Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch ở việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 165 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là sự kiện
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải
cách, phát huy nguồn lực của đất nước và thu hút, sử dụng có hiệu
quả các thế mạnh bên ngoài. Từ thời điểm này, nền kinh tế Việt
Nam chính thức hội nhập vào sân chơi lớn nhất của thế giới, “sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn
nhau thông qua các thể chế, sự kiện kinh tế quốc tế. Cũng như các
ngành kinh tế khác, du lịch không tránh khỏi sự tác động, ràng buộc
tất yếu trên” [20]. Điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về
lưu trú du lịch cơ hội, vận hội và trách nhiệm mới.
Theo ông Iswaran, Quốc vụ khanh đặc trách công nghiệp và
thương mại Singapore, trong bài phát biểu với báo chí1 tại Diễn
đàn kinh tế Việt Nam, tháng 5/2007, thì thách thức mới cho các nền
kinh tế thế giới và châu Á hiện nay, trong đó có Việt Nam, là cuộc
cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt. Châu Âu và Mỹ, hiện đóng
góp đến 40% GDP của thế giới, đang nỗ lực điều chỉnh chính sách
kinh tế để cạnh tranh với châu Á nhằm đảm bảo việc làm và thu
nhập cho người dân của đất nước họ. Trung Đông, với tổng GDP
1

“Hội nhập sâu hơn” - Thời báo kinh tế Sài Gòn - Số Tuần thứ 2 - Tháng 5/2007

1


hàng năm khoảng 1.000 tỉ USD [42] là một vùng đất đầy tiềm năng
và cơ hội, cũng đang tham gia tích cực hơn vào đấu trường kinh tế
toàn cầu.


Ở châu Á, những quan tâm truyền thống về an ninh, chạy đua
vũ trang không dịu đi nhưng cũng không căng thẳng hơn, song sự
ổn định là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Thêm vào đó, các mối nguy cơ mới như khủng bố, tranh chấp, dịch
bệnh đang trở thành các yếu tố gây bất ổn toàn khu vực. Để vượt
qua những thách thức đó, các nước đang phát triển châu Á và Việt
Nam chúng ta không có con đường nào khác hơn là nỗ lực, hợp tác
để cùng làm cho chiếc bánh trên thị trường chung lớn dần lên, đóng
góp vào sự ổn định và phát triển của khu vực ASEAN và châu Á.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, du lịch là ngành
dịch vụ lớn nhất thế giới, chiếm tới 40% giá trị thương mại toàn
cầu. Du lịch còn là ngành sử dụng khoảng 1/10 lao động trên toàn
thế giới, đặc biệt là ngành kinh tế có khả năng tạo việc làm cho
vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn. Trong bức thông điệp nhân
Ngày Du lịch thế giới, ngày 27 tháng 9 năm 2006, Tổng Thư ký Tổ
chức Du lịch Thế giới đã khẳng định: “Du lịch - Công cụ quan
trọng nâng cao chất lượng cuộc sống”2. Thực vậy, ngành du lịch
trên thế giới là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh
2

Chủ đề Ngày du lịch thế giới năm 2006 – Nguồn: và www.unwto.org

2


nhất, tốc độ tăng trưởng nguồn khách đạt khoảng 3,8%/ năm và
doanh thu ngoại tệ tăng khoảng 14,6%/năm.
Cũng theo dự báo của UNWTO [50], năm 2010, lượng khách
du lịch quốc tế trên toàn thế giới ước lên tới 1.046 triệu lượt khách,
thu nhập từ du lịch dự kiến đạt 900 tỷ USD và ngành du lịch sẽ tạo

thêm khoảng 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương. Đối với Việt Nam, trong văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX, du lịch đã được xác định là ngành kinh
tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Văn kiện
Đại hội X của Đảng cũng xác định, du lịch là ngành kinh tế dịch vụ
quan trọng, góp phần tăng trưởng GDP quốc gia và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế - xã hội.
Từ năm 1990 đến nay, du lịch đã phát triển vượt bậc, liên tục
tăng trưởng ở mức hai con số, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo
việc làm và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 [25] đặt mục tiêu tăng
trưởng đạt 11-11,5%/năm. Năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam
du lịch ước từ 5,5 đến 6 triệu lượt, khách nội địa đạt từ 25 đến 26
triệu lượt, số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú du lịch phát triển
đáp ứng nhu cầu lưu trú đa dạng của các đối tượng khách. Thu nhập
du lịch, năm 2010, ước đạt tới 4 đến 4,5 tỷ USD, trong đó doanh thu

