Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường đạt chuẩn theo mức chất lượng tối thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.42 KB, 16 trang )

phòng gd yên thành
trường th tây thành

Số: 08/BC- TTH

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tây Thành, ngày 28 tháng 10 năm 2009

báo cáo
Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường đạt chuẩn theo
mức chất lượng tối thiểu
A. Đặc điểm tình hình.
I.Về địa lí:
Trường Tiểu học Tây Thành nằm phía Tây của huyện Yên Thành là một vùng
bán sơn địa. Phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ, phía
Đông giáp xã Quang Thành, phía Nam giáp xã Thịnh Thành. Đồi núi nhiều nên
đường giao thông đi lại khó khăn.
II.Về dân số:
Xã miền núi của huyện có dân số trên 6000 dân. Phần lớn trình độ học vấn
thấp, tỷ lệ giáo dân chiếm 41%
III. Về kinh tế, xã hội:
Là một xã nghèo của huyện Yên Thành người dân chủ yếu dựa vào những lao
động đi làm thuê, làm mướn ở miền Nam. Là xã miền núi của huyện, đường sá đi
lại khó khăn, xa trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện nên việc tiếp cận
những thông tin muộn. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến phát triển giáo dục, hơn nữa
kinh tế – mặt bằng dân trí không đồng đều. Cũng là một xã có tỉ lệ giáo dân khá
đông, gia đình họ đông con nên việc đầu tư cho con ăn học có phần hạn chế.
Đội ngũ giáo viên mặc dù có sức trẻ nhưng kinh nghiệm trong dạy học còn ít,
một số GV gia đình xa phải ở lại ký túc xá, điều đó cũng làm phần nào giảm tính


chiến đấu trong mặt trận giáo dục nói chung và việc dạy học ở trường nói riêng.
Về học sinh: hay nghỉ học vô lý do, thiếu đồ dùng, sách vở phục vụ học tập
cho nên đời sống bấp bênh.
Mặc dầu như thế nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền địa
phương cũng như ngành Giáo dục huyện cùng với đội ngũ giáo viên trẻ, tận tình,
nhiệt huyết thương yêu học sinh, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp Giáo dục nên
nhà trường đã và đang có những bước đổi mới cả về chất cũng như thay đổi về
lượng.
Mỗi năm học phát triển một tầm thay đổi đáng kể. Từ đó được nhân dân địa
phương đồng tình ủng hộ.


Đội ngũ lãnh đạo trường có sức trẻ, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm
nên công việc chỉ đạo cũng được nâng lên.
B. Kết quả.
I. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí:
1) Công tác quản lí
a) Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kỳ, tháng và tuần; có
phương hướng phát triển từng thời kỳ; có biện pháp thực hiện kế hoạch đúng tiến
độ. Được thông qua hội nghị kế hoạch đầu năm học tất cả hội đồng CBGV –
CNV đều nhất trí cao thống nhất thực hiện. Từ kế hoạch năm học cho đến quy
chế chi tiêu, quy chế nội bộ được bàn bạc dân chủ thống nhất cao.
b) Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, nghiệp vụ quản
lí công tác của giáo viên, nhân viên và công tác hành chính theo quy định trong
điều lệ trường Tiểu học và Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
c) Quản lí và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động dạy học
và cho các hoạt động giáo dục khác.
d) Nhà trường có lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác
quản lí, có cán bộ Văn thư lưu trữ chuyên trách cập nhật hồ sơ lưu trữ đúng quy
trình.

e) Công tác tài chính đảm bảo đúng chính xác theo luật tài chính hiện hành, báo
cáo thu chi theo đúng niên độ tài chính.
- Báo cáo định kỳ 3 tháng/lần, các nội dung thu chi đều có phiếu thu chi phản ánh
chính xác, đúng theo quy định của luật tài chính.
g) Nhà trường không có giáo viên, cán bộ, nhân viên nào bị kỷ luật từ mức cảnh
cáo trở lên.
2. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng
- Có trình độ đào tạo trên chuẩn
- Thời gian dạy học 15 năm
- Đã có bằng trung cấp chính trị và có chứng chỉ nghiệp vụ quản lí trường học
- Có phẩm chất đạo đức tốt; có lập trường tư tưỡng vững vàng. Sống mẫu mực
chan hòa, chân thành cởi mở, thẳng thắn, trung thực không nịnh hót không dung
túng những bệnh hư tật xấu.
Sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng
của cán bộ giáo viên công nhân viên trong đơn vị.
- Năng lực chuyên môn đảm bảo để quản lý trong dạy học, năng lực quản lí
trường học tổ chức tốt mọi khâu trong quá trình chỉ đạo. đảm bảo chặt chẽ tính
thống nhất đoàn kết nộ bộ cơ quan.
- Có sức khoẻ.


- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học.
b) Phó hiệu trưởng
3. Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường
- Chi bộ: Có tổng 20 đảng viên/ 43 CBGV – CNV, tỷ lệ: 46,5%. Năm 2008 chi
bộ đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc.
a) Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường được tổ chức và hoạt động
có hiệu quả.
b) Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong mọi họat động của nhà trường.

- Công đoàn với chức năng là một tổ chức chính trị xã hội đã phối hợp với
chuyên môn tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy và học; tổ chức tốt các phong trào
thi đua, các ngày lễ lớn, xây dựng mối đoàn kết nội bộ, động viên đoàn viên công
đoàn hưởng ứng phong trào thi đua hai giỏi: “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, “
Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, xây dựng gia đình văn hóa.
Hưởng ứng các cuộc vận động lớn của ngành “ Dân chủ, kỷ cương, tình thương,
trách nhiệm”.
Đặc biệt thực hiện tốt cuộc vận động: “ Nói không với thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục” thêm hai nội dung lớn: “ Nói không với vi phạm đạo đức nhà
giáo và không chấp nhận học sinh ngồi nhầm lớp” của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và các cuộc vận động của ngành. Đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên công đoàn.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị; cùng với nhà
trường xây dựng nội quy, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ thống nhất
cùng thực hiện.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với tổng 18 đoàn viên đã thể hiện sức
trẻ trong mọi hoạt động đặc biệt là hoạt động chuyên môn; đẩy mạnh các phong
trào bề nổi trong nhà trường, phong trào văn hóa văn nghệ – TDTT, có đội bóng
chuyền mạnh cả nam và nữ.
- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có kế hoạch hoạt động cụ thể tuần,
tháng, kỳ và cả năm. Đội cờ đỏ hoạt động đa dạng hình thức kiểm tra chéo nhằm
thúc đẩy phong trào của các lớp nâng lên về mọi mặt.
Nhìn chung các tổ chức đoàn thể và hội đồng nhà trường được tổ chức bộ máy
khoa học hợp lý và hoạt động có hiệu quả.
4. Chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương và của Phòng Giáo
dục - Đào tạo.
a) Nhà trường thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến giáo dục
tiểu học, chấp hành sự quản lí hành chính của chính quyền địa phương, chủ động
tham mưu cho cấp bộ Đảng và chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện



pháp cụ thể lãnh đạo hoạt động của nhà trường theo mục tiêu và kế hoạch giáo
dục tiểu học.
b) Nhà trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của
Phòng Giáo dục - đào tạo, báo cáo đầy đủ kịp thời tình hình giáo dục tiểu học ở
địa phương cho Phòng Giáo dục và Đào tạo.

II. Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên
1) Số lượng và trình độ đào tạo
a) Nhà trường đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy định tỷ lệ 1,2 GV/lớp
Có 25 lớp và 37 GV đủ các loại hình giáo viên như Âm nhạc, Mĩ thuật, Văn hoá
ngoại ngữ.
b) Đảm bảo dạy đủ các môn học bắt buộc ở tiểu học.
c) Có 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 80% giáo viên
trên chuẩn về trình độ đào tạo.
d) Giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật, ngoại ngữ đã qua đào tạo sư phạm tiểu học
chính quy và tốt nghiệp từ loại khá trở lên.
2) Phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
a) Tất cả giáo viên đều có phẩm chất, đạo đức tốt, có trách nhiệm với học sinh.
b) Có 8/37 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện, tỷ lệ: 21,6%.
c) Có 18/37 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường, tỷ lệ: 48,6%.
d) Không có giáo viên yếu, kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Hoạt động chuyên môn.
a) Các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động theo quy định điều lệ trường tiểu học.
Đã chú trọng nâng cao chất lượng SHCM và đổi mới phương pháp dạy học, tổ
chức các GV thao giảng mỗi đ/c 3 tiết /năm. Chủ động trong nhiệm vụ được phân
công và thực hiện nghiêm túc chính xác QĐ 30.
b) Nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động như trao đổi chuyên môn, sinh hoạt
chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường bạn và có báo cáo sơ
tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm cho mỗi hoạt động.
4) Kế hoạch bồi dưỡng.



