Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

các đặc điểm về quản trị công ty và độ trễ của công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THÀNH TRUNG

CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
VÀ ĐỘ TRỄ CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN NĂM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành : 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGÔ VI TRỌNG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


TÓM TẮT

Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa các đặc
điểm về quản trị công ty có thể tác động đến độ trễ của công bố thông tin báo cáo
tài chính kiểm toán năm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng gồm 650 quan
sát của 130 công ty trong khoảng thời gian 5 năm giai đoạn 2010 – 2014. Trong bài


nghiên cứu này, 2 thước đo độ trễ công bố thông tin được áp dụng là độ trễ tạm thời
và độ trễ báo cáo.
Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) được sử dụng để
ước lượng cho mô hình nghiên cứu sau khi đã thực hiện các kiểm định cần thiết để
lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp. Kết quả thống kê cho thấy sở hữu của tổ chức,
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô hội đồng quản trị, quy mô công ty, đòn
bẩy tài chính và lợi nhuận trên vốn cổ phần đều có tác động đến độ trễ. Mức độ ảnh
hưởng của quy mô công ty là cao nhất trong khi đó tác động của quy mô hội đồng
quản trị là không đáng kể.
Nghiên cứu có mức độ giải thích chỉ từ 45% đến 72% khi xem xét tác động của các
đặc điểm về quản trị công ty đến độ trễ, điều này có nghĩa là còn những đặc điểm về
quản trị công ty khác ảnh hưởng lên độ trễ báo cáo mà chưa được đưa vào nghiên
cứu. Nghiên cứu cũng trình bày một số hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó gợi
ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

................................................................................................................... i

Lời cảm ơn

..................................................................................................................ii

Tóm tắt


.................................................................................................................iii

Danh mục hình và đồ thị ...................................................................................................vii
Danh mục bảng ...............................................................................................................viii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1

1.1.

Lý do chọn đề tài nghiên cứu .............................................................................. 1

1.2.

Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 3

1.3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 4

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4

1.5.

Kết cấu luận văn .................................................................................................. 5

CHƯƠNG 2:


CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ ĐỘ TRỄ ........... 7

2.1.

Quản trị công ty ................................................................................................... 7

2.2.

Công bố thông tin và độ trễ của CBTT BCTC kiểm toán ................................... 8

2.2.1.

Công bố thông tin ................................................................................................ 8

2.2.2.

Độ trễ của công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm .......................... 9

2.3.

Lý thuyết nền tảng về quản trị công ty .............................................................. 10

2.3.1.

Lý thuyết đại diện (agency theory) .................................................................... 11

2.3.2.

Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary costs theory) .......................................... 11


2.3.3.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) ........................... 12

2.4.

Nghiên cứu trước về các đặc điểm của quản trị công ty tác động đến độ trễ của
công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm ......................................... 13

2.5.

Xây dựng giả thuyết .......................................................................................... 15

2.5.1.

Quyền sở hữu tập trung ..................................................................................... 15

2.5.2.

Sở hữu cổ phần của tổ chức .............................................................................. 19

2.5.3.

Sở hữu cổ phần của nước ngoài ........................................................................ 19

iv


2.5.4.


Quy mô hội đồng quản trị ................................................................................. 19

2.5.5.

Hội đồng quản trị độc lâp .................................................................................. 19

2.5.6.

Tính kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc ................. 20

2.5.7.

Quy mô công ty ................................................................................................ 21

2.5.8.

Đòn bẩy tài chính .............................................................................................. 21

2.5.9.

Lợi nhuận trên vốn cổ phần .............................................................................. 22

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 26

3.1.

Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 26


3.1.1.

Độ trễ báo cáo .................................................................................................... 27

3.1.2.

Quyền sở hữu tập trung ..................................................................................... 27

3.1.3.

Sở hữu cổ phần của tổ chức ............................................................................... 28

3.1.4.

Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ....................................................... 28

3.1.5.

Quy mô hội đồng quản trị .................................................................................. 28

3.1.6.

Hội đồng quản trị độc lập .................................................................................. 28

3.1.7.

Tính kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc ................. 29

3.1.8.


Quy mô công ty ................................................................................................. 29

3.1.9.

Đòn bẩy tài chính ............................................................................................... 29

3.1.10.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu .......................................................................... 30

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 32

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 32

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 36

4.1.

Thống kê mô tả ................................................................................................. 36

4.2.

Phân tích đánh giá tương quan giữa các biến ................................................... 39


4.3.

Kết quả hồi quy ................................................................................................ 41

4.3.1.

Độ trễ tạm thời .................................................................................................. 41

4.3.2.

Độ trễ báo cáo ................................................................................................... 44

4.4.

Phân tích kết quả hồi quy .................................................................................. 47

4.4.1.

Quyền sở hữu tập trung .................................................................................... 48

4.4.2.

Sở hữu cổ phần của tổ chức .............................................................................. 48
v


4.4.3.

Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ...................................................... 48


4.4.4.

Quy mô hội đồng quản trị ................................................................................. 49

4.4.5.

Hội đồng quản trị độc lâp .................................................................................. 49

4.4.6.

Tính kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc ................. 50

4.4.7.

Quy mô công ty ................................................................................................ 50

4.4.8.

Đòn bẩy tài chính .............................................................................................. 51

4.4.9.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ......................................................................... 51

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 53

5.1.


Đặc điểm của nghiên cứu ................................................................................. 53

5.2.

Các kết luận quan trọng ..................................................................................... 53

5.3.

Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 53

5.4.

Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................... 56

5.5.