3


thuộc lĩnh vực kinh doanh lưu trú luôn chiếm 70 - 75%, đóng góp
của ngành du lịch sẽ chiếm 6,5% GDP của cả nước.
Cùng với tốc độ phát triển chung của Ngành Du lịch, các loại
cơ sở lưu trú du lịch đã và đang phát triển nhanh cả về số lượng và
chất lượng, cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Hệ thống
CSLTDL và các dịch vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú du lịch đang
ngày càng góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn chung của sản
phẩm du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, trước thực trạng phát triển quá
nhanh và đa dạng, cầu lưu trú du lịch hiện luôn vượt quá cung như
hiện nay, giá buồng lưu trú du lịch ở Việt Nam cao so với khu vực

và thậm chí cả một số nơi trên thế giới, nhiều nhà đầu tư không thể
hoặc khó có thể có được địa điểm để đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú
du lịch mới xứng tầm, cạnh tranh không lành mạnh vẫn xảy ra,... và
để cơ sở lưu trú du lịch thực sự phát triển ổn định, bền vững trong
giai đoạn phát triển mạnh cả về lượng và chất, nâng cao năng lực
cạnh tranh, mở rộng hợp tác và tích cực, chủ động hội nhập với khu
vực và thế giới, đáp ứng các yêu cầu về phát triển bên trong, công
tác quản lý nhà nước cần phải chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay đối với các nhà quản lý
và những nhà khoa học là cải thiện như thế nào, cách thức ra sao
vẫn còn là vấn đề thời sự cần phải được nghiên cứu đầy đủ và thấu
đáo.

4


Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài cho Luận
văn Thạc sỹ du lịch học là "s" để tiến hành nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước
Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong xu hướng hội
nhập đã và đang là vấn đề cấp bách của Ngành Du lịch Việt Nam
trước đây và trong xu hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc
tế hiện nay của Việt Nam hiện nay. Vấn đề đã được một số tổ chức,
cá nhân, cơ quan nghiên cứu, các báo, tạp chí trong và ngoài nước
nhiều lần đề cập đến ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mang tính khái quát cho Ngành Du lịch Việt Nam,
chưa đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, cơ bản. Một trong những khía
cạnh cần nghiên cứu là cơ sở lưu trú du lịch.
Đề tài nghiên cứu cấp ngành năm 2006 của Tổng cục Du lịch:
“Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã đề cập đến một số nội dung chủ
yếu như: (i) xu hướng phát triển của du lịch trên thế giới; (ii) quan
điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển du lịch Việt
Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn trong xu hướng hội nhập; và
(iii) thực trạng Ngành Du lịch Việt Nam, các định hướng, giải pháp
hiện nay của Ngành trong việc thực hiện các mục tiêu của Đảng và
Nhà nước giao để từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
Báo cáo “Tăng cường năng lực quản lý và xúc tiến các hoạt
động thương mại dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”
5


