Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Vai trò cổ đông chiến lược đối với lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 75 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Vai trò cổ đông chiến lược đối với lợi nhuận các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 05 năm 2015.

Lê Đỗ Hoàng Phúc

Luận văn thạc sỹ

i


TÓM TẮT
Tìm kiếm cổ đông chiến lược là một trong những vấn đề quan trọng luôn được
đưa ra bàn luận trong các cuộc họp Hội đồng cổ đông qua các năm của các ngân
hàng TMCP Việt Nam nhằm mục đích gia tăng nguồn vốn, nâng cao năng lực quản
lý, cải thiện chính sách quản trị rủi ro, cải tổ ngân hàng... Nghiên cứu này muốn tìm
hiểu vai trò và các yếu tố chính của cổ đông chiến lược tác động đến lợi nhuận của
các ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào? Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp
của 18 ngân hàng TMCP Việt Nam với tổng số 144 quan sát trong giai đoạn 2006 –
2013. Thông tin được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, báo
cáo thường niên và thông tin hồ sơ doanh nghiệp được công bố trên các website của
ngân hàng, CĐCL và vietstock.vn. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định
lượng, sử dụng mô hình hồi quy GLS với dữ liệu bảng (Data panel). Biến phụ thuộc


là lợi nhuận ngân hàng, được đại diện bởi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
bình quân (ROE). Biến giải thích gồm: Tổng tài sản CĐCL (ASS), tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu bình quân CĐCL (ROES), tỷ lệ vốn góp CĐCL (EQU), CĐCL
nước ngoài (TYPE1) và CĐCL trong nước (TYPE2), thời gian làm CĐCL (TIM).
Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu các đặc điểm và đặc trưng tài chính ngân hàng tác
động đến lợi nhuận ngân hàng TMCP Việt Nam ra sao? Các biến giải thích bao
gồm: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOA), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ vốn chủ sở
hữu (EOA), tỷ lệ trạng thái tiền mặt (LIQ), tổng tài sản ngân hàng (ASSB), tỷ lệ chi
phí hoạt động (EFF) và tuổi ngân hàng (AGE).
Kết quả nghiên cứu cho thấy CĐCL có tác động tích cực đến lợi nhuận của
các ngân hàng TMCP Việt Nam khi tổng tài sản CĐCL (ASS), tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu bình quân CĐCL (ROES), tỷ lệ góp vốn CĐCL (EQU), thời gian
làm CĐCL (TIM) có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với ROE ngân
hàng, trong đó CĐCL trong nước (TYPE2) tác động mạnh hơn CĐCL nước ngoài
(TYPE1). Đối với các yếu tố đặc trưng tài chính và đặc điểm ngân hàng, ngoại trừ
tỷ lệ trạng thái tiền mặt (LIQ) không có ý nghĩa thống kê, các yếu tố khác đều có ý
nghĩa thống kê với ROE. Trong đó, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOA), tỷ lệ nợ
xấu (NPL), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EOA), tỷ lệ chi phí hoạt động
(EFF) và tuổi ngân hàng (AGE) có mối quan hệ ngược chiều với ROE. Riêng tổng
Luận văn thạc sỹ

iii


tài sản (ASSB) có mối quan hệ cùng chiều với ROE ngân hàng.

Luận văn thạc sỹ

iv



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC........................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ viii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu và lý do nghiên cứu .................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.4 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.5 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 6
1.6 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 6
1.7 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài ....................................................................... 7
1.8 Bố cục của luận văn .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 9
2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .................................................... 9
2.2 Cổ đông chiến lược ............................................................................................ 10
2.2.1 Khái niệm cổ đông ...................................................................................10
2.2.2 Cổ đông chiến lược .................................................................................12
2.2.3 Cổ đông chiến lược nước ngoài của NHTMCP Việt Nam ......................13
2.2.4 Cổ đông chiến lược trong nước của NHTMCP Việt Nam.......................15
2.3 Các yếu tố chính của cổ đông chiến lược tác động đến lợi nhuận của
NHTMCP Việt Nam ................................................................................................ 17
2.3.1 Quy mô của CĐCL (Tổng tài sản-ASS) ...................................................18
2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của CĐCL (ROES) ...19
2.3.3 Giá trị vốn góp của CĐCL vào một ngân hàng (EQU) ..........................20

2.3.4 Loại cổ đông chiến lược (TYPE1 và TYPE2) ..........................................20
2.3.5 Thời gian gắn bó của CĐCL đối với một ngân hàng (TIM) ...................21
2.4 Đặc trưng tài chính và đặc điểm NHTMCP Việt Nam .................................. 22
Luận văn thạc sỹ

v


2.4.1 Quy mô và chất lượng tín dụng của NHTM ............................................22
2.4.2 Thanh khoản của ngân hàng ...................................................................23
2.4.3 Quy mô ngân hàng (Tổng tài sản – Assets) .............................................25
2.4.4 Hiệu quả quản lý chi phí (tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập) ...26
2.4.5 Đặc điểm ngân hàng (tuổi ngân hàng - Age) ..........................................27
2.5 Các nghiên cứu trước về tác động của cổ đông chiến lược, đặc trưng tài
chính và đặc điểm ngân hàng đối với lợi nhuận của ngân hàng ......................... 27
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 32
3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 32
3.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................32
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................36
3.3 Mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 37
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 39
4.1 Thống kê mô tả các biến ................................................................................... 39
4.2 Ma trận hệ số tương quan các cặp biến .......................................................... 42
4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập VIF ................... 44
4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình nghiên cứu ........................................................ 44
4.4.1 Kiểm định lựa chọn giữa FEM (Fixed Effects Model) và REM (Random
Effects Model) ...........................................................................................................44
4.4.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi White. .......................46

