Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI THẢO LUẬN môn GIÁO dục QUỐC PHÒNG AN NINH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.76 KB, 8 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH 2
BÀI 8: XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
Câu 1: Làm rõ khái niệm, vị trí, tác dụng và mục đích, đặc điểm của phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc?
Trả lời:
1.

Khái niệm

Là một hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham
gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính
trị, giữ gìn TTATXH, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.
2. Vị trí, tác dụng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Luôn giữ vị trí chiến lược quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp cách
mạng; là một trong những biện pháp cơ bản của lực lượng công an nhân dân trong bảo vệ
ANQG, giữ gìn TTATXH.
- Là một bộ phận gắn bó khăng khít, chặt chẽ với các phong trào, hành động cách
mạng khác của Đảng, Nhà nước ở địa phương, đơn vị.
- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh,tổ quốc góp phần phòng ngừa,ngăn chặn,đấu
tranh kịp thời với bọn tội phạm,ổn định tình hình an ninh trật tự,là điều kiện thuận lợi để
phát triển các phong trào hành động cách mạng khác của nhân dân đạt kết quả tốt.
VD thực tế: Trong báo cáo tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm
2012 của Lâm Đồng,phong trào hoạt động hiệu quả đã góp phần làm giảm hơn 12% số
vụ phạm tội về trật tự xã hội

1


- Là hình thức cơ bản để tập hợp quần chúng phát huy quyền làm chủ của nhân dân


tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3.

Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Huy động sức mạnh của nhân dân,tổ chức xây dựng an ninh trật tự ở từng cơ sở vững
mạnh để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ an
ninh chính trị, giữ gìn TTATXH.
4. Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Đối tượng tham gia phong trào đa dạng, liên quan đến mọi người, mọi tầng lớp của
xã hội.
Để phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc hiệu quả cần sự tham gia
toàn dân mọi đối tượng tầng lớp. Mọi người tham gia thì kết quả thu điều kiện hiệu quả
cao.
VD: Nhờ toàn dân của tỉnh hưởng ứng ủng hộ (Lâm Đồng) trong năm 2012, quần
chúng đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị:cụ thể 2.563 tin có giá trị, giúp các lực lượng
chức năng điều tra, làm rõ 565 vụ phạm tội về trật tự xã hội, 15 vụ phạm tội về kinh tế,
113 vụ phạm tội về ma tuý, 93 vụ cờ bạc và 355 trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường…
- Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào ở các địa bàn, lĩnh vực khác
nhau có sự khác nhau. Nguyên nhân là do khác nhau về vị trí, đặc điểm từng vùng miền,
phong tục tập quán, điều kiện kinh tế từng địa phương, tình hình hoạt động của tội phạm
khác nhau.
VD: Ở các huyện, làng bản miền núi, chủ yếu người dân tộc sinh sống, các cơ quan
chức năng thường vận động, phát huy hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an
ninh Tổ quốc nhờ sự phối hợp vai trò của các già làng,trưởng bản, phát huy vai trò, trách

2



nhiệm của người có uy tín trong thôn, bản và từng dòng họ trong việc bảo vệ an ninh và
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
VD cụ thể: Huyện Bắc Hà, Lào Cai đạt kết quả lớn nhờ sự hiệu quả của mô hình
tự quản trong Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở các đơn vị, địa phương
có những cách làm hay, nội dung mới bằng những hoạt động hiệu quả, thiết thực nhằm
đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương, trong đó, phải kể đến hiệu quả của các mô hình
tự quản trong Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại huyện Bắc Hà.
Quán triệt thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Trung ương và của tỉnh,
Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” huyện Bắc Hà đã tập trung
phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể, tập trung củng cố phong trào ở những địa
bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự và nhân điển hình tiên tiến. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng tích cực tham gia
đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý, giáo dục người lầm lỗi, vi phạm
pháp luật tại cộng đồng dân cư; xây dựng các quy ước, hương ước, quy chế hoạt động
của thôn, bản, dòng họ nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Để thực hiện được
mục tiêu trên, Ban chỉ đạo của huyện đã chú trọng công tác xây dựng các mô hình tự
quản về an ninh trật tự như: “Thôn, bản không có tội phạm về tệ nạn xã hội”, “Dòng họ
không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của người có
uy tín trong thôn, bản và từng dòng họ trong việc bảo vệ an ninh và giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội
Xác định rõ dòng họ có vị trí quan trọng trong công tác này, những năm qua, Ban chỉ
đạo thực hiện phong trào của huyện Bắc Hà đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
huyện và chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn tổ chức rà soát, xây dựng các mô hình tự
quản về an ninh, trật tự; bổ sung những nội dung cơ bản để xây dựng, duy trì hoạt động
của mô hình “Thôn, bản, dòng họ không có tội phạm về tệ nạn xã hội”. Ngoài việc duy
trì hoạt động của dòng họ, còn có nhiệm vụ nắm tình hình trong mỗi gia đình. Đối với
3



