Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

GIÁO DỤC sử DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ CÓ HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.06 KB, 22 trang )

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ CÓ HIỆU QUA
Đồng Nai, ngày 19 tháng 01 năm 2011
Nhóm thực hiện:
Lưu Quang Ban – Trương Công Đức – Trần Văn Sơn
PHẦN MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
1.1 Năng lượng
- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Năng lượng là độ đo định lượng chung cho mọi dạng vận
động khác nhau của vật chất.
- Theo Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông: Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng
cho khả năng sinh công của một vật.
- Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả thì năng lượng được hiểu là dạng vật chất có khả năng sinh công.
1.2 Các dạng năng lượng: Việc phân loại phụ thuộc vào mục đích khác nhau.
1.2.1 Phân loại theo vật lý - kĩ thuật: cơ năng, nội năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng
hạt nhân.
1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc năng lượng:
- Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần gồm NL từ nhiên liệu hóa thạch và NL từ nguyên
liệu nguyên tử.
- Năng lượng tái sinh là năng lượng có thể phục hồi theo chu trình biến đổi của thiên nhiên.
- Năng lượng không tái sinh là năng lượng không phục hồi khi khai thác và sử dụng.
- Năng lượng sinh khối sinh ra do đốt hoặc chuyển đổi nhiệt hóa học từ vật liệu có nguồn gốc
hữu cơ.
- Năng lượng cơ bắp.
1.2.3 Phân loại theo dòng biến đổi năng lượng:
- Năng lượng sơ cấp là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như than, dầu thô, khí tự
nhiên, năng lượng nguyên tử, thuỷ năng, củi gỗ....
- Năng lượng thứ cấp là nguồn năng lượng đã được chuyển đổi từ những năng lượng khác như
điện năng, hơi nước của lò hơi, sản phẩm cracking dầu mỏ....
- Năng lượng cuối cùng là năng lượng sau khâu truyền tải, vận chuyển được cấp tới nơi tiêu thụ,


người sử dụng.
- Năng lượng hữu ích là năng lượng cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn thất của thiết
bị sử dụng năng lượng.
1.3 Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang các dạng khác, song trong một hệ kín năng
lượng có giá trị không đổi. Trong tự cũng như trong kỹ thuật có rất nhiều hiện tượng ở đó diễn ra các
quà trình chuyển hoá năng lượng như:
-Cơ năng thành nhiệt.
-Cơ năng thành điện.
-Quang năng thành điện.
-Điện năng thành các dạng khác.
Trong kĩ thuật người ta thường vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để phân
tích các quá trình sử dụng năng lượng, từ đó tìm ra phương thức sử dụng năng lượng sao cho hiệu quả
nhất.
1.4 Vai trò của năng lượng đối với con người.
1.4.1. Tình hình sử dụng năng lượng trong đời sống và trong sản xuất:
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển
và chất lượng cuộc sống con người. Ngày nay, có thể thấy rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng
thường có tác động rất lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy, nhiều nước đã đưa
vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề “an ninh năng lượng” đối với sự phát triển quốc
gia.
Trang-1


Tình hình sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam như sau:
-Nhu cầu năng lượng càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành sản xuất
công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu vẫn là các nguồn năng lượng hoá thạch như: than đá,
dầu, khí tự nhiên.
-Điện năng là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vì nó dễ dàng chuyển hoá từ các dạng năng

lượng khác khi sảng xuất điện năng. Đồng thời khi sử dụng nó cũng dễ dàng chuyển hoá thành các dạng
năng lượng khác. Vì vậy việc sản xuất và sử dũng điện năng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lượt năng
lượng của mỗi quốc gia.
1.4.2. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hoá thạch:
Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện nay trên thế giới
cũng như năng lượng đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng không tái sinh như than, dầu lửa, khí đốt
đang bị cạn kiệt. Dân số toàn cầu hiện nay đã hơn 6 tỉ người. Muốn duy trì sự phát triển của xã hội cần
khai thác được các nguồn tài nguyên lớn trong đó có tài nguyên năng lượng. Việc tiếp tục thăm dò có thể
phát hiện thêm các nguồn năng lượng than, dầu, khí mới. Tuy nhiên về lâu dài, các nguồn năng lượng
hoá thạch sớm muộn sẽ cạn kiệt, việc thiếu hụt năng lượng cho nền kiinh tế và đời sống là một thách
thức thật sự.
1.4.3. Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường:
Các nguồn năng lượng hoá thạch thường nằm sâu trong lòng đất. Vì vậy, việc khai thác chúng
thường phải xây dựng hầm lò (trong khai thác than), tiến hành việc khoan, bơm qui mô lớn (khai thác
dầu khí)
Việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch có quy mô càng lớn thì càng ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính là một trong những nguyên nhân chủ
yếu tác động đến môi trường trên trái đất.
Ở Việt Nam, các biểu hiện và hậu quả biến đổi khí hậu Trái đất đã bộc lộ ngày càng rõ: Thời tiết
bất thường, bão lũ và khô hạn thường xuyên hơn ….
II. XU HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUA Ở VIỆT NAM VÀ
TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Khái niệm tiết kiệm, hiệu quả.
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
“sử dụng NLTK&HQ là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng,
giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm
bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt”
Ta có thể hiểu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nghĩa là giảm bớt số năng lượng sử
dụng bằng cách loại bỏ việc tiêu thụ năng lượng lãng phí không cần thiết và không đúng cách. Điều đó
còn có nghĩa là sử dụng năng lượng phù hợp với mục đích sử dụng, không lãng phí, sử dụng những thiết

bị ít tiêu hao năng lượng; sử dụng năng lượng hiệu quả có nghĩa là giảm mức tiêu thụ năng lượng cho
cùng một nhu cầu, một công việc hoặc cùng một đơn vị sản phẩm.
Bằng việc tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, các cá nhân, hộ gia đình,
tập thể, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đồng thời góp phần tiết kiệm được tài
nguyên của đất nước, bảo vệ môi trường.
2 Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Các nguồn tài nguyên năng lượng đang bị khai thác với một tốc độ lớn để đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng kinh tế, đang dần bị cạn kiệt.
- Những vấn đề môi trường gây ra do hoạt động của con người, trong đó việc khai thác, sử dụng
các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch đóng góp phần chủ yếu.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đóng góp vào thực hiện các nguyên tắc phát triển bền
vững của trái đất cũng như của mỗi quốc gia.
2.3 Xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Để thực hiện thành công việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngoài các giải pháp kỹ
thuật như sử dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tìm các nguồn năng lượng mới
thay thế. Hiện nay các quốc gia quan tâm tới giải pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức người
tiêu dùng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Trang-2


2.4 Các biện pháp chung về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
2.4.1.Các biện pháp quản lí:
-Xây dựng các văn bản pháp qui về sử dụng NLTK&HQ.
- Lựa chọn cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao về sử dụng năng lượng; phát triển hợp lí các ngành
tiêu thụ nhiều năng lượng.
- Có chính sách ưu tiên đối với việc phát triển các nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng
tái sinh.
- Hợp lí hoá quá trình sản xuất.
2.4.2. Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục:

- Đưa nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào các cấp học.
- Tuyên truyền về sử dụng NLTK&HQ trong gia đình, trường học, cộng đồng..
- Xây dựng nhà trường sử dụng NLTK&HQ.
2.4.3. Các biện pháp kĩ thuật:
- Giảm tổn thất trong quá trình vận chuyển năng lượng.
- Giảm tổn thât trong quá trình sử dụng năng lượng.
- Sử dụng các thiết bị điều khiển tự động để giảm tiêu thụ năng lượng.
- Đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất máy móc, tăng cường sử dụng thiết bị có hiệu swts sử
dụng năng lượng cao.
- Thu hồi năng lượng thải từ các quá trình sản xuất, sinh hoạt và tái sử dụng.
- Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hoá thạch.
2.5 Các giải pháp công nghệ và kĩ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
- Sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường: năng lượng sinh học, năng
lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng biển, năng lượng địa nhiệt.
- Các giải pháp kĩ thuật và công nghệ mới nhằm làm giảm nhu cầu về năng lượng mà vẫn đảm
bảo sự phát triển của sản xuất và xã hội.
III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUA QUA DẠY HỌC
CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS
3.1 Vai trò của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường THCS
Để thực hành quốc sách tiết kiệm nói chung, chính sách sử dụng NLTK&HQ nói riêng thì nhà
trường phổ thông có một vai trò rất quan trọng. Vai trò đó thể hiện ở các mặt:
3.1.1. Về cơ sở lí luận:
- Nhà trường đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ thông qua hoạt động dạy học.
- Nhà trường đóng vai trò quan trọng đối với giáo dục sử dụng NLTK&HQ vì ngoài đối tượng
học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội.
3.1.2. Về cơ sở thực tiễn:
- Học sinh, giáo viên có số lượng lên đến 22 triệu người, là lực lượng hùng hậu, là đối tượng
quan trọng thực hiện sử dụng NLTK&HQ. Đồng thời đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện tuyên
truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện sử dụng NLTK&HQ
- Đổi mới giáo dục hiện nay là để đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