4.4.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan Wooldridge ..................................46
4.4.4 Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GLS .............................. 47
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 49
4.5.1 Các yếu tố về CĐCL ................................................................................49
4.5.2 Các yếu tố về đặc trưng tài chính và đặc điểm ngân hàng .....................52
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 59
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 59
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 60
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu sau ............................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 63
Luận văn thạc sỹ

vi


A. TIẾNG ANH ....................................................................................................... 63
B. TIẾNG VIỆT ...................................................................................................... 66
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 68
PHỤ LỤC A. DANH SÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ CỔ
ĐÔNG CHIẾN LƯỢC..................................................................................................... 68
PHỤ LỤC B. DANH SÁCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÓ CỔ
ĐÔNG CHIẾN LƯỢC NƯỚC NGOÀI ......................................................................... 69
PHỤ LỤC C. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THÀNH LẬP MỚI, CỔ PHẦN
HOÁ, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP TRONG GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2013 ................... 70
PHỤ LỤC D. DANH SÁCH 18 NGÂN HÀNG ĐƯỢC LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU72
PHỤ LỤC E. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN CỦA CÁC BIẾN
ĐỘC LẬP .......................................................................................................................... 73
PHỤ LỤC F. KIỂM ĐỊNH HAUSMAN ........................................................................ 74
PHỤ LỤC G. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯƠNG PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI
WHITE.............................................................................................................................. 76

PHỤ LỤC H. KẾT QUẢ HỒI QUY BIẾN PHỤ THUỘC ROE ................................. 80

Luận văn thạc sỹ

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1 Mô tả các biến phụ thuộc và kiểm soát ………………………………. .34
Bảng 3.2 Danh sách CĐCL nước ngoài năm tài chính khác thời điểm 31/12 ….. .39
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến ..........................................................................41
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan ........................................................................45
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến các biến độc lập VIF .......46
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Hausman ...................................................................47
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi White ............48
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Wooldridge ......................49
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GLS ...............................49
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................................50

Luận văn thạc sỹ

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT

NH

: Ngân hàng


NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần

CĐCL

: Cổ đông chiến lược

HTNH

: Hệ thống ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

TCTD

: Tổ chức tín dụng

NĐT

: Nhà đầu tư

BCTC


: Báo cáo tài chính

ROE

: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân

ROA

: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân

ASS

: Tổng tài sản cổ đông chiến lược

LASS

: Log tổng tài sản cổ đông chiến lược

ROES

: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cổ đông chiến lược

EQU

: Tỷ lệ góp vốn cổ đông chiến lược

TYPE1

: Cổ đông chiến lược nước ngoài


TYPE2

: Cổ đông chiến lược trong nước

TIM

: Thời gian làm CĐCL

LOA

: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng

NPL

: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng

EOA

: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng

LIQ

: Tỷ lệ trạng thái tiền mặt ngân hàng

ASSB

: Tổng tài sản ngân hàng

LASSB


: Log tổng tài sản ngân hàng

EFF

: Tỷ lệ chi phí hoạt động ngân hàng

AGE

: Tuổi ngân hàng

Luận văn thạc sỹ

ix


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu và lý do nghiên cứu
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của thế giới đã ảnh hưởng, tác
động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có các định chế tài chính, ngân hàng
lớn tưởng như không thể bị ảnh hưởng như UniCredit, AIG, Merrill Lynch, Citi
Group, JP Morgan Chase... Và tất yếu theo quy luật thị trường, hàng loạt các vụ
mua bán, sáp nhập các công ty tài chính, ngân hàng, đặc biệt ở Mỹ với hơn 40 ngân
hàng bị phá sản và hàng chục ngân hàng tự nguyện hoặc bị mua bán và sáp nhập
trong năm 2008 (Bùi Thị Lý, 2009). Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê (2011),
nền kinh tế Việt Nam cũng đã gặp những thách thức, không những phải đối mặt với
những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó
khăn nội tại như lạm phát tăng cao (đỉnh điểm 18,6% năm 2011), thâm hụt cán cân
thương mại đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt

giảm... đã làm cho nền kinh tế nói chung, trong đó có hệ thống ngân hàng (HTNH)
Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong
lịch sử ngành ngân hàng (NH). Trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM),
nhiều ngân hàng đã gặp khó khăn trong kinh doanh, riêng các ngân hàng nhỏ không
chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước mà còn phải đối mặt với
việc thay đổi chính sách lãi suất, tỷ giá của Nhà nước về kiềm chế lạm phát, đối phó
khủng hoảng tài chính toàn cầu... Ngoài ra, một yêu cầu về tài chính đặt ra cho các
ngân hàng phải đạt được kế hoạch tăng vốn điều lệ tối thiểu theo lộ trình được quy
định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP (2006) của Chính phủ về danh mục vốn
pháp định của các Tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, đến ngày 31/12/2008, vốn
điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) phải đạt 1.000
tỷ đồng, ngày 31/12/2010 đạt 3.000 tỷ đồng. Đối với các ngân hàng đã có bề dày
hoạt động lâu năm, vốn lớn thì điều này không gặp khó khăn, nhưng đối với một số
ngân hàng nhỏ thì đây thực sự là một thách thức lớn, đặc biệt trong giai đoạn thị
trường chứng khoán kém hấp dẫn, các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
(IPO), phát hành bổ sung, tăng vốn... không thu hút được nhiều sự quan tâm của
nhà đầu tư (NĐT).

Luận văn thạc sỹ

1


Do đó, để hoàn thành mục tiêu tăng vốn pháp định theo yêu cầu của Chính
phủ, giải pháp đưa ra là kêu gọi các NĐT, NĐT chiến lược trong và ngoài nước tiếp
tục đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại các NHTM để trở thành các cổ đông chiến
lược (CĐCL) của các ngân hàng. Từ đó, hoạt động tìm kiếm CĐCL của các NHTM
diễn ra sôi nổi. Mục tiêu của các ngân hàng không chỉ đơn thuần cần có CĐCL để
tăng vốn theo yêu cầu của Chính phủ mà còn liên quan đến chiến lược nâng cao sức
cạnh tranh, cải tiến công nghệ, quản trị rủi ro hiệu quả, nâng cao thương hiệu, phát

