I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN THANH HIU
PHáP LUậT VIệT NAM
Về BảO Vệ QUYềN LợI NGƯờI TIÊU DùNG
TRONG LĩNH VựC KINH DOANH SIÊU THị
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2015
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN THANH HIU
PHáP LUậT VIệT NAM
Về BảO Vệ QUYềN LợI NGƯờI TIÊU DùNG
TRONG LĩNH VựC KINH DOANH SIÊU THị
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: TS. BI NGC CNG
H NI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thanh Hiếu
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU
DÙNG TRONG KINH DOANH SIÊU THỊ ....................................6
1.1.
Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh siêu thị ............................... 6
1.1.1.
Khái niệm siêu thị .............................................................................. 6
1.1.2.
Đặc điểm của kinh doanh siêu thị ...................................................... 7
1.2.
Quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị
và rủi ro của người tiêu dùng khi mua bán hàng hóa, dịch
vụ của siêu thị ................................................................................... 9
1.2.1.
Quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị .............. 9
1.2.2.
Rủi ro mà người tiêu dùng thường gặp khi mua bán hàng hóa,
dịch vụ ở siêu thị..................................................................................11
1.3.
Khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị ..... 13
1.4.
Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp
luật của một số nước trên thế giới ...................................................14
1.4.1.
Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Pháp .... 14
1.4.2.
Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
Hoa Kỳ .................................................................................................16
1.4.3.
Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
Trung Quốc ..........................................................................................18
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH SIÊU THỊ
Ở VIỆT NAM .....................................................................................21
2.1.
Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong kinh doanh siêu thị .................................................... 21
2.1.1.
Nhóm quy định về điều kiện kinh doanh siêu thị ............................ 21
2.1.2.
Nhóm quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa được đưa
vào kinh doanh trong siêu thị .......................................................... 25
2.1.3.
Nhóm quy định về thông tin đối với hàng hóa ...................................29
2.1.4.
Nhóm quy định về kiểm soát các nội quy bán hàng (điều kiện
bán hàng) do siêu thị đưa ra ............................................................. 31
2.1.5.
Quy định về giá cả hàng hóa, dịch vụ ............................................. 35
2.1.6.
Nhóm quy định về bảo hành ............................................................ 38
2.1.7.
Quy định về giải quyết tranh chấp ......................................................42
2.1.8.
Quy định về trách nhiệm của nhà kinh doanh siêu thị và xử lý
hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong kinh doanh siêu thị .....................................................................51
2.2.
Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh
doanh siêu thị tại Việt Nam .......................................................... 54
2.2.1.
Mặt tích cực .........................................................................................54
2.2.2.
Một số vi phạm và nguyên nhân .........................................................56
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH SIÊU THỊ ....65
3.1.
Một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật ................................... 65
3.1.1.
Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh siêu thị..............65
3.1.2.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng
hóa được kinh doanh trong siêu thị .....................................................65
3.1.3.
Hoàn thiện các quy định về kiểm soát các nội quy (điều kiện)
bán hàng của bên kinh doanh siêu thị .................................................66
3.1.4.
Ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về thủ tục đơn giản giải
quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân
kinh doanh ....................................................................................... 66
3.1.5.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, thúc đẩy sự tham gia
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, các tổ chức,
cá nhân khác trong xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng...............................................................................................67
3.2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật ....................... 68
3.2.1.
Tăng cường các biện pháp hậu kiểm và xử lý những vi phạm
trong việc thực hiện điều kiện bán hàng của nhà kinh doanh siêu
thị để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng ...................................68
3.2.2.
Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng............................................68
3.2.3.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với người tiêu
dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cán bộ làm công tác
bảo vệ người tiêu dùng ........................................................................69
3.2.4.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, tăng
cường các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan
bảo vệ người tiêu dùng các nước trong khu vực và trên thế giới ............70
3.2.5.
Tăng cường hoạt động của các thiết chế xã hội..................................70
3.2.6.
