Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Dạy học theo dự án cho môn Công nghệ lớp 10 tại trường Trung học phổ thông Bình An tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.92 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ CHÂU

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 10
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÌNH AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 2 2 8



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ CHÂU

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 10
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
BÌNH AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60 14 01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: DƯƠNG THỊ KIM OANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014


LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Châu

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 25/03/1983


Nơi sinh: Nghệ An

Quê quán: Nghệ An

Dân tộc: kinh

Địa chỉ: 25/25A Bình Đƣờng 4, An Bình, Dĩ An, Bình Dƣơng
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Hệ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: từ 9/2001 đến 5/2005
Nơi học: Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Ngành học: Kỹ thuật nông nghiệp.
Tên đồ án: Xây dựng hệ thống bài tập tình huống cho môn phƣơng pháp giảng
dạy tại trƣờng Đại học sƣ phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Phƣơng Hoa
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

9/2005 -5/2008 THPT Dầu Tiếng – Bình Dƣơng
8/2008 - 2014

THPT Bình An – Bình Dƣơng

i

Giáo viên

Giáo viên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014

Nguyễn Thị Châu

ii


TÓM TẮT

Chúng ta đang sống trong thế kỉ mà tri thức và kĩ năng của con ngƣời là những yếu tố
quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội tri thức, nền giáo dục không chỉ trang
bị cho ngƣời học những kiến thức mà còn phải hình thành ngƣời học những kỹ năng.
Do đó, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là vấn đề rất cần thiết trong nền giáo dục.
Chính vì vậy, ngƣời nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Dạy học theo dự án cho
môn Công nghệ lớp 10 tại trường PTTH Bình An” nhằm hình thành ngƣời học
những kỹ năng: kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ
năng tự học tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin là cần thiết.
Cấu trúc luận văn gồm những phần chính
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án
Chƣơng 2:Thực trạng dạy học môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh
Bình Dƣơng

Tìm hiểu về thực trạng tổ chức dạy và học môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH
Bình An, tỉnh Bình Dƣơng
Chƣơng 3: Tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình
An, tỉnh Bình Dƣơng
Thiết kế giáo án để tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 tại trƣờng
PTTH Bình An, tỉnh Bình Dƣơng. Thực nghiệm sƣ phạm có đối chứng để kiểm
nghiệm giả thuyết của đề tài
Kết luận và kiến nghị
Trình bày đƣợc những kết quả đạt đƣợc của quá trình nghiên cứu và hƣớng phát
triển của đề tài.

iii


ABSTRACT
We are living in a century where knowledge and human skills are the
determinants of social development. In the knowledge society, education not only
equips students with knowledge, but also to shape the skills learned. Therefore, the
innovation of teaching methods are essential issues in education. So the researcher
carried out the project “Project- Based Learning for Technology courses in 10th
grade at Binh An High school, Binh Duong province” to provide learner skills:
creative thinking skills, searching skills, self- study skills, teamwork skills, using
information technology is essential.
Essay structure including 3 mains part
Chapter 1: Rationale for project -based learning
Chapter 2: The real state of teaching Technology in 10th grade at Binh An High
school, Binh Duong Province
Learning about the state of organizational teaching and learning Technology in
10th grade at Binh An High school, Binh Duong province
Chapter 3: Organization of project -based learning in 10th grade at Binh An

High school, Binh Duong province
Designing lesson plans to organize project -based learning courses in 10th
grade at Binh An High school, Binh Duong province. Experimental pedagogy
controlled to test the hypothesis of project
Conclusions and proposal
Presenting the results of the research and development of the subject.

