Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU GT1X BỂ CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

Vũ Đức Cảnh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU
KHÍ VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU GT-1X
BỂ CỬU LONG

HÀ NỘI – THÁNG 12/2015


MỞ ĐẦU

Dầu khí là sản phẩm vô cùng quan trọng không thể thiếu cho mọi quốc gia, đồng thời là
mặt hàng chiến lược trên toàn cầu. Trong các ngành công nghiệp đang phát triển ở Việt

Nam thì ngành công nghiệp dầu khí đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và đáp ứng
nhu cầu về năng lượng ngày càng cao của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Đặc biệt việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí không những đảm bảo về nhu cầu năng
lượng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân sách quốc gia mà quan trọng hơn nó còn mở ra
hướng phát triển mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp liên quan như công nghiệp hóa chất, dịch
vụ...
Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay cùng với hàng loạt các phát hiện mỏ có trữ lượng thương
mại được công bố trong những năm gần đây đã khẳng định thềm lục địa Việt Nam có tiềm năng
dầu khí hấp dẫn lôi kéo khá nhiều công ty dầu khí nước ngoài đầu tư vào Việt nam. Trong các bể
dầu khí của Việt nam thì Cửu Long là bể dầu khí lớn và quan trọng nhất của Việt nam đóng góp
30% trữ lượng và khoảng 95% sản lượng khai thác dầu khí hiện nay. Lô 09-1 nằm về phía Tây
Nam bể Cửu Long có tiềm năng dầu khí lớn và là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư trong và


ngoài nước. Hiện nay các mỏ dầu khí lớn như Bạch Hổ, Rồng,…đã đi vào những giai đoạn khai thác
cuối, vì vậy đòi hỏi các công ty, xí nghiệp trực thuộc ngành phải đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm ra
các mỏ mới. Sau khi phát hiện các cấu tạo mới để đánh giá xem cấu tạo đó có khả năng đưa vào
khai thác hay không cần phải khoan các giếng khoan thẩm lượng.
Chính vì lý do đó nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng
dầu khí Lô 09-1 và thiết kế giếng khoan tìm kiếm thăm dò GT-1X trên, cấu tạo Gấu Trắng, lô 091, bể Cửu Long”. Mục đích của đồ án là từ các kết quả thu được sau khi khoan giếng khoan tìm
kiếm, đánh giá và thiết kế giếng khoan thẩm lượng cho cấu tạo. Nội dung của đồ án được chia
thành các phần sau:

Phần I: KHÁI QUÁT CHUNG BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG

Chương I: Đặc điểm địa lí tự nhiên , kinh tế nhân văn
Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ
09-1
Chương I: Địa tầng
Chương II: Cấu- Kiến tạo
Chương III: Hệ thống dầu khí
PHẦN III: THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU
TẠO GT-1X


Chương I:Cơ sở địa chất giếng khoan GT- 1X
Chương II: Tính toán và thiết kế giếng khoan GT-1X
Chương III: Dung dịch khoan
Chương IV: Nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan
Chương V: Nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan
Chương VI: Dự toán kinh tế
Chương VII: An toàn lao động và bảo vj môi trường

Chương VIII: Kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo
Kết luận và kiến nghị.
Sau 3 tháng nỗ lực hết mình để hoàn thành đồ án, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới thầy giáo KS. Phan Anh Tuấn cùng tập thể các thầy cô giáo trong Bộ môn
Địa Chất Dầu, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất những người trực tiếp hướng dẫn
và tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới KS. Lê Minh Hiếu – Ban Tìm Kiếm
Thăm Dò - VSP và những người giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình thực tập tại đây.
Do hạn chế về mặt chuyên môn cũng như về thời gian nên đồ án tốt nghiệp của em
không tránh khỏi những thiếu sót, vậy rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo
cũng như các bạn để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015

Vũ Đức Cảnh

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................
MỤC

LỤC ....................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ
ÁN.................................................................


4
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ
ÁN............................................................
Phần I: KHÁI QUÁT CHUNG BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG

CHƯƠNG I: Đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế nhân văn
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên...............................................................................
Vị trí địa lí...........................................................................................................
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm thủy văn..............................................................................................
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn...........................................................................
Đặc điểm giao thông vận tải...............................................................................
Đặc điểm kinh tế xã hội......................................................................................
Các yếu tố thuận lợi và khó khăn với công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác
dầu khí...........................................................................................................
Chương II:Lịch Sử nghiên cứu địa chất
Lịch sử tìm kiếm thăm dò.........................................................................................
Giai đoạn trước năm 1975..................................................................................
Giai đoạn từ năm 1976- 1979 ............................................................................
Giai đoạn từ năm 1980- 1988.....................................................................................
Giai đoạn từ năm1989 đến nay...................................................................................

Phần II: Đặc điểm cấu trúc địa chất lô 09-1
Chương I: Đặc điểm địa tầng
Đá móng trước kanozoi
Trầm tích kanozoi
Chương II: Đặc điểm cấu, kiến tạo
2.1 CÁC HỆ THỐNG ĐỨT GÃY
2.2 phân chia mô tả các đơn vị địa tầng
2.3 phân tầng cấu trúc
2.4 lịch sử phát triển địa chất
2.4.1 thời kỳ trước tách giãn
2.4.2 thời kỳ đồng tách giãn
2.4.3 thời kỳ sau tách giãn
Chương III:Hệ thống dầu khí

3.5.2 Đá sinh
35.2.1 Độ phong phú vật chất hữu cơ
3.5.2.2 Loại vật chất hữ cơ và môi trường tích tụ


5
3.5.2.3 Độ trưởng thành của vật chất hữu cơ
3.5.2.4 Quy mô phân đới của các tầng đá mẹ
3.5.3. Đá chứa
3.5.3.1 Đá chứa trước kanoizoi
3.5.3.2 Đá chứa cát kết oligoxen
3.5.3.3. Đá chứa cát kết mioxen dưới
3.5.4 Đá chắn
3.5.4.1 Tầng chắn mang tính khu vực
3.5.4.2 Tầng chán mang tính địa phương
3.5.5 Di chuyển nạp bẫy
3.5.6 Các play hidro cacbon và các kiểu bẫy
3.5.6.1 Play đá móng nứt nẻ
3.5.6.2 Play oligoxen trên
3.5.6.3 play oligoxen dưới
Phần III:THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU TẠO GT-1X
LÔ 09-1
Chương I:Cơ sở địa chất cấu tạo GT
Vị trí cấu tạo GT trong khu vực nghiên cứu
Địa tầng
Đánh giá tiềm năng dầu khí tại cấu tạo GT
Tính trữ lượng dầu khí tại cấu tạo GT
Cơ sở phân cấp trữ lượng
Các phương pháp tính trữ lượng
Đánh giá trữ lượng cấu tạo GT

Chương II: Tính toán và thiết kế giếng khoan GT-1X
Mục đích và nhiệm vụ của giếng khoan tìm kiếm GT-1X................................
Giếng khoan dự kiến thiết kế.............................................................................
Dự báo địa tầng...................................................................................................
Dự kiến nhiệt độ.................................................................................................
Dự kiến áp suất vỉa.............................................................................................
Dự kiến khả năng phức tạp có thể gặp khi khoan
Chương III: Dung dịch khoan
Tác dụng của dung dịch khoan......................................................................
Tính chất dung dịch khoan.........................................................................................
Lựa chọn mật độ dung dịch khoan.....................................................................


6
Xác định áp xuất nứt vỉa.............................................................................................
Lựa chọn phương pháp khoan....................................................................................