triển sản phẩm... và vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ sự hỗ trợ của các
CĐCL. Và năm 2007 – 2008, HTNH chứng kiến cuộc đua tìm kiếm CĐCL của
hàng loạt các NHTMCP. Vào thời điểm đó, việc có được các CĐCL danh tiếng, uy
tín, tiềm lực tài chính mạnh đồng nghĩa với việc có được sự hỗ trợ tốt về vốn, công
nghệ và kinh nghiệm quản trị điều hành. Ngoài ra, CĐCL cũng nhận được nhiều lợi
ích ngoài lợi nhuận đầu tư như khả năng tiếp cận vốn vay, lãi suất thấp, thủ tục cấp
tín dụng đơn giản, quảng bá thương hiệu... Vì vậy, để trở thành CĐCL của ngân
hàng thì phải trãi qua quá trình thoả hiệp, đáp ứng các điều kiện của cả hai bên đưa
ra.
Mùa đại hội cổ đông 2015, vấn đề CĐCL vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn khi
nhiều ngân hàng cho biết sẽ tìm thêm CĐCL để bán cổ phần. Đặc biệt các NHTM
yếu kém gấp rút tìm kiếm CĐCL giúp họ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu để hoạt động lành
mạnh hơn. Thực tế cho thấy, CĐCL với tiềm lực tài chính, năng lực thị trường và
trình độ quản lý vượt trội sẽ giúp ngân hàng vượt qua khó khăn. Thuỳ Linh (2014)
đưa ra một trường hợp thay đổi rõ rệt sau khi có CĐCL là NHTMCP Tiên Phong,
tên viết tắt cũ TienPhongBank. Ra đời năm 2008, sự non trẻ đã khiến
TienPhongBank rơi vào nhóm 9 ngân hàng yếu kém buộc phải cải tổ. Năm 2012,
TienPhongBank bắt tay với Tập Đoàn Vàng Bạc Đá Quý DOJI bằng cách bán cho
tập đoàn này 20% cổ phần. Với tư cách CĐCL, Tập đoàn DOJI và các cổ đông hiện
hữu đã hỗ trợ TienPhongBank bổ sung vốn điều lệ đạt mức 5.550 tỷ đồng để cải
thiện thanh khoản. Sau đó, TienPhongBank đã có cuộc tái cấu trúc khổng lồ: Đổi
tên thành TPBank, tập trung kinh doanh 04 mũi nhọn chính gồm công nghệ cao và
công nghệ thông tin, vàng, công nghiệp phụ trợ, ngân hàng điện tử và ngân hàng ưu
tiên. 04 mũi nhọn này dựa trên sức mạnh của 03 cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn
FPT, Tập đoàn Tái Bảo hiểm Việt Nam, Tổng Công ty Viễn Thông Mobifone cùng
Luận văn thạc sỹ

2



02 cổ đông chiến lược SBI Ven Holdings Pte. Ltd và DOJI. Chỉ sau một năm tái cơ
cấu, đến 31/12/2013, TPBank đã thu được kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, lợi
nhuận trước thuế của TPBank đạt 362 tỷ đồng (vượt 15% so với chỉ tiêu), vốn huy
động dân cư tăng 160% so với cùng kỳ năm 2012, tăng trưởng tín dụng trên 190%,
nợ xấu giảm xuống dưới 2%, số lượng khách hàng của TPBank đã tăng hơn 3 lần,
đạt khoảng 240.000 khách hàng.
Và khi nói đến CĐCL thì không thể bỏ qua mối quan hệ giữa NHTMCP Quân
đội (MB) và Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel). Năm 2013 đánh dấu bước
ngoặt MB vươn lên vị trí số 1 trong hệ thống NHTMCP Việt Nam, lợi nhuận trước
thuế hơn khá xa so với ngân hàng thứ 2 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) gần 200 tỷ đồng. Với nền tảng 50 triệu thuê bao Viettel, MB hiện là
một trong những NH tiên phong về dịch vụ ngân hàng trên điện thoại. Không dừng
ở đó, MB còn đang lên kế hoạch khai thác trụ sở Viettel trên toàn quốc và mạng
lưới chi nhánh ở Lào, Campuchia, Myanmar và Châu Phi… Ngoài ra, Viettel còn là
khách hàng lớn giúp huy động vốn cho MB trong thời gian qua, góp phần không
nhỏ vào tăng trưởng chung của MB (Thuỳ Linh, 2014).
Thuỳ Linh (2014) còn dẫn chứng thêm một trường hợp nữa, đó là mối quan hệ
giữa Eximbank và Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC). Sở hữu 15,07% cổ phần
Eximbank, 2014 đánh dấu năm thứ 6 SMBC là cổ đông chiến lược của NH này.
SMBC đã cung cấp cho Eximbank kinh nghiệm quản trị ngân hàng hiện đại, trang
bị công nghệ tiên tiến, xây dựng chiến lược phát triển bền vững, đẩy mạnh công
nghệ ứng dụng thông tin, hệ thống bảo mật, phát triển nhanh các dịch vụ tiện ích
của một ngân hàng hiện đại. Với sự hỗ trợ của SMBC, trong 6 năm qua, Eximbank
đã liên tục phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới cho thị
trường, vươn lên vị thế thứ 2 trong các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam (sau MB).
Từ một ngân hàng có vốn điều lệ 2.800 tỷ đồng và tổng tài sản 33.000 tỷ đồng vào
năm 2007, đến cuối năm 2012, Eximbank đã trở thành ngân hàng có vốn điều lệ đạt
12.355 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 170.000 tỷ đồng. Hiện tại, Eximbank đã thiết lập
quan hệ với 720 ngân hàng đại lý tại 65 quốc gia trên thế giới.
Đồng thời, Thuỳ Linh (2014) lấy Ngân Hàng TMCP Đông Á là một trong

những NHTMCP không có sự tham gia của CĐCL làm ngân hàng so sánh để thấy
sự khác biệt bởi từ năm 2005 trở về trước, ngân hàng Đông Á nằm trong top đầu
Luận văn thạc sỹ

