Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài thiết sam giả lá ngắn tại khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.38 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------

VY THỊ HƯƠNG

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LÂM PHẦN NƠI LOÀI
THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG
& L.K.FU, 1975)
PHÂN BỐ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KIM HỶ, BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2010 – 2014


Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------

VY THỊ HƯƠNG

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LÂM PHẦN NƠI LOÀI
THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W.C CHENG
& L.K.FU, 1975)
PHÂN BỐ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KIM HỶ, BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp


Khóa học

: 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Trần Thị Hương Giang
Th.S Lê Văn Phúc

Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại nhà
trường, có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời gian để sinh viên
làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những kiến thức lý thuyết
với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích, làm việc sáng tạo
của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là thời gian quý báu
để cho tôi có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến thức chuyên môn
và không chuyên môn như giao tiếp, cách nhìn nhận công việc và thực hiện
công việc đó như thế nào.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhu cầu bản thân đồng thời được sự đồng
ý của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm phân bố của loài Thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifoliaW.C
Cheug & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn”.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã cố gắng nỗ lực hết mình và tôi
cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ địa phương, người
dân địa phương, cô giáo ThS. Trần thị Hương Giang, nhóm các bạn sinh viên

thực tập và sự chỉ dạy tận tình của giáo viên hướng dẫn, thầy giáo ThS. Lê văn
Phúc. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn
Lãnh đạo xã Kim Hỷ, Ân Tình, các cán bộ tuần rừng trong Khu bảo tồn
thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn và bà con trong xã.
Đặc biệt là sự chỉ dạy của giáo viên hướng dẫn ThS.Lê văn Phúc và
ThS. Trần thị Hương Giang đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong thời
gian qua
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp
không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô
giáo và các bạn sinh viên để bài đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Vy thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

Th.S. Trần thị Hương Giang


Thái Nguyên, ngày
tháng 05 năm 2014
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Vy thị Hương

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
D1.3

: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

H`

: Chỉ số đa dạng sinh học


IVIi%

: Chỉ số tổ thành sinh thái tầng cây gỗ

Ni

: Số lượng cá thể loài thứ i

N%

: Tỷ lệ phần trăm cây

N%

: Tỷ lệ phần trăm cây

n%j

: Hệ số tổ thành cây tái sinh

OTC

: Ô tiêu chuẩn

ODB

: Ô dạng bản

OĐĐ


: Ô đo đếm

SI

: Chỉ số tương đồng về thành phần loài cây

Th.s

: Thạc sĩ

TN

: Tự nhiên

TTV

: Thảm thực vật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng loài theo ngành thực vật của khu bảo tồn .................................16
Bảng 2.2: Phân loại loài theo cấp bảo tồn .................................................................16
Bảng 4.1: Cấu trúc tổ thành, mật độ tầng cây gỗ ở độ cao dưới 700m .....................30
Bảng 4.3:Cấu trúc tổ thành cây tái sinh dưới 700m ..................................................32
Bảng 4.4: Cấu trúc tổ thành cây tái sinh trên 700m ..................................................33
Bảng 4.5 Phân bố loài cây theo cấp đường kính .......................................................34
Bảng 4.6: Phân bố loài cây theo cấp đường kính ......................................................35
Bảng 4.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính ........................................................37
Bảng 4.8: Phân bố số cây theo cấp đường kính ........................................................38

Bảng 4.9: Phân bố loài cây theo các nhóm tần số xuất hiện .....................................39
Bảng 4.10: Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện..........................................40
Bảng 4.11: Phân bố loài cây theo cấp chiều cao .......................................................41
Bảng 4.12. Phân bố số loài theo cấp chiều cao .........................................................42
Bảng 4.13. Phân bố số cây (cá thể) theo cấp chiều cao ............................................43
Bảng 4.16. Phân bố loài cây theo tầng phiến ............................................................46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Cách bố trí các ô đo đếm trong ô tiêu chuẩn diện tích 500 m2 .................21
Hình 3.2: Xử lý các cây trên đường ranh giới ô đo đếGm..........................................22
Hình 4.1. Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp đường kính .......................................35
Hình 4.2. Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp đường kính .......................................36
Hình 4.3. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính ..............................................37
Hình 4.4. Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính ..............................................38
Hình 4.5. Biểu đồ phân bố số loài theo nhóm tần số trong quần hợp cây gỗ ..........39
Hình 4.6. Biểu phân bố số loài theo nhóm xuất hiện trong quần hợp cây gỗ ..........40
Hình 4.7. Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp chiều cao .........................................41
Hình 4.8. Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp chiều cao .........................................42
Hình 4.9. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao...............................................44
Hình 4.10. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao.............................................45
Hình 4.11. Đồ thị phân bố số loài cây theo tầng phiến .............................................46
Hình 4.12. Đồ thị phân bố số loài cây theo tầng phiến .............................................46


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................................ 1

