Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Tổ chức kiểm toán hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.27 KB, 54 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI
VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1.1. Thông tin sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
 Mã số doanh nghiệp: 0100150619

Đăng ký lần đầu: ngày 03 tháng 04 năm 1993
Đăng ký thay đổi lần thứ 13: ngày 27 tháng 04 năm 2012
 Tên công ty: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

+ Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of VietNam
+ Tên công ty viết tắt: BIDV
 Địa chỉ trụ sở chính:

Tháp BIDV, số 35 Hàng Vôi, Phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội, Việt Nam.
ĐT: 04.22205544

Fax: 04.22200399

Website: www.bidv.com.vn
Email:
 Địa chỉ chi nhánh Thanh Hóa:

Số 26 Đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh
Thanh Hóa.
Điện thoại: (037) 3852680


- Chủ quản: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
- Công ty kiểm toán: Ernst & Young


- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt
động khác ghi trong điều lệ (theo quyết định 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của
NHNNVN)
- Vốn điều lệ: 8.666.718.444.725 đồng (Tám nghìn sáu trăm sáu mươi sáu tỷ, bảy trăm
mười tám triệu, bốn trăm mười bốn nghìn, bảy trăm hai mươi lăm đồng)
- Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc – Ông Trần Anh Tuấn
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg
ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.Trong quá trình hoạt động và trưởng
thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây
dựng và phát triển của đất nước:
• Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957
• Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981
• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại
nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh
nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty
nhà nước. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một
tập đoàn trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn: Khối
ngân hàng thương mại quốc doanh(bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn
quốc); Khối công ty, Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư. Tổng
số cán bộ công nhân viên của toàn bộ hệ thống đạt trên 9.300 người vừa có kinh
nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại.
Xu hướng phát triển chung của các NHTM hiện nay là mô hình ngân hàng bán
lẻ hiện đại. Cùng trong dòng chảy đó, bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng
của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín
dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lí, phục vụ các dự án từ

các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn
khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài
hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh
nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.


Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, BIDV luôn làm tròn nhiệm vụ
được Đảng và Nhà nước, nhân dân giao cho. Cùng với hệ thống NHTM nhà nước,
BIDV luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ
quốc gia.Trong hoạt động, BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
với ngân sách nhà, bảo toàn và phát triển vốn.
Giai đoạn hiện nay, BIDV xác định mục tiêu hoạt động là: Trở thành ngân
hàng chất lượng - uy tín hàng đầu tại Việt Nam
Với chính sách kinh doanh: Chất lượng - tăng trưởng bền vững và hiệu quả an
toàn
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng thương mại cổ phần
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa
Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thanh Hóa là Chi
điểm Ngân hàng Kiến thiết Thanh Hóa, thành lập tháng 5 năm 1957. Trên cơ sở một
bộ phận cấp phát của Tài chính, với 17 cán bộ. Với nhiệm vụ: “kịp thời phục vụ cho sự
nghiệp khôi phục và cải tạo nền kinh tế sau kháng chiến chống thực dân Pháp (1957 –
1960)”. Từ năm 1961 có mạng lưới tổ chức gồm: 01 chi nhánh tỉnh (gồm 05 Phòng,
Ban) và 11 Chi điếm khu vực, với tổng số 120 cán bộ.
Giai đoạn từ 1964 – 1975: Chi nhánh rời thị xã Thanh Hóa, sơ tán về Đông
Minh (Đông Sơn), rồi về Hậu Hiền (Thiệu Hóa). Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần
thức IV (1976), Chi nhánh Tỉnh chuyển về thị xã Thanh Hóa, kiện toàn lại tổ chức,
tinh giảm biên chế còn 80 cán bộ, có 01 Chi nhánh Tỉnh và 04 Chi điểm khu vực.
Trong kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) đã quản lý và cấp phát XDCB 841 triệu đồng.
Trong đó 219 triệu đồng cho đầu tư tín dụng theo quyết định 32 của Chính Phủ ngày
11/2/1977, gồm các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả trực

tiếp, xác định được thời gian thu hồi vốn và trả nợ Ngân hàng. Đây là một bước
chuyển biến nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản.
Giai đoạn 1981 – 1990: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thanh
Hóa.


