Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần hưng đạo container hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.04 KB, 36 trang )

Phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần
Hưng Đạo Container Hải Phòng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
thông qua đường lối cải cách kinh tế đúng đắn, nền kinh tế nước ta ngày càng khởi sắc
và đạt được những thành tựu to lớn. Đây chính là môi trường thuận lợi cho các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói riêng, đồng thời đó
cũng là một thách thức to lớn bởi vì nền kinh tế phát triển kéo theo cạnh tranh trong
kinh doanh diễn ra mạnh mẽ quyết liệt như một tất yếu khách quan. Sự cạnh tranh
không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà trên toàn thế giới, đó là xu hướng
quốc tế hóa toàn cầu hóa. Chính vì vậy để có thể đứng vững và phát triển, góp phần
vào sự phát triển chung của đất nước mỗi doanh nghiệp thương mại cần tìm cho mình
một hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong quản lý tài chính.
Tài chính doanh nghiệp lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho sự phát triền bền vững và ổn
định của chính doanh nghiệp.
Khi xem xét đánh giá hiệu quả quản lý tài chính, có một yếu tố quan trong không
thể không đề cập đến đó là tình hình khả năngthanh toán của doanh nghiệp, bởi nó góp
phần phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp định nghĩa
“Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị
thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần
thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. Như vậy từ “phá sản doanh
nghiệp” thường được đề cập tới những doanh nghiệp rơi vào tình trạng hỗn loạn tài
chính không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Sự hỗn loạn về tài chính
đó có thể là do doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn mặc dù số tài sản doanh
nghiệp vượt quá số nợ hoặc tổng số nợ của doanh nghiệp vượt quá tài sản của nó.
Thực trạng khả năng thanh toán là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
các nhà đầu tư, người vay vốn, người cung ứng khách hàng,… trước khi họ quyết định
có nên đầu tư hay tài trợ vốn cho doanh nghiệp hay không. Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến nguồn vốn huy động, đây là nguốn vốn kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp.
Qua đây ta có thể thấy công tác quản lý thanh toán góp phần quyết định sự tồn tại và


phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng và trình độ quản lý tài chính của nhà
quản trị.

1


Nhận thức được tình hình thực tiễn của việc nghiên cứu về khả năng thanh toán
phát sinh trong doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Hưng
Đạo Container Hải Phòng cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hường, em
xinh trình baỳ bài báo cáo tốt nghiệp về đề tài: “Phân tích khả năng thanh toán tại
Công ty Cổ phần Hưng Đạo Container Hải Phòng”. Nhằm chỉ ra những ưu nhược
điểm trong công tác quản lý công nợ của công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Nội dung đề tài là tập trung nghiên cứu khả năng thanh toán của
doanh nghiệp để thấy rõ thực trạng, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Khả năng thanh toán của công ty cổ phần Hưng Đạo
Container Hải Phòng
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của
công ty trong giai đoạn 2012-2014 nhằm đánh giá thực trạng khả năng thanh toán của
công ty ở hiện tại và xu hướng trong tương lai của công ty.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp
so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh
nghiệp. Các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn
trực tiếp nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến

động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu, và từ đó đưa ra nhận xét. Ngoài ra còn sử
dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp liên hệ,

5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,danh mục bảng biểu,
danh mục chữ viết tắt thì kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về khả năng thanh toán trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần Hưng Đạo
Container Hải Phòng giai đoạn 2012-2014
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty cổ
phần Hưng Đạo Container Hải Phòng

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Khái quát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về khả năng thanh toán của Doanh nghiệp
Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà Doanh nghiệp
có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan
hệ cho Doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản
phải thu từ các cá nhân mắc nợ Doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh
thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán.
Các khoản nợ của Doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ
tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa
Doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa
nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương.
*Khả năng thanh toán ngắn hạn

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản ngắn hạn hiện có
của Doanh nghiệp có đủ để trả hết tất cả các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Tài sản ngắn hạn hay còn gọi là tài sản lưu động là một khoản mục trong bảng
cân đối kế toán bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt
trong vòng 1 năm. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền,
các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và
những tài sản có tính thanh khoản khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà Doanh nghiệp phải thanh toán trong khoảng thời
gian từ 1 năm trở xuống. Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả và các khoản nợ dài
hạn đến hạn trả.
* Khả năng thanh toán dài hạn
Phân tích khả năng thanh toán dài hạn là xem xét khả năng của Doanh nghiệp
trong việc huy động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn
vay dài hạn để chi trả cho các khoản nợ dài hạn.
Nợ dài hạn là một trong các nguồn vốn có tính chất phát triển chiến lược lâu dài
của Doanh nghiệp, nó giúp Doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu chiến
lược của mình, đồng thời nếu không sử dụng các khoản nợ dài hạn đúng mục tiêu và
có kế hoạch thì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán
và suy yếu vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường tương lai. Do có tầm quan

3


trọng như vậy, nợ dài hạn là mối quan tâm chung của các nhà quản lý tài chính trong
và ngoài Doanh nghiệp.
1.1.2. Sự cần thiết của việc phân tích khả năng thanh toán
Phân tích tình hình khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động
các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng
tài chính của Doanh nghiệp, từ đó tìm ra những nguyên nhân của sự ngừng trệ trong
các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp Doanh

nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của Doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính mà cụ thể ở đây là tình hình và khả năng thanh toán của
Doanh nghiệp có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một
Doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của
Doanh nghiệp. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến
khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. Ngược lại, khả năng thanh toán của Doanh
nghiệp cao hay thấp đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất
kinh doanh. Vì thế, cần phải thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đánh giá tình hình tài
chính, khả năng thanh toán của Doanh nghiệp.
Việc phân tích khả năng thanh toán của Doanh nghiệp góp phần đánh giá chính
xác tình hình sử dụng nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của Doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra những quyết định quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, giúp Doanh nghiệp quản lý tốt hơn hoạt động tài chính của mình.
Phân tích khả năng thanh toán là một bộ phận trong phân tích tình hình tài chính
của Doanh nghiệp, nó là công cụ không thể thiếu, phục vụ cho công tác quản lý của cơ
quan cấp trên, cơ quan tài chính – ngân hàng như đánh giá tình hình thực hiện các chế
độ, chính sách về tình hình tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
1.1.3
Ý nghĩa của việc phân tích khả năng thanh toán trong Doanh nghiệp
Việc phân tích khả năng thanh toán có vai trò rất quan trọng đối với nhà quản lý
Doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm:
+ Đối với nhà quản lý: việc phân tích này giúp cho nhà quản lý có thể thấy được
xu thế vận động của các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Từ đó xem xét
các nguyên nhân của sự biến động để có biện pháp hữu hiệu trong công tác thu hồi nợ,
cũng như kế hoạch trả nợ và điều chỉnh cơ cấu tài sản nguồn vốn hợp lý, tránh nguy cơ
mất khả năng thanh toán.