1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................................. 2
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ................................................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 4
2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới..................................................................................... 5
2.1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................................. 7
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 11
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung của khu bảo tồn.................................................................. 11
2.2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................................................... 11
2.2.2.1. Vị trí địa lý................................................................................................................... 11
2.2.2.2. Khí hậu thủy văn......................................................................................................... 13
2.2.2.3. Địa hình, địa thế .......................................................................................................... 13
2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................................. 14
2.2.3.1.Tình hình dân tộc dân số. ............................................................................................ 14
2.2.3.2. Hiện trạng rừng và sử dụng đất.................................................................................. 14
2.2.3.3. Tình hình dân sinh, kinh tế và việc sử dụng các loại đất.......................................... 15
2.2.3.4. Về dân trí, văn hóa - xã hội ........................................................................................ 15
2.2.3.5. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................................. 15
2.3. Đặc điểm hệ sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ ............................................... 16
2.3.1. Hệ thực vật rừng: ........................................................................................................... 16
2.3.2. Hệ động vật .................................................................................................................... 17
2.4. Thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu ............................................................. 17
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19
3.1. Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 19



3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ................................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 20
3.4.1. Phương pháp luận .......................................................................................................... 20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................ 20
3.4.2.1.Phương pháp kế thừa................................................................................................... 20
3.4.2.2.Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ............................................................................. 20
3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................................... 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................... 26
4.1. Đặc điểm cây Thiết sam giả lá ngắn................................................................................ 26
4.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai và hệ thực vật nơi có loài Thiết sam giả lá
ngắn phân bố ............................................................................................................................ 27
4.2.1. Đặc điểm địa hình .......................................................................................................... 27
4.2.2. Đặc điểm khí hậu ........................................................................................................... 27
4.2.3. Đặc điểm đất đai ............................................................................................................ 28
4.2.4. Đặc điểm về hệ thực vật ................................................................................................ 28
4.3. Đặc điểm về thực bì .......................................................................................................... 29
4.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ rừng nơi loài thiết sam giả lá ngắn phân bố .......... 29
4.3.2. Đặc điểm cấu trúc và tổ thành cây tái sinh................................................................... 31
4.3.3. Đặc điểm các loài cây đi kèm ....................................................................................... 34
4.4. Đặc điểm về cấu trúc ........................................................................................................ 34
4.4.1. Đặc điểm cấu trúc ngang............................................................................................... 34
4.4.1.1. Phân bố loài cây theo cấp đường kính ...................................................................... 34
4.4.1.2. Phân bố số cây theo cấp đường kính ......................................................................... 36
4.4.1.3. Phân bố loài theo các nhóm tần số xuất hiện ............................................................ 39
4.4.2. Đặc điểm cấu trúc đứng ................................................................................................ 41
4.4.2.1. Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao .................................................................... 41
4.4.2.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ............................................................................ 43
4.4.2.3. Phân bố loài cây theo tầng phiến ............................................................................... 45
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn ........................................ 47



PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 48
5.1. Kết luận.............................................................................................................................. 48
5.2. Tồn tại ................................................................................................................................ 49
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 51


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng và vô cùng quý
giá của Việt Nam.Nó không những có tác dụng chống xói mòn, lũ lụt, bảo vệ
đa dạng sinh học, môi trường sinh thái mà còn góp phần lớn vào việc cải thiện
đời sống của mỗi người dân. Ở Nước ta, hơn 80% dân số là sống ở các vùng
nông thôn, cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất chủ
yếu bằng nông –lâm nghiệp. Đặc biệt là ở miền núi, do tỷ lệ đói nghèo của
người dân còn chiếm tỷ lệ cao, trình độ văn hóa thấp nên cuộc sống của họ
còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng và các sản phẩm từ rừng. Họ không ngừng
tác động xấu vào rừng để đáp ứng các nhu cầu của họ: khai thác trái phép và
chặt phá bừa bãi làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, suy thoái môi trường.
Mặt khác, do nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ rừng ngày càng cao,
trong khi đó công tác quản lý, bảo vệ còn yếu kém nên một số loài cây quý
hiếm đang bị khai thác rất nhiều và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao,
thậm chí có một số loài còn bị tiêu diệt hoàn toàn và không có khả năng tái
tạo. Vì vậy, xây dựng và bảo tồn đa dạng sinh học là một công việc hết sức
quan trọng. Ngày nay, cùng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đã có rất

nhiều dự án trong nước và ngoài nước đầu tư vào nghiên cứu rừng của Việt
Nam, đặc biệt các dự án nước ngoài đầu tư vào rừng ngày một nhiều. Nhiều
chương trình nghiên cứu tập chung chủ yếu vào các lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng như: Quản lý rừng cộng đồng, Dự án trồng 5 triệu ha rừng… Trong
đó cũng có những dự án nghiên cứu về tính đa dạng sinh học trên lãnh thổ
Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó việc điều tra đánh giá về hiện trạng rừng vẫn
chỉ tập trung vào phân loại và trữ lượng, tuy nhiên việc đánh giá đa dạng sinh
học lại rất cần thiết, đặc biệt là việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một
loài nào đó, trong đó nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc nơi sống của loài
Thiết sam giả lá ngắn là rất ít.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có tổng diện tích là 14.772 ha nằm
trên địa bàn các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh
huyện Na Rì và xã Cao Sơn, Vũ Muộn huyện Bạch Thông thực hiện nhiệm