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

CHỮ NGUYÊN VĂN

CHỮ VIẾT TẮT

1

HS

HỌC SINH

2

GV

GIÁO VIÊN

3


TN

THỰC NGHIỆM

4

ĐC

ĐỐI CHỨNG

5

PTTH

PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

6

PPDH

PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

7

THCS

TRUNG HỌC CƠ SỞ

8


PTDH

PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

9

CN

CÔNG NGHỆ

10

CNTT

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ tiến trình dạy học theo dự án ............................................................. 30
Hình 2: Trƣờng THPT Bình An tỉnh Bình Dƣơng ................................................... 40
Hình 3: Trƣờng PTTH Bình An tỉnh Bình Dƣơng ................................................... 42
Hình 4: Sơ đồ tổ chức trƣờng PTTH Bình An ......................................................... 43

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng tiêu chí đánh giá (Rubric) cho kỹ năng làm việc nhóm ......................... 26
Bảng 2: Bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng thuyết trình .................................................... 27
Bảng 3: Bảng phân phối chƣơng trình môn Công Nghệ 10 .......................................... 48
Bảng 4: Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về nội dung môn học Công nghệ 1050
Bảng 5: Kết quả thống kê thái độ HS học tập môn công nghệ 10................................. 52
Bảng 6. Kết quả thống kê về nguyên nhân HS không thích học môn Công nghệ ....... 53
Bảng 7: Tính tích cực của học sinh trƣờng PTTH Bình An trong giờ học môn CN 10 53
Bảng 8: Tính tích cực của học sinh trƣờng PTTH Bình An ngoài giờ học môn CN 1054
Bảng 9: Bảng thống kê về mức độ sử dụng các PPDH ................................................. 57
Bảng 10: Kết quả ý kiến của giáo viên về việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ............ 58
Bảng 11: Bảng thống kê mức độ sử dụng các tiêu chí vào kiểm tra đánh giá .............. 58
Bảng 12: Bảng thống kê mức độ sử dụng phƣơng pháp đánh giá................................. 59
Bảng 13: Bảng thống kê về sự đáp ứng cơ sở vật chất, thiết bị .................................... 61
Bảng 14: Bảng thống kê mức độ sử dụng phƣơng tiện dạy học ................................... 61
Bảng 15: Bảng thống kê ý kiến GV về những khó khăn khi giảng dạy môn CN 10 .... 62
Bảng 16: Bảng cấu trúc nội dung chƣơng trình môn Công Nghệ 10 theo dự án .......... 67
Bảng 17: Đề xuất phƣơng án tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 ............. 72
Bảng 18: Tiêu chí đánh giá dự án .................................................................................. 84
Bảng 19: Bảng số liệu thái độ học tập của lớp TN và lớp ĐC ...................................... 85
Bảng 20: Bảng thống kê về kỹ năng tƣ duy sáng tạo của lớp TN và lớp ĐC ............... 85
Bảng 21: Bảng thống kê khả năng tổ chức khi làm việc nhóm của lớp TN và lớp ĐC86
Bảng 22: Bảng thống kê về khả năng tìm kiếm, xử lý thông tin của lớp TN và lớp ĐC87
Bảng 23: Bảng thống kê về kỹ năng thuyết trình của lớp TN và lớp ĐC ..................... 88
Bảng 24: Bảng thống kê về kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của lớp TN và lớp ĐC...... 89
Bảng 25: Bảng thống kê về kỹ năng sử dụng CNTT của lớp TN và lớp ĐC................ 90
Bảng 26: Bảng phân bố tần suất điểm số của học sinh lớp TN và lớp ĐC dự án 1 ...... 92
Bảng 27: Bảng phân bố tần suất điểm số của học sinh lớp TN và lớp ĐC dự án 2 ...... 93
Bảng 28: Bảng phân bố tần suất điểm số của học sinh lớp TN và lớp ĐC dự án 3 ...... 94
Bảng 29: Bảng phân bố tần suất điểm số của học sinh lớp TN và lớp ĐC dự án 4 ...... 96