thuộc Dự án VIE/02/009 do nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội và chuyên gia tư vấn Viện Nghiên cứu Chính sách
Quốc gia Nhật Bản thực hiện năm 2006. Bản báo cáo là công trình
nghiên cứu công phu, hữu ích đối với Ngành Du lịch Việt Nam, qua
đó một số nội dung đã được nhóm nghiên cứu làm rõ như: (i) thực
trạng, xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong xu
hướng hội nhập, (ii) kết quả điều tra, phân tích, đánh giá sản phẩm
du lịch Việt Nam, (iii) phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức đối với Ngành Du lịch Việt Nam và (iv) một số khuyến
nghị, giải pháp nhằm phát triển bền vững Ngành Du lịch.
Ngân hàng thế giới thực hiện “Bản báo cáo tóm tắt Du lịch
Việt Nam” năm 2002, đây là công trình nghiên cứu, phân tích sâu
sắc thực trạng Ngành Du lịch Việt Nam, phân tích SWOT (điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), đưa ra một số khuyến nghị
và giải pháp nhằm phát triển du lịch trong xu hướng hội nhập. Tuy
nhiên, bên cạnh phương pháp luận rất hữu ích được báo cáo nêu lên,
các số liệu và một số kiến nghị đưa ra trong bản Báo cáo cho đến

nay đã không còn phù hợp, lạc hậu với thực tế của nền kinh tế Việt
Nam nói chung và Ngành Du lịch nói riêng.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, Kỷ yếu hội thảo:
“WTO - những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam” do Tạp chí
Du lịch Việt Nam phối hợp với Ban Quốc tế - Báo Điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức cũng có nội dung liên quan. Ở đây tập
hợp các công trình, tham luận của các nhà nghiên cứu, cán bộ đang
6


công tác trong và ngoài Ngành Du lịch bàn về thực trạng, giải pháp
đột phá để đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch trong giai đoạn hậu
WTO của Việt Nam, công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
trong Ngành Du lịch.
Ngoài ra, còn một số Luận văn, bài viết liên quan đến quản lý
nhà nước về du lịch. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh
vực lưu trú du lịch thì chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Như
vậy, đề tài này cần thiết được triển khai để giải quyết các vấn đề
liên quan cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn
Mục tiêu của Luận văn tập trung vào những nội dung sau:
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về công tác quản lý nhà nước,
quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam. Xác định xu hướng phát triển của cơ
sở lưu trú du lịch trong khu vực và trên thế giới, kinh nghiệm quản
lý nhà nước chuyên ngành lưu trú du lịch của một số nước trong
khu vực.
- Phân tích thực trạng cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, công
tác quản lý nhà nước của Ngành Du lịch đối với lĩnh vực lưu trú du
lịch trong bối cảnh hội nhập.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản
lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du lịch ở Việt Nam.

7


4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
a.Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về cơ sở
lưu trú du lịch trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
b. Giới hạn nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian và nội dung nghiên cứu: Đề tài tập
trung nghiên cứu về thực trạng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và
công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lưu trú du lịch trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Do tính chất phát triển mạnh mẽ, nhạy
cảm của ngành lưu trú du lịch và sự biến động không ngừng của
kinh tế thế giới, kinh tế khu vực và ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu,
tham khảo và đánh giá các số liệu, tài liệu đã công bố chủ yếu từ
năm 2002 đến năm 2008, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho 5
năm sau.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của Luận văn dựa trên quan điểm
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác quản lý nhà nước,
quan điểm và chính sách cải cách hành chính, đổi mới kinh tế, phát
triển du lịch, chiến lược phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của
Ngành Du lịch trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:
8



- Nghiên cứu tài liệu
Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan
đến lý luận về khoa học quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về lưu
trú du lịch, ngành khách sạn và lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tài liệu góp phần thu thập kết quả
nghiên cứu đã công bố, liệt kê chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước liên quan đến vấn đề của Luận văn, làm nổi bật nội dung
nghiên cứu, tạo cơ sở tin cậy về lý luận và thực tiễn để áp dụng giải
quyết các nội dung của Luận văn.
- Phương pháp thống kê
Kết quả thu thập thông tin từ các tài liệu, số liệu thống kê đã
công bố giúp Luận văn chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết đặt
ra trong đề tài hoặc thực tiễn, xử lý thông tin giúp nghiên cứu hoạch
định một số phương hướng, kiến nghị và giải pháp giải quyết vấn đề
về nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du
lịch trước xu hướng hội nhập.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Mục đích của phương pháp này nhằm bổ túc tài liệu đã nghiên
cứu, phát hiện những thiếu sót của việc thống kê và xử lý thông tin,
phân tích các vấn đề cần thiết phục vụ Luận văn, sắp xếp, bổ sung
và tổng hợp thành nội dung nghiên cứu hoàn chỉnh.
9


- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi đối với người đối thoại để thu thập
thông tin. Trong Luận văn này, do tính đặc thù của chuyên môn
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành của một số nước
trong khu vực cũng như những vấn đề cấp bách hiện nay của Ngành

Du lịch Việt Nam và hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa được công
bố, thông qua phỏng vấn Bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ
Khách sạn - Tổng cục Du lịch, tiếp xúc trực tiếp với cán bộ Tổng
cục Du lịch Thái Lan, Bộ Du lịch Malaysia, Luận văn đã được các
chuyên gia trên cung cấp thông tin chuyên môn, gợi ý phương án
giải quyết vấn đề rất thực tiễn. Đây là một trong những phương
pháp hữu ích giúp Luận văn cập nhật thực tế hiện nay của Ngành
Du lịch, lưu trú du lịch ở khu vực và Việt Nam.
6. Kết quả nghiên cứu
Hệ thống lý luận cơ bản về cơ sở lưu trú du lịch, thực trạng hội
nhập, quản lý nhà nước về lưu trú du lịch ở Việt Nam trong xu
hướng hội nhập và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước góp phần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ
phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả về lượng và chất.

7. Kết cấu của Luận văn
10


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung Luận văn được
cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực
lưu trú du lịch trước xu thế hội nhập quốc tế.
Chương này tập trung nêu các vấn đề về khoa học quản lý,
quản lý nhà nước; lý luận về lưu trú du lịch và hội nhập kinh tế quốc
tế. Kinh nghiệm về quản lý cơ sở lưu trú du lịch của một số quốc
gia trong khu vực và bài học thực tiễn đối với Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch và công tác quản lý
nhà nước về lưu trú du lịch ở Việt Nam.
Chương 2 chủ yếu phân tích thực trạng phát triển của cơ sở lưu

trú du lịch và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lưu trú du
lịch ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập; phân tích cơ hội, thách
thức và những hạn chế của quản lý nhà nước cần phải khắc phục để
phát triển hơn nữa số lượng, chất lượng cơ sở lưu trú du lịch đáp
ứng các mục tiêu của Đảng và Nhà nước về du lịch trong giai đoạn
mới của đất nước.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường
quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch trong xu hướng hội nhập
Chương này có các nội dung:

11


- Mục tiêu và định hướng phát triển cơ sở lưu trú du lịch ở Việt
Nam; quan điểm và mục tiêu cải cách công tác quản lý nhà nước
trong xu thế hội nhập;
- Phương hướng phát triển du lịch và cơ sở lưu trú du lịch ở
Việt Nam; một số giải pháp và kiến nghị với Chính phủ, Ngành Du
lịch và các cơ quan có thẩm quyền để tăng cường công tác quản lý
nhà nước trong xu hướng hội nhập.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
LĨNH VỰC LƯU TRÚ DU LỊCH TRƯỚC XU THẾ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
12


1.1. Khái niệm cơ bản và phân loại cơ sở lưu trú du lịch
1.1.1. Lịch sử của lưu trú

Cho đến nay, đã có nhiều tác giả cũng như các công trình
nghiên cứu khác nhau viết về lịch sử, xuất xứ và nhu cầu về lưu trú
nói chung và lưu trú du lịch nói riêng. Hầu hết các công trình này
đều khẳng định ngành kinh doanh lưu trú ra đời và chính thức được
thừa nhận khi xã hội xuất hiện nền sản xuất hàng hóa, khi đó sự di
chuyển của con người diễn ra mạnh mẽ. Theo Trịnh Xuân Dũng
(1999) [36] và Trần Đức Thanh (1999) [34], sự phát triển của ngành
kinh doanh lưu trú du lịch được chia thành 4 giai đoạn phát triển cơ
bản như sau:
1.1.1.1. Giai đoạn chế độ nô lệ
Thời kỳ này đã có nhiều cuộc hành hương, thăm viếng lẫn
nhau, đi chữa bệnh hoặc di chuyển vì các mục đích tôn giáo. Dòng
người này thường đi về các quốc gia hoặc nơi có các thánh địa tôn
giáo như Hy Lạp, Ý, Ai Cập, Palestin,... Những điểm họ đến là các
khu dân cư dọc đường quốc lộ, chùa, đền, nhà thờ, suối nước nóng,
… Ban đầu, chủ nhà thường phục vụ khách nơi ở, chỗ nghỉ và thức
ăn, khi ra về khách hay biếu lại chủ nhà món quà tương đương với
công phục vụ của chủ. Đây có thể nói là khởi thủy của hoạt động
kinh doanh lưu trú sau này. Bên cạnh đó, cùng với hoạt động này
của dân cư, chính quyền sở tại nơi khách lưu trú có những quy định
13


nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, trị an chung cho khách và cộng đồng
dân cư như: trách nhiệm của chủ nhà cho khách lưu trú, quy định về
hình thức sổ sách, cách thức ghi chép thân thế khách lưu trú đối với
chủ nhà, nghiêm cấm khách có các hành vi làm tổn hại đến thuần
phong, mỹ tục, văn hóa của địa phương, …
1.1.1.2. Giai đoạn chế độ phong kiến
Trong giai đoạn này, nghề thủ công phát triển tương đối mạnh,

giao lưu thương mại giữa các quốc gia, các vùng miền trong cùng
một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ phát triển nhanh. Điều này dẫn đến
việc hình thành các trung tâm buôn bán ở các đầu mối giao thông
quan trọng như cửa sông, thành phố lớn, các làng nghề thủ công
truyền thống,... Ở những nơi này đã xuất hiện các cơ sở lưu trú phục
vụ khách và thương nhân lưu lại qua đêm cùng một số dịch vụ phục
vụ khách như ăn, uống, tắm, giặt,... Ngoài việc nâng cao chất lượng
dịch vụ cơ bản như trên, các cơ sở này còn mở thêm các dịch vụ vui
chơi giải trí và những dịch vụ bổ sung khác phục vụ khách và kinh
doanh thêm đáp ứng nhu cầu của khách và nhu cầu tăng thêm doanh
thu cho chủ nhà.
Bên cạnh đó, do xã hội phong kiến đã có sự phân hóa giàu,
nghèo, phân hóa giai cấp thống trị và hình thành bộ máy thống trị,
giai cấp thống trị và những người giàu có đã xây dựng những cơ sở
lưu trú tại các khu nghỉ hè, nghỉ đông hoặc tại các nơi có nguồn tài
nguyên tự nhiên đa dạng, đẹp, đáp ứng được nhu cầu thư giãn, chữa
bệnh và một số nhu cầu khác. Như vậy, ngoài các cơ sở lưu trú
14


truyền thống, giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện loại hình lưu trú tại
thành phố, khu đông dân cư và các khu nghỉ dưỡng.
1.1.1.3. Giai đoạn tư bản chủ nghĩa
Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cùng với việc phát minh ra máy
hơi nước, công nghiệp phát triển mạnh, giao lưu kinh tế, văn hóa,
chính trị diễn ra sôi động trên toàn thế giới. Nhu cầu về lưu trú và
nghỉ ngơi dường như tăng nhanh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
của hệ thống lưu trú không chỉ về số lượng mà cả về các loại hình
và chất lượng dịch vụ. Đối tượng phục vụ của các cơ sở lưu trú thời
kỳ này rất đa dạng. Nhu cầu của khách về dịch vụ tăng lên không

