Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

TÌM HIỂU các QUY ĐỊNH của PHÁP LUẬT VIỆT NAM về bảo vệ môi TRƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 74 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VÕ THANH HIẾU

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

HẢI PHÒNG – 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VÕ THANH HIẾU

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
NGÀNH: KHOA HỌC HÀNG HẢI; MÃ SỐ: 0840106
CHUYỂN NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Lê

HẢI PHÒNG - 2015


NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


1. Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình thực hiện Đồ
án/khóa luận:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp (so với nội dung yêu cầu
đã đề ra trên các mặt: lý luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản vẽ):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Chấm điểm của giảng viên hướng dẫn
(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng, ngày…tháng 11 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn

i


ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
1. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp về các mặt: thu thập và
phân tích số liệu ban đầu, cơ sở lý thuyết, vận dụng vào điều kiện cụ thể, chất

lượng thuyết minh và các bản vẽ, mô hình (nếu có).
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Chấm điểm của người phản biện
(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng, ngày ... tháng 11 năm
2015
Người phản biện

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Hàng Hải
Việt Nam em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích mà các thầy cô giáo
trong trường đã truyền đạt cho em, đặc biệt là các thầy giáo trong khoa Hàng
Hải đã tận tình giúp đỡ em để em có được vốn kiến thức như ngày hôm nay.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Thanh Lê
cùng toàn thể các thầy trong khoa Hàng Hải cũng như các bạn sinh viên đã giúp
em học tập trong suốt 4.5 năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày … tháng 11 năm 2015
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày … tháng 11 năm 2015
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

iv


MỤC LỤC
MỞĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.........................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................1

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀBÃO...................................................3
1.1. Khái niệm về bão và quá trình hình thành bão nói chung............................3
1.1.1. Khái niệm về bão......................................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện hình thành bão............................................4
1.1.3. Cấu tạo của cơn bão..................................................................................8
1.2. Tên gọi và phân cấp của cơn bão.....................................................................9
1.2.1. Tên gọi cơn bão........................................................................................9
1.2.2. Phân cấp áp thấp nhiệt đới.....................................................................10
1.3. Những triệu chứng của bão............................................................................12
CHƯƠNG II: CẬP NHẬT THÔNG TIN BÃO TỪBẢN ĐỒTHỜI TIẾT.....................16
2.1. Phương pháp cập nhật thông tin qua hệ thống GMDSS................................16
2.1.1. Thông tin qua Navtex..............................................................................16
2.1.2. Thông tin qua Inmarsat...........................................................................18
2.2. Cập nhật thông tin bão từ bản đồ thời tiết Facsimile....................................19
2.2.1. Bản đồ thời tiết Facsimile.......................................................................19
2.2.2. Những vấn đề đánh giá trạng thái thời tiết trên bản đồ thời tiết
Facsimile.............................................................................................................21
2.2.3. Giải thích các ký hiệu trên bản đồ thời tiết Facsimile.........................23
2.3.Kí hiệu tiêu đề bản đồ thời tiết Facsimile khí tượng....................................30
2.3.1. Kí hiệu khu vực của bản đồ thời tiết Facsimile....................................30
2.3.2. Kí hiệu chủng loại bản đồ.....................................................................32
2.3.3.Ký hiệu số của bản đồ Facsimile............................................................35
2.3.4 Ví dụ cách đọc bản đồ thời tiết Facsimile.............................................37
CHƯƠNG III: TRÁNH BÃO TỪXA BẰNG PHƯƠNG PHÁP THAY ĐỔI HƯỚNG ĐI
.................................................................................................................................39
3.1. Cơ sở lý thuyết của việc tránh bão từ xa........................................................39
3.1.1. Phương pháp xác định tâm bão và đường di chuyển của bão...............39
3.1.2. Phương pháp hiện đại chính hiện nay..................................................43
3.2. Các phương pháp tránh bão từ xa ở Bắc bán cầu..........................................44

3.2.1. Thay đổi hướng đi của tàu để tránh bão................................................44
3.3. Cách thức tiến hành tránh bão từ xa bằng phương pháp thay đổi hướng đi ở
Bắc bán cầu............................................................................................................47
3.3.1. Cập nhật các thông tin của cơn bão và vẽ hướng di chuyển của cơn bão
trên hải đồ...........................................................................................................48
3.3.2. Xác định vùng hưởng của cơn bão và dự kiến bán kính để tránh bão an
toàn.....................................................................................................................49
3.3.3. Dự kiến thời điểm tránh bão TM và hướng tránh bão hợp lý...............52
3.4. Ví dụ chi tiết về cách tránh bão từ xa bằng phương pháp thay đổi hướng đi.
.................................................................................................................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................61
KẾT LUẬN..............................................................................................................61
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................63
v


vi


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Số trang

Bảng 1.1

Điều kiện hình thành bão.