3


NHTMCP có quy mô về mạng lưới, thương hiệu, lợi nhuận, tổng tài sản... ngang
bằng với NHTMCP Á Châu (ACB), Eximbank, NHTMCP Thương Tín Sài Gòn
(Sacombank)… nhưng đến thời điểm hiện tại đã bị các ngân hàng trên vượt xa về
quy mô vốn, tổng tài sản và lợi nhuận.
Thông qua sự phát triển và phân hoá mạnh mẽ của hệ thống NHTMCP từ năm
2006 đến nay thì câu hỏi đặt ra là các CĐCL tác động như thế nào đến lợi nhuận
của các NHTMCP? Những yếu tố chính nào của CĐCL tác động đến lợi nhuận của
NHTMCP? Trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp các NHTMCP hiểu được vai trò, tầm
quan trọng và các yếu tố chính của CĐCL đối với lợi nhuận của các NHTMCP Việt
Nam, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, hệ thống
NHTMCP cạnh tranh gay gắt và NHNN đang nghiên cứu dự thảo Nghị định mức
vốn pháp định mới cho các TCTD, với dự kiến năm 2015 NHTM sẽ phải nâng vốn
điều lệ lên 10.000 tỷ đồng. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vai trò của CĐCL
đối với ngân hàng nhưng chỉ phân tích, đánh giá CĐCL nước ngoài như Hyun
E.Kim và Byung-Yoon Lee (2004), Nicholas Hope và Fred Hu (2006), Alicia
García-Herrero và Daniel Santabárbara (2008)… và tại Việt Nam chưa có công
trình nghiên cứu nào giải thích cho các vấn đề trên.
Với những lý do nêu trên, luận văn chọn đề tài “Vai trò cổ đông chiến lược
đối với lợi nhuận ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trọng tâm của nghiên cứu này là tìm hiểu vai trò của cổ đông chiến lược đối
với lợi nhuận các NHTMCP Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu này sẽ hướng đến và

mong muốn đạt được các kết quả sau:
 Xác định vai trò và các yếu tố chính của cổ đông chiến lược đối với lợi
nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, từ đó giúp các
NHTMCP Việt Nam chọn lựa CĐCL phù hợp.
 Ngoài ra, đề tài cũng xác định tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của
một số yếu tố về đặc trưng tài chính và đặc điểm của NHTMCP Việt Nam
đến lợi nhuận của các ngân hàng này.

Luận văn thạc sỹ

4


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu đã nêu trên, nghiên cứu tập trung cho việc trả lời các câu hỏi sau:
 Vai trò CĐCL đối với lợi nhuận các NHTMCP Việt Nam như thế nào?
 Những yếu tố chính nào của CĐCL tác động đến lợi nhuận của các
NHTMCP? Mức độ tác động của các yếu tố đó ra sao?
 Các yếu tố về đặc trưng tài chính và đặc điểm từng NHTMCP Việt Nam tác
động đến lợi nhuận ra sao?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ NHTMCP Việt Nam, không bao gồm các
NHTM nhà nước, NHTM nhà nước đã cổ phần hoá, NHTM có nguồn gốc nước
ngoài và NHTMCP đã sáp nhập, hợp nhất, thành lập mới trong giai đoạn 2006 đến
2013 do:
 Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, hệ thống NHTM có nhiều biến động từ ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, hoạt động thâu tóm, hợp nhất, sáp
nhập, thành lập mới, cổ phần hoá trong HTNH diễn ra phức tạp… vì vậy,
báo cáo tài chính (BCTC) của các NHTMCP bị thâu tóm hay bị sáp nhập,
hợp nhất, thành lập mới, cổ phần hoá không được công bố, bị thay đổi hoặc

không còn thông tin.
 Các NHTM nhà nước chưa được IPO chịu sự quản lý của nhà nước, hoạt
động kinh doanh được giám sát chặt chẽ, không có sự tham gia các cổ đông
bên ngoài, chiến lược kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận còn thực thi các
nhiệm vụ của chính phủ, NHNN đối với người dân, đối với các NHTMCP
khác. Ngoài ra, các NHTM nhà nước còn nhận được nhiều sự hỗ trợ của
Chính phủ liên quan đến trợ cấp vốn, mặt bằng kinh doanh. Nghiên cứu của
Berger (2005) cũng đã chứng minh rằng, ở Trung Quốc, các NHTM có vốn
sở hữu nhà nước trên 50% có hiệu quả lợi nhuận thấp và chi phí cao hơn so
với các NHTM khác do cơ chế hoạt động không đặt mục tiêu lợi nhuận lên
hàng đầu mà chủ yếu thực thi các nhiệm vụ chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô,
trợ cấp khách hàng… Điều này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu
của Sapienza (2004). Vì vậy, lợi nhuận của các NHTM nhà nước không thể

Luận văn thạc sỹ

5


hiện được hiệu quả hoạt động như các NHTMCP có tính cạnh tranh cao,
hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.
 Các NHTM có nguồn gốc nước ngoài là các ngân hàng có thế mạnh về
công nghệ, kinh nghiệm quản trị rủi ro, tầm nhìn xa, nguồn vốn rẻ… và
hoạt động theo mô hình chi nhánh thuộc tập đoàn ngân hàng, tài chính đa
quốc gia trên thế giới. Nội tại các tập đoàn này đã có CĐCL nên Chi nhánh
hoạt động tại Việt Nam không nhất thiết có CĐCL và pháp luật Việt Nam
cũng chưa có quy định cụ thể về CĐCL đối với các NHTM có nguồn gốc
nước ngoài. Bên cạnh đó, một số NHTM nước ngoài tham gia vào thị
trường Việt Nam chủ yếu phục vụ cho các tập đoàn, công ty của quốc gia
họ hoạt động tại Việt Nam, hạn chế cấp dịch vụ cho các khách hàng trong

nước nên mục tiệu lợi nhuận chưa phải là quan trọng nhất.

