Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng thương mại quốc tế và phân tích hợp đồng mua bán điều hòa không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 31 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới. Trong dòng chảy đó, các
hoạt động thương mại quốc tế trở thành xu thế tất yếu cho sự phát triển, mở rông
kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Việc buôn bán hàng hóa giữa các đối
tác đến từ các quốc gia khác nhau đặt ra yêu cầu cần có một công cụ ghi lại những
thỏa thuận giữa các bên làm căn cứ đảm bảo cho quyền lợi giữa các bên, giải quyết
tranh chấp khi cần thiết cũng như xóa tan những cách biệt về ngôn ngữ giữa các
bên. Đó cũng chính là những lý do ra đời của hợp đồng thương mại quốc tế.
Ngày nay, hợp đồng thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng bắt buộc trong
hoạt động thương mại quốc tế. Vậy vì sao hợp đồng thương mại quốc tế quan trọng
như thế nào? Và những nội dung, điều khoản chủ yếu được quy định trong hợp
đồng thương mại quốc tế là gì? Những vấn đề trên sẽ được làm rõ trong bài tập lớn
này.
Nội dung của bài tập lớn này gồm 3 chương:
-

Chương 1: Khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế
Chương 2: Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng thương mại quốc tế và

-

phân tích hợp đồng mua bán điều hòa không khí.
Chương 3: Nhận xét về hợp đồng mua bán điều hòa không khí đã phân
tích.

Trong qúa trình thực hiện bài tập lớn này, em rất cảm ơn sự giúp đỡ, hướng
dẫn của Cô giáo Nguyễn Thị Lê Hằng để em có thể hoàn thành bài đúng thời hạn.
Do kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài tập này


không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía các
thầy cô cũng như các bạn để bài tập lớn này có thể hoàn thiện hơn và rút kinh
nghiệm cho những bài tập sau.
Em xin chân thành cảm ơn.


2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
1.1.
1.1.1.

Các khái niệm
Hợp đồng thương mại
Trong giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương của nhà xuất bản Đại học

Hàng Hải Việt Nam có nêu khái niệm:
1.1.2.

Hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế = Hợp đồng thương mại + yếu tố quốc tế
Căn cứ xác định yếu tố của hợp đồng:
Công ước Viên 1980 về hợp đồng thương mại quốc tế:
Điều 1, công ước Viên 1980 về hợp đồng thương mại quốc tếcó chỉ rõ:

“Công ước này áp dụng cho các hợp đồng thương mại giữa các bên có trụ sở thương
mại tại các quốc gia khác nhau; quốc tịch của các bên không được xét đến khi xác
định phsmj vi áp dụng của công ước này.”
Theo luật Thương mại 2005: “Thương mại quốc tế được thực hiện dưới các

hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu.”


“Hợp đồng: là sự thỏa thuận của các bên đương sự nhằm làm thay đổi, phát

sinh hoặc đình chỉ một quan hệ pháp lý nào đó.”
• “Hợp đồng thương mại: là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có ,
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hang hoá cho bên mua và nhận
thanh toán. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”
- Luật quốc tế:
- Luật Việt Nam:
• “Khái niệm Hợp đồng thương mại quốc tế: là sự sự thỏa thuận giữa các
đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi
là bên bán ( bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu cho một
bên khác gọi là bên mua ( bên nhập khẩu ) một tài sản nhất định, gọi là hàng
hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở
hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”
1.2.

Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế


3



Chủ thể: là các bên có quốc tịch khác nhau có trụ sở ở các nước khác nhau.
Đối tượng của hợp đồng: hàng hóa là động sản, tức là di chuyển được qua




biên giới quốc gia.
Đồng tiền thanh toán: Tiền tính giá và tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một

trong hai bên và có thể là ngoại tệ đối với cả hai.
• Ngôn ngữ của hợp đồng: hiện nay ngôn ngữ phổ biến được dùng trong hợp
đồng thương mại quốc tế chủ yếu là tiếng Anh.
• Cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực
hiện hợp đồng thương mại quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài
giải quyết. Và nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước
ngoài lại đòi hỏi trình độ ngoại ngữ của các bên.
• Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng: rất đa dạng và phức tạp.
Nguồn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế rất đa dạng và phức
tạp.
Hợp đồng thương mai quốc tế khi ký kết sẽ phải chịu sự điều chỉnh của luật
nước xuất khẩu, luật nước nhập khẩu hay có thể cả luật quốc tế.
Trong thương mại quốc tế, việc áp dụng nguồn luật điều chỉnh nào là do các
bên thỏa thuận và ký kết với nhau.
Các nguồn luật đó có thể là:
-

Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế đươc đinh nghĩa như sau:
“Là những văn bản có chứa những quy phạm pháp luật được các quốc gia và

các chủ thể khác xây dựng, ký kết, công nhận và có hiệu lực pháp lý đối với chủ thể
của các quốc gia thành viên. Khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhưng không
được quy định hoặc quy định không đầy đủ thì các bên có thể đưa điều ước quốc tế
vào để xử lý vấn đề đó. Tuy nhiên, vẫn có những hiệp định không cần sự phê chuẩn

của quốc hội mà vẫn có hiệu lực, đó là những hiệp định được các nguyên thủ quốc
gia ký trên cơ sở nhũng điều ước mậu dịch đã được ký trước đó. Những hiệp định
này có hiệu lực ngay sau khi ký, do vậy những điều ước hoặc hiệp định này có thể
điều chỉnh hay hủy bỏ hợp đồng và trong hợp đồng có thể không cần dẫn chiếu thì
các điều ước, hiệp định này vẫn có hiệu lực điều chỉnh các hợp đồng ký kết giữa các
bên.”


4

Luật quốc gia:

-

Các đạo luật cơ bản hoặc các văn bản dưới luật. Khi luật quốc gia và các
điều ước quốc tế mà Quốc hội và nhà nước của các bên tham gia giao dịch đã ký và
phê chuẩn trái nhau thì áp dụng điều ước quốc tế. Để điều chỉnh hợp đồng có thể áp
dụng luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của một nước thứ ba do
hai bên tham gia hợp đồng quy định hoặc do tòa quyết định.
Tập quán thương mại:

-

Tập quán thương mại là những thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhiều
người biết và sử dụng,
Án lệ ( tiền lệ pháp ): tùy theo luật từng nước quy định

-

Giải quyết tranh chấp: khi phát sinh tranh chấp, khiếu nại. Trước hết các bên phải

gặp gỡ cùng nhau thương lượng để giải quyết, nếu không giải quyết được thì phải
kiện ra trọng tài hoặc tòa án. Thường thì phương thức trọng tài được sử dụng phổ
biến hơn.
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế

1.3.