Chương IV: Nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan
Nghiên cứu địa chất giếng khoan.......................................................................
Phương pháp lấy mẫu.................................................................................................
Bảo quản mẫu
Chương V: Dự toán kinh tế
Chương VI: An toàn lao động và bảo vj môi trường
Các công tác an toàn lao động...........................................................................
Bảo vệ môi trường
Chương VII: Kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo
Kết luận và kiến nghị.

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ NHÂN VĂN

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Bể trầm tích Cửu Long chiếm diện tích chủ yếu thềm lục địa Việt Nam, một
phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long, có tọa độ 9 o – 11o vĩ độ Bắc, 106o30’
– 109o kinh độ Đông. Diện tích phân bố của bể khoảng 36.000 km 2, bao gồm các lô 09,
15, 16,17 và một phần các lô 01, 02, 25 và 31.
Bể trầm tích Cửu Long có dạng hình bầu dục, vồng về phía biển, kéo dài thuộc
bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách
với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat-Natuna
và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. Bể được bồi
lấp chủ yếu bởi các trầm tích lục nguyên Kainozoi, chiều dày lớn nhất của chúng tại
trung tâm bể có thể đạt tới 7 – 8 km.


7

Hình 1.1: Vị trí bể Cửu Long


8

Hình1.2 Vị trí lô 09-1 trong bể Cửu Long
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Bể Cửu Long nằm trên thềm lục địa Việt Nam theo hướng Đông Bắc – Tây Nam,
đáy biển có địa hình phức tạp, ở các vùng cửa sông giáp với biển địa hình rất đa dạng,
bao gồm các rãnh sông ngầm, bãi cát ngầm. Phần trung tâm bể Cửu Long, đáy biển
thay đổi với độ sâu từ 40 – 60m. Đổ ra thềm lục địa Việt Nam có rất nhiều con sông,
trong đó nổi bật nhất là sông Cửu Long với lưu vực khoảng 45.000 km 2, lưu lượng
trung bình khoảng 85.000 m3/s, lưu lượng phù sa 0,25 kg/m3. Hàng năm sông Cửu
Long đổ ra biển hàng trăm tấn phù sa, đó là nguồn trầm tích tạo nên các bể trầm tích

trên thềm lục địa.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
• Về khí hậu:
Nhìn chung, bể Cửu Long có khí hậu đặc trưng nhiệt đới do vị trí của bể gần
với xích đạo. Ở khu vực này có sự phân ra thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung
bình của khu vực này vào mùa mưa khoảng trên 30 oC và vào mùa khô là 25 oC –
35oC.
• Về lượng mưa:
Trung bình vào khoảng 120 – 300 cm/năm. Tuy nhiên trong các mùa mưa lũ
thì lượng mưa cao hơn gấp nhiều lần.
• Chế độ gió:
Từ tháng 11 đến tháng 4, hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc và Bắc –
Đông Bắc. Sau đó vào tháng 12 và tháng Giêng thì hướng gió chủ yếu là hướng
Đông Bắc. Vận tốc gió vào đầu mùa thì nhỏ và sau đó tăng dần lên, đạt cực đại vào
tháng 2. Tốc độ gió trung bình vào khoảng 1,5 m/s, cực đại có thể lên đến 12,5 m/s.
Từ tháng 5 đến tháng 10 chế độ gió chịu ảnh hưởng bởi hệ thống gió mùa Tây Nam,
do hướng gió chủ yếu là Tây Nam và Tây – Tây Nam. Tốc độ gió trung bình vào
khoảng 8,8 m/s, cực đại có thể lên đến 32 m/s.


9

Về chế độ dòng chảy:
Khu vực thuộc Bể trầm tích Cửu Long có nhiều dòng chảy khác nhau do ảnh
hưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau như: thủy triều, địa hình đáy, khối lượng
nước, nhiệt độ, chế độ gió,..Vận tốc dòng chảy trung bình, biển động nhẹ, gió giật
trung bình cấp 4 – 5, vận tốc dòng xoáy ở mức trung bình.
• Chế độ sóng:
Trong khu vực bể cũng được chia ra thành 2 kiểu phụ thuộc vào 2 mùa trong

năm: từ tháng 5 đến tháng 10, hướng sóng chủ yếu là hướng Tây Nam, biên độ thấp
và ổn định, trung bình vào khoảng 0,5 – 2 m, cực đại có thể đạt được 5 m. Từ tháng
11 đến tháng 4 hướng gió là Đông Bắc và Bắc – Đông Bắc, sóng có biên độ từ 2 – 4
m, đôi khi lên 6 – 8 m.


1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1.
Đặc điểm giao thông vận tải
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai ở
phía Bắc, với Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn
phía Nam giáp biển Đông. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển
Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này rất thuận lợi cho tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như:
khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển, vận tải biển, đánh bắt nuồi trồng và
chế biến hả sản, phát triển du lịch biển.
• Đường bộ:
Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc
lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 3 năm tới (dự kiến năm 2018)
sẽ có đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A.
• Đường sông:
Hệ thống các cảng biển lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải.Cảng Sài Gòn
và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây.Từ Vũng Tàu có
thể đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm.
• Đường hàng không:
Sân bay Vũng Tàu chủ yếu tiếp nhận cho máy bay trực thăng phục vụ cho tìm
kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành
được xây dựng cách Vũng Tàu khoảng 70km.
• Đường sắt:
Hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch của ngành đường sắt

đến năm 2015, một đường sắt cao tốc khổ rộng 1,435 m sẽ được xây dựng nối
Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/h.
1.2.2.
Đặc điểm kinh tế
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế
của tỉnh trước hết phải nói về tiền năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Á tỷ lệ
các mũi khoan tìm kiếm, thăm dò gặp dầu khí khá cao. Tại đây đã phát hiện các mỏ
dầu có giá trị thương mại lớn như Mèo Trắng, Gấu Trắng.... Đương nhiên xuất khẩu
dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu (ngành dầu khí
đóng góp 24% GDP cho nước nhà năm 2011).
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những
trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm
điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả
nước (trên 4.000MW trên tổng số gần 10.000MW của cả nước).
• Công nghiệp nặng:
Gồm có sản xuất phân ure (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000


10
tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tải tỉnh có hàng chục nhà máy lớn
đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes,
Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), nhà máy thép SMC và Posco VietNam.
• Về lĩnh vực cảng biển:
Kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ở Thành phố Hồ
Chính Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực
Đông Nam Bộ. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và
Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây.Sông Thị Vải có
luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng. Các cảng căn cứ
dịch vụ dầu khí như cảng VSP, cảng PTSC.
• Về lĩnh vực du lịch:

Tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Trong
thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn
như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), công viên giải trí Bàu Trũng và bể các nầm
Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu
USD)...
Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 295 dự án nước ngoài còn hiệu lực với tổng
vốn đầu tư đăng ký gần 28,1 tỷ USD. Trong đó, có 118 dự án trong khu công nghiệp
(KCN) với tổng vốn đầu tư hơn 11,14 tỷ USD và 177 dự án ngoài KCN với tổng vốn đầu
tư gần 17 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 6,43 tỷ USD, chiếm 22,9%
trong tổng vốn đăng ký đầu tư. Trong những năm gần đây tỉnh luôn đứng tốp những
địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam. Nằm ở vị trí thứ
3 về việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Năm 2015, thành phố Vũng Tàu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đạt
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm. Về
cơ cấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3%. Giảm tỉ lệ
hộ nghèo theo tiêu chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35%(theo tiêu chuẩn mới), cơ
bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia. Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42
lần/người/năm, 92% gia đình đạt chuẩn văn hóa, 92% thôn,ấp đạt chuẩn văn hóa,
99% dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh.
Định hướng đến 2020, trở thành thành phố cảng, đô thị lớn nhất cả nước cùng
với Hải Phòng, trung tâm Logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quan
trọng của cả nước. Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000
USD/người/năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển).
1.2.3.Đặc điểm dân cư
Diện tích của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.982 km 2.Mật độ bình quân dân số
khoảng 503 người/km2.Tổng số dân của tỉnh tính đến 4/2010 là 1.009.719 người.
Theo thống kê dân số tháng 4 năm 2009 thì: Dân số thành thị chiếm 49,85%
dân số toàn tỉnh. Nam giới chiếm 49,99% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có cơ cấu dân số như
sau:
Nhóm tuổi từ 0-14: 25,46% (Nam giới là 131.886 người chiếm 52% dân số

nhóm tuổi này); Nhóm tuổi từ 15-59: 67,74% (Nam giới là 328.906 người chiếm 49%
dân số nhóm này); Nhóm tuổi từ 60 trở lên: 6,8% (Nam giới là 27.338 người chiếm
40% dân số nhóm này). Nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) chiếm tỉ lệ
cao là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế vì vậy cần được quan tâm đào
tạo.
Thành phần dân tộc: Kinh (97,53%), Hoa (1,01%), Chơ Ro (0,76%), Khmer
(0,23%), Tày (0,14%). Các dân tộc khác chiếm 0,33% dân số tỉnh, trong đó người nước
ngoài là 59 người. Tỷ lệ số dân theo Phật giáo là 21,66% (trong đó 48,4% là Nam);


11
Công giáo là 25,8% (trong đó 49,6% là Nam); Cao Đài là 0,99%; Tin Lành là 0,41%; Tôn
giáo khác là 4,34% và không theo bất kỳ tôn giáo nào là 46,11%.
1.2.4.Đời sống văn hóa xã hội
Theo Báo cáo của UBND tỉnh năm 2011, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội
của cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do lạm phát, lãi suất ngân hàng, nguyên
liệu đầu vào, giá cả các mặt hàng tăng cao nhưng kinh tế xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục
phát triển ổn định. Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu
cơ bản đạt so với Nghị quyết:
• Về giáo dục và đào tạo:
Phát triển ổn định và có nhiều mặt tích cực: Đã đưa vào sử dụng 11 trường
với 300 phòng học, nâng tổng số trường trên toàn tỉnh lên 382 trường học. Số
trường đạt chuẩn Quốc gia của tỉnh là 116 trường, đạt 30,4% (NQ 34%); tỷ lệ huy
động cháu đi nhà trẻ đạt 22,2% (NQ 21%); trẻ đi mẫu giáo, đạt tỷ lệ 81% (NQ 81%);
tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,27%; số học sinh bỏ học đầu năm học giảm 0,18% so
với năm học trước. Về xã hội hóa giáo dục, năm 2011 đã cấp giấy chứng nhận đầu
tư cho 4 dự án xây dựng trường mầm non. Tính đến nay có 25 dự án của doanh
nghiệp đầu tư cho giáo dục, trong đó có 6 dự án đã đi vào hoạt động, 1 dự án đang
xây dựng, 9 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu và 9 dự án đã được chấp nhận chủ
trương. Bà Rịa Vũng Tàu có trình độ văn hóa tương đối cao, cơ sở vật chất hiện đại.

Tỉnh có khá nhiều trường Đại học như: Đại học Bà Rịa, Cao đẳng Sư Phạm, Cao
đẳng Cộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu, Cao đẳng Nghề Dầu khí, cơ sở của Đại học MỏĐịa chất, Đại học Dầu khí của PVN.
• Về công tác dân số-y tế:
Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy
dinh dưỡng còn 12% (NQ 12,5%), tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng đạt
98%. Thực hiện khám, chữa bệnh cho khoảng 2 triệu lượt người (NQ 2 triệu lượt).
Đưa vào sử dụng mới Trung tâm y tế huyện Đất Đỏ, Trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản, Trường Trung cấp y tế và 2 hệ thống xử lý rác thải tại bệnh viên Lê Lợi và
bệnh viện Bà Rịa. Hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với 4 trung tâm y tế tuyến huyện
tại Tân Thành, Châu Đức, Long Điền và Côn Đảo. Thêm 02 xã được công nhận đạt
chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã, phường đạt chuẩn lên 75/82, chiếm tỷ lệ
91,56% (NQ 94%).
• Về văn hóa-thể thao:
Công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị được triển khai thực
hiện tốt.Tổ chức thành công chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh. Nhiều
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ
lớn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí của nhân
dân địa phương và du khách. Triển khai Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 -2015. Đưa vào sử dụng đền thờ Côn Đảo và Trung
tâm văn hóa tỉnh tại Bà Rịa.
Trên lĩnh vực thể dục, thể thao đạt được những thành tích đáng khích lệ: Các
vận động viên giành được 290 huy chương các loại ở cấp quốc gia, khu vực và quốc
tế. Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng được duy trì và mở rộng.Đã phê duyệt
và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thể dục, thể thao tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
• Phát thanh-truyền hình:
Đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của
Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Duy
trì thời lượng phát sóng, phát thanh 24 giờ/ngày.



12

Các chính sách an sinh xã hội:
Được đặc biệt quan tâm. Giải quyết việc làm cho 33.500 lượt lao động, trong
đó giải quyết việc làm mới cho 16.500 lượt lao động, tỷ lệ thất nghiệp 3%. Xét duyệt
cho 1.300 dự án vay vốn giải quyết việc làm với tổng kinh phí 27 tỷ đồng. Tổ chức
đào tạo nghề cho 25.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%, đạt 100% so
với NQ. Tính đến cuối năm, dự kiến có 6.000 hộ thoát nghèo theo chuẩn tỉnh, 1.800
hộ nghèo chuẩn quốc gia, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh còn 9,76%, theo
chuẩn quốc gia còn 3.47%. Giải quyết cho 21.000 lượt hộ nghèo vay vốn với doanh
số cho vay là 252 tỷ đồng, cấp mới 105.500 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, miễn
giảm học phí cho 24.871 học sinh. Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo,
người có công, đối tượng chính sách. Song song với công tác đảm bảo an sinh xã hội,
giảm nghèo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp, các hộ gia đình hưởng ứng tích cực.
• Công tác bảo vệ môi trường:
Có những chuyển biến đáng kể.Tỷ lệ rác thải nguy hại xử lý đạt 100%. Đã đưa
vào sử dụng 06 lò đốt rác thải y tế, tỷ lệ rác thải y tế được xử lý đạt 100%, rác thải
sinh hoạt đang được chôn lấp tạm tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ rác thải
sinh hoạt được xử lý đạt 83%. Tỷ lệ rác thải công nghiệp xử lý đạt 80%, năm 2012
xử lý đạt 100%. Trên địa bàn hiện có 12 dự án xử lý rác thải, trong đó có 3 dự án đã
đi vào hoạt động; 01 dự án đang xây dựng giai đoạn 2 và 08 dự án đang hoàn tất
các thủ tục đầu tư. Có 5/8 khu công nghiệp đi vào hoạt động đã cơ bản hoàn thành
nhà máy xử lý nước thải tập trung.Về dự án hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải tập
trung 100 ha Tóc Tiên, huyện Tân Thành hoàn thành trong Quý I/2012. Về lâu dài,
tỉnh cũng đã triển khai xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh, phê duyệt bản đồ
quy hoạch về phân vùng phát thải khí thải, xả nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về môi trường giai đoạn 2011 -2015, đang trình Bộ Tài nguyên-Môi
trường xem xét có ý kiến, hoàn thiện đề án xử lí chất rắn đảm bảo hợp vệ sinh trên
địa bàn tính đến năm 2020.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội trong vùng cũng có
những bước tiến đáng kể. Về công tác giáo dục, việc đào tạo nguồn nhân lực ngày
càng phát triển và có chất lượng cao, tăng cả về mặt số lượng và chất lượng. Trong
đó, thành phố Vũng Tàu có đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật vừa đông vừa có chất
lượng cao đến từ các tỉnh thành trong cả nước.


