Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.1 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG DINH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG LĨNH VỰC KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
DÙNG LÀM THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép
từ bất kỳ nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn
tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định.
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Dinh



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP

: An toàn thực phẩm

Bộ NNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục QLCLNLSTS: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
NTD

: Người tiêu dùng

QPPL

: Quy phạm pháp luật

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 3

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu ............... 4
4. Phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ......................................... 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................ 6
6. Bố cục của luận văn ................................................................................ 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC
KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT DÙNG LÀM THỰC PHẨM
NHẬP KHẨU ............................................................................................... 8
1.1. Những vấn đề lý luận của bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu ............................8
1.1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .............................. 8
1.1.2. Khái niệm, cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu............... 12
1.2. Khái quát về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu .................. 19
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm
nhập khẩu .............................................................................................. 19
1.2.2. Quá trình phát triển và nội dung của pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm
nhập khẩu .............................................................................................. 22
Tiểu kết chương 1:...................................................................................... 26


Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
DÙNG LÀM THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM ............... 27
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào
Việt Nam .................................................................................................. 27

2.1.1. Điều kiện đối với chủ thể sản xuất, nhập khẩu sản phẩm động vật
dùng làm thực phẩm nhập khẩu ............................................................. 27
2.1.2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm tra điều kiện vệ sinh an
toàn thực phẩm sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm được phép
nhập khẩu ..................................................................................... 31
2.1.3. Thẩm quyền, quy trình, thủ tục cấp phép đối với sản phẩm động vật
dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam ....................................... 34
2.1.4. Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật
dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam ....................................... 37
2.1.5. Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong kiểm dịch sản phẩm động vật
dùng làm thực phẩm nhập khẩu ............................................................. 39
2.2. Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong kiểm
dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam .... 43
2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm
nhập khẩu vào Việt Nam ........................................................................ 43
2.2.2. Những hạn chế trong thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào
Việt Nam ................................................................................................ 46


2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực thi pháp luật về
bảo vệ người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực
phẩm nhập khẩu vào Việt Nam .............................................................. 49
Tiểu kết chương 2:...................................................................................... 60
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

DÙNG LÀM THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM ............... 61
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật
dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam .......................................... 61
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào
Việt Nam .................................................................................................. 62
3.2.1. Xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thú y. .......................................................................... 62
3.2.2. Rà soát, loại bỏ những quy định chưa hợp lý, không khả thi, xây
dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thú y hoàn thiện ................ 62
3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật .... 63
3.2.4. Quy định thống nhất các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, bổ
sung thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển; đồng thời
nâng mức xử phạt trong lĩnh vực thú y................................................... 64
3.2.5. Hoàn thiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ...................... 65
3.2.6. Hoàn thiện các luật khác có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng ................................................................................................ 67
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập
khẩu vào Việt Nam ................................................................................... 67


3.3.1. Thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về hoạt động kiểm dịch sản
phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu ..................................... 67
3.3.2. Thực hiện cải cách hành chính, phân cấp công tác kiểm dịch ...... 68
3.3.3. Nâng cao năng lực của các cơ quan thực hiện kiểm dịch và vai trò
của các cơ quan có liên quan để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng........ 70
3.3.4. Tăng cường kiểm soát hàng nhập lậu, hàng tiểu ngạch................ 71
3.3.5. Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân nhập khẩu vi phạm

các quy định về thú y, an toàn thực phẩm .............................................. 72
3.3.6. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, phổ biến kiến thức về
an toàn thực phẩm ................................................................................. 72
KẾT LUẬN ................................................................................................. 74
SƠ ĐỒ MÔ TẢ QUY TRÌNH KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
DÙNG LÀM THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam
không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ
Y tế, năm 2013, cả nước ghi nhận có 167 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 5.558
người bị ngộ độc, 5.020 người phải nhập viện và số nạn nhân tử vong là 28
người; năm 2014, có 194 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 5.203 người bị ngộ độc,
4100 người phải nhập viện và số nạn nhân tử vong là 43 người. Năm 2015, cả
nước ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.965 người bị ngộ độc và số
nạn nhân tử vong là 23 người1. Số lượng người bị ung thư và mắc các bệnh
hiểm nghèo ở Việt Nam hiện nay cũng đang ở mức đáng báo động.
Có rất nhiều nguyên nhân làm gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, gia
tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư, trong đó có một phần nguyên nhân xuất phát
từ con đường ăn uống.
Việc sử dụng rau, quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức
giới hạn cho phép; sử dụng thực phẩm là động vật, sản phẩm động vật không
rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng, bị nhiễm vi sinh vật, tồn dư kháng sinh và các