Công khai, minh bạch các nội quy, điều kiện bán hàng của siêu thị .....71
KẾT LUẬN.........................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 73
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Người tiêu dùng là chủ thể quan trọng trong hoạt động kinh doanh
thương mại, đem lại nguồn lợi nhuận chính cho các doanh nghiệp kinh doanh
bán lẻ. Các doanh nghiệp thương mại không ngừng thực hiện các hoạt động
nhằm kích thích nhu cầu và hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người
tiêu dùng. Trong tình hình nền kinh tế suy thoái, nhu cầu và khả năng chi tiêu
của người tiêu dùng giảm, doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và có lợi
nhuận phải sử dụng nhiều hơn các biện pháp để bán được hàng hóa, dịch vụ
thậm chí là cả những biện pháp không lành mạnh, không đúng quy định pháp
luật. Những biện pháp đó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền
lợi của người tiêu dùng. Hiện nay, một trong những loại hình kinh doanh phổ
biến thực hiện việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng là siêu thị. Siêu
thị đã cung ứng đến đông đảo người tiêu dùng với số lượng hàng hóa lớn, đa
dạng cùng các dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, những lợi ích của người tiêu
dùng trong việc mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không phải lúc nào cũng đạt
được. Thực tế vì chạy theo mục đích lợi nhuận, nhiều siêu thị đã có hành vi
như: bán hàng sai quy cách, mẫu mã, hàng hết hạn sử dụng, khuyến mại hàng
chất lượng kém… ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật các nước nói chung và pháp
luật Việt Nam nói riêng đã có những quy định pháp lý về vấn đề này. Ở nước
ta, trước đây là Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện nay đến
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và văn bản hướng dẫn cùng các quy
định của pháp luật có liên quan như luật cạnh tranh, luật thương mại… tạo
thành khung pháp lý cơ bản và quan trọng điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị nói riêng.
1
Tuy nhiên, thực tế quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh
siêu thị tại Việt Nam chưa được đảm bảo tốt, thậm chí còn bị vi phạm nghiêm
trọng. Nhiều trường hợp các hành vi không tôn trọng quyền lợi người tiêu
dùng của siêu thị đã không bị xử lý triệt để, nghiêm minh. Vấn đề này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân như: quy định pháp luật còn hạn chế, tâm lý của
người tiêu dùng ngại rắc rối, không tin tưởng vào khả năng thắng kiện nếu
khởi kiện siêu thị có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, siêu thị…
Để thực hiện tốt vấn đề đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động
kinh doanh siêu thị thì biện pháp quan trọng và cấp thiết nhất là phải hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Do vậy, tôi chọn đề tài “Pháp luật
Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh
siêu thị” làm đề tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, đã một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” (năm 2013) của tác giả
Nguyễn Thị Thư, Học viện Khoa học xã hội, Luận án tiến sĩ “Thực hiện pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Lê
Thanh Bình, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Những
công trình trên đã đi sâu nghiên cứu vấn đề lý luận và các quy định pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực cụ thể, có một
số công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Vấn đề bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trên báo trực tuyến” của tác giả Trần Huy Hưng, trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn; Luận văn thạc sĩ “Pháp luật Việt Nam về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập” (năm 2010) của
2
tác giả Lò Thùy Linh, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Đề tài khoa học
“Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm trong ngành sữa Việt
Nam” của nhóm nghiên cứu Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học kinh
tế quốc dân… Những công trình trên đã đi sâu nghiên cứu các quy định pháp
luật và chỉ ra thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các
lĩnh vực cụ thể như: báo trực tuyến, hợp đồng gia nhập, sản phẩm sữa…
Ngoài ra còn có các buổi hội thảo bàn về vấn đề bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng ở Việt Nam, các tài liệu, báo cáo của các tổ chức bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng… đã thống kê, phân tích phần nào thực trạng bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực nói chung, đồng thời chỉ ra một số ưu
điểm cũng như hạn chế của pháp luật điều chỉnh vấn đề này.
