Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH CÓ HỌC LỰC YẾU KÉM SỚM HÒA NHẬP VỚI CÁC BẠN CÙNG TRANG LỨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.71 KB, 4 trang )

THAM LUẬN TỔ TỰ NHIÊN
TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG HỌC SINH CÓ HỌC LỰC YẾU KÉM
SỚM HÒA NHẬP VỚI CÁC BẠN CÙNG TRANG LỨA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rất nhiều chuyên gia về giáo dục, cho rằng: “ người mù chữ’’ trong tương
lai không còn là người không biết đọc nữa, mà là những người không học được
cách nắm bắt tri thức, không biết cách tự nghiên cứu vấn đề, không có khả năng
dự đoán. Chính điều này đã yêu cầu học sinh không những phải nắm bắt được
những tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết cách học như thế nào.
Phương pháp học khoa học chính là nhịp cầu để dẫn tới thành công. Đặc
biệt đối với những học sinh chỉ biết học một cách bị động, không biết chủ động tìm
kiếm tri thức trong học tập thì tương lai sau này các em sẽ gặp phải những khó
khăn, thậm chí không có cách nào thích nghi với hoàn cảnh xung quanh mình. Chỉ
có cách học hỏi, nắm bắt phương pháp học tập khoa học mới có thể thích ứng
được với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão hiện nay, mới có thể đem đến được
cho xã hội những cống hiến có tính sáng tạo. Nhưng thực tế hiện nay ở các trường
THCS trong huyện Cao Lãnh, nhất là vùng sâu xã Gáo Giồng vẫn còn nhiều em
học sinh có học lực yếu, kém vì chưa có phương pháp học thích hợp.
Nhiệm vụ chủ yếu của người thầy hôm nay chính là hướng dẫn các em
phương pháp học thích hợp với hoàn cảnh của gia đình, với năng lực hiện có của
bản thân. Vì lẽ trên tôi trăn trở và đề xuất: “Một số biện pháp khắc phục tình
trạng học sinh có học lực yếu, kém sớm hòa nhập với các bạn cùng trang lứa”.

II. THỰC TRẠNG :
Hiện nay các trường THCS trong huyện còn nhiều học sinh có học lực yếu,
kém là do:
- Hoàn cảnh gia đình của các em quá khó khăn, nhà xa trường, đường giao
thông không thuận tiện, phải hằng ngày đi bộ đến trường mất rất nhiều thời gian,


gia đình ít quan tâm đến việc học tập của các em.
- Bên cạnh đó các em còn quá nhỏ mà phải phụ giúp gia đình nhất là đến
mùa nước và mùa lúa các em phải nghỉ học rất nhiều buổi để phụ giúp gia đình
như đi làm lúa, chăm sóc em, thậm chí cùng cha mẹ đi cắt lúa mướn…
- Phương pháp dạy học chịu ảnh hưởng nặng nề của cách dạy học cũ, trong
đó giáo viên chỉ lo thuyết giảng để truyền thụ kiến thức có sẵn trong sách. Cả giáo
viên và học sinh thiếu chủ động, thiếu sáng tạo, học tập ít gắn bó với giải quyết các
vấn đề của đời sống. Vì vậy, dạy học ở trong trường học thường đơn điệu, nặng nề,
ít hấp dẫn học sinh.
- Gia đình chưa xây dựng cho học sinh được góc học tập hợp lý phù hợp với
lứa tuổi của các em.
Nguyễn Thành Của

24


- Học sinh lạm dụng với việc sử dụng máy tính bỏ túi nên dẫn đến việc làm
tính rất yếu.
- Trước những thay đổi rất lớn của xã hội nhiều phương tiện kỹ thuật hiện
đại, nhiều cơ sở vui chơi giải trí mọc lên, gia đình quản lý con cái lỏng lẻo dẫn đến
việc học tập của con cái bị sa sút rất nhiều.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn dẫn đến tình hình sức khỏe của học sinh
phát triển rất kém nên một bộ phận không nhỏ học sinh có chỉ số phát triển trí tuệ
không phù hợp với độ tuổi mà em có. Do đó khi đến trường học các em không theo
kịp các bạn cùng trang lứa, mặc dù giáo viên rất tận tình trong việc dạy dỗ.
- Một số phụ huynh chưa nắm bắt rõ yêu cầu mục tiêu giáo dục của từng bậc
học dẫn đến việc quan tâm vấn đề học tập của học sinh chưa đúng mức nên kết quả
học tập của học sinh còn thấp.
- Học sinh chưa hình thành được thói quen tự học tập ở nhà cùng với sự
không quan tâm của phụ huynh học sinh dẫn đến việc học trước quên sau nhớ

