo đơn giá giữ nguyên như năm 2004 là
84đ/1000đồng doanh thu. (Đơn giá tiền lương được duyệt của năm
2005 là 94đ/1000 đồng doanh thu). Tuy nhiên vẫn chưa đạt chỉ tiêu
lợi nhuận lên theo chế độ, khả năng quỹ lương được chi trả của toàn
Fafilm Việt nam sẽ bị giảm so với số đã trích. Với mức lợi nhuận
trên vẫn chưa đủ để nộp thuế vốn, Fafilm Việt nam vẫn trong tình
trạng chưa có lợi nhuận để trích lập các quỹ.
Kết quả kinh doanh nêu ở trên phản ánh hai vấn đề lớn của
Fafilm Việt Nam:
- Với đặc điểm tình hình năm 2005 thì đây là kết quả của sự
phấn đấu cao của toàn Fafilm Việt nam có sự tham gia tích cực của
các đối tác, đáng mừng và đáng được động viên.
- Với nhu cầu để củng cố và phát triển thì kết quả trên vẫn

chưa đáp ứng, đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải tiếp tục phấn đấu
vươn lên.
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY FAFILM VIỆT NAM.
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Công ty:
Công ty Fafilm là một doanh nghiệp vừa phục vụ nhiệm vụ
chính trị, tuyên truyền chính sách của Đảng vừa kinh doanh trực
thuộc Bộ văn hoá thông tin, chịu sự quản lý của nhà nước. Ngoài

\


việc bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ của đơn vị mình, Công ty
còn phải thực hiện quản lý đầy đủ toàn diện những chức năng quản
lý đối với hai đơn vị trực thuộc ở Đà nẵng và Thành phố Hồ Chí
Minh.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các
điều kiện hoạt động và qua một số lần sát nhập, điều chỉnh, cơ cấu
tổ chức của Công ty đang vận hành theo sơ đồ sau.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.
Ban Giám Đốc

Phó GĐ
Tài Chính-Văn phòng

Phòng
XNK

Văn
phòng

công
ty

Phòng
TC
KT
TK

Phó GĐ
Kỹ Thuật

Phó GĐ

Hợp tác - Phát hành

Phòng
tuyên
truyền
QC,
điều tra
khán giả

Phòng
kỹ
thuật tu
sửa và
bảo
quản

Phòng

dịch vụhợp tác
và làm
phim

Phòng
phát
hành
chiếu
phim

Xưởng
sang
chiết, in
nhân
băng

Loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty đang áp dụng theo
kiểu cơ cấu trực tuyến- chức năng. Giám đốc là đại diện pháp nhân
của công ty, điều hành mọi hoạt động của toàn Công ty theo chế độ
một thủ trưởng, để thực hiện phương hướng, kế hoạch hoạt động
sản xuất kinh doanh, phục vụ nhiệm vụ chính trị nhằm đạt hiệu quả
xã hội và hiệu quả kinh tế cao.

\


Giám đốc là người chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định
của mình trước Nhà nước và cán bộ công nhân viên chức trong
Công ty. Ngoài ra còn được quyền tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty phù hợp với tình hình phát triển của đơn vị qua các giai

đoạn theo nguyên tắc gọn nhẹ hiệu quả. Khi vắng mặt, Giám đốc
Công ty được uỷ quyền cho Phó giám đốc thay mặt mình điều hành
công việc, ký kết các hợp đồng kinh tế, nhưng phải chịu trách nhiệm
cá nhân trước pháp luật về việc đã uỷ quyền.
2. Tình hình tổ chức các bộ phận chức năng trong công ty:
2.1. Ban giám đốc:
Bảng 9: Cơ cấu hiện tại của ban giám đốc.
Stt
Chức năng nhiệm vụ
Tuổi Ngành đào tạo
TĐ chuyên môn
1 Giám đốc
52
Điện ảnh
Trên đại học
2 Phó GĐ Tài chính - Văn 46
Kinh tế
Đại học
3

phòng
Phó GĐ Hợp tác - Phát 40

4

hành
Phó GĐ Kỹ thuật

42


Văn hoá

Trên đại học

Điện ảnh
Đại học
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)

+ Giám đốc công ty:
- Chức năng:
+ Chịu trách nhiệm trước nhà nước về công tác hoạt động kinh
doanh của công ty, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên của
công ty.
+ Lãnh đạo công ty thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ.
+ Chỉ đạo cung cấp nguồn lực thực hiện dự án quản lý chất
lượng.
\