chất độc hại… là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ngộ độc cho con
người. Hậu quả là hàng năm, đã có hàng nghìn người phải nhập viện, sức
khỏe, tính mạng, tiền bạc bị ảnh hưởng; doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại do
công nhân phải nghỉ làm, nhà nước thêm gánh nặng chi phí hỗ trợ khắc phục
hậu quả. Thực trạng về an toàn thực phẩm hiện nay đang tạo nên nhiều bức
xúc cho cả những người dân và các cơ quan có thẩm quyền. Như phát biểu

1

Tài liệu hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP năm 2013, 2014, 2015 của Cục ATTP,
Bộ Y tế


2

của đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh thì: “con đường từ dạ dày đến nghĩa
địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ ngắn và dễ dàng thế”2.
Có thể nói, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong sử dụng thực
phẩm cần phải được xem xét một cách toàn diện và thấu đáo hơn.
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng tương đối đầy đủ. Ngoài Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng 2010, các quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn
nằm rải rác ở rất nhiều các văn bản pháp luật khác, đặc biệt là các văn bản
pháp luật chuyên ngành. Trong thực tế áp dụng pháp luật, đã xuất hiện không
ít sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành khác nhau, cũng như còn tồn tại một số khoảng trống
pháp luật trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt, đối với
hàng hóa là sản phẩm động vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm, khi mà người
tiêu dùng bằng trực quan không thể nhận biết trong thực phẩm còn có những
chất độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Người tiêu dùng cũng

gần như không có khả năng kiểm tra, giám sát chất lượng của sản phẩm nếu
không có sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước với đầy đủ
các phương tiện, máy móc, trang thiết bị… để thực hiện công tác bảo vệ
người tiêu dùng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kiểm dịch sản
phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam” làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ.

2

tin ngày 17/11/2015


3

2. Tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ luật học, cho đến hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng đã được nghiên cứu ở nhiều phạm vi khác nhau. Có thể kể đến một
số công trình nghiên cứu ở phạm vi rộng như: Lê Thanh Bình (2012), Thực
hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam, Luận án
Tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh;
Nguyễn Trọng Điệp (2014), Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với
thương nhân ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sỹ luật học, Học viện Khoa
học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Thị Thư (2013), Hoàn thiện pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật học,
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội; …
Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu với phạm vi hẹp
hơn như: Võ Thị Hạnh (2015), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt
động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Lò Thùy Linh (2010), Pháp luật Việt Nam
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, Luận văn Thạc
sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Hoàng Mỹ Linh (2014),
Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ
quan nhà nước tại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Tâm (2013), Vai trò của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng Vĩnh Phúc trong việc bảo vệ người tiêu dùng, Luận
văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội… Ngoài ra, còn có các
nghiên cứu nhỏ thể hiện dưới dạng các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành
như: ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; TS. Đặng Vũ Huân,
Pháp luật và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật số 11/2000…


4

Với các công trình nghiên cứu nói trên, có thể nhận thấy, vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng đã được các nhà nghiên cứu khoa học, luật học…
phân tích, bình luận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó cũng là điều tất yếu bởi
suy cho cùng tất cả các nền kinh tế đều hướng đến phục vụ nhu cầu của người
tiêu dùng. Ngay kể cả đối với hoạt động kiểm dịch sản phẩm động vật dùng
làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng là nhằm mục đích bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực này cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu,
trong khi dưới góc độ thực tiễn đây là một vấn đề cấp thiết bởi liên quan trực
tiếp đến vấn đề an toàn thực phẩm, đến tính mạng, sức khỏe con người và
dưới góc độ pháp lý, việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong một lĩnh vực chuyên ngành sẽ đưa tới cái nhìn đa chiều, góp phần hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng
làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam dưới góc độ pháp lý, góp phần hoàn
thiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời đề xuất các
giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả nội dung bảo vệ người tiêu dùng trong
lĩnh vực kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào
Việt Nam.
Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu một
số nội dung sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý
của kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt
Nam, yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm
động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu.