Gợi ý hướng nghiên cứu mới ............................................................................. 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 58
PHỤ LỤC

................................................................................................................ 64

Phụ lục 1: Danh sách 130 công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu ................................... 64
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy ước lượng theo Pooled OLS và các kiểm định lựa chọn mô
hình hồi quy ước lượng tác động lên độ trễ tạm thời ....................................... 69
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy ước lượng các đặc điểm về quản trị công ty tác động lên độ
trễ tạm thời sử dụng mô hình hồi quy FEM ...................................................... 73
Phụ lục 4: Kết quả hồi quy ước lượng theo Pooled OLS và các kiểm định lựa chọn mô

hình hồi quy ước lượng tác động lên độ trễ báo cáo ........................................ 74
Phụ lục 5: Kết quả hồi quy ước lượng các đặc điểm về quản trị công ty tác động lên độ
trễ báo cáo sử dụng mô hình hồi quy FEM ...................................................... 78

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1:

Các đặc điểm về quản trị công ty ảnh hưởng tác động đến độ trễ của
CBTT BCTC kiểm toán năm tại các CTNY trên SGDCK ........................... 24

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1:

Bảng mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................... 31

Bảng 2:

Bảng thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu ........................................... 36

Bảng 3:

Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ............. 39


Bảng 4:

Kết quả kiểm tra hiện tượng tự đa cộng tuyến ............................................. 40

Bảng 5:

Các kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy tác động lên độ trễ tạm thời ........ 41

Bảng 6:

Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định lên độ trễ tạm thời ............. 42

Bảng 7:

Các kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy tác động lên độ trễ báo cáo ......... 44

Bảng 8:

Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định lên độ trễ báo cáo .............. 45

Bảng 9:

Tóm lược kỳ vọng dấu và kết quả trong mô hình hồi quy ước lượng ........... 47

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BCTC

: Báo cáo tài chính

CBTT

: Công bố thông tin

CTKT

: Công ty kiểm toán

CTNY

: Công ty niêm yết

PPNC

: Phương pháp nghiên cứu

SGDCK

: Sở Giao dịch Chứng khoán

TGĐ

: Tổng giám đốc

TPHCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

ix


CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Báo cáo tài chính (BCTC) là công cụ cung cấp những thông tin về tình hình sức
khoẻ tài chính, các thay đổi cũng như kết quả hoạt động tài chính của một công ty
qua một giai đoạn nhất định. Thông tin này được sử dụng bởi những người bên
ngoài như các cổ đông, các chủ nợ, các nhà đầu tư tiềm năng, cơ quan quản lý, và
công chúng nói chung (Spiceland và công sự, 2013). Theo đó, kịp thời được xác
định là một trong những đặc điểm của các thông tin trong BCTC. Dogan và cộng sự
(2007) cho thấy rằng người sử dụng thông tin tài chính muốn tiếp cận thông tin một
cách kịp thời để đưa ra quyết định. Thời gian của thông tin cũng quan trọng như
chính các nội dung trong đó cho người sử dụng thông tin tài chính, sự hữu ích của
BCTC bị suy yếu nếu không được thực hiện thông tin sẵn có cho người sử dụng
trong một thời hạn hợp lý sau ngày báo cáo. Công bố thông tin (CBTT) chậm trễ có
khả năng làm tăng sự không chắc chắn liên quan đến các quyết định được thực hiện
dựa trên các thông tin trong các BCTC (Ashton và cộng sự, 1987). Do đó, công bố
thông tin báo cáo tài chính kịp thời sẽ góp phần tăng cường các quá trình ra quyết
định và đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự bất đối xứng thông tin trên
thị trường vốn (Owusu-Ansah và Leventis, 2006). Các vấn đề của báo cáo kịp thời
cũng ảnh hưởng đến các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách khi họ cần
phải đóng một vai trò trong việc bảo đảm sự chậm trễ BCTC ngắn hơn. Đối với các
thị trường vốn mới nổi, việc tìm ra những yếu tố quyết định báo cáo kịp thời sẽ tăng
cường sự điều chỉnh trong việc xây dựng các chính sách mới để nâng cao hiệu quả

phân bổ thị trường của họ.
Một trong những yếu tố chính của quản trị công ty tốt là công bố kịp thời thông tin
tài chính với mục đích giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin. Do đó, các công ty mà
thực hiện quản trị công ty tốt có thể có công bố thông tin kịp thời hơn. Theo Wu và
cộng sự (2008), quản trị công ty tác động đến quá trình thực hiện, công bố BCTC,
trong đó, vai trò giám sát của hội đồng quản trị (HĐQT) là một thành phần quan
trọng trong quản trị công ty, và hiệu quả hoạt động của HĐQT được xác định bởi số
Trang 1


lượng thành viên HĐQT và, thành phần viên độc lập. Theo Habbash (2010), trong
môi trường công ty ngày nay, cơ cấu quản trị tốt bao gồm một ban kiểm soát hoạt
động đầy đủ, độc lập cùng với một chuyên gia tài chính, sự độc lập của một HĐQT
với một chủ tịch độc lập và một cơ cấu sở hữu cân bằng. Cohen và cộng sự (2002)
thừa nhận rằng một trong những các chức năng quan trọng nhất là quản trị công ty
có thể đóng vai trò trong việc đảm bảo chất lượng của quá trình BCTC. Vì vậy,
giám sát hiệu quả quá trình BCTC của các cơ chế giám sát nói trên được cho là cải
thiện tính chính xác của các báo cáo cho các cổ đông và đóng vai trò như một sự răn
đe đối với hành vi cơ hội nảy sinh bởi các nhà quản lý. Ansah (2000), Leventis và
cộng sự (2005), Benh và cộng sự (2006) có những nghiên cứu hạn chế sử dụng các
biến quản trị công ty để xác định kịp thời của các BCTC, bên cạnh đó cũng có các
nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành cung cấp bằng chứng về tác động của biến
quản trị công ty đến tính kịp thời các báo cáo tài chính bởi Beekes và cộng sự
(2004), Abdullah (2006).
Theo Hà Huy Tuấn (2014), trong 6 nước Asean có mức độ phát triển tương đương
gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, thì mức độ
quản trị của công ty Việt Nam thuộc mức thấp nhất. Năm 2013, điểm quản trị của
các công ty Việt Nam bình quân chỉ 42,5 điểm, trong khi Singapore 56,1 điểm,
Malaysia 62,3 điểm, Thái Lan 67,7 điểm. Nguyên nhân chính khiến các công ty
Việt Nam không được đánh giá cao là khuôn khổ quản trị còn thiếu minh bạch,