1.5

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung xem xét, phân tích vai trò, các yếu tố chính của CĐCL, các

yếu tố về đặc trưng tài chính và đặc điểm từng ngân hàng đối với lợi nhuận của các
NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2013. Dữ liệu sử dụng là dữ liệu
bảng (data panel) cân bằng nên thời gian của dữ liệu phải có ít nhất 03 năm. Qua
những yêu cầu trên, do giai đoạn từ năm 2006 đến nay, hệ thống NHTM có nhiều
biến động từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, hoạt động IPO của các
NHTM nhà nước, hoạt động thâu tóm, hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới trong hệ
thống NH diễn ra phức tạp… vì vậy, luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu trên một
mẫu gồm 18 NHTMCP Việt Nam, không bao gồm các NHTM nhà nước, NHTM
nhà nước đã cổ phần hoá, NHTM có nguồn gốc nước ngoài và các NHTMCP đã bị
sáp nhập, hợp nhất, thành lập mới trong giai đoạn 2006 đến 2013.
1.6 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp của 18
NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2013 với tổng số 144 quan sát. Dữ
liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu qua website của các NHTMCP Việt Nam,
website của các CĐCL, các website khác như cafef.vn, vietstock.vn… Cụ thể, các
dữ liệu kế toán được lấy từ báo cáo thường niên, BCTC đã được kiểm toán của các
Luận văn thạc sỹ

6


NHTMCP và CĐCL, được tải từ các trang web trên; dữ liệu loại CĐCL, thông tin
hoạt động của CĐCL được lấy thủ công từ báo cáo thường niên, mục tự giới thiệu

trên website của NHTMCP và CĐCL; các dữ liệu khác được lấy thủ công từ
website cafef.vn, vietstock.vn và website của NHTMCP, CĐCL.
1.7 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học
cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài cung cấp một nghiên cứu thực nghiệm
về tác động của CĐCL đối với lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam, chưa có
nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả
nghiên cứu này rất hữu ích cho các đối tượng như các nhà hội đồng quản trị, các
nhà đầu tư cũng như các cổ đông của các NHTMCP. Qua đó, hội đồng cổ đông, hội
đồng quản trị NHTMCP có thể hiểu được vai trò, lợi ích, các yếu tố chính của
CĐCL có tác động đến lợi nhuận ngân hàng và từ đó đưa ra các tiêu chí lựa chọn
CĐCL phù hợp. Bên cạnh đó, đề tài cũng giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố về
đặc trưng tài chính và đặc điểm ngân hàng đối với lợi nhuận của ngân hàng để từ đó
các nhà quản trị xác định được các yếu tố nội tại tác động tốt hoặc xấu đến lợi
nhuận và tìm kiếm CĐCL tốt nhất nhằm cải thiện, phát huy các yếu tố này.
1.8 Bố cục của luận văn
Bố cục luận văn gồm 5 chương và được trình bày theo thứ tự sau:
Chương 1: Đặt vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa và ứng dựng của đề tài, cuối cùng là bố cục của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại, hiệu quả kinh doanh
ngân hàng, cổ đông chiến lược, đặc trưng tài chính và đặc điểm ngân hàng, xây
dựng các giả thuyết nghiên cứu và cuối cùng trình bày các nghiên cứu trước có liên
quan.
Chương 3: Xây dựng khung tiếp cận nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
Trong chương này cũng sẽ trình bày rõ phương pháp nghiên cứu, cách thức chọn
mẫu và cách đo lường các biến nghiên cứu.

Luận văn thạc sỹ


7


Chương 4: Thể hiện kết quả nghiên cứu và những thảo luận từ kết quả nghiên
cứu. Trong chương này, các giả thuyết nghiên cứu trong chương 2 sẽ được chấp
nhận hay bác bỏ và giải thích các yếu tố chính của CĐCL, đặc trưng tài chính và
đặc điểm ngân hàng có tác động đến lợi nhuận của NHTMCP.
Chương 5: Kết luận, kiến nghị, các hạn chế trong đề tài và đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.

Luận văn thạc sỹ

8


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương 1 đã giới thiệu tổng quát về đề tài, chương 2 sẽ trình bày các
nội dung như các lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cổ đông chiến
lược, đặc trưng tài chính và đặc điểm ngân hàng, xây dựng các giả thuyết nghiên
cứu và cuối cùng trình bày các nghiên cứu trước có liên quan.
2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Theo Phan Đức Dũng (2009), hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực đã có để đạt được kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp
nhất, thông qua việc đo lường tỷ lệ giữa lợi nhuận đối với tổng tài sản và vốn chủ
sở hữu. Thái Văn Đại (2014) cho rằng, cũng như một doanh nghiệp, lợi nhuận phản
ánh khả năng sinh lời của NHTM và nó được quyết định bởi mức lãi thu được từ
các khoản cho vay và đầu tư, bởi nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, bởi quy mô, chất
lượng và thành phần của các tài sản có. Kohler (2012) cho rằng các ngân hàng báo
cáo lợi nhuận lãi thuần cao hơn thì ổn định hơn. Nghiên cứu của Poghosyan và
Cihak (2011) cũng đưa ra quan điểm rằng các ngân hàng Châu Âu với thu nhập cao

thì ít có khả năng trãi qua rủi ro phá sản trong năm sắp tới. Vì vậy, hiệu quả kinh
doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bởi
các ngân hàng đạt lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny
và Shipho, 2011). Và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân
(Return on equity - ROE) được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM được các nhà quản trị và các cổ đông đặc biệt
quan tâm.
𝑅𝑂𝐸 =

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

x 100%

Theo Thái Văn Đại (2014), ROE là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng một
đồng vốn chủ sở hữu, đo lường khả năng lành mạnh trong hoạt động của một ngân
hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn của ngân hàng và các quỹ dự trữ, qua đó tỷ lệ
này cho biết khả năng sử dụng vốn cổ phần của ngân hàng nên ROE có ý nghĩa
quan trọng đối với cổ đông. ROE càng lớn cho thấy kết quả hoạt động trên vốn cổ
phần của ngân hàng càng tốt. Ngoài ra, ROE có công thức mở rộng như sau:
Luận văn thạc sỹ