1.3. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn với công tác TKTD dầu khí
1.3.1.Thuận lợi
Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, Vũng Tàu nằm trên giao điểm nối Miền Đông
và miền Tây Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường biển, đường bộ, đường thủy và
đường hàng không phát triển. Nguồn nhân lực dồi dào hầu hết tập trung từ các tỉnh
thành trong cả nước nên có trình độ học vấn, kỹ thuật cao.
Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho việc mở rộng xây dựng các cảng dịch vụ
dầu khí phục vụ cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía Nam.
Là một thành phố trẻ, Vũng Tàu có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, được đào
tạo bài bản.Giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng
hóa.Vị trí của thành phố thuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các nước
trong khối Đông Nam Á cũng như quốc tế.
Mặt khác, chính trị tỉnh ổn định, tạo điều kiện và thu hút đầu tư của các tập
đoàn , các Công ty nên rất thuận lợi cho công tác thăm dò và khai thác Dầu khí cũng
như các ngành nghề khác. Vì vậy, Bà Rìa – Vũng Tàu thu hút được rất nhiều các Tập


13
đoàn, Công ty trong và ngoài nước vào lĩnh vực dầu khí như: PVEP, Vietsopetro, PVD,
PTSC, DMC, BP, Total, ConocoPhiilip, Petronas...

1.3.2.Khó khăn
Từ tháng 5 đến tháng 10 là vào mùa mưa nên gây khó khăn cho công tác tìm
kiếm, thăm dò Dầu khí. Bão tố xảy ra gây khó khăn cho các tàu thuyền ngoài khơi
cũng như các công trình Dầu khí trên biển. Mùa khô cũng cần để ý đến gió mùa thổi
mạnh, gió mùa Đông Bắc – Tây Nam thổi theo hai chiều ngược nhau trong hai mùa
cũng gây trở ngại cho việc thăm dò và khai thác Dầu khí.
Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chi phí
cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao.
Việc đào tạo và tuyển dụng đội ngũ có trình độ kỹ thuật cao chưa đáp ứng
được nhu cầu. Nguyên do là việc đào tạo vẫn thiếu rất nhiều công nghệ, thiết bị hiện
đại nên phải mất một thời gian dài đào tạo lại.
Tuy trong khu vực đã phát triển các ngành công nghiệp như sửa chữa tàu, sửa
chữa và đóng mới giàn khoan...nhưng đó mới chỉ là bước đầu.Phần lớn các tàu và
thiết bị hỏng vẫn phải gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốn kém.Các phương tiện hiện
đại vẫn phải nhập khẩu với chi phí cao.
Vấn đề phòng chống ăn mòn các công trình Dầu khí ngoài biển cũng là một khó
khăn lớn trong công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển Dầu khí.
Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là vấn đề bức xúc đặt lên hàng đầu do rác
thải của cồng nghiệp Dầu khí, công nghiệp đóng tàu,....
Chúng ta phải thuê các thiết bị hiện đại để bảo vệ vùng biển và vùng khai thác
Dầu khí, thuê các chuyên gia về Dầu khí với chi phí cao.
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
2.1. Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí
Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí bể Cửu Long gắn liền với lịch sử tìm kiếm
thăm dò dầu khí của thềm lục địa Nam Việt Nam. Công tác khảo sát địa vật lý tại bể
đã được tiến hành từ thập niên 70, cho đến nay đã phát hiện, thăm dò và đưa vào
khai thác rất nhiều mỏ lớn như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen….
Căn cứ vào quy mô, mốc lịch sử và kết quả thăm dò, lịch sử tìm kiếm thăm dò
dầu khí của bể Cửu Long được chia thành 4 giai đoạn:
2.1.1.

Giai đoạn trước năm 1975
Đây là khoảng thời gian đầu tiên thực hiện các công tác khảo sát địa vật lý khu
vực như từ, trọng lực và địa chấn để phân chia các lô, chuẩn bị cho công tác đấu thầu,
ký các hợp đồng dầu khí.
Năm 1967, US Nauy Oceanographic Office đã tiến hành khảo sát từ hang
không gần như khắp lãnh thổ Miền Nam. Năm 1967 – 1968, hai tàu Ruth và Maria của
Alpine Geophysical Corporation đã tiến hành đo 19.500 km tuyến địa chấn ở phía
Nam Biển Đông trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Năm 1969, công ty Ray Geophysical Mandrel đã tiến hành đo địa vật lý biển
bằng tàu N.V.Robray I ở vùng thềm lục địa Miền Nam và vùng phía Nam của Biển
Đông với tổng số 3.482 km tuyến trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Trong năm 1969 US Nauy Oceanographic cũng tiến hành đo song song 20.000
km tuyến địa chấn bằng 2 tàu P/V E.V Hunt ở vịnh Thái Lan và phía Nam Biển Đông,
trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Đầu năm 1970, công ty Ray Geophysical Mandrel lại tiến hành đo đợt hai ở
Nam Biển Đông và dọc bờ biển 8.639 km, đảm bảo mạng lưới cỡ 30 km x 50km, kết
hợp giữa các phương pháp từ, trọng lực và hang không, trong đó có tuyến cắt qua bể


14
Cửu Long. Năm 1973-1974 đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu Long
là 09, 15 và 16.
Năm 1974, công ty Mobil trúng thầu trên lô 09 đã tiến hành khảo sát địa vật lý,
chủ yếu là địa chấn phản xạ, từ và trọng lực, với khối lượng là 3.000 km tuyến.
Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975 công ty Mobil đã khoan giếng khoan tìm
kiếm đầu tiên trong bể Cửu Long BH-1X, nằm ở phần đỉnh của cấu tạo Bạch Hổ. kết
quả thử vỉa đối tượng cát kết Mioxen dưới ở chiều sâu 2.755-2.819 m đã cho dòng
dầu công nghiệp, lưu lượng dầu đạt 342 m 3/ngày. Kết quả này đã khẳng định triển
vọng và tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long.
2.1.2.