không phân biệt rõ vai trò, chức năng của chủ sở hữu với người điều hành. Chính
điều này đã tạo ra rào cản cho các công ty khi tiếp cận vốn trên thị trường chứng
khoán cũng như vốn từ các ngân hàng thương mại. Để nâng cao nhận thức về quản
trị công ty, trước hết cần đề cao tính độc lập của các thành viên, các vai trò của
HĐQT, của tổng giám đốc (TGĐ) cũng như đề cao tính minh bạch và công khai
thông tin kịp thời. Đồng thời, các công ty Việt Nam cũng cần chú trọng vai trò của
ban giám sát, đặc biệt là giám sát độc lập. Bùi Xuân Tùng (2014) cho rằng nền kinh
tế Việt Nam vẫn đang còn chuyển đổi nhiều, xét về lịch sử, hầu hết các công ty
niêm yết có nguồn gốc từ công ty có vốn sở hữu nhà nước hoặc tư nhân. Do đó,
nhiều lãnh đạo cấp cao của các công ty đại chúng tương đối mới này không quen
với khái niệm về công bố và minh bạch thông tin để hướng tới một cộng đồng lớn
Trang 2


hơn. Theo Bùi Xuân Tùng (2014), quản trị công ty tốt là quan trọng đối với hoạt
động tối ưu của công ty, thị trường vốn và nền kinh tế nói chung. Một BCTC tốt sẽ
giúp cải thiện kinh doanh và quản lý hoạt động, xây dựng lòng tin và uy tín của
công ty, khi nhà đầu tư tin BCTC đúng sự thật và công bằng với họ, họ sẽ cảm thấy
tự tin hơn để đầu tư. Với rủi ro thấp hơn, nhà đầu tư sẽ chấp nhận lợi nhuận thấp
hơn, do đó công ty ít tốn kém hơn để vay vốn. Đó là một lợi ích quan trọng đối với
công ty đang tìm cách huy động vốn để cung cấp BCTC đáp ứng yêu cầu kiểm toán.
Để đánh giá mức độ tác động là như thế nào hiện vẫn đang còn là ẩn số trong việc
đưa ra giải pháp tăng cường quản trị, qua đó từng bước rút ngắn độ trễ của công bố
thông tin báo cáo hàng năm. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài “Các đặc điểm
về quản trị công ty và độ trễ của CBTT BCTC kiểm toán năm tại các công ty niêm
yết (CTNY) ở Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.HCM” được lựa chọn để
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ góp phần cung cấp thêm thông tin
cho các thành viên thị trường cũng như cơ quan quản lý trong việc tìm kiếm tài liệu
tham khảo hữu ích về tác động của các đặc điểm về quản trị công ty lên độ trễ của
công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm.

1.2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu:
Các báo cáo tài chính kiểm toán tại Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng,
thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, công chúng đầu tư (các cổ đông trong
công ty và các nhà đầu tư mới) cũng như chính các thành viên đương nhiệm hoặc sẽ
là các thành viên trong hội đồng quản trị của các công ty. Nghiên cứu được thực
hiện nhằm xem xét các lý thuyết và dựa trên phân tích thực nghiệm nhằm đưa ra kết
luận để trả lời cho câu hỏi: “những đặc điểm nào tạo ra ảnh hưởng đáng kể trong
số các đặc điểm có khả năng tác động tới độ trễ của công bố thông tin báo cáo tài
chính kiểm toán năm?”
Từ câu hỏi nghiên cứu trên đây, đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu sau:
 Tìm hiểu độ trễ của công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm?
 Xác định các đặc điểm về quản trị công ty (cơ cấu sở hữu, thành phần hội đồng
quản trị), quy mô công ty, đòn bẩy, lợi nhuận có khả năng tác động đến đến độ
Trang 3


trễ của công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm tại các công ty niêm
yết ở Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
 Nghiên cứu sử dụng số liệu thực tế để kiểm nghiệm mức độ tác động của các
đặc điểm về quản trị công ty đến độ trễ của công bố thông tin báo cáo tài chính
kiểm toán năm, tác động làm tăng lên hay rút ngắn độ trễ của công bố thông tin
báo cáo kiểm toán năm.
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, xem xét độ trễ của công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán
năm trong mối tương quan từ tác động của các đặc điểm về quản trị công ty (cơ cấu
sở hữu, thành phần hội đồng quản trị), quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và lợi
nhuận.
Đối tượng được nghiên cứu là các công ty niêm yết ở Sở giao dịch Chứng khoán
Tp. HCM trong khoảng thời gian 5 năm từ 2010 đến 2014. Đây cũng là khoảng thời
gian mà số lượng các công ty niêm yết tăng lên đáng kể, mẫu nghiên cứu đủ lớn và

có tính đại diện cao hơn. Ngoài ra mẫu nghiên cứu cũng loại bỏ các tổ chức hoạt
động trong lĩnh vực tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ
đầu tư và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI ra khỏi mẫu nghiên cứu vì các
công ty hoạt động trong những lĩnh vực trên có các đặc thù riêng. Việc không loại
bỏ các công ty niêm yết này sẽ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch, không có
tính thuyết phục cao.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu thực nghiệm thực hiện các phân tích thống kê mô tả, đánh giá và phân
tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình. Trong bài luận văn sử
dụng các phương pháp ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng cân bằng bao gồm:
mô hình hồi quy thông thường – Pooled OLS, mô hình hồi quy tác động cố định –
FEM, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên – REM. Theo nghiên cứu của Gujiarati
(2003), mô hình FEM và REM sẽ được chú trọng hơn bởi việc sử dụng phương
pháp ước lượng theo mô hình FEM và REM có thể sẽ khắc phục được những nhược
điểm như phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của sai số tốt hơn so với mô

Trang 4


hình hồi quy Pooled OLS. Tuy nhiên, để quyết định xem mô hình ước lượng nào
phù hợp nhất, tác giả sẽ tiến hành các kiểm định để lựa chọn cũng như khắc phục
những sai lệch trong mô hình đã lựa chọn.
1.5. Kết cấu luận văn:
Luận văn được chia làm 5 chương, mỗi chương được trình bày theo bố cục chặt chẽ
và xuyên suốt như sau:
Chương 1:

Giới thiệu. Trong phần này, tác giả trình bày những nét tổng quát về

nghiên cứu thông qua các mục: lý do chọn đề tài nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu

nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2:

Các đặc điểm về quản trị công ty và độ trễ của công bố thông tin báo

cáo tài chính kiểm toán năm. Trong chương này, tác giả trình bày về quản trị công
ty, CBTT và độ trễ của CBTT báo cáo tài chính kiểm toán cũng như các lý thuyết
nền cho nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả trình bày các nghiên cứu trước và phát triển
giả thuyết dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để làm cơ sở tham khảo
và sử dụng các biến vào mô hình nghiên cứu được sử dụng ở chương ba.
Chương 3:

Phương pháp nghiên cứu. Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Hout

(2012), Lim (2012) và 2 nghiên cứu gần đây của Mouna và Anis (2013), Appah và
Emeh (2013), tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cũng như trình bày cách xác
định và tính toán các biến trong mô hình. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến
cách thức xây dựng mẫu dữ liệu cho nghiên cứu, các phương pháp ước lượng mô
hình hồi quy và các kiểm định cần thiết cho mô hình.
Chương 4:

Phân tích kết quả nghiên cứu. Tác giả trình bày kết quả thống kê mô

tả, phân tích đánh giá ma trận hệ số tương quan giữa các biến và kết quả hồi quy tác
động của các đặc điểm về quản trị công ty đến độ trễ của CBTT BCTC kiểm toán
năm. Nhận xét, phân tích và thảo luận dựa trên kết quả của mô hình hồi quy phù
hợp với mô hình đề xuất.
Chương 5:

Kết luận và khuyến nghị. Phần cuối cùng sẽ kết luận lại vấn đề nghiên


cứu được đưa ra và trình bày tóm tắt kết quả đạt được nhằm trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu. Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những đóng góp trong
Trang 5


việc nâng cao chất lượng thông tin công bố của các công ty. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra những mặt hạn chế và gợi mở hướng nghiên cứu mới tiếp
theo.
Kết luận chương 1
Chương này trình bày những giới thiệu chung về nền tảng lý thuyết cũng như thực
tế làm cơ sở hình thành luận văn, xác định vấn đề, câu hỏi nghiên cứu trong việc
tìm mối quan hệ giữa các đặc điểm về quản trị công ty tác động đến độ trễ công bố
thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm tại các công ty niêm yết ở Sở giao dịch
Chứng khoán Tp. HCM. Từ đó, luận văn xác định mục tiêu, đối tượng, các phương
pháp nghiên cứu (PPNC) cụ thể áp dụng trong bài. Nội dung chi tiết về cở sở lý
luận, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở các chương
tiếp theo của luận văn.

Trang 6


CHƯƠNG 2:

CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ ĐỘ TRỄ

CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KIỂM TOÁN NĂM.
Chương 2 trình bày các đặc điểm về quản trị công ty, công bố thông tin và độ trễ
công bố thông tin cũng như cung cấp lý thuyết nền của nghiên cứu. Dựa trên cơ sở
lý luận, kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước, qua so sánh, đánh giá và

phân tích tác động của các đặc điểm về quản trị công ty đến độ trễ báo cáo, từ đó
bài nghiên cứu đưa ra các giả thuyết kỳ vọng về tác động của các đặc điểm về quản
trị công ty lên độ trễ của công bố thống tin báo cáo tài chính kiểm toán năm tại các
công ty niêm yết.
2.1. Quản trị công ty:
Do cách tiếp cận khác nhau nên có rất nhiều định nghĩa về khái niệm quản trị công
ty mà phần lớn phụ thuộc vào các tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền
thống pháp lý. Oyejide và Soyibo (2001) cho rằng quản trị công ty có thể được xem
từ hai khía cạnh: một cái nhìn hẹp, trong đó nó được xem như chỉ bận tâm đến cấu
trúc bên trong của một công ty, các vấn đề liên quan đến bảo vệ cổ đông, kiểm soát
quản lý và phổ biến hơn cả là vấn đề đại diện. Những người ủng hộ quan điểm rộng
hơn muốn xem xét đến tính xã hội của công ty, các nền kinh tế chuyển đổi, các vấn
đề về thể chế, pháp luật và nâng cao năng lực cũng như quy định của pháp luật.
Trong khi đó, O'Donovan (2003) khái quát rằng quản trị công ty là một hệ thống nội
bộ bao gồm các chính sách, quy trình và nhân sự, phục vụ cho nhu cầu của các cổ
đông và các bên liên quan khác, bằng cách chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động quản
lý với tầm hiểu biết tốt về kinh doanh, khách quan, trách nhiệm giải trình và tính
toàn vẹn. Thông qua các cơ chế và quy định, công ty được định hướng điều hành và
kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư, người lao động và những người
điều hành công ty.
Theo Tổ chức Tài chính quốc tế (2011), quản trị công ty là những biện pháp nội bộ
để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám
đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan.
Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác
định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả
Trang 7


hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ
được giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ

đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty
một cách có hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách
tốt hơn.
Có một số nguyên tắc cơ bản được quốc tế công nhận là có khả năng quản trị công
ty trong đó bao gồm các quyền của cổ đông, đối xử công bằng của các cổ đông, vai
trò của các cổ đông, công khai, minh bạch và trách nhiệm của HĐQT (Ige, 2008;
Ayininuola, 2009; Appah và Appiah, 2011). Quyền và đối xử công bằng của các cổ
đông: Tổ chức phải tôn trọng quyền của cổ đông để thực hiện các quyền đó. Họ sẽ
giúp cổ đông thực hiện quyền của họ bằng cách giao tiếp hiệu quả thông tin, đó là
điều dễ hiểu, dễ tiếp cận và khuyến khích các cổ đông tham gia vào các cuộc họp
chung. Quyền lợi của các bên liên quan khác: công ty nên nhận ra rằng họ có luật
pháp và các nghĩa vụ đối với tất cả các bên liên quan hợp pháp. Công khai và minh
bạch: Các công ty nên tiết lộ thông tin kịp thời và chính xác về tất cả các vấn đề liên
quan đến công ty. Vai trò và trách nhiệm của HĐQT: hội đồng quản trị cần một loạt
các kỹ năng và sự hiểu biết để có thể đối mặt với các vấn đề kinh doanh khác nhau
và có khả năng xem xét cũng như thay đổi trước những thách thức trong việc thực
hiện quản trị có hiệu quả (Appah và Appiah, 2010).
2.2. Công bố thông tin và độ trễ của CBTT BCTC kiểm toán:
2.2.1.