5

Thứ hai, khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp
luật, thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong kiểm dịch
sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu hiện nay.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch
sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hệ thống các quy định pháp
luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng ở Việt Nam đặt trong mối tương quan với pháp luật điều chỉnh hoạt
động kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu.

4. Phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu các vấn đề thuộc đề tài luận văn, tác giả sử
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, tác giả
luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm:
phương pháp diễn giải và quy nạp để làm rõ các khái niệm mang tính chuyên
ngành; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích quy phạm
và phương pháp so sánh pháp luật để chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập và
đánh giá hiệu quả của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung
và trong lĩnh vực kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu nói riêng, từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng
làm thực phẩm nhập khẩu.


6

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong luận văn là hệ thống các quy định pháp
luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật trong kiểm dịch sản phẩm động vật
dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam giữ vai trò như thế nào trong
hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? làm thế nào để nâng
cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kiểm dịch sản
phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam? Luận văn đã đi
sâu phân tích, làm rõ và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối toàn
diện về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm
động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu hiện nay, đưa ra và phân tích những
vấn đề có tính lý luận về kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm

nhập khẩu làm cơ sở cho các luận cứ khoa học của việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập
khẩu bằng pháp luật hiện hành. Việc nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn
pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch sản
phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, nhất là khi Việt Nam gia nhập
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định kinh tế đối tác chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP)3.
Về mặt giá trị thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của
pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch sản
phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, tìm ra nguyên nhân cũng như
đưa ra các giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi, tính hiệu quả
của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo hành lang pháp lý
thuận lợi để góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu
dùng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền
3

tin ngày 02/01/2016


7

lợngười tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm
nhập khẩu hiện nay.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực
phẩm nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

trong kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kiểm dịch sản phẩm
động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu.


8

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC KIỂM DỊCH SẢN
PHẨM ĐỘNG VẬT DÙNG LÀM THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

1.1. Những vấn đề lý luận của bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập
khẩu
1.1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trước hết cần phải hiểu thế nào là
người tiêu dùng?
Khái niệm người tiêu dùng (NTD) trong pháp luật của mỗi quốc gia
khác nhau có thể được diễn đạt theo những cách khác nhau.
Ở Malaysia, người tiêu dùng được giải thích “là người mua hoặc sử
dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân hoặc sinh hoạt
gia đình… và không gồm việc mua hoặc sử dụng hàng hóa vì mục đích chính
để bán lại hoặc đưa vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác hoặc để
dùng cho việc sửa chữa, gắn thêm vào hàng hóa khác” (Điều 3 Luật Bảo vệ
người tiêu dùng năm 1999).
Trong khi ở Thái Lan, người tiêu dùng được hiểu “là người mua hàng
hóa hoặc dịch vụ hoặc được chào mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ một người

kinh doanh, bao gồm người thực sự sử dụng hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ có
nguồn gốc từ người kinh doanh mặc dù người này không trực tiếp trả tiền cho
việc sử dụng hàng hóa, tiêu thụ dịch vụ đó” (Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu
dùng Thái Lan năm 1979).


9

Đạo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Ấn Độ ngày
24/12/1986 quy định người tiêu dùng: “là bất kỳ người nào mua bất kỳ loại
hàng hóa nào hoặc thuê hay sử dụng bất kỳ dịch vụ nào bao gồm cả những
người sử dụng hàng hóa hoặc được hưởng lợi từ dịch vụ khác với người mua
hàng hóa hoặc thuê sử dụng dịch vụ đó, không bao gồm người mà có được
hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ như vậy để bán lại hoặc để cho bất kỳ mục
đích thương mại nào”.
Điểm qua một vài khái niệm người tiêu dùng của các nước cho thấy
mặc dù pháp luật bảo vệ người tiêu dùng các nước có quan điểm không giống
nhau về NTD, tuy nhiên có một điểm chung là các quốc gia đều giới hạn NTD
là các cá nhân mua sắm hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động
kinh doanh, thương mại hoặc hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp và cơ sở
xác lập quan hệ tiêu dùng thông qua quan hệ mua bán hoặc sử dụng hàng hóa,
dịch vụ.
Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng “là người mua, sử dụng hàng hóa,
dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Với khái niệm này, có thể hiểu cơ sở để xác lập tư cách NTD trong
pháp luật Việt Nam bao gồm:
(i) Chủ thể, có thể là cá nhân, gia đình, tổ chức;
(ii) Sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá
nhân, gia đình, tổ chức;