3.2 Cơ sở pháp lí của việc triển khai giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào hệ thống
giáo dục quốc dân:
- Nghị định 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
- Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Luật Điện lực 2005 qui định về tiết kiệm điện trong phát điện, truyyền tải và phân phối điện
- Chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo Quyết định
79/2006/QĐ-TTg-CP của thủ tướng chính phủ.
3.3 Mục tiêu của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong dạy học các môn học ở
cấp THCS
3.3.1. Kiến thức:
Người học hiểu biết về:
- Khái niệm năng lượng; các loại năng lượng; sự chuyển hoá các dạng năng lượng; vai trò của
năng lượng đối với con người;
- Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên; năng lượng hiện nay
- Những ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi
trường;
Trang-3


- Xu hương sử dụng năng lượng hiện nay; các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng;
- Ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
3.3.2. Kĩ năng:
Người học thực hiện được các kỹ năng sau:
- Có thể liên kết kiến thức giữa các môn học với nhau với các khái niệm năng lượng, các dạng
năng lượng và các nguồn năng lượng;
- Có thể giải thích cơ sở khoa học của các quá trình, biện pháp thực hành sử dụng tiết kiệm năng
lượng hiệu quả trong đời sống hàng ngày;
- Có khả năng tuyên truyền giải thích phổ biến cho các thành viên khác trong gia đình và cộng
đồng

3.3.3.Hành vi, thái độ:
- Ý thức được nguồn năng lượng là đa dạng, nhưng không phải là vô tận
- Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng
lượng
- Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc khai thác, sử dụng năng lượng không hợp lý;
- Thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong gia đình, nhà trường, cộng đồng;
- Có thói quen áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng;
- Ham muốn tìm tòi, khám phá nguồn năng lượng;

Trang-4


PHẦN HAI
MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN THAM KHAO
VỀ VIỆC TÍCH HỢP GD SDNLTK& HQ TRONG MÔN HỌC VẬT LÍ BẬC THCS
Học viên cần nắm:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) của
môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ.
I. MỤC TIÊU,NGUYÊN TẮC,MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GD SDNLTK& HQ :
Hoạt động 1
Bạn đã biết được mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ trong trường THCS. Căn cứ vào
mục tiêu, nội dung, chương trình môn Vật lí cấp THCS, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1.
2.

Xác định mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Vật lí.
Nêu nguyên tắc và các mức độ tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Vật lí.


Bạn hãy độc lập suy nghĩ, sau đó trao đổi trong nhóm .
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức
- HS nêu được các khái niệm cơ bản như: năng lượng, cơ năng, điện năng, nhiệt năng, hạt
nhân nguyên tử, công, công suất, hiệu suất; các định luật Jun - lenxơ và các máy phát điện, máy cơ…,
vận dụng để sử dụng NLTK & HQ có thể trình bày lại hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.
- HS hiểu được nguồn gốc sinh ra các dạng năng lượng, các máy và hoạt động tiêu thụ năng
lượng, hiệu suất của quá trình và vận dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng lượng trong
đời sống cũng như khoa học kỹ thuật.
- HS vận dụng giữa các khái niệm cơ bản mà GV đã giới thiệu tích hợp và trình bày trên lớp
với thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
- HS sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không chỉ có những điều đã được
học hoặc trình bày trong SGK mà còn có những điều phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề
giống với các tình huống HS gặp phải trong đời sống.
b. Về kĩ năng
- Làm TN, quan sát, nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế việc sử dụng năng lượng ở địa
phương.
- Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về sử dụng NLTK & HQ qua
môn Vật lí: sử dụng các thiết bị điện, vận hành các động cơ.
- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường, tác động của con người
vào môi trường thông qua việc khai thác tài nguyên năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt ...) và phát triển
các ngành công nghiệp.
- Liên kết các môn học với nhau về sử dụng NLTK & HQ.
c. Về thái độ, hành vi
Có hành vi sử dụng NLTK & HQ ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em
đang sống; có thái độ phê phán và tuyên truyền về sử dụng NLTK & HQ trong gia đình và cộng đồng.

Nội dung trong chương trình vật lí THCS có nhiều khả năng để khai
thác dạy tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ . Các phần học như : Cơ học, Nhiệt học, Điện học và Quang
học đều được HS tìm hiểu từ lớp 6 đến lớp 9.Trong mỗi phần học đều có các bài dạy có thí nghiệm thực

hành , do vậy việc tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ cho HS trong quá trình giảng dạy là rất thuận lợi.

Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ trong vật lí ở trường THCS được
tích hợp với khối lượng kiến thức, phương pháp, hình thức phù hợp:
+ Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Ý thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
Trang-5


-

+ Kĩ năng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống.
2. CÁC NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP:
Nguyên tắc 1:Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục SDNL TK & HQ có chọn lọc,
có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện.
Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của Học
Sinh và kinh nghiệm thực tế của các em .
3.MỨC ĐỘ TÍCH HỢP :
Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ở môn Vật lí cấp THCS có 3 mức:
+ Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội
dung của giáo dục SDNLTK&HQ.Ví dụ trong chương trình SGK vật lí 9 có bài về ”sử dụng an toàn và
tiết kiệm điện năng ”Trong trường hợp này GV chỉ cần quan tâm nhấn mạnh khía cạnh nâng cao hiệu
suất đèn chiếu sáng để tiết kiệm điện năng và các biện pháp giảm thiểu việc sử dụng điện một cách vô
ích . . .
+ Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục
SDNLTK&HQ. Ví dụ : bài”Các tác dụng của ánh sáng ”trong chương trình SGK vật lí 9 Ở đây GV có
thể tích hợp các nội SDNLTK&HQ bằng việc khai thác khía cạnh sử dụng nguồn năng lượng mặt trời
thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch; Như vậy có thể giảm thiểu được nhiều sự phát phải các
khí gây ô nhiễm môi trường, cũng như làm giảm tiếng ồn khi các thiết bị hoạt động.

+ Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách phù hợp với nội
dung giáo dục SDNLTK&HQ. Ví dụ trong chương trình SGK vật lí 8 có bài về ”Sự chuyển hóa và bảo
toàn cơ năng ”. Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học để liên hệ với thực tế sản
xuất điện năng hiện nay : nhờ thế năng chuyển hóa thành động năng , mà chúng ta có một nguồn năng
lượng điện lớn để sử dụng ...song các nguồn năng lượng đó tuy nhiều nhưng không phải là vô tận.
Chúng ta cần phải biết tiết kiệm nguồn năng lượng đó để sử dụng lâu dài .
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI CÓ TÍCH HỢP GD SDNLTK&HQ .

Hoạt động 2:
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình môn Vật lí cấp THCS, bạn
hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1.

Nêu hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Vật
lí.

2.

