Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

khóa luận tốt nghiệp: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU PHỤ TÙNG XE MÁY CỦA CÔNG TY TNHH SẢNXUẤT CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.12 KB, 69 trang )

Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU PHỤ TÙNG XE MÁY CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 4: Cơ cấu chi phí hoạt động của công ty
Bảng 5: Lợi nhuận sau thuế của công ty
Bảng 6: Doanh thu xuất khẩu phụ tùng xe máy của công ty
Bảng 7: Thị trường xuất khẩu của công ty
Bảng 8: Số lượng các mặt hàng xuất khẩu của phụ tùng xe máy
Bảng 9: Số lượng phụ tùng xe máy bị trả về


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình 3: Thị phần các sản phẩm trong công ty
Hình 4: Quy trình sản xuất khung xe máy


Hình 5: Thị phần của từng khách hàng
Hình 6: Quy trình xuất khẩu phụ tùng xe gắn máy
Hình 7: Doanh thu, chi phí và LNST của công ty
Hình 8: Tỷ trọng cơ cấu chi phí hoạt động của công ty
Hình 9: Doanh thu xuất khẩu phụ tùng xe máy theo thị trường
Hình 10: Số lượng các mặt hàng xuất khẩu của phụ tùng xe máy
Hình 11: Số lượng hàng phụ tùng xe máy bị trả về


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DT

Doanh thu

DTXK

Doanh thu xuất khẩu

DTXK*

Doanh thu xuất khẩu phụ tùng xe máy

LNTT

Lợi nhuận trước thuế


LNST

Lợi nhuận sau thuế

CP

Chi phí

CPSX

Chí phí sản xuất

CPQL

Chi phí quản lý

FOB

Freight on board

TTR

Telegraphic Transfer Reimbursement
(Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn)

FCL/FCL

Full container load/ Full container load


L/C

Letter of credit


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là quốc gia có lượng phương tiện giao thông chiếm tới 90% là xe máy. Do
đó, vai trò to lớn của xe máy đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam là điều không
thể phủ nhận. Việc “ Phải sắm được một chiếc xe máy” được xem gần như là mặc
định trong tâm trí của mỗi người dân ở Việt Nam. So sánh với các ngành công nghiệplắp ráp khác như điện tử, dệt may,….thì xe máy được cho là khá thành công. Thị
trường xe máy ngày càng hấp dẫn với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau, các
hãng xe nổi tiếng trên thế giới cũng đang thi nhau giành thị phần và mở rộng thị
trường ở Việt Nam. Chính vì thế việc sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy cũng phát
triển không kém để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao.
Công ty TNHH Sản Xuất Cơ Khí và Thương Mại Hải Hà hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất cơ khí, phụ tùng xe máy với hơn 35 kinh nghiệm. Ngay từ những ngày đầu nền
kinh tế Việt Nam mở cửa Hải Hà là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên cùng ba nhà máy
quốc doanh khác hợp tác với VMEP sản xuất phụ tùng xe máy cao cấp. Hiện nay các
sản phẩm phụ tùng xe máy được các công ty lắp ráp xe máy như SYM, Zuzuki,
Piagio, Vision đánh giá cao về uy tín và chất lượng.
Qua thời gian thực tập ở bộ phận Kinh doanh của công ty cùng với những kiến thức
được học ở nhà trường em đã quan sát và tìm hiểu thêm các vấn đề về kinh doanh xuất
nhập khẩu các mặt hàng cơ khí của công ty nói chung và lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng
xe máy nói riêng với mong muốn đóng góp ý kiến và đề xuất các giải pháp giúp công
ty hoàn thiện hơn trong vấn đề xuất khẩu phụ tùng xe máy. Xuất phát từ thực tiễn trên,

nên em đã chọn đề tài:
“Phân tích thực trạng về hoạt động xuất khẩu phụ tùng xe máy của công ty TNHH
Sản Xuất Cơ Khí và Thương Mại Hải Hà”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Mục tiêu của chuyên đề là:


Đánh giá và tìm hiểu được thực tế hoạt động kinh doanh sản xuất phụ tùng xe máy

của công ty.
• Nêu ra được những mặt tích cực và hạn chế của công ty trong kinh doanh xuất


khẩu phụ tùng xe máy.
Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu phụ tùng xe máy của của công ty TNHH

Sản xuất Cơ Khí và Thương mại Hải Hà trong giai đoạn 2012-2014.
• Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các tồn tại và nâng cao hiệu quả
hoạt động xuất khẩu phụ tùng xe máy của công ty ở hiện tại và trong tương lai.

