MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................2
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................................3
.....................................................................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI......................................4
1.1. Đổi mới phương pháp dạy và học hoá học..........................................................................4
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học – yêu cầu cấp bách của thời đại.......................................4
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học hiện nay.........................................4
1.1.3. Vai trò của CNTT trong giảng dạy nói chung và giảng dạy Hoá học...............................5
1.1.4. Tình hình sử dụng máy tính và khai thác các phần mềm để dạy học ở nước ta hiện nay.6
1.1.4.1. Tình hình sử dụng máy tính ở nước ta hiện nay............................................................6
1.1.4.2. Khai thác sử dụng một số phần mềm để dạy học môn hóa học.....................................7
1.1.5. Tự học và năng lực tự học của sinh viên với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.......................8
1.1.5.1. Tự học............................................................................................................................8
1.1.5.2. Năng lực tự học............................................................................................................10
1.2. Cơ sở lý thuyết về e-book..................................................................................................13
1.2.1. Giới thiệu e-book............................................................................................................13
1.2.2. Mục đích thiết kế E-book................................................................................................14
1.2.3. Các yêu cầu thiết kế e-book............................................................................................14
1.2.4. Các phần mềm sử dụng thiết kế E-book.........................................................................15
1.2.4.1. Phần mềm hệ thống Windows.....................................................................................15
1.2.4.2. Phần mềm trình diễn Power Point................................................................................15
1.2.4.3. Phần mềm paint............................................................................................................15
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG E-BOOK HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ VỀ
HIDROCACBON.....................................................................................................................16
2.1. Giới thiệu chương trình học phần hóa hữu cơ về hidrocacbon..........................................16
2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình.................................................................................16
2.1.2. Cấu trúc của học phần hóa hữu cơ về hidrocacbon.........................................................16
2.1.3. Mục tiêu của học phần hóa hữu cơ - chươnghidrocacbon..............................................16
2.1.4. Nội dung học phần hóa học hữu cơ - chương hidrocacbon............................................16
2.2. Xây dựng e-book học phần hóa học hữu cơ – chương hidrocacbon nhằm hỗ trợ tự học
cho sinh viên.............................................................................................................................19
2.2.1. Xây dựng e-book học phần hóa học hữu cơ -chương hidrocacbon nhằm hỗ trợ tự học
cho sinh viên.............................................................................................................................19
2.2.1.1. Quy trình xây dựng e-book..........................................................................................19
2.2.1.2. Lựa chọn phần mềm thiết kế e-book............................................................................19
2.2.1.3. Cấu trúc của E-book.....................................................................................................22
2.2.2. Nội dung e-book phần hóa học hữu cơ – chương hiđrocacbon ở chương trình đại học. 23
2.2.2.1. Giới thiệu e-book học phần hóa hữu cơ – chương hiđrocacbon..................................23
2.2.2.2. Nội dung E-book học phần hóa học hữu cơ - chương hiđrocacbon.............................25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................31
1. Kết luận chung......................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................33
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGD & ĐT: Bộ giáo dục và đào tạo
CNTT: Công nghệ thông tin
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa
GV: Giảng viên
ICT: Information Communicate Technology
NXB: Nhà xuất bản
PPDH: Phương pháp dạy học
PT: Phổ thông
SV: Sinh viên
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
HÌNH ẢNH
Hình 2.1 : Giao diện của eXelearning
Hình 2.2 : Cấu trúc của E- Book
Hình 2.3 : Giới thiệu phần mềm eXe
Hình 2.4 : Cấu trúc của xiclobutan
Hình 2.5 : Đồng phân lập thể của xicloankan
Hình 2.6 : Khối lượng riêng và tính tan của ankan
Hình 2.7: Nhận xét chung anken
Hình 2.8 : Cấu trúc anken
Hình 2.9 : Đồng phân và danh pháp của anken
Hình 2.10 : Tính chất vật lí của anken
Hình 2.11 : Tính chất hóa học của anken
Hình 2.12 : Ứng dụng của anken
Hình 2.13 : Các dạng bài tập chương 3: hiđrocacbon thơm
Hình 2.14 : Liên kết web http:// baigiang.violet.vn
Hình 2.15 : Xem thêm: Công dụng đa dạng của đất đèn
TRANG
27
29
30
31
31
32
33
33
34
34
35
35
36
37
37
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ đi vào văn minh trí tuệ với các xu thế đã rõ ràng, như sự
phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế
tri thức, xã hội học tập… Con người muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì phải
học và học suốt đời, theo hướng 4 trụ cột của giáo dục (là học để biết, học để làm, học
để cùng sống với nhau, học để làm người).
Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học, kĩ thuật và
công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều vì thế tự học đang trở thành
chiếc chìa khóa vàng trong việc chiếm lĩnh kho tàng tri thức nhân loại và là con đường
tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Việc tự học của sinh viên giữ vai trò rất quan
trọng, nó là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Bên
cạnh đó tự học còn góp phần nâng cao hoạt động trí tuệ của sinh viên trong việc tiếp
thu và hiểu tri thức mới, rèn luyện cho sinh viên có cách độc lập suy nghĩ, độc lập giải
quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học, giúp sinh viên tự tin hơn trong việc lựa
chọn cuộc sống của mình, và thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, vươn tới
đỉnh cao của khoa học, sống có hoài bão, có ước mơ.
Nắm bắt kịp thời xu thế tất yếu của thời đại, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt
quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Chỉ thị số
29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 về việc
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai đọan 2001-2005 được cụ thể hóa một trong bốn mục tiêu: “Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành
học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp giáng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Hiện nay, học chế tín chỉ là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới
vì mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong
quá trình dạy - học. Đào tạo theo tín chỉ số tiết lí thuyết bị giảm đi khá nhiều vì thế mà
SV phải tự học tự nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên nguồn tài liệu, cơ sở vật chất để
học tập, tiếp cận CNTT của SV chưa được phong phú nên việc tự học của SV gặp khá
nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.