Đề tài luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên của tác giả liên quan
đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh
doanh siêu thị. Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc và phát huy những
điểm tiến bộ các tài liệu và các nghiên cứu đã có từ trước, tác giả đưa ra một
số nhận định về hạn chế của quy định pháp luật, thực trạng bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị để từ đó gợi ý một số giải
pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý và nâng cao hiệu quả thi hành trên thực tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thứ nhất làm rõ các quy định pháp luật, ưu điểm và hạn chế của pháp
luật liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
- Thứ hai nêu ra và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh siêu thị;
- Từ đó, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả thi hành trên thực tế pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong hoạt động kinh doanh siêu thị.
3
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được nghiên cứu tại một số
đề tài, tuy nhiên chưa có đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề này trong lĩnh vực
hoạt động siêu thị nói riêng. Hiện nay hoạt động kinh doanh siêu thị đang có
nhiều biểu hiện không tôn trọng quy định pháp luật và xâm phạm tới quyền
lợi người tiêu dùng. Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích quy định pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh siêu thị ở Việt
Nam đồng thời đánh giá thực trạng và nguyên nhân, từ đó rút ra những ưu
điểm, hạn chế của quy định pháp luật, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện
pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành trên thực tế, góp phần đảm bảo tốt hơn
quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị nói riêng;
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vai trò, chức năng của hoạt
động kinh doanh siêu thị;
+ Nghiên cứu các tài liệu, quy định pháp luật và thực trạng về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh siêu thị tại Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mac – Leenin
làm cơ sở phương pháp luật cho việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu,
tác giả luận văn sử dụng một số phương pháp bao gồm: phương pháp hệ
thống, tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các vấn đề lý luận, thực tiễn liên
quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kết hợp với nền tảng kiến thức
pháp luật để đi sâu làm rõ những nội dung cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn
4
đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị và đề
xuất giải pháp hoàn thiện.
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối hệ
thống và toàn diện về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực kinh doanh siêu thị ở Việt Nam hiện nay, đưa ra và phân tích những vấn
đề có tính lý luận cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
này. Việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ góp phần hoàn
thiện hơn pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực kinh doanh siêu thị.
Về mặt giá trị thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của
pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh
doanh siêu thị, tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp để khắc
phục nhằm nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp phần bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện cơ chế và
các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu
thị ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh
doanh siêu thị
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
kinh doanh siêu thị ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị.
5
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG KINH DOANH SIÊU THỊ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh siêu thị
1.1.1. Khái niệm siêu thị
"Siêu thị" là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài - "supermarket"
(tiếng Anh) trong đó "super" nghĩa là "siêu" và "market" là "chợ".
Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt
Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số
1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004:
Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp
hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa
dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh
doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có
các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu
cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng [3].
Trên thế giới hiện có một số khái niệm về siêu thị như sau [31]:
Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có
mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra
lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột
giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa"
Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ
theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500m2 chủ yếu bán
hàng thực phẩm".
6
Theo Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z:
"Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng
cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác".
Siêu thị truyền thống thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu
dân cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu.
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh siêu thị
Theo Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam, siêu thị có các đặc
trưng sau [31]:
- Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ
không phải để bán lại. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được
quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có
trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và
quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động.
- Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service):
Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong
nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã
hội văn minh... giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt:
+ Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ
người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ,
hướng dẫn của người bán.
+Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc
xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán
vắng bóng trong quá trình mua hàng.
7
- Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã
số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính
tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu
thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm... Đặc điểm này được đánh giá là
cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ.
- Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức
vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có
cách bố trí hàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu
quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng
nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị
làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa
nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất
lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày
với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau;
hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập
vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy;
bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó
được bán rất chạy...
- Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực
phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử... với chủng loại rất phong phú,
đa dạng. Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với
các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng
nhất định. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua
có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp"
(everyday-low-price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng
nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể
8
đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống,
trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh...
Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng tự phục vụ và nghệ
thuật trưng bày hàng hoá của siêu thị đã mở ra kỷ nguyên thương mại bán lẻ
văn minh hiện đại.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, siêu thị còn có những đặc điểm
như: giá cả hàng hóa, dịch vụ niêm yết công khai, người mua không có quyền
mặc cả, quan hệ giữa người mua với nhà kinh doanh siêu thị là một dạng của
quan hệ hợp đồng gia nhập (hợp đồng theo mẫu)…
1.2. Quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị và
rủi ro của người tiêu dùng khi mua bán hàng hóa, dịch vụ của siêu thị
1.2.1. Quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị
Trong quan hệ với khách hàng, nhà kinh doanh siêu thị đưa ra các điều
kiện bán hàng, các điều kiện này được niêm yết công khai để khách hàng biết,
nếu khách hàng chấp nhận mua hàng hóa, dịch vụ của siêu thị tức là đồng ý với
các điều kiện bán hàng. Điều kiện bán hàng mà nhà kinh doanh siêu thị đưa ra
có thể coi là điều khoản hợp đồng, các điều khoản này do một bên là nhà kinh
doanh siêu thị soạn sẵn, bên kia (người tiêu dùng) chỉ có thể chấp nhận hoặc
không chấp nhận. Vì vậy ở góc độ này có thể thấy quan hệ giữa người tiêu
dùng với nhà kinh doanh siêu thị là một dạng của quan hệ hợp đồng gia nhập.
Hợp đồng gia nhập (trong tiếng Anh là Adhesion contract) có lúc còn
được gọi là hợp đồng dựng sẵn (Boilerplate contract), hợp đồng mẫu tiêu
chuẩn (Standard form contract) hay hợp đồng không có thương lượng, điều
kiện thương mại chung. Có thể định nghĩa hợp đồng gia nhập như sau: hợp
đồng gia nhập là hợp đồng mà các điều kiện và điều khoản của nó do một bên
9
thiết lập, được đưa ra nhằm mục đích giao kết hợp đồng với nhiều người trên
cơ sở các điều kiện và điều khoản đó. Bên chấp nhận tham gia hợp đồng với
các điều kiện và điều khoản đó được gọi là bên gia nhập [26]. Trong quan hệ
giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị thì người tiêu dùng chính là
bên gia nhập, nhà kinh doanh siêu thị là bên đưa ra các điều kiện, điều khoản
của hợp đồng.
Với bản chất là hợp đồng gia nhập, ngoài đặc điểm của hợp đồng nói
chung, quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị
còn có những đặc điểm riêng như sau:
* Tính gia nhập:
Tính gia nhập trong quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh
siêu thị thể hiện ở chỗ bên kinh doanh siêu thị soạn sẵn các nội quy bán hàng
(điều kiện bán hàng), người tiêu dùng nếu đồng ý thì gia nhập (tuân theo), khi
đó hợp đồng được giao kết.
* Tự do ý chí trong quan hệ:
Các nội quy bán hàng, điều kiện bán hàng là do bên kinh doanh siêu thị
soạn sẵn, người tiêu dùng không có quyền đàm phán, thỏa thuận, thương
lượng, nói cách khác ý chí của họ bị hạn chế trong quan hệ với nhà kinh
doanh siêu thị.
* Các điều kiện bán hàng (nội quy) luôn có lợi cho một bên:
Mặc dù quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh siêu thị là
quan hệ dân sự nhưng mục đích nhà kinh doanh siêu thị hướng đến là lợi
nhuận. Trong quan hệ này, điều kiện bán hàng là do nhà kinh doanh siêu thị
đặt ra, vì vậy để tối đa hóa lợi ích cho mình thì các điều kiện này luôn được
quy định để có lợi cho họ (nhà kinh doanh siêu thị).