4



+ Đối với nhà đầu tư: thông qua việc phân tích này, nhà đầu tư có thể rút ra nhận
xét về hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp, từ đó đi đến quyết định có nên tiếp tục
đầu tư hay không.
+ Đối với chủ nợ: họ có thể đánh giá được năng lực tài chính của Doanh nghiệp ở
hiện tại cũng như tương lai. Một Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì tình hình tài
chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, khả năng chi trả nợ tốt, từ đó chủ nợ sẽ
quyết định có tiếp tục cho Doanh nghiệp vay vốn hay bán chịu hàng hóa cho Doanh
nghiệp hay không.
1.2. Nội dung phân tích khả năng thanh toán
1.2.1 Phân tích khả năng thanh toán tổng quát
* Khả năng thanh toán Tổng quát
Tổng tài sản
Tổng nợ
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
chung của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản
hiện có, Doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.
Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tổng quát" của Doanh nghiệp luôn ≥ 1,
Doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này <
1, Doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của
“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, Doanh nghiệp càng mất dần
khả năng thanh toán.
1.2.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong
thời gian ngắn củaDoanh nghiệp. Các chỉ số thanh toán ngắn hạn xác định năng lực
đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đếnhạn của Doanh nghiệp (nói cách khác, chi trả các
hóa đơn được chuyển tới).
Với dòng tiền đủ lớn, Doanh nghiệp có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính,
nhờ đó mà không lâm vào tình cảnh vỡ nợ hay kiệtquệ tài chính. Công việc kế toán
thanh khoản đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn và thường gắn bóchặt chẽ với vốn

lưu động ròng, là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nợ ngắn
hạnlà các khoản nợ mà Doanh nghiệp phải thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể
từ ngày ghi nhận gầnnhất trên Bảng cân đối kế toán. Nguồn cơ bản để thanh toán các
khoản nợ này là tài sản ngắn hạn.
Việc đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thường thông qua các chỉ tiêu
sau:
Khả năng thanh toán

=

5


* Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn

=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết tương ứng với một đồng nợ
ngắn hạn Doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn dùng để thanh toán.
Tài sản ngắn hạn thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ
chuyển nhượng ( tương đương tiền ), các khoản phải thu và dự trữ ( tồn kho ); còn nợ
ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp
khác… Cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định tới một năm. Tỷ
số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của

Doanh nghiệp, tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
Doanh nghiệp có được đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ Doanh
nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên tỷ lệ này quá cao cũng không hẳn là tốt, nó chỉ cho thấy sự dồi dào
đảm bảo khả năng thanh toán của Doanh nghiệp, nhưng có thể dẫn đến việc quản lý và
sử dụng không hiệu quả các loại tài sản của mình và điều này có thể làm cho tình hình
tài chính của Doanh nghiệp không lành mạnh.
Nguyên tắc cơ bản cho thấy tỷ lệ này là 2:1, tức là tỷ lệ này bằng 2 thì Doanh
nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình
thường. Tuy nhiên sự biến động của tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều
kiện khác nhau của Doanh nghiệp như: Loại hình kinh doanh, chu kỳ hoạt động của
Doanh nghiệp.
Một tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn quá thấp sẽ là gánh nặng cho việc trả các khoản
nợ ngắn hạn, lúc này Doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ
đến hạn, tình trạng mất khả năng thanh toán có thể xảy ra.
* Khả năng thanh toán nhanh
TSNH – Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh
=
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ
ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi
thành tiền, bao gồm: Tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự
trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn so với tổng tài sản lưu động và

6


dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng
hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho)

và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ
ngắn hạn hay nói cách khác, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết Doanh nghiệp
có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay
cho một đồng nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh là một hệ số khắt khe hơn nhiều so với tỉ lệ thanh toán
ngay bởi vì nó đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính toán. Công thức này
được các nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến.
Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành
mạnh không. Nếu một doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ
không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và cần phải
rất cẩn trọng khi đầu tư vào những doanh nghiệp như vậy. Phân tích sâu hơn nữa,
nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán ngay rất nhiều chứng tỏ tài sản
ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho, đây là một ví dụ của các doanh nghiệp
bán lẻ. Trong trường hợp này tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp.
Ngoài ra cần phải so sánh hệ số thanh toán nhanh của năm nay so với năm trước để
nhận diện xu hướng biến động, so sánh với hệ số của Doanh nghiệp cùng ngành để
đánh giá tương quan cạnh tranh.
* Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời
= Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ sốkhả năng thanh toán tức thời cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản
tương đương tiền (ví dụ chứng khoán khả mại) của Doanh nghiệp để đáp ứng các
nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác chỉ số thanh toán tức thời cho biết, cứ một đồng
nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả.
Tuy nhiên chỉ tiêu này không được quá cao, vì khi tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa
với việc sử dụng không hiệu quả quỹ tiền mặt, Doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ,
nhưng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục nguồn tiền sẽ đứng im không vân động,
như vậy sẽ lãng phí.
* Phân tích KNTT của Doanh nghiệp thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

* Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó
cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ
cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả

7


năng của Doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động
kinh doanh của Doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các Doanh nghiệp vì nó loại
trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho
cùng giao dịch và hiện tượng.
* Phân tích khả năng thanh toán của Doanh nghiệpthông qua Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
+ Phân tích khả năng tạo tiền.
- Tài liệu phân tích: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Phương pháp phân tích: So sánh
- Mục đích phân tích: Đánh giá hoạt động tạo tiền và khả năng tạo tiền của Doanh
nghiệp.
+ Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của Doanh nghiệp.
- Tài liệu phân tích: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Phương pháp phân tích: So sánh.
- Mục đích phân tích: Đánh giá khả năng thanh toán của Doanh nghiệp thông qua
lưu chuyển tiền thuần.
1.2.3 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Bên cạnh những chỉ tiêu phân tích khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn được
trình bày ở phần trên chúng ta cần phải xem xét triển vọng của Doanh nghiệp trong
tương lai. Mặc dù việc thanh toán các khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu hơn các
khoản nợ ngắn hạn, Doanh nghiệp ít bị sức ép hơn của việc thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản nợ dài hạn rồi cũng đến lúc doanh nghiêp phải chịu
thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Để đánh giá khả năng thanh toán dài hạn của Doanh nghiệp ta thường sử dụng
các chỉ tiêu sau:
* Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Khả năng thanh toán
nợ dài hạn