2
Để nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc Đại học đòi hỏi sinh
viên phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian
cho việc tự học và tự nghiên cứu và cần có một phương pháp học đúng đắn, phù hợp
và hiệu quả. Trong đó phương pháp tự học đóng một vai trò vô cũng quan trọng. Là
một sinh viên đang học tập tại trường Đại học Hải Phòng, tôi rất quan tâm đến vấn đề
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập nhằm nâng cao năng lực
tự học cho sinh viên. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Xây dựng e-Book học phần hóa
học hữu cơ – chương hiđrocacbon nhằm hỗ trợ tự học cho sinh viên ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng e- book học phần hóa học hữu cơ –
chương hiđrocacbon nhằm hỗ trợ cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu học phần hóa
học hữu cơ – chương hiđrocacbon, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh
viên. Giáo viên có thể sử dụng e-book như là một tài liệu tham khảo để dạy học, góp
phần đổi mới phương pháp dạy và học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực tự học của sinh viên, xu hướng đổi mới
phương pháp dạy học đại học và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học vô cơ theo đào tạo tín chỉ.
- Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình hóa học hữu cơ ở trường đại học
và yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.
- Nghiên cứu xây dựng e-book học phần hóa học hữu cơ – chương hiđrocacbon
ở chương trình đại học để hỗ trợ tự học cho sinh viên.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập cuối chương của học phần hóa hữu cơ –
chương hiđrocacbon giúp cho sinh viên tự kiểm tra đánh giá.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình học tập học hóa học ở trường đại học Hải Phòng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung, cấu trúc học phần hóa học hữu cơ – chương hiđrocacbon ở trường
Đại học Hải Phòng.
- Tăng cường năng lực tự học cho SV thông qua các bài học dưới dạng e-book.
3
5. Giả thuyết nghiên cứu khoa học
Sinh viên trường Đại học Hải Phòng có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của việc tự học trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng chưa có kĩ năng,
phương pháp tự học hiệu quả. Nếu áp dụng các phương pháp nhằm nâng cao kĩ năng
tự học, sinh viên có thể tích cực, chủ động tự học hiệu quả và đạt kết quả cao.
Nếu việc tổ chức dạy – học bằng e-book tốt sẽ tăng cường năng lực tự học, tự
nghiên cứu cho SV góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đây chính là xu hướng
mới cho việc dạy và học hoá học ở truờng Đại học trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy và học đại học, năng lực tự học của
sinh viên, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đại học với sự trợ giúp của
CNTT&TT, đổi mới phương pháp dạy học hóa học hữu cơ theo đào tạo tín chỉ.
- Nghiên cứu chương trình hóa học hữu cơ, các giáo trình, tài liệu hướng dẫn,
tham khảo của học phần này.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với các chuyên gia tin học về việc ứng
dụng CNTT&TT và những phần mềm để thiết kế e-book. Lựa chọn phần mềm.
7. Điểm mới của đề tài
Xây dựng e-book học phần hóa học hữu cơ - chương hiđrocacbon cho sinh viên
ngành hóa học và phương pháp sử dụng để hỗ trợ tự học và tự kiểm tra, đánh giá của
sinh viên.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của nghiên cứu khoa
học gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở khoa học của đề tài.
Chương 2: Nội dung e-book học phần hóa học hữu cơ – chương hiđrocacbon.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đổi mới phương pháp dạy và học hoá học
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học – yêu cầu cấp bách của thời đại
Giáo dục thế kỉ 21 đang đứng trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ
thuật, đặc biệt là CNTT. Trên thế giới sự tương tác ở mức độ cao của các hệ thống
kinh tế, chính trị, xã hội và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH với mục tiêu đến năm 2020
Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội
nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH
và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển về số
lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, phẩm chất và năng lực
được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn. Xã hội đòi hỏi
người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới
dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các
tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng mới, các tư
tưởng một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống, trong lao động và trong quan
hệ với mọi nguời. Chính vì thế một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải tập
trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy
và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực
hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và
thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử…”. Có thể nói mục tiêu cốt lõi của đổi mới dạy
và học là hướng tới họat động học tâp chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học hiện nay
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học dựa trên cơ sở những nghiên cứu
tâm lí về khả năng lưu giữ thông tin của học sinh. Khả năng lưu giữ thông tin bằng đọc
chỉ đạt 5%, bằng nghe chỉ đạt 15%, bằng nhìn đạt được 20%, vừa nghe vừa nhìn đạt
25%, bằng thảo luận đạt được 55%, thu nhận bằng kinh nghiệm hành động đạt được
75%, khi dạy lại cho người khác có thể đạt 90% .
5
Quan điểm về phương pháp dạy học hiện nay là cần chuyển từ phương pháp
dạy học “lấy GV làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm”. Coi HS là chủ thể còn
GV là tác nhân của quá trình dạy học.
- Học để không chỉ nắm kiến thức mà cả phương pháp giành lấy kiến thức.
- Học cách học và cách tự đánh giá.
- Bồi dưỡng năng lực tự học.
- Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm.
- Học hướng về những mục tiêu và những yêu cầu có thể thực hiện được.
- Học để phát huy bản thân và để tham gia vào sự phát triển xã hội.
- Học có phân hóa và với cường độ cao.
- Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
- Tiến tới công nghệ hóa việc dạy học.
1.1.3. Vai trò của CNTT trong giảng dạy nói chung và giảng dạy Hoá học
Ứng dụng của CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho SV và cũng
làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng,
quyết định trong kiểu dạy học tập trung vào thầy cô, thì nay các thầy cô phải chuyển
sang giữ vai trò nhà điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào HS (dạy học lấy
học sinh làm trung tâm). Kiểu dạy học hướng tập trung vào SV và hoạt động hoá
người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và
mạng Internet. Với các chương trình dạy học đa môi trường (mutilmedia) và được
chuẩn bị chu đáo có thể truy cập được nhờ các phương tiện siêu môi trường
(hypermedia) giúp cho việc tự học của SV trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ
hết.
Đối với ngành Hoá học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy hoá học sẽ tạo ra
một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Cụ
thể hơn đó là:
- CNTT là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng các kiến thức mới.
- CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập.
- CNTT tạo môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành, qua cộng đồng và qua
phản ánh.
- CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng hoá học chính xác, công
bằng hơn.
6
Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể theo tuỳ
từng bài giảng, từng mảng kiến thức hoặc tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo CNTT trong từng giờ, từng kiểu bài trên lớp. Nhờ
các công cụ đa phương tiện (multimedia) của máy tính như: văn bản (text), đồ hoạ
(graphic), hình ảnh (image), âm thanh (sound), giáo viên sẽ xây dựng được bài học
sinh động, thu hút sự tập trung của SV, dễ dàng vận dụng các phương pháp sư phạm :
phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề. Qua đó tăng tính
tích cực chủ động của SV trong quá trình học tập.
Như vậy trong dạy học ngày nay, vai trò của người thầy dần thay đổi. Nhờ sự
trợ giúp của CNTT, người thầy không giữ vai trò trung tâm mà chuyển sang vai trò
nhà điều khiển trong kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh. Theo dự đoán trong
10 năm tới CNTT và phương pháp dạy học điện tử sẽ ảnh hưởng sâu sắc, thay đổi các
phương pháp dạy và học, vai trò và chức năng của thầy dạy cũng như người học.
1.1.4. Tình hình sử dụng máy tính và khai thác các phần mềm để dạy học ở nước ta
hiện nay
1.1.4.1. Tình hình sử dụng máy tính ở nước ta hiện nay
Trước đây, trong điều kiện hệ thống giáo dục của nước ta chưa thích nghi được
hoàn toàn với kỉ nguyên kinh tế tri thức. Nghị quyết TW IV của Ban chấp hành TW
Đảng khoá VII đã nhấn mạnh: “Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những
chương trình của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước và
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kinh tế - xã hội”. Nhìn lại những năm vừa qua chúng ta
thấy nội dung giáo dục ít gắn liền với yêu cầu của cuộc sống hàng ngày, dạy học vẫn
bằng phương pháp lạc hậu: thầy giảng – trò ghi, chưa cập nhật được những thành tựu
khoa học tiên tiến trên thế giới. Do đó, sản phẩm giáo dục – con người thông qua giáo
dục đào tạo thường thiếu năng động sáng tạo, còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, thậm chí
bất lực trước đòi hỏi của cuộc sống vốn rất đa dạng và luôn luôn biến đổi không
ngừng.
Để hoà cùng với nhịp độ phát triển giáo dục chung của các nước trên thế giới,
trong những năm 1990 trở lại đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã có những cố gắng trong
việc tăng cường trang thiết bị, cung cấp thêm nhiều máy tính cho các trường phổ
thông, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên khoa Công nghệ thông tin,
7
cử nhiều giáo viên đi học thêm tin học, khuyến khích các cán bộ nghiên cứu các phần
mềm dạy học.
Đối với bộ môn Hoá học, việc đổi mới PPDH, phương tiện, thiết bị dạy học
đang từng bước cải tiến. Hầu hết các GV đã thấy được vai trò quan trọng của việc khai
thác các phần mềm phục vụ cho quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học.
Tuy nhiên, do trình độ tin học, ngọai ngữ của GV còn nhiều hạn chế, kinh phí đầu tư
vào các phương tiện, thiết bị dạy học còn hạn hẹp nên việc khai thác các phần mềm vi
tính trong dạy học Hoá học bước đầu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, việc ứng dụng
CNTT vào giảng dạy đã làm cho người học thấy hứng thú hơn, giờ học trở nên sôi
động hơn, người học tiếp thu bài nhanh hơn và có cảm giác như tự mình đang tìm ra
những điều mới lạ ở thế giới xung quanh.
1.1.4.2. Khai thác sử dụng một số phần mềm để dạy học môn hóa học
Đối với Hóa học, hiện nay trên thế giới khá nhiều đĩa CD – ROM về hóa học
phong phú. Các phần mềm hóa học bao gồm 2 loại chủ yếu:
- Một là các chương trình tiện ích như ISIS Draw, ChemWin, ChemDraw,
Chem3D,… được dùng để viết và vẽ các công thức hóa học; các chương trình tính
toán hóa lượng tử như Mopac, Hyper Chem, Gaussian… chương trình Hyper Chem
chủ yếu dùng để tính toán các tham số hóa lượng tử và trình diễn mô hình các phân tử.
Phần mềm thí nghiệm MSS (Multimedia Science School) không những miêu tả cấu
trúc nguyên tử, phân tử trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleep mà còn miêu tả
nhiều phản ứng hóa học mà trong điều kiện thường khó thực hiện được.
- Hai là các đĩa CD về thí nghiệm hóa học (Cyber Chem), các mô hình, các câu
hỏi trắc nghiệm tự kiểm tra (Quiz)... Xu hướng chung của thế giới hiện nay là làm thế
nào cho các phần mềm dễ sử dụng như dùng các đĩa CD âm nhạc, phim, phim hoạt
họa, trò chơi điện tử, tất nhiên người sử dụng phải đọc và hiểu được tiếng Anh và biết
sử dụng máy tính ở mức độ tối thiểu nào đó.
Phần mềm giảng dạy có thể được hiểu là các phần mềm dùng cho việc dạy và
học trên máy tính (có thể nối mạng LAN, WAN, và WWW), về hóa học nó bao gồm
các lĩnh vực sau:
- Sách điện tử là các đĩa CD hướng dẫn học một giáo trình hóa học có bài tập,
thí nghiệm mô phỏng, tự kiểm tra đánh giá. Có nơi gọi là gia sư.
- Kiểm tra và thi trắc nghiệm trên máy theo đề riêng, tự đánh giá kết quả.
8
- Xử lý các số liệu thực nghiệm.
- Biểu diễn các mô hình để xây dựng các khái niệm trừu tượng.
- Thực hiện các thí nghiệm mô phỏng trên máy.
- Xem các thí nghiệm thực ghi trên đĩa.