6

Bảng 1.2

11

Bảng 1.3

Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và
mức độ ảnh hưởng.
Phân cấp áp thấp nhiệt đới

Bảng 1.4

Bảng hiệu chỉnh khí áp trong ngày theo vĩ

14

Bảng 1.5

độ.
Mối quan hệ giữa cấp sóng,cấp gió và áp lực

15

Bảng 2.1

gió.
Độ phủ mây bầu trời.


26

Bảng 2.2

Sơ đồ đơn giản với một trạm tàu biển.

26

Bảng 2.3

Ký hiệu một số mây cơ bản trên bản đồ thời

27

Bảng 2.4

tiết Facssimile.
Ký hiệu và giá trị tốc độ gió.

28

Bảng 2.5

Bảng cấp gió Beaufort.

29

Bảng 2.6


Kí hiệu khu vực của bản đồ thời tiết

31

Bảng 2.7

Facsimile.
Kí hiệu chủng loại bản đồ.

33

Bảng 2.8

Ký hiệu số của bản đồ Facsimile.

36

Bảng 3.1

Bảng áp suất gió Pv

53

vii

11


DANH MỤC HÌNH


Số hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 2.1
Hình 2.2
Hinh 2.3
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

Tên hình
Cấu trúc đặc trưng của bão
Quy tắc Buys Ballot.
Hoàn lưu gió bão và vùng phía bên phải của bão.
Cấu tạo của bão.
Trạng thái mặt biển khi có bão.
Mây Ti báo hiệu cơn bão.
Mẫu bản tin Navtex.
Bản đồ biểu thị hướng và tốc độ gió.
Bản đồ thời tiết FACSIMILE.
Xác định hướng tới tâm bão.
Dự đoán đường đi tâm bão khi tàu đứng yên.
Dự đoán đường đi tâm bão khi tàu đang chạy.
Thay đổi hướng đi tránh bão từ xa.


Hình 3.5

Thay đổi tốc độ tránh bão từ xa.

47

Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11

Thay đổi cả hướng và tốc độ tránh bão từ xa.
Xác định hướng di chuyển của bão trên hải đồ.
Xác định thời điểm và hướng thay đổi để tránh bão.
Bản đồ và bản tin thu lúc 0900 ngày 06/11/2014
Bản đồ và bản tin thu lúc 2100 ngày 06/11/2014
Đồ giải tránh bão từ xa

48
50
54
58
60
62

viii

Số trang

3
5
7
9
13
14
17
30
38
40
43
44
45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bão nhiệt đới là một hiện tượng thời tiết rất nguy hiểm. Nó không những
thường xuyên cản trở và đe dọa sự an toàn của tàu thuyền khi hoạt động trên
biển, mà còn gây ra rất nhiều tai họa khủng khiếp đối với con người và tài sản ở
mọi nơi mà cơn bão đi qua.
Trên biển việc theo dõi, cập nhật bản tin thời tiết là rất quan trọng để có
thể nắm vững được quy luật hoạt động của mọi tình trạng thời tiết ở nơi mà có
ảnh hưởng đến sự an toàn của con tàu.
Với những thông tin cập nhật được từ bản đồ thời tiết, người sỹ quan
Hàng hải sẽ đánh giá được tính nghiêm trọng của nó và có những hướng điều
động tàu an toàn nhất, tránh tổn thất về người và tài sản.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Khơi dậy long say mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
- Từng bước làm quen và tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa

học, cách tổ chức nghiên cứu.
- Biết cách đánh giá kết quả nghiên cứu, đưa ra những đề xuất mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các phương pháp cập nhật bản tin thời tiết
từ bản đồ thời tiết Facsimile và việc tránh bão từ xa bằng phương pháp thay đổi
hướng đi ở Bắc bán cầu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm kết quả nghiên cứu đã được công bố của những nhà khoa hoc,
tiến sĩ, thuyền trưởng…về mọi mặt của cơn bão, cách cập nhật bản đồ thời tiết
Facsimile, và cách điều động tàu tránh bão bằng phương pháp thay đổi hướng đi
ở Bắc bán cầu. Sau đó thống kê, dùng kiến thức thực tế để phát triển những nội
dung sưu tầm được thành đề tài khoa học.