=

Tài sản dài hạn

Nợ dài hạn
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết tương ứng với một đồng nợ dài
hạn Doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản dài hạn có thể trả nợ.
Khả năng thanh toán nợ dài hạn cho ta thấy khả năng của Doanh nghiệp trong
việc huy động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay

8


dài hạn để chi trả cho các khoản nợ dài hạn. Hệ số càng lớn thể hiện khả năng thanh
toán càng tốt và ngược lại.
* Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán

=

LNTT và lãi vay
Lãi vay


Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng chi trả lãi nợ vay, đối với các khoản nợ
dài hạn và mức độ an toàn có thể chấp nhận của người cung cấp tín dụng.
Khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi
nhuận được tạo ra để thanh toán nợ vay và tạo phần tích lũy cho quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Qua kinh nghiệm phân tích, người ta rút ra rằng: Khi hệ số này lớn hơn 2 thì
Doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn. Nếu
chỉ tiêu này nhỏ hơn 2 (khi mà nhỏ hơn hoặc bằng 1) chứng tỏ Doanh nghiệp sử dụng
vốn không hiệu quả và Doanh nghiệp phải sử dụng hết vốn chủ sở hữu để trả lãi nợ
vay. Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài của
Doanh nghiệp và chỉ tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của
Doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ suất nợ của các Doanh nghiệp nhà nước rất
cao, có Doanh nghiệp lên tới 80% đến 90%, đây là tỷ suất mang quá nhiều rủi ro và
vấn đề mất thanh toán có khả năng xảy ra, việc thanh toán lãi vay cũng là một trong
những cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng
này xuất phát từ việc Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn vay vào hoạt động sản xuất
kinh doanh và nguồn để thanh toán lãi vay chính là lợi nhuận của Doanh nghiệp
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.3.1.Nhóm nhân tố khách quan
* Cơ chế chính sách của nhà nước.
Đây là yếu tố mà Doanh nghiệp buộc phải nắm rõ và tuân thủ vô điều kiện vì yếu
tố này thể hiện ý chí của Nhà nước. Nhưng quy định trong những văn bản pháp luật
của Nhà nước ảnh hướng chặt chẽ đến mọi hoạt động của Doanh nghiệp, trong đó có
khả năng thanh toán. Ví dụ theo nghị định của Chính phủ số 63/1998/NĐ-CP ngày
18/8/1998 về quản lý ngoại hối, đối với mục đích thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, các Doanh nghiệp được phép mở và duy
trì tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng được phép sử dụng ngoại tệ trên tài khoản.
Đồng thời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 173/1998/QĐ-TTg ngày


9


12/9/1998 về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức, các
Doanh nghiệp phải bán ngay tối thiểu 80% số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu vãng
lai cho các ngân hàng được phép trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ
được chuyển hoặc được nộp vào tài khoản ngoại tệ Doanh nghiệp mở tại ngân hàng.
Ngoài ra, các chính sách ưu tiên, khuyến khích hay hạn chế phát triển đối với
ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hướng không nhỏ tới hoạt động thanh toán tại Doanh
nghiệp.
* Sự biến động của tý giá hối đoái.
Đối với mọi Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì tỷ giá hối
đoái là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ. Nhu cầu thanh toán của Doanh nghiệp
phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của tỷ giá. Do đó, khả năng thanh toán cũng bị
ảnh hưởng. Chẳng hạn ngày 21/12/2000, Doanh nghiệp cần thanh toán một lô hàng trị
giá 10000 USD, nếu tỷ giá tại thời điểm đó là 14000VNĐ/USD thì giá trị lô hàng sẽ
tương ứng với 140000000VNĐ, nhưng nếu tỷ giá tại thời điểm đó là 14500VNĐ thì
giá trị lô hàng sẽ là 145000000VNĐ, tức là chênh lệch so với giả thiết là
5000000VNĐ. Rõ ràng tỷ giá biến động đã có tác động rất lớn đến khả năng thanh
toán của Doanh nghiệp.
* Sự phát triển của thị trường tài chính.
Kinh tế hàng hóa và thị trường luôn là những khái niệm gắn bó với nhau. Những
hàng hóa thông thường được mua bán trên thị trường hàng hóa thông thường. Còn
những hàng hóa đặc biêt, tài sản tài chính lại được mua bán trên thị trường đặc biệt –
thị trường tài chính.
Do chu kỳ về thu thập, chi tiêu và đầu tư khác nhau nên ở mỗi thời điểm nhất
định trong nền kinh tế, về phương diện tài chính, luôn tồn tài hai nhóm người: nhóm
người đi vay và nhóm người cho vay. Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn
được chuyển từ người hiện có vốn dư thừa (người cho vay) sang những người thiếu
vốn(người đi vay). Thị trường này thực hiện chức năng kinh tế cơ bản bằng cách

truyền dẫn vốn từ người tiết kiệm sang những nhà đầu tư. Đối với Doanh nghiệp, thị
trường tài chính không chỉ là nơi để họ huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau mà
còn là nơi để họ nâng cao khả năng thanh toán, đáp ứng được các nhu cầu thanh toán
ngắn hạn.
Giả sử một Doanh nghiệp có nhu cầu tiền cấp bách, thông qua thị trường tài
chính, họ có thể bán các chứng khoán mà mình nắm giữ để đáp ứng nhu cầu tiền trước
mắt.

10


*Nhân tố thị trường cạnh tranh.
Là một chủ thể kinh tế, khả năng thanh toán của Doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ
với nhân tố thị trường. Thị trường chính là môi trường hoạt động của Doanh nghiệp.
Trong môi trường này, các Doanh nghiệp phải tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đồng thời phải cạnh tranh với nhiều Doanh nghiệp khác để chiếm lĩnh thị
trường. Một Doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường sẽ dễ dàng trị hoãn được các
khoản nợ đến hạn, đồng thời có khả năng dễ dàng trì hoãn được các khoản nợ đến hạn,
đồng thời có khả năng chuyển hàng tồn kho thành tiền một cách nhanh chóng. Do đó
đáp ứng được nhu cầu thanh toán một cách nhanh nhất.
1.3.2.Nhóm nhân tố chủ quan
* Cơ cấu tài sản và cơ cấu tài sản lưu động của Doanh nghiệp.
Cơ cấu tài chính là tỷ trọng giữa các nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
của Doanh nghiệp.
Một Doanh nghiệp có tổng các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động của
mình thì tình hình tài chính của Doanh nghiệp đó là thiếu lành mạnh, khả năng thanh
toán quá yếu kém.
Trong các nguồn tài trợ của Doanh nghiệp, nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ có chi phí
tương đối nhỏ, song nó lại yêu cầu Doanh nghiệp phải theo dõi một cách chặt chẽ, sát
sao bới vì nó gây áp lực lên hoạt động thanh toán của Doanh nghiệp.

