Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP cơ khí: Tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 31 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường đại học trực thuộc Bộ
Công Thương được thành lập ngày 2 tháng 12 năm 2005 trên cơ sở nâng
cấp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Trường Cao đẳng Công nghiệp
Hà Nội được thành lập năm 1999 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học
Công nghiệp I. Năm 1997, sáp nhập 2 trường: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ
nghệ Thực hành Hà nội lấy tên là Trường Trung học Công nghiệp I.

1


ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN, VIÊN CHỨC
• Trường hiện có hơn 1700 cán bộ, viên chức trong đó có gần 1400 là giáo
viên, giảng viên, có 75% trình độ trên đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ).
• Trường có trên 20 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc; nhiều Giáo sư, Phó
giáo sư, Tiến sỹ của các trường đại học, viện nghiên cứu đang tham gia
giảng dạy tại Trường.
CƠ SỞ VẬT CHẤT
Trường có 03 cơ sở đào tạo với tổng diện tích gần 50 ha. Tại các cơ sở, nhà
trường đã xây dựng kiên cố hơn 300 phòng học lý thuyết, 200 phòng thực
hành, thí nghiệm với đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ cho đào tạo khoảng
60.000 HS-SV.
Trường đã xây dựng mạng lưới liên kết đào tạo với hơn 20 cơ sở đào tạo
trên cả nước để đào tạo nhiều cấp trình độ đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động.
Trung tâm thư viện điện tử có trên gần 400.000 đầu sách và nhiều loại
phòng đọc khác nhau. Gần 2.500 máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ toàn
trường kết nối Internet phục vụ công tác quản lý điều hành, giảng dạy, học
tập và nghiên cứu khoa học.
Kí túc xá hiện đại với hơn 550 phòng ở cho học sinh, sinh viên nội trú được
trang bị đầy đủ phương tiện sinh hoạt có thể phục vụ cho gần 6000 học


sinh, sinh viên. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của HS-SV như: sân chơi thể
thao, dịch vụ thẻ ATM, siêu thị, nhà ăn…
NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có lịch sự phát triển trên 110 năm
(1898), tiền thân từ 2 trường: Trường chuyên nghiệp Hà Nội & Trường
chuyên nghiệp Hải Phòng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà
trường đã được Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ngành của Việt Nam tặng
nhiều phần thưởng cao quý.
• Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới;
• 02 Huân chương độc lập hạng Nhất;
• 01 Huân chương chiến công hạng Nhất;
2


• 01 Huân chương độc lập hạng Ba;
• 01 Huân chương chiến công hạng Ba;
• 12 Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; nhiều cờ thưởng và bằng
khen của Chính Phủ, các Bộ, Ngành;
• Đảng bộ Nhà trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững
mạnh tiêu biểu. Các tổ chức Đoàn Thanh niên và Công đoàn luôn đạt danh
hiệu tiên tiến xuất sắc.
Ngày 02/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 315/2005/QĐTTg thành lập Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao
đẳng Công nghiệp Hà Nội. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ngày nay
đang từng bước trưởng thành vững mạnh phấn đấu trở thành trường đại học
đẳng cấp quốc tế.
Khoa Cơ khí
Trung tâm Cơ khí trường Đại học Công nghiệp được thành lập ngày 01
tháng 03 năm 2010 trên cơ sở trung tâm sửa chữa bảo trì thiết bị công
nghiệp và một bộ phận đào tạo giáo dục chuyên nghiệp của khoa Cơ khí
(TCCN& Đào tạo nghề) thực hiện nhiệm vụ đào tạo và cung cấp dịch vụ về

cơ khí thuộc lĩnh vực đào tạo TCCN và đào tạo nghề thực hiện các nhiệm
vụ theo quy định của nhà nước và theo quy chế hoạt động của nhà trường.
Hiện nay, Trung tâm Cơ khí có đội ngũ cán bộ, giáo viên đầy đủ trình độ,
khả năng và kinh nghiệm thực hiện tốt việc đào tạo các hệ: trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Trung tâm Cơ khí luôn
luôn tích cực xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên, xây dựng
các chương trình, viết giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập của học sinh.
Đồng thời Trung tâm luôn duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp sử
dụng lao động để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được
yêu cầu công việc của các doanh nghiệp.
Học sinh tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang được xã hội
đánh giá cao, trong đó học sinh được đào tạo ở bộ môn thực hành khoa Cơ
khí và trung tâm sửa chữa được đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Điều
đó được khẳng định khi học sinh ra trường, đi làm đều đáp ứng tốt về trình
độ chuyên môn, tay nghề và thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của
xã hội.