1


5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giúp sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức được học trong trường, tạo
điều kiện phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc học tập, tự
làm chủ được kiến thức trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp ích cho những người điều khiển tàu
trong quá trình hành hải trên biển khi gặp những cơn bão to và phức tạp.

2


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BÃO
1.1. Khái niệm về bão và quá trình hình thành bão nói chung.
1.1.1. Khái niệm về bão
Bão và


áp thấp nhiệt đới được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới

(XTNĐ): là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình
thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo
hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất
nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb
Như vậy có thể xem bão là một trận gió xoáy từ các phía thổi vào vùng
trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm
cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió
gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những
đường thẳng mà theo hình xoắn ốc. Ở Bắc bán cầu, gió xoáy thổi ngược chiều
kim đồng hồ. Trong một trận bão, ở tầng gần mặt đất không khí chạy vào giữa,
đến vùng giữa bão thì không khí thổi lên cao, lên đến các tầng cao hơn nữa thì
lan tỏa ra tứ phía.

Hình 1.1: Cấu trúc đặc trưng của bão

3


1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện hình thành bão
a) Nuyên nhân hình thành bão
Bão bắt nguồn từ các vùng biển nhiệt đới, bão chuyển động một khối
không khí ẩm rất lớn. Không khí ẩm đó càng lên cao thì hơi nước mà nó chứa
đọng lại thành mây và mưa càng nhiều, cho nên vùng bão không những có gió
mạnh mà lại có mây đặc phủ kín và mưa nhiều.
Do việc hấp thụ năng lượng mặt trời ở các vùng trên quả đất khác nhau, ở
vùng gần xích đạo thì nó hấp thụ năng lượng mặt trời lớn, khối không khí bị đốt
nóng sẽ giãn nở trở nên nhẹ và bay lên cao làm cho không khí ở vùng đó giảm

tạo thành vùng áp thấp. Khối không khí xung quanh sẽ tràn tới bù đắp chỗ trống
và sự dịch chuyển đó gây ra gió. Do lực Cô-ri-ô-lit "Coriolid" nên quan hệ về
hướng gió và các vùng áp thấp, áp cao như sau:
Ở Bắc bán cầu, nếu quay lưng về phía gió thổi tới thì vùng ở phía tay trái
phía trước là vùng áp thấp, còn vùng phía tay phải phía sau là vùng áp cao.
Cũng do lực Cô-ri-ô-lit tác dụng ở vùng Bắc bán cầu xung quanh trung
tâm khí áp thấp gió thổi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, ở trung tâm khí
áp cao thì ngược lại.
Vùng khí áp thấp gọi là xoáy thuận (thời tiết có mưa, gió mạnh, trời u
ám), vùng khí áp cao là xoáy nghịch (thời tiết ổn định hơn, ít mây mưa...).
Do lực Cô-ri-ô-lit gió Bắc (N) chuyển sang Đông-Bắc (NE).
Ở Nam bán cầu thì hoàn toàn ngược lại .
Người ta đã thống kê được rằng khoảng 75% quĩ đạo các cơn bão đều có
hình Pa-ra-pôn.
Bão thường phát sinh từ vĩ độ 50 Bắc hoặc Nam tới vĩ độ 300 Bắc hoặc
Nam. Đa số các cơn bão đều được hình thành từ ngoài biển khơi, lớn dần và di
chuyển rất xa trước khi tan.

4


Vùng áp cao
Hướng gió

Vùng áp thấp
Hình 1.2: Quy tắc Buys Ballot

b) Điều kiện hình thành bão
Nhà khí tượng Erik Palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên
biển trong dải vĩ độ 50-200 vì hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (>= 26 0 ~270) –

đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để
cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực Cô-ri-ô-lit đủ lớn để
tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Sở dĩ bão không thể hình
thành tròng dải 00 ~50 vĩ về 2 phía của xích đạo vì ở đó lực Coriolis quá nhỏ,
không đủ để tạo xoáy.
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với
dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào
vùng trung tâm bão. Năng lượng bão là ẩn nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước
khổng lồ bốc hơi từ mặt biển, ngoài ra bão hình thành đòi hỏi không khí có tầng
kết bất ổn định đảm bảo cho sự hình thành đối lưu sâu và dông. Bão chỉ có thể
hình thành khí có đủ 3 điều kiện:
 Nhiệt
 Ẩm
 Động lực để tạo xoáy.