Khả năng Doanh nghiệp có thể trì hoãn được các khoản là rất thấp, hoặc nếu có trì
hoãn được thì chi phí cũng sẽ rất cao. Thông thường các Doanh nghiệp cố gắng duy trì
mức nợ ngắn hạn bằng 50% tài sản lưu động.Tuy nhiên việc duy trì tỷ trọng nợ ngắn
hạn trong cơ cấu tài chính của Doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của
Doanh nghiệp, khả năng huy động các nguồn vốn ngắn hạn, khả năng linh hoạt về tài
chính của Doanh nghiệp.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn,
tránh được lãng phí vốn, đồng thời tạo được uy tín với bạn hàng. Việc Doanh nghiệp
tiết kiệm được nhiều vốn lưu động sẽ giúp Doanh nghiệp một cách gián tiếp nâng cao
khả năng thanh toán.
Vì vậy trong quản lý vốn lưu động, Doanh nghiệp cần xác định được lượng vốn
lưu động cần thiết trong kỳ kinh doanh, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu nhằm
tránh hiện tượng chiếm dụng vốn, tránh ứ đọng vốn, thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn

11


và thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động nhằm có các biện
pháp điều chỉnh kịp thời, bảo đảm khả năng thanh toán của Doanh nghiệp.
* Quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.
Một Doanh nghiệp có quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì có rất nhiều
điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.Trong nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiêp có thể tận dụng nguồn vốn bằng cách mua hàng hóa chịu lẫn nhau. Đây
là hình thức tín dụng nhà cung cấp hay tín dụng thương mại.
Hình thức tín dụng này xuất hiện do sự cách biệt giữa sản xuất và tiêu thị sản
phẩm, gây ra hiện tượng có một số nhà Doanh nghiệp có hàng hóa muốn bán nhưng
không có nhu cầu ngay về tiền mặt trong khi có một số nhà Doanh nghiệp khác muốn
mua nhưng không có tiền.
Trong điều kiện như vậy, Doanh nghiệp với tư cách là người bán có thể bán chịu

hàng hóa của mình cho người mua mà thực chất là cho vay dưới dạng hàng hóa., dịch
vụ và sẽ thu lại giá trị cho vay với lợi tức bằng tiền. Ngược lại, với tư cách là người
mua, Doanh nghiệp có thể mua chịu hàng hóa. Nguồn này trong bảng cân đối của
Doanh nghiệp dưới dạng khoản phải trả người bán và phải thu người mua.
Một Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp không chỉ tận dụng được
các khoản tín dụng thương mại với các điều kiện ưu đãi mà còn có khả năng trì hoãn
các khoản nợ phải trả với chi phí thấp hơn giúp giảm bớt áp lực lên hoạt động thanh
toán.Thêm vào đó, một Doanh nghiệp có uy tín với người mua sẽ khiến cho khách
hàng tín nhiệm tin tưởng, do đó sẽ có ý thức thanh toán cho Doanh nghiệp một cách
đúng hạn, nghiêm chỉnh hơn. Doanh nghiệp giảm được ít nhiều nguy cơ bị chiếm dụng
vốn, hàng hóa tiêu thụ được dễ dàng hơn, nâng cao được khả năng thanh toán.
Trong hoạt động thanh toán của mình, Doanh nghiệp phải nắm rõ được các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của mình để có thể hạn chế được các tác động
tiêu cực, cũng như tận dụng được các ưu thế mà chúng tạo ra.

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THANH
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯNG ĐẠO CONTAINER
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Hưng Đạo Container
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Hưng Đạo container
- Địa chỉ: Lô 26 – Hạ Đoạn II – Hải An – Hải Phòng
- Số điện thoại: (031) 376 5650
- Fax: (031) 362 9474
- Website: />Năm 1994, Công ty cổ phần Hưng Đạo container được thành lập với mức vốn
điều lệ ban đầu là 12,5 tỷ đồng. Năm 2008, công ty đã tăng vốn điều lệ lên hơn 43 tỷ
đồng, trong đó các cổ đông lớn của công ty gồm ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT
kiêm TGĐ, nắm giữ 75%. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là bốc xếp, vận

tải hàng hóa bằng container và sửa chữa thùng container; đại lý ký gửi hàng hóa, đại lý
giao nhận, vận tải hàng hóa trong và ngoài nước; mua bán container và vật tư phụ
tùng;...
Ngày 30/10/2000, công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 4103000193
Tháng 7/2004, xây dựng dây chuyền sản xuất container đầu tiên
Tháng 10/2005, xây dựng dây chuyền sản xuất container thứ hai và nhận Chứng
Chỉ Tiêu chuẩn Sản Xuất và Sửa chữa container do Germanischer Lloyd cấp
Tháng 11/2006, triển lãm container tại MaritimeVietnam 2006
Tháng 6-10/2007, xây dựng chi nhánh tại Đà Nẵng, Quy Nhơn
Tháng 11/2007: Nhận Chứng Chỉ ISO 9001:2000 do Bureau Veritas Certification
công nhận
Tháng 6/2008, thành lập chi nhánh tại Nha Trang
Tháng 10/2008: Sách Kỷ Lục Việt Nam ghi nhân là nhà máy sản xuất container
đầu tiên tại Việt Nam
Tháng 1/2009: Nhận huy chương “Nhà cung cấp đáng tin cậy năm 2009” tại Việt
Nam
Đến ngày 11/11/2009, cổ phiếu mang mã HDO của công ty CP Hưng Đạo
container chính thức được giao dịch, trở thành cổ phiếu thứ 24 trên thị trường UpCom
với mã chứng khoán là HDO
Năm 2010, công ty thực hiện chuyển sàn giao dịch cổ phiếu từ UpCom lên niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Đồng thời thực hiện thành công
việc chào bán cổ phiếu ra công chúng tăng vốn điều lệ từ hơn 43 tỷ lên 86 tỷ đồng