Nêu phương pháp dạy học và các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục

SDNLTK&HQ trong môn Vật lí.
1. Các hình
giáosau
dục đó
SDNLTK&HQ
qua nhóm
môn Vật
Bạnthức
hãydạy
độchọc

lậptích
suyhợp
nghĩ,
trao đổi trong
. lí cấp THCS
Việc đưa các nội dung giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Vật lí cấp THCS có thể thực hiện theo
2 kiểu tổ chức hoạt động :
+ Kiểu 1: thông qua các bài học trên lớp.
GV thực hiện các phương thức TH với các mức độ đã nêu ở trên.
Các hoạt động của GV có thể bao gồm:
Hoạt động 1:
Nghiên cứu CT, SGK :
Hoạt động 2:
Xác định các nội dung giáo dục định TH vào nội dung bài dạy.
Hoạt động 3:
Lựa chọn các PPDH và PTDH phù hợp, tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập
của HS .
Hoạt động 4:
Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể.
Trang-6


+ Kiểu 2: thông qua một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức các
môn học.
Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức các môn học trong các tình
huống gần với cuộc sống hơn, huy động kiến thức từ nhiều môn học
2. Phương pháp:
Dạy học tích hợp dựa trên cơ sở của tâm lí học của sự phát triển của và các xu hướng sư phạm
tích cực về quá trình dạy học . Vì vậy để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp các nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ qua môn Vật lí cấp THCS, cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như :

- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề :
Tùy theo đối tượng HS và điều kiện dạy học Gv có thể vận dụng 4 mức độ cho phương pháp
này :
+ Mức 1 : GV nêu vấn đề ,nêu cách giải quyết
HS thực hiện giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.
GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
+ Mức 2 : GV nêu vấn đề ,gợi ý cách giải quyết
HS thực hiện giải quyết vấn đề .
GV và HS đánh giá kết quả.
+ Mức 3 : GV cung cấp thông tin tạo tình huống.
HS phát hiện ,xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất giả thuyết và lựa chọn giải
pháp; đồng thời HS thực hiện giải quyết vấn đề có sự của GV khi cần .
GV và HS đánh giá kết quả.
+ Mức 4 : HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề phải giải quyết
HS tự đánh giá kết quả.
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học tích cực được
khuyến khích vận dụng ở mọi cấp học .Vì nó phát triển được năng lực tự lực , năng lực sáng tạo của
người học
Tuy nhiên , để vận dụng tốt phương pháp này cần phân tích , lựa chọn nội dung dạy học
chi tiết , cụ thể và phát huy cao vai trò tổ chức , cố vấn của GV
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ :
Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả tốt và là phương pháp dạy học được vận dụng rộng rãi
khi tích hợp các nội dung giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Vật lí cấp THCS.
Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó
cùng nhau đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Phương pháp học tập theo dự án.
Dạy học dự án là một phương pháp ,một hình thức quan trọng để thực hiện quan điểm
dạy học lấy người học làm trung tâm , quan điểm dạy học tích cực hóa và quan điểm dạy học tích hợp .
Đối với HS bậc THCS có thể cho các em nghiên cứu một vấn đề sử dụng năng lượng ở
địa phương nơi các em đang sinh sống ( chẳng hạn : Sử dụng án toàn và tiết kiêm điện năng ), GV là

người hướng dẫn .
Việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu nên vừa sức của HS và phù hợp với điều kiện hiện
có của trường và của địa phương .
Học tập theo dự án sẽ tạo hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập ,phương pháp giải
quyết vấn đề , hạn chế việc học thụ động của HS .
Ngoài ra ,Có thể kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như:
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực tế:
Học sinh có thể tham gia hoạt động tham quan, khảo sát thực tế sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong phạm vi các em có thể tiếp cận với sự chỉ dẫn của giáo viên. Điều đó giúp học sinh kiểm
nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan
sát, phân tích, rèn luyện hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Phương pháp thí nghiệm:
Phương pháp thí nghiệm giúp cho việc tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra trong cuộc sống
hàng ngày, đơn giản hoá các quá trình cho học sinh quan sát dễ tiếp thu.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục:
Nên khai thác những hiện tượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và chưa tiết kiệm, gần gũi với học
sinh, giúp các em thấy được những hành vi cần phê phán hay ủng hộ.
Trang-7


- Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kĩ năng sống.
Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng ở cấp Tiểu học cần đạt tới đích là để học sinh ở cấp học
này có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực góp phần sử dụng tiết kiệm năng
lượng ở nơi các em đang sống, từ ở nhà, tới trường và rộng ra làng bản, khu phố. Ví dụ các kĩ năng được
sử dụng ở đây như kĩ năng từ chối những hành vi không tiết kiệm trong sử dụng năng lượng…
- Phương pháp nêu gương:
Giáo viên thường xuyên nhận xét việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua
hành vi cụ thể của học sinh trong lớp và nhận xét, đánh gía, nêu những tấm gương tốt ngay trong lớp
học.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn vật lí ở cấp THCS cần đạt tới

đích là để học sinh có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực góp phần sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng ở nơi các em đang sống, từ ở nhà, tới trường và rộng ra làng bản, khu phố.
Ví dụ các kĩ năng được sử dụng ở đây như kĩ năng từ chối những hành vi không tiết kiệm trong sử dụng
năng lượng…

Trang-8


PHẦN BA
ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ DẠY CÁC DẠNG BÀI CÓ NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUA VÀO CÁC BÀI HỌC
MÔN VẬT LÍ BẬC THCS
Học viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng tích hợp
giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
- Tích cực thực hiện dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn học.
I. Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp :
a. Dạng bài học tích hợp ở mức độ bộ phận :
Đối với dạng bài học này, trong mục tiêu của bài học thường có mục tiêu giáo dục SDNLTK
& HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo
dụcSDNLTK& HQ. Vì vậy :
- Khi chuẩn bị bài dạy, GV cần:nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội
dung giáo dục SD NL TK & HQ tích hợp vào nội dung bài học là gì;thông qua hoạt động dạy học nào;
cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dùng dạy học gì để việc GDSDNLTK&HQ đạt hiệu quả .
- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ
môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan
đến giáo dục SDNLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học.
b. Dạng bài học tích hợp ở mức độ liên hệ :
- Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK & HQ không được nêu rõ trong

SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục SDNLTK & HQ
cho phù hợp . Vì vậy:
- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ
nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát
triển bền vững.
c. Dạng bài học tích hợp ở mức độ liên hệ :
-Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ
môn đồng thời lưu ý liên hệ, bổ sung kiến thức
GD DNLTK & HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của
học sinh. Tránh lan man, sa đà, gượng ép,ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học.
II. Một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ trong môn vật lí ở trường
THCS: (mang tính tham khảo)
Hoạt động 3
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK Vật lí các lớp ở bậc THCS anh (chị) hãy thực hiện nhiệm
vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ;
2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ và mức độ tích hợp trong các bài đó
Trình bày kết quả theo bảng dưới đây:
Địa chỉ tích
Nội dung tích hợp
hợp
Mức độ
SDNLTK&HQ
Lớp
Bài
( vào nội
tích
Ghi chú
(Kiến thức ,kĩ năng)
dung nào

hợp
của bài )
6
Bài 26 & 27 :
Sau khi học Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ
Thuyết
Sự bay hơi và
xong phần môi trường chung quanh.Trong
trình &
sự ngưng tụ
vận dụng
việc trồng trọt , người nông dân Liên hệ
dẫn
thường dùng tấm bạt nylông phủ
chững cụ
lên luống cây trồng hoặc tưới cây
thể bằng
theo phương pháp nhỏ giọt . .
phim,
nhằm hạn chế sự bay hơi của
ảnh ,tư
nước trong đất tiết kiệm được
liệu
nhiều năng lượng khi bơm tưới
khác. . .
Trang-9


6


7

7

7

cũng như tránh sự xoái mòn đất . .
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi
sử dụng nước .
Tác dụng của băng kép làm đóng
Bài 21 : Một số
Phần II
ngắt mạch điện trong bàn là khi
ứng dụng của
:băng kép
nhiệt độ thay đổi . Có tác dụng
sự nở vì nhiệt 3. Vận dụng
tiết kiệm một phần năng lượng
Ở các thành phố lớn , do có nhà
cao tầng hoặc cây xanh ven
đường ... ánh sáng do các đèn cao
áp, đèn quảng cáo ......nhiều khi
bị vật cản che khuất tạo ra nhiều
Bóng tối
bóng tối, gây lãng phí năng lượng
Bài 3 . Ứng
nằm sau vật
điện . . . cần cải tiến dụng cụ
dụng của định
cản không

chiếu sáng phù hợp , tập trung
luật truyền
nhận được
vào nơi cần thiết
thẳng ánh
ánh sáng từ
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi
sáng
nguồn truyền
sử dụng điện chiếu sáng nhà ở,
tới
trường học

Bài 14 : Phản
xạ âm - Tiếng
vang

Bài 22 : Tác
dụng nhiệt và
tác dụng phát
sáng của dòng
điện

Khi thiết kế rạp hát , cần có biện
Phần II : Vật
pháp để tạo ra phản xạ âm hợp lí
phản xạ âm
nhằm tăng cường việc tiết kiệm
tốt - vật phản
năng lượng trong việc khuếch đại

xạ âm kém
âm bằng máy tăng âm.
-Để bóng đèn sợi đốt phát sáng
được thì phải mất một phần năng
lượng điện để đốt nóng bộ phận
dây tóc đến nhiệt độ cao . Vậy để
tiết kiệm năng lượng điện người
ta đã dùng đèn ống . Nhờ có cơ
chế đặc biết chất bột phủ bên
trong đèn ống phát sáng . Đèn này
nóng lên ít nên tiêu thụ năng
lượng điện ít hơn so với bóng đèn
sợi đốt . Ngày nay người ta vẫn
Củng cố sau không ngừng nghiên cứu và chế
khi đọc phần tạo ra các loại đèn tiêu thụ ít năng
“Có thể em lượng điện hơn nữa như đèn
chưa biết ” compac,đèn L.E.D....
-Để giảm tác dụng nhiệt , cách
đơn giản nhất là làm dây dẫn
bằng vật liệu dẫn điện tốt . Việc
sử dụng nhiều kim loại để làm vật
liệu dẫn điện dẫn đến cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên . Ngày nay
người ta có gắng chế tạo ra vật
liệu siêu dẫn để giảm thiểu tối đa
năng lượng hao phí do tỏa nhiệt
nhằm sử dụng năng lượng hiệu
quả và bền vững .