Bảng 30: Thống kê số liệu kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC ............................... 99
vii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát (dành cho giáo viên) .............................................................. 1
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát (dành cho HS) ........................................................................ 3
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát (dành cho HS lớp TN và lớp ĐC) .......................................... 5
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn giáo viên ............................................................................. 7
Phụ lục 5: Biên bản quan sát hoạt động dạy–học môn công nghệ 10 ............................. 8
Phụ lục 5.1. Biên bản quan sát hoạt động học môn công nghệ 10 .................................. 8
Phụ lục 5.2. Biên bản quan sát hoạt động dạy môn công nghệ 10 .................................. 9
Phụ lục 6: Giáo án dự án 1 và dự án 2 .......................................................................... 10
Phụ lục 7: Một số hình ảnh ngƣời nghiên cứu dạy bằng phƣơng pháp truyền thông ở
lớp đối chứng ................................................................................................................. 18
Phụ lục 8: Sản phẩm dự án xác định sức sống của hạt ................................................. 19
Phụ lục 9: Sản phẩm dự án pha chế dung dịch boocđô phòng trừ nấm hại .................. 20
Phụ lục 10: Một số hình ảnh quá trình thực hiện dự án và hoàn thành sản phẩm dự án
làm sữa chua .................................................................................................................. 22
Phụ lục 11: Một số hình ảnh sản phẩm dự án kinh doanh ............................................. 24
Phụ lục 12: Một số đề kiểm tra môn Công nghệ 10 ...................................................... 44

viii


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... II
TÓM TẮT ................................................................................................................... III
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ V

DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................ VIII
MỤC LỤC ................................................................................................................... IX
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ............................... 5
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Ở
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.......................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 5
1.1.2.Tại Việt Nam .......................................................................................................... 7
1.2. KHÁI NIỆM DẠY HỌC THEO DỰ ÁN .............................................................. 10
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ...................................................... 13
1.4. PHÂN LOẠI DẠY HỌC THEO DỰ ÁN .............................................................. 15
1.5. ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ............................... 17
1.6. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐƢỢC SỬ DỤNG
TRONG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ............................................................................. 18
1.6.1. Phƣơng pháp thuyết trình .................................................................................... 18
1.6.2. Phƣơng pháp đàm thoại ....................................................................................... 19
1.6.3. Phƣơng pháp thảo luận nhóm .............................................................................. 21
ix


1.6.4. Kĩ thuật động não (Công não) ............................................................................. 22

1.6.5. Sơ đồ tƣ duy (Lƣợc đồ tƣ duy) ............................................................................ 23
1.7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ............................. 24
1.8. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ............................................................. 28
1.9. ĐẶC ĐIỂM VỀ TÂM LÍ CỦA HỌC SINH PTTH ............................................... 32
1.9.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất ................................................................... 32
1.9.2. Điều kiện sống và hoạt động ............................................................................... 33
1.9.3. Đặc điểm hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ ........................................ 34
1.9.4. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh PTTH .................................... 34
1.10. ĐỊNH HƢỚNG KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ
ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 1O TẠI TRƢỜNG PTTH BÌNH AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG36
1.10.1. Tính khoa học .................................................................................................... 36
1.10.2. Tính thực tiễn..................................................................................................... 36
1.10.3. Phát triển toàn diện học sinh ............................................................................. 37
1.10.4. Kết hợp lý thuyết và thực hành ......................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 39
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10
TẠI TRƢỜNG PTTH BÌNH AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ....................................... 40
2.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ........ 40
2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bình Dƣơng .............................................................................. 40
2.1.2. Vị trí địa lý thị xã Dĩ An, Bình Dƣơng ................................................................ 41
2.1.3. Giáo dục - đào tạo............................................................................................... 41
2.1.4 Tổng quan về trƣờng PTTH Bình An ................................................................... 42
2.2. GIỚI THIỆU MÔN CÔNG NGHỆ 10 ................................................................... 44
2.2.1.Mục tiêu môn học ................................................................................................. 44
2.2.2. Vai trò, nhiệm vụ của môn Công nghệ lớp 10 ở trƣờng phổ thông hiện nay ...... 44
2.2.3. Giới thiệu chƣơng trình khung môn Công nghệ lớp 10 ...................................... 45
2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƢỜNG PTTH BÌNH
AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ........................................................................................... 48
2.3.1.Thực trạng hoạt động học môn Công nghệ 10 của học sinh trƣờng PTTH Bình
An, tỉnh Bình Dƣơng ..................................................................................................... 50