những trường hợp khó khăn, vướng mắc thì hội đồng gia tộc cử người đến từng gia đình
động viên, giúp đỡ về tinh thần, vật chất, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc
đó bằng những biện pháp phù hợp. Đồng thời, đôn đốc các thành viên trong dòng họ
cam kết và thực hiện tốt quy ước, hương ước thôn, bản, cụm dân cư, thực hiện tốt chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, giữ gìn đoàn kết trong dòng họ, xây dựng.
- Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn liền với các cuộc vận
động khác của Đảng và Nhà nước, gắn liền với việc thực hiện các chính sách ở địa
phương như chính sách dân vận, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách với người có
công...Phải chú trọng quyền lợi, nghĩa vụ, tạo mọi điều kiện nâng cao đời sống người
dân. Thường xuyên củng cố trang bị kiến thức chính trị, pháp luật, nâng cao cảnh giác
trước âm mưu thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho quần chúng nhân dân.
VD: Ở các vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế, điều kiện mọi mặt còn khó khăn, đặc
biệt dễ bị bọn xấu lôi kéo, chống phá chính quyền, chính quyền trước hết cần nâng cao
đời sống người dân (xây đường, trường, phát triển kinh tế,…), có các buổi tuyên truyền
giáo dục (phát báo miễn phí,…) để người dân tin tưởng, hết lòng bảo vệ an ninh tổ quốc.
Câu 2: Làm rõ những nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc?
Trả lời:
*Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc?
1. Giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước của
nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt động của các thế
lực thù địch trong và ngoài nước.
+ Chống chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch.
+ Bảo vệ an ninh kinh tế - xã hội, bảo vệ các bí mật quốc gia.
4



+ Chống bị lợi dụng dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền gây bất ổn chính trị.
+ Giữ vững khối đại đoàn kết, ổn định chính trị, bảo vệ nội bộ, xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh.
VD: Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách ưu tiên với đồng bào người dân tộc
thiểu số trong phát triển giáo dục, kinh tế như: đầu tư điện, đường, trường, trạm; ưu tiên
vay vốn với lãi suất thấp hoặc lãi suất 0%; vận động trí thức trẻ về công tác tại nơi có
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (dự án đưa 600 tri thức trẻ về làm phó chủ tịch các xã
vùng sâu vùng xa nghèo)
Với các tôn giáo, Đảng thực hiện chính sách tự do tôn giáo, Nhà nước Việt Nam
tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được in ấn kinh sách, sửa sang, làm mới cơ sở thờ
tự, tổ chức sinh hoạt bình thường. Kêu gọi vận động các tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp
đạo”
2. Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội
phạm
- Vận động nhân dân tham gia tố giác tội phạm, đấu tranh chống tội phạm, giữ vững
an ninh trật tự trên địa bàn
- Tham gia quản lí, giáo dục cảm hóa những người cần gióa dục tại cộng đồng; vận
động người đang lẩn trổn ra đầu thú, giáo duc ý thức pháp luật cho trẻ em, thanh thiếu
niên
- Vận động nhân dân chấp hành trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đô thị,
phòng chống gây rối tại nơi công cộng
- Tham gia bài trừ tệ nạn, hủ tục, văn hóa phẩm đồi trụy
- Xây dựng cơ quan, cụm dân cư, gia đình an toàn, đoàn kết, có lối sống văn hóa