Ngày 24/6/1981, Hội đồng Chính Phủ có quyết định 259-CP chuyển Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ tài chính) thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng,
trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất giữa Ngân hàng Kiến
thiết Việt Nam và Quỹ đầu tư thuộc Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Thanh Hóa, với nhiệm vụ chính là: “Cấp phát xây dựng cơ bản các
công trình thuộc Ngân sách, cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình thuộc
lĩnh vực sản xuát kinh doanh, quản lý và cấp phát xây dựng cơ bản các công trình
thuộc vốn tự có, cho vay vốn lưu động các xí nghiệp xây lắp, khảo sát thiết kế.”
Tổ chức bộ máy thời kỳ 1981 – 1986 của chi nhánh do ngân hàng Nhà nước cấp
tỉnh điều hành, tại các huyện thị công tác cấp phát đầu tư xây dựng được giao cho bộ
phận chuyên trách thuộc bộ máy tổ chức của chi điểm huyện.
Từ năm 1987 mô hình tổ chức theo ngân hàng 2 cấp (Ngân hàng Nhà nước và
Ngân hàng Chi Điểm). Chi nhánh được tách ra hoạt động theo Ngân hàng chuyên
doanh. Gồm hội sở và 5 chi nhánh khu vực trực thuộc: Bỉm Sơn, Nông Cống, Thọ
Xuân, Thiệu Yên, Ngọc Lặc.
Giai đoạn 1990 đến nay: Đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi Nhánh Thanh Hóa.
Nhiệm vụ được gắn liền với cái tên: Ngân hàng Đầu tư và phát triển. Bắt đầu từ
năm 1990, thực hiện chủ trương của Nhà nước là xóa bỏ bao cấp trong đầu tư xây
dựng cơ bản, các ngành sản xuất vật chất chuyển dần sang đầu tư theo phương thức tín
dụng, góp phần tăng cường vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý kinh
doanh, quản lý vốn xây dựng cơ bản. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được giao nhiệm
vụ thực hiện tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất ưu đãi từ các nguồn vốn Ngân sách
chuyển sang, vốn huy động, đi vay trong và ngoài nước. Theo sự phát triển chung của

nền kinh tế, Ngành Ngân hàng chuyển sang Ngân hàng cấp hai, dần dần sang chế độ
hạch toán kinh doanh, tự huy động để cho vay, tự bù đắp chi phí, hoàn thành nghĩa vụ
với Ngân sách Nhà nước và có lợi nhuận. Chi nhánh Thanh Hóa đã nắm bắt kịp thời
các chủ trương, đường lối, cơ chế mới, bám sát chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước để


vận dụng năng động vào thực tiễn, tạo bước đi đúng đắn, phù hợp và vững chắc trong
tăng trưởng.
Từ 01/01/1995, sau khi chuyển giao nhiệm vụ quản lý, cấp phát và tín dụng ưu
đãi thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước sang Cục đầu tư phát triển, theo quyết định
293 QĐ – NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển được phép thực hiện các hoạt động của Ngân hàng thương mại theo
quy định tại pháp lệnh Ngân hàng. Do phải chuyển giao nhiệm vụ quản lý, cấp phát và
tín dụng ưu đãi thuộc ngân sách Nhà nước sang Cục Đầu tư phát triển, nên số lượng
cán bộ thời gian này chỉ còn 97 người (58% có trình độ đại học, cao đẳng) và chỉ còn
01 Chi nhánh trực thuộc.
Thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Hóa tiếp tục đổi mới hoạt động phục vụ sự
nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã hội tỉnh nhà (từ 1997 đến tháng
6/2006). Thời kỳ này, tổ chức bộ máy của Chi nhánh Thanh Hóa tiếp tục được kiện
toàn để hoạt động đạt hiệu quả cao, gồm 01 Chi nhánh tỉnh (có 10 phòng nghiệp vụ:
Phòng Kế toán – Tài chính, Phòng tín dụng 1, Phòng tín dụng 2, Phòng Kiểm tra nội
bộ, Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng, Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp,
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân và Phòng kho quỹ) và 01 phòng Giao dịch, với 127
cán bộ (trong đó trên 70% có trình độ đại học và trên đại học); về tổ chức Đảng có 01
tổ chức Đảng bộ, có 9 chi bộ trực thuộc với tổng số 69 Đảng viên; về đoàn thể: Công
đoàn cơ sở có 01 công đoàn bộ phận và 10 tổ công đoàn trực thuộc với tổng số 125
đoàn viên – 02 tổ chức đoàn thanh niên (Hội sở Chi nhánh và Bỉm sơn) với tổng số 54
đoàn viên.
Bước sang năm 2006 (9/2006), thực hiện theo quyết định 888, Chi nhánh trực

thuộc được nâng cấp lên Chi nhánh cấp 1, tăng cường mở rộng bán lẻ. Do vậy, đến
tháng 3 năm 2010 Chi nhánh đã có 3 phòng giao dịch và 9 điểm giao dịch trên địa bàn
thành phố Thanh Hoá. Trình độ cán bộ tương đối đồng đều (có trên 90% cán bộ có
trình độ đại học, cao đẳng trở lên) và năng suất lao động tương đối cao.