(iii) Quan hệ tiêu dùng được xác lập thông qua hợp đồng mua bán,
cung ứng dịch vụ hoặc phát sinh trên cơ sở sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Khái niệm trên cho thấy, NTD trong pháp luật Việt Nam là những
“người tiêu dùng cuối cùng”, “người sử dụng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng” và
không nhằm mục đích kinh doanh, thương mại hay nghề nghiệp. Như vậy,


10

ngoại trừ chủ thể có thể trở thành NTD bao gồm cả tổ chức, còn lại, NTD
theo pháp luật Việt Nam được định nghĩa khá tương đồng so với các nước
khác.
1.1.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Có thể nói, trong mọi nền sản xuất của tất cả các quốc gia, người tiêu
dùng luôn là đối tượng được hướng tới của doanh nghiệp. Người tiêu dùng
giữ vai trò quyết định nhóm ngành, loại hàng được sản xuất, định hướng đầu
tư và phát triển cho các doanh nghiệp trong thị trường, là nhân tố ảnh hưởng
lớn đến sự thành, bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, xuất phát từ một thực tế là
các doanh nghiệp kinh doanh luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, vì lợi
nhuận, họ sẵn sàng vi phạm đạo đức kinh doanh, lợi dụng các khe hở của
pháp luật cũng như cơ chế giám sát thiếu chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền
để thực hiện hành vi kinh doanh các loại hàng giả, hàng kém chất lượng,...
trong khi người tiêu dùng bằng cảm quan và mắt thường không thể và không
có khả năng kiểm tra, nhận biết về chất lượng sản phẩm, vì vậy, trong quan hệ
mua bán hàng hóa, NTD luôn luôn nằm ở vị trí yếu thế. Lựa chọn của người
tiêu dùng không phải lúc nào cũng được dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin.
Nếu chỉ bằng cảm quan và mắt thường, người tiêu dùng sẽ rất khó biết thực
phẩm mà mình tiêu thụ có thực sự an toàn hay không, có thực sự không bị
nhiễm những hóa chất hoặc tác nhân độc hại hay không? Bằng chứng là vụ vi
phạm gần đây nhất của Công ty TNHH URC Việt Nam với 02 sản phẩm C2

và rồng đỏ bị phát hiện nhiễm độc chì vượt quá mức giới hạn cho phép. Trong
đó, sản phẩm trà xanh hương chanh C2 (ngày sản xuất 11/1/2016, hạn sử
dụng 11/1/2017) có hàm lượng chì theo công bố là nhỏ hơn hoặc bằng
0,05mg/L, tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm tại phiếu kiểm nghiệm số
1600/PKN-VKNQG ngày 16/2/2016 do Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh
thực phẩm Quốc gia thực hiện là 0,46mg/L (cao hơn 9 lần so với mức công


11

bố). Sản phẩm nước tăng lực hương dâu hiệu rồng đỏ (ngày sản xuất
14/1/2016, hạn sử dụng 14/10/2016) có hàm lượng chì theo công bố là nhỏ
hơn hoặc bằng 0,05mg/L, song kết quả kiểm nghiệm tại phiếu kiểm nghiệm
số 1599/PKN-VKNQG ngày 16/2/2016 do Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh
thực phẩm Quốc gia thực hiện là 0,21mg/L (cao hơn 4 lần so với mức đã công
bố)4.
Theo định nghĩa tại khoản 16 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Kinh
doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”. Như vậy, có thể hiểu, một sản phẩm trước
khi đến tay NTD đã phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, trong khi
NTD khó có thể tiếp cận được với toàn bộ quá trình sản xuất. Nếu không có
quy định pháp luật về kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, khó
có thể đảm bảo rằng các tổ chức, cá nhân làm ăn thiếu nghiêm túc sẽ không lơ
là trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm, lúc đó, người tiêu dùng sẽ là
bên chịu thiệt thòi. Điều đó hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển kinh tế
nói chung bởi nền kinh tế hàng hóa là để phục vụ người tiêu dùng, một khi
người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm do doanh nghiệp làm ra thì cũng
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản, nền kinh tế
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có các quy

định pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Theo đó, NTD phải có các quyền cơ
bản nhất được pháp luật bảo vệ; tổ chức, cá nhân phải có những nghĩa vụ cụ
thể để đảm bảo sự an toàn của thực phẩm mà họ cung cấp; pháp luật phải đưa
ra những quy định chi tiết về giới hạn các chỉ tiêu an toàn đối với sức khỏe
con người…

4

tin ngày 24/5/2016


12

Tóm lại, cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật
bởi trước hết là bảo vệ một chủ thể nằm ở vị trí yếu thế, sau nữa chính là bảo
vệ sự phát triển của nền kinh tế.
1.1.2. Khái niệm, cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu
1.1.2.1. Khái niệm sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm
Sản phẩm động vật là những sản phẩm thuộc về động vật, có nguồn gốc
từ động vật. Vì vậy, để hiểu thế nào là sản phẩm động vật, trước hết cần hiểu
thế nào là động vật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Thú y 2004, động vật “là
các loài thú, cầm, bò sát, ong, tằm và các loài côn trùng khác; động vật lưỡng
cư; cá, giáp xác, nhuyễn thể, động vật có vú sống dưới nước và các loài động
vật thủy sinh khác”. Với cách định nghĩa theo kiểu liệt kê này, khái niệm
động vật được hiểu bao gồm các loại động vật trên cạn và động vật dưới
nước.
Tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Thú y 2004, khái niệm sản phẩm động vật
cũng được định nghĩa theo cách liệt kê, là: “thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong,

sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng,
ngà, móng, các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật”. Như vậy, trong khái
niệm này chưa có sự phân biệt rõ các loại sản phẩm động vật trên cạn và động vật
thủy sản, hơn nữa, đối với một số loại động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế
biến ở dạng nguyên con, sẽ rất khó xác định là động vật hay sản phẩm động vật
bởi không được liệt kê trong khái niệm sản phẩm động vật.
Sản phẩm động vật thì vô cùng đa dạng và phong phú, nhưng hiện nay,
theo quy định tại Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/07/2005 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) ban hành danh mục đối
tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; danh mục động vật, sản phẩm


13

động vật thuộc diện phải kiểm dịch và Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT
ngày 20/7/2012 của Bộ NNPTNT ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch
thủy sản, sản phẩm thủy sản; danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc
diện phải kiểm dịch, Việt Nam mới chỉ có 17 loại sản phẩm động vật trên cạn
và 14 loại sản phẩm thủy sản thuộc danh mục sản phẩm động vật thuộc diện
phải kiểm dịch.
Theo quy định của Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT, các sản phẩm
động vật khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải thực hiện kiểm dịch trừ một
số trường hợp hàng hóa mang theo người để tiêu dùng cá nhân, thực phẩm là
quà biếu, túi ngoại giao, túi lãnh sự theo quy định của pháp luật; hàng hóa quá
cảnh; hàng hóa gửi kho ngoại quan. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản
phẩm động vật nhập khẩu đều được dùng làm thực phẩm, kể cả đó là các sản
phẩm thuộc đối tượng phải kiểm dịch.
Khái niệm sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm tùy thuộc vào quan
điểm, cách định nghĩa cũng như thói quen sử dụng của mỗi vùng miền, mỗi
đất nước khác nhau. Chẳng hạn, những sản phẩm từ nội tạng động vật

như mề, tràng, dạ dày, ruột già, ruột non, tinh hoàn, tim, gan, thận, óc… của
các loại gia súc, gia cầm được người dân các nước phương Đông trong đó có
Việt Nam chế biến thành những món ăn khoái khẩu vì cho rằng chúng chứa
nhiều chất đạm, chất béo và được coi là thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho
bà mẹ mang thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Không chỉ vậy,
trong y học cổ truyền Trung Hoa, nội tạng động vật cũng được xem là vị
thuốc có giá trị. Trong khi đó, đa số người dân các nước phương Tây quan
niệm chỉ có thân thịt gia súc, gia cầm mới có giá trị dinh dưỡng đối với con
người, các loại khác chỉ là phụ phẩm, vì vậy, chúng chỉ được sử dụng để làm
thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón trong nông nghiệp5.
5