5


Bảng 1.1. Điều kiện hình thành bão.
Điều kiện

Tác dụng

1.Nhiệt độ nước Làm cho không khí ở tầng thấp có nhiệt độ cao dễ bốc lên cao,
bề mặt đại dương đồng thời hơi nước nhiều dễ phát nhiệt lượng để hình thành
27,50C
trung tâm xoáy nhiệt đới.
2.Tại khu vực Bão xoáy cần có tác dụng của lực gây lệch hướng của trái đất, ở
nhiệt đới ở vĩ độ vĩ độ dưới 50 lực gây lệch hướng quá nhỏ không duy trì được
trên 50

bão xoáy.
3.Khu vực hôi tụ Cần sự hội tụ ở không gian tầng thấp và phân kì ở không gian
khí lưu gần vĩ tầng cao. Khu vực này là khu vực hội tụ khiến không khí bốc
tuyến 120~150
lên.
4.Cần có chênh Tạo nên một kết cấu khó tổn thất nhiệt lượng, duy trì trung tâm
lệch nhỏ về góc ấm cần thiết cho sựu tồn tại của bão.
tốc độ gió tầng
cao và tầng thấp.
c) Đường di chuyển của cơn bão.
Tốc độ và hướng di chuyển của bão phụ thuộc vào sự tương tác rất phức
tạp giữa hoàn lưu nội tại của cơn bão và hoàn lưu của khí quyển xung quanh. Có
thể coi khối không khí xung quanh cơn bão như là một “dòng sông” không khí
luôn chuyển động và biến đổi. Tốc độ di chuyển trung bình của bão vào khoảng
10- 25 km/giờ. Tuy nhiên, có những cơn bão di chuyển rất chậm hoặc hầu như
đứng yên, và cũng có những cơn khác lại di chuyển rất nhanh.
Trong vành đai vĩ độ khoảng 150-300 bão thay đổi hướng dịch chuyển,
lệch sang Bắc và thậm chí sang Đông – Bắc, ở Bắc bán cầu hoặc Nam rồi Đông
–Nam, ở Nam bán cầu.
Trong quá trình di chuyển của bão lên các vĩ độ cao hơn nó có thể chịu tác
động của các yếu tố khác nhau làm thay đổi hướng đi. Một vùng khí áp cao có
thể làm trở ngại đến sự dịch chuyển của bão, khi cường độ của nó đủ lớn có thể
làm cho hướng đi thay đổi. Cũng như sự thay đổi của gió mùa cũng có thể làm
6


cho điểm chuyển hướng của bão dịch chuyển về phía Bắc hoặc phía Nam so với
vĩ độ trung bình của nó. Khi đến các vĩ độ trung bình , xoáy thuận dần dần được
làm đầy và chuyển động chậm lại. Tuy nhiên,trong trường hợp gặp phải không
khí lạnh hơn, nó được hồi sinh, dẫn đến sự xuống sâu của nó, tăng tốc độ chuyển

động, mở rộng vùng gió bão…và cũng như xoáy thuận ngoại nhiệt đới, nó có
thể tiến lên vĩ độ cao hơn. Còn khi đến đất liền nó yếu đi nhanh chóng và tắt
dần.
d) Hoàn lưu gió bão và phía bên phải cơn bão.
Ở Bắc bán cầu, gió bão xoáy xung quanh tâm theo ngược chiều kim đồng
hồ. Điều này có nghĩa là hướng gió tại một điểm sẽ phụ thuộc vào vị trí của tâm
bão.