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là linh kiện, phụ tùng xe máy của công ty
TNHH Sản xuất Cơ Khí và Thương Mại Hải Hà và hoạt động xuất khẩu phụ tùng xe

máy của công ty trong giai đoạn 2012-2014.
Nội dung của bài báo cáo là nghiên cứu tổng quan về công ty TNHH Sản xuất Cơ Khí
và Thương mại Hải Hà và thực trạng xuất khẩu phụ tùng xe máy của công ty trong
những năm gần đây đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất
khẩu phụ tùng xe máy của công ty.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau:


Phương pháp quan sát: quan sát cách thức làm việc, môi trường hoạt động cũng
như cách công ty giải quyết vấn đề, từ đó tìm ra những thành tựu, hạn chế và




nguyên nhân của hạn chế.
Phương pháp thu thập số liệu: từ sổ sách và báo cáo tài chính của công ty.
Phương pháp phân tích số liệu: so sánh số liệu qua các năm, phân tích các tỷ số tài



chính.
Phương pháp tổng hợp: từ việc phân tích các số liệu, tiến hành tổng hợp lại và đưa
ra các giải pháp cho công ty.

1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN


Trường Đại học Mở TPHCM


GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Nội dung chính của đề tài gồm 5 phần:
Chương 1: Mở đầu
Lý do vì sao chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đối
tượng và giới thiệu kết cấu của bài khóa luận.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Sản Xuất Cơ
Khí và Thương Mại Hải Hà.
Nêu cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu của công ty, trình bày khái niệm và vai trò
của xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu và quy trình hoạt động xuất khẩu.
Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu phụ tùng xe máy của công ty
TNHH Sản xuất Cơ khí và Thương mại Hải Hà trong giai đoạn 2012-2014.
Giới thiệu sơ lược về công ty thực tập, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu phụ
tùng xe máy tại công ty và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đó. Trình bày
được những mặt đạt được của công ty, cũng như những mặt còn hạn chế và nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế đó.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu phụ tùng xe máy tại
công ty TNHH Sản xuất Cơ khí và Thương mại Hải Hà.
Thông qua những mặt hạn chế đã nêu ở phần thực trạng đề xuất một số giải pháp
nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả xuất khẩu phụ tùng xe máy của công ty theo định
hướng của nhà nước.
Chương 5: Kết luận
Trình bày mục tiêu khóa luận đã hoàn thành chưa, hạn chế của đề tài là gì và hướng
nghiên cứu tiếp theo.


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
PHỤ TÙNG XE MÁY CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CƠ
KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ
2.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU
2.1.1 Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó diễn ra trên
mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, tất cả mọi hoạt động xuất khẩu
nhằm đem lại lợi nhuận cho quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
 Đối với nền kinh tế của quốc gia

Bốn điều kiện để phát triển và tăng trưởng kinh tế là: nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn
và kĩ thuật công nghệ. Mỗi quốc gia khó có thể đáp ứng được bốn điều kiện trên vì
vậy hoạt động xuất khẩu là tất yếu để tạo điều kiện phát triển. Đây cũng là con đường
ngắn nhất để những nước kém phát triển có thể nhanh chóng nắm bắt được kĩ thuật
công nghệ tiên tiến của thế giới.
• Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

đất nước.
Các nước đang phát triển thì thiếu thốn nhất là khoa học công nghệ và vốn, muốn
nhập khẩu kĩ thuật công nghệ thì phải có nguồn ngoại tệ, muốn có ngoại tệ thì cần
phải tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Nguồn vốn nhập khẩu được hình thành từ các nguồn sau: dựa vào đầu tư nước ngoài,
các nguồn viện trợ, các hoạt động du lịch,vay vốn, các dịch vụ thu ngoại tệ trong
nước…Thông qua các nguồn này cũng thu được một lượng ngoại tệ lớn, nhưng huy



Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

động nó rất khó khăn và bị lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, do vậy hoạt động xuất
khẩu vẫn là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng nhất.
• Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ hình thái này sang hình thái khác là tất yếu đối với
mỗi quốc gia. Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thì hình thái chuyển dịch này khác
nhau, nó phụ thuộc vào mức tăng trưởng nền kinh tế của mỗi nước và kế hoạch phát
triển của từng quốc gia đó. Ví dụ ở nước ta Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu đến năm
2020 chúng ta cần đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải chuyển từ nền
kinh tế nông nghiệp là chính sang nền kinh tế công nghiệp và phát triển các ngành
dịch vụ.
Tác dụng của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là:
o Khi có thị trường xuất khẩu thì sẽ thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất phát triển, nó

sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác có liên quan. Ví dụ khi sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ phát triển thì nó sẽ kéo theo các ngành như gốm, sứ, mây tre đan,
thêu dệt…cũng phát triển theo.
o Tác động tích cực tới việc giải quyết công việc làm ăn, cải thiện đời sống nhân dân.
o Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển
làm cho các nước phụ thuộc vào nhau hơn, dựa vào nhau cùng phát triển.
o Thúc đẩy chuyên môn hóa, tạo lợi thế kinh doanh, xuất khẩu giúp cho các quốc gia
thu được một lượng ngoại tệ lớn để ổn định và đảm bảo phát triển kinh tế.
 Đối với doanh nghiệp
• Xuất khẩu là con đường để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát
triển và mở rộng thị trường của mình.
• Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công

nhân viên sản xuất và nhân viên xuất khẩu với mục đích là tạo lợi thế cạnh tranh so
với các đối thủ khác trên thị trường thế giới.
• Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, từ
đó có khả năng củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao mẫu mã, chất lượng, uy thế và
địa vị của công ty trên thị trường quốc tế.
• Xuất khẩu hàng hóa buộc doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao chất lượng sản
phẩm hàng hóa, tiết kiệm các yếu tố đầu vào để hạ giá thành mới có thể cạnh tranh
với nhiều đối thủ trong thị trường toàn cầu.