Công bố thông tin:

Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, công bố
thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Theo đó, CBTT được biết là
phương tiện truyền thông quan trọng giúp các nhà quản lý thông tin về tình hình
hoạt động của công ty và hoạt động quản trị công ty cho các nhà đầu tư bên ngoài.
Theo Standard & Poor’s (2002), CBTT là thành phần cơ bản trong quản trị công ty
giúp cho các bên liên quan và các nhà đầu tư quan tâm biết được cách thức công ty
đang hoạt động. CBTT đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thông tin bất cân
xứng giữa cổ đông nội bộ (nhà quản lý và người liên quan) và các cổ đông và nhà

đầu tư quan tâm bên ngoài. CBTT phải đảm bảo tính minh bạch, kịp thời và đầy đủ
Trang 8


các thông tin về tài chính, HĐQT và tỷ lệ sở hữu của HĐQT, hoạt động của nhà
quản lý, cũng như xác định rõ ràng bất kỳ xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý, cổ
đông và các bên liên quan khác. Trong các thông tin công bố, thông tin về tài chính
rất quan trọng và có giá trị đối với các nhà đầu tư vì các thông tin tài chính có thể
tác động hoặc làm thay đổi quyết định của nhà đầu tư. Để đảm bảo các thông tin tài
chính là đáng tin cậy, các báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi công ty kiểm
toán độc lập là một yêu cầu được đặt ra để giải quyết xung đột lợi ích giữa nhà quản
lý và nhà đầu tư (Healy và Palepu, 2001; Wu và cộng sự, 2008).
2.2.2.

Độ trễ của công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm:

Công bố thông tin báo cáo tài chính kịp thời là cần thiết cho thị trường tài chính
lành mạnh, giúp phân bổ hiệu quả và kịp thời các nguồn lực bằng cách giảm phần
lớn các thông tin bất đối xứng, cải thiện giá cả của chứng khoán và bằng cách giảm
thiểu giao dịch nội gián, giảm rò rỉ thông tin và tin đồn trên thị trường (Kamran,
2003). Các BCTC kiểm toán được công bố kịp thời là yếu tố quyết định quan trọng
và có ý nghĩa tác động đến tính hữu ích của thông tin tài chính cung cấp cho người
dùng bên ngoài (Aljifri và Khasharmeh, 2010). Công bố thông tin báo cáo tài chính
kiểm toán trễ, không điều độ sẽ gây nguy hiểm cho chất lượng của BCTC bằng cách
không cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà đầu tư.
Hầu hết các cơ quan quản lý thị trường vốn trên thế giới đều giới hạn thời gian công
bố thông tin báo cáo tài chính năm để đảm bảo rằng việc công bố đúng thời hạn cho
các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính. Theo nghiên cứu của Wu và cộng sự
(2008) và Hout (2012), Ủy ban chứng khoán tại Mỹ yêu cầu các công ty công bố
báo cáo tài chính hàng năm trong vòng 90 ngày, sau đó họ tiếp tục giảm thời hạn

nộp hồ sơ (Mẫu 10 – K) từ 90 ngày xuống còn 60 ngày để nâng cao hiệu quả. Còn
tại Điều 36 của Luật Chứng khoán Đài Loan yêu cầu CTNY phải công bố báo cáo
hàng năm trong vòng 4 tháng sau khi kết thúc năm. Cuối năm 2004, Liên minh
Châu Âu công bố bộ nguyên tắc minh bạch trong Chỉ thị số 2004/109/EG, theo đó
một trong những hướng dẫn chỉ ra rằng các thành viên cá nhân của Liên minh Châu
Âu chịu trách nhiệm thực hiện công bố báo cáo tài chính năm đúng thời hạn, cụ thể
là 4 tháng sau khi kết thúc năm tài chính (Aubert, 2009; Hout, 2012).
Trang 9


Tại Việt Nam, theo Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010, thời gian công bố
thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm là 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, đến Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012, thời gian công bố thông tin
báo cáo tài chính kiểm toán năm rút ngắn còn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài
chính. Như vậy, các báo cáo tài chính kiểm toán từ năm 2010 đến 2011 được xem là
công bố trễ nếu công bố sau 100 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính và các BCTC
kiểm toán từ năm 2012 đến 2014 được xem là công bố trễ nếu công bố sau 90 ngày
kể từ khi kết thúc năm tài chính.
Phương pháp đo lường cơ bản nhất của tính kịp thời là độ trễ báo cáo, lần đầu tiên
được xem xét bởi Dyer và McHugh (1975). Độ trễ báo cáo chỉ đơn giản là số ngày
kể từ khi kết thúc năm tài chính đến thời điểm báo cáo được công bố. Cách tính độ
trễ báo cáo này cũng được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên
cứu Chambers và Penman (1984); Sengupta (2004); Aubert (2009). Hout (2012) đã
thực hiện nghiên cứu độ trễ báo cáo tại 03 nước Bỉ, Đức, Hà Lan trong năm 2010
với mẫu nghiên cứu là 402 công ty đã tính toán độ trễ báo cáo bằng số ngày công bố
BCTC kiểm toán chia cho số ngày tối đa được phép công bố theo định. Mouna và
Anis (2013) thực hiện nghiên cứu tác động của cơ cấu sở hữu đến độ trễ CBTT
BCTC kiểm toán với mẫu nghiên cứu là các công ty niêm yết, không xem xét đến
các công ty tài chính liên quan ở SGDCK Tunisia đã chia độ trễ theo 2 khoảng thời
gian: Khoảng thời gian tạm thời được định nghĩa là số ngày kể từ ngày tổ chức kiểm

toán độc lập ký báo cáo kiểm toán và ngày công ty công bố BCTC kiểm toán ra thị
trường. Toàn bộ thời gian được định nghĩa là số ngày kể từ khi kết thúc năm tài
chính đến thời điểm công ty công bố BCTC kiểm toán năm.
2.3. Lý thuyết nền tảng về quản trị công ty:
Lý thuyết nền tảng về quản trị công ty cung cấp những hướng tiếp cận mang tính
khái niệm dùng để giải thích các đặc điểm về quản trị công ty cũng như làm nền
tảng cho việc lý giải các hành vi của các nhà đầu tư (cổ đông) trong việc giám sát
chất lượng công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán. Trong phần này, nghiên
cứu đề cập đến ba lý thuyết về quản trị công ty bao gồm: lý thuyết đại diện, lý
thuyết chi phí sở hữu và lý thuyết thông tin bất cân xứng.
Trang 10


2.3.1.