Hợp đồng thương mại quốc tế có hiệu lực nếu có đủ các yếu tố sau:
-

Chủ thể của hợp đồng: là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp nhân
Hàng hóa trong hợp đồng phải là hàng hóa được phép mua theo quy định của

-

pháp luật.
Hợp đồng thương mại quốc tế phải là hợp đồng có các nội dung chủ yếu mà
pháp luật đã quy định.
Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.
Nội dung chủ yếu của một hợp đồng thương mại quốc tế

1.4.

Một hợp đồng thương mại thường có 2 phần:
Phần những điều trình bày:
- Số hợp đồng
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
- Tên và địa chỉ của các bên
- Những định nghĩa dùng trong hợp đồng.
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng

• Phần các điều khoản và các điều kiện:


Trong hợp đồng có thể có rất nhiều điều khoản. trong đó các điều khoản chủ
yếu không thể thiếu là:
-

Tên hàng


5
1.5.

Số lượng
Chất lượng
Giá cả
Giao hàng
Phương thức thanh toán
Chứng từ vận tải
Điều kiện cơ sở giao hàng
Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc

giao nhận hàng hóa giữa bên mua và bên bán.
Những cơ sở đó là:
-

Sự phân chia trách nhiệm giữa bên mua và bên bán trong việc giao nhận
hàng, như trách nhiệm: thuê phương tiện vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, mua

-


bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,…
Sự phân chia về chi phí giữa các bên về việc giao nhận hàng, như các chi
phí: chi phí chuyên chở hàng, chi phí bốc hàng, chi phí dỡ hàng, chi phí lưu
kho, chi phí mua bảo hiểm, tiền thuế,…
Sự di chuyển rủi ro những rủi ro và tổn thất về hàng hóa từ
người bán và người mua,
Sau đây sẽ là các điều kiện cơ sở giao hàng được quy định trong Incoterms

2010
Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện được chia thành 2 nhóm đó là:



Nhóm các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải, gồm 7 điều kiện:
EXW (Ex Works): giao tại xưởng
FCA (Free Carrier): giao cho người vận tải
CPT (Carriage Paid To): cước phí trả tới
CIP (Carriage And Insurance Paid To): cước phí và bảo hiểm trả tới
DAT (Delivered At Terminal): giao tại bến
DAP (Delivered At Place): giao hàng tại nơi đến
DDP (Delivered Duty Paid): giao hàng đã nộp thuế.
Nhóm các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đương thủy nội địa,

-

gồm 4 điều kiện:
FAS (Free Alongside Ship): giao dọc mạn tàu
FOB (Free On Board): giao hàng trên tàu
CFR (Cost And Freight): tiền hàng và cước phí

CIF (Cost Insurance And Freight): tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.


6

CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG
MUA BÁN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Các điều khoản trong một hợp đồng mua bán quốc tế
Tên hàng ( Commodity )

2.1.
2.1.1.

Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các
bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán-trao đổi. Vì vậy đay là điều
khoản quan trọng không thể thiếu để giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm
có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm
khác cũng loại.
Trong hợp đồng thương mại quốc tế, tên hàng thường được ghi như sau:
Tên hàng kèm tên thương mại
Tên hàng kèm tên khoa học
Tên hàng kèm công dụng của nó
Ghi tên hàng kèm mô tả tổng hợp
Tên hàng kèm chất lượng hàng hóa
Tên hàng kèm tiêu chuẩn kỹ thuật định trước

-

Tùy theo loại hàng hóa mà ghi tên hàng cho phù hợp. Có thể kết hợp các

cách ghi ở trên.
Số lượng/ Khối lượng ( Quantity/ Weight )

2.1.2.

Đây là một điều kiện không thể thiếu, do vậy trong hợp đồng cần phải thể hiện
rõ số lượng hàng hóa được mua bán. Nhưng vì trên thị trường thế giới, người ta sử
dụng các hệ đo lường rất khác nhau cho nên trong hợp đồng cần thống nhất về đơn
vị tính
Tùy theo từng thương vụ và đối tượng của hợp đồngmà chọn cách ghi số
lượng/ khối lượng cho phù hợp. Trong buôn bán quốc tế, người ta thường sử dụng 2
cách ghi khối lượng/ trọng lượng.
-

Cách 1: Ghi phỏng chừng: có nghĩa là có ghi dung sai và kèm theo chi tiết
cho biết dung sai được người mua chọn hay người bán chọn


7

Hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là hàng nông sản, nguyên liệu thô với
khối lượng tương đối lớn, như vậy sẽ có hao hụt trong quá trình vận chuyển, lưu
kho. Nhưng trên hợp đồng hay quên quy định mức dung sai cần thiết, do vậy nhiều
khi xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện.
2.1.3.

Chất lượng/ Phẩm chất hàng ( Quality/ Specification )
Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hóa. Nói một cách khác

điều khoản này miêu tả về quy cách, kích thước, công suất và các thông số kỹ thuật,

…của hàng hóa được mua bán.
Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hóa là cơ sở để xác định chính xác giá
cả của nó, đồng thời buộc người bán phải giao hàng đúng theo yêu cầu cuẩ hợp
đồng. Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể dẫn đến thiệt thòi cho một trong hai
bên.
Thông thường trong thương mại quốc tế, người ta thường chon một trong
những cách sau đây để thể hiện chất lượng hàng hóa trong hợp đồng thương mại
quốc tế:


Chất lượng được giao như mẫu: trong hợp đồng sử dụng cụm từ “ as the
sample” hoặc “as agreed samples”:
"Phương pháp này được dung khi mua bán những hàng hóa mà phẩm chất,

chất lượng của nó khó mô tả thành lời, thậm chí qua hình ảnh cũng khó xác định
chất lượng của nó, ví dụ như: sản phẩm thời trang, đồ trang sức bằng vàng, bạc có
những đường trang trí cầu kỳ, đồ mỹ nghệ khảm xà cừ hoặc những nét chạm trổ
tinh vi hoặc một số loại quần áo may sẵn, một số thiết bị phức tạp."