2

vụ bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên núi đá vôi. Bảo
vệ sự đa dạng sinh học của các loài động thực vật trong khu vực, nhằm phát
huy tác dụng tổng hợp về nghiên cứu khoa học, phòng hộ, giữ gìn môi trường
sinh thái. Thiết sam giả lá ngắn là một trong những loài cây quý hiếm có phân
bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, đây là loài có kích thước lớn, gỗ đẹp
và bền, thường mọc trên các đỉnh núi đá vôi cao trên 600m so với mực nước
biển, nên loài cây này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị thương mại, giá
trị sử dụng, giá trị văn hóa, cảnh quan. Hiện nay, vùng phân bố tự nhiên đã bị
thu hẹp nhanh chóng và số lượng cá thể trưởng thành của loài bị giảm sút
nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do khai thác sử dụng
gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm hàng mỹ nghệ, hoàn cảnh sống
bị thay đổi, các quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh tự nhiên rất kém. Vì
vậy, loài cây này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần phải có biện

pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới nhân rộng loài cây gỗ quý, hiếm ở vùng
núi đá vôi về lâu dài sẽ bổ sung đưa vào cơ cấu cây trồng rừng ở các tỉnh phía
bắc nước ta. Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề:
“Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc nơi sống của loài Thiết sam giả lá
ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheug & L.K.Fu, 1975) tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cấu trúc loài Thiết sam giả lá ngắn từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn và bảo vệ
nguồn gen các loài thực vật quý hiếm còn tồn tại trong Khu bảo tồn thiên
nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định phân bố tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn.
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc để đề xuất biện pháp kỹ thuật
nhằm bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên phần nào củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã
học, nâng cao thêm năng lực cho bản thân, tạo cho mình tác phong làm việc
nghiêm túc, có khả năng giải quyết tốt các vấn đề, tình huống nhất là khi tiếp


3

cận với các đối tượng nghiên cứu, tạo tiền đề vững chắc cho công việc của
sinh viên sau khi ra trường. Tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng tính sáng tạo
của bản thân.
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Đề tài xác định được sự phân bố của loài Thiết sam giả lá ngắn tại Khu

bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ giúp cho những nhà làm công tác bảo tồn có thể
xây dựng được các giải pháp quản lý bảo tồn thích hợp nhất. Trên cơ sở
nghiên cứu về phân bố có thể đề xuất được giải pháp nhân giống, gây trồng
loài này ở những nơi có điều kiện lập địa phù hợp.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
+ Những nghiên cứu về phân bố của cây rừng
Khu phân bố của mỗi taxon thực vật là khu vực sống của taxon đó trên
mặt đất. Phạm vi cư trú của các cá thể trong một loài là khu phân bố của loài
thực vật đó.
Khu phân bố của một loài cây được hình thành nhờ khả năng sinh
trưởng phát triển và khả năng thích ứng lâu dài của loài với hoàn cảnh sống.
Nhiệt độ, lượng mưa là hai nhân tố chủ yếu quyết định sự phân bố của chúng.
Trong tự nhiên, dựa vào hình thái và cấu trúc của khu phân bố của
người ta chia ra các dạng khu phân bố sau:
- Khu phân bố liên tục: Các cá thể hay thành viên của taxon phân bố
liền thành một dải.
- Khu phân bố phân tán: Các cá thể hay thành viên của taxon phân bố
thành nhiều khu vực nhỏ và cách xa nhau.
- Khu phân bố thẳng đứng: Ở vùng núi cao, thực vật phân bố từ thấp lên
một độ cao nhất định so với độ cao mặt biển hình thành khu phân bố thẳng đứng.
- Khu phân bố ngang: Thực vật từ trung tâm phát ra xung quanh hình
thành khu phân bố ngang.
+ Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng

Cấu trúc rừng là sự sắp xếp có tính quy luật của tổ hợp các thành phần
cấu tạo nên quần thể thực vật rừng trong không gian và thời gian. Cấu trúc
rừng biểu hiện quan hệ sinh thái giữa thực vật rừng với nhau và với các nhân
tố môi trường xung quanh gồm: Cấu trúc sinh thái tạo thành loài cây, dạng
sống, tầng phiến; Cấu trúc hình thái tán rừng; cấu trúc đứng; cấu trúc theo mặt
phẳng nằm ngang (mật độ và dạng phân bố cây trong quần thể); cấu trúc theo
thời gian (theo tuổi). Cấu trúc rừng phản ánh điều kiện sinh thái. Cụ thể:
Những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt, cấu trúc rừng đơn giản chỉ
gồm những loài cây chống chịu được môi trường đó. Nơi có môi trường thuận
lợi, cấu trúc rừng phức tạp và gồm nhiều loài cạnh tranh, có phần cộng


5

sinh,ký sinh. Vùng ôn đới, cấu trúc rừng thường là thuần loài, đều tuổi, một
tầng, rụng lá. Vùng nhiệt đới như Việt Nam, cấu trúc rừng tự nhiên điển hình
là rừng hỗn loài, nhiều tầng, thường xanh quanh năm. Ngay trong một khu
vực nhất định như ở sườn, đỉnh đồi núi cũng có những kiểu thảm thực vật
khác nhau.
Thậm chí trong một kiểu thảm thực vật (cùng một trạng thái rừng) thì
đặc điểm cấu trúc, khả năng tái sinh, mật độ cây rừng và phân bố số loài cây
tại vị trí này cũng có thể hoàn toàn khác so với vị trí khác. Điều đó đã nói lên
cây rừng chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện sinh thái. Luận điểm cơ bản
của kinh doanh rừng, bảo vệ, bảo tồn rừng nhiệt đới là xây dựng cho được
một cấu trúc hợp lý nhất có năng suất, chất lượng cao và ổn định nhất; nghiên
cứu cấu trúc rừng là nhằm hiểu rõ các quy luật tự nhiên quá trình diễn thế,
sinh trưởng và phát triển rừng theo không gian và thời gian.
2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới
Nghiên cứu cấu trúc rừng đã được các nhà lâm nghiệp trên thế giới
nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng cho một mục tiêu