x


2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An tỉnh
Bình Dƣơng ................................................................................................................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 63
CHƢƠNG 3 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI
TRƢỜNG PTTH BÌNH AN TỈNH BÌNH DƢƠNG ................................................. 64
3.1 . CÂU TRÚC NỘI DUNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 10
TẠI TRƢỜNG PTTH BÌNH AN TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................................. 64
3.1.1. Nguyên tắc cấu trúc nội dung môn học Công nghệ 10 theo dự án...................... 64
3.1.2. Nội dung cấu trúc chƣơng trình môn Công nghệ 10 ........................................... 64
3.2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 10 TẠI TRƢỜNG
PTTH BÌNH AN TỈNH BÌNH DƢƠNG....................................................................... 68
3.2.1. Đề xuất phƣơng án tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 tại trƣờng
PTTH Bình An, tỉnh Bình Dƣơng ................................................................................. 68
3.2.2. Thiết kế giáo án để tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 tại trƣờng
PTTH Bình An, tỉnh Bình Dƣơng ................................................................................. 73
3.2.3. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................. 83
3.3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................................. 84
3.3.1. Mục đích thực nghiệm, đối tƣợng và nội dung thực nghiệm ............................. 84
3.3.2.Kết quả thực nghiệm............................................................................................. 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 100
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 101
1.KẾT LUẬN .............................................................................................................. 101
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 102
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 103


xi


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đang bƣớc trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Cùng với sự biến đổi của khoa học công nghệ, thế giới đang chuyển dần sang nền
kinh tế tri thức với hàm lƣợng tri thức cao đòi hỏi ngành Giáo dục – Đào tạo phải có
những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, đồng bộ về mọi mặt, trong đó đặc biệt chú trọng
đến đổi mới phƣơng pháp dạy học và phƣơng tiện dạy học. Nghị quyết TW 2 khóa
VIII đã chỉ rõ“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,
đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”[10, tr.41].
Định hƣớng trên đây đã đƣợc nêu rõ trong Luật giáo dục điều 26 mục 2 “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng t ạo của học
sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [21].
Chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc là nâng cao chất lƣợng giáo dục,
đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
khả năng lập nghiệp, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất [21, tr.8]. Mục tiêu dạy
học không chỉ dừng lại ở kiến thức mà còn đào tạo ra con ngƣời có kỹ năng đáp ứng
nhu cầu của xã hội, học tập suốt đời, và các kỹ năng thế kỷ 21 của thế giới.
Bên cạnh đó,“Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng PTTH phải nhìn
nhận vấn đề một cách rộng rãi và linh hoạt theo 3 hƣớng: phát triển năng lực nội sinh
của ngƣời học, đổi mới quan hệ thầy trò, đƣa công nghệ hiện đại vào nhà trƣờng”
[15]. Sự chuyển biến này còn kéo theo sự thay đổi và đòi hỏi phải áp dụng các
phƣơng pháp dạy học mới nhƣ: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, học tập theo kinh
nghiệm, dạy học theo theo dự án, dạy học theo tình huống… mà trƣớc đây ít đƣợc
quan tâm [16, tr.56].

Mỗi phƣơng pháp dạy học kể trên đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng nên
không thể cho phƣơng pháp nào là nổi trội hơn cả. Vì vậy, việc lựa chọn và vận dụng
linh hoạt các phƣơng pháp này vào thực tiễn dạy học là rất cần thiết. Các phƣơng
pháp dạy học này không chỉ góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề ở ngƣời
1