Giai đoạn từ năm 1976 – 1979
Năm 1976, công ty địa vật lý CGG của Pháp khảo sát 1.210,9 km tuyến địa chấn
2D dọc theo các con sông của đồng bằng song Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu –
Côn Sơn. Kết quả của công tác khảo sát địa chấn đã xây dựng được các tầng phản xạ
chính: từ CL20 đến CL80 và khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long với một mặt cắt
trầm tích Đệ Tam dày.
Năm 1978 công ty Geocco (Na Uy) thu nổ địa chấn 2D trên lô 10, 09, 16, 19,
20, 21 với tổng số 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng lưới
tuyến 2 x 2 km và 1 x 1 km. riêng đối với lô 15, công ty Deminex đã hợp đồng với
Gecco khảo sát 3.221,7 km tuyến địa chấn với mạng lười 3,5 x 3,5 km trên lô 15 và
cấu tạo Cửu Long(nay là Rạng Đông). Căn cứ vào kết quả minh giải tài liệu địa chấn
này Deminex đã khoan 4 giếng khoan tìm kiếm trên các cấu tạo triển vọng nhất Trà
Tân (15-A-1X), Sông Ba (15-B-1X), Cửu Long (15-C-1X) và Đồng Nai(15-G-1X). kết quả
khoan các giếng này đều gặp các biểu hiện dầu khí trong cát kết tuổi Miocen sớm và
Oligocen, nhưng dòng dầu khí không có ý nghĩa công nghiệp.
2.1.3.
Giai đoạn từ năm 1980 – 1988
Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam trong giai đoạn
này được triển khai rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào một đơn vị, đó là Xí
nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Năm 1980 tàu nghiên cứu POISK đã tiến hành khảo
sát 4057 km tuyến địa chấn điểm sâu chung, từ và 3250 km tuyến trọng lực. kết quả
của đợt khảo sát này đã phân chia ra được tập địa chấn B (CL4 – 1, CL4 – 2), C (CL5 –
1), E(CL5 – 3) và F (CL6 – 2), đã xây dựng được một số sơ đồ cấu tạo dị thường từ và
trọng lực Bouguer.
Năm 1983 – 1984 tàu viện sĩ Gamburxev đã tiến hành khảo sát 4000km tuyến
địa chấn để nghiên cứu phần sâu nhất của bể Cửu Long.
Trong thời gian này XNLD Vietsovpetro đã khoan 4 giếng trên các cấu tạo Bạch
Hổ và Rồng: R – 1X, BH – 3X, BH – 4X, BH – 5X và TĐ – 1X trên cấu tạo Tam Đảo. Trừ
TĐ – 1X tất cả các giếng còn lại đều phát hiện vỉa dầu công nghiệp từ các vỉa cát kết
Miocen dưới và Oligocen.

Cuối giai đoạn 1980 – 1988 được đánh dấu bằng việc Vietsovprtro đã khai thác
những tấn dầu từ hai đối tượng khai thác Miocen, Oligocen dưới của mỏ Bạch Hổ vào
năm 1986 và phát hiện dầu trong móng nứt nẻ vào tháng 9 năm 1988.
2.1.4.
Giai đoạn từ năm 1989 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất công tác tìm kiếm, thăm dò và khai
thác dầu khí ở bể Cửu Long. Với sự ra đời của luật đầu từ nước ngoài và luật dầu khí,
hàng loạt công ty dầu khí nước ngoài đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc cùng
đầu tư vào các lô mở và có triển vọng ở bể Cửu Long. Đến năm cuối 2003 đã có 9 hợp
đồng được ký kết trên các lô: 09-1, 09-2, 09-3, 10&02, 01&02/96, 15-1, 15-2, 16-1,
16-2 và 17.
Triển khai các hợp đồng đã ký về công tác khảo sát địa vật lý thăm dò, các công


15
ty dầu khí đã ký hợp đồng với các công ty dịch vụ khảo sát địa chấn có nhiều kinh
nghiệm trên thế giới như: CGG, Gecco – Prakla, Western Geophysical Company, PGS,…
hầu hết các lô trong bể đã đạt được khảo sát địa chấn tỉ mỉ không chỉ phục vụ cho
công tác thăm dò mà cả cho công tác chính xác mô hình vỉa chứa. Khối lượng khảo sát
địa chấn trong giai đoạn này, 2D là 21408km và 3D là 7340,6km 2. Khảo sát địa chấn
3D được tiến hành trên hầu hết các diện tích có triển vọng và trên tất cả các vùng mỏ
đã phát hiện. cho đến hết năm 2003, tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và
khai thác đã khoan ở bể Cửu Long khoảng 300 giếng, trong đó riêng Vietsovpetro
chiếm trên 70%.
Đặc trưng nổi bật của Việt Nam là sự hiện diện các mỏ dầu trong móng
granitoit nứt nẻ trước Đệ tam, mà tiêu biểu là mỏ Bạch Hổ đã được phát hiện năm
1986 và đưa vào khai thác từ tháng 9 năm 1988. Sau Bạch Hổ đã phát hiện và đưa
vào khai thác hàng loạt mỏ dầu khác trong móng ở bể Cửu Long như Đông Rồng,
Đông Nam Rồng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Phương Đông, mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sư Tử Vàng,
mỏ Rạng Đông, mỏ Cá Ngừ Vàng, mỏ Sư Tử Nâu, mỏ Thăng Long, mỏ Hải Sư Đen, mỏ

Hổ Xám…với trữ lượng dầu và sản lượng dầu khai thác, tính đến 01/01/2012, chiếm
trên 80% tổng trữ lượng dầu đã xác minh và tổng sản lượng dầu đã khai thác của Việt
Nam.
2.2. Lịch sử tìm kiếm thăm dò cấu tạo GT, lô 09-1

Trên cơ sở kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D của Viện Dầu khí Việt
Nam thực hiện năm 2009, đã phát hiện cấu tạo triển vọng GT tại khu vực phía
Đông Nam bể Cửu Long (phía Nam mỏ Bạch Hổ)
Kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất cấu tạo GT đã chỉ ra sự tương đồng
với vòm Nam mỏ Bạch Hổ về cấu-kiến tạo cũng như về môi trường lắng đọng
trầm tích và thành tạo đá.
Giếng khoan nghiêng GT-1Х được bắt đầu khoan vào ngày 24.11.2010
bằng giàn tự nâng «Мurmanskaia» nhằm mục đích tìm kiếm các thân dầu khí
trong trầm tích lục nguyên và trong móng của cấu tạo GT với đáy thiết kế là
4837 m. Khi đạt độ sâu 4110 m đã xảy ra sự cố khoan do bị rơi dụng cụ khoan,
vì vậy đã phải tiến hành khoan cắt thân mới từ độ sâu 3838 m. Giếng khoan kết
thúc ngày 05.06.2011 với đáy giếng khoan thực tế là 4990 m (CSTĐ 4803 m).
Kết quả thử vỉa giếng này đã thu được dòng dầu tự phun từ trầm tích
Mioxen dưới.


16
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 09-1
Chương 1: ĐỊA TẦNG
Khu vực nghiên cứu thuộc lô 09-1, nằm trong đới lún chìm Đông Nam Cửu
Long (Đông Bạch Hổ).Địa tầng của lô cũng tương tự như địa tầng của bể trầm tích
Cửu Long. Trên cơ sở các kết quả tài liệu minh giải địa chấn, ĐVLGK, tài liệu mẫu lõi…
cho thấy khu vực nghiên cứu nói riêng và bể Cửu Long nói chung gồm các phân vị địa
tầng có tuổi từ trước Kainozoi cho tới đệ tứ.
Đặc điểm địa tầng các trầm tích Kainozoi và đá móng trước Kainozoi được

minh họa trên cột địa tầng tổng hợp của bể trầm tích Cửu Long.