13


Năm 2011, công ty đã triển khai thành công màn kinh doanh mới là xe đầu kéo và
rơ móoc đồng thời thâm nhập được vào thị trường Campuchia. Trong năm, Công ty
cũng đã tăng vốn điều lệ từ 86 tỷ lên 94,5 tỷ đồng
Tháng 4/2013, tiến hành đưa ngành nghề vận tải container bằng đường biển vào

hoạt động khai thác
2.1.2. Đặc điểm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Đặc điểm:
Từ khi hình thành CN Hưng Đạo container tại Hải Phòng không ngừng phát triển
và đã tạo lên thương hiệu Hưng Đạo container tại Hải Phòng ngày hôm nay. Ngày nay
với bề dày truyền thống và sự tận tâm với khách hàng, Hưng Đạo container tại Hải
Phòng tự hào là một trong những Công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
cho thuê, mua bán và dịch vụ container của Việt Nam, phục vụ đông đảo khách hàng
trong và ngoài nước. Hưng Đạo container tại Hải Phòng luôn không ngừng nỗ lực mở
rộng, phát triển và đổi mới sản phẩm, dịch vụ và phương tiện . Sản phẩm, dịch vụ đã
và đang cung cấp ra thị trường của Công ty rất đa dạng , không hạn chế trên các tỉnh
thành trong nước và quốc tế. Đồng thời Hưng Đạo container tại Hải Phòng nằm ở vị
trí thuận lợi, gần các cảng của Thành Phố : Chùa vẽ , Green port , Viconship , Đình vũ
, Hoàng Diệu, Đoạn Xá, Tân Cảng... với đuờng giao thông đi lại thuận tiện cho xe tải
nặng và các phương tiện đặc chủng khác ... đã tạo lên ưu thế không nhỏ để Công ty
cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất như : lưu kho bãi, vận chuyển, sửa chữa,
thuê – mua container ... Đặc biệt với thời gian phục vụ khách hàng 24/7 cộng với đội
ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề , làm việc nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, với
tinh thần trách nhiệm cao, góp phần để công ty luôn phát triển ổn định , đáp ứng
được những yêu cầu của mọi khách hàng, với phương châm : MỖI KHÁCH HÀNG
LÀ MỘT NGƯỜI BẠN
2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất container khô và lạnh; Bốc xếp, vận tải hàng hóa bằng container và
sửa chữa thùng container; Đại lý ký gửi hàng hóa, đại lý giao nhận, vận tải hàng hóa
trong và ngoài nước; Mua bán container và vật tư phụ tùng; Cho thuê kho bãi, cho
thuê container
- Đại lý tàu biển
- Vận chuyển tàu biển nội địa
- Sửa chữa, mua bán xe cơ giới và phụ tùng, thiết bị vận tải và thiết bị chuyên
dùng; Mua bán sắt thép, phế liệu, kim loại màu; Đại lý kinh doanh xăng dầu và nhớt


14


- Sản xuất, mua bán và cho thuê rơ móoc và vật tư phụ tùng; Sản xuất, mua bán,
sửa chữa, lắp đặt: máy lạnh, giàn lạnh, xe lạnh; Sản xuất, mua bán phụ tùng, vật tư
giàn lạnh, máy lạnh, xe lạnh
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty..
2.1.3.1. Sơ đồ:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

DEPOT

PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN

Chi nhánh HCM và Depot
Bình Dương

PHÒNG KINH
DOANH

Chi nhánh Hà Nội


XƯỞNG SX
VÀ SỬA CHỮA
CONTAINER

PHÒNG
XUẤT NHẬP
KHẨU

Chi nhánh Hải Phòng

Kế toán

Kế toán

Kế toán

Kinh doanh

Kinh doanh

Kinh doanh

Depot

Sửa chữa
Container

Depot

Sửa chữa

Container

Sửa chữa
Container

- Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều
lệ của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có những trách nhiệm chính: thảo luận và phê

15


chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của Công ty; quyết định về
cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Hội đồng quản trị
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy
quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Công ty, xây
dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý
Công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội
đồng cổ đông đề ra.
- Ban kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ
đông giám sát, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách
khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
- Ban Tổng giám đốc
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của

Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Các phòng chức năng
+Phòng Tài chính Kế toán
Tổ chức thực hiện công việc kế toán phục vụ cho việc ra các quyết định liên quan
đến hoạt động kinh doanh của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc và cácbộ phận
liên quan.
+Phòng Xuất Nhập khẩu
Thực hiện công việc tiếp thị, mua, bán container với các đối tác nước ngoài; tìm
kiếm nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất container; thực hiện các
thủ tục xuất nhập khẩu.
+Phòng Kinh doanh
Chịu trách nhiệm mua bán và cho thuê container; quản lý và chăm sóc khách
hàng; theo dõi tình hình biến động của thị trường sản phẩm container.
+Bộ phận Depot và quản lý container

16


Thực hiện chức năng quản lý xuất và nhập container; quản lý container tồn kho;
báo cáo xuất nhập container cho các hãng tàu; thực hiện giám định, lưu bãi và sửa
chữa container.
2.1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty cổ phần Hưng Đạo
Container
Bảng 1: Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2012


2013

2014

Tổng tài sản
Vốn chủ sở
hữu
Tổng doanh
thu
Tổng chi phí
Tổng lợi
nhuận
Nộp ngân sách
Tổng số lao
động
Thu nhập bình
quân
ROA
ROE
ROS

38609

40176

64747

Chênh lệch 20132012
+/%
1567

4.06

11767

12745

24896

978

27629

16033

5414

4303

21063 (1159
0
6)
5430 (1111)

6311

1088

8104

0


0

90

8.31

Chênh lệch 20142013
+/%
24571
61.16
12151

95.34

(20.52)

19459
7
1127

(5223)

(82.76)

7016

644.85

0


0

0

0

0

100

125

10

11.11

25

25

3.08

5.81

4.88

2.73

88.64


(0.93)

(16.01)

0.16
0.54
0.23

0.03
0.09
0.07

0.13
0.33
0.04

(0.13)
(0.45)
(0.16)

(81.25)
(83.33)
(69.57)

0.1
0.24
(0.03)

333.33

266.67
(42.86)

(41.97)