học mà còn là cơ sở để hình thành năng lực tƣ duy, sáng tạo, năng lực làm việc
nhóm, mở rộng những tri thức lĩnh hội trong quá trình học tập ở ngƣời học [50,
tr.18]. Điều này đƣợc khẳng định qua nhiều nghiên cứu và ứng dụng của Tổ chức
Giáo dục George Lucas, Viện nghiên cứu Giáo dục Buck, … chƣơng trình dạy học
dự án của Intel [11], Microsoft và dự án Việt – Bỉ tại Việt Nam [7].
Thực tế dạy học môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh Bình
Dƣơng, bên cạnh việc sử dụng phƣơng pháp truyền thống là chủ yếu có một số giáo
viên đã sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ đàm thoại, thảo luận song không
thƣờng xuyên. Mặt khác, trong quá trình dạy học, giáo viên ít sử dụng các nhiệm vụ
học tập phức hợp, vận dụng nội dung kiến thức liên môn giải quyết vấn đề trong thực
tế. Vì vậy, với thực tế dạy môn Công nghệ nói trên khiến một bộ phận không nhỏ
học sinh chƣa tích cực chủ động tự giác trong học tập cũng nhƣ hình thành các thái
độ, kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề.
Từ những lý do trên, để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy - học môn Công
nghệ 10 tại Trƣờng PTTH Bình An việc nghiên cứu đề tài: “Dạy học theo dự án
môn Công Nghệ 10 tại Trường PTTH Bình An, tỉnh Bình Dương” là cần thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh
Bình Dƣơng.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giải quyết các nhiêm vụ sau:
-


Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo dự án

-

Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An,
tỉnh Bình Dƣơng

-

Tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh
Bình Dƣơng.

4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Dạy học theo dự án.
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quá trình dạy học môn Công Nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh
Bình Dƣơng.

2


6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thực nghiệm sƣ phạm dạy học theo dự án cho học sinh khối 10: Lớp 10C1,
10C2 đối chứng và lớp 10C3, 10C4 thực nghiệm. Các nội dung tiến hành thực
nghiệm gồm:
-

Xác định sức sống của hạt

-


Pha chế dung dịch Boocđô phòng trừ nấm hại

-

Làm sữa chua

-

Xây dựng kế hoạch kinh doanh.

7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh Bình Dƣơng chủ
yếu đƣợc giảng dạy bằng phƣơng pháp thuyết trình một chiều nên học sinh chƣa có
đƣợc các kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, nếu vận dụng cách thức tổ
chức dạy theo dự án môn Công nghệ 10 nhƣ ngƣời nghiên cứu đã đề xuất thì học
sinh sẽ hình thành các kỹ năng tự giải quyết vấn đề, thuyết trình, tổng hợp và xử lý
thông tin, làm việc nhóm, tƣ duy, sáng tạo....của ngƣời học.
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, ngƣời nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu liên quan tới đổi mới phƣơng
pháp dạy học, dạy học tích cực, dạy học theo dự án đã đƣợc xuất bản trên các ấn
phẩm trong và ngoài nƣớc để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học môn Công nghệ 10
để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong giờ học
theo phƣơng pháp truyền thống và dạy học theo dự án [Phụ lục 5].

8.2.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Khảo sát bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng và kết quả thực nghiệm môn
Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh Bình Dƣơng [Phụ lục 1,2,3].

3


8.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý về hoạt động dạy và học môn
Công Nghệ 10 nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng dạy và học môn Công nghệ 10 tại
trƣờng PPTH Bình An, tỉnh Bình Dƣơng [Phụ lục 4].
8.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm dạy học môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An để kiểm
nghiệm hiệu quả ban đầu của việc sử dụng cách thức tổ chức dạy học theo dự án mà
ngƣời nghiên cứu đã đề xuất.
8.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
-

Phân tích kết quả thực nghiệm: phƣơng pháp thống kê toán học đƣợc sử dụng để
xử lý kết quả thu đƣợc từ khảo sát thực trạng dạy học và kết quả dạy học theo dự
án môn Công nghệ 10 theo cách thức tổ chức.

-

Kiểm nghiệm giả thiết nghiên cứu: để khẳng định kết quả bƣớc đầu của việc tổ
chức dạy học theo dự án môn Công Nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh
Bình Dƣơng.

9. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần làm phong phú hơn cách thức tổ chức dạy học theo dự án nói

chung và việc vận dụng cách thức tổ chức dạy học theo dự án vào môn Công nghệ
10 nói riêng tại trƣờng PTTH Bình An, tỉnh Bình Dƣơng.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có các phần sau:
Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án.
Chƣơng 2: Thực trạng dạy học môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH Bình An,
tỉnh Bình Dƣơng.
Chƣơng 3: Tổ chức dạy học theo dự án môn Công nghệ 10 tại trƣờng PTTH
Bình An, tỉnh Bình Dƣơng.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ DẠY HỌC THEO DỰ
ÁN Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Dạy học dự án là một trong những phƣơng pháp dạy học tiêu chuẩn (Apel &
Knoll) [49, tr.34], giúp ngƣời học phát triển khả năng tự lập và trách nhiệm, khả năng
thực hành các hoạt động xã hội và dân chủ. Phƣơng pháp dạy học theo dự án đƣợc bắt
nguồn từ Châu Âu nhƣng đƣợc phát triển mạnh ở Mỹ. William Heard Kilpatrick là
ngƣời đầu tiên đã mô tả chi tiết phƣơng pháp dạy học theo dự án trong bài luận
“Phƣơng pháp dự án” và coi đó là phƣơng pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan
điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm khắc phục nhƣợc điểm của dạy học
truyền thống [55, tr.139]. Theo Michael Koll, sau khi nghiên cứu trên 53 tác giả với 73

tài liệu tham khảo khoa học đƣợc công bố từ những năm 1880 đến 1995 trên các lĩnh
vực nghệ thuật, kiến trúc, kĩ thuật, y học, giáo dục, công nghệ thông tin…lịch sử phát
triển của phƣơng pháp pháp dạy học theo dự án có thể đƣợc chia thành 5 giai đoạn
chính nhƣ sau [56]:
-

Giai đoạn 1: Năm 1590-1765: Sự khởi đầu của dạy học dự án tại các học viện
kiến trúc ở Roma và Paris. Vào thế kỉ 16, những kiến trúc sƣ ngƣời Ý đã làm
việc chuyên nghiệp xu hƣớng nghề nghiệp của họ bằng cách thành lập Học viện
nghệ thuật – The Accademia di San Luca – Rome dƣới sự bảo trợ của Giáo
hoàng Gregory XIII năm 1577. Cuộc thi đầu tiên của Học viện đƣợc tổ chức
vào năm 1656. Cấu trúc của các cuộc thi vào Học viện tƣơng đƣơng với kì thi
kiến trúc. Việc thiết kế trong các cuộc thi vào Học viện chỉ là những tình huống
giả định. Sau mô hình của Ý, Viện hàn lâm kiến trúc Hoàng gia cũng đƣợc
thành lập ở Pháp năm 1761. Với sự giới thiệu của Prix d’Emulatiom, việc đào
tạo đã tập trung vào học tập bằng các dự án. Sinh viên phải hoàn thành một vài
dự án cấp tháng để đƣợc trao tặng huân chƣơng hoặc đƣợc công nhận kết quả.
Sự công nhận này hết sức cần thiết để học tiếp thạc sĩ và đƣợc trao tặng danh
hiệu kiến trúc sƣ hàn lâm. Với Prix d’Emulatiom năm 1763, sự phát triển ý
tƣởng dự án thành phƣơng pháp học tập và giáo dục hàn lâm đƣợc hoàn thiện.
5


-

Giai đoạn 2: Năm 1765-1880: Dạy học theo dự án đã trở thành một phƣơng
pháp dạy học đƣợc áp dụng thƣờng xuyên, bắt đầu ở các trƣờng kĩ thuật của
Pháp, Đức và Thụy Sĩ. Năm 1865 đƣợc William B.Rogers, Đại học Kĩ thuật
Massachuserrs giới thiệu ở Mỹ.