Liên hệ


Thuyết
trình

Liên hệ

Thuyết
trình

Liên hệ

Liên hệ

Thuyết
trình

Thuyết
trình +
TN kiểm
tra (thắp
sáng hai
loại
bóng đèn
và so
sánh
nhiệt
độ )

Trang-10



8

8

8

9

9

Bài 6 . Lực ma
sát

Bài 17 Sự
chuyển hóa và
bảo toàn cơ
năng

Bài 26 : năng
suất tỏa nhiệt
của nhiên liệu

Bài : Điện
năng -công của
dòng điện

Bài 19: Sử
dụng an toàn
và tiết kiệm


Giảm ma sát có hại bằng cách bôi
trơn các chi tiết chuyển động của
các thiết bị , máy móc hoặc phối
hợp các vật liệu thích hợp khi chế
tạo các chi tiết này sẽ làm cho
hiệu suất sử dụng chúng được
Ma sát có
nâng cao góp phần vào việc sử
thể có hại
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
hoặc có ích
Bộ phận
quả . Nếu tiết kiệm được năng
lượng cũng đồng thời giảm thiểu
được sự phát thải các khí gây ô
nhiễm môi trường , giảm được
tiếng ồn khi hoạt động ( liên quan
đến ô nhiễm tiếng ồn )
Nhờ thế năng chuyển hóa
thành động năng , mà chúng ta có
một nguồn năng lượng điện lớn
Củng cố sau
để sử dụng ( năng lượng gió ,
khi đọc phần
thủy năng...)song các nguồn năng
“Có thể em
lượng đó tuy nhiều nhưng không Liên hệ
chưa biết
phải là vô tận . chúng ta cần phải

biết tiết kiệm nguồn năng lượng
đó để sử dụng lâu dài .

Phần vận
dụng và
củng cố .

Phần vận
dụng và
củng cố .

Phần II : Sử
dụng tiết
kiệm điện

Để có năng lượng cần
phải có nhiên liệu ( xăng ,dầu,
than, khí đốt...) tất cả đều không
phải là vô tận , chúng ta cần phải
tiết kiệm . Theo ước tính thì trái
đất chỉ còn dự trữ khoảng 140 tỷ
tấn khí đốt , với nhịp độ sử dụng
như hiện nay thì trong vòng 50
năm nữa các nguồn dự trữ trên sẽ
cạn kiệt . Do đó , một trong
những vấn đề sống còn của con
người là phải tiết kiệm các nhiên
liệu sẵn có , đồng thơi tìm ra các
loại nhiên liệu mới ( như Hidro)
Hàng tháng mỗi gia đình

sử dụng điện đều phải trả tiền
điện theo số đếm của công tơ điện
. Vậy để phải trả ít tiền thì số
công tơ điện phải nhỏ , có nghĩa
ta cần tiết kiệm ( sử dụng các
thiết bị điện hợp lí như đèn thắp
sáng là đèn ống hay đèn
compact,...) và chọn các thiết bị
có hiệu suất sử dụng lớn ( không
nên chọn các thiết bị có hiệu suất
quá dư thừa )
GV đưa ra các bài tập tính
toán của các thiết bị điện hoạt
động , từ đó đặt ra câu hỏi: Để tiết

Thuyết
trình

Thuyết
trình &
dẫn
chững cụ
thể bằng
phim,
ảnh ,tư
liệu

Liên hệ

Thuyết

trình

Liên hệ

Thuyết
trình

Toàn
phần

Vấn đáp

Trang-11


năng.

kiệm điện chúng ta cần phải làm
gì ?

Phần II :
cách làm
giảm hao phí
trên đường
dây tải điện .
- Phần củng
cố

GV đưa ra các bài tập cho
HS, từ đó đặt ra câu hỏi: Để giảm

hao phí trên đường dây tải điện Bộ phận
cần áp dụng các biện pháp nào ,
biên pháp nào là tối ưu ?

Vấn đáp

-Phần I : tác
dụng nhiệt
của ánh sáng
- “Có thể em
chưa biết”

- Hãy kể tên một số công
việc trong đó con người sử dụng
tác dụng nhiệt của ánh sáng để
phục vụ đời sống và sản xuất .
Bộ phận
- Ánh sáng có năng lượng
rất lớn , để sử dụng được nguồn
năng lượng đó , em cần có những
biên pháp nào ?

Thuyết
trình

Bài 61: Sản
xuất điện năng
- Nhiệt điện và
Phần :“Có
thủy điện

thể em chưa
Bài 62: Sản
biết”
xuất điện năng
- điện gió và
điện hạt nhân

Chúng ta đã chuyển hóa
các dạng năng lượng ( thủy năng ,
năng lượng gió, năng lượng hạt
Bộ phận
nhân, ...) thành điện năng, nhưng
tất cả các dạng năng lượng đó
không phải là vô tận.

Thuyết
trình

điện
Bài 36 :
Truyền tải
điện năng đi
xa

9

Bài 56 : Các
tác dụng của
ánh sáng


9

9

III. Giới thiệu một số bài soạn về tích hợp GD SD NL TK & HQ trong môn vật lí ở trường THCS:
(mang tính tham khảo)
Hoạt động 4:
Anh/chị hãy đọc thông tin cơ bản ở trên rồi thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Chọn một số bài trong SGK Vật lí bậc THCS có mức độ tích hợp nội dung giáo dục
SDNLTK&HQ.
2. Thiết kế giáo án của các bài đã chọn .
Bài 11:
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
( Vật Lí 7)
I / Muïc tieâu:
1. Kiến thức:
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, Kể tên các dụng
cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện
- . Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin (đèn
dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn LED).
2.Kỹ năng:
- Mắc mạch điện đơn giản.
- Biết lựa chọn và sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng .
3.Thái độ:
- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Sử dụng năng lượng đúng mục đích vừa đạt hiệu quả cao nhất vừa giảm hao phí .
- Tuyên truyền vận động những người xung quanh sử dụng đèn thích hợp để tiết kiệm điện năng.
II/ Chuẩn bị:
Trang-12



1- Cả lớp: 1 ắcquy 12V (hoặc một bộ chỉnh lưu hạ thế). 5 dây nối có vỏ bọc cách điện. 1 công tắc,
1 đoạn dây sắt mảnh Ф0,3mm, dài 150mm-200mm. 3 đến 5 mảnh giấy nhỏ (2cm x 5cm) cắt từ giấy ăn.
Một số cầu chì như ở mạng điện gia đình.
2- Mỗi nhóm: 2 pin 1,5V với đế lắp pin. 1 bóng đèn pin, 1 công tắc. 5 đoạn dây nối có vỏ bọc
cách điện. 1 bút thử điện với bóng đèn có hai đầu dây bên trong tách rời nhau (có thể tháo sẵn bóng đèn
khỏi bút). 1 đèn điốt phát quang (đèn LED) nhìn rõ hai bản kim loại trong đèn
Những kiến thức về lắp mạch điện đơn giản .
3. Gợi ý sử dụng Công nghệ thông tin :
Trình bày bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính , thu thập nguồn tư liệu từ Internet.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích cực :
Thời gian
18 phút
12 phút

Trợ giúp của GV - Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện.
Hoạt động 3 : Ôn tập củng cố ( Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng
10 phút
Sau khi nghiên cứu hai hoạt động 1 và 2 . GV ôn tập và giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả như sau :
Thuyết trình:
Vấn đáp
-Để bóng đèn sợi đốt phát sáng được thì 1. Dưới đây là bảng hiệu suất của các loại bóng đèn
phải mất một phần năng lượng điện để khác nhau . Em hãy cho biết dùng loại đèn nào tiết
đốt nóng bộ phận dây tóc đến nhiệt độ kiệm điện hơn ?
cao .
Trả lời : đèn compact
Vậy để tiết kiệm năng lượng điện

người ta đã dùng đèn ống . Nhờ có cơ chế
đặc biết chất bột phủ bên trong đèn ống
phát sáng . Đèn này nóng lên ít nên tiêu 2. Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện chiếu sáng là rất lớn ,
thụ năng lượng điện ít hơn so với bóng làm thế nào để tiết kiệm điện chiếu sáng được tốt nhất ?
đèn sợi đốt .
Ngày nay người ta vẫn không ngừng Trả lời :
nghiên cứu và chế tạo ra các loại đèn tiêu - Thay bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact tiết
thụ ít năng lượng điện hơn nữa như đèn kiệm điện .
compac,đèn L.E.D....
- Chỉ thắp sáng khi thật cần thiết .
- Hạn chế sử dụng điện để thắp sáng biển quảng cáo .
- Chọn loại đèn phù hợp với mục đích sử dụng , bố trí
đèn đúng cách.