9


𝑅𝑂𝐸 =
=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuế
Tổng thu nhập

x

Tổng thu nhập

x

Tổng tài sản bình quân

Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng thu nhập phản ánh hiệu quả
quản lý chi phí của ngân hàng; tỷ suất tổng thu nhập trên tổng tài sản bình quân
phản ánh các chính sách quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng, đặc biệt là cấu
trúc và thu nhập của tài sản; tỷ lệ tổng tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình
quân phản ánh chính sách đòn bẩy về tài chính tức là việc lựa chọn nguồn vốn để
tài trợ cho hoạt động ngân hàng là nợ hay vốn chủ sở hữu. Tổng thu nhập của ngân
hàng bao gồm tất cả các nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ như các khoản thu từ
lãi cho vay, từ hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động trên thị
trường liên ngân hàng, các khoản thu dịch vụ và thu khác (Thái Văn Đại, 2014).
Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua tỷ số
ROE phải được xem xét qua nhiều thời kỳ khác nhau để thấy được xu hướng phát
triển và quy luật vận động của chúng. Ngoài ra, việc nghiên cứu còn phải dựa vào
thực tiễn hoạt động của chính ngân hàng đang phân tích, đi sâu vào từng bộ phận
cấu thành chỉ tiêu phân tích, từ đó dễ dàng xác định nguyên nhân tăng giảm của các
chỉ tiêu, từ đó dễ dàng tìm ra các biện pháp phù hợp (Thái Văn Đại, 2014).
2.2 Cổ đông chiến lược
2.2.1 Khái niệm cổ đông

Trong một công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần và Luật doanh nghiệp (2005) có quy định rõ: “Cổ đông là
người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần”. Ở các tập
đoàn lớn, các cổ đông là những cá nhân hoặc tổ chức đầu tư tiền của họ để sở hữu
một số lượng cổ phiếu nhất định với mong muốn nhận được lợi nhuận từ giá trị gia
tăng tiềm năng của cổ phiếu hoặc cổ tức trong tương lai. Trong khi ở các công ty
nhỏ, họ có thể là người thành lập doanh nghiệp hoặc người có quyền lợi cá nhân
trong đó. Khi nhà đầu tư mua cổ phần của các công ty, họ nhận được giấy chứng
nhận thể hiện số lượng cổ phần mà họ sở hữu. Nếu công ty mà họ đầu tư hoạt động
có lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ được nhận một số tiền được chia từ lợi nhuận dựa trên
Luận văn thạc sỹ

10


số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ, đó là cổ tức. Ngoài ra, cổ đông cũng nhận được
số tiền có thể nhiều hoặc ít hơn số tiền mà họ mua cổ phiếu nếu họ bán cho nhà đầu
tư khác hoặc được công ty mua lại tuỳ thuộc giá thị trường của cổ phiếu vào thời
điểm đó. Đồng thời, bởi vì họ là chủ sở hữu một phần của một công ty, cổ đông có
quyền biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông của công ty, chẳng hạn như phê duyệt
hay từ chối một đề nghị sáp nhập, xem xét các tài khoản công ty và nhận được báo
cáo định kỳ về hoạt động của công ty. Nếu cổ đông không thể tham dự cuộc họp
thường niên, họ được phép bỏ phiếu bằng cách gửi thư trong lá phiếu của họ hoặc
uỷ quyền cho một cổ đông khác mà họ tin tưởng. Hơn nữa, nếu một công ty quyết
định phát hành thêm cổ phiếu, cổ đông hiện hữu có tùy chọn để mua cổ phiếu trước
khi chúng được cung cấp cho công chúng. Tuy nhiên, cổ đông cũng phải chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn
mình đã góp vào.
Và bất cứ công ty cổ phần nào cũng bắt buộc phải có cổ phần phổ thông và
người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Bên cạnh đó, có thể có thêm

cổ phần ưu đãi và người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu
đãi gồm các loại như ưu đãi biểu quyết, ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại hay ưu đãi
khác do điều lệ công ty quy định. Ngoài ra, một hình thức cổ đông khác rất được
quan tâm là cổ đông sáng lập. Đây là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký
tên vào bảng điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. Theo Luật doanh nghiệp (2005),
các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong
thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Trong vòng 3 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
cổ đông sáng lập không được quyền chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập
khác. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được
Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Lúc đó, người nhận chuyển nhượng đương nhiên
trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, cổ đông sáng lập sẽ
không bị hạn chế vấn đề này.

Luận văn thạc sỹ

11


2.2.2 Cổ đông chiến lược
Theo Hữu Đạo (2014) thì mục tiêu quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào
khi phát hành cổ phần là huy động vốn từ các nhà đầu tư. Cổ đông phổ thông đa
phần là nhà đầu tư góp vốn với mong muốn nhận được cổ tức hoặc chênh lệch giá
trị cổ phiếu khi bán ra. Cổ đông ưu đãi đa phần là các đối tượng như ban giám đốc,
cán bộ nhân viên hay cổ đông hiện hữu nhận được cổ phiếu ưu đãi từ công ty. Cổ
đông sáng lập là cổ đông chắc chắn có trong tất cả các công ty cổ phần ngay từ lúc
thành lập, có tầm ảnh hưởng quan trọng, không chỉ tác động trực tiếp đến nguồn
vốn mà còn ảnh hưởng đến chiến lược phát triển, chính sách nhân sự, công nghệ sản
phẩm… Tuy nhiên, có một hình thức cổ đông khác có tầm quan trọng không kém