-

Giai đoạn 3: Năm 1880-1915: Calvin M.Woodward, hiệu trƣởng trƣờng Đại
học Bách khoa O’Fallon (thuộc Đại học Washington) đã đƣa phƣơng pháp dạy
học theo dự án vào trƣờng dạy nghề. Dạy học theo dự án, sinh viên không chỉ
thiết kế mà trực tiếp tạo ra các sản phẩm. Dần dần, cách này lan rộng ra các
trƣờng nghề (theo Charles R.Richards), rồi trở thành một phong trào cải cách
giáo dục (theo David.S. Snedden, Rufus W.Stimson) áp dụng vào các ngành
khoa học nói chung (theo John F.Woodhull). Những quan điểm triết học giáo
dục và lí thuyết nhận thức của J.Dewey đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng cơ sở lý thuyết cho phƣơng pháp dạy học theo dự án của các nhà sƣ phạm
Mỹ đầu thế kỉ XX.

-

Giai đoạn 4: Năm 1915-1965: William Heard Kilpatrick đề cập tới dạy học là
“hành động có mục đích bằng cả trái tim”- đề cao ý nghĩa “mục đích” của dạy
học dự án: cho học sinh tự do hành động nhằm phát triển sự độc lập, tƣ duy phê
phán và năng lực hành động [53,tr 319-334]. Tƣ tƣởng này của Kilpatrick đã
giảm dần mức độ ảnh hƣởng của dạy học theo dự án ở Mỹ nhƣng lại nhận đƣợc
sự đón nhận ở Châu Âu, Ấn Độ và Cộng hòa liêng bang Xô-viết.

-

Giai đoạn 5: Từ năm 1965 đến nay: Phƣơng pháp dạy học của Kilpatrick hiện
đƣợc áp dụng nhƣ phƣơng pháp dạy học tích cực ở Đức, Thụy Sĩ và các nƣớc
Châu Âu khác. Dƣới ảnh hƣởng của nền giáo dục tiểu học Anh, các nhà giáo
dục Mỹ cố gắng xác định lại phƣơng pháp dạy học theo dự án, nhìn nhận nó
nhƣ một phƣơng pháp dạy học phụ trợ quan trọng bên cạnh chƣơng trình giảng
dạy hƣớng vào chủ đề, hƣớng vào giáo viên (teacher-orented, subject-centered)

truyền thống. Có thể coi đây là giai đoạn tái thiết dạy học theo dự án và làn
sóng thứ ba của việc dạy học theo dự án có tính chất quốc tế phổ biến trên
toàn cầu.
Ngày nay, dạy học theo dự án đƣợc quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi

trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc phƣơng Tây. Dạy học theo dự án là một trong
những phƣơng pháp dạy học hƣớng vào ngƣời học, tích cực hóa ngƣời học với các
6


công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố của các nhà nghiên cứu sau: Dewey, J. [51],
Richards, C.R. [58], Kilpatrick, W. H. [53], Pearl Chen, Huei-Lien [54], Michael Knoll
[55], John W. Thomas [56], Susan J. Wolft, Ed. D [57], Regie Stites [59].
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đều đề cập tới cơ sở lý luận của dạy học
theo dự án, bản chất quá trình thực hiện dạy học theo dự án ở nhiều góc độ khác
nhau, trong các môn học khác nhau.
Nhƣ vậy, trên thế giới dạy học theo dự án đã đƣợc bắt đầu từ 300 năm trƣớc và
đã có những biến động, di chuyển qua lại từ định nghĩa, cách thức tiến hành, phƣơng
thức áp dụng, mức độ phổ biến….từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ châu lục này
sang châu lục khác. Ngày nay, phƣơng pháp dạy học theo dự án đƣợc áp dụng không
chỉ ở các nƣớc có nền giáo dục phát triển mạnh. Vì giáo dục là quốc sách hàng đầu
để tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc phát triển vững mạnh và đi lên nên việc đổi mới
phƣơng pháp dạy học trên thế giới cũng rất đƣợc chú trọng. Dạy học theo dự án giúp
các học sinh tích cực, chủ động, kích thích tƣ duy bậc cao, tƣ duy phê phán, giúp các
học sinh dễ hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
1.1.2.Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, dạy học dự án đƣa vào môi trƣờng học tập của các trƣờng Cao
đẳng và Đại học thông qua các đồ án tốt nghiệp của các ngành học. Hiện nay, các
hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận trong các trƣờng Đại học nói chung và
trong đào tạo giáo viên đã rất quen thuộc với sinh viên. Trong các hình thức này,