Sử dụng phần mềm trong giảng dạy là một công cụ không thể thiếu được trong
công nghệ giáo dục nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Xu hướng học tập
và giảng dạy hiện đại đó đang được phổ biến ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên phần
mềm dạy học không thể thay thế được vai trò của người thầy, sách giáo khoa, các giáo
trình, các công cụ dạy học khác. Các thí nghiệm mô phỏng và các thí nghiệm ảo không
thể thay thế được các thí nghiệm thực ở các phòng thí nghiệm dù là còn thô sơ. Việc
sử dụng phần mềm trong giảng dạy là một hướng nghiên cứu còn mới mẻ, cần được
quan tâm nghiên cứu để tiếp tục phát triển.
1.1.5. Tự học và năng lực tự học của sinh viên với yêu cầu đào tạo theo tín chỉ
1.1.5.1. Tự học
a, Các quan niệm về tự học
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001: “…tự học là quá
trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…” .
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng
được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong
hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc
về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh
năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định
trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định.”
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe
radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem
phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt
động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài
liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải
biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra
cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện… Đối với học sinh,
tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các
9
nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc
lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
b, Các hình thức tự học
Tự học có thể diễn ra theo 3 hình thức:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận
dụng các kiến thức trong đó.
- Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu
hoặc bằng các phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số
tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
c, Tự học một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo đại học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là loại hình hoạt động rất cơ bản
do tính chất đặc thù của quá trình ở trường đại học... Khả năng nghiên cứu khoa học
của sinh viên phải chứa đựng cả mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, tri thức
về phương pháp và đối tượng nghiên cứu và các yếu tố kỹ thuật khác của hoạt động
nghiên cứu. Theo chúng tôi, khả năng nghiên cứu khoa học của sinh viên là năng lực
thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học trên cơ sở lựa chọn, tiến
hành hệ thống các thao tác trí tuệ và thực hành nghiên cứu khoa học phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh nhất định nhằm đạt mục đích nghiên cứu khoa học đề ra.
Khi coi hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một loại hình hoạt động
học tập đặc trưng ở đại học, hoạt động này có thể diễn ra theo các giai đoạn sau:
- Định hướng nghiên cứu.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
- Thực hiện kế hoạch nghiên cứu.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu.
Khả năng nghiên cứu khoa học có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả nghiên cứu
và xa hơn nữa, đến kết quả học tập và khả năng tự học của sinh viên đại học. Do vậy,
khả năng nghiên cứu khoa học trở thành loại hình kỹ năng học tập rất cơ bản mà sinh
viên cần chú trọng bồi dưỡng và rèn luyện.
10
1.1.5.2. Năng lực tự học
a, Khái niệm năng lực tự học
Năng lực tự học của người học là một phương thức giáo dục cơ bản, trong đó,
nhà trường và xã hội tạo ra các nhân tố có tính quy định việc hình thành, phát triển
nhân cách, tính tự chủ, tự sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của người học đối với mọi
hoạt động học tập, nhận thức khoa học, hoạt động sống của chính mình.
Trong lịch sử giáo dục của dân tộc ta, năng lực tự đào tạo, tự học đã được xem
là cách học hữu hiệu nhất để nắm vững đạo lý thánh hiền và kinh văn của thánh nhân.
Học trò phải biết Không thầy đố mày làm nên, nhưng phải Học một biết mười; trở
thành hiền tài quốc gia đâu chỉ do sôi kinh nấu sử mà còn do biết quyền biến, kinh
bang tế thế. Ở bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, khi mà toàn cộng đồng nhân
loại, cũng như mỗi dân tộc và từng cá nhân phải tự quyết định vận mệnh của mình
trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, văn minh, thì yêu cầu xây dựng
nhân cách, bồi dưỡng con người có năng lực tự đào tạo, phát huy nội lực càng trở nên
tất yếu và cấp thiết. Phương thức tự đào tạo trong nhà trường xã hội chủ nghĩa chính là
một cách đi có tính khoa học và thực tiễn trên con đường tạo ra một nguồn nhân lực có
khả năng chủ động, tích cực, sáng tạo, nhằm đáp ứng mục tiêu Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ đó đem lại lợi ích cho dân tộc, cho nhân dân
trong công cuộc đổi mới và trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đảng ta đã chỉ ra định hướng phát triển giáo dục hiện nay là: Ưu tiên hàng đầu
cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp
dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà
trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Giáo
dục năng lực tự đào tạo của người học chính là nhằm thực hiện yêu cầu trên.
b, Những biểu hiện của năng lực tự học của sinh viên
Một cách đơn giản, chúng ta có thể quan niệm biểu hiện khả năng tự học dựa
vào mức độ tham gia của người học trong các giai đoạn chính của việc tổ chức một
họat động: Đề xuất ý tưởng – Thiết kế hoạt động – Tổ chức thi công – Rút kinh
nghiệm
+ Đề xuất ý tưởng: Người học biết dựa vào chương trình, yêu cầu giáo dục
trong từng bài học từ đó đề xuất chủ đề, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với
tình hình, đặc điểm của lớp mình.
11
+ Thiết kế hoạt động: Người học biết lập kế hoạch, chương trình hoạt động và
chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức thành công hoạt động (chuẩn bị về tổ chức
nhân sự, cơ sở vật chất, phương tiện, môi trường hoạt động…).
+ Tổ chức thi công: Người học biết tổ chức, điều hành hoạt động theo kế hoạch
đã chuẩn bị; biết động viên, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong hoạt động.
+ Rút kinh nghiệm: Người học biết kiểm điểm, rút ra những bài học thành công,
thất bại để tổ chức tốt các hoạt động tiếp theo.
c, Những biện pháp để phát triển năng lực tự học cho sinh viên
♦ Tự tạo niềm vui, say mê và ham muốn trong học tập.
Phải tự kích thích, động viên mình, hiểu rõ mục đích, động cơ học tập đúng
đắn, phải xây dựng ước mơ và quyết tâm vươn tới, trên cơ sở đó tự cảm thấy hứng thú
say mê trong học tập. Đây vừa là tiền đề vừa là sức mạnh tinh thần điều khiển, điều
chỉnh hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để thoả mãn nhu cầu nào đó
của mình. Từ đó xác định rõ mụch đích và nhiệm vụ tự học (học để làm gì? học cái
gì?).