cổ đông sáng lập và có tác động đến toàn bộ hoạt động của công ty đó là cổ đông
chiến lược hay nhà đầu tư chiến lược. Vậy cổ đông chiến lược là gì? Những đối
tượng nào được xem là cổ đông chiến lược?
Cổ đông chiến lược là 01 từ phát sinh trong thị trường kinh tế, không phải là
thuật ngữ trong văn bản luật, mặc dù một số văn bản luật đã nhắc tới nó. Người
kinh doanh thì có thể hiểu chiến lược kinh doanh là gì và căn cứ vào chiến lược của
công ty, mà có thể xem 1 cổ đông là cổ đông chiến lược. Cổ đông chiến lược có thể
là công ty đối tác liên doanh, có thể là công ty có tiềm năng tài chính hay cũng có
thể là người lao động (Hữu Đạo, 2014).
Như vậy, cổ đông chiến lược ở đây được hiểu là nơi hội tụ những sức mạnh
mà doanh nghiệp đó đang thiếu và cần được tăng cường. Ví dụ như để đẩy mạnh
bán hàng, doanh nghiệp cần tìm những cổ đông tương đồng với yếu tố đầu ra của
mình. Khi sản xuất một sản phẩm nào đó, nếu những nhà phân phối, tiêu thụ đồng
thời là cổ đông, họ sẽ ưu tiên cho sản phẩm ấy bởi vì nó gắn với quyền lợi của họ
thì đầu ra của sản phẩm sẽ tốt hơn. Nếu chọn cổ đông chiến lược ở lĩnh vực tài
chính - ngân hàng, thế mạnh của họ nằm ở khả năng quản trị. Lúc đó, cổ đông chiến
lược này sẽ mang kinh nghiệm và những điểm mạnh của họ để gắn kết vào doanh
nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp sẽ mạnh hơn. Ngoài ra, có CĐCL là ngân hàng thì
doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận vốn vay, lãi suất thấp, được
ưu tiên sử dụng các dịch vụ khác với thời gian xử lý nhanh, chi phí thấp… Do vậy,
tùy theo loại hình kinh doanh của mình mà doanh nghiệp tìm kiếm cổ đông chiến
lược cho phù hợp (Nguyễn Cao Khôi và Nguyễn Phương Linh, 2012).
Luận văn thạc sỹ

12


Hoàng Duy (2013) cho rằng công ty không chỉ đạt được mục tiêu tăng vốn,
củng cố tài chính mà còn nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, phát
triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh… nếu công ty

tìm được CĐCL phù hợp. Nghiên cứu của Alicia García-Herrero và Daniel
Santabárbara (2008) cũng chỉ ra rằng, nhà đầu tư chiến lược mang lại hiệu quả cho
hệ thống ngân hàng Trung Quốc nhiều hơn nhà đầu tư tài chính. Theo Nghị định
59/2011/NĐ-CP (2011) về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành
công ty cổ phần có quy định nhà đầu tư chiến lược như sau: “Nhà đầu tư chiến lược
là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có
cam kết bằng văn bản trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ
doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: Chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân
lực, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu,
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm”. Như vậy, cổ đông chiến lược bao gồm cổ
đông chiến lược nước ngoài và cổ đông chiến lược trong nước. Theo đó, đề tài tiếp
tục phân tích, tìm hiểu định nghĩa, điều kiện để trở thành CĐCL nước ngoài hoặc
trong nước của NHTMCP.
2.2.3 Cổ đông chiến lược nước ngoài của NHTMCP Việt Nam
Theo Nghị định số 01/2014/NĐ-CP (2014) về việc nhà đầu tư nước ngoài mua
cổ phần của TCTD Việt Nam có quy định chặt chẽ về việc lựa chọn nhà đầu tư
chiến lược là tổ chức nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
 Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn
định hoặc tương đương trở lên.
 Có đủ nguồn tài chính để mua cổ phần được xác định theo báo cáo tài chính
được kiểm toán độc lập năm liền kề trước năm nộp hồ sơ và nguồn vốn mua
cổ phần hợp pháp theo quy định của pháp luật.
 Việc mua cổ phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ
thống TCTD Việt Nam; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh
trong hệ thống TCTD Việt Nam.
 Không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán
và thị trường chứng khoán của nước nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở

Luận văn thạc sỹ


13


chính và Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ
mua cổ phần.
 Là ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài, công ty cho thuê tài
chính nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định
của pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính. Công ty tài chính nước ngoài
chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty tài chính Việt Nam.
 Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ 5
năm trở lên.
 Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước
năm nộp hồ sơ mua cổ phần.
 Có văn bản cam kết và kế hoạch rõ ràng về việc gắn bó lợi ích lâu dài với
TCTD Việt Nam, hỗ trợ TCTD Việt Nam áp dụng công nghệ hiện đại; phát
triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị,
điều hành.
 Không sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên tại bất kỳ TCTD nào khác tại Việt
Nam.
 Cam kết hoặc đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của TCTD Việt Nam mà
tổ chức nước ngoài đề nghị mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt
Nam, ngoại trừ trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu
kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, Thủ tướng Chính phủ
quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước
ngoài tại một TCTD cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn
quy định.
Với các điều kiện nêu trên, muốn trở thành CĐCL nước ngoài của các

NHTMCP phải là ngân hàng, tập đoàn tài chính mạnh, có kinh nghiệm, đã được các
tổ chức xếp hạng đánh giá mức tín nhiệm cao… hay nói cách khác, đây chính là
những ngân hàng, tập đoàn tài chính thành công tại quốc gia bản địa cũng như trên
thế giới. Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc (1998) cũng quy định
các điều kiện cụ thể đối với nhà đầu tư nước ngoài như:
Luận văn thạc sỹ

14


 Nhà đầu tư nước ngoài phải hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm.
 Tỷ lệ an toàn vốn (BIS) trên 8%.
 Hoạt động kinh doanh và tổng tài sản trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm chiếm trên 50% tổng hoạt động của nhà đầu tư.
 Hoạt động kinh doanh có lợi nhuận trong 02 năm liền kề kể từ thời điểm
góp vốn làm CĐCL.
Và khi có được CĐCL nước ngoài thì đồng nghĩa với việc NHTMCP Việt
Nam thừa hưởng được những tinh tuý về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tầm
nhìn… tạo nên thành công của các ngân hàng, tập đoàn tài chính hàng đầu quốc tế
(Thuỳ Linh, 2015).
Ngoài ra, nghị định số 01/2014/NĐ-CP (2014) cũng đưa ra các điều kiện đối
với TCTD Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
 TCTD chuyển đổi hình thức pháp lý thành TCTD cổ phần phải có phương án
cổ phần hóa, phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
quy định của pháp luật, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư
nước ngoài.
 TCTD cổ phần phải có phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu
quỹ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ
phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