+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty .
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh và đời sống văn hoá toàn công ty.
+ Các lĩnh vực lãnh đạo: Công tác tổ chức cán bộ; công tác
kinh tế tài chính; Công tác đầu tư, định hướng chiến lược của công
ty; công tác tuyển dụng lao động và tổ chức thi đua khen thưởng.
+ Các Phó giám đốc công ty:
+ Phó GĐ Tài chính - Văn phòng :
- Nhiệm vụ:
+ Chỉ đạo trực tiếp phòng Kế toán , quản lý tình hình tài chính

của công ty.
+ Chỉ đạo trực tiếp Văn phòng, quản lý các công tác đối nội và
đối ngoại của công ty.
- Chức năng:
+ Quyết định, kiểm tra tài chính các hợp đồng và công việc tài
chính trong công ty.
+ Quản lý đời sống sinh hoạt văn hoá của công ty.
+ Chịu sự giám sát và thẩm quyền báo cáo của Giám đốc.
+ Phó GĐ kỹ thuật :
- Chức năng: Trực tiếp phụ trách Phòng kỹ thuật - tu sửa và
bảo quản, và chỉ đạo giám sát các công tác kỹ thuật của Công ty.
- Nhiệm vụ chính:
+ Kiểm tra nội dung phim, chất lượng phim, dự toán giá thành.

\


+ Lập kế hoạch về thời gian, kế hoạch phát hành phim, rồi
giao cho Phòng phát hành chiếu phim triển khai .
+ Tổng hợp và phê duyệt hồ sơ về khối lượng các công việc đã
hoàn thành theo hợp đồng và chuyển cho phòng kế toán thanh toán
hợp đồng.
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng phim.
+ Lập báo cáo về quy trình phục hồi và bảo quản phim sau
phát hành cũng như trước phát hành.
- Báo cáo: Phó GĐ KT báo cáo thực hiện nhiệm vụ cho Giám
đốc và chịu sự giám sát của Giám đốc.
+ Phó GĐ Hợp tác - Phát hành :
- Nhiệm vụ:
+ Chỉ đạo trực tiếp Phòng tuyên truyền QC, điều tra khán giả,

kiểm tra kế hoạch phát hành của các phim trước khi đưa cho phòng
phát hành chiếu phim.
+ Chỉ đạo trực tiếp phòng dịch vụ và hợp tác làm phim, lên
chiến lược kinh doanh của Công ty trình Giám đốc phê duyệt: Kiểm
tra kế hoạch hàng năm và quý về phát triển kinh doanh của công ty
trình Giám đốc phê duyệt, kế hoạch kinh doanh phải xác định rõ các
mục tiêu về doanh số, thị phần, lợi nhuận, mức độ tăng trưởng, các
mục tiêu kinh tế xã hội phù hợp khác; Kiểm tra kế hoạch thực hiện
chi tiết hàng tháng và quý cho từng bộ phận kinh doanh với chỉ tiêu
công tác và đầu công việc cụ thể cho từng người nhằm làm căn cứ
cho công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng người.

\


+ Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá và hỗ trợ việc
thực hiện kế hoạch kinh doanh của các nhân viên trong phòng, cũng
như việc triển khai các hợp đồng của bộ phận khác ( kế toán ) nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của phía đối tác. Lập báo cáo kinh doanh
định kỳ trong hệ thống báo cáo cho các cơ quan có liên quan như:
chủ quản, chính quyền.....
+ Liên hệ với khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng; Xác
định giá trị phim, tiến hành các hoạt động mua, chào giá, đàm phán
ký kết hợp đồng theo uỷ quyền của GĐ.
- Chức năng:
+ Tổ chức, phân công, theo dõi, đánh giá công tác các nhân
viên trong các Phòng trực thuộc.
+ Định giá giá trị phim, đàm phán và ký kết các hợp đồng theo
sự uỷ quyền của GĐ.
+ Quyết định các khoản chi theo định mức được phê duyệt.