Đó là các giải pháp hợp lí nhằm tiết
kiệm điện năng .Ngày nay đèn điốt phát
quang (LED) đang được sản xuất nhiều
với giá thành ngày càng rẻ . LED có
nhiều ưu điểm nên trong thời gian không
xa sẽ thay trhees các loại đèn khác .
5 phút

Loại
đèn

Dây tóc

Huỳnh
quang


Compact

Hiệu
suất

5%

15%

20%

Hoạt động 4 : Tổng kết giao nhiệm vụ .
Trang-13


Bài 26:

NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU ( Vật Lí 8)

I / Muïc tieâu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa năng suất tỏa nhiệt
- Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Nêu được tên và đơn vị
các đại lượng trong công thức .
- Biết được ngoài tác dụng tỏa nhiệt , khi cháy nhiên liệu còn tạo ra các chất gây ô nhiễm môi
trường .
- Biết sử dụng nguồn nhiên liệu nào phù hợp với từng mục đích sử dụng của con người .
2.Kỹ năng:
- Thu thập thông tin từ cuộc sống để xây dựng kiến thức mới .
3.Thái độ:

- Nhận thức được nguồn nhiên liệu hóa thạch của thế giới ngày càng cạn kiệt và có ý thức sử dụng
tiết kiệm ..
-- Tuyên truyền ,vận động gia đình và những người xung quanh sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và
giảm thiểu các tác hại của của việc sử dụng chung đối với môi trường .
II/ Chuẩn bị:
GV: Một số tranh ảnh và tư liệu về khai thác than , khai thác dầu ,khí đốt ở Việt nam .
HS : Ôn tập kiến thức về nhiệt lượng về công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt.
Gợi ý sử dụng Công nghệ thông tin :
Trình bày bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính , thu thập nguồn tư liệu từ Internet.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích cực
Thời gian
3 phút
12 phút

Trợ giúp của GV - Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nhiên liệu
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khaí niệm năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
Hoạt động 3 : Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy hoàn
5 phút
toàn tỏa ra .
Hoạt động 4 : Vận dụng - củng cố ( Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng )
10 phút
Sau khi nghiên cứu hai hoạt động 1 ;2 và 3. GV yêu cầu HS cho biết cách
sử dụng nguồn nhiên liệu phù hợp với từng mục đích sử dụng.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C1 ;C2 .
C1 : Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi .
- Với C1: Có thể nêu thêm những lợi ích khác C2 :
của việc dùng than thay củi :đơn giản ,tiện lợi Q1 = q.m = 10.10 6.15 = 150.10 6J
, góp phần bảo vệ rừng .......
Q1 = q.m = 27.10 6.15 = 405.10 6J

Muốn có Q1:
Q
m = 1 = 3, 41kg dầu hỏa
q
Muốn có Q2:
Q
( thông qua việc tìm hiểu về các nhiên liệu , m = 2 = 9, 2kg dầu hỏa
q
GD ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng )
- Than đá có lịch sử phát hiện và sử dụng như Than đá là nguồn năng lượng chủ yếu của nền công
thế nào ? vai trò của than đá đối với con nghiệp thế kĩ XIX được dùng để chạy các máy hơi
người ? Tương lai sử dụng than đá như thế nước đầu tiên của loài người . Ngày nay , than đá
được coi là một trong những nhiên liệu hàng đầu
nào ?
của công nghiệp luyện kim và hóa học . Tuy nhiên ,
việc khai thác than đá rất khó khăn và tốn kém .
Việc sử dụng than đá làm nhiên liệu đòi hỏi những
máy móc cồng kềnh , hiệu suât thấp ,gây ô nhiễm
Trang-14


môi trường ...Do đó , một mặt chúng ta phải tiết
kiệm nguồn nhiên liệu này , mặt khác cần hướng
vào việc khai thác và sử dụng các nguôn nhiên liệu
khác tiện lợi hơn là dầu lửa ,khí đốt .
.- Dầu mỏ mới được sử dụng giữa thế kỉ XIX .
Nhưng sự ra đời của động cơ đốt trong đã làm cho
- tại sao việc sử dụng dầu lửa , khí đốt lại tiện việc khai thác và sử dụng loại nhiên liệu này ngày
lợi hơn than đá
càng gia tăng nhanh chóng . Nhờ việc khai thác dễ,

vận chuyển đơn giản nên dầu lửa trở thành nhiên liệu
chính của con người .
- Nguồn dầu mỏ đang dần cạn kiệt . Với nhịp độ
khai thác như hiện nay thì dự trữ khí đốt và dầu lửa
- Phải chăng , ta có thể sử dụng dầu lửa mãi
chỉ còn sử dụng trong vài chục năm tới nữa. Mặt
mãi ?
khác việc sử dụng chúng còn gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường
- Chúng ta cần có kế hoạch sử dụng tiết kiệm và đi
-Ta cần sử dụng nguồn nhiên liệu như thế nào
tìm nguồn nhiên liệu mới như nguồn năng lượng mặt
là hợp lí ?
trời , năng lượng nguyên tử , nhiên liệu sinh học . . .
Hoạt động 5 : Tổng kết , giao nhiệm vụ
a) Tổng kết :
Việc sử dụng nhiên liệu là không thể thiếu đối với nhân loại , các nhiên
liệu khác nhau về khả năng sinh nhiệt , Năng suất tỏa của nhiên liệu quyết định
chất lượng và hiệu quả sử dụng nhiên liệu đó . Các nhiên liệu : than đá ,dầu mỏ
5 phút
,khí đốt . . là có hạn và việc sử dụng chúng còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi
trường . Chúng ta cần có biện pháp sử dụng các nhiên liệu đó hợp lí và nhanh
chóng tìm ra các nguồn nhiên liệu khác để thay thế .
b) Giao nhiệm vụ :
Việc sử dụng nhiên liệu sinh học phải chăng là biện pháp hữu hiệu để
giải quyết vấn đề năng lượng và bảo vệ môi trường trong hoàn cảnh hiện nay ?
Bài 36:

TRUYỀN TAI ĐIỆN NĂNG ĐI XA ( Vật Lí 9 )


I / Muïc tieâu:
1. Kiến thức:
- Lập được công thức tính nhiệt lượng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện.
- Biết được cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lí do tại sao chọn cách
tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn .
2.Kỹ năng:
- Tổng hợp kiến thức đã học để đi tới kến thức mới .
3.Thái độ:
- Ham học hỏi , thái độ học tập đúng đắn, tích cực trong hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị:
GV: Một số tranh ảnh và tư liệu về sản xuất và truyền tải điện năng , hệ thống đường dây tải điện
500kV Bắc- nam .
HS : Ôn tập kiến thức về công suất của dòng điện ,về công suất tỏa nhiệt của dòng điện .
Gợi ý sử dụng Công nghệ thông tin :
Trình bày bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính , thu thập nguồn tư liệu từ Internet.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích cực

Trang-15


Thời gian

Trợ giúp của GV - Hoạt động của HS
Hoạt động 1 :

Phát hiện sự hao phí điện năng vì tỏa nhiệt trên đường dây tải điện . Lập
công thức tính công suất hao phí Php khi truyền tải điện có công suấtP bằng một đươngf
dây có điện trở R khi đặt hai đầu dây một hiệu điện thế U.
Hoạt động 2 :
Căn cứ vào công thức tính công suất hao phí Php do tỏa nhiệt