-

Xác định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa:
Chất hữu ích (chỉ tiêu chính): cần phải quy định mức tối thiểu cần đạt là

bbao nhiêu.
- Chất vô ích (chỉ tiêu phụ): phải quy định mức tối đa cho phép.
• Xác định chất lượng hàn hóa dựa vào dựa vào bảng thiết kế kỹ thuật hoặc
cataloge:
• Xác định chất lượng theo các tiêu chuẩn sẵn có trong thực tế:
Xác định chất lượng theo hiện trạng thực tế của hàng hóa

2.1.4.

Giá cả ( Price)


8

Đây có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng thương mại quốc
tế. Mọi điều khoản khác đều dễ dàng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục, nhưng với
điều khoản này hầu hết các bên đối tác đêu không muốn nhượng bộ. Chính vì vậy
khi thương thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng đối với điều khoản này.
Thông thường các bên phải thống nhất những nội dung sau đây:


Đồng tiền tính giá:
Trong hợp đồng thương mại quốc tế, giá cả hàng hóa có thể được tính bằng

tiền của nước người bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua hoặc có
thể được tính bằng tiền của nước thứ ba. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có
xu hướng tăng giá trị trên thị trường hối đoái, với người mua thì ngược lại. Do vậy
người ta thường thống nhất chọn đồng tiền nào ổn định trên thị trường hối đoái, đó
là những đông tiền có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh. Hiện
nay, nếu sắp xếp theo mức độ chuyển đổi thì những đồng tiền sau đây được sử dụng
rộng rãi nhất: USD, JPY, EUR, GBP.


Có rất nhiều cách xác định giá cả hàng hóa. Các bên cần phải thống nhất
phương pháp tính giá ngay khi đàm phán để không xảy ra tranh chấp trong
quá trình thực hiện hợp đồng và không để xảy ra tình trạng bên có lợi nhiều,
bên thiệt hại lớn, như vậy, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động


thương mại quốc tế.
• Phương pháp tính giá:
Tùy theo từng thương vụ, từng đối tượng của hợp đồng mà người ta có thể
chọn một trong các phương pháp tính giá sau:
- Giá cố định (fixed price):
“Là giá được xác định ngay trong khi đàm phám ký kết hợp đồng và không
thay đổi trong quá trình ký kết hợp đồng.”
Phương pháp này chỉ nên áp dụng với những hợp đồng có giá trị nhỏ, thời
gian thực hiện ngắn, giá cả trên thị trường ổn định.
-

Không nên sử dụng phương pháp này với những thương vụ mua bán hàng
chiến lược, thời gian thực hiện dài, giá cả lại biến động mạnh trên thị trường

-

dễ gây thiệt hại cho một trong hai bên, không hài hòa quyền lợi.
Giá quy định sau:


9

“Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong
lúc đàm phán, các bên thỏa thuận các điều kiện và thời gian xác định giá.” Ví dụ
“Giá sẽ được xác định vào thời điểm giao hàng” hoặc “Giá sẽ được tính tại thời
điểm thanh toán theo giá quốc tế tại sở giao dịch hàng hóa…..”
Phương pháp này được dụng với những hợp đồng mua bán hàng hóa có sự
biến động mạnh về giá trên thị trường và trong thời kỳ lạm phát với tốc độ cao.
Giá xét lại:


-

Các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng điều kiện “Đơn giá được xác
định tại thời điểm ký hợp đồng; nhưng sẽ được xét lại tại thời điểm giao hàng hoặc
thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khoảng (…)%”
Giá xét lại được áp dụng để phòng chống rủi ro về giá cả cho các bên tham
gia hợp đồng khi thời gian thực hiện hợp đồng dài, giá trị lô hàng lớn hoặc trong
trường hợp mua/bán các mặt hàng nhạy cảm về giá.
Trong thực tế, khi thỏa thuận ký kết hợp đồng mua, bán, các bên thường
dành cho nhau các ưu đãi như người bán thưởng khuyến khích cho người mua, hoặc
người mua ứng tiền trước cho người bán… Thông thường, người bán hay dành
nhiều ưu đãi cho người mua hơn, một trong những ưu đãi đó là việc giảm giá bán.


Giảm giá:
Có nhiều nguyên nhân có thể áp dụng để giảm giá:

-

Giảm do trả tiền sớm.
Giảm do mua thử hoặc mua hàng hoá với số lượng lớn.
Giảm giá khi trên thị trường đang có sự cạnh tranh của các đối thủ.
Giảm giá thời vụ.
Lưu ý: có 2 phương pháp tính giảm giá thường được áp dụng:

-

Giảm giá đơn (Simple discount rate): giá được giảm 1 lần cho toàn bộ các


-

nguyên nhân.
Giảm giá kép (Chain discount rate): người mua được hưởng một chuỗi liên
hoàn các giảm giá đơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân
có thể được áp dụng những tỷ lệ giảm giá khác nhau.
Chú ý: Muốn thỏa thuận với đối tác để xác định giá hàng xuất khẩu nên tham

khảo các thông tin về giá trên các tạp chí chuyên ngành để xác định được mức giá


10

hợp lý, không quá cao (sẽ khó nhận được sự đồng tình từ phía đối tác) và cũng
không quá thấp (gây thiệt hại cho chính mình).
2.1.5.

Giao hàng ( Shipment/ Delivery)
Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ

cụ thể của người bán; đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm
của mình đối với đối phương. Chỉ khi nào người bán giao hàng xong mới có thể
nhận được tiền và người mua mới có cơ sở nhận hàng như mong muốn. Nếu không
có điều khoản này, hợp đồng mua bán coi như không có hiệu lực.
Trong điều khoản giao hàng các bên phải thống nhất với nhau những nội
dung sau đây:
Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng. Nếu các bên giao dịch không có thỏa thuận gì khác, thời hạn này cũng là lúc
di chuyển rủi ro và tổn tất về hàng hóa từ người bán sang người mua.
a) Thời hạn giao hàng (Time of shipment/ Shipment time)


Trong buôn bán quốc tế, người ta có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng như
sau:


Thời hạn giao hàng có định kỳ: Theo phương pháp này người ta có thể xác

-

định thời hạn giao hàng:
Vào một ngày cố định, ví dụ: vào ngày 30/08/2015
Vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng, ví dụ:

-

không chậm quá ngày 30/08/2015.
Bằng một khoảng thời gian như quý 3 năm 2015
Bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của một trong hai


bên
Thời hạn giao hàng ngay: theo phương pháp này các bên giao dịch có thể

thỏa thuận:
- Giao nhanh
- Giao ngay lập tức
- Giao càng sớm càng tốt
• Thời hạn giao hàng không định kỳ: đây là cách quy định chung chung ít
-


được dung. Theo cách này người ta có thể thỏa thuận như sau:
Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên
Giao hàng khi nào có khoang tàu
Giao hàng sau khi nhân được L/C
Giao hàng khi xin được giấy phép xuất khẩu


11
b) Địa điểm giao hàng

Việc lựa chọn điạ điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức
chuyên chở hàng hóa và đến điều kiện cơ sở giao hàng. Mặc dù nói chung điều kiện
cơ sở giao hàng đã xác định rõ địa điểm giao hàng
Trong buôn bán quốc tế người ta phân biệt các phương pháp sau đây để quy
định địa điểm giao hàng:



Quy định cảng giao hàng, cảng đến, cảng thông quan.
Quy định một cảng và nhiều cảng: Trong trường hợp đối tượng giao dịch là
hàng bách hóa người ta thường chỉ quy định một địa điểm hàng đi và một
địa điểm hàng đến. Khi giao dịch về hàng có khối lượng lớn người ta có thể

quy định nhiều địa điểm gửi hàng và nhiều địa điểm hàng đến.
• Quy định cảng khẳng định và cảng lựa chọn: Dù có quy định một hoặc
nhiều cảng nhưng phương pháp trên vẫn khẳng định nơi giao hàng.
c) Phương thức giao hàng
Thực tế giao hàng trong thương mại quốc tế đã làm nảy sinh nhiều phương
thức giao hàng.
Người ta có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là

giao nhận sơ bộ hay giao nhận cuối cùng.
Việc giao nhận sơ bộ thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuất hàng
hóa hoặc ở nơi gửi hàng. Với mục đích là bước đầu xem xét hàng hóa, xác định sự
phù hợp về chất lượng và số lượng hàng so với quy định trong hợp đồng. Trong khi
giao nhận sơ bộ, người mua có quyền đòi hỏi khắc phục khuyết điểm hàng hóa
trước khi giao hàng.
Việc giao nhận cuối cùng có mục đích xác nhận việc người bán hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng về các mặt số lượng, chất lượng hàng, thời gian giao hàng. Qua
đó, hai bên thừa nhận các kết quả kiểm tra hàng hóa đã lấy được ở nơi giao nhận
cuối cùng.
Người ta cũng có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một địa điểm
nào đó là việc giao nhận về số lượng hoặc việc giao nhận về chất lượng.
d) Thông báo giao hàng

Các điều kiện cơ sở giao hàng đã bao hàm nghĩa vụ về thông báo giao hàng.
Nhưng bên cạnh đó, các bên giao dịch thường vẫn thỏa thuận them về nghĩa vụ


12

thông báo giao hàng. Trong khi thỏa thuận về việc này, người ta thường quy định về
số lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được thông báo.
Trước khi giao hàng thường có những thông báo của người bán về việc hàng
đã sẵn sang để giao hoặc về ngày đem hàng ra cảng để giao, thông báo của người
mua về những điểm hướng dẫn người bán trong việc gửi hàng hoặc về những chi
tiết của tàu đén nhận hàng.
Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao và kết
quả việc giao hàng đó. Nhiều khi người ta còn quy định về việc thông báo trước khi
tàu vào cảng dỡ hàng.
Nội dung của mỗi thông báo trên là do mục đích của chúng quyết định.

Ngoài những vấn đề nêu trên, trong điều kiện giao dịch căn cứ vào nhu cầu
của bên mua, vào khả năng của bên bán và vào những đặc điểm cuả hàng hóa,
người ta có những quy định đặc biệt như:
e) Những quy định khác về việc giao hàng
- Đối với những hàng hóa có khối lượng lớn, người ta có thể quy định “ cho
-

phép giao hàng từng đợt” hoặc buộc phải “giao một lần”.
Nếu trên dọc đường đi cần phải thay đổi phương tiện vận chuyển, người ta

-

có thể quy định “cho phép chuyển tải”.
Nếu cảng gửi hàng ở gần cảng đến, khi hành trinh của giấy tờ chậm hơn
hành trình hàng hóa, người ta có thể quy định “ vận đơn đến chậm được chấp

-

nhận”
Nếu người bán ủy nhiệm cho một người thứ ba thay mặt mình đứng ra giao
hàng, người ta có thể quy định “ vận đơn người thứ ba được chấp nhận”.
Việc lựa chọn điạ điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức

chuyên chở hàng hóa và đến điều kiện cơ sở giao hàng. Mặc dù nói chung điều kiện
cơ sở giao hàng đã xác định rõ địa điểm giao hàng
2.1.6.

Thanh toán ( Payment)
Trong việc mua bán tiền hàng được mua hoặc bán, các bên thường phải xác


định các vấn đề ề đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền và các
điều kiện đảm bảo hối đoái.
a) Phương thức thanh toán (Mode of payment)


13



Phương thức trả tiền mặt (Cash payment):
Phương thức thanh toán chuyển tiền (Transfer):
Phương thức này có thể được thực hiện bằng thư, bằng phiếu hoặc bằng điện.



Phương thức ghi sổ (open account):
Đối với phương thức này, bên bán sau khi đã hoàn thành việc giao hàng cho

bên mua sẽ mở sổ sách để ghi tổng số tiền hàng hóa đã giao. Khi đến kỳ hạn thanh
toán như đã quy định thì bên mua mới phải thanh toán cho bán.


Phương thức nhờ thu:
“Là phương thức thanh toán trong đó người bán, sau khi giao hàng hóa, dịch

vu, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa, dịch vụ đó.”