a) Có quy hoạch xây dựng đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, đến nay đã có
trên 80% GV đạt trình độ trên chuẩn, số còn lại nay đang theo học các loại hình
khoảng 2 năm nữa 100% có trình độ trên chuẩn.
b) Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo chu kỳ bồi
dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng trong hè theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục.
c) Mỗi giáo viên đã có kế hoạch và từng bước thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như trao đổi học tập kinh nghiệm đồng
nghiệp, học tập chuyên đề, học đại học, cao đẳng, tự nghiên cứu tài liệu tham
khảo sách báo, báo giáo dục…
III. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất – thiết bị trường học.
1. Khuôn viên, sân chơi, bãi tập
a) Diện tích khuôn viên nhà trường có tổng 15.177m 2/ tổng số 672 em học sinh
đảm bảo theo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.
c) Diện tích sân chơi đầy đủ đúng quy định, sân tập thể dục thể thao được bố trí,
xây dựng theo đúng mẫu mã quy cách, sân trường có trồng cây bóng mát và có
thảm cỏ đảm bảo xanh sạch đẹp về khuôn viên.
2. Phòng học
a) Toàn trường có tổng 25 lớp với 672 em học sinh, mỗi lớp trung bình 26,8 em.
b) Có đủ phòng cho mỗi lớp học, toàn trường có 25 phòng học và một số phòng
chức năng khác. Diện tích phòng học 50 m2/ phòng đảm bảo theo đúng quy định.

3. Thư viện
- Có phòng thư viện riêng, trong có tủ, sách báo các loại đảm bảo đạt chuẩn theo
quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành theo Quyết định số
01/2003/QĐ - BGD&ĐT ngày 2/1/2003.
4) Các phòng chức năng
- Có các phòng chức năng theo đúng quy định như: phòng Hiệu trưởng, phòng
Phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng Hoạt động Đội, phòng Giáo dục nghệ thuật,

phòng Y tế học đường, phòng Thiết bị giáo dục, phòng Thư viện, phòng Thường
trực.
5. Phương tiện, thiết bị giáo dục


a) Trong phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống
quạt. Bàn, ghế, bảng chống lóa, bục giảng, hệ thống chiếu sáng, trang trí phòng
học đúng quy cách.
b) Được trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ
quy định.
6. Điều kiện vệ sinh
a) Đảm bảo xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học.
b) Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh: Trường có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh
riêng cho CBGV và học sinh, riêng cho nam và nữ, có khu để xe cho GV và học
sinh riêng biệt, có hệ thống cống rãnh thoát nước, có cổng trường, xung quanh có
hàng rào kín, chắc sạch sẽ, không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường, môi
trường xung quanh khu vực trường sạch đẹp.
IV. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
1) Đại hội Giáo dục cấp cơ sở, Hội đồng giáo dục cấp cơ sở, Ban Đại diện
Cha mẹ học sinh.
a) Nhà trường phối hợp với cộng đồng tổ chức Đại hội Giáo dục cấp cơ sở theo
định kỳ với nộidung thiết thực.
b) Nhà trường đóng vai trò nòng cốttrong Hội đồng Giáo dục cấp cơ sở, chủ động
đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch do Đại
hội Giáo dục đề ra.
c) Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đều, có hiệu quả trong việc kết hợp
với nhà trường để giáo dục học sinh.
2. Các hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm xây dựng môi trường giáo
dục Nhà trường – Gia đình – Xã hội lành mạnh.
a) Có các hoạt động tuyên truyền dưới mọi hình thức để tăng thêm sự hiểu biết

trong cộng đồng về mục tiêu giáo dục tiểu học, về nội dung, phương pháp và
cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện
mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.
b) Nhà trường phối hợp với các bậc cha mẹ theo cơ chế phân công – hợp tác,
cùng gia đình giáo dục con em và tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập;
đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường, giáo viên và gia đình thông
qua sử dụng hợp lý các hình thức trao đổi thông tin như họp giáo viên – gia đình,
ghi sổ liên lạc…
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục cụ thể như giáo dục đạo đức, lối sống, pháp
luật, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao.
3. Sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong việc tăng cơ sở vật chất cho
nhà trường


Huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của của các tổ chức, cá nhân và
gia đình để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy và học;
khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo.
V. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và chất lượng giáo dục
1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục
a) Dạy đủ các môn học, dạy đúng chương trình, kế hoạch theo quy định.
b) Toàn trường có 25 lớp đã tổ chức học 2 buổi/ngày theo 2 mức độ. Mức độ 1số
lớp học 10 buổi/tuần là 5 lớp với 135 em chiếm 20 %/tổng số. Mức độ 2 còn lại
20 lớp học 8 buổi/ tuần chiếm 80%/tổng số. Dự kiến kế hoạch năm học tiếp theo
sẽ tăng số lớp học 10 buổi/ tuần với khoảng 8 – 10 lớp, còn lại học 8 buổi/tuần và
đến khoảng năm học 2011 – 2012 toàn trường sẽ học 10 buổi/ tuần.
c) Phong trào đội sao đã tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
bằng các hoạt động cụ thể theo từng chủ đề trong năm học.
d) Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm tăng so với năm học
trước. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém duy trì thường xuyên trong các tổ đã
giảm rõ rệt học sinh yếu kém qua từng kỳ, từng năm.

2. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh.
a) Có biện pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chỉ đạo của phòng
giáo dục thông qua thao giảng dự giờ thăm lớp trao đổi chuyên môn, chuyên đề
đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đã chú trọng công tác này, đã mạnh
dạn táo bạo đột phá tìm những phương pháp dạy học hữu hiệu nhất nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất.
Bằng cách SHCM, chuyên đề, hội thảo nhằm đưa ra cách dạy mang lại hiệu quả
cao nhất, học sinh tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng thoải mái không căng
thẳng gò bó, giáo viên qua tiết dạy cũng thấy nhẹ nhàng và truyền thụ một cách
chủ động linh hoạt không rập khuôn máy móc. Từ đó chất lượng được nâng lên
rõ rệt qua các lần KTĐK và thường xuyên.
b) Sử dụng thường xuyên có hiệu quả các phòng chức năng, thư viện, các thiết bị
giáo dục. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy, tránh dạy chay
thiếu thiết bị đồ dùng, hàng năm nhà trường phát động phong trào tự làm đồ dùng
dạy học và có kế hoạch mua sắm thêm thiết bị nhằm phục vụ dạy học có hiệu
quả.
c) Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại học sinh theo quy định.
3. Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ.
a) Tham gia thực hiện nhiệm vụ PCGDTH – CMC ở địa phương; nhà trường
phân công giáo viên về các xóm làm công tác điều tra các độ tuổi nhằm xây


dựng kế hoạch và huy động các em đến trường 100%. Duy trì tốt PCGD đúng độ
tuổi; không có hiện tượng tái mù chữ.
b) Tổ chức tốt “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường ”, huy động được 100% trẻ
trong độ tuổi đi học.
c) Duy trì sĩ số, tỉ lệ học sinh bỏ học đảm bảo dưới 1%. Toàn trường trong năm
học 2008 – 2009 chỉ có 1 em bỏ học vì hoàn cảnh đặc biệt / 710 em, tỉ lệ: 0,14%.
4. Chất lượng và hiệu quả giáo dục tính theo từng khối lớp.
a) Tỉ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt 97%.

- Kết quả KTĐK lần 4 năm học 2008 – 2009 và lần 1 năm học 2009 – 2010 cụ
thể theo các danh sách tổng hợp sau:
Kết luận: Căn cứ vào 5 tiêu chuẩn trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
theo QĐ 32 của Bộ GD&ĐT, Quyết định 55/2007/QĐ-BGD&ĐT/ ngày 28 tháng
9 năm 2007 trường Tiểu học Tây Thành tự đánh giá đạt tiêu chuẩn trường chuẩn
quốc gia mức độ 1.
đại diện nhà trường
Hiệu trưởng


Uỷ ban nhân dân
xã tây thành

Số:

/ Ttr UBND.