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

• Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng mối quan hệ buôn

bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài với mục đích đôi bên cùng có lợi.

2.2 CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHÍNH
2.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu các hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc
thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới các khách hàng nước ngoài thông qua
các tổ chức của mình. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là các doanh nghiệp có
thể liên hệ trực tiếp với khách hàng, với thị trường nước ngoài, biết được nhu cầu thị
trường nên có thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và còn làm tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp do giảm chi phí trung gian. Nhược điểm của hình thức này là
phương thức phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ, chuyên môn cao, có lượng vốn lớn và
có nhiều quan hệ với các bạn hàng nước ngoài.
2.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà

nhập khẩu phải thông qua một người thứ ba làm trung gian. Ưu điểm của hình thức
này là giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng, tuy nhiên lại bị thụ động
vì phải phụ thuộc nhiều vào người trung gian và không kiểm soát được người trung
gian.
2.2.3 Xuất khẩu ủy thác
Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy thác) nhân xuất khẩu một lô hàng
nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận
với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy thác). Ưu điểm của hình thức này là: Đơn vị có
hàng xuất khẩu không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
do đó rủi ro trong kinh doanh là không cao. Tuy nhiên họ lại không trực tiếp liên hệ
với khách hàng và thị trường nước ngoài nên không chủ động trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Ngoài ra họ thường phải đáp ứng những yêu sách của bên nhận ủy thác.
2.2.4 Mua bán đối lưu


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, bên bán
hàng đồng thời bên mua hàng và lượng hàng hóa mang trao đổi thường có giá trị
tương đương. Mục đích ở đây không nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là nhằm
mục đích có một lô hàng có giá trị tương đương với lô hàng xuất khẩu. Hình thức xuất
khẩu này giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động của tỉ gía hối đoái trên thị
trường ngoại hối đồng thời có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho
lô hàng nhập khẩu của mình.
2.2.5 Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biên giới quốc gia
nhưng khách hàng vẫn có thể mua được. Ở hình thức này doanh nghiệp không cần
phải đích thân ra nước ngoài đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua

lại tìm đến với doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp tránh được những thủ tục rắc rối
của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, không phải mua bảo hiểm
hàng hóa. Hình thức này thường được áp dụng đối với quốc gia có thế mạnh về du
lịch và có nhiều tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó.
2.2.6 Gia công quốc tế
Là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm
(bên nhận gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế tạo ra thành phẩm giao lại
cho bên đặt gia công và qua đó thu được một khoản lệ phí như thỏa thuận của cả 2
bên. Trong hình thức này bên nhận gia công thường là các quốc gia đang phát triển, có
lực lượng lao động dồi dào, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ sẽ có lợi vì tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động, còn đối với nước đặt gia công họ khai thác
được giá nhân công rẻ và nguyên liệu khác từ nước nhận gia công.
2.2.7 Tái xuất khẩu
Với hình thức này một nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa đã nhập từ một nước khác
sang nước thứ ba. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được khoản
lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng,


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

khả năng thu hồi vốn cao. Hình thức này được áp dụng khi có sự khó khăn trong quan
hệ quốc tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

2.3 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP
Quy trình hoạt động xuất khẩu có 4 bước kế tiếp nhau. Mỗi bước có đặc điểm riêng
biệt nhưng có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục đích cuối cùng là xuất khẩu
được sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài.

2.3.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là vấn đề đầu tiên cần thiết được tiến hành hết sức kĩ
lưỡng trong hoạt động xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các
doanh nghiệp nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua
sự biến đổi cung cầu và giá cả thị trường giúp họ giải quyết được các vấn đề của thực
tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh
của hàng hóa. Từ đó lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợp nhất cho sản phẩm của
mình. Hoạt động nghiên cứu thị trường có thể chia ra như sau:
o Nghiên cứu môi trường vi mô: điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường chính

trị - pháp luật và môi trường công nghệ của thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp
muốn nhắm tới.
o Nghiên cứu tình hình cung-cầu hàng hóa, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, khách
hàng mục tiêu cần nhắm tới, tập quán tiêu dùng…Mặt hàng thị trường đang cần là
gì? Từ đó bán những mặt hàng mà thị trường cần chứ không phải những thứ mà
chúng ta sẵn có.
o Nghiên cứu giá cả của hàng hóa xuất khẩu: Nghiên cứu giá cả bao gồm việc nghiên

cứu giá cả của từng mặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến
động của giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó từ đó mới có thể dự
đoán tương đối chính xác về giá cả quốc tế của hàng hóa. Việc nghiên cứu và tính
toán một cách chính xác giá cả của các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là một
công việc quan trọng đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh.