Phương thức tín dụng chứng từ:
“Trong nghiệp vụ buôn bán, là sự thỏa thuận của một ngân hàng theo yêu cầu


của người mua cam kết sẽ trả tiền cho bên bán hoặc bất cứ người nào theo lệnh của
bên bán khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu
trong một văn bản gọi là thư tín dung hay còn gọi là L/C.”
b) Điều kiện đảm bảo hối đoái

Trong tình hình thị trường kinh tế hiện nay, các đồng tiền trên thế giới có thể
tăng giá hoặc mất giá mà không thể dự đoán trước được. Vì vậy, để đảm bảo quyền
lợi giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thì khi thỏa thuận hợp đồng các
bên sẽ thỏa thuận về các điều kiện đảm bảo hối đoái. Đó có thể là điều kiện đảm
bảo vàng hoặc điều kiện đảm bảo ngoại hối.
Ví dụ trong hợp đồng ghi rõ:
“Tổng giá trị hàng ghi trong hợp đồng này trên cơ sở hàm lượng vàng của 1
bảng Anh là 2,13281 gam vàng nguyên chất. nếu khi thanh toán hàm lượng vàng
của đồng bảng Anh thì tổng trị giá vàng cũng phải thay đổi một cách tương ứng.”
“Tiền hàng trên đây (tính bằng DM) sẽ được thanh toán bằng đồng FF trên
cơ sở tỷ giá giữa hai đồng tiền này vào ngày thanh toán.”
c)

Đồng tiền để trả

Trong buôn bán quốc tế, tiền hàng có thể được thanh toán bằng đồng tiền của nước
xuất khẩu hoặc đồng tiền của nước của nước nhập khẩu hoặc đồng tiền của nước
thứ 3. Đồng tiền dùng vào việc thanh toán gọi là đồng tiền thanh toán.


14

Đồng tiền thanh toán có thể trùng với đông tiền tính giá (tức đông tiền biểu thị giá
cả) và cũng có thể không trùng. Khi đông tiền thanh toán và đồng tiền tính giá là 2

loại khác nhau, người ta phải xác định tỷ giá để quy đổi 2 đồng tiền đó.
Trong đó, đặc biệt người ta lựa chọn:
-

Đó là tỷ giá chính thức hay tỷ giá thị trường.
Đó là tỷ giá của công cụ thanh toán nào (tỷ giá chuyển tiền bằng điện hay

-

bằng thư)
Đó là tỷ giá thị trường tiền tệ nào (ở nước xuất khẩu, ở nước nhập khẩu hay

-

ở nước thứ ba)
Đó là tỷ giá mua vào hay tỷ giá bán ra.


Vì lợi ích của mình, người xuất khẩu thường muốn chọn đồng tiền thanh toán là
đồng tiền ít bị mất giá hoặc dễ dàng đổi ra đồng tiền khác hoặc dễ dàng đổi ra vàng.
Còn tâm lý người nhập khẩu thì ngược lại.
d) Thời hạn trả tiền

Thông thường, trong giao dịch, các bên thường trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền
sau.
- Trả tiền trước:
Là việc người mua giao cho người bán một phần hoặc toàn bộ tiền hàng trước
khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua hoặc trước khi
người bán thực hiện đơn hàng của người mua.
Mức tiền ứng trước nhiều hay ít phụ thuộc vào tầm quan trọng của hàng hóa giao

dịch, thời hạn chế tạo của hàng đó, mối quan hệ giữa các bên giao dịch và tập quán
hình thành trong ngành buôn bán có liên quan.
Ngày nay, thông thường tiền ứng trước chỉ nằm trong phạm vi 5 – 10% của
giá trị đơn hàng.Là việc thanh toán vào trước lúc hoặc trong lúc người xuất khẩu đặt
chứng từ hàng hóa hoặc bản thân hàng hóa dưới quyền định đoạt của người nhập
khẩu.
Việc thanh toán tiền ứng trước thường được tiến hành bằng cách khấu trừ
dần vào tiền hàng hoặc bằng cách tính toán dứt khoát vào lúc kết toán tiền hàng. Số
tiền ứng trước chính là khoản tín dụng mà người mua cung cấp cho người bán.
- Trả tiền ngay:


15

Việc trả tiền hàng ngay có thể được áp dụng bằng cách trả tiền hàng ngay
một lúc hoặc trả một phần
- Trả tiền sau: trả tiền sau khi nhận hàng
Nhiều khi người ta vận dụng kết hợp cả ba kiểu trả tiền đó. Ví dụ trong các hợp
đồng về tàu biển thường thường quy định 15% giá trị đơn hàng được trả ngay sau
khi ký hợp đồng, 25% sau khi hạ thủy, 55% sau khi người mua nhận tàu, 5% sau khi
hết thời hạn bảo hành.
Người bán cung cấp cho người mua một khoản tín dụng theo thỏa thuận giữa
hai bên. Khoản tín dụng này được hoàn trả bằng tiền hoặc hàng hóa.
Trong việc thanh toán có tín dụng, các bên thường quan tâm đến số tiền tín
dụng, thời hạn tín dụng, lãi suất tín dụng và điều kiện hoàn trả.
Dưới đây là những phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất
trong hợp đồng thương mại quốc tế:
Với phương thức này thì có thể tiến hành thanh toán khi ký kết hợp đồng ,
đặt hàng, trước khi người bán giao hàng, khi người bán giao hàng hay khi người bán
xuất trình giấy tờ.

2.1.7.

Chứng từ giao hàng
Khi giao hàng người bán đồng thời phải cung cấp cho người mua những

chứng từ thể hiện việc người bán đã giao hàng cho người vận tải theo đúng thỏa
thuận trong hợp đồng. Bộ chứng từ mà người bán cung cấp cho người mua phải
đảm bảo đầy đủ các chừng từ cần thiết đã thống nhất trong hợp đồng. Tránh trường
hợp người bán giao thiếu chứng từ gây khó khan cho người mua trong việc nhận
hàng. Ngoài ra còn gây lãng phí thời gian của cả 2 bên cho việc sửa đổi, bổ sung
các loại chứng từ còn thiếu.
Một bộ chứng từ cần thiết mà bên bán bắt buộc phải giao cho bên mua bao
gồm những chứng từ sau:
-

Hối phiếu
Vận đơn
Hóa đơn bán hàng
Bảng kê chi tiết hàng hóa
Giấy chứng nhận chất lương, số lượng hàng hóa thực giao
Giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm cung cấp.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa


16
2.2.