 Đối với TCTD cổ phần có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ,
phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ thực hiện theo quy
định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi
trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
2.2.4 Cổ đông chiến lược trong nước của NHTMCP Việt Nam
Đối với cổ đông trong nước, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một TCTD được quy
định cụ thể theo Luật các tổ chức tín dụng (2010) như sau: “Một cổ đông là cá
nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD; Một cổ đông là
tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD, trừ trường
hợp sở hữu cổ phần theo quyết định của NHNN để xử lý TCTD gặp khó khăn; Cổ
đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn
Luận văn thạc sỹ

15


điều lệ của một TCTD”. Nhưng lại không quy định các tiêu chí chọn lọc của cổ
đông để trở thành CĐCL của TCTD. Tuy nhiên, theo Thông tư số 10/2011/TTNHNN (2011) có quy định cụ thể điều kiện để trở thành CĐCL đối với các NHTM
nhà nước khi cổ phần hoá:
 Là doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực quản trị tốt, có tổng tài sản tối
thiểu 3.000 tỷ đồng vào năm trước năm đăng ký tham gia CĐCL.
 Có đủ nguồn vốn góp: Vốn chủ sở hữu trừ đi các khoản đầu tư dài hạn bằng
vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn còn lại tối thiểu bằng
số vốn góp theo đăng ký tham gia CĐCL.
 Có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trên 15%, tỷ lệ lợi nhuận trên
tài sản có ROA trên 1% của năm liền kề trước năm đăng ký tham gia
CĐCL, có lợi nhuận ròng dương trong ba năm liên tiếp trước năm đăng ký
tham gia CĐCL và không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
 Không là CĐCL, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín dụng
nào tại Việt Nam vào thời điểm đăng ký tham gia CĐCL.

 Có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ NHTM nhà nước cổ phần hóa trong
một hoặc một số lĩnh vực. Có cam kết bằng văn bản không chuyển nhượng
số cổ phần được mua trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày mua cổ
phần, trở thành CĐCL và không thực hiện các giao dịch nào với NHTM
nhà nước cổ phần hoá dẫn đến xung đột lợi ích và tạo ra sự độc quyền hoặc
cạnh tranh không lành mạnh với khách hàng, nhà đầu tư khác của NHTM
nhà nước cổ phần hoá và đối với các TCTD khác.
Đối với CĐCL trong nước là TCTD ngoài thoả mãn các điều kiện nêu trên đối
với CĐCL trong nước, phải đáp ứng thêm các tiêu chí:
 Đảm bảo duy trì các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của
TCTD theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
 Có tỷ lệ an toàn vốn CAR năm liền kề trước năm đăng ký tham gia CĐCL
trên 10% và có tỷ lệ nợ xấu năm liền kề trước năm đăng ký tham gia CĐCL
dưới 2%.
 TCTD không được mua cổ phần của NHTM nhà nước cổ phần hóa mà
NHTM nhà nước cổ phần hóa là cổ đông, thành viên góp vốn của TCTD đó
vào thời điểm đăng ký tham gia CĐCL.
Luận văn thạc sỹ

16


Thông qua các tiêu chí về việc lựa chọn CĐCL trong nước cho các NHTM
nhà nước có thể thấy được tiêu chí đối với CĐCL nước ngoài cao hơn rất nhiều so
với CĐCL trong nước. Tuy vậy, các điều kiện trên không phải doanh nghiệp nội địa
nào cũng đáp ứng được, chỉ có thể là các tập đoàn, tổng công ty, công ty lớn của
Việt Nam mới có thể trở thành CĐCL của NHTM Nhà nước để giúp ngân hàng
(danh sách NHTMCP có CĐCL được thể hiện chi tiết tại phụ lục A):
 Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro.
 Ứng dụng công nghệ hiện đại.

 Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng…
2.3 Các yếu tố chính của cổ đông chiến lược tác động đến lợi nhuận của
NHTMCP Việt Nam
Không phải lúc nào cổ đông chiến lược luôn luôn đem lại triển vọng tươi sáng
cho ngân hàng hay doanh nghiệp. Theo Nicholas Hope và Fred Hu (2006) thì một
số rủi ro và thách thức mà ngân hàng có thể gặp phải khi có cổ đông chiến lược
như:
 Việc ra quyết định sẽ không còn linh hoạt như trước đây.
 Ảnh hưởng đến quyền kiểm soát, thành lập dự án, tạo ra rủi ro tài chính, rủi
ro kinh doanh.
 Trách nhiệm và quyền hạn bị nhạt nhòa.
 Mất nhiều thời gian và công sức để điều phối, tham vấn các bên liên quan.
 Nhiều thách thức hơn trong công tác truyền thông nội bộ ngân hàng…
Nhìn chung, khi thực hiện ký kết trở thành CĐCL chính thức nghĩa là các bên
phải nhìn thấy những gì có thể hợp tác với nhau và phải có tầm nhìn về hiệu quả lâu
dài. Ở đây có hai khái niệm tách bạch. Thứ nhất, đối tác chiến lược với nhau không
có nghĩa phải là cổ đông của nhau. Có thể hai bên chỉ ký những hợp đồng hợp tác
toàn diện. Thứ hai, CĐCL giữa hai đơn vị là nhằm hỗ trợ nhau hơn là vì mục đích
lợi nhuận và lợi nhuận là thành quả của việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Nghiên cứu
của Alicia García-Herrero và Daniel Santabárbara (2008) cũng chỉ ra rằng, nhà đầu
tư chiến lược mang lại hiệu quả cho hệ thống ngân hàng Trung Quốc nhiều hơn nhà
đầu tư tài chính. Do đó, để CĐCL có thể mang lại lợi ích như mong muốn, ngân
hàng cần xác định rõ chiến lược kinh doanh, các điểm yếu, điểm mạnh của mình và
Luận văn thạc sỹ

17


×