17

Hình 1.1. Mặt cắt địa tầng tổng hợp mỏ Gấu Trắng
j


18

Hình 1.1: Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long


19

LIÊN KẾT ĐỊA TẦNG CÁC GIẾNG KHOAN GT-1Х, BH-1202 VÀ BH-7
Tầng phản xạ địa chấn

Chiều sâu theo carota (m)
Chiều sâu tuyệt đối (m)
GK GT-1X

GK BH-1202

GK BH-7

SH-3

2245.0/-2208.2


2272.0/-2154.1

2086.0/-2052.7

SH-5

2676.0/-2638.6

2826.0/-2700.0

2741.0/-2708

SH-7

2940.0/-2902.3

3090.0/-2963.1

3005.0/-2972.0

SH-8

3250.0/-3206.7

3340.0/-3213.0

3193.0/-3160.0

SH-10


3620.0/-3558.7

3533.0/-3405.0

3460.0/-3426.0

SH-11

4140.0/-4047.5

3786.0/-3658.0

3670.0/3636.0

SH-móng

4800.0/-4623.7

4060.0/-3932.1

3876.0/-3842.3

Trong lát cắt GK GT-1X gồm các trầm tích sau:
1.1 Đá móng trước Kainozoi

Đá móng gồm đá macma kết tinh hoàn toàn với các đai mạch diabaz và
pooсfia bazan andezit, đặc trưng bởi mức độ bất đồng nhất cao về thành phần
thạch học. Trong phạm vi lô 09-1, theo tài liệu mẫu lõi, đá móng chủ yếu là
granit biotit và granit haimica, chứa nhiều monzolit thạch anh, monzodiorit

thạch anh và diorit á kiềm, granit (GK BH-8), granodiorit (GK BH-17) và
monzodirit thạch anh (GK BH-7). Đá móng chịu sự thay đổi bởi quá trình biến
đổi thứ sinh ở các mức độ khác nhau. Trong số các khoáng vật thứ sinh phát
triển nhiều nhất là zeolit và canxit. Theo phương pháp phóng xạ xác định tuổi,
tuổi tuyệt đối của đá móng từ 245+7 triệu năm (Triat muộn) đến 89+3 (Creta
muộn) triệu năm.
Đá granitoid có độ nứt nẻ và hang hốc. Phần lát cắt đá macma thường
gặp các đai mạch có thành phần đá khác nhau từ axit đến thành phần kiềm
trung tính, kiềm thạch anh.
Tại giếng khoan GT-1X, đá móng được phát hiện ở khoảng độ sâu 48004990 m (CSTĐ4623,7-4803 m), tổng chiều dày khoan vào móng là 196 m. Theo
tài liệu minh giải giữa các chỉ số độ rỗng nơtron (ННК) và gamma xạ tự nhiên
(ГК), đá móng ở đây là đá macma có thành phần axít. Theo tài liệu carota khí,
phần đá móng có chỉ số khí thấp (<1%) và không có sự mất dung dịch khoan.
Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK cho thấy có một số khoảng đá có độ rỗng thứ
sinh, tuy nhiên khi thử vỉa đã không nhận được dòng.
1.2 Oligoxen dưới
Điệp Trà Cú (E31)
Trầm tích của điệp Trà Cú gồm chủ yếu là sét kết, bột kết, cát kết, xen kẹp


20

với các vỉa than mỏng và sét vôi được thành tạo trong môi trường sông–hồ.
Trong điệp này thi thoảng bắt gặp thành tạo nguồn gốc núi lửa, thành phần của
nó chủ yếu gồm diabaz pooсfia, tuf bazan và gabro-diabaz. Chiều dày cực đại
của điệp đạt 500 m ở những phần lún chìm sâu của bể.
Trên mặt cắt địa chấn, điệp Trà Cú nằm trong khoảng giữa các tầng phản
xạ SH-11 và SH-móng. Tuổi của điệp được xác định theo sự tồn tại của dạng đa
hình Oculopollis, Magnastriatites thuộc vào Oligoxen sớm và Paleogen.
Theo đặc trưng tướng đá, lát cắt điệp Trà cú được chia ra thành 2 phần:

trên và dưới. Phần trên gồm thành tạo hạt mịn, còn phần dưới gồm thành tạo
hạt thô.
Tại GK GT-1X, trầm tích điệp này nằm ở khoảng 4140-4800 m (CSTĐ
4047,5-4623,7 m) theo kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK. Theo tài liệu carota khí
chỉ số khí tổng tăng trong các khoảng chiều sâu 4273-4285, 4338-4342 và 43904395 m. Trong phạm vi điệp Trà Cú có mặt các vỉa cát kết sau: 4227-4234, 42674287, 4337-4348, 4364-4399, 4403-4411, 4455-4458, 4467-4499 và 4519-4529
m. Những vỉa này có tính thấm chứa khá tốt, tuy nhiên khi thử vỉa đã không
nhận được dòng.
1.3 Oligoxen trên
Điệp Trà Tân (E32)
Trầm tích điệp Trà Tân nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích điệp Trà cú và
nằm giữa 2 tầng phản xạ địa chấn SH-7 và SH-11. Trầm tích điệp này gồm các
phân lớp sét, bột và cát kết xen kẽ, được thành tạo trong môi trường châu thổ,
vũng-vịnh, sông-hồ và bồi tích ven bờ.
Trong sét của điệp Trà Tân, hàm lượng chất hữu cơ có giá trị từ cao đến
rất cao, đặc biệt ở phần giữa của lát cắt. Đây là tập đá mẹ sinh dầu và cũng
đóng vai trò chắn tốt cho các thân dầu trong đá móng bể Cửu Long. Tuy nhiên,
các vỉa cát kết trong điệp xen kẽ với sét kết có tính chất thấm chứa trung bình,
đây là các đối tượng triển vọng để tìm kiếm và thăm dò dầu khí trong bể Cửu
Long.
Tại giếng khoan GT-1X, trầm tích điệp Trà Tân nằm ở khoảng 2940-4140 m
(CSTĐ 2902,3-4047,5 m) theo tài liệu ĐVLGK. Theo thành phần thạch học, trầm
tích của điệp này có thể chia thành 3 phần với các thành phần thạch học khác
nhau.
Phần trên: nằm giữa SH7 - SH8, phân bố ở khoảng chiều sâu 2940-3250
m (CSTĐ 2902,3-3206,7 m), trầm tích gồm chủ yếu là sét nâu, nâu-tối, nâu đan
xen lẫn cát kết-bột. Theo ĐVLGK, phần này có mặt một vài vỉa chứa, tuy nhiên
không có dấu hiệu khí trong khi khoan.
Phần giữa: nằm giữa SH8 - SH10, phân bố ở khoảng 3250-3620 m (CSTĐ
3206,7-3558,7 m), trầm tích gồm chủ yếu nhất là sét đen, nâu đen xen kẽ các
phân lớp mỏng bột kết và cát kết. Trong lát cắt thỉnh thoảng gặp các phân lớp

mỏng đá vôi và than. Trong phần này không thấy các vỉa có triển vọng chứa dầu
khí.