♦ Lập kế hoạch học tập.
Để lập được kế hoạch học tập hiệu quả, người học phải tham khảo tổng quan
về mục tiêu mình cần thực hiện, sau đó xác định nội dung trọng tâm công việc cần
phải thực hiện như:
- Nội dung cần phải học (học cái gì?).
- Phương tiện học tập: sách vở, tạp chí, hình ảnh, mộ hình, dụng cụ, bài giảng,
tài liệu tham khảo cần thiết cho việc tự học….
- Học ở đâu.
- Thời gian học.
- Hình thức tự học.
♦ Thực hiện kế hoạch.
- Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định sự thành công của việc tự học. Vì
vậy cần phải nỗ lực tuân thủ kế hoạch đó một cách nghiêm túc, hứng thú và say mê. Tuy
nhiên khi cần phải điều chỉnh một khi kế hoạch không hiệu quả, hoặc không khả thi.
- Trước hết phải tiếp nhận thông tin: Nghiên cứu lý luận (đọc sách), nghe giảng,
thảo luận nhóm, đi tham quan, khảo sát, điều tra thực tế….(Những kỹ năng liên quan
đến tự học như: đọc tài liệu, nghe giảng, ghi chép bài, ôn tập, thảo luận nhóm...).
12
- Xử lý thông tin: Tóm tắt; phân loại; phân tích - so sánh; trừu tượng hóa - khái
quát hóa; hệ thống hóa…
- Vận dụng các thông tin để giải quyết vấn đề: Chuẩn bị nội dung bài mới; làm
bài tập; viết báo cáo; hệ thống hóa môn học…
♦ Tự kiểm tra thực hiện kế hoạch.
Trong thực tế tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó. Vì
vậy người học phải tự thường xuyên kiểm tra và đánh gia kết quả tự học của mình để
kịp thời điều chỉnh hành hành vi và hoạt động của bản thân cũng như điều chỉnh kế
hoạch tự học cho phù hợp; đòi hỏi người học phải có một quyết tâm rất lớn, thật sự
kiên trì và một thái độ thật nghiêm túc mối đạt được kết quả tốt.
d, Yêu cầu của năng lực tự học của sinh viên theo đào tạo tín chỉ
Tiếp nhận được trọn vẹn, có chiều sâu những tri thức khoa học đã có, đang có và
tri thức dự báo của ngành học, tương ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
hiện đại (tuỳ theo yêu cầu của cấp học và định mức chuyên môn). Những tri thức khoa
học này là nền tảng của nhận thức khoa học, công cụ, tư liệu của sự biến đổi thành tri
thức khoa học mới; người học có thể nhào nặn lại, chuyển hoá chúng thành cáicủa
mình, cho mình. Ở đây, tri thức khoa học được xem là tiêu chí đầu tiên và cơ bản để
đánh giá ý thức tự đào tạo của người học, đánh giá hoạt động giáo dục tri thức, tạo tiền
đề quy định ý thức lao động nghề nghiệp sau này của người học. Như C.Mác đã xác
định, tri thức là phương thức theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó nảy sinh ra
đối với ý thức. Cho nên, một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng nào ý thức biết
cái đó. Việc tự trang bị tri thức khoa học gồm tiếp nhận, xử lý, kiểm nghiệm, dung nạp
các loại tri thức cơ bản, tư liệu, ứng dụng, công nghệ thông tin, kỹ thuật, chuyên ngành,
liên ngành, nghề nghiệp; trong đó có sự kết hợp hợp lý giữa tri thức khoa học cổ truyền
và hiện đại, dân tộc và quốc tế, thông dụng và cao cấp, sáng tạo cá nhân và sáng tạo tập
thể. Quá trình tự làm giàu trí tuệ trên cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, hệ
thống, đa dạng theo một định hướng vừa có tính cấp thiết, vừa có tính chiến lược.
Vốn liếng về thực tiễn là cơ sở, động lực, chất liệu, nội dung, tiêu chuẩn chân lý
và mục tiêu của toàn bộ quá trình tự đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Thực
tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết để người học sau
này hành nghề, hoạt động xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển. §ương nhiên, người
13
học có thể nắm bắt thực tiễn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng như mỗi lứa tuổi
tiểu học cũng có thể nhìn thấy thực tiễn và học theo thực tiễn. Trong bối cảnh toàn cầu
hoá mọi hoạt động tự đào tạo, bồi đắp khả năng tự điều chỉnh cá nhân trong quan hệ
kinh tế, văn hoá, mọi quan hệ sống nói chung (học tập, nghiên cứu khoa học, tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, sinh hoạt cộng đồng) nhằm phù hợp với yêu cầu của phát
triển con người và xã hội. Có thể xem tự ý thức là bộ não và huyết mạch của tất cả các
hoạt động tự đào tạo của người học.
Nhân cách mới là nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa. Phẩm chất của
nhân cách này có nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới
ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tinh thần nhân văn: tất cả
vì con người. Nhân cách mới vừa là nội dung đào tạo và tự đào tạo, vừa là mục tiêu
chủ yếu, cơ bản của toàn bộ hoạt động giáo dục hiện nay. Quá trình tự đào tạo cần xem
đó là động lực, định hướng, đem lại giá trị đích thực cho người học - cá nhân và xã hội
nói chung. Đây cũng là điểm tựa và thước đo để tự đào tạo không chạy theo mục tiêu,
mục đích sống của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, độc tôn lợi ích riêng. Nhân tố nhân cách
mới trên đây chính là nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của nước ta hiện nay: Coi trọng
bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh,
gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho
học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại.
1.2. Cơ sở lý thuyết về e-book
1.2.1. Giới thiệu e-book
E-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Hiểu theo cách đơn giản
nhất, sách điện tử (e-books hay digital books) là phiên bản dạng số (hay điện tử) của
sách. Nội dung của sách số có thể lấy từ sách giấy hoặc mang tính độc lập tùy thuộc
vào người xuất bản. Một số người thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ luôn cả thiết bị
dùng để đọc sách dạng số (còn gọi là book – reading appliances hay e-book readers).