10
* Các điều kiện bán hàng do bên kinh doanh siêu thị đưa ra được áp
dụng rộng rãi, phổ biến cho mọi khách hàng vì vậy người tiêu dùng rất dễ tin
tưởng và chấp nhận. Đây chính là một trong những điểm khiến người tiêu
dùng lựa chọn phương thức mua hàng ở siêu thị thay vì các cửa hàng, chợ…
* Về hình thức của hợp đồng được thể hiện dưới dạng các quy định,
nội quy bán hàng được mặc định thành tập quán mua bán hàng hóa, người
tiêu dùng được phổ biến hoặc đọc nội quy bán hàng được niêm yết trước
cửa hàng, người tiêu dùng phải mặc nhiên công nhận khi vào siêu thị mua
hàng hóa.
1.2.2. Rủi ro mà người tiêu dùng thường gặp khi mua bán hàng hóa,
dịch vụ ở siêu thị
* Mất cân xứng về thông tin hàng hóa:
Trong quan hệ mua bán giữa nhà kinh doanh siêu thị và người tiêu
dùng, người tiêu dùng có yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông
tin về hàng hoá, dịch vụ (vấn đề thông tin không cân xứng). Người tiêu dùng,
do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ, cũng
như do những hạn chế trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên thường
không hiểu được đầy đủ tính năng, công dụng, chất lượng, các rủi ro liên quan
tới quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như các tổ chức, cá nhân sản xuất,
cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Trong giao dịch với nhà kinh doanh siêu thị,
người tiêu dùng còn có thể gặp các bất lợi khác như không nắm bắt được
thông tin về giá cả của các loại hàng hoá, dịch vụ tương tự, các thông tin về
chất lượng dịch vụ, hậu mãi, v.v.. Vì vậy trong quan hệ giữa người tiêu dùng
với nhà kinh doanh siêu thị luôn có sự bất cân xứng về thông tin mà bên yếu
thế là người tiêu dùng.
11
* Bất cân xứng về ý chí:
Bên kinh doanh siêu thị soạn sẵn các nội quy bán hàng, điều kiện bán
hàng. Khi thiết lập nội quy, điều kiện bán hàng, nhà kinh doanh siêu thị hoàn
toàn tự do ý chí. Còn đối với người tiêu dùng nếu đồng ý thì gia nhập (tuân
theo), họ không có quyền đàm phán, thương lượng để thay đổi các nội quy,
điều kiện mà nhà kinh doanh siêu thị đã đưa ra. Vì vậy ý chí của người tiêu
dùng trong quan hệ với nhà kinh doanh siêu thị đã bị hạn chế.
* Người tiêu dùng thường bị bất lợi bởi các quy định về bán hàng do
bên siêu thị đưa ra (điều khoản lạm dụng):
Như đã nói ở trên, trong quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh
doanh siêu thị, mục đích mà nhà kinh doanh siêu thị hướng đến là lợi
nhuận, các điều kiện bán hàng là do một phía (nhà kinh doanh siêu thị) đặt
ra. Vì vậy, các điều kiện bán hàng do bên kinh doanh siêu thị quy định luôn
có lợi cho họ.
Các điều khoản này có thể là:
- Loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý của nhà kinh doanh siêu thị
trong trường hợp người tiêu dùng bị chết;
- Cho phép nhà kinh doanh siêu thị được quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng mà không cần thông báo trước cho người tiêu dùng trong trường
hợp các hợp đồng có thời hạn không xác định;
- Cho phép nhà chuyên môn được đơn phương thay đổi nội dung của
hợp đồng mà không có lý do chính đáng;
- Bắt buộc người tiêu dùng phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng ngay
cả trong trường hợp nhà kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ;
- Cấm hoặc ngăn cản người tiêu dùng khởi kiện ra toà án hoặc khiếu
nại lên cơ quan có thẩm quyền;
12
- Quy định rằng giá của sản phẩm sẽ được xác định vào thời điểm giao
hàng hoặc cho phép người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ quyền tự ý
tăng giá mà không tạo điều kiện cho người mua hàng hoá, dịch vụ quyền
chấm dứt hợp đồng nếu giá cuối cùng của hàng hoá, dịch vụ quá cao so với
giá thoả thuận vào thời điểm giao kết hợp đồng...