Ngân hàng BIDV đã đạt được công nhận là một pháp nhân hạch toán kinh tế
độc lập, được nhà nước cấp vốn tỉ lệ 200 tỷ đồng, được tự chủ về tài chính và có con
dấu riêng. BIDV là ngân hàng đầu tiên cung ứng các sản phẩm: cho thuê tài chính, bảo
hiểm, chứng khoán… là một trong “Top” đầu trong giới ngân hàng thương mại trong
nước và nước ngoài hiệ có mặt tại Việt Nam. So với năm 2005 đến năm 2010 BIDV
đã có vốn chủ sở hữu tăng 4 lần, quỹ dự phòng rủi ro tăng 3,5 lần, lợi nhuận trước
thuế tăng 4,3 lần. Các chỉ số ROA,ROE đều tăng từ 0,32% lên 0.51% và 6,02% lên
9,8%... là một trong hai ngân hàng đầu tiên của Việt Nam có hệ thống ngân hàng lõi
đạt chuẩn quốc tế.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH THANH HÓA
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân Hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thanh Hóa thực hiện chức năng và
nhiệm vụ sau:
-

Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, thực hiện nghĩa vụ sử dụng có
hiệu quả, đảm bảo tính an toàn và phát triển vốn cùng các nguồn lực khác của
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, cụ thể là thực hiện cho vay ngắn hạn,
trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo các chế
độ tín dụng hiện hành, bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn.


-

Thực hiện các dịch vụ tư vấn trong hoạt động tín dụng và ủy thác đầu tư theo
quy định, hoàn trả đầy đủ đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thỏa
thuận.

-

Huy động vốn (VNĐ hay USD) từ mọi nguồn hợp pháp của các khách hàng.

-

Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý , năm của từng phòng tại
chi nhánh và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam.


-

Thực hiện các báo cáo thống kê cho trụ sở về chiến lược kinh doanh, chính sách
khách hàng, tín dụng lãi suất của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Thanh Hóa theo chuyên đề định kì hoặc đột xuất, đặc biệt là các hoạt động về
tín dụng và bảo lãnh theo quy định của toàn hệ thống BIDV.

-

Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu, thu chi kiểm đếm, vận chuyển bảo
quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, in ấn giấy tờ
có giá tại quỹ theo nghiệp vụ quy định.


-

Công tác khách hàng phải được thực hiện chu đáo và kiểm soát thường xuyên,
nâng cao tính hiệu quả, thực hiện việc khai thác khách hàng truyền thống và mở
rộng, phát triển số lượng cũng như chất lượng khách hàng tiềm năng.

1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Hàng thương mại
cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa
Các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh:
-Huy động vốn:
+ Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức
kinh tế và dân cư.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như tiết kiệm
có kì hạn và không kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm
tích lũy.
+ Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.
-

Cho vay đầu tư:

+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế
và dân cư.
+ Tài trợ xuất nhập khẩu: chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
+ Đồng tài trợ và cho vay vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.
+ Cho vay, tài trợ, ủy thác theo chương trình của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ, các hiệp định tín dụng khung.


+ Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
+ Hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính

trong nước và quốc tế.
+ Đầu tư trên thị trường vốn
- Thanh toán và tài trợ thương mại
+ Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Thông báo, xác nhận, thanh toán
thư tín dụng nhập khẩu .
+ Nhờ thu xuất, nhập khẩu. Nhờ thu hồi phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận
hồi phiếu (D/A).
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
 Chuyển tiền nhanh Western Union.
 Thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, sec.
 Chi trả kiểu hối
-

Ngân quỹ

+ Mua bán ngoại tệ.
+ Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu).
+ Thu chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ
+ Cho thuê két sắt, cất giữ, bảo quản vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá.
-

Hoạt động khác

+ Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
+ Tư vấn đầu tư và tài chính
+ Cho thuê tài chính