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

o Nghiên cứu các điều kiện kinh doanh khác trên thị trường như điều kiện vận tải, tốc


độ, phương tiện vận tải như thế nào, chi phí vận tải ra sao, bảo hiểm, vận chuyển…
2.3.2 Lập kế hoạch kinh doanh xuất khẩu


Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức hàng hóa theo nhu
cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà
xưởng nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Kế hoạch tổ chức sản xuất phải
lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng.
Đối với doanh nghiệp thương mại: tạo nguồn hàng bằng cách gom hàng từ các cơ sở
sản xuất hàng hóa trong nước.
Vấn đề công nhân cũng rất quan trọng, số lượng công nhân, trình độ và chi phí cũng
sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm.


Lập kế hoạch xuất khẩu

Doanh nghiệp lập kế hoạch xuất khẩu sang thị trường bao gồm: hàng hóa, khối lượng
hàng hóa, giá cả hàng hóa, phương thức sản xuất. Sau khi xác định sơ bộ các yếu tố
trên doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch giao dịch ký kết hợp đồng như lập danh mục
khách hàng, danh mục hàng hóa, số lượng bán, thời gian giao dịch…
2.3.3 Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
 Chuẩn bị giao dịch

Để giao dịch thành công doanh nghiệp phải biết đầy đủ thông tin về hàng hóa, khách
hàng, thị trường tiêu thụ,…
Lựa chọn khách hàng để giao dịch cần căn cứ các điều kiện như: tình hình kinh doanh
của khách hàng, khả năng về vốn và cơ sở vật chất của khách hàng, danh tiếng và thái

độ của khách hàng.
 Các phương thức giao dịch


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Có nhiều phương thức giao dịch khác nhau tồn tại trên thị trường. Căn cứ vào mặt
hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến
hành giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù hợp. Có hai phương
thức giao dịch cơ bản như sau:
Giao dịch trực tiếp: là giao dịch mà người mua và người bán thỏa thuận, bàn bạc trực
tiếp (hoặc thông qua thư từ điện tín) về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch và
phương thức thanh toán.
Giao dịch trực tiếp thường tiến hành thông qua bốn bước sau:
+Hỏi giá (Inquiry): Là việc bên mua đề nghị bên bán cho biết những điều kiện bán
hàng như giá cả, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán…hỏi giá thực chất là thăm
dò để giao dịch chứ không bắt buộc người hỏi giá trở thành người mua.
+Báo giá: Nếu đã báo giá là đã có sự cam kết của người bán sẽ bán hàng với giá đó và
kèm theo các điều kiện trong thư báo giá mà người mua không có quyền từ chối.
+Chào hàng (Offer): Là đề nghị của một bên ( người mua hoặc người bán) gửi cho
bên kia thể hiện muốn bán hoặc muốn mua một hoặc một số hàng hóa nhất định theo
những điều kiện nhất định về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện thanh toán…
+Chấp nhận (Acceptance): Là người chào hàng hay người báo giá đồng ý hoàn toàn
với giá chào hàng hay báo giá đó. Mọi sự đồng ý nếu kèm theo báo lưu thì chưa phải
là chấp nhận.
-Giao dịch qua trung gian: Là giao dịch mà người mua và người bán quy định điều
kiện mua bán hàng hóa phải thông qua một người thứ ba- người trung gian mua bán.
Hiện nay giao dịch trung gian chiếm khoảng 50% kim ngạch buôn bán trên thế giới,

trung gian có thể là một cá nhân hoặc tổ chức hay một doanh nghiệp.
Trung gian buôn bán chủ yếu là các cửa hàng đại lý, các đại lý và các tổ chức môi giới
hay các môi giới.
 Ký kết hợp đồng


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Hợp đồng xuất nhập khẩu là loại hợp đồng mua bán đặc biệt trong đó người bán có
nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua vượt qua biên giới quốc gia,
còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hóa
bằng các phương thức thanh toán quốc tế.
Một hợp đồng xuất nhập khẩu về cơ bản có một số đặc điểm sau đây:
Các điều kiện cơ bản về hàng hóa (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì, giá cả…)
điều kiện cơ sở giao hàng và điều kiện giao hàng.
2.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hình 1: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu



Ký hợp đồng

Kiểm tra
L/C

Xin giấy phép
xuất khẩu (nếu
cần)


Chuẩn bị
hàng hóa

Mua bảo hiểm
(nếu cần)

Làm thủ tục
Hải quan

Kiểm tra hàng
hóa

Thuê tàu

Giao hàng lên
tàu

Thanh toán

(nếu cần)

Giải quyết tranh chấp
(nếu cần)

Ký hợp đồng

Hai bên tham gia ký hợp đồng cam kết, thỏa thuận với nhau về các điều khoản nhu giá
cả, chất lượng, số lượng, điều khoản thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng
hóa đồng thời trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia trong hợp đồng.