ngừng và chất lượng phục vụ ngày càng hoàn thiện.
1.1.1.4. Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Chiến tranh thế giới bùng nổ, kéo theo việc một số quốc gia lớn
trên thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh. Ngành kinh doanh lưu
trú cũng tạm ngưng tốc độ phát triển do sự bất ổn của kinh tế, chính
trị. Nhưng từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng từ năm 1950 trở lại
đây, ngành này tiếp tục phát triển với quy mô lớn, có thể nói đây là
“thời kỳ vàng son” của ngành, là nơi diễn ra các cuộc họp, hội nghị
quan trọng, nơi lưu trú, sinh hoạt của nhiều tầng lớp trong xã hội.
Ngành lưu trú, đặc biệt là kinh doanh lưu trú du lịch trở thành ngành
kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia, là một bộ phận cơ bản,
không thể thiếu được đối với hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế,
trở thành đầu mối thực hiện công tác “xuất khẩu tại chỗ” mang lại
15


hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Đồng thời đây cũng là nơi tái phân
chia nguồn thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, giữa các địa
phương, các quốc gia thông qua du lịch.
1.1.2. Khái niệm cơ bản về lưu trú, cơ sở lưu trú du lịch và
hội nhập
1.1.2.1. Khái niệm lưu trú
Theo Từ điển Tiếng Việt trực tuyến www.vdict.com, "lưu trú"
có nghĩa là "ở lại", Từ điển trực tuyến www.informatik.unileipzig.de

định

nghĩa

“lưu


trú”



“ở

tạm”,

Từ điển Tiếng Việt

www.vi.wikitionary.org thì "lưu trú" cũng được khái niệm là "ở
tạm". Bên cạnh đó, trong Danh mục thuật ngữ của Tổ chức Tiêu
chuẩn Quốc tế "ISO 18513 trong lĩnh vực dịch vụ du lịch - khách
sạn và các loại hình khác của lưu trú du lịch" 3 thì khái niệm cơ sở
lưu trú có nghĩa là nơi cung cấp tối thiểu hai dịch vụ: (i) ngủ và (ii)
các trang thiết bị vệ sinh.
Qua các quan điểm nêu trên, trong phạm vi Luận văn này,
chúng ta có thể đưa ra và hiểu thêm một định nghĩa về cơ sở lưu trú
như sau: Cơ sở lưu trú có nghĩa là nơi cung cấp tối thiểu hai dịch
vụ: (i) ngủ và (ii) các trang thiết bị vệ sinh cá nhân phục vụ con
người ở nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

3

ISO 18153-2003: Thuật ngữ khách sạn và các loại hình khác của cơ sở lưu trú du lịch

16



1.1.2.2. Khái niệm và phân loại cơ sở lưu trú du lịch ở Việt
Nam
Theo Điều 4, Luật Du lịch [18] thì: "Cơ sở lưu trú du lịch là cơ
sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ
khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự kinh
doanh du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm
trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các loại cơ sở
lưu trú du lịch khác".
Bên cạnh đó, theo Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày
31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm
2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Du lịch về lưu trú du lịch thì các loại cơ sở lưu trú du lịch ở Việt
Nam được hiểu như sau:
Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ mười
buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết
bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ,
bao gồm các loại sau:
- Khách sạn thành phố (city hotel) là khách sạn được xây dựng
tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ,
khách tham quan du lịch;
- Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách sạn được xây
dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga17


lâu (bungalow) ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ
nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch;
- Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc
neo đậu trên mặt nước;

- Khách sạn bên đường (motel) là khách sạn được xây dựng gần
đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa
chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết
phục vụ khách du lịch.
Làng du lịch (holiday village) là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập
hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ,
băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài
nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm
các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể
thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện
nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu
trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du
lịch.
Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị,
tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian
lưu trú. Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du
lịch.
Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy
hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ
18


sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm
trại.
Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch,
có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như
khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh
sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho

thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch
thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ
nhà.
Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du
lịch, ca-ra-van (caravan), lều du lịch.
Thực tiễn tại các quốc gia trên thế giới, cách phân loại của một
số tài liệu về quản trị kinh doanh khách sạn và định hướng phân loại
của Tổ chức Du lịch Thế giới thì một số loại hình cơ sở lưu trú du
lịch khác như nhà nghỉ du lịch, làng du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm
trại du lịch và nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê,... ít có sự
phân biệt, chia nhỏ về loại hình [13], [50]. Khách sạn là loại hình
phổ biến nhất nên việc phân loại được các quốc gia chú trọng, việc
phân loại này góp phần đưa hình ảnh, chất lượng khách sạn đến gần
hơn với khách du lịch và khách dự kiến có nhu cầu sử dụng dịch vụ
tại khách sạn. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia có cách khái quát, định
hướng tên gọi cơ sở lưu trú du lịch của mình một cách khác nhau
nhằm tạo thuận tiện cho việc triển khai công tác quản lý nhà nước
19