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tây Thành, ngày 3 tháng 11 năm 2009

tờ trình
Về việc kiểm tra trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Kính gửi: - UBND huyện Yên Thành.
- Phòng Giáo dục Yên Thành.
Thực hiện Quyết định 32/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của cấp Tiểu
học Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Thành và Nghị Quyết Hội đồng Nhân dân

xã Tây Thành. Trường Tiểu học Tây Thành đã xây dựng lộ trình phấn đấu để đạt
trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 trong năm học 2009 – 2010 . UBND xã, trường
Tiểu học Tây Thành đã thành lập đoàn kiểm tra. Qua kiểm tra trường tự nhận
thấy đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Vậy UBND xã Tây Thành kính đề nghị UBND huyện và Phòng Giáo dục và
Đào tạo Yên Thành về kiểm tra trường Tiểu học Tây Thành đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1 trong năm học 2009 – 2010.
Xin chân thành cảm ơn./.
Nơi nhận:
- UBND huyện Yên Thành.
- Phòng GD Yên Thành.
- Lưu VPUB xã.

TM/ Uỷ ban nhân dân
Chủ tịch


cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

biên bản kiểm tra đánh giá
trường tiểu học theo mức chất lượng tối thiểu
Trường Tiểu học Tây Thành – Số điện thoại: 038 3638 133
xã Tây Thành – huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An
I/ Tổ chức và quản lý
1. Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng
a. Hiệu trưởng:
- Có trình độ đào tạo CĐSP, đã tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị, có chứng
chỉ nghiệp vụ quản lý trường học.

- Phẩm chất đạo đức tốt; có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng.
- Luôn có ý thức phấn đấu về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý trường học,
luôn nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng.
- Có sức khỏe tốt đảm bảo phục vụ công tác thuận lợi.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học.
b. Phó hiệu trưởng:
- Có trình độ đào tạo ĐHSP
- Có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý trường học.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng.
- Luôn có ý thức phấn đấu về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý trường học.
- Có sức khỏe tốt.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của phó hiệu trưởng trường tiểu học.
2. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý:
- Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kỳ, tháng và tuần, có
biện pháp tổ chức kế hoạch đúng tiến độ.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chức chuyên môn quản lý công tác của
giáo viên, nhân viên và công tác hành chính theo quy định trong điều lệ trường
tiểu học và pháp lệnh cán bộ, công chức.


- Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động giáo
dục khác.
- Lưu giữ đầy đủ tương đối các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của nhà
trường.
- Thực hiện quản lý tài chính theo đúng quy định.
- Không có giáo viên, cán bộ, nhân viên nào bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
- Tăng cường công tác quản lý trong nhà trường đặc biệt là quản lý chuyên môn,
nề nếp dạy và học.
Đánh giá tiêu chuẩn 1:
Đạt.

I/ Đội ngũ giáo viên.
1. Số lượng và trình độ đào tạo:
a) Nhà trường đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo đúng quy định tỷ lệ 1-2 GV/
lớp. Có 25 lớp và 37 giáo viên, đủ các loại hình giáo viên như Âm nhạc, Mỹ
thuật, Văn hóa, Thể dục.
- Tổng số: 43 CBGV- CNV trong đó:
+ Quản lý: 02
+ Phục vụ: 04
+ GV:
37: Biên chế 29, hợp đồng huyện 04, hợp đồng trường 04
b) Đảm bảo dạy đủ các môn học bắt buộc ở tiểu học.
c) Có 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 80% giáo viên
trên chuẩn về trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên.
d) Giáo viên Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ đã qua đào tạo sư phạm
Tiểu học chính quy và tốt nghiệp từ loại khá trở lên.
2. Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
a) Tất cả giáo viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với học sinh.
b) Có 8/37 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi huyện, tỷ lệ: 21,6%.
c) Có 18/37 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, tỷ lệ: 48,6%.
d) Không có giáo viên yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. hoạt động chuyên môn.
- Các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ tại điều lệ
trường Tiểu học.
- Đổi mới phương pháp sinh hoạt, tổ chức những tiết khó, môn khó, tăng cường
dự giờ, hội thảo chuyên môn về dạy học tăng buổi để đúc rút kinh nghiệm, triển
khai các chuyên đề về chuyên môn đặc biệt là bàn bạc những biện pháp nâng cao
chất lượng thực hiện chương trình theo quyết định 16 và công văn 896 về điều
chỉnh chương trình của bộ GD&ĐT; tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
- Các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động theo quy định điều lệ trường Tiểu học.
Đã chú trọng nâng cao chất lượng SHCM và đổi mới phương pháp dạy học, tổ