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị chính là
khắc phục những rủi ro mà người tiêu dùng phải gánh chịu.
1.3. Khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiểu là tổng thể các cơ chế,
chính sách, pháp luật cùng các biện pháp thi hành để bảo đảm cho quyền và
lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tránh được những rủi ro khi mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực siêu thị là việc bảo
đảm quyền, lợi ích chính đáng, tránh được những rủi ro khi mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ của thương nhân kinh doanh siêu thị.
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị
là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận,
bảo đảm thực hiện, điều chỉnh mối quan hệ giữa người tiêu dùng với thương
nhân kinh doanh siêu thị nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
người tiêu dùng, lợi ích xã hội.
* Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị:
- Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải gắn liền với bảo vệ lợi ích
xã hội;
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến quyền,
lợi ích hợp pháp của thương nhân kinh doanh siêu thị.
13
1.4. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật
của một số nước trên thế giới
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có thể nói là một khía cạnh tiêu
biểu của xu hướng này, được cả xã hội nhìn nhận từ lâu như một trong những
nhu cầu tự nhiên của quá trình lập pháp. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
ở các nước nói chung đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống
pháp luật và hơn thế, nó đã và đang được "chính trị hoá" ở mức độ khác nhau
bởi lẽ rất đơn giản các chính trị gia tồn tại trên lá phiếu của cử tri mà tất cả
các cử tri đều là người tiêu dùng. Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng, vì thế, cũng rất được "ưu ái", thể hiện ở sự đa dạng từ các
thiết chế quyền lực nhà nước đến các tổ chức xã hội dân sự.
1.4.1. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Pháp
Ở Pháp nói riêng và EU nói chung đang chứng kiến hiện tượng pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng phát triển đến mức ngày càng có xu hướng lấn át
cả luật dân sự, bởi lẽ trong xã hội ngày nay, hầu hết các hợp đồng dân sự
đều là những hợp đồng được giao kết giữa nhà chuyên môn và người tiêu
dùng. Trong khi Pháp, Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha... đều đã có Bộ luật bảo vệ
người tiêu dùng thì Đức, Áo và một số nước khác mới chỉ dừng ở việc ban
hành một luật chuyên biệt bảo vệ người tiêu dùng. Ở tầm liên minh Châu Âu
cũng có nhiều văn bản-chủ yếu là chỉ thị-điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ chuyển hoá các chỉ
thị này vào nội luật [26].
Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng của Pháp có thể xem là một trong
những ví dụ điển hình cho pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các nước
theo truyền thống civil law. Được ban hành năm 1993, là kết quả của sự pháp
điển hoá hơn 600 văn bản luật, nghị định của Pháp, các văn bản pháp luật của
14
liên minh Châu Âu và các điều ước quốc tế, Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng
của Pháp gồm 2 phần (Phần pháp điển hoá các quy định của luật và Phần
pháp điển hoá các quy định do chính phủ ban hành).
Khác với Bộ luật dân sự có phạm vi áp dụng rất rộng, Bộ luật bảo vệ
người tiêu dùng chỉ áp dụng đối với các giao dịch mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ giữa nhà chuyên môn và người tiêu dùng. Trong đó quy định
nghĩa vụ của nhà chuyên môn; Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đối với
sản phẩm; "Điều khoản lạm dụng người tiêu dùng"…
Một trong những điểm đặc thù của Bộ luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng Pháp chính là việc quy định chế tài hình sự ngay trong bộ luật, ví dụ:
Điều L.213-3 Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng quy định mức phạt tù đến 4 năm
và phạt tiền đến 75.000 euro nếu sản phẩm lừa dối là các loại thuốc có khả
năng gây hại cho con người hoặc động vật.