trong lĩnh vực. Trong khu vực ASEAN, Thái Lan phân loại cơ sở
lưu trú du lịch thành khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ cho
thuê và nhà nghỉ du lịch; Ma-lay-xi-a chia cơ sở lưu trú du lịch
thành khách sạn, nhà nghỉ du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ
cho khách du lịch thuê, ký túc xá, nhà trọ du lịch. Như vậy, đối
tượng quản lý được chú trọng nhất và chủ yếu nhất vẫn là khách
sạn.
Về cơ bản, khách sạn được phân thành các đối tượng như sau:
Phân loại khách sạn theo vị trí địa lý:
- Khách sạn thành phố;

- Khách sạn nghỉ dưỡng;
- Khách sạn ven đô;
- Khách sạn ven đường;
- Khách sạn sân bay.
Phân loại khách sạn theo quy mô:
- Khách sạn quy mô lớn;
- Khách sạn quy mô vừa;
- Khách sạn quy mô nhỏ.
Tuy nhiên thế nào là khách sạn quy mô lớn, thế nào là khách
sạn quy mô vừa, khách sạn nào là quy mô nhỏ vẫn phụ thuộc vào
các quốc gia khác nhau. Đơn vị định lượng quy mô thì tại mỗi quốc
gia, quy định có những sự khác biệt. Nhìn chung, các nước thường
căn cứ vào số lượng buồng và số lượng dịch vụ để xác định quy mô
20


của khách sạn. Ví dụ: Tại Mỹ, khách sạn có từ 500 buồng được xếp
vào loại quy mô lớn; từ 125 buồng tới cận 500 buồng có quy mô
trung bình; còn khách sạn có dưới 125 buồng là khách sạn có quy
mô nhỏ.
Tại Việt Nam: Khách sạn có thứ hạng 5 sao, được gọi là có
quy mô lớn, có từ 100 buồng trở lên; khách sạn có quy mô trung
bình là khách sạn có từ 50 buồng tới cận 100 buồng; còn khách sạn
dưới 50 buồng được gọi là quy mô nhỏ.
Phân loại theo mức cung cấp dịch vụ của khách sạn
- Khách sạn sang trọng;
- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ;
- Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ;
- Khách sạn thứ hạng thấp.
Phân loại theo hình thức sở hữu và quản lý

- Khách sạn tư nhân;
- Khách sạn nhà nước;
- Khách sạn liên doanh.
Trong khách sạn liên doanh lại chia ra:
- Khách sạn cổ phần (là khách sạn liên kết về sở hữu);
- Khách sạn liên kết đặc quyền;
- Khách sạn hợp đồng quản lý;

21


- Khách sạn liên kết hỗn hợp (là khách sạn liên kết kết hợp các
hình thức trên).
Phân loại theo cơ sở vật chất
- Khách sạn truyền thống;
- Khách sạn hội nghị;
- Khách sạn gia đình.
Phân loại theo quy mô quản lý
- Khách sạn độc lập (indepedent hotel): Là khách sạn hoạt
động độc lập, không liên kết hoặc có một chi nhánh nào;
- Khách sạn dạng chuỗi (chain - hotels): Một chuỗi khách sạn
gồm ba hay nhiều khách sạn trở nên do cùng một công ty sở hữu,
quản lý hoặc hoạt động dưới cùng một danh hiệu.
1.1.3. Khái niệm về hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế và
toàn cầu hóa
1.1.3.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Vũ Dũng4 đã nhìn nhận:
"Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng bước xây dựng một nền
kinh tế mở, gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực
và thế giới, là xu thế khách quan không một quốc gia nào có thể