, đề xuất biện pháp làm giảm hao phí và lựa chọn cách nào lợi nhất ( Tích hợp giáo dục
tiết kiệm năng lượng )
10 phút
Sau khi nghiên cứu hoạt động 1 và phát hiện ra sự hao phí điện năng trên
đường dây tải điện , GV hướng dẫn HS sử dụng NLTK&HQ bằng cách yêu cầu HS đề
xuất các phương án làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện
- Từ công thức (3) Có thể suy ra khi truyền tải
Trả lời :
một công suất điện P xác định mà muốn giảm hao - Giảm điện trở dây dẫn
- tăng hiệu điện thế hai đâu dây .phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì có
thể có những cách làm nào ?
15 phút

ρl
với chât làm dây đã chọn và
S
- Muốn giảm điện trở của dây dẫn phải chiều dài của dây không đổi . Vậy muốn giảm R phải
dùng dây dẫn như thế nào ? Giảm công suất tăng tiết diện S của dây lên . Khi đó dây sẽ nặng , đắt
hao phí bằng cách giảm điện trở của đường tiền và phải có hệ thống cột điện lớn . Phí tổn để
dây tải điện thì có gì bất lợi ?
tăng S có thể còn lớn hơn giá trị điện năng bị hao
phí .
Ngoài việc tăng S của dây ta còn có thể chọn
những chất làm dây dẫn có điện trở nhỏ như bạc .
Tuy nhiên như thế giá thành sẽ đắt nên không dùng .
Từ công thức R =

- Tăng hiệu điện thế U thuận tiện hơn vì có thể thực
hiện được bằng máy tăng hiệu điện thế .
- Nếu tăng U thì có lợi gì ? Muốn tăng U phải

Muốn vậy , ở nơi sản xuất cần phải có máy tăng
giải quyết những vấn đề gì ?
hiệu điện thế để đưa điện lên lưới điện ; ở nơi tiêu thụ
cần có máy giảm thế để đạt được hiệu điện thế phù
hợp mục đích sử dụng
Hoạt động 3 : Vận dụng( Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng )

10 phút

Sau khi nghiên cứu hoạt động 1 C4 :Vì hiệu điện thế tăng lên gấp 5 lần nên công
và 2 GV giáo dục HS sử dụng tiết suât hao phí giảm đi gấp 25 lần . Công suất hao
kiệm năng lượng bằng cách giải phí tỷ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế..
một số bài tập tính toán về cách
làm giảm hao phí trên đường
dây tải điện ....
1. Cùng một công suất P được tải
đi trên cùng một dây dẫn . Hãy so
sánh công suất hao phí khi dùng
hiệu điện thế 500 000V với khi
dùng hiệu điện thế 100 000V

C5 : Xây dựng đường dây cao thế để có thể
- C5 : Hãy trả lời câu hỏi đầu bài truyền tải dòng điện có hiệu điện thế lớn đi xa.
Do đó giảm được công suất hao phí , tiết kiêm
điện .
Trang-16
- Liên hệ thực tế về việc truyền


Bài 67:


SAN XUẤT ĐIỆN NĂNG - NHIỆT ĐIỆN VÀ THỦY ĐIỆN
( Vật Lí 9 )
I / Muïc tieâu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được nguyên lí hoạt động ,sơ đồ cấu tạo và sự chuyển hóa năng lượng trong nhà máy
nhiệt điện và thủy điện.
- HS hiểu được trong các nhà máy nhiệt điện và thủy điện , điện năng không tự sinh ra mà được
chuyển hóa từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoặc từ năng lượng nước chảy ,các nguồn
năng lượng này không vô tận mà có hạn.
2.Kỹ năng:
- Quan sát hình vẽ ,phân tích để rút ra kết luận về sự chuyển hóa năng lượng trong các nhà máy
nhiệt điện và thủy điện .
- So sánh ưu điểm ,nhược điểm của nhà máy nhiệt điện và nàh máy thủy điện
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng .
- Tuyên truyền ,vận động gia đình và những người xung quanh cùng sử dụng năng lượng điện tiết
kiệm và hiệu quả .
- Vận động những người xung quanh tự lắp đặt máy phát điện loại nhỏ tại các dòng suối ( đối với
HS vùng núi )và sử dụng năng lượng mặt trời ( nếu có điều kiện ở các tỉnh, thành phố . . . )
II/ Chuẩn bị:
GV: Một số tranh ảnh có sơ đồ nhà máy nhiệt điện và thủy điện.
Học sinh :
- Ôn tập kiến thức về sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ,năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu .
- Một số hình ảnh về nhà máy nhiệt diện và thủy điện
Gợi ý sử dụng Công nghệ thông tin :
Hình ảnh mô phỏng hoạt động của nàh máy nhiệt điện ,thủy điện.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích cực
Thời gian
5 phút

10 phút
10phút

15 phút

Trợ giúp của GV - Hoạt động của HS
Hoạt động 1 :
Tìm hiểu vai trò điện năng trong đời sống và trong sản xuất 5
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo,hoạt động và sự chuyển hóa năng lương trong nhà máy
nhiệt điện .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cấu tạo,hoạt động và sự chuyển hóa năng lương trong nhà máy
thủy điện .
Hoạt động 4 : Vận dụng ( tích hợp tiết kiệm năng lượng )
Sau khi nghiên cứu hoạt động 1 ,2 và 3 Gv giáo dục HS sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả thông qua một bài toán về hoạt động của nhà máy thủy điện
Một nhà máy thủy điện có hiệu suất 60% .Môtj lớp nước dày l = 1m trên mặt hồ có diện
tích S = 2km2 và độ cao h = 195m so với cửa tua bin của nhà máy thủy điện có thể cung
cấp một năng lượng điện là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của nước là D =
1000kg/m3.
Gợi ý :
- Thế năng của một vật có trọng lượng P được nâng lên độ cao h bằng công mà vật sinh ra
khi rơi từ độ cao đó xuống.
Trả lời :
- Thế năng này bằng : E 1 = A = P.h (1)
- Trọng lượng P của nước có thể tính thế nào qua các thông số S, l ,D?
Trả lời : P = m.10 = D.V.10 = S.l.D.10
- Hiệu suất của nhà máy được tính theo công thức nào ?
Từ công thức đó bằng cách nào có thể tính được điện năng nhà máy sinh ra ?
Aci Aci
=

⇒ Aci = H . A
Trả lời : H = H =
Atp A
Trang-17


- Kết quả điện năng nhà máy có thể sinh ra là :
Aci = S.l.D.10 .H = 234.1012J
- Như vậy điện năng mà nhà máy sinh ra phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Trả lời : Đối với mỗi nhà máy thủy điện điện tích S, hiệu suất H là không đổi , khối lượng
riêng D là không đổi . Như vậy điện năng cung cấp phụ thuộc vào độ cao h của mực nước
trên mặt hồ chứa và cửa tua bin.
- Tại sao về mùa khô ít mưa , công suất của nàh máy thủy điện lại giảm đi
Trả lời : về mùa khô nhà máy thủy điện vẫn xả nước để đãm bảo lượng điện ổn định . Do
ít mưa , hồ chứa không được bổ sung đủ nước nên mực nước trong hồ giảm đi , mực nước
trong hồ giảm thế năng của nước giảm tương ứng nên công suất của nhà máy giảm đi.
- Có phải nguồn điện do nhf máy thủy điện phát ra là vô tận ?
Trả lời : Thủy điện không phái là vô tận . Vì nguồn nước trong hồ chứa có hạn
- Vậy trong mùa khô , ta cần sử dụng điện như thế nào cho hợp lí?
Trả lời :
- Sử dụng tiết kiệm , hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm , chỉ sử dụng điện khi thật
cần thiết .
- Tích trữ nước vào hồ trong mùa mưa .
- Tăng cường trồng rừng đầu nguồn để bảo vệ nhà máy và bổ sung nước cho hồ chứa vào
mùa khô.
Phần “Có thể em chưa biết” Giáo dục cho HS vễ các nguồn năng lượng không phải là vô
tận ,mà là có hạn ,do đó phải sử dụng cho hợp lí .
5 phút
Chúng ta đã chuyển hóa các dạng năng lượng ( thủy năng ,gió , , ,) thành năng lượng
điện . Nhưng tất cả các dạng năng lượng đó không phải là vô tận ,chúng ta phải biết tiết