nào đó. Tuy nhiên, đúc kết lại có hai hướng chính để mô tả cấu trúc rừng là
theo định tính và định lượng
+ Nghiên cứu cấu trúc rừng theo định tính
Theo Nguyễn văn Trương (1983)[8] thì từ P. W Richards, Thái văn
Trừng [11] đến M.Forster, B.Rollet việc nghiên cứu cấu trúc đứng rừng tự
nhiên nhiệt đới vẫn dừng lại ở dạng vẽ phẫu đồ đứng. Qua phương pháp đó,
Các tác giả đã cố gắng đem lại cho người đọc một hình tượng đặc sắc của cấu
trúc đứng. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả, sử dụng rộng raixcho đến nay.
Tuy nhiên phương pháp này chưa làm sáng tỏ quy luật của nó.
Cũng cùng quan điểm này P. W Richards (1968) [17] cho rằng “ quần
xã thực vật gồm những loài cây có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau
nhưng tạo ra một hoàn cảnh sinh thái nhất định và có một cấu trúc bên ngoài
và được sắp xếp một cách tự nhiên và hợp lý trong không gian”. Theo ông
cách sắp xếp được xem xét theo hướng thẳng đứng và nằm ngang. Từ cách
sắp sếp này có thể phân biệt quần xã thực vật khác và có thể mô tả bằng các
biểu đồ. Phương pháp này có thể nhận diện nhanh một kiểu rừng qua biểu đồ
mặt cắt. Trên cơ sở này, các nhà lâm sinh có thể lựa chọn các biện pháp kỹ
thuật để điều chỉnh mật độ cây rừng nhằm đưa rừng phái triển ổn định.


6

Theo G. Baur (1961), rừng mưa là một quần xã kín tán,bao gồm những
cây gỗ về căn bản là ưa ẩm, thường xanh, có lá rộng,với hai tầng cây gỗ và
cây bụi hoặc nhiều hơn nữa, cùng các tầng phiến có dạng sống khác nhau- cây
bò leo và thực vật phụ sinh ( theo giáo trình giảng dạy rừng nhiệt đới Nguyễn
Văn Thêm, 2009).
Điều này nói lên rừng mưa nhiệt đới có những đặc trưng nhất định về
loài cây gỗ chịu ấm, nhiều tầng tán và các dạng sống khác rất phức tạp trong
một kiểu rừng.

Theo Assmann (1968) định nghĩa “một rừng cây là tổng thể các cây
rừng sinh trưởng và phát triển trên một diện tích tạo thành một hoàn cảnh nhất
định và có một cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong, khác biệt với diện tích
rừng khác (dẫn theo Trần Mạnh Cường,2004). Với cách nhìn nhận này thì
một kiểu rừng phải có đầy đủ số lượng rừng nhất định để tạo ra tầng tán, diện
mạo nhằm phân biệt với một rừng cây khác.
Khi đưa hệ thống phân cấp cây rừng Kraft (1884), đã chia cây rừng
trong một lâm phần thành 5 cấp sinh trưởng hoặc cấp “ưu thế” và cấp “chèn
ép”.Các chỉ tiêu Kraft sử dụng là: Vị trí tán cây trong tán rừng (chiều cao), độ
lớn và hình dạng tán lá,khả năng ra hoa,tình trạng sinh lực... Mỗi chỉ tiêu có
một hệ thống tiêu chuẩn để nhận biết và đánh giá (Stephen và ctv,
1986).Phương pháp này phản ánh được tình hình phân hóa cây rừng rõ ràng
trong các lớp không gian, chiều cao của các cấp so với chiều cao trung bình.
Nhưng giải pháp này chỉ áp dụng cho rừng trồng đồng tuổi có sự cạnh tranh
về không gian dinh dưỡng ở cùng là cây,cùng tuổi. Rừng tự nhiên có cấu trúc
phức tạp có nhiều thế hệ tuổi khác nhau nên khó áp dụng. Như vậy, các nhà
lâm học nêu trên khi mô tả, nhận xét, đánh giá cấu trúc rừng mang tính định
tính để nhận biết về kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm học có nhiều biện pháp tác
động thích hợp dể nâng cao năng suất rừng.
+ Cấu trúc rừng theo định lượng
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, tin học học đóng
vai trò quan trọng và hỗ trợ nhiều cho các nhà nghiên cứu trong thống kê toán
học và mô hình hóa cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố điều
tra rừng.
Các công trình nghiên cứu nhiều nhất là nghiên cứu cấu trúc về không
gian và thời gian của rừng.