Hình 1.3: Hoàn lưu gió bão và vùng phía bên phải của bão
Nhìn vào hình 1.3, phía bên phải của bão là khu vực phía bắc của bão. Gió
xung quanh mắt bão xoay theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ.
Tại điểm A, gió bão gần như cùng hướng với gió của môi trường, tác động cộng
hưởng của chúng khiến cho gió ở đây mạnh lên. Ví dụ, nếu dòng môi trường có
tốc độ là 15km/h, gió bão trung bình là 100km/h, tốc độ gió tại điểm A sẽ có độ
lớn là (15+100) 115km/h. Mặt khác, tại điểm B, gió bão ngược chiều với gió của
môi trường, kết quả là gió ở đây chỉ có độ lớn là (100- 15) 85km/h. Như vậy,
cơn bão di chuyển càng nhanh thì hiệu ứng này càng trở nên rõ rệt.
7


e) Sự tan biến của bão nhiệt đới.
Bão nhiệt đới tan biến khi hội tụ một trong những điều kiện sau đây:
+ Sau khi bão đổ bộ vào đất liền, đặc biệt là vùng rừng núi, do ma sát và
ngừng cung cấp hơi nước, bão sẽ dần yếu đi và tan biến.
+ Xoáy nhiệt đới dịch chuyển vào khu vực vĩ độ cao, không khí lạnh
không ngừng thâm nhập làm cho xoáy nhiệt đới dần dần biến thành xoáy ôn đới.
+ Xoáy nhiệt đới bị không khí lạnh trên biển bao vây và tan biến.
+ Điều kiện bên ngoài giới hạn xoáy nhiệt đới thay đổi làm cho dòng khí
lưu đang bốc lên bị suy giảm đến mức tan biến.
1.1.3. Cấu tạo của cơn bão.

Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão
nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ở ngay sát mắt bão. Ở nửa dưới của khí
quyển, không khí chuyển động xoắn vào tâm theo ngược chiều kim đồng hồ,
chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh
theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão, không khí chuyển
động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.
+ Mắt bão (the eye): là vùng áp suất thấp tương đối yên bình, đối lặng gió,
quang mây, có đường kính khoảng 30- 60 km. Khi ở trong khu vực bão, người
ta thường rất ngạc nhiên khi thấy gió và mưa đang rất dữ dội lại đột nhiên ngừng
hẳn, trời quang mây tạnh, đó là khi mắt bão đi qua.
+ Thành mắt bão (the eye wall): vùng sát mắt bão, nơi gió xoáy mạnh
nhất;
+ Vòng mưa (rainbands): dải mây xoay quanh phía ngoài mắt bão mang
mưa. Đây là kết quả của quá trình bốc hơi và ngưng tụ trước đó đã hình thành
nên cơn bão. Các dải mây mưa ở rìa ngoài của bão có thể trải xa cách tâm bão
hàng trăm kilômet. Những dải mây giông dày đặc này chuyển động xoắn chậm
theo ngược chiều kim đồng hồ, có độ rộng từ khoảng vài kilômét đến vài chục
kilômét và dài khoảng từ 80 đến 500 km.
+ Lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast).
8


+ Kích thước của cơn bão: Kích thước đặc trưng của bão khoản vài trăm
kilômét, nhưng có thể biến đổi đáng kể. Kích thước của bão không nhất thiết
biểu hiện cho cường độ bão.

Hình 1.4:Cấu tạo của bão
1.2. Tên gọi và phân cấp của cơn bão.
1.2.1. Tên gọi cơn bão.
Gió gần vùng trung tâm áp thấp nhiệt đới rất mạnh, phạm vi chịu ảnh

hưởng rộng lớn và xảy ra ở nhiều vùng biển. Vì vậy, phân loại và tên gọi áp thấp
nhiệt đới ở các vùng miền trên thế giới không giống nhau. Ở vùng Tây Thái
Bình Dương khi tốc độ gió đạt tới cấp 12 thì gọi áp thấp nhiệt đới là bão.
(Typhoon)
Xoáy nhiệt đới tùy theo cường độ và khu vực hình thành mang nhiều tên
gọi khác nhau. Để tránh nhầm lẫn, hội nghị khí tượng học do tổ chức Khí Tượng
Thế Giới (World Meteorological Organization –WMO) triệu tập ở Manila và
tháng 6 năm 1949 đã thống nhất định nghĩa sau đây:
a) Áp thấp nhiệt đới (tropical Depression) - tốc độ gió không vượt quá cấp 7
Beaufort.
b) Bão nhiệt đới trung bình (Moderate Troppical Storm ) - tốc độ gió cấp 8~9
Beaufort.