Xin giấy phép xuất khẩu


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong
quá trình xuất khẩu hàng hóa. Với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế như
hiện nay thì nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh
hàng xuất khẩu.


Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu

Thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc chuẩn bị đủ lượng hàng hóa để thực hiện
xuất khẩu hàng hóa đúng như thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Đóng gói bao
bì hàng xuất khẩu để đảm bảo chất lượng hàng hóa khi vận chuyển, tạo điều kiện nhận
biết và phân loại hàng hóa, có thể gây ấn tượng tốt cho người mua.


Thuê phương tiện vận tải

Thuê tàu chở hàng dựa vào các căn cứ sau đây:
-Những điều khoản hợp đồng mua bán hàng hóa
-Đặc điểm hàng hóa mua bán
-Điều kiện vận tải
-Thông thường trong nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường ủy thác

việc thuê tàu cho một công ty vận tải.


Kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu

Đây là khâu vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu cũng như
là tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, tạo uy tín cho người xuất khẩu trên thị
trường. Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm
chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (kiểm nghiệm). Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa
do có hai bên tự chịu trách nhiệm thông qua hợp đồng. Việc kiểm tra này có thể tiến
hành ở cửa khẩu hoặc tại cơ sở, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hàng hóa.


Làm thủ tục Hải quan
o Khai báo hải quan: chủ hàng phải khai và nộp tờ khai, xuất trình các chứng từ
thuộc hồ sơ Hải quan. Việc khai báo hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Hải quan do Bộ tài chính quy định. Người khai Hải quan phải khai báo đầy đủ
và chi tiết về hàng hóa xuất khẩu như: tên hàng, ký mã hiệu hàng hóa, đơn giá,
o

số lượng, tên tàu,…
Kiểm tra Hải quan: thủ tục Hải quan là cơ sở để quản lý hành vi buôn bán theo
pháp luật của nhà nước, tránh tình trạng buôn lậu đồng thời cũng là để thống kê
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của


hàng hóa, thu thuế và tiến hành nêm phong kệp chì.
o Thực hiện các quyết định của Hải quan: đây là khâu cuối cùng của thủ tục hải
quan. Sau khi kiểm tra các chứng từ cùng với việc kiểm định hàng hóa thì cơ
quan hải quan sẽ có quyết định như: cho hàng thông quan qua biên giới, cho
hàng đi qua sau khi chủ hàng nộp thuế, hoặc hàng không được xuất khẩu,…
Theo quy định, thời hạn nộp thuế xuất khẩu là 30 ngày kể từ ngày dăng ký tờ
khai hải quan.
• Giao hàng lên tàu
Theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng đến thời hạn giao hàng, các nhà xuất nhập
khẩu hàng hóa phải làm thủ tục giao hàng. Bên xuất khẩu phải thực hiện tất cả các
bước cần thiết để thực hiện giao hàng đúng thời hạn và có được vận đơn để lập bộ
chứng từ thanh toán.


Lập bộ chứng từ thanh toán

Thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng và kết quả cuối cùng của tất cả các
giao dịch kinh doanh thương mại quốc tế. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài nên
thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp hơn rất nhiều. Có rất nhiều
cách thanh toán bằng thư tín dụng, L/C và chuyển tiền.


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU PHỤ TÙNG XE MÁY CỦA CÔNG TY TNHH SẢN
XUẤT CƠ KHÍ VÀ THƯƠNG MẠI HẢI HÀ

3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
 Giới thiệu sơ lược về công ty

Tên Tiếng Việt: Công Ty TNHH Sản Xuất Cơ Khí Và Thương Mại Hải Hà.
Tên tiếng Anh: Hai Ha Mechanical Manufacturing And Trading Company Limited.
Biểu tượng logo công ty:

Trụ sở chính: 2721/3B Quốc Lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP. HCM
Tỉnh thành: Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 37195271
Ngành nghề: Cơ khí - gia công & sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, sản phẩm cơ khí
tiêu dùng, các linh kiện dập hàn, khuôn mẫu.
Email:
Website: www.haihacorp.com
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0302249427 | Ngày cấp: 15/03/2001
Mã số thuế: 0302249427
Ngày hoạt động:15/04/2001
Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng.
 Quá trình hình thành và phát triển


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Hải Hà thành lập từ trước những năm 1997, lúc bấy giờ công ty là một bộ phận nhỏ
trong hợp tác xã Chiến Thắng tại địa chỉ 175 Đội Cấn – Hà Nội chuyên sản xuất về cơ
khí gia công các phụ tùng thay thế cho máy dệt và nhiều thiết bị công nghiệp khác
nhau được nhập về từ các nước xã hội chủ nghĩa bị thiếu hay hư hỏng.