Ngoài ra, vấn đề “điều khoản lạm dụng” - tức là hợp đồng giữa nhà
chuyên môn với người tiêu dùng chứa các điều khoản bất lợi cho người tiêu
dùng đã được nhà lập pháp Pháp sớm ý thức. Pháp luật Pháp đã đưa ra khái
niệm về “điều khoản lạm dụng” mang tính chất nguyên tắc chung: "Trong các
hợp đồng được giao kết giữa nhà chuyên môn và người tiêu dùng, các điều
khoản bị coi là điều khoản lạm dụng người tiêu dùng nếu có đối tượng hoặc
hệ quả tạo ra một sự mất cân xứng một cách rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng”. Các điều khoản lạm dụng người tiêu dùng có hệ
quả bị vô hiệu. Các điều khoản khác của hợp đồng vẫn có giá trị áp dụng nếu
không bị tuyên vô hiệu.
Thiết chế xã hội đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. Việt Nam nên tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm của Pháp về việc
quy định và phát huy vai trò của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Hiệp hội
15
bảo vệ người tiêu dùng là một thiết chế được quy định tại Bộ luật bảo vệ
người tiêu dùng của Pháp. Các hiệp hội này được Chính phủ mời tham gia ý
kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quyền
và lợi ích của người tiêu dùng. Thực tế đã cho thấy các đóng góp rất tích cực
của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng vào quá trình xây dựng và thực thi
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một trong những điểm đặc biệt mà Việt Nam có thể tham khảo trong
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Pháp chính là sự can thiệp khá
mạnh của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền của người tiêu dùng được tôn trọng
trên thực tế. Cụ thể:
- Pháp có hệ thống các cơ quan ngành dọc từ trung ương đến địa
phương chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Thiết chế tư pháp đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở
Pháp cũng rất được chú trọng, các tòa án dân sự các cấp đều bố trí thẩm phán
chuyên trách phụ trách về lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.
- Ở Pháp còn tồn tại một thiết chế đặc thù, mang tính nửa nhà nước,
nửa phi nhà nước, tham gia vào quá trình bảo vệ người tiêu dùng, ví dụ như
Uỷ ban quốc gia về điều khoản lạm dụng; Uỷ ban liên bộ về bảo vệ người tiêu
dùng; Uỷ ban quốc gia về các sản phẩm sữa, Uỷ ban về an toàn cho người tiêu
dùng, Uy ban phá sản cá nhân...
1.4.2. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đi tiên phong trong công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những hành vi quảng cáo gian dối đã bị pháp
luật liên bang Hoa Kỳ cấm từ năm 1914 theo Luật về uy ban thương mai Liên
bang (the Federal Trade Commission Act of 1914). Việc kiểm soát chất lượng
16
thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm cũng đã được quy định từ năm 1938 theo Luật
về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (the Federal Food, Drug and Cosmetic Act
of 1938). Năm 1966, chính quyền liên bang đã ban hành Luật về việc ghi
nhãn hàng hóa công bằng (the Fair Packing and Labeling Act ò 1966). Năm
1968, chính quyền liên bang ban hành Luật về bảo vệ tín dụng tiêu dùng (the
Consumer Credit Protection Act of 1968), năm 1972, ban hành Luật về sản
phẩm tiêu dùng an toàn (the Consumer Product Safety Act of 1972), … Có
thể nói, mục tiêu chung của các đạo luật này là nhằm ngăn chặn các hành vị
kinh doanh gian dối trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước
các hành vi lạm dụng của các thương nhân, doanh nghiệp [1].
Một trong những điểm đáng chú ý của pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng Hoa Kỳ là các quy tắc về chế độ trách nhiệm sản phẩm
(product liability). Theo đó, người bị thiệt hại có thể tiến hành khởi kiện đòi
bồi thường đối với bất cứ ai trong chuỗi phân phối từ nhà sản xuất đến nhà
bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng. Ngoài ra, ngay cả khi người thiệt hại
không phải là người trực tiếp sản phẩm thì người bị thiệt hại vẫn có quyền
tiến hành khởi kiện khi người này đã tiêu dùng sản phẩm và gánh chịu hậu
quả (Điều 402A Bản quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng phiên bản 2).