7
+ Nghiên cứu quy luật phân bố


Nhà khoa học đầu tiên đề cập đến là Meyer (1943).Ông đã mô tả số
cây theo đường kính bằng phương trình toán học có dạng đường cong giảm
liên tục, về sau gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer. Cho đến nay,hàm
toán học này vẫn đang được nhiều tác giả sử dụng để mô tả cấu trúc lâm phần,
Ngoài ra một số tác giả khác cũng đã đề ra một số hàm toán học khác như
Loetsch (1973), đã dùng ham Beta để nắn phân bố thực nghiệm, J.L.F Batista
và H.T.Z và Docouto (1992) khi nghiên cứu rừng nhiệt đới tại MashahooBrazin đã dùng hàm phân bố Weibull để mô phổng phân bố N/D.
Về phân bố số cây theo đường cao: Phương pháp kinh điển được nhiều
nhà khoa học sử dụng là vẽ phẫu đồ đứng.Qua phẫu đồ sẽ thấy được sự phân
bố sắp sếp trong không gian của các loài cây.Điển hình có công trình của
Richards(1952)[17], Rollet (1979) có nhiều dạng hàm toán học khác nhau
dùng để nắn N/H, việc sử dụng hàm nào tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng
tác giả,phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ thể.
+ Nghiên cứu về khả năng tái sinh
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh
rừng được xác định bởi mật độ,tổ thành loài cây,cấu trúc tuổi và chất lượng
cây con, đặc điểm phân bố.Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi,vì vậy
mà theo nghĩa hẹp tái sinh rừng là quá trình phục hồi cơ bản của rừng,chủ yếu
là tầng cây gỗ. Trên thế giới,tái sinh rừng được nghiên cứu từ trăm năm trước
đây,nhưng từ năm 1930 mới bắt đầu nghiên cứu rừng nhiệt đới. Do đặc điểm
của rừng nhiệt đới,thành phần loài rất phức tạp,nên trong quá trình nghiên cứu
hầu như các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào các cây gỗ có ý nghĩa nhất
định,Nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới cho chúng ta hiểu biết về phương
pháp nghiên cứu và quy luật tái sinh tự nhiên của một số vùng,đặc biệt vận
dụng quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp
để quản lý rừng bền vững, đây là phương pháp và kết quả tham khảo khi
nghiên cứu tái sinh ở Việt Nam.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
+ Nghiên cứu phân bố cây rừng

Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực vật rừng nước ta được Lecomte - Nhà
thực vật học người pháp nghiên cứu, công trình của ông đến nay vẫn hết
suwucs giá trị, đó là bộ sách "Thực vật chí Đông Dương" (Flore général de


8

L'indo-chine). Một số nhà khoa học nổi tiếng từng công tác tại Viện Khoa Học
Lâm Nghiệp Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về thực vật rừng
như : Thái Văn Trừng có tập sách “,Thảm thực vật rừng Việt Nam”, Đồng sĩ
Hiển (1974) )[3] về “Lập biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng Việt
Nam”, Nguyễn văn Trương về “Phương pháp thống kê cây đứng trong rừng
hỗn loài”, Trần ngũ Phương về “Bước đầu nghiên cứu cây rừng miền bắc Việt
Nam”, Nguyễn Đình Hưng về “Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ một số loài
cây gỗ ở Việt Nam để định loại theo các đặc điểm thô loại và hiển vi”...
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình khác có giá trị về mặt khoa học, thiết
thực trong và ngoài lĩnh vực lâm nghiệp (Nguyễn Tử Ưởng, Đỗ Văn Bản
2009). Với nhiều công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng lớn
cơ sở dữ liệu cho nghành lâm nghiệp việt nam trong điều tra, quản lý, quy
hoạch và kinh doanh rừng.Công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng đáng lưu ý
ở nước ta là Nguyễn Văn Trương (1983”) trong quyển “ Quy luật cấu trúc
rừng hỗn loại”,xuất bản năm 1983, tác giả đã dày công nghiên cứu: Cấu trúc
đứng của rừng tự nhiên nhiệt đới, cấu trúc thân cây theo cấp kính, cấu trúc
thân cây và tổng thiết diện ngang trên mặt đất, cấu trúc của các loài cây
gỗ...từ đó đưa ra kết luận và đề xuất các biện pháp xử lý, điều tiết rừng nhằm
vừa cung cấp gỗ vừa nuôi dưỡng, tái sinh là cơ sở để phát triển rừng bền vững
ở nước ta.
Trong nghiên cứu cấu trúc đứng, Nguyễn Văn Trương đã chia chiều cao
cây rừng từ đỉnh cây cao nhất đến đỉnh cây thấp nhất thành một số cấp chiều
cao,tính số đỉnh tán cây trong từng cấp chiều cao. Mô tả phân bố, ông có nhận

xét: tuy diện tích tán cây lớp dưới thường nhỏ hơn lớp trên kế tiếp nhưng tổng
tán thì rất nhiều đã làm cho diện tích tán lớp dưới cũng rất lớn đã làm cho ánh
sáng năng lượng mặt trời xuống dưới thấp làm cho cây phát triển kém. Theo
nghiên cứu của tác giả thì các nhà lâm sinh có thể điều tiêt khéo léo trong
khai thác, thực hiện các giải pháp lâm sinh để thay đổi cấu trúc rừng tự nhiên
nhằm tiến tới cấu trúc của rừng chuẩn.
Ngoài ra, tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu D1,3, Hvn , Dt … chia cấp
kính có cự ly 4 cm, chiều cao 2m. Dùng mô hình toán học để định lượng hóa
quy luật phân bố bằng các hàm tương quan cụ thể, sau đó xây dựng mô hình
rừng có cấu trúc chuẩn.
Theo xu hướng hiện đại, Nguyễn Văn Trương đã không dừng lại ở việc
chỉ mô tả định tính mà dùng phương pháp toán học để tiếp cận. Thái Văn