+ Mô giới, bảo lãnh, phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng

khoán.
Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản.
Trong thời kỳ đổi mới, BIDV đã tăng thêm nhiều tiện ích,sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, xóa thế “ độc canh tín dụng”.Đáp ứng nhu cầu của khách hàng,các dịch vụ
thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thanh toán
thẻ séc, chuyển đổi mua bán ngoại tệ… tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng
dịch vụ.Các tiện ích dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh nghiên
cứu, áp dụng. Nhiều dịch vụ phi ngân hàng như bảo hiểm phi nhân thọ, cho thuê tài
chính, chứng khoán… được phát triển, có hệ thống… Cơ cấu tài sản nợ - tài sản có
được chuyển dịch theo hướng tích cực.
Cơ cấu nguồn thu dịch vụ chưa được cải thiện theo hướng tích cực, chủ yếu vẫn
thu từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng
chiếm phần nhỏ trên thị trường như thanh toán quốc tế, sản phẩm thẻ, đặc biệt là
các sản phẩm mới lần đầu được triển khai qua kênh Chi nhánh (bán bảo hiểm qua
ngân hàng, thanh toán lương, chuyển tiền Western Union…), việc triển khai các sản
phẩm có chất lượng vượt trội: thanh toán trong nước, BIDV –smart@ccount,... Do
chưa quan tâm giới thiệu đến khách hàng nên kết quả cũng còn nhiều hạn chế.Hoạt
động kinh doanh thẻ tăng trưởng chậm cả về doanh thu và số lượng thẻ phát
hành.công nghệ thông tin là yếu tố then chốt để phát triển các sản phẩm dịch vụ, tuy
nhiên, các dự án đầu tư triển khai còn chậm nên chưa đáp ứng đầy đủ, hiệu quả cho
việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngay cả các sản phẩm dịch vụ mà
khách hàng có nhu cầu cao.
Ban Giám Đốc đã tập trung chỉ đạo triển khai và tăng cường khai thác các dịch
vụ hiện có (kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, mở
rộng quan hệ thanh toán song phương, thanh toán hóa đơn, dịch vụ bảo hiểm qua
ngân hàng...).Tiếp tục nghiên cứu sản phẩm mới trên toàn hệ thống (bao thanh
toán,dịch vụ gửi nhận tin nhắn tự động (BSMS) và dịch vụ thanh toán lương tự



động,…);thông qua kế hoạch đầu tư công nghệ thông tin gắn với phát triển sản
phẩm dịch vụ.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa
BIDV Thanh Hóa đã xây dựng được những quy trình nghiệp vụ: nhằm mục đích
hướng dẫn tác nghiệp, kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng, hoàn thành mục tiêu huy động vốn mà Ban lãnh đạo đã giao. BIDV Thanh
Hóa đã tổ chức kinh doanh theo quy trình giao dịch một cửa.
Nội dung quy trình giao dịch một cửa:
Sơ đồ quy trình giao dịch một cửa- Phụ lục1
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu khách hàng
Tiếp nhận nhu cầu khách hàng, bao gồm:


Mở tài khoản của khách hàng- thực hiện theo quy trình mở tài khoản hiện



hành (thực hiện theo quy trình nghiệp vụ tiền gửi không kỳ hạn)
Thanh toán qua tài khoản thanh toán, phát hành sec của ngân hàng- thực hiện

theo quy trình tiền gửi không kỳ hạn.
• Huy động vốn: nhận tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu… thực hiện theo
quy trình tiền gửi có kỳ hạn.
• Chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, séc du lịch- thực hiện theo quy trình


nghiệp vụ thanh toán.
Phát vay, thu nợ theo chỉ định thanh toán của nghiệp vụ theo chỉ định thanh


toán của nghiệp vụ tín dụng theo quy trình nghiệp vụ tín dụng.
• Thu chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng theo các nghiệp vụ trên.
• Các giao dịch bằng tiền mặt và chiết khấu khác.
Bước 2:Kiểm tra chứng từ của khách hàng
Thực hiện: giao dịch viên
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ,chứng từ do khách hàng xuất trình
theo ddung hướng dẫn đối với từng loại nghiệp vụ.


- Nếu chứng từ khách lập có thiếu sót, giao dịch viên hướng dẫn khách hàng ghi bổ
sung hoặc hướng dẫn khách lập lại chứng từ.
- Nếu chấp nhận chứng từ và yêu cầu giao dịch của khách hàng, chuyển sang thực hiện
bước 3.
Bước 3: Thu tiền mặt
Giao dịch viên căn cứ vào chứng từ do khách hàng lập, thu tiền mặt tại các quy trình
nghiệp vụ (tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền) kiểm tra phát hiện tiền giả.
Bước 4: Xử lý giao dịch
Thực hiện: giao dịch viên
- Tiến hành việc nhận dữ liệu theo từng giao dịch, từng dịch vụ
- Nếu trong hạn mức giao dịch của giao dịch viên, chuyển thực hiện bước 6
- Nếu vượt hạn mức giao dịch viên, chuyển thực hiện bước 5
Bước 5: kiểm soát và duyệt giao dịch
Thực hiện: Kiểm soát viên
- Cung cấp các chứng từ kế toán, các chi tiết giao dịch trên chứng từ
- Nếu chấp nhận, ký duyệt giao dịch, chuyển sang bước 6
-Trường hợp không chấp nhận giao dịch, trả lại chứng từ cho giao dịch viên kèm lý do.
Bước 6: In chứng từ
Thực hiện : Giao dịch viên
- In các thông tin lên chứng từ của khách hàng
- Ký chứng từ giao dịch