Lý thuyết đại diện (agency theory):

Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế xuất hiện vào năm 1972 bởi
Alchian và Demsetz, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào 1976.
Theo lý thuyết đại diện, tồn tại mối quan hệ giữa các cổ đông sở hữu vốn và nhà
quản lý điều hành công ty (người được thuê để quản lý vốn). Sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và quyền quản lý đã dẫn đến sự xung đột lợi ích giữa cổ đông và nhà
quản lý điều hành công ty, đồng thời tạo ra tình trạng thông tin bất cân xứng giữa cổ
đông và nhà quản lý. Do đó để bảo vệ vốn đầu tư của mình các cổ đông phải chịu
một chi phí đại diện (agency cost) nhằm giám sát thông tin và giảm thiểu khả năng
gian lận của nhà quản lý.
Các cơ sở quan trọng nhất trong lý thuyết đại diện chính là làm thế nào để các nhà
quản lý làm việc vì lợi ích cao nhất và tối đa hóa giá trị cổ đông trong khi họ có lợi
thế về thông tin và có những lợi ích khác so với lợi ích của cổ đông. Và mặc dù các
cổ đông đều có quyền xem xét, tra cứu các thông tin về hoạt động của công ty, tuy

nhiên đối với các CTNY có số lượng cổ đông rất lớn, việc tiếp cận trực tiếp các
thông tin về công ty là điều không thể thực hiện vì các chi phí đại diện và một số
nhân số khác. Vì vậy, Healy và Palepu (2001) cho rằng, ngoài tăng cường quản trị
công ty, BCTC phải được xem xét bởi một bên thứ ba là công ty kiểm toán (CTKT)
độc lập để giải quyết xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và nhà đầu tư.
Lý thuyết đại diện thiết lập một cấu trúc hội đồng quản trị nhằm đảm bảo cho quá
trình thực hiện công bố thông tin báo cáo tài chính kịp thời, qua đó giảm thiểu thông
tin bất cân xứng giữa cổ đông nội bộ (nhà quản lý và người liên quan), các cổ đông
và nhà đầu tư quan tâm bên ngoài.
2.3.2.

Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary costs theory):

Lý thuyết chi phí sở hữu được xem là một trong những hạn chế về công bố thông
tin. Theo Verrecchia (1983), các thông tin tốt được các công ty chủ động công bố
sớm, tuy nhiên các thông tin xấu gây bất lợi cho công ty thì bị công bố chậm hoặc
không công bố. Chi phí sở hữu (proprietary costs) là chi phí tổn hại công ty gặp
phải nếu công bố thông tin xấu.

Trang 11


Các thông tin rủi ro trên BCTC có thể truyền tải thông tin chiến lược mà đối thủ
cạnh tranh sử dụng hoặc ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của công ty. Nếu công ty
công bố luôn cả nội dung các thông tin rủi ro cũng như các công cụ để kiểm soát
những rủi ro này, công ty có thể phải gánh chịu chi phí sở hữu. Vì vậy, các nhà
quản lý công ty thường cân nhắc chiến lược công bố thông tin sao cho vừa tối ưu
được lợi ích vừa tiết kiệm được chi phí vì chấp nhận tiết lộ thông tin. Lý thuyết chi
phí sở hữu là một phương thức hữu hiệu để nhận biết về quản trị công ty trong việc
công bố thông tin báo cáo tài chính kịp thời.

2.3.3.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information):

Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 bởi
một nhóm các nhà khoa học gồm George Akerlof, Michael Spence, Joseph Stiglitz
nghiên cứu và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại
bằng sự kiện các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này cùng vinh dự nhận giải
Nobel kinh tế 2001. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi trong giao dịch, một bên có
thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với các bên còn lại. Người bán lúc nào cũng có
thông tin tốt hơn người mua nên sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm là không thể
tránh. Hậu quả là người bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng có giá trị và
có xu hướng cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng trung
bình trên thị trường. Lúc này chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu, hàng tốt
bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho cả hai bên. Như vậy,
hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Thông tin bất cân xứng cũng gây ra rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại, nghĩa
là sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thông
tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi
phí. Kết quả là họ sẽ rút lui vì không ai muốn trong hợp đồng mà mình đã ký kết
luôn trong trạng thái gặp bất lợi về thông tin.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho thấy hậu quả của việc công bố thông tin không
minh bạch khiến cho các bên tham gia gặp bất lợi. Vì vậy, các công ty niêm yết cần
xây dựng cơ chế quản trị công ty để từ đó nâng cao được hiệu quả cũng như đảm
bảo chất lượng thông tin báo cáo tài chính được công bố.
Trang 12


2.4. Nghiên cứu trước về các đặc điểm của quản trị công ty tác động đến độ
trễ của công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm:

Carslaw và Kaplan (1991) thực hiện nghiên cứu ở New Zealand, kiểm tra tác động
của 9 biến lên độ trễ BCTC kiểm toán năm sử dụng dữ liệu từ 245 và 246 CTNY
trong năm 1987 và 1988 tương ứng. Kết quả cho thấy tổng tài sản và lợi nhuận ròng
là có ý nghĩa thống kê trong cả hai năm, trong khi ngành nghề kinh doanh, các
khoản mục bất thường, sở hữu công ty và đòn bẩy là có ý nghĩa cho một năm. Jaggi
và Tsui (1999) thực hiện nghiên cứu kiểm tra tác động của đặc điểm công ty cụ thể
đến độ trễ kiểm toán ở Hồng Kông bằng cách kết hợp tình hình tài chính của công
ty, kiểm soát quyền sở hữu và công nghệ công ty kiểm toán. Nguồn dữ liệu thu thập
từ 393 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trong khoảng thời
gian ba năm, kể từ năm 1991 đến năm 1993. Kết quả của họ cho thấy rằng quy mô
công ty, tình hình tài chính của công ty, phương pháp tiếp cận kiểm toán (mức độ
cấu trúc), mức độ đa dạng hóa, và ý kiến kiểm toán là những biến giải thích cho sự
chậm trễ đáng kể báo cáo kiểm toán tại Hồng Kông. Bushman và cộng sự (2003)
dựa vào những kết quả phân tích các nhân tố đã chia thành 2 loại đặc điểm từ các
biến đo lường môi trường thông tin công ty mà họ thu thập được khi thực hiện
nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các đặc điểm thuộc về tài chính chủ
yếu có liên quan đến kinh tế chính trị trong khi đặc điểm thuộc về quản trị lại có
liên quan đến hệ thống luật pháp.
Một nghiên cứu liên quan đến hiệu quả của ban kiểm soát trong việc tăng cường hệ
thống báo cáo tài chính của Bédard và Gendron (2010) chỉ ra rằng mối liên hệ giữa
kích thước ban kiểm soát, tính độc lập, năng lực và các cuộc họp với chất lượng của
báo cáo tài chính tại các công ty Mỹ thì tốt hơn so với các quốc gia khác. Dựa trên
đánh giá, các tác giả cho thấy rằng các đặc tính của ban kiểm soát có ảnh hưởng lớn
nhất (69% ), tiếp theo là độc lập (57%), năng lực (51%), số lượng các cuộc họp
(30%) và kích thước (22%). Họ cũng kết luận rằng hiệu quả hoạt động của ban
kiểm soát có thể khác nhau với các yếu tố môi trường công ty như mức độ tập trung
quyền sở hữu, mức độ thực thi và tiếp xúc với các vụ kiện, và cho dù có áp dụng
các phương pháp quản trị tốt nhất của Mỹ liên quan đến ban kiểm soát thì cũng có