3


* Những phần thưởng cao quý:
- Huân chương lao động hạng ba,
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,
- Nhiều bằng khen của các Bộ, Ngành…

NỘI DUNG THỰC TẬP
1/. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẨU
-Khảo sát tìm hiểu quy mô và bố trí phòng thí nghiệm, chủng loại các
máy công cụ, các sản phẩm chế tạo, các tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất.
-Tìm hiểu các nguyên lý hoạt động , cách vận hành của các máy gia

công, chế tạo chi tiết của nhà máy.
-Tìm hiểu quy trình công nghệ gia công một số chi tiết điển hình.
-Thực tập tại phòng thí nghiệm nâng cao tay nghề, tham gia quan sát
một số chi tiết được làm tại phòng thí nghiệm.
-Thực hiện nội quy 5S
-Bảo dưỡng tổng máy móc và các thiết bị trong khu thí nghiệm.
2/. KHÁI QUÁT KHU SẢN XUẤT
2.1 Vị trí
Phòng thí nghiệm tầng 1 nhà A9:
2.2 Công tác an toàn trong sản xuất.
1. Đeo kính bảo hộ : Gọng kính nhựa bảo vệ mắt khỏi những va chạm từ
phía trước và bên hông. Có nhiều loại kính còn bảo vệ chống lại hơi và hóa
chất lỏng.
2. Nghỉ ngơi điều độ để không bị mệt mỏi. Không hút thuốc , uống rượu
khi đang thao tác trên máy.
4


3. Không đùa giỡn.
4. Không làm việc với máy móc nguy hiểm khi đang mệt, tức giận hoặc lo
lắng.
5. Luôn luôn tự giác.
6. Làm việc trong khu vực thoáng và có đầy đủ ánh sáng.
7. Luôn cẩn thận khi làm việc với máy móc. Đừng bỏ qua những qui trình
của hệ thống máy vì những nguy hiểm do vi phạm qui trình thao tác làm
tốn nhiều thời giờ và tiền bạc hơn những gì nó mang lại.
8. Ngắt điện trước khi sửa máy.
9. Hãy học biết những qui tắc cấp cứu và có một bộ cấp cứu sẵn sàng.
10. Đeo găng tay cao su và tạp dề cao su khi làm việc với chất điện giải.
11. Phải biết những nơi cần gọi giúp đỡ. Hãy có số điện thoại khẩn cấp của

bác sĩ, xe cấp cứu, bệnh viện, chữa cháy gần nơi máy điện thoại.
12. Không sử dụng nước dập một đám cháy điện. Phải có bình dập lửa hóa
chất loại C ở gần nơi có nguy cơ cháy. Cháy chất lỏng và cháy thiết bị điện
đòi hỏi bình dập lửa hóa chất có áp lực dung tích 10 kg.

5


13. Thực hiện tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy.

6


3/. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG.
3.1. TIỆN
3.3.1. Khái niệm
Tiện là một quá trình cắt gọt kim loại trong đó vật gia công quay
tròn còn dao tịnh tiến theo các hướng do bàn xe dao đi. Trong quá
trình đó tạo ram omen cắt và trục cắt.
3.3.2. Nguyên lý
Chi tiết quay tròn tại một chỗ còn dao thực hiện chuyển động
tịnh tiến để cắt gọt.
1- Mâm cặp: là đồ gá dùng để kẹp chặt chi tiết
2- Chi tiết gia công
3- Dao tiện được kẹp chặt trên bàn gá dao
4- Bàn gá dao
5- Mặt chi tiết đang gia công
6- n, s, t: Hợp lại gọi là chế độ cắt gọt

+n: Tốc độ quay của mâm cặp hay tốc độ quay của trục chính(

vòng/phút )
+s: Hướng và lượng dịch chỉnh của dao tiện khi máy quay một
vòng được tính(
mm/vòng)
+t: chiều sâu cắt là lớp kim loại hớt bỏ đi trong một lần cắt