- Chuyển các chứng từ thanh toán cho bộ phận thực hiện đi các kênh thanh toán


- Nếu giao dịch liên quan đến tiền mặt thì chuyển sang bước 7
Bước 7: Chi tiền mặt
Thực hiện: Giao dịch viên
- Tiến hành chi tiền mặt theo từng quy trình nghiệp vụ( tiền gửi,tiền vay, chuyển
tiền…), chuyển sang bước 8.
Bước 8: phân phối chứng từ và công việc cuối ngày
Thực hiện: Giao dịch viên
- Trả khách hàng liên thứ hai, chuyển chứng từ cho bộ phận thanh toán ( nếu có)
- Cuối ngày thực hiện:
 Thực hiện các công việc cuối ngày, các báo cáo giao dịch trong ngày kiểm tra

đối chiếu giữa chứng từ giao dịch và báo cáo khớp đúng, thực hiện theo quy
trình vận hành chứng từ BDS
 Kiểm soát viên ký báo cáo của giao dịch viên sau khi đã khớp đúng.
 Nộp báo cáo có chữ ký của kiểm soát kèm giao dịch trong ngày cho kế toán

viên (thực hiện theo quy trình luân chuyển chứng từ).


1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA
Mô hình tổ chức bộ máy:
GIÁM ĐỐC

PGĐ QHKH


P QHKH DN

PGĐ QLRR

P QHKH CN

PGD1 PGD2PGD1ĐGD2 ĐGD3ĐGD9

P QTTD

P QLRR

PKHTH PTCKTPDVKHPTTNQPTCHC PĐT

ĐGD5

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Thanh Hóa
(Nguồn: số liệu phòng Kế hoạch tổng hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Thanh Hóa)
- PGĐ QHKH:

Phó giám đốc quan hệ khách hàng.

- PGĐ QLRR:

Phó giám đốc quản lý rủi ro

- P QHKH:

Phòng quan hệ khách hàng.


- P QLRR:

Phòng quản lý rủi ro.


- P QTTD:

Phòng quản trị tín dụng.

- PGD :

Phòng giao dịch.

- P KHTH:

Phòng kế hoạch tổng hợp.

- P TCKT:

Phòng tài chính kế toán.

- P DVKH:

Phòng dịch vụ khách hàng.

- P TTNQ:

Phòng tiền tệ - Ngân quỹ.


- P ĐT:

Phòng điện toán.

- P TCHC:

Phòng tổ chức hành chính.

- ĐGD:

Điểm giao dịch

 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

 Phòng Quan hệ khách hàng:.
Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về hoạch toán chiến lược phát triển hoạch
định tín dụng và chính sách tín dụng đối với khách hàng.Thực hiện tốt công tác với
nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng.Quản lý và thẩm định tín dụng là một trong những chức
năng quan trọng của hoạt động tín dụng.
 Phòng giao dịch:
Mỗi một phòng giao dịch giống như một Ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận
huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phận kế toán đảm
nhận các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ kế
toán báo sổ. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao mức phán quyết
cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp. Chi nhánh tiến hành phân công cho
các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định.
 Phòng quản trị tín dụng:


Với chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc thực hiện các hợp

đồng tín dụng.
 Phòng quản lý rủi ro:
Với chức năng tham mưu cho giám đốc Chi nhánh trong việc thực hiện các nội
dung công việc đối với lĩnh vực thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và công tác xây
dựng cơ bản nội ngành
 Phòng Kế hoạch - Tổng hợp:
Với chức năng tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh về xây dựng định hướng kế
hoạch phát triển, xây dựng chiến lược, giải pháp, các chính sách kinh doanh, phát triển
sản phẩm mới trong từng thời kỳ.
 Phòng Tổ chức hành chính:
Với chức năng tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh trong viẹc thực hiện các chủ
trương, chính sách Đảng và Nhà nước. hướng dẫn của ngành đối với công tác tổ chức
cán bộ, thực hiện về công tác quản lý tài sản và công tác hành chính của chi nhánh.
 Phòng dịch vụ khách hàng:
Với chức năng tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh về chiến lược, chính sách
khách hàng và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi khách hàng, thanh toán trong
nước, kinh doanh ngoại tệ và các dich vụ khác.
 Phòng Tài chính - Kế Toán: Với chức năng tham mưu cho Giám Đốc chi
nhánh về thực hiện chế độ tài chính - kế toán và thực hiện công tác kế toán nội bộ cho
toàn bộ hoạt động của chi nhánh
 Phòng Điện Toán:
Với chức năng tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh về các lĩnh vực công nghệ
thông tin. Thực hiện quản lý, khai thác và sử dụng chương trình, hệ thống thiết bị an
toàn tin học hiệu quả. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh và


các cá nhân, sử dụng chương trình tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của
chi nhánh.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI

NHÁNH THANH HÓA
Trong những năm gần đây tuy tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi khi trong giai
đoạn hội nhập. Tuy có nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn hoàn thành tốt các chỉ
tiêu về kinh doanh đề ra và thậm chí còn rất khả quan. Cụ thể như sau:
1.4.1. Nghiệp vụ huy động vốn:
Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại, nó quyết định sự thành công của ngân hàng. Chi nhánh BIDV Thanh Hóa
đã xác định tạo vốn là khâu mở đầu, tạo ra khả năng vốn vững chắc cả về VND và
ngoại tệ.
Với phương châm đó chi nhánh BIDV Thanh Hóa đã thực hiện đa dạng hóa
nguồn vốn bằng nhiều hình thức và kênh huy động khác nhau từ mọi nguồn vốn trong
nước và ngoài nước. Ngân hàng mở rộng phạm vi huy động vốn, đa dạng các hình
thức huy động như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đa dạng các loại kỳ hạn, đa dạng
hóa lãi xuất… nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ đầu tư và phát triển kinh tế.
Nhờ áp dụng nhiều chính sách đa dạng nói trên, trong vài năm qua vốn huy
động của chi nhánh BIDV Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn
vốn cũng có sự thay đổi.


Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

NĂM
CHỈ TIÊU
Tổng vốn huy động

I.

1356

1716.6

1492

+ Huy động vốn ngắn hạn

180

499.6

433

+ Huy động vốn dài hạn

1176

1217

1059

553

561

418


803

1155.6

1074

+ Tiền gửi VNĐ

1191

1456

1241

+ Tiền gửi ngoại tệ

165

260.6

251

Phân loại theo thời gian huy
động

II.

Phân loại theo đối tượng huy
động
+ Tiền gửi tổ chức kinh tế - xã

hội
+ Tiền gửi từ dân cư

III.

Phân loại theo loại tiền

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn huy động
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thanh Hoá)
Cuối năm 2010 tình trạng các ngân hàng thương mại thực hiện cuộc chạy đua
lãi suất,các ngân hàng tự do đưa ra mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn làm
cho sức cạnh tranh giữa các ngân hàng nóng hơn. Một số Ngân hàng thương mại cổ
phần đưa ra hình thức lãi xuất cao thông qua việc tặng thưởng ở ngoài cho khách hàng


như trả trước lãi, thỏa thuận lãi xuất với khách hàng…Trước tình hình đó Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa là một trong những ngân hàng
nhà nước nên việc đua tranh lãi xuất với các ngân hàng thương mại cổ phần là rất khó
vì vào thời điểm này ngân hàng BIDV ngoài mục đích thu lợi nhuận còn đóng vai trò
một trong những ngân hàng góp phần điều tiết sự bình ổn thị trường tài chính nên việc
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Ngân Hàng Nhà nước là hết sức cần thiết. Việc
tăng lãi xuất của các ngân hàng thương mại cổ phần làm cho nguồn vốn cuối năm của
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Hóa giảm đi, khách hàng tranh nhau rút tiền để gửi
sang các Ngân hàng có lãi xuất cao, tuy nhiên trước những khó khăn trên Ngân hàng
BIDV chi nhánh Thanh Hóa vẫn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Điều đó được thể
hiện qua bảng số liệu trên.
Để thực hiện tốt điều này thì chi nhánh đã có các biện pháp đáng kể sau:
 Chi nhánh đã đánh giá đứng thực trạng, nhìn nhận rõ lợi thế, cũng như các
hạn chế của mình để từ đó có chính sách phù hợp để phát huy thế mạnh của chi nhánh.
 Phát triển mạng lưới giao dịch như mở thêm 01 phòng giao dịch tại trung tâm

thương mại Plaza.
 Thực hiện kế hoạch huy động vốn đến từng đơn vị gắn với bình xét thi đua.
 Thường xuyên phân tích diễn biến lãi suất trên thị trường từ đó cơ cấu lại
nguồn vốn cho hợp lý nhắm thục hiện tốt công tác huy động vốn.
 Triển khai các sản phẩm huy động đa dạng theo hệ thống, nghiên cứu triển
khai huy động vốn EUR tại chi nhánh. Tăng cường tiếp thị, quảng bá thương hiệu
BIDV.