Từ năm 1980 đến năm 1989 công ty thuộc tổ sản xuất cơ khí Thuận Tiến đặt tại 175
Đội Cấn – Hà Nội chuyên sản xuất phụ tùng xe đạp cung cấp cho các nhà máy lắp ráp
xe đạp lớn của Việt Nam. Trong giai đoạn này công ty đã khẳng định được uy tín vì
chất lượng sản phẩm của mình, cụ thể là giành được hai huy chương vàng tại hội thi
triển lãm tiểu thủ công mỹ nghệ Việt Nam và phát triển thành tựu công nghiệp Việt
Nam.
Từ năm 1989, công ty đổi tên là tổ sản xuất cơ khí Ba Đình (do ông Bùi Mạnh
Nguyên làm chủ doanh nghiệp) với sự năng động của công ty luôn cải tiến phát triển,
công ty bắt đầu đi vào lĩnh vực sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau, làm các phụ
tùng thay thế trong xe tăng của Liên Xô, phụ tùng dân dụng mà vẫn duy trì sản xuất
phụ tùng xe đạp và công ty bắt đầu đi vào sản xuất một số phụ tùng xe gắn máy. Các
lĩnh vực mà công ty đã từng đầu tư sản xuất gia công là dập, tiện, hàn và sơn xi mạ.
Từ năm 1994 công ty là một doanh nghiệp tư nhân đầu tiên cùng với ba nhà máy
quốc doanh “Dụng cụ Xuất Khẩu”, “Cơ Khí Nông Nghiệp Hà Tây”, “Diezen Sông
Công” sản xuất phụ tùng cung cấp cho VMep, từ năm 1998 theo yêu cầu của VMep
công ty chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh và đổi tên là công ty TNHH Sản Xuất Cơ
Khí và Thương Mại Hải Hà tọa lạc tại 2721/3B, Quốc lộ 1A, phường An Phú Đông,
Quận 12, TP.Hồ Chí Minh. Tại đây công ty tiếp tục đầu tư cải tiến sản xuất nâng cao
sản lượng và chất lượng cung cấp phụ tùng cho công ty sản xuất xe gắn máy VMep,
Suzuki, Honda, Piaggio,…

Năm 2006 công ty được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho quá trình sản xuất
cụm khung sườn xe gắn máy.


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Hiện nay công ty TNHH Sản Xuất Cơ Khí và Thương Mại Hải Hà được các công ty

sản xuất lắp ráp xe máy như VMep, Suzuki và một số công ty lớn của Nhật Bản và
Hàn Quốc biết đến và đánh giá cao với tư cách là một công ty có đầy đủ uy tín và chất
lượng. Để có được như ngày hôm nay công ty đã không ngừng phấn đấu đầu tư cải
tiến công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ có tư chất đạo đức và trình độ chuyên môn
cao.
Trong suốt quá trình hoạt động phát triển của công ty dù là với nhiều tên gọi khác
nhau nhưng với chính sách chất lượng: “Cải tiến liên tục, thỏa mãn khách hàng là mục
tiêu và sự sống còn của Hải Hà”. Và lấy nhu cầu của khách hàng làm kim chỉ nam cho
sự phát triển, nên công ty luôn có được chữ tín với các khách hàng. Không dừng lại ở
đây công ty đã, đang và sẽ tiếp tục cải tiến cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
 Cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc
• Cơ sở hạ tầng

Công ty hiện có diện tích sử dụng là gần 5000 m 2, trong đó có 3500 m2 là nhà xưởng,
500 m2 là nhà kho và 300 m2 là văn phòng điều hành. Ngoài ra công ty còn có nhiều
máy móc và các thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho việc hoạt động của công ty như
xe nâng, xe giao hàng…Ban giám đốc công ty xác định cung cấp và bảo dưỡng các cơ
sở hạ tầng là cần thiết để đạt được sự phù hợp các yêu cầu của sản phẩm.


Môi trường làm việc

Công ty xác định quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp các
yêu cầu sản phẩm. Các yếu tố của môi trường làm việc bao gồm:
Đảm bảo ánh sáng đầy đủ để thực hiện công việc.
Khu vực làm việc sạch sẽ
Tạo sự thoải mái nhất cho người làm việc
Cơ cấu tổ chức của công ty
Ban Giám đốc: Giám đốc là ông Bùi Mạnh Hải là đại diện pháp luật và chịu mọi
trách nhiệm về các vấn đề xảy ra với công ty.



Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Giám đốc điều hành là ông Bùi Mạnh Hợp chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi
hoạt động của công ty cũng như đưa ra các mục tiêu, hướng phát triển, chiến lược của
công ty và chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sự tăng trưởng của công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật là ông Nguyễn Công Trứ chịu trách nhiệm cùng với giám đốc
điều hành giám sát và chỉ đạo công tác kĩ thuật, mặt bằng sản xuất, chỉ đạo thực hiện
kế hoạch, sản xuất sản phẩm, chỉ đạo công tác định mức kinh tế - kỹ thuật, điều động
lao động nội bộ, quản lý kỷ luật lao động.
Phòng kinh doanh: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc việc phát triển mở rộng thị
trường thị phần của công ty, xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh, kết hợp
với phòng kế toán và phòng kĩ thuật xây dựng các định mức về thông số kĩ thuật cho
sản phẩm xuất khẩu, kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu đầu vào, tính toán và dự trù
thời gian đặt hàng, lập đơn hàng mua nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu sản
xuất, liên hệ với các nhà cung cấp về tiến độ giao hàng cũng như cải tiến chất lượng,
tìm kiếm thị trường và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu ở thị trường trong và ngoài
nước.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi, hạch toán mọi hoạt động kinh tế tài
chính diễn ra trong công ty theo chế độ kế toán quy định, lập kế hoạch tài chính, sổ
sách của công ty và dự trù ngân sách hàng năm, theo dõi thực hiện các hợp đồng cung
cấp dịch vụ của công ty. Thực hiện huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Đồng thời cung cấp thông tin tài chính cho các phòng ban có liên quan.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, khai thác sản phẩm mới cũng
như nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất theo yêu cầu sản xuất hoặc
theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm, luật định và chế định.

Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ thực hiện việc tổ chức tuyển dụng, đào tạo,
quản lý, bố trí nhân sự, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân trong công ty.
Bộ phận kho: Chịu sự quản lý của trưởng phòng kinh doanh, có trách nhiệm giao
nhận hàng, bảo toàn những thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, đồng thời theo dõi, kiểm kê, nhập xuất các sản
phẩm, vật tư, thiết bị theo yêu cầu.
Nhà máy sản xuất: Phòng quản lý sản xuất của nhà máy có trách nhiệm lập kế hoạch
cung ứng, dự trữ nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất cho bộ phận kho.
Dưới các phân xưởng, đứng đầu là các tổ trưởng, chịu sự quản lí trực tiếp của Ban
giám đốc công ty, có trách nhiệm quản lí, đôn đốc, theo dõi đội ngũ công nhân đảm
bảo giờ giấc làm việc, lên bảng chấm công và số lượng công việc hoàn thành của toàn
bộ công nhân trong nhà máy, đồng thời thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng sản
phẩm đúng tiêu chuẩn.

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty
Giám Đốc Điều Hành

Phó Giám Đốc Kỹ thuật

P. QC

P. KT RD

Tổ Khuôn Tổ RĐTổ


Tổ

Cơ Điện
Tổ

TiệnTổ

P .Kế Toán Tài Chính
P. Hành Chính Nhân Sự
P. Kinh Doanh

P. Sản Xuất

Kĩ Thuật Tổ Khoan

KhoanTổ

Phuộc
Tổ

Kho

Đúc
Tổ

HànTổMig Hàn
Tổ Bấm Thành Phẩm
Tổ
ĐộtTổ

Dập Đánh Bóng


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề của công ty
Công ty luôn cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo đáp ứng
yêu cầu tốt nhất của khách hàng, không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm, hướng đến
mục tiêu sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Coi trọng mối quan hệ hợp tác
làm ăn lâu dài với các đối tác trong lẫn ngoài nước.
 Ngành nghề hoạt động
• Sản xuất kinh doanh

Sản xuất, lắp đặt, bảo trì và mua bán các sản phẩm cơ khí.
Đại lí mua bán kí gửi hàng hóa.
Xây dựng kinh doanh nhà ở.
Sản xuất mua bán lắp ráp ô tô xe đạp, xe đạp điện.
Sản xuất mua bán lắp ráp lắp đặt bảo trì các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, tin học,
tự động hóa (trừ tái chế kim loại phế thải).
Sản xuất linh kiện và phụ tùng xe gắn máy và các loại khuôn mẫu trong cơ khí.
Sản xuất mua bán trang thiết bị bưu chính viễn thông,máy xây dựng,phương tiện vận
tải.
Sản xuất bán dụng cụ học tập,đồ chơi trẻ em (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân
cách-sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội).
 Dịch vụ

Cho thuê nhà ở văn phòng, kho bãi, nhà xưởng.
Dịch vụ sửa chữa ô tô xe đạp, xe đạp điện, xe máy.

Vận tải hàng hóa bằng ô tô; vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng.