Giống như e-mail (thư điện tử) e-book chỉ có thể dùng các công cụ máy tính
như máy vi tính, máy trợ giúp kĩ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem.
Sách điện tử hiện nay thường là các đĩa CD hướng dẫn học một giáo trình hóa
học có bài tập, thí nghiệm mô phỏng, tự kiểm tra đánh giá (có nơi gọi là gia sư).
Sách điện tử có những lợi thế mà sách in thông thường không có được: rất gọn
nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân hoá tuỳ theo sở
14
thích của người đọc. Một đặc điểm nổi bậc của sách điện tử (e-book) chính là khả
năng lưu trữ của nó. Mỗi tập tin sách trung bình vào khoảng 300 đến 500Kb. Như vậy,
với sức chứa của 1 CD-ROM, có thể lưu trữ đến hơn 2.000 quyển sách, một con số
quá ấn tượng.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng internet và kết hợp với các thiết bị kỹ
thuật cao cấp, hầu hết các sách in giấy thông thường đều có thể được làm thành sách
điện tử. Chính vì vậy mà ngày nay, không khó khăn lắm để chúng ta tìm một tác phẩm
nổi tiếng để đọc trực tiếp trên mạng hay tải về máy tính để đọc theo dạng e-book.
1.2.2. Mục đích thiết kế E-book
Thiết kế sách giáo khoa điện tử (e-book) hỗ trợ cho hoạt động tự học Hóa học
của SV như là một công cụ tự học thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả tự học thông qua
những kiến thức được minh họa một cách sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, khi giáo viên
ứng dụng ICT trong dạy học Hoá học có thể sử dụng sách giáo khoa điện tử là một tài
liệu tham khảo để dạy học.
1.2.3. Các yêu cầu thiết kế e-book
Thiết kế e-book (dạng trang Web) cho giáo dục có những yêu cầu riêng rẽ, đặc
trưng về mặt hiệu quả nghe, nhìn, tương tác. Để xây dựng e-book, mà bản chất chính
là quá trình thiết kế dạy học, đặc biệt để đáp ứng nhu cầu tự học, ta vẫn phải tuân thủ
đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học (ADDIE):
♦ Analysis: Phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp:
- Hiểu rõ mục tiêu, các tài nguyên có thể có.
- Đối tượng sử dụng.
♦ Design: Thiết kế nội dung cơ bản:
- Các chiến lược dạy học.
- Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia).
- Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.
♦ Development: Phát triển các quá trình:
- Thiết kế đồ họa.
- Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia).
- Hình thức và nội dung các trang.
- Phương tiện thực tế ảo.
15
♦ Implementation: Triển khai thực hiện cần tích hợp với chương trình công
nghệ thông tin của trường học:
- Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.
- Thủ tục tiến hành với thầy.
- Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí.
- Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).
1.2.4. Các phần mềm sử dụng thiết kế E-book
Trong luận văn chúng tôi đã sử dụng các phần mềm: Windows, exelearning
phiên bản exe1.04, paint, powerpoint.
1.2.4.1. Phần mềm hệ thống Windows
Windows là một hệ thống điều hành bao gồm 1 bộ chương trình để liên kết và
điều khiển mọi hoạt động các bộ phận của máy tính ổ đĩa, máy in, bàn phím con chuột
màn hình… Nó tạo ra lệnh để con người có thể trực tiếp ra lệnh cho máy. Nhờ hệ điều
hành mà các chương trình khác nhau có thể chạy được. Nếu không có hệ điều hành thì
máy tính chỉ là phần cứng vô dụng. Windows là phần mềm được sử dụng rộng rãi không
những ở lĩnh vực kinh tế - XH mà còn ở trong lĩnh vực giáo dục. Windows có khả năng
khai thác xây dựng các phần mềm nói chung và các phần mềm dạy học nói riêng.
1.2.4.2. Phần mềm trình diễn Power Point
Power Point là một phần mềm chuyên thiết kế để trình diễn, đối với bộ môn
Hóa học, chương trình trình diễn Power Point có thể tạo ra những Slide mới làm cho
việc dạy học trên máy vi tính cũng tương tự như việc dạy học bằng giáo án, nhưng
chương trình trình diễn Power Point có nhiều ưu điểm về các hiệu ứng dịch chuyển
trang, nối kết, truy cập thông tin từ bất cứ file dữ liệu nào trong cùng hệ thống máy
tính cũng như các hiệu ứng về màu sắc, âm thanh…
1.2.4.3. Phần mềm paint
Paint là phần mềm chuyên chỉnh ảnh. Phần mềm này giúp chúng ta có thể cắt,
dán ảnh, đổi định dạng ảnh.
16
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG E-BOOK HỌC PHẦN
HÓA HỌC HỮU CƠ VỀ HIDROCACBON
2.1. Giới thiệu chương trình học phần hóa hữu cơ về hidrocacbon
2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình.
Chương trình học phần hóa học hữu cơ được xây dựng trên những quan điểm sau :
♦ Đảm bảo thực hiện mục tiêu của học phần hóa học hữu cơ.
♦ Đảm bảo tính phổ thông, nâng cao, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hiện đại,
tính khả thi.
♦ Đảm bảo tính đặc thù của môn Hoá học:
- Tăng cường thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm chứng minh và thực hành hoá học.
- Chú ý đến phương pháp nghiên cứu, hình thành kiến thức về các chất cụ thể.
♦ Đảm bảo định hướng đổi mới phương pháp dạy hoá học theo hướng phát huy
năng lực tự học của SV.
2.1.2. Cấu trúc của học phần hóa hữu cơ về hidrocacbon
Học phần hóa hữu cơ về hidrocacbon gồm có 3 chương:
Chương 1: Hidrocacbon no.
Chương 2: Hidrocacbon không no.
Chương 2: Hidrocacbon thơm.
2.1.3. Mục tiêu của học phần hóa hữu cơ - chươnghidrocacbon
- Sinh viên cần nắm được kiến thức cơ bản và có hệ thống về cấu tạo, bản chất
của liên kết, tính chất lý – hóa học, khả năng phản ứng, phương pháp điều chế, khai thác
và ứng dụng của các chất trên cơ sở lý thuyết về cấu tạo chất và các quá trình hoá học.
- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản về hidrocacbon để giải thích các thí
nghiệm, chứng minh các tính chất của chất và giải bài tập hoá học, giải thích các hiện
tượng trong đời sống.
- Có đủ kiến thức để học tiếp học phần hữu cơ tiếp theo.
- Có đủ trình độ và biết vận dụng những kiến thức lĩnh hội được để về hoá học
các hợp chất hidrocacbon và phương pháp giảng dạy nó để chuẩn bị giáo án, tiến hành
giảng dạy chương trình hóa học hữu cơ ở trường phổ thông.
2.1.4. Nội dung học phần hóa học hữu cơ - chương hidrocacbon
CHƯƠNG 1: HIĐROCACBON NO
1.1. Ankan
17
1.1.1. Cấu trúc, đồng phân và danh pháp
1.1.2. Tính chất vật lý
1.1.2.1. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy
1.1.2.2. Khối lượng riêng và tính tan
1.1.3. Tính chất hóa học
1.1.3.1. Phản ứng halogen hóa
1.1.3.2. Phản ứng sunfoclo hóa
1.1.3.3. Phản ứng nitro hóa
1.1.3.4. Phản ứng nhiệt phân
1.1.3.5. Phản ứng oxi hóa
1.1.4. Điều chế và ứng dụng
1.2. Xicloankan.
1.2.1. Cấu trúc, đồng phân, danh pháp
1.2.2. Tính chất vật lý
1.2.3. Tính chất hóa học
1.2.3.1. Phản ứng cộng mở vòng 3, 4 cạnh.
1.2.3.2. Phản ứng nhiệt phân.
1.2.3.3. Phản ứng oxi hóa
1.2.4. Điều chế và ứng dụng
1.3. Hệ thống các dạng bài tập về hiđrocacbon no
CHƯƠNG 2: HIĐROCACBON KHÔNG NO
1.1. Anken
1.1.1. Cấu trúc, đồng phân và danh pháp
1.1.2. Tính chất vật lý
1.1.3. Tính chất hóa học
1.1.3.1. Phản ứng cộng electron
1.1.3.2. Phản ứng cộng gốc tự do (kí hiệu AR)
1.1.3.3. Phản ứng hiđro hóa (cộng hiđro)
1.1.3.4. Phản ứng trùng hợp
1.1.3.5. Phản ứng thế
1.1.3.6. Phản ứng oxi hóa
1.1.4. Điều chế và ứng dụng
18
1.2. Ankin
1.2.1. Cấu trúc, đồng phân và danh pháp
1.2.2. Tính chất vật lý
1.2.3. Tính chất hóa học
1.2.3.1. Phản ứng cộng electrophin (AE)
1.2.3.2. Phản ứng cộng hidro (hidro hóa)
1.2.3.3. Một số phản ứng cộng khác
1.2.3.4. Phản ứng thế nguyên tử hiđro ankin
1.2.3.5. Phản ứng oligome hóa
1.2.4. Điều chế và ứng dụng
1.3. Polien
1.3.1. Cấu trúc, đồng phân và danh pháp
1.3.2. Tính chất vật lý
1.3.3. Tính chất hóa học
1.3.3.1. Phản ứng cộng -1.2 và cộng vào đien liên hợp
1.3.3.2. Phản ứng cộng đóng vòng (phản ứng Đinxơ-Anđơ)
1.3.4. Điều chế và ứng dụng
1.4. Hệ thống bài tập về hiđrocacbon không no
CHƯƠNG 3: HIDROCACBON THƠM
1.1. Hidrocacbon thơm dãy benzen
1.1.1. Cấu trúc của benzen
1.1.2. Đồng phân và danh pháp
1.1.3. Tính chất vật lí
1.1.4. Tính chất hóa học
1.1.4.1. Phản ứng thế electrophin vào nhân thơm (SEAr)
1.1.4.2. Phản ứng cộng vào vòng benzen
1.1.4.3. Phản ứng oxi hóa vòng benzen
1.1.5. Điều chế
1.1.5.1. Benzen
1.1.5.2. Toluen và các đồng đẳng khác
1.2. Hidrocacbon thơm đa nhân
1.2.1.1. Cấu trúc phân tử
19
1.1.3. Tính chất vật lí
1.1.4. Tính chất hóa học
1.2.2. Antraxen và phenantren
1.2.2.1. Tính chất vật lí
1.3. Hệ thống bài tập
2.2. Xây dựng e-book học phần hóa học hữu cơ – chương hidrocacbon nhằm hỗ trợ tự
học cho sinh viên
2.2.1. Xây dựng e-book học phần hóa học hữu cơ -chương hidrocacbon nhằm hỗ
trợ tự học cho sinh viên.
2.2.1.1. Quy trình xây dựng e-book
Bước 1: Phân tích các nhu cầu của người học, các mục tiêu giáo dục cần hướng
tới, các đối tượng sử dụng e-book, chuẩn kiến thức và kỹ năng hóa học, các xu hướng sử
dụng công nghệ thông tin và tin học trong dạy học để đề xuất nhiệm vụ thiết kế e-book.
Bước 2: Xây dựng nội dung hóa học hữu cơ.
Bước 3: Tích hợp nội dung hóa học và các phương tiện đa môi trường.
Bước 4: Triển khai thử nghiệm và đánh giá chất lượng e-book.