kiệm.
Hoạt động 5 : Tổng kết và giao nhiệm vụ :
a) Tổng kết
Trong bìa học các em đã biết sơ đồ cấu tạo , nguyên lí hoạt động và quá trình chuyển
hóa náng lượng trong các nhà máy nhiệt điện và thủy điện .Hiện nay các nguồn nhiên
liệu và nước để chạy nhà máy nhiệt điện và thủy điện ngày càng giảm : mặt khác nhu cầu
sử dụng điện của con người ngày càng tăng vì thế nhiều nước trong đó có Việt nam đang
đối mặt với nguy cơ thiếu điện .Để giải quyết tình trạng này cách làm đơn giản nhất là
mỗi chúng ta đều sử dụng điện năng một cách tiết kiêm và có hiệu quả .
5 phút
b) Giao nhiệm vụ
1. so sánh ưu điểm và nhược điểm của nàh máy nhiệt điện và thủy điện .
2. một nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất 200 MW hiệu suât 25%
a. Tính lượng than nhà tiêu thụ trong một ngày ,biết năng suất tỏa nhiệt của than là
27.106J/kg.
b. Nếu nhà máy trên sử dụng khí đốt với hiệu suất 40% thì trong 1 ngày nhà máy sử dụng
hết bao nhiêu khí đốt ? Nếu sử dụng khí đốt thì có ưu điểm so với sử dụng than ?Biết,
năng suất tỏa nhiệt khí đốt của là 44.106J/kg..
IV. MỘT SỐ GỢI Ý PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA TÍCH HỢP VỀ GIÁO DỤC SD NL TK & HQ
1. Kiểm tra đánh giá giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm & hiệu quả :
1.1 Chức năng kiểm tra :
a) Chức năng chẩn đoán :
các bài kiểm tra trắc nghiệm có thể được sử dụng như một phương tiện thu lượm thông tin cần
thiết cho việc cải tiến nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học .
vận dụng chức năng này trong GD SD NL TK&HQ, có thể kiểm tra kiến thức xuất phát của HS
dựa trên những hiểu biết thực tế cả chúng về tình hình và các biện pháp SD NL TK&HQ ở địa
phương .Ví dụ trước khi dạy bài 19 ( vật lí 9 ) :”Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện ”có thể đặt ra những
câu hỏi để kiểm tra trình độ xuất phát của HS :
- GV : Tìm hiểu vì sao phải tiết kiệm điện?
- GV : Biện pháp sử dụng tiết kiệm điện ?

- GV : Tìm hiểu và giải đáp một số biện pháp thực hiện tiết kiệm điện trong thực tế ở gia đình ?
Trang-18


- GV : với những kiến thức mà em đã được tiếp thu trong thời gian qua , hãy thử đề xuất một
sáng kiến nhằm sử dụng điện năng được tiết kiệm và hiệu quả khi dùng các dụng cụ điên các loại ?
b) Chức năng chỉ đạo định hướng hoạt động học :
các bài kiểm tra ,trắc nghiệm có thể được sử dụng như một phương tiện , phương pháp dạy học :
thông qua việc kiểm tra đánh giá để dạy . Đó là các câu hỏi kiểm tra từng phần , kiểm tra thương xuyên
được sử dụng như một biện pháp tích cực , hữu hiệu để chỉ đạo hoạt động học .
Bản thân tài liệu GDSDNLTK& HQ, nếu được biên soạn một cách hợp lí và sáng tạo , hấp dẫn
đã thúc đẩy HS tích cực nghiên cứu . Mặt khác , việc dạy học nếu được tổ chức một cách hợp lí khoa
học sẽ thúc đẩy HS tích cực hơn trong hoạt động nhận thức . Nhưng nội dung GDSDNLTK& HQ mới ,
trong điều kiện HS của chúng ta phần lớn vẫn còn quen với phương pháp dạy học thụ động thì việc kiểm
tra đánh giá theo một chiến lược rõ ràng, cụ thể , được quy định chặt chẻ đòi hỏi HS học tập thực sự.
c) Chức năng xác định thành tích học tập, hiệu quả của HS:
Việc đánh giá trình độ KT,KN đòi hỏi phải soạn thảo nội dung các bài kiểm tra trắc nghiệm và
các tiêu chí đánh giá ,căn cứ theo chuẩn KT,KN cho từng bài ,từng tiết ,...., từng phần dạy . Các bài kiểm
tra như vậy có thể được sử dụng để nghiên cứu đánh giá mục tiêu và hiệu quả của phương pháp dạy
học .
Nội dung GDSDNLTK& HQ không phải là một môn học mà chỉ tích hợp trong môn vật lí nên
việc soạn các bài kiểm tra trắc nghiệm không thành một bài riêng mà nội dung kiểm tra GDSDNLTK&
HQ chỉ được tích hợp vào nội dung bài kiểm tra của môn học . Vì vậy , khi biên soạn bài kiểm tra , GV
cần chú ý :
- Không gây ảnh hưởng đến bài kiểm tra của môn học - Không biến bài kiểm tra vật lí thành một
bài kiểm tra về thái độ của HS đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Đòi hỏi HS vận dụng những hiểu biết vật lí để hoàn thành bài kiểm tra. Ví dụ trong bài học : sử
dụng an toàn tiết kiệm điện năng ,Hs có thể vận dụng hiểu biết của mình để giải thích vai trò của đèn
Compact trong việc góp phần tiết kiệm điện năng.
- Tăng cường việc HS liên hệ giữa nội dung kiến thức môn học và tình hình sản xuất an toàn
và tiết kiệm một cách hiệu quả ở địa phương

Tăng cường cho HS vận dụng kiến thức vật lí để thiết kế các phương án , sáng tạo các dụng
cụ thiết bị SDNLTK& HQ
1.2 Các nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá :
a) Xác định rõ mục đích kiểm tra ,đánh giá .
b) Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức cần kiểm tra đánh giá ( trong đó xác định KT,
KN về SDNLTK& HQ được tích hợp trong nội dung môn học )
c) Xác định rõ các hình thức kiểm tra đánh giá .
d) xây dựng các câu hỏi , các đề bài kiểm tra ,các bài trắc nghiệm .
e) Tiến hành kiểm tra , thu lượm thông tin ( chấm bài ) ,xem xét kết quả và kết luận đánh giá
2. Ví dụ xây dựng bài kiểm tra đánh giá
2. 1 Câu hỏi tự luận :
1.(SGK 6 - Bài 21 - trang 65) Tại sao dùng bàn là điện lại tiết kiệm được điện năng khi có bộ phận băng
kép nhiệt ở bộ phận đóng ngắt điện tự động của bàn là ?
2.(SGK 7 - Bài 22 - trang 60) Nhờ có tác dụng nhiệt của dòng điện ,mà đèn sợi đốt phát sáng . Ta có tiết
kiệm được điện năng hay không , nếu thay đèn đó bằng đèn ông ( tỏa nhiệt ít hơn )
3.(SGK 8 - Bài 17 - trang 59) Từ thế năng của dòng nước mà con người sản xuất ra điện năng . Làm
cách nào , dùng biện pháp gì để duy trì thế năng lâu dài của nguồn nước ?
4.(SGK 8 - Bài 26 - trang 61) Mỗi loại nhiên liệu chỉ có thể có một năng suất tỏa nhiệt nhất định . Ta có
nên khai thác và tìm kiếm thêm nhiên liệu mới hay không?
5.(SGK 9 - Bài 13 - trang 37) Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác . Em hãy
cho ví dụ minh họa và nêu biện pháp tiết kiệm điện năng trong các trường hợp này ? có nên sử dụng các
thiết bị điện có công suất dư thừa hay không ?
6 .(SGK 9 - Bài 19 - trang 51) Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng . Hãy nêu một số ví dụ về tiết
kiệm điện năng mà em biết .
7 .(SGK 9 - Bài 36 - trang 98) Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện được xác định bằng cách
nào ?
Trang-19