1213.73
26.19

(Nguồn trích dẫn: Bảng Cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản, Bảng Báo cáo
kết quả HĐKD)
Qua bảng 1 ta thấy:
Tổng tài sản của công ty tăng đều trong vòng 3 năm. Cụ thể năm 2012 tổng tài
sản của công ty là 38609 triệu đồng, sang năm 2013 là 40176 triệu đồng tăng 1567
triệu đồng (tương ứng với 4.06%) so với năm 2012. Sang năm 2014 tổng tài sản của
công ty vẫn tiếp tục tăng, cụ thể là 64747 triệu đồng tăng 24571 triệu đồng (tương ứng

17


với 61.16%) so với năm 2013. Trong năm 2014 và 2013 công ty đầu tư nhiều vào tài
sản ngắn hạn trong khi tài sản dài hạn giảm đi. Tài sản ngắn hạn tăng lên là do hàng
tồn kho có xu hướng tăng lên. Khả năng tiêu thụ và dự trữ của công ty ngày càng kém.
Qua đó ta thấy công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh qua các năm, ngày càng hoạt động nhiều hơn. Về tổng thể hoạt động của công
ty tương đối tốt do đó công ty mới quyết định tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thế vốn chủ sở hữu năm
2012 là 11767 triệu đồng, sang năm 2013 là 12745 triệu đồng, tăng 978 triệu đồng
(tương ứng với 8.31%) so với năm 2012. Năm 2014 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên,
cụ thể là 24896 triệu đồng, tăng 12151 triệu đồng (tương ứng với 95.34%) so với năm

2013. .
Tổng doanh thu của doanh nghiệp có sự tăng giảm không đồng đều trong vòng 3
năm. Tổng doanh thu năm 2013 giảm 11596 triệu đồng (tương ứng với 41.97%) so với
năm 2012. Số lượng hàng tồn kho tăng làm giảm tốc độ tăng của doanh thu, hiệu quả
sử dụng tài sản bị giảm đi, công ty nên xem xét tìm ra nguyên nhân để sử dụng tài sản
có hiệu quả hơn để giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Năm 2014 doanh thu của
công ty có sự tăng nhẹ, cụ thể là 210630 triệu đồng, tăng 194597 triệu đồng (tương
ứng với 1213%) so với năm 2013. Số lượng hàng tồn kho tăng làm giảm tốc độ tăng
của doanh thu, hiệu quả sử dụng tài sản bị giảm đi, công ty nên xem xét tìm ra nguyên
nhân để sử dụng tài sản có hiệu quả hơn để giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
Tổng chi phí cũng có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm. Tổng chi phí
năm 2012 là 5414 triệu đồng, năm 2013 là 4303 triệu đồng giảm so với năm 2012 là
1111 triệu đồng (tương ứng với 20.52%). Tổng tài sản của công ty giảm đi do đó tổng
chi phí của công ty phải tăng lên để mở rộng sản xuất kinh doanh là điều bình thường.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng của tổng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu,
công ty quản lý chi phí dần tốt hơn. Tổng chi phí năm 2014 có sự tăng nhẹ so với năm
2013, cụ thể là 5430 triệu đồng, tăng 1127 triệu đồng (tương ứng với 26.19%).Điều
này chứng tỏ công ty chưa quản lý tốt và chưa khống chế được chi phí.
Tổng lợi nhuận của công ty tăng giảm không đồng đều qua 3 năm. Năm 2012
tổng lợi nhuận là 6311triệu đồng, năm 2013 là 1088 triệu đồng, giảm 5223 triệu đồng
(tương ứng với 82.76%) so với năm 2012. Năm 2014 tổng lợi nhuận là 8104 triệu
đồng tăng 7016 triệu đồng (tương ứng với 644.85%) so với năm 2013. Trong năm
20014 quy mô cũng tăng lên so với năm 2013, cùng với sự tăng lên của quy mô, doanh

18


thu thuần của công ty cũng được tăng lên do đó tổng lợi nhuận của công ty cũng tăng.
Tổng lợi nhuận của công ty đang có xu hướng tăng mạnh, công ty kinh doanh ngày
càng có hiệu quả, quản lý tốt được chi phí.

Cùng với sự tăng lên của quy mô số lượng lao động của công ty cung được tăng
dần qua các năm phù hợp với quy mô tăng lên. Số lao động năm 2012 là 90 người,
năm 2013 là 100 người, tăng 10 người (tương ứng với 10%) so với năm 2012. Quy mô
của công ty ngày càng tăng nên cần thêm nhiều công nhân để tăng khả năng sản xuất.
Ta thấy tốc độ tăng của số lượng công nhân nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, công
ty có thể mở rộng quy mô theo hướng đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, máy móc thiết
bị. Năm 2014 số lao động là 125 người, tăng 25 người (tương ứng 20%) so với năm
2013. Quy mô sản xuất vẫn được mở rộng do đó vẫn cần tăng thêm số lượng lao động.
Thu nhập bình quân của công ty tăng giảm không đồng đều trong vòng 3 năm.
Năm 2012 là 3.08 triệu đồng, năm 2013 là 5.81 triệu đồng , tăng 2.73 triệu đồng
(tương ứng với 88.64%) so với năm 2012.Do quy mô sản xuất được mở rộng, thu nhập
tăng cao nên thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, tạo điều kiện tốt hơn cho cuộc
sống của người lao động cũng như giữ chân người lao động tiếp tục làm việc. Năm
2014 thu nhập bình quân giảm còn 4.88 triệu đồng (tương ứng với giảm 16.01%) so
với năm 2013, thu nhập bình quân giảm là do doanh thu giảm, hàng tồn kho còn nhiều,
lượng lao động lại tăng làm ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của người lao động.
2.2. Thực trạng về khả năng thanh toán của công ty cổ phần Hưng Đạo Container
Hải Phòng.
2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán tổng quát

19


Bảng 2: Phân tích khả năng thanh toán tổng quát
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Tổng nợ
Khả năng thanh
toán tổng quát