chức các thành viên thao giảng mỗi đ/c 3 tiết/năm. Chủ động trong công tác được
giao và thực hiện nghiêm túc, chính xác QĐ 30.
- Nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động như trao đổi chuyên môn, sinh hoạt
chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường bạn và có báo cáo sơ
tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm cho mỗi hoạt động.
4. Kế hoạch đào tạo giáo viên:
a) có quy hoạch xây dựng đội ngũ, bồi dưỡng đội ngũ, đến nay đã có trên 80%
GV đạt trình độ trên chuẩn, số còn lại nay đang theo học các loại hình khoảng 2
năm nữa 100% có trình độ trên chuẩn.
b) Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo chu kỳ bồi
dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng trong hè theo sự chỉ đạo của Bộ.
c) Mỗi giáo viên đã có kế hoạch và từng bước thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ như trao đổi kinh nghiệm đồng nghiệp,
học tập chuyên đề, học đại học, cao đẳng, tự nghiên cứu tài liệu tham khảo sách
báo, báo giáo dục…
5. Nhiệm vụ.
- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình, kế hoạch.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh
- Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, số tiết dự giờ, rút kinh nghiệm
ít nhất 1 tiết/ tuần.
- Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Sử dụng đồ dùng tương đối
có hiệu quả.
- Thương yêu, đối xử công bằng với học sinh.
- Quan tâm phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
Đánh giá tiêu chuẩn 2:

Đạt


I.Cơ sở vật chất thiết bị trường học:
1. Trường học, lớp học:
a) Diện tích khuôn viên nhà trường có tổng 15.177m 2/ tổng số 672 em học sinh
đảm bảo theo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.
b) Diện tích sân chơi đầy đủ đúng quy định, sân trường có trồng cây bóng mát và
có thảm cỏ đảm bảo xanh sạch đẹp về khuôn viên.
2. Phòng học.
a) Toàn trường có tổng 25 lớp với 672 em học sinh, mỗi lớp trung bình 26,8 em.
b) có đủ phòng cho mỗi lớp học, toàn trường có 25 phòng học và một số phòng
chức năng khác. Diện tích phòng học 50m2/ phòng đảm bảo theo đúng quy định.
3. Thư viện.


- Có phòng thư viện riêng, trong có tủ, sách báo các loại đảm bảo đạt chuẩn theo
quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành theo quyết định
số:01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003.
4. Các phòng chức năng.
- Có các phòng chức năng theo đúng quy định như: Phòng hiệu trưởng, phòng
phó hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng hoạt động đội, phòng giáo dục nghệ
thuật, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng thường trực.
5. Phương tiên, thiết bị giáo dục.
a) trong phòng học có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống
quạt. Bàn, ghế, bảng chống lóa, bục giảng, hệ thống chiếu sáng, trang trí phòng
học đúng quy cách.
b) Được trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ
quy định.
6. Điều kiện vệ sinh.
a) Đảm bảo xanh,sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học.
b) Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh: Trường có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh
riêng cho CBGV và học sinh riêng cho nam và nữ, có khu để xe cho GV và học

sinh riêng biệt, có hệ thống cống rãnh thoát nước, có tường mặt trước đảm bảo
đẹp đúng tiêu chuẩn, xung quanh có hàng rào kín, chắc sạch sẽ, không có hàng
quán, nhà ở trong khu vực trường, môi trường xung quanh khu vực trường sạch
đẹp.
Đánh giá tiêu chuẩn 3:

Đạt

IV. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
1) Đại hội giáo dục cấp cơ sở, hội đồng giáo dục cấp cơ sở, ban đại diện cha
mẹ học sinh.
a) Nhà trường phối hợp cộng đồng tổ chức Đại hội Giáo dục cấp cơ sở định kỳ
với nội dung thiết thực.
b) Nhà trường đóng vai trò nòng cốt trong Hội đồng Giáo dục cấp cơ sở, chủ
động đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch
Giáo dục đề ra.
c) Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đều, có hiệu quả trong việc kết hợp
với nhà trường để giáo dục học sinh.
2. Các hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm xây dựng môi trường giáo
dục Nhà trường - Gia đình - Xã hội lành mạnh.
a) Có các hoạt động tuyên truyền dưới mọi hình thức để tăng thêm sự hiểu biết
trong cộng đồng về mục tiêu giáo dục Tiểu học, về nội dung, phương pháp và các
đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục
tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.