không sâu, không kỹ dẫn đến học sinh yếu, kém.
- Ngoài ra những bậc phụ huynh rất ít quan tâm đến vấn đề học tập của con
cái ngay từ bậc tiểu học, hoặc phụ huynh không hiểu rõ tâm lí trẻ, không có một
phương pháp sư phạm nhất định thì trẻ khó tiếp thu bài khi học ở nhà. Bên cạnh đó
do cơ chế giáo dục của nhiều năm qua dẫn đến hậu quả một số học sinh yếu, kém.
Trước những lí do trên và những thực tế hiện nay ở các trường thì cần phải đưa ra
những giải pháp thiết thực nhất, có hiệu quả nhất để đẩy lùi tình trạng trên.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Học tập nhất định phải kiên trì, tục ngữ có câu “Nước chảy đá mòn”, “ kiến
tha lâu cũng có ngày đầy tổ”. Do đó giáo viên phải xây dựng cho học sinh kế
hoạch học tập tốt nhất và phải có phụ huynh thường xuyên giám sát và có những
yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân học sinh. Chúng ta đều biết nghệ thuật trong
dạy học là sáng tạo. Đặc biệt đối với những học sinh có học lực yếu, kém thì nghệ
thuật ấy càng có giá trị. Do đó đối với những học sinh này tôi đã thực hiện các giải
pháp sau đây:
- Xây dựng nề nếp học bài, tự làm bài ở trường và ở nhà của học sinh. Xây
dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò góp phần khắc phục dần những mặt còn yếu
của học sinh.
- Kết hợp với gia đình cùng chăm lo đến kết quả học tập của các em như:
thường xuyên liên lạc với phụ huynh để cùng trao đổi việc học tập của con em.
- Dạy không gò ép luôn luôn khuyến khích động viên học sinh, đồng thời
tạo được niềm tin vào sức học của chính các em, giúp các em vượt qua mặc cảm,
gây không khí thoải mái trong tiết học.
- Đối với những học sinh yếu, kém dạy phân chia theo từng đối tượng,
không dạy đại trà. Luôn đối xử công bằng và tạo mọi điều kiện cho các em học tập
tốt.
Nguyễn Thành Của

25



- Các giáo viên trong tổ mở chuyên đề tìm ra nguyên nhân học sinh học
yếu, kém để giáo viên trong tổ cùng tham dự để tìm giải pháp khắc phục tình trạng
trên.
- Các ban ngành và đoàn thể trong nhà trường thống nhất đưa ra giải pháp
tốt nhất là mỗi giáo viên phụ đạo một nhóm học sinh theo lớp mình giảng dạy.
- Nhân rộng mô hình “Đôi bạn cùng tiến” giúp các em học yếu vươn lên.
- Giáo viên cho học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa để khắc
phục những mặc cảm cố gắng vươn lên trong học tập.
- Giáo viên hãy đặt mình vào vị trí của học sinh. Điều quen thuộc đối với
thầy giáo có thể là điều rất mới đối với học sinh.
- Giáo viên đừng bỏ qua câu trả lời của học sinh mà hãy khai thác, khuyến
khích, khen ngợi, xây dựng niềm tin ở các em.
- Giáo viên phải tạo uy tín đối với học sinh, luôn xây dựng tập thể cùng họp
tác giúp đỡ nhau trong nhóm, tổ, lớp.
- Giáo viên phải theo dõi, kiểm tra bằng nhiều hình thức để kịp thời phát
hiện và biểu dương những tiến bộ nhỏ của các em, kịp thời phát hiện và có biện
pháp giúp các em khắc phục những sai lầm về kiến thức kỹ năng.
- Biện pháp cơ bản để bồi dưỡng học sinh yếu, kém là giúp các em phương
pháp suy nghĩ, phương pháp học tập là tạo điều kiện để các em học tập với tốc độ
thích hợp, với những bài tập và câu hỏi vừa trình độ để nâng dần các em lên,
thường xuyên ôn tập, cũng cố những kiến thức đã học là cần thiết cho việc tiếp thu
kiến thức mới, giúp các em vươn lên bằng sức của chính mình. Không nên cho học
sinh học thêm ngoài những bài mà các em phải làm cùng với cả lớp, vì như vậy các
em phải làm việc với quá nhiều. Hợp lí hơn là chỉ cho học sinh làm những bài tập
đơn giản.
- Các giáo viên trong nhà trường cùng các đoàn thể luôn hỗ trợ kịp thời
những thiếu thốn của học sinh về vật chất lẫn tinh thần để học sinh vượt qua lúc
khó khăn nhất.