đứng ngoài cuộc". Thật vậy, hội nhập không phải là một hiện tượng
4

Báo Đầu tư - Số Tháng 8 năm 2005

22


mới. Tuy nhiên, đến quá trình toàn cầu hóa mới từ những thập niên
80 trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tế mới trở thành một trào lưu,
cuốn hút sự tham gia của tất cả các nước. Hội nhập kinh tế quốc tế
được thúc đẩy bởi những nhân tố chính sau:
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin;
- Hoạt động thương mại, tài chính - tiền tệ và đầu tư quốc tế gia
tăng mạnh mẽ theo xu hướng tự do hoá;
- Thương mại hàng hóa, dịch vụ ngày càng gia tăng, chiếm tỷ
trọng lớn trong GDP của các nước;
- Các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn mạnh đóng vai trò
tiên phong của quá trình toàn cầu hóa;
- Sự thay đổi cơ bản về khái niệm an ninh, lấy phát triển kinh tế
là cách thức hữu hiệu để bảo đảm an ninh cho mỗi quốc gia.
Những yếu tố trên, đặc trưng của quá trình toàn cầu hóa, đã làm
cho hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một trào lưu, một xu thế tất
yếu. Bất cứ một nền kinh tế nào muốn không bị gạt ra ngoài lề của
dòng chảy phát triển, đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung,
điều chỉnh chính sách, mở cửa thị trường thông qua cắt giảm thuế
quan và dỡ bỏ rào cản phi quan thuế, làm cho việc trao đổi hàng
hóa, luân chuyển vốn, lao động, công nghệ và kỹ thuật trên phạm vi
thế giới ngày càng tự do, thông thoáng hơn.

1.1.3.2. Toàn cầu hóa
23


"Là quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, làm cho các rào
cản đối với trao đổi thương mại và đầu tư bị loại bỏ dần, từ đó tạo
điều kiện thuận lợi để các nước tăng cường thương mại quốc tế, thu
hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài, phát huy các nguồn lực bên
trong nhằm phát triển những ngành sản xuất mà mỗi nước có khả
năng và hiệu quả nhất" [16].
“Toàn cầu hoá là một quá trình gia tăng đến phạm vi toàn cầu
các quá trình sản xuất và lưu thông, dựa trên các thành tựu của công
nghệ thông tin, chất lượng mới của nguồn nhân lực, bối cảnh liên
kết chính trị và giao lưu văn hoá mạnh mẽ toàn cầu” [21, 22].
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát về toàn cầu hóa là quá
trình tự do hóa thương mại và đầu tư của các tập đoàn kinh tế,
doanh nghiệp kinh doanh trên toàn thế giới, các hoạt động kinh
doanh không có giới hạn bởi thể chế chính trị hay các rào cản khác
mà có quan hệ hữu cơ với nhau. Toàn cầu hóa chỉ bị ảnh hưởng bởi
các quy luật kinh tế.
1.2. Quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú du lịch
1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao
động. Việc phát hiện ra "quản lý" được coi là kết quả tất yếu của sự
chuyển biến của nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập
với nhau thành một quá trình lao động được phối hợp lại một cách

24



khoa học. C.Mác5 đã viết "Bất cứ lao động xã hội hay lao động
chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự
chỉ đạo, điều hành, điều hòa những hoạt động cá nhân,... Một nhạc
sỹ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần
phải có nhạc trưởng".
Như vậy, quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần
có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở
mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp.
Trình độ xã hội hóa càng cao, yêu cầu quản lý càng cao và vai trò
của nó càng tăng lên.
Về nội dung, thuật ngữ "quản lý" [9] có nhiều cách diễn đạt
khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến nhất thì "quản lý”
có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định
hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều
chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì
tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã ổn
định.
Với khái niệm được đề cập trên, quản lý bao gồm các yếu tố
sau:
- Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ
thể luôn là con người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối
tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp
theo những nguyên tắc nhất định.
5

C.Mác: Tư bản quyển 1 - tập 2. NXB Sự thật - Hà Nội 1959

25



×