8 .(SGK 9 - Bài 36 - trang 98) Cùng công suất điện được tải đi trên cùng một sợi dây dẫn . Hãy so sánh

công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 500 000V với khi dùng hiệu điện thế 1000 000V .
9 .(SGK 9 - Bài 38 - trang 103) Khi vận hành máy biến thế , mặc dù hiệu điện thế ở cuộn dây thứ cấp tỷ
lệ thuận với số vòng dây của nó nhưng vẫn xảy ra hiện tượng hao phí điện năng . Em hãy nêu nguyên
nhân và biện pháp hạn chế hao phí này?
10. .(SGK 9 - Bài 56 - trang 146) Ánh sáng có năng lượng rất lớn , để sử dụng nguồn năng lượng đó ,
em có biện pháp gì ?
11. .(SGK 9 - Bài 59 - trang 154) Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng
năng lượng khác . Em hãy cho ví dụ và nêu biện pháp hao hụt năng lượng trong quá trình chuyển hóa
này ?
12. Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có độ sáng bằng đèn dây tóc loại 100W. Hỏi nếu dùng đèn
ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong một tháng (30 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so
với sử dụng đèn dây tóc nói trên? Cho rằng giá tiền điện 800 đồng/kWh.
13. Một đèn ống nếu dùng chấn lưu bình thường thì có công suất tiêu thụ điện năng 40W nếu dùng chấn
lưu điện tử thì giảm được 20% công suất. Một gia đình sử dụng 6 bóng đèn. Hỏi nếu sử dụng đèn ống
này trung bình mỗi ngày 6 giờ thì trong 1 năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử dụng
chấn lưu điện tử? Cho rằng giá tiền điện 800 đồng/1kWh.
14. Một đèn ống loại "ống" có công suất 36W được chế tạo để có độ sáng bằng đèn ống loại 40W
thường dùng. Một gia đình dùng 10 bóng đèn, nếu sử dụng đèn ống loại này trung bình mỗi ngày 5 giờ.
Hỏi trong 1 năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn 40W? Cho rằng giá
tiền điện 800 đồng/kWh.
15. Một đèn compact loại công suất 15W được chế tạo có độ sáng bằng đèn ống loại 40W thường dùng.
Một xí nghiệp sử dụng 300 bóng đèn, trung bình mỗi ngày 10 giờ thì Hỏi trong 1 năm (365 ngày) sẽ
giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử dụng đèn compact thay cho đèn 40W? Cho rằng giá tiền điện là
1350 đồng/1kWh.
16. Một nguồn điện có hiệu điện thế U1 = 2.500V và công suất P = 100KW được dùng đề truyền tải điện
năng đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn, cho biết điện trở của dây dẫn R =10Ω. Hãy tính :
a. Công suất hao phí trên đường dây tải điện.
b. Hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ.
c. Hiệu điện thế phải tăng lên khi muốn giảm công công suất hao phí đi bốn lần.
2. 2 Câu hỏi trắc nghiệm :

1. Trong TN người ta muốn sử dụng nhiên liệu có khối lượng ít nhất nhưng lại tỏa nhiệt nhiều nhất .Em
hãy chọn phương án đúng ?
A. Khí đốt .
B. Dầu hỏa.
C. Xăng
D. Hidro.
2. Để tiết kiệm năng lượng điện, người ta thường dùng loại đèn nào dưới đây :
A. Đèn ống .
B. Đèn Compact.
C. Đèn LED
D. Cả 3 loại đèn nói trên .
3. Khi tải điện đi xa , điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do :
A. Tác dụng từ của dòng điện .
B. Tác dụng hóa học của dòng điện.
C. Hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây
D. cả A,B,Cđều đúng.
4. Để giảm hao phí trên đường dây tải điện người ta thường dùng cách nào ?
A. Tăng điện trở của đường dây tải điện .
B. Giảm công suất của nguồn điện .
C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây tải điện.
D. cả A,B,Cđều đúng.
5. Thiết bị có vai trò quan trọng làm giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng đi xa là :
A. Cột điện
B. máy biến thế .
C. Dây dẫn .
C. Tất cả các thiết bị trên.
6. Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện ?
A. Sử dụng đèn bàn công suất 100W.
B. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết .
C. Cho quạt chạy mỗi khi đi khỏi nhà.

D. Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm .
7. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện?
Trang-20


A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.
B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.
C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.
D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng.
8. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì:
A. dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường.
B. dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng con người.
C. để giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất.
D. càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và xã hội.
9. Cách sử dụng điện nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?
A. Sử dụng đèn bàn có công suất 100W.
B. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.
C. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.
D. Không dùng bếp điện để đun nấu thức ăn.
V. Tư liệu tham khảo :Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
1. Mục tiêu: Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Biết được điện là nguồn năng lượng quý giá đối với cuộc sống và nhu cầu sản xuất.
- Biết được ý nghĩa của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày.
- Thực hành sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
2. Nội dung và hình thức tổ chức
2.1. Nội dung
- Điện là nguồn năng lượng to lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Điện phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác.
- Điện là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống. Nhu cầu và chi phí về điện đối với nước ta rất lớn,

nếu không sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả thì chúng ta có nguy cơ thiếu điện.
- Các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả ở gia đình, trường lớp.
2.2. Hình thức tổ chức
- Thảo luận nhóm về tầm quan trọng của điện năng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
- Xây dựng ”Dự án” sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả ở gia đình, trường lớp và địa phương.
3. Thời gian: 45 phút
4. Chuẩn bị
- Các giỏ đựng phiếu hoạt động.
- Tranh, ảnh minh họa thực tiễn sử dụng điện năng trong cuộc sống và sản xuất.
- Một số thiết bị sử dụng bằng điện thông thường minh họa các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm
hiệu quả.
5. Tổ chức hoạt động
Khởi động: Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS biết vai trò và tầm quan trọng của điện năng trong cuộc sống sinh hoạt và sản
xuất.
b) Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm từ 4-6 HS, cử nhóm trưởng.
- GV treo lên bảng các bức tranh, ảnh về sử dụng điện trong các lĩnh vực kinh tế: Điện trong sinh
hoạt, điện trong sản xuất công nghiệp, điện trong sản xuất nông nghiệp, điện trong kinh doanh,...và
hướng dẫn HS quan sát tranh để trả lời các câu hỏi sau:
+ Điện được sử dụng như thế nào trong cuộc sống và sản xuất?
+ Điều gì xảy ra nếu chúng ta thiếu hoặc không có điện?
- Các nhóm hoạt động
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm trao đổi chung
- Kết luận:
+ Điện là nguồn năng lượng quan trọng đối với cuộc sống con người , điện được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực kinh tế. Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác và
đóng vai trò quyết định sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế.

Trang-21


+ Điện không phải là nguồn năng lượng vô hạn, nước ta hiện nay đang thiếu điện, đã và đang
phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho nhập khẩu điện. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng điện một cách tiết
kiệm và hiệu quả
Hoạt động 2: Điều tra về tình hình sử dụng điện ở gia đình và cộng đồng
a) Mục tiêu: HS biết được thực tế sử dụng điện ở gia đình và địa phương
b) Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề và dùng kĩ thuật động não:
+ Theo các em thế nào là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả?
+ Hãy nêu những trường hợp sử dụng điện chưa tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình và cộng đồng.
- GV ghi các nội dung phát biểu của HS lên bảng, tổng hợp các ý kiến của cả lớp.
- Kết luận:
+ Sử dụng năng lượng nói chung, sử dụng điện nói riêng tiết kiệm hiệu quả là sử dụng điện một
cách hợp lí nhằm giảm mức tiêu thụ điện cho các phương tiện, thiết bị và hoạt động sử dụng điện mà vẫn
đảm bảo nhu cầu điện cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
+ Các trường hợp sử dụng điện chưa tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình và cộng đồng có thể là: sử
dụng bóng đèn công suất lớn không cần thiết; sử dụng bóng đèn sợi đốt; ra khỏi phòng không tắt đèn,
không tắt quạt, điều hòa nhiệt độ; dùng nhiều phương tiện, thiết bị sử dụng điện trong giờ cao điểm ; tắt
tivi bằng điều khiển ; đèn đường sáng vào ban ngày,....
Hoạt động 3: Các cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong gia đình
a) Mục tiêu : HS biết các cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong gia đình
b) Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành các nhóm, cử nhóm trưởng
- Giao nhiệm vụ : Các nhóm thảo luận và liệt kê vào bảng hoạt động các biện pháp sử dụng điện
tiết kiệm hiệu quả
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận hoạt động.

Kết luận chung:
+ Năng lượng luôn đóng một vai trò “đặc biệt quan trọng và không thể thiếu” trong quá trình sản
xuất và đời sống của chúng ta, sự khan hiếm và thiếu hụt năng lượng là một trong những nguyên nhân
lớn làm kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, hạn chế việc nâng cao chất lượng cuộc sống và .
+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong giải pháp đơn giản nhưng thiết thực và
tối ưu đối với hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay.
Trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của
chuyên đề .Các thầy giáo, cô giáo có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả
nhiệm vụ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả quả môn Vật lí ở THCS, thực hiện tốt chủ
trương của Bộ.
Để chuyên đề đáp ứng tốt hơn yêu cầu của việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở THCS,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Các Quí vị .

Trang-22



×