7


3.3.3. Các sản phẩm:
1- Ren ngoài hoặc ren trong
2- Mặt phẳng
3- Tiện rãnh
4- Tiện côn
5- Tiện mặt bậc
6- Mặt đầu
7- Mặt lõm
Ngoài ra trên máy tiện còn có thể khoan, khoét, hoặc doa lỗ
3.3.4. Nội quy an toàn khi tiện
1. Phải mặc quần áo bảo hộ gọn gàng, đi giầy, công nhân nữ phải
buộc tóc gọn gàng.
2. Kiểm tra máy ở chế độ không tải
3. Sắp xếp lại chỗ làm việc, kiểm tra dụng cụ gá lắp, dụng cụ đo, chi
tiết kẹp.
4. Chi tiết gia công có khối lượng lớn hơn 20kg phải có cơ cấu nâng
hạ
5. Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc
6. Gá dao chắc chắn, sử dụng miếng đệm khi gá dao
7. Kẹp chặt phôi cẩn thận, không để chìa khóa mâm cặp trên mâm
cặp sau khi đã tháo lắp phôi

8. Sau khi kẹp chặt phôi không cho chấu kẹp nhô ra khỏi đường
kính ngoài của mâm cặp 1/3 chiều dài chấu, khi chấu kẹp nhô ra
quá phải thay chấu kẹp( nếu chấu kẹp thuận phải thay bằng chấu
kẹp nghịch)
9. Khi gia công vật liệu dẻo có phoi dây thì phải dùng cơ cấu bẻ
phoi, dùng móc phoi chuyên dùng, tránh phoi quấn vào chi tiết
gia công.

8


10.Khi gia công vật liệu giòn phải dùng tấm chắn bảo vệ trong suốt
hoặc phải đeo kính bảo hộ.

11.Không được rời khỏi vị trí làm việc khi máy đang chạy
12.Dừng máy, điều chỉnh cánh gạt về vị trí an toàn, quét dọn sạch
phoi, dùng rẻ sạch lau sạch các dụng cụ đo, dụng cụ cắt và để gọn
vào vị trí quy định, sắp xếp gọn gàng các chi tiết gia công.
3.3.5. Cấu tạo máy tiện



Đầu máy: làm nhiệm vụ mang trục chính, ở đầu trục chính lắp
mâm cặp , tốc độ quay của máy được tính bằng tốc độ quay trục
chính.



Đế máy: Dùng để đỡ thân máy và đầu máy, gồm 2 phần:




Đế lớn: chứa hộp tốc độ và động cơ.

9




Thân máy: ở mặt trên của thân máy được lắp các sống trượt và
mặt trượt làm nhiệm vụ dẫn hướng cho bàn xe dao và ụ động.
Hướng là song song với tâm trục chính, chiều dài chi tiết có thể
gia công được phụ thuộc vào chiều dài thân máy.



Đế nhỏ chứa các bộ phận về điện.



Hộp tốc độ chạy dao: Có các tay gạt điều khiển tốc độ tiến dao
khi chạy dao tự động để tiện trơn hay tiện ren.



Bàn xe dao: Có các tay qoay điều khiển tịnh tiến của dao tiện
quay theo các hướng khác nhau




Ụ Động: được sử dụng để lắp mũi chống tâm để đỡ các chi tiết
khi tiện ngoài đối với trục dài hoặc ống dài.

3.3.6. Nguyên lý hoạt động của máy tiện
Từ động cơ truyền chuyển động qua hộp tốc độ. Tại hộp tốc độ
có 2 tay gạt điều khiển tốc độ quay để cho ra nhiều tốc độ quay khác
nhau, sau đó truyền chuyển động cho trục chính thông qua bộ truyền
đai làm quay trục chính. Ta được chuyển động chính của máy là
chuyển động quay. Từ trục chính nhờ có bộ bánh răng ăn khớp,
truyền chuyển động xuống hộp tốc độ chạy dao thông qua bộ bánh
răng thay thế và được điều khiển bằng các tay gạt ở hộp tốc độ chạy
dao làm quay trục vít me khi tiện ren và trục trơn khi tiện trơn. Trên
bàn xe dao có các tay gạt điều khiển hướng tịnh tiến của dao tiện.
1.Chứa bộ phận về điện gồm điện khởi động, bơm nước làm nguội,
đèn chiếu sáng.
2. Tay gạt khởi động máy có 3 vị trí vị trí giữa: tắt máy kéo lên:
máy quay thuận (ngược chiều với chiều kim đồng hồ)
3. Tay gạt điều khiển
10


tốc độ quay
Tay gạt ngắn: 2vị trí
Tay gạt dài: 3 vị trí
Khi cần tìm tốc độ thì tra vào bảng tốc độ quay và gạt tay gạt
về phía đó
4. Tay gạt điều chỉnh hướng tiến dao khi máy quay một chiều.
5. Tay gạt điều chỉnh tốc độ
quay có 3 vị trí
A: quay gián tiếp