9


c) Bão nhiệt đới dữ dội (severe Tropical storm) - tốc độ gió cấp 10~11
Beaufort.
d) Cuồng phong (Hurricanes hoặc theo danh từ địa phương ) - tốc độ gió đạt
cấp 12 Beaufort.
 Các vùng ven biển Việt Nan, Trung Quốc, Nhật Bản gọi là “bão”
Typhoon
 Các vùng thuộc quần đảo Philipin gọi là “Baguious”
 Vịnh Mexico, quần đảo Tây Ấn Độ, phía Nam Thái Bình Dương, Tây
kinh độ 1400 w gọi là “Huricanes”
 Ven biển Tây Bắc Úc gọi là “Willy – Willy”
 Biển Arabian, Nam Ấn Độ Dương gọi là “Cylones”
 Biển Đông, Madagasca gọi là “Mauritus”
1.2.2. Phân cấp áp thấp nhiệt đới.
Dựa vào tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới,

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới
như sau:

Bảng 1.2. Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng

10


Cấp bão

Gió cực đại
(km/h)

Cấp gió
(beaufort)

Áp thấp nhiệt đới
(Tropical
Depression)

39 - 61

6–7

Bão
(Tropical Storm)

62 – 88

8–9


Mức độ ảnh hưởng
(do sức gió)
Cây cối rung chuyển, khó đi
ngược gió. Biển động
Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái
nhà, không thể đi ngược gió.
Biển động rất mạnh.
Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột

Bão mạnh
(Severe Tropical
Storm)

89 – 117

10 - 11

điện, gây thiệt hại rất nặng.
Biển động dữ dội làm đắm tàu
thuyền
Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng

Bão rất mạnh

³ 118

³ 12

biển cực kỳ mạnh làm đắm tàu

biển có trọng tải lớn

Bảng 1.3. Phân cấp áp thấp nhiệt đới.
Khu vực phát sinh

Tốc độ gió lớn nhất gần

Tên goi

trung tâm

Tên gọi

Đaị Tây Dương , Vịnh >= 64n.m/h (cấp gió Hurricane
Mexico,Caribean,đôn
g

bắc

Thái

Vịnh

HUR

trên 12)

Bình 34~63n.m/h(cấp 8~11)

Dương


Tropical Storm

<=33n.m/h (dưới cấp 7) Tropical
Bengal,

biển >=34n.m/h(trên cấp 8)

Arabian Nam bán cầu

Kí hiệu

<=33n.m/h

TS
TD

Depression
Gió xoáy mạnh
Áp thấp

Tây Bắc Thái Bình >=64n.m/h

Xoáy nhiệt đới.
Typhoon

Dương và biển Đông

Strong


48~63n.m/h
34~47n.m/h

tropical STS

cấp storm

(10~11)

Tropical storm

<=33n.m/h

Tropical
11

TY
TS
TD


Depression
1.3. Những triệu chứng của bão.
a. Trạng thái mặt biển
Quan sát thấy sóng lừng, thường sóng lừng lan truyền đi trước tâm bão
khoảng 1.000 hải lý, rõ rệt nhất là cách bão 400 hải lý. Sóng dài, đầu tròn, lan
truyền đều đặn, khoảng cách giữa hai đỉnh sóng có khi tới 200 mét. Nếu sóng
truyền thẳng đến tàu thì có khả năng đường đi của bão qua vị trí của tàu, nếu
hướng sóng có xu thế dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ thì cơn bão có xu
hướng dịch chuyển về tay phải.

Hải lưu và thuỷ triều thất thường. Nếu bơi hoặc lặn xuống biển cảm thấy
nhiệt độ sẽ lớn hơn, nước nóng hơn và nghe tiếng réo ầm ì ở phía xa, có mùi
tanh ở dưới biển xông lên, cá chết, rong rêu trôi nổi...

Hình 1.5. Trạng thái mặt biển khi có bão
b. Trạng thái bầu trời
Mây ti xuất hiện đồng thời với sóng lừng, mây ti có từng chùm trắng như
sợi bông hoặc như đuôi ngựa, có khi hình thành một dải mỏng cắt ngang qua
12