/>

14

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 30/2009/TT-BNN ngày
04/6/2009 của Bộ NNPTNT ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú
y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng
làm thực phẩm, khái niệm sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm được hiểu
“là thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, sữa, sản phẩm của sữa ở dạng tươi
sống và sơ chế sử dụng làm thực phẩm”. Trong khi đó, khái niệm sản phẩm
động vật thủy sản dùng làm thực phẩm không có định nghĩa riêng mà hiện
đang được hiểu chung với khái niệm thực phẩm thủy sản. Theo đó, khoản 16
Điều 3 Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ
NNPTNT quy định kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy
sản quy định: “thực phẩm thủy sản là tất cả các loài động, thực vật sống trong
nước và lưỡng cư, kể cả trứng và những bộ phận của chúng được sử dụng làm
thực phẩm hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần của nó có chứa thuỷ sản”.
Như vậy, có thể thấy, trong Pháp lệnh Thú y 2004 hiện nay chưa có

khái niệm cụ thể về sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm (bao gồm sản
phẩm động vật trên cạn và sản phẩm động vật thủy sản); khái niệm này đang
được ghi nhận ở văn bản dưới luật và về cơ bản đang được phân chia theo đối
tượng quản lý nhà nước. Điều đó có nghĩa, tổ chức, cá nhân phải khai báo
chính xác mục đích sử dụng khi nhập khẩu các sản phẩm động vật, trên cơ sở
đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành các quy trình kiểm
tra cụ thể (có thể là kiểm tra chất lượng nếu sản phẩm động vật nhập khẩu với
mục đích chế biến thức ăn chăn nuôi; hoặc thực hiện kiểm dịch, chứng nhận
an toàn thực phẩm nếu sản phẩm động vật nhập khẩu với mục đích sử dụng
làm thực phẩm…).
Từ những nội dung phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm sản phẩm
động vật dùng làm thực phẩm như sau: “sản phẩm động vật dùng làm thực
phẩm là thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, sữa, sản phẩm của sữa ở


15

dạng tươi sống và sơ chế, động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở
dạng nguyên con và những bộ phận của chúng được sử dụng làm thực phẩm”.
1.1.2.2. Khái niệm kiểm dịch và kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm
thực phẩm nhập khẩu
Động vật, đặc biệt sản phẩm động vật là nguồn thực phẩm quan trọng
của con người. Trong quá trình nuôi, động vật có thể mắc các bệnh truyền lây
sang con người như bệnh nhiệt thán, bệnh tụ huyết trùng trâu bò, bệnh dịch tả
lợn…. Hoạt động kiểm dịch nhằm kiểm tra, phát hiện các loại dịch bệnh trên
động vật, ngăn ngừa sự lây truyền dịch bệnh từ động vật này sang động vật
khác cũng như truyền lây sang con người.
Trong quá trình nuôi, động vật có thể được cho sử dụng các loại kháng
sinh, chất cấm để phòng bệnh, chữa bệnh. Vì vậy, không loại trừ khả năng sau
giết mổ, sơ chế, chế biến, vẫn còn tồn dư kháng sinh, chất cấm, chất độc hại

trong sản phẩm động vật. Con người khi sử dụng sản phẩm động vật có khả
năng sẽ hấp thụ luôn các chất tồn dư vào cơ thể. Ngoài ra, trong quá trình giết
mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, sản phẩm động vật cũng có thể bị nhiễm các
loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại như vi khuẩn Salmonella gây bệnh nhiễm
khuẩn đường ruột, vi khuẩn E. Coli gây bệnh tiêu chảy cấp, Norovirus gây ra
dịch viêm đường ruột do virút … Kiểm dịch nhằm kiểm tra các vi khuẩn, vi sinh

vật gây ô nhiễm, các chất độc hại có thể gây hại cho con người. Chính vì vậy,
hoạt động kiểm dịch bên cạnh mục tiêu kiểm soát dịch bệnh động vật còn
đảm bảo cho con người được sử dụng thực phẩm an toàn.
Kiểm dịch sử dụng các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm trong phòng
thử nghiệm bằng các loại thiết bị, máy móc chuyên dụng, trên cơ sở các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành nhằm phát hiện dịch bệnh trên động
vật, các chất tồn dư độc hại, các loại kháng sinh, chất cấm có trong sản phẩm
động vật. Hiện nay, mới chỉ có 121 loại bệnh động vật, 05 nhóm vi sinh vật