B: quay trực tiếp
Vị trí ở giữa: là vị trí an toàn khi gá lắp phôi.
Tốc độ cần tìm nằm ở hang nào trong bảng tốc độ quay thì ta
gạt về phía đó.
6. Dựa vào tốc độ
hộp chỉnh dao

7. Tay gạt điều chỉnh hộp tốc độ chạy dao có 5 vịu trí ứng với một
vị trí của tay gạt 7 thì tay gạt 8 có 5 vị trí
9. Núm điều khiển trục trơn hoặc trục vitme quay có hai vị trí:
+ Kéo ra trục trơn qua để tiện trơn
+ Nhấn vào trục vitme quay dung để tiện ren
10. Tay quay và du xích bàn xe dao: tay quay điều khiển
hướng tịnh tiến của dao, hướng là song song với tâm, du xích có
giá trị 1vach = 1mm được chia làm 200 vạch. Công dụng du
xích: để tính điểm đầu hoặc chiều dài chi tiết đối với trục dài hoặc
ống dài.
11


11. Tay quay và du xích bàn dao ngang: khi sử dụng tay quay
và du xích bàn dao ngang dao tiện sẽ tịnh tiến vuông góc với
tâm, du xích có giá trị 1 vạch = 0.05mm, 80 vạch. Công dụng của
du xích: dung để tính chiều sâu cắt khi tiện ngoài hoặc tiện lỗ.
12. Tay quay và du xích bàn trượt dọc trên: bàn trượt dọc trên có
thể xoay theo các hướng khác nhau, du xích có giá trị 1 vạch =
0.05mm, 60 vạch.
Cộng dụng du xích: để tính điểm sâu cắt
khi tiện mặt đầu
13. Tay gạt điều khiển tiện

trơn dọc tự động
14. Tay gạt điều khiển tiện trơn
ngang tự động
15. Tay gạt điều
khiển tiện ren
3.3.7. Các đồ gá
thông dụng
a) Mâm cặp 3 chấu tự định tâm: được lắp ở đầu trục chính
thường được sử dụng để gá lắp chi tiêt có dạng hình trụ hoặc
3 cạnh đối xứng đối với tâm gia công. Mỗi mâm cặp có 2 bộ
chấu, mỗi bộ chấu có 3 cái.

-Cách sử dụng: dung cờ lê mâm xoay một trong 3 lổ ở vỏ
12


ngoài cả 3 chấu cùng đồng thời kẹp lại hoặc mở ra ( tính tự định
tâm)
-Ưu điểm: gá kẹp chi tiết gia công nhanh, đạt được độ đồng tâm
cao
-Nhược điểm: không gá kẹp được những chi tiết có dạng hình
vuông, hình chữ nhật, những hình phức tạp khác.
b) Mâm cặp bộ chấu vạn năng: thường được sử dụng để gá kẹp
những chi tiết có dạng hình vuông, dạng hình chữ nhật, hay hình
phức tạp.

-Ưu điểm: gá kẹp được tất cả những chi tiết
-Nhược điểm: có 4 chấu kẹp từng chấu kẹp có vit điều chỉnh
riêng, các chấu kẹp có thể xoay theo các hướng khác nhau, vì
không có tính tự định tâm nên tốn nhiều thời gian để gá kẹp các

chi tiết gia công
c) Giá đỡ động: được gắn cố định trên bàn xe dao di chuyển dọc
theo băng máy cùng với dao tiện.
Công dụng: để đỡ chi tiết gia công khi tiện ngoài đối với trục
dài có đường kính nhỏ và được chống tâm một đầu.
d) Giá đỡ tĩnh: được gắn cố định trên than máy dùng để đỡ chi
tiết gia công khi tiện một đầu hoặc tiện lổ,những trục dài hoặc
ống dài vị trí cắt xa ở vị trí kẹp.
13