9

Trừng (1978) đến Forster, Rollet chỉ dừng lại ở dạng vẽ phẩu đồ. Họ đã đưa
ra mô hình đặc sắc của cấu trúc đứng, nhưng chưa làm rõ quy luật của nó. Từ
biểu diễn quy luật tự nhiên của rừng bằng định lượng theo mô hình tương
quan toán học phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển của rừng.
Tiếp theo, Phùng Ngọc Lan (1986) cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ
hợp của các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và
thời gian cấu trúc rừng bao gồm cả về sinh thái lẫn hình thái quần thể thực vật
(dẫn theo Trần Mạnh Cường, 2007). Nghiên cứu cấu trúc rừng là nội dung
quan trọng để phục vụ cho việc áp dụng các giải pháp lâm sinh, lập kế hoạch
kinh doanh rừng lâu dài.
Trần Văn Con (2001) đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng cấu trúc
số cây theo cấp kính của rừng Khộp và cho rằng khi rừng còn non thì phân bố
giảm, khi rừng càng lớn thì có xu hướng chuyển sang phân bố một đỉnh và lệch
dần từ trái sang phải. Đây là cơ sở để đề tài áp dụng hàm này trong việc nghiên

cứu về quy luật phân bố cấu trúc rừng của khu vực nghiên cứu.
Tương tự nhận định trên, Lê Cảnh Nam (2007), khi tiến hành nghiên
cứu đặc điểm sinh học của loài thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) tại lâm phần
thuộc quyền quản lý của VQG Bi doup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng như sau:
phân bố số cây theo cấp kính cho thấy số cây tập trung nhiều nhất ở cấp kính
từ 45 cm - 85 cm, số cây ở cấp kính 15 cm là 50 cây và giảm xuống còn 37
cây ở cấp kính 35 cm trong khi đó theo lý thuyết thì ở cấp kính 15 thì số
lượng cá thể trong lâm phần là 120 cây, điều này cho thấy thế hệ kế cận của
loài là đang ở mức độ đáng lo ngại nhưng không đến mức nguy cấp như các
nhận định trước đây. Ở rừng nhiệt đới nói chung khi bị tác động ở cấp kính
càng nhỏ thì số lượng cá thể càng cao để đảm bảo sự kế tục của các thế hệ cây
rừng và bảo đảm sự ổn định quần thể thực vật rừng theo thời gian
+ Nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt nam.
Rừng tự nhiên ở nước ta thuộc kiểu rừng nhiệt đới,rất phong phú và đa
dạng về thành phần loài,phức tạp về cấu trúc. Trong những năm gần đây cấu
trúc rừng ở nước ta được nhiều tác giả quan tâm, sở dĩ như vậy vì cấu trúc
rừng là việc định hướng cho sự phát triển rừng,đề ra biện pháp lâm sinh
thích hợp. Thái văn Trừng (1963, 1970, 1978) khi nghiên cứu kiểu rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nước ta,đưa mô hình cấu trúc tầng như tầng
vượt tán,tầng ưu thế sinh thái,tầng dưới tán và tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.


10

Tác giả vận dụng có sự cải tiến phương pháp biểu đồ mặt cắt của Davit-Visa
trong đó tầng cây bụi,thảm tươi được phóng với tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ra tác
giả còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia thảm thực vật rừng ở việt nam, đó
là dạng sống ưu thế của thực vật tầng cây lập quần,độ tàn che của tầng ưu
thế sinh thái,hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá.Dựa vào
đó,tác giả chia thực vật rừng việt nam thành 14 kiểu. Đào công Khanh

(1996), Bảo Huy (1993) đã căn cứ vào tổ thành loài cây mục đích để phân
loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.Lê Sáu
(1996) dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp với hệ thống
phân loại của Loschau
+ Nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam
Rừng Việt Nam bị tác động rất khác nhau về cường độ như: Khai thác
lấy gỗ trái phép, khai thác chọn không đúng quy trình, phát rừng làm
rẫy…nên khả năng tái sinh bị xáo trộn lớn. Theo Thái Văn Trừng (1978))[11],
khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam đã kết luận ánh sáng là nhân
tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm
thực vật rừng. Nếu các điều kiện khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ,
ẩm độ dưới tán rừng thay đổi thì tổ hợp của các cây tái sinh không có biến đổi
lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời
gian mà diễn thế theo phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa thực vật
và môi trường.
Do đó, có thể nói rằng tái sinh rừng phụ thuộc nhiều vào nhân tố sinh
thái là ánh sáng chiếu xuống tán rừng. Các nhân tố nhiệt độ, ẩm độ không ảnh
hưởng nhiều nhưng nó cũng là nguyên nhân để cây tái sinh phát triển: Nơi
ẩm, đất tốt thì cây tái sinh phát triển tốt
- Phân bố các loài thực vật quý hiếm ở một số Khu bảo tồn và Vườn
quốc gia ở Việt Nam.
VQG Ba Bể (Bắc Cạn) có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi,
trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của
Việt Nam và Thế giới. Các loài cây gỗ quý, hiếm như: Nghiến, Đinh, Lim,
Trúc dây,… trong đó, Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc
tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên những bức
mành xung quanh hồ. Đây là khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài


11


nước đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài lan không chỉ
của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á
VQG Hoàng Liên Lào Cai là một trong những khu rừng đặc dụng quan
trọng của Việt Nam, gồm hệ thống núi cao thuộc dẫy Hoàng Liên, trong đó có
đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m cao nhất Đông Dương. Kiểu sinh thái rừng á nhiệt
đới núi cao với hệ động, thực vật phong phú và đa dạng, nhiều loài quý hiếm,
nhiều sinh cảnh cũng rất đặc hữu. Về thực vật Vườn có 2.024 loài trong đó có 66
loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng
VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có 1.282 loài thực vật thuộc 660 chi thuộc 179
họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó có các loài điển hình cho vùng cận nhiệt
đới. Có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ nhưhoàng
thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa dài (Camellia longicaudata),Trà
hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên (Asarum petelotii), Chùy hoa leo
(Molas tamdaoensis), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi)
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung của khu bảo tồn
- Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được thành lập theo Quyết định
1804/QĐ-UB, ngày 01/9/2003 và đi vào hoạt động từ ngày 01/12/2004 theo
Quyết định số 2033/QĐ-UB, ngày 12/10/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Khu
bảo tồn có tổng diện tích là 14.772 ha nằm trên địa bàn các xã Kim Hỷ,
Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh huyện Na Rì và xã Cao Sơn,
Vũ Muộn huyện Bạch Thông. Trong đó, vùng lõi Khu bảo tồn chia làm 2
phân khu bảo vệ: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 11.505 ha, phân khuphục hồi
sinh thái: 3.267 ha. Vùng đệm có diện tích là 18.921 ha, bao gồm toàn bộ
phần diện tích còn lại của 7 xã trên (vùng đệm không tính vào diện tích Khu
bảo tồn). Hiện nay tổng biên chế của Khu bảo tồn là 33 người, trong đó có 02
hợp đồng 68, gồm có 31 nam và 2 nữ. Với trình độ đại học 24 người, trình độ
cao đẳng 4 người, trình độ trung cấp 4 người và 01 người đang học Đại học.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

2.2.2.1. Vị trí địa lý.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷthuộc địa giới hành chính huyện Na Rì,
tỉnh Bắc Kạn có toạ độ địa lý là:
22007’30” đến 22016’ vĩ độ Bắc.
105050’50” đến 106003’50” kinh độ Đông.


12

Về ranh giới:
+ Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn, phần còn lại của xã Kim Hỷ,
Lương Thượng.
+ Phía Đông giáp xã Văn Minh, Hữu Thác, Quang Phong, phần còn lại
của xã Lạng San, Ân Tình.
+ Phía Nam giáp xã Quang Phong thuộc huyện Na Rì, xã Tân Sơn
thuộc huyện Chợ Mới và phần còn lại của xã Côn Minh (Na Rì)
+ Phía Tây giáp xã Mỹ Thanh, phần còn lại của xã Cao Sơn, Vũ Muộn
huyện Bạch Thông.


13

2.2.2.2. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu:- Khu vực Kim Hỷ thuộc vùng núi cao Bắc Việt Nam, một
năm có 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Lượng mưa bình quân hàng năm 1500 mm, cao nhất là 1680mm, mưa
tập trung vào tháng 6, 7 chiếm 60% lượng mưa cả năm.
+ Lượng bốc hơi: trung bình năm là 862mm, tuy lượng bốc hơi khá

nhỏ, nhưng do có nhiều suối ngầm nên đất đai khu vực nghiên cứu rất khô và
thiếu nước về mùa hạn.
+ Độ ẩm không khí bình quân năm là 82%, cao nhất là 89% vào các
tháng 6-7, thấp nhất là 70% vào tháng 12.
* Nhìn chung khí hậu khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa miền núi phía Bắc Việt Nam, mưa ẩm vào mùa hè, lạnh khô vào mùa
đông. Riêng mùa đông lạnh có sương mù sương muối, đây là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất Nông-Lâm nghiệp.
* Thủy văn:Trong khu vực nghiên cức có sông Bắc Giang và hệ thống
suối bắt nguồn từ các núi cao, các thung, áng trên các dãy núi đá vôi dẫn nước
đưa về sông Bắc Giang. Hướng chảy từ Tây sang Đông khu vực, lưu lượng
nước chảy mạnh về mùa hè, mùa đông nước rất cạn.
2.2.2.3. Địa hình, địa thế
Khu vực có địa hình chủ yếu là núi đá vôi, có độ cao trung bình, thuộc
hệ thống cánh cung Ngân Sơn và Bắc Sơn. Địa hình phức tạp, bị chia cắt
mạnh bởi các dãy núi đá vôi, núi đá, đồi đất độc lập và các thung lũng hẹp.
Độ dốc trung bình 25- 300, có nhiều nơi dốc đứng. Hiện tượng Caster hoá
diễn ra rất mạnh, bao gồm Caster bề mặt và Caster ngầm, tạo nên nhiều hang
động và sông ngầm. Khu vực được chia làm 2 vùng rõ rệt:
Vùng núi đá: nằm ở phía Tây và Tây Nam khu vực, đây là vùng rừng
trên núi đá vôi tập trung, địa hình phức tạp, gồm nhiều đỉnh cao, độ cao trung
bình 600-700m độ dốc 25-35độ có nơi >45độ, đường đi lại khó khăn, tài
nguyên thực vật rừng nói chung ít bị tác động.
Vùng núi đất: nằm ở phía Bắc và phía Đông - Đông Nam khu vực địa
hình ít phức tạp, độ cao trung bình từ 400-600m độ dốc từ 25-30 độ. Đây là