16

gây hại và 08 nhóm chất độc hại thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch theo
quy định tại Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ
NNPTNT ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động
vật; danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
Như vậy, khái niệm kiểm dịch có thể hiểu “là việc thực hiện các biện
pháp kiểm tra, chẩn đoán, xét nghiệm để phát hiện dịch bệnh động vật, các
chất tồn dư, vi sinh vật gây hại, các chất độc hại... có trong sản phẩm động
vật”.
Kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu cũng là
một hình thức kiểm dịch. Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm dịch là hàng hoá có
khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hoá nhóm 2): “là sản phẩm, hàng

hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng
mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản,
môi trường” (khoản 4 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa). Đối
tượng của kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu là
các loại kháng sinh, vi sinh vật gây hại, chất tồn dư trong sản phẩm động vật.
Nếu như kiểm dịch động vật là để phát hiện các loại dịch bệnh động vật
nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh động vật, ngăn chặn sự lây truyền dịch
bệnh từ động vật sang con người thì kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm
thực phẩm kiểm tra các chất kháng sinh tồn dư trong sản phẩm do quá trình
chăn nuôi sử dụng để phòng, chữa bệnh cho động vật mà khi giết mổ các chất
kháng sinh này vẫn chưa được động vật đào thải hết. Về lâu dài, việc sử dụng
thường xuyên sản phẩm động vật tồn dư chất kháng sinh sẽ dẫn tới tình trạng
kháng kháng sinh ở con người.
Sản phẩm động vật, đặc biệt là thân thịt, là môi trường giàu thức ăn cho
nhiều loại vi sinh vật phát triển vì trong sản phẩm động vật chứa nhiều nước,
giàu chất dinh dưỡng nhất là protein, muối khoáng, chất kích thích tăng


17

trưởng… Da của các loại động vật luôn chứa một số lượng rất lớn vi khuẩn,
nấm men, nấm mốc. Trong quá trình giết mổ, lột da, các vi khuẩn gây hại có
thể xâm nhập vào bề mặt của lát cắt và lan tràn vào thân thịt. Chưa kể trong
quá trình bảo quản, khả năng nhiễm vi khuẩn của các sản phẩm động vật là rất
cao6. Việc kiểm dịch nhằm phát hiện các đối tượng vi khuẩn, vi sinh vật gây
hại, đảm bảo loại trừ các sản phẩm có thể gây mất an toàn cho sức khỏe con
người.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm
thực phẩm nhập khẩu “là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để
phát hiện vi khuẩn, vi sinh vật, kháng sinh, chất tồn dư trong sản phẩm động

vật dùng làm thực phẩm có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nhằm
kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
nhập khẩu và Việt Nam”.
1.1.2.3. Vai trò và trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
lĩnh vực kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu
Hoạt động kiểm dịch sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập
khẩu vào Việt Nam là một hình thức kiểm tra, phát hiện sớm các sản phẩm
không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP) trước khi được phân phối
đến tay người tiêu dùng.
Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay chủ yếu quy định việc bảo vệ
quyền lợi NTD thông qua trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong
việc xử phạt hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng hoặc buộc
doanh nghiệp thu hồi sản phẩm nếu phát hiện hàng hóa có khuyết tật. Điều đó
có nghĩa trách nhiệm của các cơ quan chỉ phát sinh sau khi hàng hóa đã được
lưu thông trên thị trường. Riêng đối với hàng hóa là sản phẩm động vật dùng
làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người
6

/>

18

tiêu dùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát sinh từ rất sớm, ngay từ
khi doanh nghiệp có đề nghị nhập khẩu sản phẩm, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở sản xuất, nếu đáp
ứng các tiêu chuẩn theo quy định cơ sở mới được phép xuất khẩu vào Việt
Nam. Khi nhập khẩu, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm sẽ được cơ
quan có thẩm quyền kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho
sản phẩm đạt yêu cầu ngay tại cửa khẩu hoặc tại điểm tập kết trước khi sản
phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Như vậy, có thể xem kiểm dịch sản

phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu là một hình thức tiền kiểm
trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Chính vì vậy, nếu thực thi công tác
kiểm dịch tốt thì việc bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực này là vô cùng
hiệu quả.
Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kiểm dịch
sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu trước hết là trách nhiệm
của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội. Luật
Bảo vệ quyền lợi NTD quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Các Bộ chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Khoản 3 Điều 63 Luật An toàn thực phẩm quy định trách nhiệm của Bộ
NNPTNT: “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu
gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu,
kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm
thủy sản…”.


×