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

3.2.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty
 Đặc điểm về sản phẩm

Công ty TNHH Sản Xuất Cơ Khí và Thương Mại Hải Hà là công ty chuyên
sản xuất và kinh doanh phụ tùng xe gắn máy và các sản phẩm về cơ khí. Phụ tùng xe
gắn máy là sản phẩm chiếm thị phần lớn nhất trong thị phần các sản phẩm của công ty
và đem lại nguồn doanh thu chính cho công ty.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty là:
- Linh kiện xe gắn máy, xe đạp: Piaggio, Vmep, Zuzuki, Vision, Steco
- Linh kiện phụ tùng ôtô: Toyota
- Linh kiện đồ nội thất: American Standard
- Linh kiện đồ gia dụng: Daiwa
- Khuôn mẫu và đồ gá: Kotobuki
Hình 3: Thị phần các sản phẩm trong công ty

(Nguồn: Phòng kinh doanh)


Trường Đại học Mở TPHCM

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Theo như hình trên, chiếm thị phần lớn trong cơ cấu các sản phẩm của công ty là mặt

hàng phụ tùng xe gắn máy với 53%. Đồ gia dụng và nội thất chiếm 21% doanh thu,
các sản phẩm cơ khí như khuôn mẫu, đồ gá chiếm 15% doanh thu. Với 7% và 4% thị
phần tương ứng với phụ tùng ôtô và phụ tùng xe đạp. Từ những con số trên ta thấy
nguồn doanh thu chủ yếu của công ty là từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ tùng xe
máy. Hiện nay công ty đang sản xuất và cung cấp cho các hãng xe máy lớn trong và
ngoài nước như Honda, Piaggio, SYM, Zuzuki. Ngoài ra, nguòn đem lại doanh thu
lớn thứ hai cho công ty là từ sản xuất đồ dùng gia dụng, nội thất và các sản phẩm cơ
khí cho công ty American Standard, Daiwa và Kotobuki.
 Quy trình sản xuất, công nghệ và trang thiết bị

Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm phụ tùng xe máy và các sản phẩm cơ khí với
chủng loại mặt hàng đa dạng, sử dụng các thiết bị và dụng cụ vạn năng, bố trí sản xuất
theo nhóm, yêu cầu trình độ tay nghề cao, tổ chức công việc theo loại thiết bị hay theo
phân xưởng, mỗi sản phẩm hoàn thiện đều trải qua rất nhiều công đoạn của quá trình
sản xuất. Tùy từng loại sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể có các bước như đúc
nguyên liệu; bào, tiện, gò hàn; lắp ráp; sơn;…Các sản phẩm được làm gia công bằng
máy, mỗi bộ phận, chi tiết đều có các công nhân điều khiển máy gia công. Nguyên vật
liệu sản xuất cũng rất đa dạng và phong phú, được nhập từ hai nguồn đó là nhập khẩu
trong nước chiếm gần 90% và còn lại là nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Các
nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất như: thép tấm, thép ống, thép
tròn, thép hợp kim, phôi đúc, tôn tấm,…Ngoài ra công ty còn sử dụng các loại vật tư,
vật liệu phụ như: thiết bị điện, que hàn, sơn,…
Bảng 1: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
ST
T

1

Các bước
Chế tạo phôi

-Sản xuất đúc
-Hàn cắt kim loại
-Gia công áp lực

Địa điểm
thực hiện

Nhiệm vụ

Khu chế tạo
phôi

Làm thay đổi trạng thái từ
gang, thép thỏi thành vật
đúc theo khuôn đúc.


Trường Đại học Mở TPHCM

2

Gia công, cắt gọt kim loại
-Gia công áp lực (cán, kéo, ép,
rèn, dập nóng,…)
-Gia công cắt gọt (hàn, cắt,
tiện, phay, khoan – khoétdoa, bào – xọc, mài

3

Nhiệt luyện

-Nhiệt luyện sơ bộ
-Cán ren
-Nhiệt luyện kết thúc

4

Lắp ráp

5

Sơn
-Làm sạch
-Mạ kẽm
-Phun sơn

6

Chạy thử nghiệm

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thế Khải

Khu gia công

Khu nhiệt
luyện

Dùng ngoại lực tác dụng lên
vật đúc làm biến dạng và tạo
hình dạng, kích thước theo
yêu cầu.


Làm thay đổi tính chất vật
liệu chi tiết máy để dễ tiến
hành gi công cắt, làm biến
dạng, làm đồng đều thành
phần hoá học trên sản phẩm.

Khu lắp ráp

Liên kết các vị trí tương
quan giữa các chi tiết máy
theo nguyên tắc nhất định.

Khu phun phủ

Giúp sản phẩm chịu được
tác dụng của môi trường,
tránh gỉ sét, tạo màu sắc cho
sản phẩm.

Khu nghiệm
thành phẩm

Kiểm tra, so sánh, giá trị sử
dụng của thành phẩm theo
yêu cầu thiết kế.
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)

Ví dụ: Để sản xuất chi tiết khung xe máy cần nhiều công đoạn, từ các nguyên vật liệu
ban đầu là phôi, sắt, thép qua các công đoạn pha, cắt, tiện, đột dập, sau đó hàn và làm

sạch, đóng số, sơn sản phẩm hoàn thành được bao gói.


×