Trang 13



thể không đạt được những hiệu quả mong muốn, nó còn phụ thuộc vào thể chế của
từng quốc gia hay truyền thống pháp lý.
Nghiên cứu của Hout (2012) sử dụng 14 nhân tố từ nhóm các đặc điểm công ty để
tìm một kết nối với việc ra quyết định công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán
hàng năm. Các nhân tố này bao gồm: quốc gia có công ty công bố thông tin báo cáo
tài chính kiểm toán, hiệu quả hoạt động, công ty có báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh lỗ, lợi nhuận trên vốn cổ phần, công ty báo cáo là công ty tài chính, công ty
báo cáo là công ty công nghệ, tỷ lệ nợ trên tài sản, tháng kết thúc năm tài chính, số
thành viên trong HĐQT, tỉ lệ phần trăm thành viên độc lập trong HĐQT, nhóm 4
công ty kiểm toán uy tín, ý kiến kiểm toán, công ty có năm liền kề trước thực hiện
báo cáo chậm trễ, các công ty được ghi nhận ở Hoa Kỳ.
Mouna và Anis (2013) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa tính kịp thời của các
báo cáo tài chính và các nhân tố đại diện cho đặc điểm quản trị công ty tại các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tunisia trong năm 2009. Bên cạnh đó, tác
giả còn xem xét mối quan hệ giữa quy mô công ty, đòn bẩy, khả năng sinh lời (tin
tức tốt) và độ trễ của BCTC kiểm toán năm. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tập
trung quyền sở hữu, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ là 2 nhân tố thuộc các đặc điểm về
quản trị công ty tác động lên tính kịp thời của công bố báo cáo kiểm toán. Một
nghiên cứu khác của Appah và Emeh được thực hiện trong năm 2013 dựa trên dữ
liệu của các công ty niêm yết trong khoảng thời gian 2007 – 2011, sử dụng các biến
số về quản trị công ty như: quy mô hội đồng quản trị, yếu tố kinh nghiệm, sự hiểu
biết về công ty, các cuộc họp của HĐQT và chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ khi xem xét
tác động đến tính kịp thời các báo cáo tài chính. Các tác giả cho rằng việc áp dụng
các yếu tố quản trị công ty phù hợp sẽ đi một chặng đường dài để nâng cao tính kịp
thời các báo tài chính và báo cáo tài chính chất lượng. Ở đó, để đạt được mục tiêu
trung và dài hạn, chính phủ cần đảm bảo rằng các cơ quan quản lý giám sát các hoạt
động của công ty để đảm bảo quá trình được hiện một cách thành công nhất có thể.
Các nghiên cứu cho thấy tùy theo mục tiêu cụ thể và hướng tiếp cận đã chia làm

nhiều tiêu chí phân loại khác nhau. Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng độ trễ của
CBTT báo cáo kiểm toán năm chịu tác động bởi các đặc điểm về quản trị công ty.
Trang 14


2.5. Xây dựng giả thuyết:
Tùy theo hướng tiếp cận mà các tác giả lựa chọn cho mình một tập hợp các nhân tố
khi xem xét tác động của các đặc điểm về quản trị công ty ảnh hưởng đến độ trễ của
CBTT BCTC kiểm toán năm. Trong luận văn nghiên cứu này, tác giả xem xét tác
động của các đặc điểm về quản trị công ty ảnh hưởng đến độ trễ của công bố thông
tin báo cáo tài chính kiểm toán năm dựa trên cơ sở nghiên cứu của Bushman và
cộng sự (2003), Hout (2012), Lim (2012) và 2 nghiên cứu gần đây của Mouna và
Anis (2013), Appah và Emeh (2013).
2.5.1.

Quyền sở hữu tập trung:

Cấu trúc sở hữu có thể được phân thành 2 loại gồm cấu trúc sở hữu là tập trung và
phân tán. Trong cấu trúc sở hữu phân tán thì có nhiều cổ đông, mỗi cổ đông sở hữu
một số cổ phần công ty, quyền kiểm soát hoạt động công ty do ban giám đốc nắm
giữ. Trong môi trường mà một số lượng lớn cổ phần được phân tán rộng rãi cho các
cổ đông, những xung đột về lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lý có thể sẽ dẫn
đến những vấn đề đại diện trong công ty (Berle và Means, 1932; Jensen và
Meckling, 1976). Khi cổ phần bị phân tán, do chi phí cao và tốn kém sẽ khiến cho
việc giám sát và gây áp lực lên nhà quản lý của các cổ đông gặp nhiều khó khăn.
Một khi quyền sở hữu và quyền điều hành có sự tách biệt sẽ tạo ra thông tin không
cân xứng, vì vậy mà người điều hành (đại diện) có ưu thế hơn chủ sở hữu về thông
tin nên dễ dàng hành động tư lợi cho họ hơn là hành động vì người chủ sở hữu và
các cổ đông (Demsetz , 1983).
Một trong những cách để khắc phục vấn đề đại diện này là tăng quyền sở hữu tập