21

Phần dưới: trong khoảng SH10 - SH11, phân bố ở khoảng 3620-4140 m
(CSTĐ 3558,7-4047,5 m), gồm chủ yếu là cát kết từ hạt mịn đến thô màu nâu tối
đến nâu đen, thỉnh thoảng gặp đá cuội. Hàm lượng khí tăng lên không đáng kể
ở khoảng này trong khi khoan (giá trị cực đại đạt 10,6% tại độ sâu 3664 m).
1.4 Mioxen dưới
Điệp Bạch Hổ (N11)
Trầm tích điệp Bạch Hổ có tổng chiều dày đạt đến 1500 m phân bố rộng
khắp trong lô 09-1 và khu vực nghiên cứu, bắt gặp ở hầu hết các giếng khoan
của mỏ Bạch Hổ và Rồng. Trầm tích của điệp này nằm bất chỉnh hợp góc rõ rệt
lên trên trầm tích của điệp Trà Tân. Theo tài liệu địa chấn, lát cắt của điệp này
phân bố giữa các tầng phản xạ SH-3 và SH-7. Trầm tích điệp Bạch Hổ được
thành tạo trong môi trường đồng bằng châu thổ, vũng vịnh, sông hồ và bồi tích
ven biển. Theo tài liệu phân tích sinh địa tầng, trầm tích của điệp Bạch Hổ thuộc
Mioxen dưới.
Tại giếng khoan GT-1X, trầm tích điệp Bạch Hổ gặp ở khoảng chiều sâu
2245-2940 m (CSTĐ 2208-2902,3 m). Trầm tích này gồm các lớp cát kết và sét
xen kẽ có màu xám, vàng đỏ. Hàm lượng khí tăng cao đáng kể (đến 12%) trong
quá trình khoan ở các khoảng 2672-2683 m và 2705-2718 m. Theo thành phần
thạch học trầm tích điệp Bạch Hổ chia thành 2 phần: trên và dưới.
Phần trên của điệp (2152-2662 m) chủ yếu gồm sét màu xám, xanh-xám
xen kẽ và tăng lên khi đi từ phía trên xuống dưới, hàm lượng cát kết và bột kết
chiếm đến 50%. Ở phần trên nhất của lát cắt gặp tập sét rotali phân bố hầu
khắp diện tích của bồn trũng Cửu Long. Trong phần này bắt gặp các vỉa cát kết
thuộc tầng 21 và 22 có tính chất thấm chứa tương đối tốt.

Phần dưới của điệp (2662-2940 m chủ yếu gồm cát kết và bột kết chiếm
trên 60%, xen kẹp các lớp sét mỏng màu xám, vàng đỏ. Theo kết quả minh giải
tài liệu ĐVLGK trong phần lát cắt này có các vỉa cát kết thuộc tầng 23 (26732738 m), tầng 24 (2741-2783 m), tầng 25 (2785-2822 m) và tầng 26 (2830-2877
m), tính chất thấm chứa các vỉa này khá tốt. Kết quả thử vỉa các tầng 23 và 24
đã cho dòng dầu công nghiệp với lưu lượng 300 m 3/ng.đ, nhận được dòng dầu
không ổn định khi thử vỉa các tầng 25 và 26.
1.5 Mioxen trung
Điệp Côn Sơn (N12 cs)
Trầm tích điệp Côn Sơn phân bố trải khắp bồn trũng Cửu Long cũng -như
trong phạm vi lô 09-1 và được bắt gặp trong tất cả các giếng khoan ở cấu tạo
Bạch Hổ và Rồng. Trầm tích của điệp Côn Sơn chủ yếu gồm cát kết, bột kết hạt
trung đến thô (75 - 80%), xen kẽ các lớp sét xám đa màu, chiều dày đạt tới 15
m, đôi chỗ gặp các phân lớp than mỏng. Tổng chiều dày của điệp thay đổi từ
250 đến 990 m. Trầm tích điệp này ở phía tây được thành tạo trong môi trường
bồi tích – sông; ở phía đông và đông-bắc được thành tạo trong môi trường đầm
hồ – châu thổ. Trầm tích nằm trải ngang hoặc hơi uốn lượn theo bề mặt điệp
Bạch Hổ, dốc nghiêng về hướng đông và trung tâm của bồn trũng. Kết quả liên


22

kết cho thấy rằng lát cắt của điệp nằm ở giữa hai tầng phản xạ địa chấn SH-2 và
SH-3.
Cát kết hạt thô Mioxen trung gặp ở khoảng chiều sâu 1240-2245 m (chiều
sâu tuyệt đối 1204-2208 m) trong GK GT-1X. Theo tài liệu ĐVLGK và kết quả
phân tích mẫu vụn, cát kết của điệp này có tính chất thấm chứa tương đối tốt.
Trong phần lát cắt điệp Côn Sơn không có các vỉa có triển vọng chứa dầu khí
1.6 Mioxen trên
Điệp Đồng Nai (N13)
Lát cắt điệp Đồng Nai gồm chủ yếu gồm cát kết hạt trung, xen lẫn bột kết

và các lớp sét mỏng, màu xám sặc sỡ, đôi khi gặp các lớp than và cacbonat.
Trầm tích của điệp này ở phần phía tây của bồn trũng được thành tạo trong
điều kiện đầm lầy, ven bờ; ở phần phía bắc và đông được thành tạo trong điều
kiện biển nông. Chiều dày của điệp khoảng trong lát cắt GK GT-1X có chiều dày
khoảng 750 m. Trầm tích điệp này nằm ngang và hơi dốc về phía đông. Theo tài
liệu địa chấn, lát cắt của điệp nằm giữa các tầng phản xạ SH-1 và SH-2.
Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK, phân tích mẫu khoan vụn tại GK GT-1X
trầm tích điệp Đồng Nai nằm ở khoảng 600 m và gồm cát kết màu xám đến xám
nhạt, đôi khi màu nâu xen lẫn với sét và bột kết. Trong điệp này không có các
vỉa có triển vọng chứa dầu khí.
1.7 Plioxen+Đệ tứ
Điệp Biển Đông (N2 + Q)
Theo tài liệu địa vật lý giếng khoan, phân tích mẫu vụn và tài liệu địa
chấn, điệp Biển Đông trong lát cắt GK GT-1X có chiều dày khoảng 690 m.
Đá trầm tích điệp Biển Đông chủ yếu là cát kết hạt mịn đến trung xen lẫn
phân lớp sét màu xám, chứa nhiều tàn tích sinh vật biển và glaukonit. Trầm tích
được lắng đọng trong môi trường biển nông, ven bờ, đôi chỗ có đá cacbonat.
Trầm tích của điệp này phân bố rộng khắp trong bồn trũng Cửu Long với chiều
dày 400 – 900 m, nằm gần như ngang và hơi nghiêng về phía đông.
Theo tài liệu ĐVLGK, trong điệp này không có các vỉa có triển vọng chứa
dầu khí.

CHƯƠNG 2: CẤU- KIẾN TẠO
2.1. Các hệ thống đứt gãy
Ở bể Cửu Long tồn tại các hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc - Tây Nam,
Á Đông - Tây, Tây Bắc - Đông Nam và Bắc - Nam trong đó hướng Đông Bắc – Tây Nam
là phương chủ đạo:
• Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam: Gắn liền với quá trình tạo
Rift, là yếu tố chính khống chế đới trung tâm Rồng - Bạch Hổ. Các đứt gãy có
biên độ dịch chuyển trong Oligoxen dưới trong khoảng 200 - 1000m và tăng dần