Giấp phép xuất nhập khẩu đối với những loại hàng hóa do nhà nước quản lý.
ngay sau khi giao hàng.
Phân tích một hợp đồng cụ thể về các điều khoản (Các bên tham gia,

giao hàng, thanh toán, quyền hạn và trách nhiệm, phân chia rủi ro)
Sau đây là hợp đồng mua bán điều hòa không khí của công ty TRANE

(THAILAND) LIMITED và công ty trách nhiệm hữu hạn HỒNG QUANG.
Trong hợp đồng này có quy định rất nhiều điều khoản nhưng bài này chỉ đi
sâu vào phân tích một số điều khoản như sau:
2.2.1.

Các bên tham gia

This contract is enlered into on

,2015

Between
TRANE (THAILAND) LIMITED
30th - 31st Floor, Vanil Building II
1126/2 New Petchburi Road,
Makkasan, Rachthevee, Bangkok 10400, Ihailand
Telephone: (662) 704 9999
Fax: (662) 704 9620
Represented by:
Ms. Subi Jeong
Hereinafter referred to as The Seller
And
HONG QUANG co., LTD
47 Phan Dinh Phung,
Hue City, Vietnam
Telephone: (84 5) 4384 6460 Fax:
(84 5) 4383 1977

Represenied by:
Mr. Nguyen Truong Sinh - Director
Hereinafter referred to as The Buyer

Trong hợp đồng ghi rõ:
“Hợp đồng được ký kết vào

, 2015

Giữa
TRANE (THAILAND) LIMITED
Số 30 – 31 Floor, Vanil Building II
1126/2 New Petchburi Road,
Makkasan, Rachthevee, Bangkok 10400, Thái Lan
Điện thoại:

(662) 704 9999

Đại diện bởi: Bà Subi Jeong
Sau đây được gọi tắt là người bán

Fax: (662) 704 9620


17


HONG QUANG co., LTD
Số 47 Phan Đình Phùng, thành phố Huế, Việt Nam
Số điện thoại: (84 5) 4384 6460 Fax: (84 5) 4383 1977

Đại diện bởi: Ông Nguyễn Trường Sinh – Giám đốc
Sau đây được gọi tắt là người mua.”
Trong hợp đồng này đã ghi đầy đủ các thông tin cần thiết của người bán và
người mua như: tên công ty, địa chỉ trụ sở công ty, số điện thoại liên lạc giữa các
bên cũng như số fax và tên người đại diện ký kết hợp đồng.

2.2.2.

Giao hàng

SHIPMENT:

2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

Last date of shipment: Within 6 weeks from the date of signed contract
Partial shipment:
Allowed
Transshipment:
Allowed
Discharging port:
Any port in Hai Phong city, Vietnam
Loading port:
Any port Thailand

Theo điều khoản này:

-

Thời hạn giao hàng: Phía Thái Lan có nghĩa vụ giao lô hàng cho phía Việt
Nam muộn nhất là vào ngày cuối cùng trong vòng 6 tuần kể từ ngày ký kết

-

hợp đồng. Kiểu giao hàng này thuộc kiểu thời hạn giao hàng có định kỳ.
Phía Thái Lan được phép giao hàng từng phần.
Được phép chuyển tải hàng hóa.
Cảng dỡ hàng: theo hợp đồng trên thì cảng dỡ hàng là bất kỳ cảng nào ở
thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Điều này có nghĩa là khi ký kết hợp đồng 2
bên chỉ quy định cảng dỡ hàng nằm trên địa phần thành phố Hải Phòng, Việt
Nam chứ chưa quy định cụ thể là tại một cảng nhất định nào đó. Cảng dỡ
hàng cụ thể trong thực tế sẽ được phía Việt Nam quyết định trong quá trình

-

thực hiện hợp đồng và các bên mua có trách nhiệm thông báo cho nhau.
Cảng bốc hàng: bất kỳ cảng nào tại Thái Lan. Tương tự như cảng dỡ hàng,
cảng bốc hàng cũng chưa được quy định một cách cụ thể trong hợp đồng.


18

cảng bốc hàng sẽ được phía Thái Lan chỉ định và thông báo cho phía Việt
Nam vào thời điểm thích hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2.2.3.

Thanh toán


TERMS OF PAYMENT:
3.1.
Payment: By TTR at 60 days after receiving goods in favor of TRANE
(THAILAND) LIMITED through the following bank:
CITIBANK, N.A.
Current Account No:
5-125975-129
Swift Code:
CITITHBX
Address: 399 Interchange 21 Building, Sukhumvit Road. Klongtoey
Nua. Waltana Bangkok 10110 Thailand
3.2. Documents requircd:
3/3 original clean on board Bills of lading marked
freight prepaid
Signed commercial invoice in 3 originals
Details packing list 3 orỉginals
Certificate of Origin form D in 1 original and 1
triplicate
Certificate of Quality and Quantity in 3 originals
Insurance Policy all risks, blank endorsed blank
endorsed for full invoice value plus 10 % with claim
payable in Hochiminh, Victnam.
- Shipping documents will be direclly sent lo The Buyer c/o TVSC’s office
right after shipment:
Trane Vietnam Service Co., Ltd Ba Thang Hai str., HCMC, Victnam Tell 84- 8
-3834 4119 Fax: 84 - 8-3834 4120 Attn.: Ms Nhung/ Ms Anh Nguyet

Điều khoản này có quy định một số vấn đề cụ thể như sau:



Về thanh toán:
Người mua tức là phía Việt Nam có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người

bán tức là phía Thái Lan trong vòng 60 ngày kể từ ngày người mua nhận được hàng
hóa thông qua ngân hàng phục vụ vủa người bán tại Thái Lan. Hợp đồng này áp
dụng phương thức thanh toán chuyển khoản với đồng tiền thanh toán là đồng đôla
Mỹ, tức là tiền hàng được người mua chuyển thẳng vào tài khoản của người bán. Lý
do áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản là do giá trị của lô hàng không
lớn, sử dụng phương thức này tiết kiệm thời gian hơn và đảm bảo quyền lợi cho cả
2 bên.


19

-

Về các tài liệu cần thiết:
Vận đơn hàng hóa sạch có đánh dấu trả trước: 3 bản gốc
Danh mục đóng gói chi tiết: 3 bản gốc
Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu 1 bản gốc và 1 bản sao
Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng: 3 bản gốc
Giấy chứng nhận bảo hiểm mọi rủi ro, với giá trị là 10% giá trị hợp đồng và
việc bồi thường sẽ được thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Chứng từ vận tải sẽ được giao cho người mua tại văn phòng của công ty

trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh)
2.2.4.