- Hướng dẫn cho học sinh biết cách ghi chép bài. Nó có tác dụng lý giải và
ghi nhớ kiến thức và là một phần nhất định cần phải nắm bắt.
- Song bên cạnh đó rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh là rất quan
trọng, xây dựng cho các em có phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, tạo
điều kiện cho các em nắm vững tri thức khoa học.
Qua hơn một năm thực hiện các giải pháp trên tôi nhận thấy không chủ quan
rằng: Tình trạng học sinh có học lực yếu, kém mỗi ngày một tiến bộ, các em tự tin
hơn, thể hiện được mình nhiều hơn, hy vọng các em sẽ bắt kịp các bạn cùng trang
lưa trong một tương lai không xa.

IV. KIẾN NGHỊ
+ Đối với Chính quyền :
- Tuyên truyền những gương người tốt, việc tốt nhằm kích thích mọi người
làm việc tốt, việc có ích cho xã hội .
Nguyễn Thành Của

26


- Hỗ trợ những gia đình thật sự khó khăn về kinh tế nhưng mong muốn cho
con mình được đến trường lớp.
+ Đối với Đoàn thể chính trị, xã hội:
- Các Ban quản lý ấp và đoàn thể chính trị - xã hội nắm bắt chủ trương, chủ
động kết hợp vận động.
- Tạo quỹ giúp học sinh thuận tiện đến trường học (giúp tập sách, phương
tiện, tiền đóng các khoản tiền nếu không nằm trong chế độ miễn giảm,…)
- Trong những trường hợp cá biệt, công an cần hỗ trợ cùng nhà trường và
đoàn thể chính trị – xã hội giải quyết, giáo dục và giải quyết triệt để những vụ việc
mang tính chất nghiêm trọng như : hút chích, trộm cắp, băng nhóm đánh nhau,…
+ Đối với CMHS cần:

- Quan tâm hơn nữa và phải có trách nhiệm trước việc học của con em mình.
- Thường xuyên liên hệ với trường, để nắm bắt thông tin về việc học của con
em , nhằm uốn nắn - động viên kịp thời mỗi khi các em gặp khó trong học tập.
- Xem trọng việc học, luôn ý thức tự rèn luyện đạo đức và tính tự lập trong
cuộc sống của bản thân ông ,bà, cha, mẹ là tấm gương để con cháu noi theo.
- Cần quản lý giờ giấc đi về, nhất là việc học của các con.
Để đảm bảo cơ sở vật chất dạy học , cha mẹ học sinh cần hỗ trợ :
- Hoàn thành sớm các khoản tiền quy định để bổ sung cho hoạt động dạy và
học (xây dựng phòng thực hành thí nghiệm, đèn –quạt, dụng cụ lao động-vệ sinh ,
hệ thống cây xanh, hoạt động phong trào,…)
+ Đối với giáo viên:
- Yêu cầu người giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến học sinh đặc biệt
là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chậm phát triển, những học
sinh gia đình ít quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đối với việc học tập của
con cái.
- Việc học tập của học sinh khởi đầu từ bậc tiểu học. Do đó đối với giáo viên
đặc biệt là giáo viên dạy tiểu học cần phải quan tâm chú ý đối với những học sinh
yếu để phụ đạo kịp thời.
- Giáo viên phải luôn bám sát học sinh, tìm hiểu thông tin ngược từ phía học
sinh để kịp thời bồi dưỡng những mặt còn yếu của học sinh. Thực tế cho thấy có
những vấn đề chủ quan giáo viên cho là đơn giản thì đối với học sinh lại là vấn đề
nan giải. Giáo viên cần kiên trì bền bỉ, gần gũi học sinh, nhiệt tình tận tụy trong
giảng dạy. Từ đó sẽ cảm hóa được học trò, các em sẽ mạnh dạn trao đổi ý kiến với
giáo viên, hứng thú, tích cực học tập hơn và kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý đại biểu và các thầy cô
giáo và quý vị đại biểu về dự hội thảo.
Gáo Giồng, ngày tháng
Người thực hiện

Nguyễn Thành Của


năm

27



×