23
600 - 1500m vào đầu Oligoxen muộn rồi lại giảm xuống 100 - 200m vào cuối
Oligoxen và đầu Mioxen.
• Hệ thống đứt gãy Đông - Tây: Hệ thống này có tuổi hoạt động trẻ hơn phân cắt
các đứt gãy của hệ thống Đông Bắc - Tây Nam. Nhiều chỗ đã quan sát rõ hiện
tượng dịch chuyển ngang theo mặt trượt Đông Tây. Các đứt gãy hệ thống này
phổ biến ở các lô 16 và 17, biên độ dịch chuyển có thể đạt tới 200 - 1000m vào
Oligoxen và giảm dần vào Mioxen.
Ngoài các hệ thống đứt gãy chính trên, bể Cửu Long còn tồn tại các hệ thống
đứt gãy mang tính địa phương sau:
• Hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam: Hệ thống này chỉ phát hiện ở lô 15 với
biên độ nhỏ 200 - 800m vào trước Mioxen sau đó giảm dần.
• Hệ thống đứt gãy Bắc - Nam: Là các đứt gãy nằm ở khu vực Bắc của bể với
biên độ nhỏ và chiều dài thường dưới 10km.
• Hệ thống đứt gãy đồng trầm tích: Thường xẩy ra cùng thời gian với quá trình
trầm tích, các đứt này có chiều dài không quá 4 - 5km.
• Hệ thống đứt gãy sau trầm tích: Chiếm đa số ở bể Cửu Long, chúng có chiều
dài lớn và biên độ từ vài trăm mét đến 2000m. Các đứt gãy này tập trung phía
Tây bể Cửu Long ít hơn phía Đông và Đông Bắc.
Các hệ thống đứt gãy chính có biên độ lớn tạo nên các đới nứt nẻ trong khối
nhô móng làm tăng độ rỗng, độ thấm của tầng móng và tầng móng trở thành tầng chứa
quan trọng của bể Cửu Long. Ngoài ra, sau khi tích tụ dầu khí đã được hình thành
nhưng do quá trình kiến tạo, các đứt gãy hoạt động mạnh mẽ xuyên cắt qua bẫy nên
dầu khí trong bẫy sẽ dịch chuyển đi chỗ khác, nơi có điều kiện thuận lợi để chứa nó.
Tóm lại, đứt gãy vừa có thể đóng vai trò trong tạo bẫy chứa và chắn dầu khí,
nhưng nó lại vừa có thể đóng vai trò phá huỷ. Do đó việc nghiên cứu kiến tạo cho
vùng hay một cấu tạo là công việc hết sức quan trọng, phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò.


Hình 2.1: Hệ thống đứt gãy chính bể Cửu Long
2.2.

Phân chia, mô tả các đơn vị cấu tạo
Việc phân chia các đơn vị cấu tạo được dựa trên đặc điểm cấu trúc địa chất của
từng khu vực với sự khác biệt về chiều dày trầm tích và thường giới hạn bởi những đứt
gãy hoặc hệ thống đứt gãy có biên độ đáng kể. Nếu coi bể Cửu Long làđơn vị cấu trúc


24
bậc 1 thì trong bể Cửu Long chia ra các cấu trúc bậc 2 gồm: Trũng phân dị Bạc Liêu;
Trũng phân dị Cà Cối; Đới nâng Cửu Long; Đới nâng Phú Quý; Trũng chính bể Cửu
Long; Sườn nghiêng Tây Bắc; Sườn nghiêng Đông Nam; Trũng Đông Bắc; Trũng Tây
Bạch Hổ; Trung Đông Bạch Hổ; Đới nâng Trung Tâm; Đới nâng phía Tây Bắc; Đới
nâng phía Đông; Đới phân dị Tây Nam vàĐới phân dị Đông Bắc
Theo đường đẳng dày trầm tích 2km thì trũng chính Cửu Long thể hiện rõ nét là
một trũng khép kín dạng hình trăng khuyết với vòng cung hướng ra phía Đông
Nam.Toàn bộ triển vọng dầu khí của bể Cửu Long đều tập trung ở vùng này. Vì vậy
cấu trúc của trũng được nghiên cứu khá chi tiết vàđược phân ra thành các đơn vị cấu
trúc nhỏ hơn như một bể thực thụ. Các đơn vị bậc 3 bao gồm: trũng Đông Bắc, trũng
Tây Bạch Hổ, trũng Đông Bạch Hổ, sườn nghiêng Tây Bắc, sườn nghiêng Đông Nam,
đới nâng Trung Tâm, đới nâng phía Bắc, đới nâng phía Đông, đới phân dị Đông Bắc,
đới phân dị Đông Nam. Trong đó, cấu tạo Y nằm trong đới nâng Trung Tâm.

Hình 2.2: Sơ đồ phân vùng kiến tạo bể Cửu Long[ 2 ]
• Đới nâng Trung Tâm:
Là đới nâng kẹp giữa hai trũng Đông và Tây Bạch Hổ và được giới hạn bởi các
đứt gãy có biên độ lớn với hướng đồ chủ yếu về phía Đông Nam. Đới nâng bao nhiêu
gồm các cấu tạo dương có liên quan đến những khối nâng cổ của móng trước Kainozoi
như: Bạch Hổ, Rồng. Các cấu tạo bị chi phối không chỉ bởi các đứt gãy thuận hình

thành trong quá trình tách giãn mà còn bởi các đứt gãy trượt bằng và chờm nghịch do
ảnh hưởng của sự ép vào Oligoxen muộn
• Trũng Đông Bắc:
Là trũng sâu nhất có chiều dày trầm tích có thể đạt đến 8km. Trũng có phương
kéo dài dọc theo trục chính của bể, nằm kẹp giữa hai đới nâng và chịu khống chế bởi
các đứt gãy chính hướng Đông Bắc – Tây Nam.
• Trũng Tây Bạch Hổ:


25
Trong một số tài liệu trũng này được ghép chung với trũng Đông Bắc. Tuy
nhiên, về đặc thù kiến tạo giữa hai trũng này có sự khác biệt đáng kể, đặc biệt là
phương của các hệ thống đứt gãy chính. Trũng Tây Bạch Hổ bị khống chế bởi các đứt
gãy kiến tạo có phương á vĩ tuyến, tạo sự gấp khúc của bể. Chiều dày trầm tích của
trũng có thể đạt tới 7,5km.
• Trũng Đông Bạch Hổ:
Nằm kẹp giữa đới nâng Trung Tâm về phía Tây, sườn nghiêng Đông Nam về
phía Đông – Đông Bắc và đới nâng Đông Bắc về phía Bắc. Trũng có chiều dày trầm
tích đạt tới 7km và là một trong ba trũng tách giãn của bể.

Hình 2.3: Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long[ 2 ]
.
2.3. Phân tầng cấu trúc
Với các đặc điểm cấu trúc như trên và các đặc điểm địa tầng của bể Cửu Long,
dựa vào các quan hệ bất chỉnh hợp, người ta chia cấu trúc bể Cửu Long thành hai
tầng cấu trúc chính như sau:
• Tầng cấu trúc móng trước Kainozoi
Tầng cấu trúc này được hình thành tạo bởi các đá móng trước Kainozoi bao
gồm các loại đá móng biến chất (phyllit), các đá móng thuộc nhóm granit như granit,
granodiorit, diorite thạch anh. Chúng là các khối nhô cổ ăn sâu vào bể hoặc các khối

nâng ven rìa tạo thành mặt móng cổ gồ ghề, phân dị. Ngoài ra còn có các loại đá
móng phong hóa, nứt nẻ.Bề mặt của tầng cấu trúc gồ ghề biến dị mạnh và bị nhiều
đứt gãy lớn phá hủy.
• Tầng cấu trúc tầm tích Kainozoi
Tầng cấu trúc này bao gồm tất cả các đá được tạo thành trong giai đoạn
Kainozoi và được chia ra làm 3 phụ tầng cấu trúc. Các phụ tầng cấu trúc này được
phân biệt với nhau bởi sự biến dạng cấu trúc, phạm vi phân bố và bất chỉnh hợp.
o Phụ tầng cấu trúc dưới
Phụ tầng cấu trúc dưới được tạo thành bởi hai tập trầm tích: Tập trầm tích phía
dưới có tuổi Oligoxen dưới – hệ tầng Trà Cú, phủ bất chỉnh hợp lên móng phong hóa.
Tập trầm tích phía trên tương ứng với Trầm tích Trà Tân, phạm vi mở rộng đáng kể,
chủ yếu là sét, bột được lắm đọng trong môi trường sông hồ, châu thổ và được giới
hạn phía trên bởi bất chỉnh hợp Oligoxen – Mioxen.


×