Cách gá lắp phôi cơ bản:
- Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu khi chiều dài
nhỏ hơn 6 lần đường kính chi tiết
- Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu và sử dụng mũi
chống tâm
- Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu có sử dụng giá đỡ
động
- Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu có sử dụng giá đỡ
tĩnh
3.3.8. Dao tiện
Dao tiện quyết định rất lớn đến bề mặt chi tiết gia công, đến
năng suất lao động.

a) Yêu cầu đối với vật liệu làm dao tiện:
+ Độ cứng cao: do tính chất của vật liệu không đồng nhất như
gang, thép, đồng,
nhôm là những vật liệu có độ cứng cao vì vậy yêu cầu đối với
vật liệu làm dao phải cứng hơn vật liệu gia công.


14


+ Độ chịu nhiệt cao: trong quá trình cắt do ma sát giữa dao va
chi tiết gia công dưới tác dụng của lực cắt, khi cắt gọt ở tốc độ
cao tạo nên nhiệt độ lớn vật liệu làm dao phải chịu được nhiệt độ
đó.
+ Độ chịu mài mòn: do ma sát giữa dao và chi tiết gia công kết
hợp với nhiệt độ
cao làm dao chóng mòn vì vậy vật liệu làm dao phải chịu được
nhiệt độ đó.
+ Tính chịu va đập: va đập sinh ra do quá trình cắt không liên
tục hoặc do tính không đồng nhất của vật liệu. Vật liệu làm dao
phải chịu được độ va đập nhất định.
b) Cấu tạo dao tiện: gồm 2 phần
-Phần thân: được làm bằng tiết diện hình vuông, được sử dụng
kẹp trên bàn gá dao
-Phần lưỡi cắt: được làm hoặc gán với vật liệu làm dao, trực
tiếp tham gia vào cắt gọt và có các mặt và các đường.
c) Các loại vật liệu làm dao thông dụng:
-Thép gió: P9-18 có nhiệt độ khoảng 650 0C, độ cứng 65HRC,
thuận tiện dung cho gia công ở tốc độ thấp.
-Hợp kim cứng: chia làm hai nhóm:
+Nhóm 1: BK6, BK8 có nhiệt độ khoảng 1000 0C, độ cứng
75 HRC thường sử dụng để tiện gang.
+Nhóm 2: T5K10, T15K6 có độ cứng lớn hơn 85HRC, có
nhiệt độ lớn hơn 10000C thường được sử dụng để tiện thép,
các kimloại màu.
Ngoài hai vật liệu trên người ta còn sử dụng kim cương nhân tạo,
gốm sứ, thép cacbon dụng cụ.

15


3.4. PHAY
3.4.1. Khái niệm
Phay là một hình thức cắt gọt trong đó dao thực hiện chuyển động
tròn để tạo ra tốc độ cắt còn chi tiết thực hiện chuyển động tịnh
tiếntheo các phương dọc, phương ngang, phương đứng để thực hiện
việc cắt gọt kim loại
3.4.2. Ký hiệu:

TCVN
P82: - P: máy phay
-8: nhóm máy phay ngang
- 2: cỡ bàn phay số 2
P12: -P: máy phay
-1: nhóm máy phay đứng
-2: cỡ bàn phay số 2

Sau ký hiệu có them A, B, C, D, E chỉ máy này đã cải tiến.
3.4.3. Phạm vi sử dụng:
Máy phay gia công được các sản phẩm chi tiết sau:
1- Gia công phay mặt phẳng, mặt bậc
2- Phay rãnh hoặc cắt đứt
3- Phay rãnh chữ T
4- Gia công mặt góc lõm
5- Gia công mặt góc lồi
6- Gia công rãnh then
7- Phay rãnh răng bánh răng: bánh răng trụ thẳng, bánh
răng trụ nghiêng xoắn, bánh răng côn, trục vít.

8- Mở mang công nghệ: chúng ta có thể khoan, khoét,
doa lỗ.