1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn:
Hoạt động đầu tư của ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Hóa trong năm qua
giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ
lượng tín dụng chiếm 90% tổng thu nhập của ngân hàng
Nhờ có nguồn vốn lớn ổn định ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng
đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn trung dài
hạn. Việc thu hút khách hàng vay vốn được gắn liền với thu hút khách hàng mở tài
khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài, thông qua bảng số liệu sau:
Đơn vị: tỷ đồng
So sánh
2011/2010

NĂM
2010

2011

2012

Số
tiền


CHỈ TIÊU

Tỷ
trọng
(%)

2012/2011
Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Doanh số cho vay

2.022

2.389

2.574

367

18.15

185

7,74


Doanh số thu nợ

1.956

2.103

2.234

147

7,5

131

6,2

Dư nợ

1.165

1.406

1.829

241

20,7

423


30,1

Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán Ngân hàng ĐT và PT chi nhánh Thanh Hoá)
Nhìn bảng số liệu ở trên của Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh
Thanh Hoá ta thấy tình hình sử dụng vốn qua các năm có sự tăng trưởng. Doanh số
cho vay năm 2011 đạt 2.389tỷ đồng, tăng so với năm trước với số tiền là 367 tỷ đồng.
Công tác thu nợ được thực hiện song song, đạt 2.103tỷ đồng, tăng 7,5% so với 2010
với số tiền là 147 tỷ đồng. Năm 2012 so với năm 2011 tuy tỷ trọng tăng ít hơn tuy
nhiên với tình hình mọc lên nhiều các ngân hàng, sức cạnh tranh lớn thì đạt được kết
quả như trên là một thành tựu đối với ngân hàng BIDV chi nhánh Thanh Hóa. Doanh
số cho vay trong năm 2012 đạt 2.574 tỷ đồng tăng so với năm 2011 với số tiền là 185


tỷ đồng. Công tác thu nợ năm 2012 đạt 2234 tỷ đồng tăng 6,2% so với năm 2011 với
số tiền là 131 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng chi nhánh Ngân hàng BIDV Thanh Hóa
đã tích cực mở rộng đầu tư tín dụng trong điều kiện nền kinh tế khó khăn do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
1.4.3. Công tác dịch vụ khác:
Chi nhánh đẩy mạnh triển khai các dịch vụ bán lẻ: thẻ ATM, chuyển
tiền, kiều hối, BSMS…triển khai thêm một số các dịch vụ mới như: BSMS tập trung,
thanh toán hoá đơn, Home banking. Áp dụng linh hoạt phí dịch vụ đối với các loại
khách hàng đặc biệt: khách hàng mới, khách hàng truyền thống, khách hàng lớn… tôt
chức các đợt khuyến mãi phí dịch vụ để từ đó tăng tính hấp dẫn của các dịch vụ của
BIDV, định kỳ gửi phiếu thăm dò trưng cầu ý kiến của khách hàng nhằm đáp ứng nhu
cầu tốt nhất đối với khác hàng. Tăng cường tiếp thị quảng bá thương hiệu BIDV cũng
như tiếp thị khách hàng sử dụng các dịch vụ tại chi nhánh đặc biệt là sử dụng dịch vụ
thanh toán lương qua tài khoản, kết quả là đã tiếp cận với hầu hết các sở ban ngành,
các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.


Đơnvị : tỷ đồng


NĂM
Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

CHỈ TIÊU
Tổng thu dịch vụ

6,85

10,5

12,6

+ Thu về thanh toán

2,35

2,49

3,01

+ Thu về bảo lãnh


3,15

6,54

7,82

+ Thu kinh doanh ngoại tệ

0,335

0,86

0,93

+ Thu phát hành thẻ

0,245

0,211

0,24

+ Thu khác

0,77

0,456

0,6


Bảng 1.3: Kết quả hoạt động dịch vụ
(Nguồn tài liệu: Phòng kế toán NH ĐT & PT chi nhánh Thanh Hoá)
Ngoài các thông kê trên trong năm 2011 và năm 2012 chứng kiến sự tiến bộ
vượt bậc của chi nhánh trong việc phát hành thẻ: năm 2011 đạt 8500 thẻ năm 2012 là
9800 thẻ.
Thông qua bảng kết quả trên chúng ta thấy rằng công tác thực hiện các dịch vụ
khác tại chi nhánh là rất tốt. Để thực hiện được điều này thì chi nhánh đã làm tốt các
công tác như:
 Triển khai thêm một số dịch vụ mới như BSMS tập trung, thanh toán hoá
đơn, Home banking…
 Ban hành thêm một số phí như: phí gia hạn nợ, phí giải ngân tiền mặt…nhằm
tăng thu dịch vụ.
 Xây dựng được biểu phí thống nhất trên cơ sở biểu phí chung của toàn hệ
thống và phải phù hợp thực tế tại địa bàn.
 Thường xuyên theo dõi diễn biến biểu phí dịch vụ trên địa bàn và chính sách
phí của các ngân hàng khác trên địa bàn nhằm có chính sách khách hàng và biểu phí
phù hợp, đảm bảo cạnh tranh.