Quyền hạn và trách nhiệm của các bên

Hợp đồng được ký kết dựa trên việc áp dụng theo điều kiện CIF của

Incoterms 2010.
Total: USD CIF HAI PHONG

Chính vì vậy, quyền hạn và trách nhiệm của các bên được xác định dựa vào
điều kiện này.
2.2.4.1.
Quyền hạn và trách nhiệm của bên bán ( phía công ty của Thái Lan)
a) Giấy phép, giấy ủy quyền, các thủ tục hải quan và các thủ tục khác

Theo hợp đồng, phía Thái Lan phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương
mại phù hợp với hợp đồng đã ký kết, cung cấp các bằng chứng khác về sự phù hợp
có thể đòi hỏi trong hợp đồng.
Bên công ty Thái Lan phải chịu mọi rủi ro và chi phí lấy giấy phép xuất khẩu
hoặc các giấy phép cần thiết khác, phải chịu trách nhiệm tiến hành mọi thủ tục hải
quan cần thiết khác cho việc xuất khẩu hàng hóa.
b) Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm
• Hợp đồng vận tải

Công ty phía Thái Lan có nghĩa vụ phải tìm kiếm và ký kết hợp đồng vận tải
để vận chuyển hàng hóa từ cảng nào đó tại Thái Lan, nếu có, tại nơi giao hàng ở
cảng nào đó tại Hải Phòng, Việt Nam, hoặc thỏa thuận bất kỳ điểm nào ở cảng đó.
Khi ký kết hợp đồng vận tải, phía Thái Lan phải đảm bảo được rằng hợp
đồng được ký kết với những điều khoản thông thường bằng chi phí của phía Thái


20

Lan, vận chuyển theo tuyến đường thông thường trong một con tàu thuộc loại thông

thường để vận chuyển hàng hóa đó.


Hợp đồng bảo hiểm
Theo hợp đồng cũng như phân tích ở phần trên, phía Thái Lan phải chịu chi

phí mua bảo hiểm cho hàng hóa với tỷ lệ là 10% giá trị hàng hóa.
Bảo hiểm sẽ bao gồm hàng hóa từ cảng bất kỳ nào đó thuộc Thái Lan tối
thiểu cho đến cảng đến nào đó tại Hải Phòng, Việt Nam.
Phía Thái Lan cũng có nghĩa vụ phải cung cấp cho phía Việt Nam hợp đồng
hoặc các chứng từ khác về việc mua bảo hiểm.
Ngoài ra, phía Thái Lan phải cung cấp các thông tin cần thiết để mua bảo
hiểm bổ sung nếu phía Việt Nam có yêu cầu.
c) Giao hàng

Phía Thái Lan phải giao hàng bằng cách đưa hàng lên tàu. Bất kể trường hợp
nào, phía Thái Lan cũng phải giao hàng trong thời hạn thỏa thuận, đó là 6 tuần kể từ
khi hợp đồng được ký kết và theo cách thông dụng tại cảng.
d) Phân chia phí tổn
- Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao phù hợp
-

cho phía Việt Nam.
Cước phí và mọi chi phí liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
Chi phí bảo hiểm
Chi chí thông quan xuất khẩu cần thiết và mọi khoản thuế, lệ phí phải trả khi
xuất khẩu.

e) Thông báo cho bên mua


Phía Thái Lan phải thông báo cho phía Việt Nam các thông tin cần thiết để
phía Việt Nam thực hiện việc nhận hàng
f) Chứng từ giao nhận
Phía Thái Lan phải chịu chi phí để cung cấp cho phía Việt Nam các chứng
từ vận tải về cảng đến đã thỏa thuận
g) Kiểm tra- bao bì- kí mã hiệu


21

Phía Thái Lan phải trả các chi phí cho các hoạt động kiểm tra cho việc giao
hàng và các chi phí kiểm tra trước khi chuyển hàng theo yêu cầu của các cơ quan có
thẩm quyên của Thái Lan.
Phía Thaí Lan phải chịu chi phí để đóng gói hàng hóa, bao gói phải được kí
mã hiệu rõ ràng.
h) Hỗ trợ thông tin và các chi phí liên quan

Phía Thái Lan phải kịp thời cung cấp hoặc hỗ trợ phía Việt nam thông tin và
tài liệu, bao gồm thông tin liên quan đến an ninh mà phía Việt Nam cân thiết để
nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa tới điểm đến cuối cùng.
Phía Thái Lan phải hoàn trả cho phía Việt Nam mọi chi phí và lệ phí phát
sinh của phía Việt Nam trong việc cung cấp và hỗ trợ để có được những tài liệu và
thông tin trên.
2.2.4.2.
Quyền hạn và nghĩa vụ của bên mua (công ty Hồng Quang ,Việt Nam)
a) Giấy phép, giấy ủy quyền, thủ tục hải quan và các thủ tục khác

Phía Việt Nam phải chịu rủi ro và chi phí để xin được giấy phép nhập khẩu
và thực hiện mọi thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa.
b) Nhận hàng


Phía Việt Nam phải nhận hàng khi hàng hóa được phía Thái Lan giao như
quy định trong hợp đồng và nhận chứng từ bên chuyên chở tại cảng đến chỉ định.
c) Phân chia phí tổn
- Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa đã được gia
-

như thời điểm trong hợp đồng
Mọi chi phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở cho

-

đến khi hàng tới cảng đến tai Hải Phòng.
Chi phí dỡ hàng
Thuế quan, thuế và các loại lệ phí khác cho việc thông quan nhập khẩu.
Chi phí bảo hiểm bổ sung khi phía Việt Nam có nhu cầu mua bảo hiểm bổ
sung.

d) Thông báo cho bên bán

Phía Việt Nam phải thông báo đây đủ cho phía Thái Lan về việc đã nhận
hàng trong cảng đến chỉ định.
e) Chứng từ giao hàng


22

Phía Việt Nam phải chấp nhận chứng từ giao hàng nếu nó phù hợp với hợp
đồng
f)


Kiểm tra hang hóa.
Phía Việt Nam phải trả các chi phí kiểm tra bắt buộc trước khi vận chuyển

hàng hóa về điểm đến.
Phía Việt Nam phải kịp thời thông báo cho phía Thái Lan các yêu cầu thông
tin về an ninh
g) Hỗ trợ thông tin và các chi phí liên quan.