Về thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, trách nhiệm
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phân chia cho nhiều cơ quan khác
nhau ở cấp liên bang và cấp bang. Ở cấp liên bang cơ quan chịu trách nhiệm
thực thi chủ yếu là Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ. Bên cạnh còn một
số cơ quan khác của liên bang cũng có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, như là: Ủy ban An toàn thực phẩm tiêu dùng, ủy
ban an toàn dược phẩm và mỹ phẩm,… Ở cấp bang, việc thực thi các đạo luật
về các hành vi gian dối đối với người tiêu dùng thường do cơ quan công tố
17
của bang đảm nhận. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có nhiều tổ chức người tiêu dùng
hoạt động tích cực và hiệu quả. Một số tổ chức có thể kể đến như Liên minh
người tiêu dùng, Liên đoàn người tiêu dùng quốc gia, Liên đoàn người tiêu
dùng Hoa Kỳ [1].
Ngoài ra, một điểm nổi bật khác của pháp luật Hoa Kỳ về bảo vệ người
tiêu dùng rất nên tham khảo là cơ chế giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Ở Hoa Kỳ tồn tại của cơ chế khởi kiện tập thể và cơ chế giải
quyết các tranh chấp, khiếu kiện nhỏ thông qua thủ tục đơn giản, tòa án đóng
vai trò rất tích cực trong việc giải quyết các vụ kiện do người tiêu dùng tiến
hành chống lại các hành vi vi phạm của các thương nhân, doanh nghiệp, trong
đó có cả các công ty, tập đoàn siêu thị lớn trong nền kinh tế.
1.4.3. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
Trung Quốc
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trung Quốc là lĩnh
vực pháp luật được hình thành và phát triển cùng với quá trình cải cách,
mở cửa (bắt đầu từ năm 1978), chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ mô hình kế
hoạch hóa tập trung kiểu Stalin sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Ngay từ những giai đoạn đầu của thời kỳ cải
cách, mở cửa, chính quyền Trung Quốc đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng và
hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
trong đó có cả các quy định về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng
thuốc, các quy định vê quy chuẩn, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa. Năm
1984, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc chính thức được thành
lập. từ năm 1988, Trung Quốc bắt đầu tổ chức ngày Tiêu dùng thế giới
(ngày 15 tháng 03 hàng năm) [1, tr. 265, 267].
Mặc dù vậy, phải đợi tới năm 1993, lần đầu tiên một đạo luật chuyên
18
biệt về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới được ban hành với tên chính
thức là “Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” có hiệu lực từ ngày 01-011994 bao gồm 8 chương và 55 Điều. Mục đích của việc ban hành đạo luật này
là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, duy trì trật tự
kinh tế - xã hội và khuyến khích sự phát triển lành mạnh của kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Đạo luật này quy định rõ các
quyền cơ bản của người tiêu dùng; trách nhiệm, nghĩa vụ của người sản xuất,
kinh doanh (thương nhân) trong quan hệ với người tiêu dùng; chế tài đối với
hành vi vi phạm; về thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; về hội bảo vệ
người tiêu dùng.
Bên cạnh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Trung Quốc còn ban
hành nhiều đạo luật khác có liên quan tới công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. Chẳng hạn, Luật giá cả năm 1997 có khá nhiều quy định liên quan
tới bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng; Luật an toàn thực phẩm:
cũng có nhiều quy định quan trọng liên quan tới công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Có thể thấy pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trung Quốc
có nhiều điểm tương đồng với pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực này. Tuy
nhiên bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có một số điểm khác biệt mà Việt Nam
có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật như:
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định cụ thể về chế tài dân
sự, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật đối với các hành vi vi phạm
quyền lợi người tiêu dùng;
- Trung Quốc có hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương
chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Các thiết chế xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Trung
19