16


3.4.4. Nguyên lý hoạt động

Hình dáng bên ngoài của máy
phay vạn năng

Máy phay sử dụng hai động cơ:
Động cơ 1 truyền chuyển động quay cho trục chính thông qua
hộp tốc độ quay của trục chính.Từ động cơ đến hộp tốc độ bao
giờ cũng có khớp nối.
Động cơ 2 truyền chuyển động quay cho các bánh răng trong
hộp tốc độ bàn phay và biến chuyển động quay thành chuyển
động tịnh tiến của bàn phay theo các phương dọc, đứng,
ngang nhờ cơ cấu vít me và đai ốc bàn phay
3.4.5. Phương pháp gia công trên máy phay
Phay thuận: khi chiều quay của dao cùng chiều với chiều tịnh tiến của
chi tiết. Trong quá trình cắt gọt dao bắt đầu cắt vào chi tiết từ tiết diện
dày đến mỏng (từ amax đến amin) làm cho chi tiết có xu hướng bị ép
chặt xuống bàn máy nên sinh ra rung động nhưng phương pháp này cho
17


độ cứng cao và dùng để gia công tinh.
Phay nghịch: khi chiều quay của dao ngược chiều với chiều rịnh tiến
của chi tiết. trong quá trình cắt gọt dao cắt bắt đầu cắt chi tiết từ tiết

diện mỏng đến tiết diện dày (từ amin đến amax) làm cho chi tiết cò xu
hướng thoát ra khỏi bàn máy nên bàn máy chạy êm, nhưng phương pháp
này cho độ bong không cao và thường dung gia công thô.
a/. Dao
Dao phay trụ: dung để phay mặt phẳng
Dao phay cắt: (1,2,3 lưỡi cắt) dùng để phay cắt đứt hoặc phay rãnh
Dao phay góc: dung để phay các mặt góc 30o, 45o, 60o
Dao phay đĩa môđun: dung phay rãnh răng của bánh răng
Dao phay ngón: + đuôi trụ: phay rãnh then
+đuôi côn: phay mặt bậc
+chữ T: gi công rãnh chữ T

b/. Cách gá dao:
+ Đối với những loại dao phay như: dao phay môđun, dao
phay cắt, dao phay trụ, dao phay góc đều có lỗ thì ta chon một
trục gá sao cho đường kính trụ phù hợp với đường kính lỗ của
dao; dao có thể thay đổi vị trí trên trục gá dao nhờ các ống đệm,
bạc đệm và được cố định ở vị trí nhờ đai ống đầu trục. Một đầu
trục gá có côn thì được gá trực tiếp vào trục chính và được cố định
với trục chính nhờ trục rút, đầu kia của trục trục gá thì được gá
vào trong giá đỡ, mục đích là làm cho trục chính được thăng
bằng.
18


+ Đối với dao phay ngón đuôi côn thì được gá trực tiếp vào
trong trục chính qua trung gian vào côn và được cố định liền với
trục chính nhờ trục rút
+ Còn dao phay ngón đuôi trụ thì được gá vào trong bàn
kẹp.

c/. Gá chi tiết:
Thông thường ít khi người ta gá chi tiết trực tiếp trên bàn
phay mà phải gá qua các đồ gá vì những loại đồ gá này được chế
tạo rất chính xác về độ đông tâm, độ vuông góc, độ song song, ví
dụ:
- Khối V: để gá chi tiết có dạng trụ, cầu
- Êtô: để gá chi tiết có dạng khối chữ nhật, vuông.
- Mâm chia độ xoay tròn 360o: gá chi tiết gia công những
rãnh cung tròn và chia độ.
- Trục gá chi tiết dùng để gá chi tiết có lỗ phôi hoặc chi tiết
bánh răng.
3.4.6. Đầu phân độ
a/. Công dụng: đầu chia độ dung để chia đều các khoảng cách
đều nhau,như rãnh răng bánh răng, các mặt phẳng cách đều.
Ngoài ra đầu phân độ côn dung để truyền chuyển động xoay
cho chi tiết khi gia công rãnh nghiêng xoắn.
b/. Cách chia: chỉ chia trực
tiếp(đơn giản)
N: tỉ số truyền
Z: số rãnh gia công
N: số vòng quay trong một lần chia n = N\Z