2012

2013

Chênh lệch 2013-

Chênh lệch 2014-

2012

2013

2014

38609
26841

40176
27430

64747
39850

+/1567
589

1.44

1.46


1.63

0.03

%
4.06
2.19

+/24571
12420

%
61.16
45.28

1.82

0.16

10.93

Qua bảng phân tích trên ta thấy, chỉ tiêu Khả năng thanh toán tổng quát của
Công ty trong hai giai đoạn phân tích có sự biến thiên, cụ thể:
- Năm 2012, Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty là 1,44 điều này cho
thấy cứ 1 đồng nợ phải trả được thanh toán bởi 1,44 đồng tài sản. Hệ số này khá cao
chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty khả quan, khả năng thanh toán nợ tốt.
- Năm 2013, chỉ tiêu này là 1,46. Có nghĩa là cũng tương ứng với 1 đồng nợ, lúc
này Công ty chỉ còn 1,46 đồng tài sản dùng để thanh toán. Nhìn chung, trong giai đoạn
2012-2013, Công ty luôn đáp ứng tốt về khả năng thanh toán tổng quát của mình. Tuy

nhiên, chỉ tiêu này ở năm 2013 đã tăng 0,02 lần, tương ứng tăng 1,83 % so với năm
2012 chứng tỏ năm 2013 tình hình tài chính công ty tốt hơn năm 2012.
Nguyên nhân tăng chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát là do tốc độ tăng của
tổng nợ phải trả (2,19%) thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (4,06%). Cụ thể, trong
năm 2013, Công ty đã giảm vay và nợ ngắn hạn (còn 4521 triệu đồng ). Ngoài ra, các
khoản người mua trả tiền trước giảm mạnh còn 30tr đồng, Bên cạnh đó, sự tăng lên rõ
rệt của các khoản phải trả người lao động (lên 349 triệu đồng), Thuế và các khoản phải
nộp Nhà Nước (lên 484 triệu đồng) cũng là một nhân tố làm giảm quy mô của nợ phải
trả, từ đó làm cho khả năng thanh toán tổng quát của Công ty có xu hướng tăng trong
năm 2012.
Mục đích Công ty chủ động tăng khả năng thanh toán tổng quát là: trong năm 2013,
các khoản nợ, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn giảm còn 4521 triệu đồng, Doanh nghiệp
muốn giảm các khoản nợ vay ngắn hạn để nâng cao khả năng thanh toán tổng quát,
tránh tình trạng xấu dẫn đến vỡ nợ.
- Năm 2014, chỉ tiêu này là 1,62. Điều này cho thấy so với năm 2013, khả năng
thanh toán tổng quát của Công ty tăng nhẹ (0,16 lần tương ứng với 10,93%). Chỉ tiêu
này tăng là do tổng tài sản tăng đáng kể (24571 triệu đồng, tương ứng tăng 61,16%),

20


điều này chứng tỏ Công ty đã hoàn thành tốt công tác thanh toán các khoản nợ của
mình trong năm 2014.
- Nhìn chung, khả năng thanh toán tổng quát của Công ty trong cả 3 năm đều lớn
hơn 1. Điều này cho thấy Công ty có đủ và thừa tài sản để thanh toán nợ phải trả. Đó
là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay tiền.
2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng 3: Đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tiền và tương đương
tiền
Nợ đến hạn
Khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán
nhanh
Khả năng chuyển đổi
TSNH ra tiền

2012

2013

Chênh lệch 2013-

Chênh lệch

2012

2014

%
9.09
4.06
13.78


2014-2013
+/%
7825
23.38
1332
4.96
3831
15.35

30680
25813
21938

33470
26861
24960

41295
28193
28791

+/2790
1048
3022

1291

1863

2098


572

44.31

235

12.61

_

_

_

_

_

_

_

1.19

1.25

1.46

0.06


4.84

0.22

17.55

0.34

0.32

0.44

(0.02)

(6.45)

0.13

40

0.04

0.06

0.05

0.21

4.87


0.03

0.54

Qua bảng phân tích ta thấy:
-Năm 2012, hệ số Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,18; tức là tương ứng với
1đồng nợ ngắn hạn, Công ty có 1,18 đồng tài sản ngắn hạn dùng để thanh toán.
- Năm 2013, hệ số Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,25; tăng 0,06 lần tương
ứng tốc độ tăng 4,84% so với năm 2012.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (9,09%) lớn hơn tốc độ tăng
của nợ ngắn hạn (4,06%). Cụ thể, trong mục tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu tiền và các
khoản tương đương tiền tăng mạnh nhất(572 triệu tương ứng 44,3% trong giá trị tăng
của tài sản ngắn hạn). Ngoài ra, chỉ tiêu hàng tồn kho cũng tăng đáng kể (tăng khoảng
3022 triệu đồng, tương ứng 13,77%) .

21


Mục đích của việc Công ty chủ động tăng Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm
2013 so với năm 2012 là:
Công ty giảm chiếm dụng vốn ngắn hạn do thanh toán các khoản phải trả người
bán, người mua trả tiền trước hay các khoản phải trả, phải nộp khác , doanh nghiệp
không muốn lâm vào tình trạng vỡ nợ.
- Năm 2014 , hệ số Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là 1,46 tăng so với năm
2013là 0,22 lần tương ứng với tốc độ tăng 17,55%.
Điều đó là do tài sản ngắn hạn tăng mạnh (7825 triệu đồng, tương ứng tăng
23,38%), trong đó tăng mạnh nhất là hàng tồn kho (tăng 3831 triệu đồng tương ứng
15,35%).
-Tuy có sự dao động nhưng trị số của chỉ tiêu Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

trong 3 năm đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty chỉ ở mức độ khá
tốt, công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Mặt khác, trị số của chi tiêu này đang có xu hướng tăng, điều này cho thấy công
ty đang có những biện pháp thích hợp để nâng cao Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn,
đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính.
Ngoài ra, để phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn người ta còn quan tâm đến
khả năng thanh toán công nợ cho người bán.

22


Bảng 4: Đánh giá khả năng thanh toán công nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

Chênh lệch 13/12
Tương đối (%)

1.Các khoản phải trả
trong ngắn hạn
1.1.Phải trả người bán
1.2.Người mua trả tiền
trước
1.3.Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước
1.4.Phải trả người lao
động
1.5.Chi phí phải trả
1.6.Phải trả nội bộ
1.7.Các khoản phải nộp
ngắn hạn khác
1.8.Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
2.Giá vốn hàng bán
3.Vòng quay khoản phải
trả
4.Kì trả tiền bình quân

Chênh lệch 14/13
Tuyệt đối
Tương đối (%)
(+/-)

20,102

22,707

23,473

2,605

11.47

766


3.26

1,818

3,002

5,738

1,184

65.13

2,736

91.14

336

259

0

(77)

(22.92)

(259)

(100.00)


24

525

2,554

501

2087.50

2,029

386.48

277

581

610

304

109.75

29

4.99

0

16,936

136
17,758

59
13,562

136
822

0
5

(77)
(4,196)

0
-23.628787

711

486

950

(225)