14

nơi dân cư tập trung đông, giao thông đi lại dễ dàng, có tiềm năng để phát

triển sản xuất nông – lâm nghiệp
* Đất đai:
Khu vực có 4 loại đất chính phát triển trên đá vôi, đá Cabro, phiến thạch
sét và đá biến chất. Trong đó chủ yếu là đất Feralit phát triển trên các sản
phẩm của đá vôi. Nhìn trung đất trong khu vực có tầng từ trung bình đến dày,
đất tốt thích hợp cho nhiều loài cây nông - lâm nghiệp phát triển:
2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.3.1.Tình hình dân tộc dân số.
- Thành phần dân tộc: gồm 5 dân tộc chủ yếu sinh sống là Tày, Nùng,
Dao, Kinh, HMông, trong đó người dân tộc Tày và Dao là chiếm đa số.
- Tại 7 xã quanh KBT có 61 thôn bản với 2.703 hộ, 10.868 nhân khẩu,
mật độ dân số trung bình là 27,74 người/ Km2.Trong đó: 10 thôn nằm trong
khu bảo tồn = 322 hộ = 1.340 nhân khẩu, cụ thể:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 5 thôn = 124 hộ = 529 nhân khẩu
Phân khu phục hồi sinh thái có 5 thôn = 198 hộ = 811 nhân khẩu
Trong số 61 thôn bản có 8 thôn nằm trong vùng lõi khu bảo tồn với 234
hộ, 1.045 nhân khẩu:
2.2.3.2. Hiện trạng rừng và sử dụng đất
* Diện tích các loại đất đai.
Theo Quyết định 1804/QĐ-UB, ngày 01/9/2003 của UBND tỉnh Bắc
Kạn, có tổng diện tích là 15.416 ha, nằm trên địa bàn các xã: Kim Hỷ, Lương
Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh huyện Na Rì và xã Cao Sơn, Vũ
Muộn huyện Bạch Thông.
Sau rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn, Theo Quyết định số
757/2007/QĐ-UBND, ngày 21/5/2007 của UBND tỉnh Bắc Kạn diện tích
vùng lõi Khu bảo tồn là 14.772 ha và vùng đệm có diện tích là 18.931 ha
thuộc 7 xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Văn Minh, Côn
Minh huyện Na Rì và xã Cao Sơn, Vũ Muộn huyện Bạch Thông.
Vùng lõi KBT
- Kết quả thống kê cho thấy, tổng diện tích vùng lõi KBT (bao gồm diện

tích KBT và vùng đệm trong) là 14.748.4ha. Có sự sai khác so với diện tích
được phê duyệt là 14.772 ha theo Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND, của
UBND tỉnh Bắc Kạn (giảm 33,6ha), do trong quá trình rà soát 3 loại rừng,


15

phần diện tích này là ruộng, nương rẫy cố định gần ranh giới KBT được tách
ra khỏi vùng lõi.
- Trong tổng diện tích 14.748.4ha vùng lõi, xã Côn Minh chiếm diện
tích lớn nhất, 4.538,25 ha (30,8%), xã Kim Hỷ 3,784.89 ha (25,7%), xã Cao
Sơn 2.805,94 ha (19%), các xã còn lại chiếm diện tích nhỏ hơn: từ 2-7%.
2.2.3.3. Tình hình dân sinh, kinh tế và việc sử dụng các loại đất
- Trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có 10 thôn bản thuộc
3 xã Côn Minh, Kim Hỷ, Cao Sơn với 316 hộ dân sinh sống, 1.370 nhân khẩu
(801 lao động chính). Trong đó tại:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 5 thôn, 112 hộ, 538 nhân khẩu
+ Phân khu phục hồi sinh thái có 5 thôn, 204 hộ, 832 nhân khẩu
2.2.3.4. Về dân trí, văn hóa - xã hội
Dân cư sinh sống trong vùng lõi khu bảo tồn chủ yếu là đồng bào dân
tộc thiểu số với trình độ dân trí còn thấp. Thành phần dân tộc gồm: 49% dân
tộc Dao, 31% dân tộc Nùng, 14% dân tộc Kinh, 6% dân tộc Tày. Mỗi dân tộc
có nét văn hóa, phong tục tập quán riêng, nhất là tập quán canh tác khác
nhau.Do vậy, sự có mặt của các sắc tộc đã làm cho môi trường kinh tế xã hội
trong vùng thêm phong phú và phức tạp.
2.2.3.5. Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông:
Mạng lưới đường thiết kế hợp lý, chất lượng khá, đi lại thuận lợi, nhưng
một số bản vùng cao chưa được xây dựng nên đi lại còn nhiều khó khăn.
+Thủy lợi.

Khu vực Kim Hỷ phần lớn là diện tích núi đá vôi nên rất ít sông suối và
nước mặt vì vậy công tác thủy lợi đã được quan tâm, hệ thống kênh mương hầu
hết đã được nhà nước đầu tư bê tông hóa, đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất đối
với các bản vùng thấp, vùng cao vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nước thiên nhiên:
+ Y tế:
Các xã đều có trạm y tế tại trung tâm xã, các thôn bản có cán bộ y tế
thôn bản, tuy nhiên trang thiết bị nghèo nàn, trình độ cán bộ y tế còn thấp nên
chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân.
+ Giáo dục:
Các xã đều có trường tiểu học, phòng học là nhà cấp 3 và cấp 4 nhưng
trang thiết bị và đồ dùng học tập còn thiếu, tỷ lệ học sinh tới trường học đạt
95-96%, chất lượng việc dạy và học tập còn thiếu.


×