Phía Việt Nam phải hoàn trả cho phía Thái Lan toàn bộ các chi phí và lệ phí
phát sinh cho phía Thái Lan trong việc cung cấp hoặc hỗ trợ để có những tài liệu và
thông tin trên.
2.2.4.3.
Phân chia rủi ro giữa các bên.
- Phía Thái Lan chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cho đến

khi hàng hóa đã được giao tại cảng bất kì ở Hải Phòng, Việt Nam. Điều này
-

có nghĩa là
Phía Việt Nam chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa kể từ thời

-

điểm hàng hóa đã được giao tại cảng bất kì ở Hải Phòng, Việt Nam.
Điểm chuyển giao chi phí: Tại cảng dỡ hàng là cảng bất kỳ nào đó tại Hải

-

Phòng, Việt Nam.

Điểm chuyển giao rủi ro: tại cảng bốc hàng là cảng bát kỳ nào đó tại Thái
Lan.
Có một lưu ý quan trọng ở phần này đó là với điều kiện này, điểm chuyển

giao chi phí và điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là khác nhau.
Cụ thể:

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ ĐÃ PHÂN TÍCH.
3.1. Nhận xét về hợp đồng mua bán điều hòa


23

3.1.1. Tính hữu dụng của hợp đồng
Hợp đồng này đã khẳng định quan hệ hợp tác giữa công ty trách nhiệm hữu
hạn Hồng Quang bên phía Việt Nam và công ty trách nhiệm hữu hạn Trane bên phía
Thái Lan. Hợp đồng này góp phần khẳng định quan hệ hợp tác lâu dài của hai bên.
Nó mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên trong tương lai.
Hợp đồng này đã xác định một cách rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm của
các bên, phân chia rủi ro giữa các bên; các điều khoản liên quan đến hàng hóa như:
tên hàng, số lượng, chất lượng đã được quy định rất cụ thể trong hợp đồng, các điều
khoản như giao hàng, thanh toán cũng được quy định chi tiết, hợp lý,… Việc hợp
đồng được soạn thảo một cách rõ ràng, cụ thể như vậy sẽ giúp tránh khỏi những
nhầm lẫn trong việc vận chuyển hàng hóa và giao hàng; giúp tiết kiệm chi phí và
thời gian cho cả hai bên.
Hợp đồng với những điều khoản được quy định rõ ràng như thế cũng là căn
cứ chính xác cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên trường hợp xảy ra tranh
chấp. Khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên, trọng tài thương mại sẽ căn cứ vào hợp
đồng để xử lý, giải quyết vụ việc một cách hợp lý. Những điều khoản của hợp đồng

là những lí lẽ mà bên vi phạm không thể chối cãi được.
Hợp đồng có những quy định linh hoạt trong điều khoản giao hàng, cụ thể
cảng dỡ hàng bất kỳ tại Hải Phòng, Việt Nam và cảng bốc hàng bất kỳ tại Thái Lan
tạo nên tính linh hoạt, chủ động cho cả hai bên.
3.1.2. Đánh giá về việc sử dụng điều kiện CIF
Trong hợp đồng này đã sử dụng điều kiện CIF Incoterms 2010, điều kiện này
đem lại lợi ích cho cả hai bên. Nhưng vẫn có lợi hơn cho phía Thái Lan.
Trước hết đem lại lợi ích cho phía Thái Lan như:
-

Làm thủ tục xuất khẩu bên nước hộ dễ dàng do họ am hiểu về luật pháp, thủ

-

tục hải quan tại nước mình.
Việc họ ký kết hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm sẽ đem lại cho họ

-

nguồn lợi từ dịch vụ này.
Đem lại lợi ích cho phía Việt Nam:
Phía Việt Nam không phải lo lắng đến việc thuê vận tải và mua bảo hiểm,
trong khi đó hàng hóa được mua bảo hiểm do bên Thái Lan vẫn đảm bảo
tránh những rủi ro, thiệt hại cho hàng hóa.


24

Hai bên chủ động kiểm soát, bảo đảm sự an toàn cho lô hàng trong phạm vi
trách nhiệm của mình.

3.2. Các lưu ý trong việc soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế


Người soạn thảo cần phải xác định rõ ràng các chủ thể tham gia ký kết hợp

đồng:
Bên bán và bên mua
Đại lý thương mại hoặc bên nhận ủy thác
• Lựa chọn hình thức hợp đồng một cách hợp lý
- Ngoài hình thức hợp đồng bằng văn bản cần thừa nhận một số hình thức tối
-

ưu của hợp đồng giúp hợp đồng được lưu trữ lâu dài:
+ Bản fax
+ Điện tín, điện toán
+ Tài liệu mềm
- Lựa chọn phương thức giao kết hợp đông phù hợp
+ Giao kết trực tiếp
+ Chào hàng và chấp nhận chào hàng
• Lựa chọn nguồn luật áp dụng phù hợp, tối ưu nhất.


25

KẾT LUẬN
Các hoạt động thương mại quốc tế là hoạt đông quan trọng bậc nhất của mỗi
quốc gia trong quá trình hội nhập và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Có thể
khẳng định rằng, nếu không có hoạt động thương mại quốc tế thì một quốc gia sẽ
mãi tụt hậu, không thể nào theo kịp các nền kinh tế đang phát triển như vũ bão trên
thế giới.

Các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế cần nắm
chắc các kiến thức trong việc ký kêt hợp đồng cũng như thực hiện hợp đồng. Các
doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu rõ các quy định điều khoản của hợp
đồng. một điều quan trọng nữa là các doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực lực,
khả năng thực tế của mình cũng như luật pháp, tập quán thương mại, điều kiện cơ
sở hạ tầng trong nước và nước đối tác để từ đó xây dựng nên một hợp đồng chặt
chẽ, đảm bảo quyền lợi của mình. Đó là chiếc chìa khóa để đưa doanh nghiệp đến
thành công.
Bài tập lớn này cũng đã cung cấp một số kiến thức cơ bản về hợp đồng
thương mại quốc tế và một ví dụ cụ thể.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Lê Hằng đã hướng dẫn em trong
quá trình thực hiện bài tập lớn này.


×