(32)


464

95.47325103

0

-40

0

(40)

0

0

0

16,597

12,439

27,414

(4,158)

(33.43)

14,975


54.63

0.83

0.55

1.17

(0.28)

(50.72)

0.62

53.09

436.03

657.17

308.25

221.14

33.65

(348.92)

(113.20)


23


Nhận xét: Các khoản phải trả của công ty có sự tăng giảm không đồng đều trong
3 năm. Trong năm 2012 các khoản phải trả của công ty là 20,102 triệu đồng, năm 2013
là 22,707 triệu đồng tăng 2,605 triệu đồng (tương ứng với 11.47%). Khoản phải trả
tăng cao là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, tổng tài sản tiêu thụ được nhiều do
đó chi phí phải trả để mua nguyên vật liệu sản xuất cao. Năm 2014 các khoản phải trả
là 23473 triệu đồng , tăng 766 triệu đồng (tương ứng với 3.26%) so với năm 2013.
Khoản tăng này là do hàng tồn kho tăng, tổng chi phí giảm ít kéo theo các khoản phải
trả tăng.
. Năm 2012 các khoản phải trả người bán là 1,818 triệu đồng, năm 2013 là 3,002
triệu đồng, tăng 1,184 đồng (tương ứng với 65.13%) so với năm 2013. Sự tăng này là
do tổng tài sản tiêu thụ được nhiều do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, áp
dụng chính sách bán chịu cho khách hàng làm tăng các khoản phải trả người bán. Năm
2014 các khoản phải trả là 5,738 triệu đồng tăng 2,736 triệu đồng (tương ứng với
91,14%) so với năm 2013. Các khoản này tăng là do tổng tài sản tăng, hàng tồn kho
không tiêu thụ được, tiêu thụ sản phẩm không tốt, doanh thu thấp nhưng số tiền phải
trả người bán tăng do chi phí sản xuất tăng. Doanh nghiệp cần cải thiện khả năng tiêu
thụ và lưu trữ hàng hóa, áp dụng triệt để chính sách bán chịu cho khách hàng để tạo
khả năng tiêu thụ tốt, tránh tồn đọng hàng hóa, thu lợi nhuận cao cho công ty.
Khoản người mua trả tiền trước năm 2012 là 336 triệu đồng, năm 2013 là 259
triệu đồng, giảm 77 triệu đồng (tương ứng 22.92%) so với năm 2012.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2012 là 24 triệu đồng, năm 2013 là
525 triệu đồng, tăng 501 triệu đồng (tương ứng tăng 2087,5%), đến năm 2014 khoản
này tăng rất mạnh lên 2554 triệu đồng, tăng 2029 triệu đồng( tương ứng tăng
386.48%) so với năm 2013.Do doanh nghiệp đã dần hoạt động ổn định trở lại, tiêu thụ
sản phẩm tốt hơn. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tích cực huy
động vốn để đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
Phải trả người lao động năm 2012 là 277 triệu đồng, năm 2013 là 581 triệu đồng,

tăng 304 triệu đồng( tương ứng 109%), đến năm 2014, phải trả người lao động vẫn
tăng là 610 triệu đồng, tăng 29 triệu đồng( tương ứng 4.99%) so với năm 2013.
Nhìn chung, các khoản phải trả tăng giảm không đồng đều qua các năm, chi phí
phải trả và phải trả nội bộ năm 2013 tăng so với năm 2012 tuy nhiên năm 2014 lại
giảm so với năm 2013. Doanh nghiệp đã huy động tốt nguồn vốn sẵn có và hoạt động
đầu tư hiệu quả hơn, số tiền phải trả được giảm đi đáng kể.

24


Quỹ khen thưởng không có gì thay đổi trong năm 2012 và 2013, năm 2014 quỹ
khen thưởng bằng 0 do công ty đã huy động các nguồn tiền vào đầu tư kinh doanh và
sản xuất.
Giá vốn hàng bán của công ty có sự tăng giảm không đồng đều trong 3 năm. Năm
2012 là 16597 triệu đồng, năm 2013 là 12439 triệu đồng, giảm 4158 triệu đồng (tương
ứng với 33.43%) so với năm 2012. Sự giảm này là do năm 2013 công ty kinh doanh
không tốt, lượng tiêu thụ giảm, số hàng tồn kho tăng cao, tình hình cạnh tranh trên thị
trường ngày càng gay gắt, công ty bắt buộc phải giảm giá vốn để cạnh tranh tiêu thụ.
Năm 2014 giá vốn hàng bán của công ty là 27414 triệu đồng, tăng 14975 triệu đồng
(tương ứng với 54.63%) so với năm 2013. Sự tăng này là do năm 2013 công ty đã sản
xuất thêm nhiều mặt hàng để kinh doanh.
Vòng quay khoản phải trả có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2012 là
0.83 vòng, năm 2013 là 0.55 vòng, giảm 0.28 vòng (tương ứng với 50.72%) so với
năm 2012. Sự giảm này là do các khoản phải trả tăng, giá vốn hàng bán cũng giảm
khiến cho tốc độ vòng quay cũng theo đó biến động. Việc huy động vốn đầu tư của
công ty bị giảm đi, giá vốn hàng bán giảm, lợi nhuận thu được ít. Năm 2014 vòng
quay có sự tăng nhẹ, cụ thể năm 2014 là tăng 1.17 vòng, tăng 0.62 vòng (tương ứng
với 53.09%) so với năm 2013. Sự tăng này là do các khoản phải trả trong năm 2014
được giảm đáng kể, giá vốn hàng bán lại tăng cao do đó vòng quay khoản phải trả
tăng, thuận tiện cho việc thanh toán nợ nhanh chóng

Kì trả tiền bình quân có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2012 là 436 kì,
năm 2013 là 657 kì, tăng 221 kì (tương ứng với 33%) so với năm 2012. . Sự tăng này
là do vòng quay khoản phải trả giảm, số tiền trả được ít hơn, làm tăng vòng quay kì trả
tiền bình quân. Doanh nghiệp vẫn tạo được ấn tượng tốt đối với chủ nợ và đối tác
nhưng không tốt như năm 2012. Năm 2014, kỉ trả tiền là 308 kì, giảm mạnh 348 kì
(tương ứng với 113%) so với năm 2013. Sự giảm này là do vòng quay khoản phải trả
tăng cao, số tiền trả được nhiều hơn, rút ngắn kì trả tiền bình quân, tạo ấn tượng tốt đối
với chủ nợ và đối tác

25


×