bầu trời trông giống như một chiếc khăn voan. Đó là những đám mây màu mỡ
gà, buổi sáng và chiều có màu vàng, chói hồng rồi chuyển thành màu đỏ thẫm.
Nếu mây màu nhạt, xung quanh tơi như bông thì đó là dấu hiệu của một
cơn bão hình thành khá lâu. Nếu mây màu trắng và tạo thành từng khối rõ rệt thì
đó là cơn bão mới phát sinh trong phạm vi nhỏ nhưng rất mãnh liệt.
Mây ti di chuyển đúng hướng đi của bão và điểm hội tụ của mây chính là
mắt bão.
Bão đến gần thì mây ti sẽ nhường chỗ cho mây ti tầng, gây hiện tượng
quầng đám, không khí ngột ngạt khó chịu, sau mây ti và ti tầng thường xuất hiện
mây trung tích (Ac). Nền trời có một lớp mây che lấp màu sữa, sau đó mây thấp
xuống, đen và dần thành màu xám xơ xác, rải thành từng cụm bay nhanh và
ngày càng nhiều. Mưa bắt đầu rơi như trút nước, gió giật mạnh từng cơn dữ dội
báo hiệu bão đến. Căn cứ vào hướng di chuyển của mây vũ tầng ta suy ra hướng
đi của bão.

Hình 1.6.Mây Ti báo hiệu cơn bão
c. Sự thay đổi khí áp
Bảng 1.4: Bảng hiệu chỉnh khí áp trong ngày theo vĩ độ
13



Công số hiệu chỉnh dưới đây Trừ số hiệu chỉnh dưới đây (hPa) và
(hPa)vào khí áp quan sát
Thờigian 01 02 03 04 05 06

khí áp quan sát.
07 08 08 10 11 12

Vĩ độ

13 14 15 16 17 18

19 20 21 22 23 24

05ᵒ

0

0.8 1.3 1.4 1.4 1.3

0 0.8 1.3 1.4 1.3 0.8

20ᵒ

0

0.8 1.3 1.3 1.3 1.3

0 0.8 1.3 1.3 1.3 0.8


25ᵒ

0

0.8 1.1 1.2 1.2 1.1

0 0.8 1.1 1.2 1.1 0.8

30ᵒ

0

0.5 0.9 1.1 1.1 0.9

0 0.5 0.9 1.1 0.9 0.5

35ᵒ

0

0.5 0.7 0.9 0.9 0.7

0 0.5 0.7 0.9 0.9 0.5

40ᵒ

0

0.4 0.7 0.8 0.8 0.7


0 0.4 0.7 0.8 0.7 0.4

Là sự thay đổi quan trọng của bão. Sự thay đổi khí áp bất thường, trước
khi bão đến khí áp cao hơn mấy ngày thường và bắt đầu giảm xuống. Khi trời
trong sáng đặc biệt, thời tiết bắt đầu oi bức khó chịu và khi cách tâm bão chừng
600 ÷ 1.000 hải lý thì khí áp tụt xuống trung bình là 2 ÷ 2,5 mbar/ngày. Nếu bão
chỉ đi qua thì khí áp trở lại bình thường. Nếu khí áp giảm nữa thì bão sẽ đến nơi.
Khi khí áp giảm rõ rệt, bầu trời trở nên u ám, mây đen có hình thù kỳ dị bay đến,
mưa gió lớn, khi bão đến gần khí áp có thể giảm đột ngột từ 20 ÷ 30 mbar so với
khí áp trung bình. Khí áp càng thấp gió càng mạnh.
Để tìm số hiệu chỉnh khí áp (hPa)theo vĩ độ và giờ quan sát ta dùng
bảng.Đem số hiệu chỉnh trong bảng tra được cộng hoặc trừ vào khí áp quan sát
ta được khí áp thực tế.
d. Sự thay đổi của gió
Gió thay đổi tỷ lệ nghịch với khí áp, gió càng mạnh thì khí áp càng thấp.
Khi khí áp thay đổi giảm xuống từ từ thì gió cũng tăng dần từ 6 ÷ 12 mét/giây.
Khí áp giảm đột ngột thì gió tăng vụt lên từ 25 ÷ 30 mét/giây, có khi lên tới 35
mét/giây. Trung tâm bão đi qua thì gió giảm xuống còn 1 mét/giây. Chỉ sau một
thời gian ngắn, mắt bão đi qua thì gió đột ngột vụt lên từ 40 ÷ 50 mét/giây và
14


tồn tại không lâu, giảm nhanh, chậm dần và dụi hẳn. Tốc độ gió thay đổi thì
hướng gió cũng thay đổi.
Bảng 1.5. Mối quan hệ giữa cấp sóng,cấp gió và áp lực gió.

15



×