Bước 5: Triển khai đại trà, nhân rộng diện sử dụng e-book cho giáo viên và sinh
viên
2.2.1.2. Lựa chọn phần mềm thiết kế e-book
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm giúp cho việc xây dựng giáo trình sách điện tử
như exe, Lectora, contructauthor... Qua một thời gian tìm hiểu, chúng tôi đi đến việc
lựa chọn phần mềm exe làm công cụ chính để thiết kế bởi đây là phần mềm miễn phí,
có mã nguồn mở, có thể đóng gói theo tiêu chuẩn SCORM 1.2 sử dụng cho LMS,
LCMS hoặc xuất thành dạng website dạng online hoặc offline, đáp ứng đủ các yêu cầu
của phần mềm xây dựng giáo trình điện tử.
a, Giới thiệu về phần mềm eXe
Elearning XHTML editor (eXe) là một phần mềm xây dựng nội dung đào tạo
được thiết kế trên môi trường web để giúp đỡ các giáo viên và các học viên trong việc
thiết kế phát triển và xuất bản các tài liệu dạy và học trên web mà không phải thành
thạo về HTML, XML hay các ứng dụng xuất bản web rắc rối khác. Ngoài việc cung
cấp thông tin chuyên nghiệp về web – Pubishing, để có thể tham chiếu một cách dễ
20
dàng hoặc được import bởi các hệ thống tương thích LMS chuẩn, eXe còn được phát
triển như là một công cụ authoring offline mà không cần thiết phải nối mạng.
Các phiên bản eXe và thông tin mới nhất về dự án phát triển phần mềm eXe có
thể cập nhật và tải về từ địa chỉ . Phiên bản mới nhất hiện
nay là eXe1.04.
b, Làm việc với eXe
♦ Khởi động eXe:
Cách 1: Kích đúp lên biểu tượng của eXe (thường xuất hiện biểu tượng trên
desktop của máy tính sau cài đặt).
Cách 2: Start → program → eXe.
Sau khi đã khởi động chương trình sẽ chạy theo trình duyệt Firefox, khi đó nên
phóng to cửa sổ của Firefox để tận dụng tất cả các khoảng trống để làm việc.
♦ Giao diện của eXe:
Hình 2.1: Giao diện của eXelearning
- Thanh công cụ và các mục chọn sidebar của eXe
eXe có một giao diện thanh thiện và nói chung là dễ sử dụng. Các phiên bản
của eXe được thiết kế một menu thả xuống và được đưa vào nhiều chức năng chuẩn
như: new, save, export, save as... Điều này cho phép chúng ta sử dụng khoảng rộng
thực sự trên bảng authoring để tạo nội dung.
21
Chọn mục Outline và iDevices trong các phiên bản trước đã trở thành một
menu biên cho phép người dùng linh động hơn với các công cụ thường sử dụng để có
thể biển đổi đề cương và lựa chọn iDevices.
- Outline
Mục chọn Outline cho phép người dùng thiết kế một đề cương phản chiếu cấu
trúc theo thứ tự và phân loại ưu tiên, ví dụ: Phần – Chương – Bài. Tùy theo cấu trúc
của từng giáo trình mà ta có thể tự thiết lập chúng.
- iDevices
Mục lựa chọn iDevices bao gồm một tập các phần tử có cấu trúc để mô tả nội
dung học tập. Ví dụ: objectives, pre-knowledge, case study, free text... Nội dung học
tập (learning content) được biên soạn bằng cách lựa chọn các iDevices từ menu bao
gồm iDevices và nhập nội dung học tập của tác giả. Một tài nguyên học tập có thể bao
gồm một số hoặc nhiều các iDevices tùy theo nhu cầu thực tế của nội dung bài giảng.
Các iDevices đang được phát triển tùy theo từng phiên bản cụ thể sẽ có thể có những
iDevices khác nhau. Bộ soạn thảo iDevices cho phép người dùng thiết kế các mẫu và
iDevices cho riêng mình.
- Authoring
Đây là vùng soạn thảo nội dung chính của eXe. Các nội dung, tài liệu được đưa
vào thông qua các iDevices tương ứng.
c, Xây dựng cấu trúc nội dung cho học phần
Trong môi trường Elearning một khóa học được phân thành nhiều mođun khác
nhau. Mỗi mođun có thể tách thành nhiều mođun nhỏ hơn. Chúng ta có thể hình dung
một cấu trúc cây các mođun. Như vậy chúng ta có thể coi một khóa học như một
mođun chính chứa các mođun nhỏ hơn.
Mỗi chương trong ebook hóa học hữu cơ là một mođun. Trong mỗi mođun đó đã
xây dựng mỗi bài học là một tiểu mođun. Trong mỗi tiểu mođun được chia thành các
mođun nhỏ hơn gồm: cấu trúc, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học,
ứng dụng, điều chế, xem thêm (câu chuyện hóa học, clip thí nghiệm), bài tập chương.
Cấu trúc các cây mođun được xây dựng bằng cách sử dụng ô outline và các nút
quanh ô này như Add page (thêm 1 nhánh), rename (đổi tên một nhánh), delete (xóa
một nhánh), và các mũi tên thay đổi vị trí các trang.
22
Trong quá trình đào tạo trực tuyến, người giáo viên không gặp trực tiếp sinh
viên, vì vậy không thể thực hiện trực tiếp các thao tác giảng dậy thông thường như trên
lớp. Vì vậy khi xây dựng nội dung cho e- book chúng tôi đã xây dựng ra các kịch bản,
các tình huống dẫn dắt ngắn gọn, dễ hiểu, cuốn hút người học và nội dung học tập một
cách tự giác, giúp người học lĩnh hội một cách hiệu quả nhất.
d, Khai thác và sử dụng e-book học phần hóa học hữu cơ – chương hiđrocacbon
Để khai thác hiệu quả e-book, máy tính cần cài đặt các phần mềm sau: trình
duyệt internet explorer (đã được tích hợp cùng windows) hoặc Molliza Firefox. Do
eXe chạy trình duyệt trên firefox vì vậy để hiển thị thông tin thuận tiện nhất, ít bị lỗi
nên tải về miễn phí và cài đặt firefox mới nhất từ địa chỉ (phiên bản mới nhất cho đến thời điểm hiện tại là firefox 3.6.3).
2.2.1.3. Cấu trúc của E-book
E- Book hợp chất
hidrocacbon
Giới thiệu phần mềm
Hướng dẫn sử dụng
phần mềm exe
Cài đặt, cập nhật, hỗ
trợ và phát triển
Xây dựng nội dung
Làm việc với exe
Xuất bản nội dung
Chương………..
Cấu trúc
Đồng phân và danh pháp
Tính chất vật lí
Tính chất hóa học
Điều chế
Ứng dụng
Hệ thống bài tập
Xem thêm
Liên kết web