b) Nhà trường phối hợp với các bậc cha mẹ theo cơ chế phân công - hợp tác.
cùng gia đình giáo dục con em và tao điều kiện thuận lợi cho con em học tập,
đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường, giáo viên và gia đình thông
qua sử dụng hợp lý các hình thức trao đổi thông tin như họp giáo viên - Gia đình,

ghi sổ liên lạc.
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục cụ thể như: giáo dục đạo đức, lối sống, pháp
luật, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao.
3. Sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong việc tăng cơ sở vật chất cho
nhà trường.
Huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của của các tổ chức, cá
nhân và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất, tăng thêm phương tiện thiết bị dạy
học, khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, và hỗ trợ học sinh nghèo.
Đánh giá tiêu chuẩn 4:
Đạt
II. Hoạt động và chất lượng giáo dục:
1. Thực hiện chương trình kế hoạch giáo dục:
a) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch theo quy định.
b) Toàn trường có 25 lớp tổ chức hình thức dạy học 2 buổi/ ngày theo 2 mức độ.
Mức độ 1 có 20 lớp học 8 buổi / tuần, còn lại là học 10 buổi / tuần. Có kế hoạch
đến năm học 2011 – 2012 toàn trường sẽ thực hiện ở mức 2 học 10 buổi / tuần.
c) Phong trào Đội sao Nhi đồng tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cụ thể theo từng chủ đề trong năm học.
d) Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vì thế các năm gần đây tỷ lệ
học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 có 42
lượt em đậu học sinh giỏi cấp huyện, có 86 em đạt học sinh giỏi cấp trường. Học
sinh yếu kém giảm so với năm trước.
2. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh:
a) Xây dựng các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy
học qua hình thức thao giảng thăm lớp dự giờ, hội thảo chuyên môn theo sự chỉ
đạo của Phòng Giáo dục, mạnh dạn táo bạo dám đột phá để tìm ra phương pháp
dạy học hiệu quả nhất.
b) Sử dụng thường xuyên có hiệu quả các phòng chức năng, thư viện, các thiết bị
dạy học. Tăng cường sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy tránh dạy chay, thiếu
thiết bị đồ dùng, hằng năm nhà trường phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy

học trong CBGV, mua sắm bổ sung thường xuyên các thiết bị theo danh mục tối
thiểu.
c) Thực hiện nghiêm túc đánh giá - xếp loại học sinh theo QĐ 30 chính xác
không có GV vi phạm về quy trình.
3. Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ:


a) Tham gia thực hiện nhiệm vụ PCGDTH – XMC ở địa phương; nhà trường
phân công giáo viên về các xóm làm công tác điều tra các độ tuổi nhằm để xây
dựng kế hoạch và để huy động các em đến trường 100%. Duy trì tốt PCGD đúng
độ tuổi; không có hiện tượng tái mù chữ.
b) Tổ chức tốt “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, huy động 100% trẻ trong độ
tuổi đi học.
c) Duy trì sĩ số, tỷ lệ học sinh bỏ học đảm bảo dưới 1%. Toàn trường trong năm
học 2008 – 2009 chỉ có 1 em bỏ học vì điều kiện ốm đau, bệnh tật không thể đi
học được.
4. Chất lượng và hiệu quả giáo dục
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình Tiểu học đạt trên 97%.
b) Tỷ lệ học sinh thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học đạt 98%.
c) Học sinh giỏi đạt 12%, học sinh tiên tiến đạt 20%.
d) Học sinh yếu dưới 5%.
e) Hiệu quả đào tạo đạt 97% ( sau 5 năm học tiểu học).
- Số liệu KTĐK qua các lần theo bảng sau:
Kết quả ktđk lần 4 năm học 2008 – 2009
Tổng HS
700

Giỏi

Môn Tiếng Việt

Khá
TB
Yếu

212

374

108

6

Giỏi

Môn Toán
Khá
TB

Yếu

296

251

9

144

Kết quả ktđk lần 1 năm học 2009 - 2010
Tổng HS

672

Giỏi

Môn Tiếng Việt
Khá TB
Yếu

120

324

Tiêu chuẩn 5:

200

25

Giỏi

Môn Toán
Khá
TB

Yếu

220

185


51

213

Đạt

Kết luận: Căn cứ vào 5 tiêu chuẩn trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
theo QĐ 32 của Bộ GD&ĐT, trường tiểu học Tây Thành tự đánh giá đạt tiêu
chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 1.


Tây Thành, ngày 28 tháng 10 năm 2009
đại diện nhà trường
Hiệu trưởng

t.m ủy ban nhân dân
kt chủ tịch
p.chủ tịch

Nguyễn Thị Nhàn



×