sinh viên tự lực thực hiện những nhiệm vụ học tập mang tính nghiên cứu dƣới sự
hƣớng dẫn của giáo viên.
Trong giáo dục phổ thông, vào những năm 1960-1980 ở các trƣờng phổ thông
cũng có những hoạt động gần gũi với dạy học theo dự án. Đặc biệt trong những năm
1980, cùng với sự phát triển của phong trào hƣớng nghiệp, nhiều trƣờng đã thực hiện
các dự án nhƣ dự án trồng cây, dự án phát triển vƣờn trƣờng. Tuy nhiên cho đến
nay, dạy học theo dự án vẫn chƣa đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp dạy học phổ
biến ở mọi cấp học, bậc học.
Một số năm gần đây, với ƣu điểm vƣợt trội, dạy học theo dự án đang đƣợc
nghiên cứu rộng rãi và đƣợc đề cập nhiều hơn trong các tài liệu Tiếng Việt với những
tên gọi khác nhau: đề án, dạy học theo dự án, phƣơng pháp dạy học theo dự án,
phƣơng pháp dự án. Với sự tăng cƣờng hợp tác quốc tế, dạy học theo dự án đã đƣợc
7


giới thiệu và sử dụng ở Việt Nam thông qua các dự án đào tạo bồi dƣỡng giáo viên
nhƣ các chƣơng trình: “Dạy học hƣớng đến tƣơng lai”, chƣơng trình này đƣợc sự hỗ
trợ của Intel nhằm giúp các giáo viên khối phổ thông trở thành những nhà sƣ phạm
hiệu quả thông qua việc hƣớng dẫn họ cách thức đƣa công nghệ vào bài học, cũng nhƣ
thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề, tƣ duy phê phán và kỹ năng hợp tác đối với
học sinh.
Dạy học dự án của Microsoft đã ký kết với Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam
giai đoạn một 2005 – 2009 và giai đoạn hai vào ngày 18 tháng 3 năm 2010 nhằm đẩy
mạnh việc tích hợp công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam, đồng
thời hỗ trợ giáo viên và học sinh Việt Nam tiếp cận và khai thác hiệu quả những
nguồn lực công nghệ thông tin mới nhất nhằm phát huy tối đa khả năng.
Chƣơng trình dạy học theo dự án của Việt – Bỉ triển khai bắt đầu từ niên học
2007-2008 đã tập huấn cho giảng viên, giáo viên cốt cán của một số tỉnh miền núi
phía Bắc [7].
Ngày 23-12-2010 Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức

khai giảng lớp tập huấn trực tuyến khóa dạy học theo dự án Intel teach elements
(ITE) cho hàng trăm giáo viên tiểu học và THCS trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh [11].
Cùng với việc nghiên cứu lí luận về dạy học theo dự án, hiện nay có nhiều tác
giả đề cập đến việc tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp dạy học theo dự án trong một số
bài báo, sách nhƣ là Nguyễn Văn Cƣờng [8-9], Đỗ Hƣơng Trà [13-15], Lê Huỳnh Vy
[22], Nguyễn Thị Diệu Thảo [30-32], Nguyễn Lăng Bình, Nguyễn Phƣơng Hồng,
Cao Thị Thặng [13], Nguyễn Thị Hƣơng [28], Trần Văn Thành [45], Nguyễn Thị
Phê [34], Nguyễn Thị Phƣơng Thanh [33]....Có thể cụ thể một số công trình nghiên
cứu sau:
Trên cơ sơ nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp dạy học theo dự án cho giáo
viên môn Công nghệ phần kinh tế gia đình của Nguyễn Thị Diệu Thảo [32, tr.22]
(2007), tác giả Nguyễn Văn Cƣờng - Nguyễn Thị Diệu Thảo đã đƣa ra một số
phƣơng pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên [29, tr.15] ,…Trong các công
trình nghiên cứu này các tác giả đều cho rằng dạy học theo dự án là phƣơng pháp
hay hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hƣớng vào

8




×