Nhìn chung các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh đã đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng, được khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm, đảm bảo cạnh
tranh trên địa bàn. Một số sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng như: thẻ ghi nợ
nội địa, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế.
1.4.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Thanh Hóa
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu

2010


2011

2012

Tổng doanh thu

132,3

176

265,15

Tổng chi phí

96,4

128,5

207,8

Lợi nhuận trước thuế

32,1

38,9

45,95

Trong đó: Trích lập quỹ DPRR


3,8

8,6

11,4

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thanh Hóa từ 2010 - 2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2010 – 2012)
Từ số liệu trên cho thấy, doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng với
mức cao, năm 2010 là 132,3 tỷ; năm 2011 là 176 tỷ; đến năm 2012 đã tăng lên 265,15
tỷ; bằng 100,4% so với năm 20011. Mặc dù trong năm 2012 tình hình hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh có nhiều khó khăn do chịu sự tác động xấu của nền kinh tế trong
nước cũng như nền kinh tế Thế giới nhưng với sự nỗ lực của tất cả các công nhân viên
cũng như việc áp dụng linh hoạt các kinh nghiệm nghề nghịêp của họ đã giúp cho chi
nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Thanh Hoá đạt được tỉ trọng doanh thu khá
cao so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH
HÓA


2.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KIỂM TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1.1. Tổ chức hệ thống kế toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
- Đối tượng kế toán: gồm Tài sản, Nguồn vốn và Sự chu chuyển tài sản
Đối tượng kế
toán


Sự chu chuyển
tài sản

Tài sản

Tài
sản


Sử
dụng
vốn

Vốn

Vốn
cố
định

Nguồn vốn

Tài
sản nợ

Nguồn
vốn

Vốn
lưu
động


Sơ đồ 2.1. Đối tượng kế toán ngân hàng BIDV Thanh Hóa
- Hình thức kế toán: tập trung, sử dụng phần mềm Core-banking trên toàn hệ thống
NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa
+ Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam
- Chứng từ kế toán tại BIDV Thanh Hóa:
+ Hệ thống chứng từ do thống đốc NHNN ban hành


+ Chứng từ nội bộ do Ngân hàng lập hoặc do khách hàng lập tại ngân hàng; chứng từ
bên ngoài do ngân hàng khác chuyển về để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng.
+ Chứng từ giấy do ngân hàng lập hoặc khách hàng lập trực tiếp trên giấy; chứng từ
điện tử là chứng từ nhằm mục đích chuyển tiền hoặc thanh toán vốn giữa các ngân
hàng.
+ Chứng từ gốc là chứng từ ban đầu khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Chứng từ ghi sổ là chứng từ do ngân hàng lập làm căn cứ ghi sổ kế toán.
- Hệ thống tài khoản(Phụ lục 2)
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiện hành (Theo quyết định số 479/2004/QĐNHNN ngày 29/04/2004, QĐ số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/06/2005 và QĐ số
29/2006 ngày 10/07/2006 của thống đốc NHNN).
Hệ thống tài khoản bao gồm 9 loại: từ loại 1 đến loại 8 là các tài khoản trong bang
cân đối kế toán. Loại 9 là tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.


2.1.1.2. Các phần hành kế toán
Kế toán trưởng

KT
nghiệp
vụ ngân

quỹ

KT tài
sản cố
định

KT
nghiệp
vụ tín
dụng

KT
nghiệp
vụ huy
động
vốn

KT thanh
toán qua
ngân
hàng

KT vốn
chủ sở
hữu và
KQKD

Sơ đồ 2.2. Tổ chức các phần hành kế toán tại BIDV Thanh Hóa
2.1.1.3. Chế độ kế toán áp dụng
Ngân hàng áp dụng hệ thống chế độ kế toán NHNN Việt Nam ban hành theo

Quyết định số 479/2002/QĐ-NHNN ngày 01/06/2005.Quyết định 29/2006/QĐNHNN ngày 10/07/2006 và chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng
theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN, ngày 18 tháng 04 năm 2007 của thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.1.4. Hình thức sổ kế toán áp dụng
Sổ nhật ký chung được quản lý trên phần mềm core-banking đăng nhập nội bộ
trên toàn hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng
- Chuyển đổi tiền tệ:
Nghiệp vụ phát sinh trong kỳ bằng ngoại tệ chủ yếu là đô la Mỹ (USD) được quy
đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào thời điểm cuối
tháng, cuối năm. Chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và đánh
giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được đưa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Nguyên tắc hợp nhất BCTC:


×