19


+ Nếu n nguyên: chọn bất kỳ lỗ nào trên đĩa lỗ, rút chốt lỗ
quay tay quay đi n vòng và thả đúng vào lỗ đã chọn thì ta được
một lần chia,cứ tiếp tục như thế cho đến khi hoàn thành công việc.
+Nếu n không nguyên: Z là ước của số lỗ nào đó có trên đĩa
ta chọn vong lỗ đó và tiến hành xác định vị trí quay nhờ cữ rẽ

quạt. Trường hợp không có số lỗ trên đĩa lỗ ta sử dụng cách
chia khác: cách chia vi sai (không nghiên cứu).
4. Các nguyên tắc và nội quy khi vào trong phòng thí nghiệm:
- Thứ nhất:
1.
2.
3.
-

Nội quy phòng thí nghiệm
Trước khi học thí nghiệm.
Những người không có nhiệm vụ không được vào phòng thí nghiệm.
Giáo viên, HS-SV phải có mặt tại phòng thí nghiệm trước giờ học từ
5 đến 10 phút.
Phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định : quần, áo, đầu
tóc gọn gàng.
Kiểm tra tình trạng của thiết bị, dụng cụ, vật tư, ... nhận bàn giao
phòng học và ghi sổ giao ca.
Trong khi học thí nghiệm.
Thực hiện các công việc khi đã được giáo viên hướng dẫn và phân
công.
Không tự ý bỏ ra ngoài hoặc gây mất trật tự, đùa nghịch đi lại lộn
xộn.
Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không nhai kẹo cao su.
Tuyệt đối không làm việc riêng.
Không tự ý đem các thiết bị, dụng cụ ..... ra khỏi phòng thí nghiệm
khi chưa được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn hoặc người quản
lý.
Phải thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc sử dụng thiết bị.
Khi để xảy ra mất an toàn cho người, thiết bị ngắt điện cấp cứu

người bị nạn ( nếu có ); giữ nguyên hiện trường và báo cáo ngay giáo
viên hướng dẫn hoặc người có trách nhiệm giải quyết.
Khi làm hỏng dụng cụ, các thiết bị phong học.... tùy theo mức độ
nặng, nhẹ phải bồi thường theo quy định của nhà trường.
Kết thúc học thí nghiệm.
Vệ sinh ngăn nắp, gọn gàng phòng học.
20


- Ngắt điện vào máy, lau chùi sạch sẽ các thiết bị dụng cụ.... và cho
dầu, mỡ vào những chỗ cần thiết của thiết bị, dụng cụ.
- Bàn giao phòng thực hành cho người quản lý.
4. Yêu cầu.
- Giáo viên, HS-SV phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy này.
Hà nội, ngày 01 tháng 9 năm 2011.
HIỆU TRƯỞNG
( Đã Ký )
Ts. Trần Đức Quý
- Thứ hai:
( 5S )
1 . Don dẹp ( Seiri )
Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết.
Nhanh chóng loại bỏ những thứ không cần thiết.
2. Sắp xếp ( Seiton )
Quy định sao cho dễ lấy, sử dụng và an
toàn.
3. Lau dọn ( Seison )
- Thường xuyên lau dọn nơi làm việc.
4. Vệ sinh ( Sieketsu )
Luôn giữ trang phục và nơi làm việc gọn gàng.

5. Kỷ luật ( Seitsuke )
Có thái độ tốt và có thói quen tuân thủ các nguyên tắc an
toàn.
Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2009.
4. Sơ đồ,vị trí đặt máy trong phòng thí nghiệm.
Gồm có 4 phòng thí nghiệm:
- Phòng thí nghiệm: Công nghệ chế tạo máy
- Phòng thí nghiệm: Nguyên lý cắt
- Phòng thí nghiệm: Máy cắt
- Phòng thí nghiệm: Sức bền vật liệu
4.1 Phòng thí nghiệm : Công nghệ chế tạo máy
Gồm có 3 loại máy như sau:
21


- Máy tiện: MAGNUM CUT , F1- 901GSM số lượng 3 máy số :1,2,3
- Máy phay: 1 máy số :7
- Máy mài: SINGAR 1 máy số :6
- Máy mài: FRESOTH 1 máy số :4

Máy tiện: MAGNUM CUT , F1- 901GSM

Máy mài: FRESOTH 1
22


Máy mài: SINGAR 1

23



Máy phay ( MAGNUM_CUT )

4.2 Phòng thí nghiệm :Nguyên lý cắt
- Ba máy phay ( MAGNUM_CUT ) máy số :1,2,6
- Hai máy tiện ( MAGNUM_CUT ) máy số :4,5

24


- Máy mài

Máy mài

25


×