+ Báo cáo GĐ về các vấn đề có liên quan đến tiến độ và chất
lượng triển khai hợp đồng phát hành phim nhằm đảm bảo hợp đồng
được triển khai đúng kế hoạch.
+ Theo dõi các thông tin phản hồi về thực hiện hợp đồng, các
chi phí phát sinh, lãi lỗ của các hợp đồng.
2.2. Các phòng ban của Công ty:
Bảng 10: Số lượng nhân viên các phòng ban chức năng của
Công ty .
STT
I

\

Danh mục
Các phòng ban

Số người


II

- Văn phòng Công ty
29
- Phòng xuất nhập khẩu.
11
- Phòng tài chính - kế toán- thống kê
12
- Phòng tuyên truyền QC, điều tra khán giả
14
- Phòng kỹ thuật- tu sửa và bảo quản

17
- Phòng dịch vụ và hợp tác làm phim
10
- Phòng phát hành chiếu phim
12
Các phân xưởng
- Xưởng sang chiết, in nhân băng
35
Tổng số
151
(Nguồn: Công ty Fafilm Việt Nam)
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Văn phòng Công ty:
- Tiếp nhận và lưu trữ các văn bản.
- Văn thư, hành chính.
- Tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ

chính trị.
- Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ.
- Bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự và tài sản của Công ty.
- Thực hiện các chế độ chính sách, quản lý công tác cán bộ theo
khâu cấp của Bộ VHTT.
- Quản lý lao động.
+ Phòng xuất nhập khẩu:
- Tìm hiểu khuynh hướng điện ảnh ở các nước, nghiên cứu thị
trường, khả năng xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết phát hành
phim nhựa và phim Video.

\



- Dự kiến kế hoạch xuất nhập khẩu phim. Bắt mối, giao dịch,
chuẩn bị hợp đồng và đón tiếp các đối tác.
- Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng về xuất nhập khẩu, liên
doanh phát hành phim nhựa và phim Video.
- Dự báo những thông tin về điện ảnh (trong nước và thế giới)
cho các đoàn đi nhập phim.
- Ký kết các hợp đồng uỷ thác xuất khẩu phim Việt Nam.
- Tổ chức biên dịch, thuyết minh phim nước ngoài.
+ Phòng tài chính- kế toán- thống kê:
- Tham mưu về tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và phục vụ về: hợp đồng kinh tế, quản lý tài
chính, giám đốc chi phí lưu thông, tạo nguồn, quản lý sử dụng, bảo
toàn và phát triển vốn.
- Kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn, báo cáo kết quả
thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ thu chi
tài chính.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, tín dụng bảo đảm sản xuất kinh
doanh, dịch vụ.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh quá trình và kết quả hoạt động kinh
doanh.
- Lập và cung cấp các số liệu phục vụ điều hành hoạt động của
Công ty.
- Tính toán số khấu hao tài sản cố định.Thực hiện hạch toán kế
toán chi tiết và hạch toán kế toán tổng hợp tài sản, vật tư, hàng hoá,
tiền vốn, công nợ và các quan hệ kinh tế khác.
\


+ Phòng tuyên truyền quảng cáo, điều tra khán giả:

- Tham mưu chính xác về khả năng nhập, giá trị nghệ thuật
những phim để nhập khẩu.
- Chọn ảnh làm Panô và lưu trữ ảnh.
- Làm mẫu Panô, băng và áp phích quảng cáo phim.
- Viết các tài liệu tuyên truyền, quảng cáo phim, giới thiệu
phim trên đài, báo và trên màn ảnh truyền hình.
- Lập dự án, biên dịch và lưu giữ các tài liệu tuyên truyền đối
ngoại.
- Tổ chức điều tra xã hội học điện ảnh.
+ Phòng kỹ thuật- tu sửa và bảo quản:
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, xây dựng phương án đổi mới
thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại hoá kỹ thuật, bảo quản, khai
thác và dịch vụ làm phim.
- Tổ chức thực hiện chương trình công tác kỹ thuật năm kế
hoạch.
- Kiểm tra chất lượng và xếp bậc kỹ thuật.
- Tiếp nhận làm nghiệp vụ phim mới, bảo quản tu sửa, phạt lỗi
chất lượng phim phát hành.
- Xuất phim theo hợp đồng gửi cho các công ty phát hành phim
trực thuộc và nhập phim trả về.
+ Phòng dịch vụ và hợp tác làm phim:
- Ký kết các hợp đồng mua bản quyền liên doanh và uỷ thác phát
hành phim Việt nam, quản lý toàn bộ lực lượng phim Việt nam và
phim nước ngoài.
\


×