trung. Cổ đông với sở hữu tập trung tại các công ty sẽ có quyền biểu quyết nhiều
hơn và tăng động lực để kiểm soát công ty chặt chẽ. Nhờ đó, giảm thiểu được tình
trạng sai phạm hay gian dối trong quản trị và điều hành. Hơn nữa, do nắm quyền sở
hữu và quyền kiểm soát lớn, những người này có khuynh hướng giữ vốn đầu tư
trong công ty trong thời gian dài. Vì thế họ sẽ ủng hộ những quyết định giúp tăng
cường hiệu quả hoạt động dài hạn hơn là những quyết định mang lại lợi ích ngắn
hạn. Tuy nhiên, hệ thống này cũng dẫn công ty đến những thất bại trong quản trị.
Theo Hope (2003); Fan và Wong (2002), khi những người điều hành là các cổ đông
Trang 15


lớn hay có quyền biểu quyết lớn, họ có thể dùng quyền của mình để tác động đến
quyết định của HĐQT sao cho có lợi cho mình nhưng lại không có lợi cho công ty.
Theo Gul (2006), Choy và cộng sự (2011), Lim (2012) các công ty có cổ phần tập
trung liên quan đến CBTT không đầy đủ cũng như mất khá nhiều thời gian cho việc
công bố. Kết quả nghiên cứu của Mouna và Anis (2013) cho thấy tác động của
quyền sở hữu tập trung đến khoảng thời gian tạm thời giữa ngày ký báo cáo của
kiểm toán viên và ngày công bố BCTC kiểm toán năm. Khi nghiên cứu vấn đề này
tại Việt Nam, tác giả cho rằng các cổ đông kiểm soát sẽ cố gắng tăng mức độ sở
hữu tập trung để từ đó có thể dùng quyền kiểm soát của mình tạo ra lợi ích cá nhân
dựa trên việc kiểm soát thông tin. Thời gian công bố thông tin ở các công ty này
theo đó cũng sẽ lâu hơn, giả thuyết nghiên cứu H1 được đưa ra như sau:
H1:

Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa quyền sở hữu tập trung và độ trễ của

công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm.
2.5.2.

Sở hữu cổ phần của tổ chức:


Theo Hawley và William (1997), tổ chức đầu tư phải tuân thủ các quy tắc cũng như
các quy định do trách nhiệm ủy thác từ các nhà đầu tư của họ. Tổ chức đầu tư
thường có quy mô lớn, họ có kinh nghiệm, có các nguồn lực cũng như chuyên môn
để phân tích các thông tin tài chính và khả năng gây áp lực lên các công ty để hoạt
động vì lợi ích của các cổ đông thông qua các phương tiện truyền thông (Wu,
2004). Guercio và cộng sự (2008) nhận thấy khi các tổ chức đầu tư không hài lòng
với hoạt động quản lý và quản trị công ty của công ty sẽ thực hiện thoái vốn với một
số lượng đáng kể. Chính sức mạnh thị trường đáng kể này, tầm ảnh hưởng cũng như
khả năng nhận biết về công ty, khả năng phân tích và ước tính luồng tiền trong
tương lai của công ty giúp cho các nhà đầu tư tổ chức nắm lợi thế trong việc giám
sát các hoạt động của công ty so với các nhà đầu tư khác.
Mitra và Cready (2005) dựa trên một mẫu nghiên cứu của 136 công ty thuộc nhóm
chỉ số S&P 500 và 237 công ty không thuộc nhóm chỉ số này trong khoảng thời
gian tám năm giai đoạn 1991 – 1998. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp các bằng
chứng cho thấy rằng hoạt động giám sát của các tổ chức đầu tư giúp cho việc ngăn
ngừa cũng như can thiệp và giảm thiểu các hành vi cơ hội đến từ nhà quản lý, do đó
Trang 16


nâng cao chất lượng quản trị trong quá trình báo cáo tài chính. Tác động tích cực
của sở hữu tổ chức trong công ty lên tính kịp thời BCTC cũng đã được kiểm chứng
trước đó trong một nghiên cứu của Elgazzar (1998). Bushee và Noe (2000) còn cho
rằng chính việc CBTT chất lượng đã giúp cho công ty thu hút các nhà đầu tư, trong
đó có cả các nhà đầu tư chuyên nghiệp và chính sự hiện diện của các nhà đầu tư tổ
chức này với kinh nghiệm của mình khuyến khích công ty tăng chất lượng thông tin
công bố. Cũng có nghiên cứu như của Mouna và Anis (2013) không thu được kết
quả có ý nghĩa thống kê mặc dù thực tế tồn tại mối liên hệ này. Các công ty ngày
nay tại Việt Nam được sự quan tâm khá nhiều từ giới đầu tư, trong đó có cả các nhà
đầu tư chuyên nghiệp. Đặc biệt là đối với các công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán, nơi có sự hiện diện của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp buộc các
nhà quản lý phải nâng cao chất lượng quản trị trong quá trình báo cáo tài chính. Vì
vậy, các thông tin tài chính được công bố ra bên ngoài thị trường cũng sẽ nhanh
hơn, giả thuyết H2 theo tác giả đề xuất như sau:
H2:

Tương quan là nghịch biến giữa sở hữu cổ phần của tổ chức và độ trễ của

công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm.
2.5.3.

Sở hữu cổ phần của nước ngoài:

Các nhà đầu tư nước ngoài do khoảng cách về địa lý có thể dẫn đến sự tách biệt với
các nhà quản lý của công ty trong việc kiểm soát, vì vậy mà làm tăng sự bất đối
xứng thông tin và sự phức tạp trong hoạt động quản lý giám sát. Do đó, các nhà đầu
tư nước ngoài có thể yêu cầu tăng thêm chất lượng thông tin được công bố để đảm
bảo rằng các hành động quản lý có thể được thống kê đầy đủ. Việc tăng cường
CBTT tài chính và cả các thông tin khác về công ty, dẫn đến tính kịp thời và giảm
tình trạng bất cân xứng thông tin, độ trễ báo cáo cho các nhà đầu tư nước ngoài của
công ty.
Chủ sở hữu là các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến quản trị công
ty của công ty thông qua hệ thống đại diện, nơi họ có thể khởi xướng và bỏ phiếu về
các đề xuất hoặc thông qua các cuộc đàm phán với các nhà quản lý (Davis và
Thompson, 1994) trong việc thực hiện báo cáo. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài
thường là các tổ chức đầu tư có con mắt tinh tường với kỹ năng vượt trội để tiếp cận
Trang 17



×