5


Ví dụ: Xây dựng những chương trình giáo dục ý thức, pháp luật cho cộng đồng. Lập
những hòm thư tố giác tội phạm hoặc những đường dây nóng ở các khu dân cư đã thu
được những phản hồi tốt. Kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế, giảm tình trạng

thất nghiệp
3. Xây dựng và mở rộng liên kết chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể quần chúng,
các tổ chức chính trị xã hội trong các phong trào của địa phương.
- Xây dưng, thực hiện hiệu quả các nghị quyết liên tịch, thông tư liên ngành quy chế
phối hợp hoạt động giữa Công an xã, phường với hội thanh niên, hội phụ nữ, trường học
trên địa bàn
- Nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị , kinh tế xã hội ở địa phương để
lồng ghép vào nội dung phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
Ví dụ: Kết hợp, lồng ghép phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc với cuộc vận
động xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư. Chương trình phối hợp
giữa công an với trường học để đảm bảo an ninh trường học. Chương trình công an xã
phường với hội thanh niên, hội phụ nữ để vận động xóa bỏ các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma
túy ở địa phương.
4. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở
vững mạnh.
- Rèn luyện , xây dựng tổ chức cán bộ viên chức nhà nước ở cơ sở
- Xây dựng, góp ý kiến cho tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, lực lượng công an
Câu 3: Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong
trào bảo vệ an ninh Tổ quốc?
Trả lời:
Là thanh niên Việt Nam nói chung, Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nói
riêng chúng ta cần nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm công dân đối với công cuộc
6


bảo vệ an ninh Tổ quốc, gương mẫu và tích cực tham gia các công tác giữ gìn an ninh Tổ
quốc, an ninh trật tự của địa phương.
1. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm công dân đối với công cuộc bảo vệ
an ninh - trật tự của Tổ quốc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống
bình yên cho nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước

- Nhận thức được sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm của mọi công dân
trong đó lực lượng công an làm nòng cốt; là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, lâu dài và
cần phải huy động sức mạnh của toàn xã hội trong quá trình xây dựng XHCN.
- Chăm chỉ học tập và rèn luyện; gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước và
những quy định của nhà trường, địa phương. Phát hiện và đấu tranh với những hiện
tương, hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở nhà trường và địa phương.
2. Tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh trật tự của nhà trường và
của địa phương nơi cư trú
- Tích cực tham gia vào các hoạt động cùa nhà trường, đoàn thanh niên hoặc của địa
phương tổ chức.
- Không xem, đọc, lưu truyền các văn hóa phẩm độc hại; không nghe, không bình
luận các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN của
các thế lực thù địch.
- Không tự ý thành lập và tham gia các tổ chức chính trị, các tổ chức khác trái pháp
luật.
- Phát hiện và đề nghị với nhà trường, cơ quan chính quyền các hành vi tệ nạn xã hội,
các hoạt động xâm hại đến an ninh, TTATXH.
- Gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước và các quy định về lĩnh vực an ninh trật
tự và các quy định khác.
3. Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự của địa phương
- Sự đóng góp chung của tất cả mọi thành viên trong cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh
của phong trào toàn dân ở từng cụm dân cư, từng phường, xã, khu vực... hoạt động này
phải trở thành ý thức tự giác của mổi người dân, trong sinh viên có vai trò quan trọng.

7


- Sinh viên phải tích cực tham gia các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương.
Thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các hoạt động khác của nhà trường để
lồng ghép các nội dung của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

4. Luôn luôn nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia hoạt động phòng chống
tội phạm ở địa phương, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm
pháp luật xảy ra trong nhà trường và nơi cư trú, kịp thời cung cấp cho cơ quan công
an để có biện pháp ngăn chặn và giải quyết.
Để góp phần vào công tác giữ gìn an ninh trật tự tạo thành phong trào toàn dân chống
tội phạm học sinh sinh viên cần tích cực tham gia vào phong trào giữ gìn an ninh trật tự
của địa phương theo khả năng của mình như:
-

Mỗi học sinh, sinh viên đang được học tập tại Nhà trường phải say mê học tập chăm rèn
luyện có nhận thức đúng về những điều hay lẽ phải các việc nên làm và không nên làm,
nắm vững và chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường, các quy định của địa
phương và pháp luật của Nhà nước, phát hiện và mạnh dạn đấu tranh với các hiện tượng
tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương hoặc ở trong nhà trường. Mỗi cá
nhân học sinh sinh viên cần phải kính trọng thầy cô giáo, tôn trọng các cơ quan chính

-

quyền, ủng hộ và tích cực tham gia các phong trào của địa phương, của trường.
Đối với sinh viên lưu trú trong ký túc xá cần chấp hành tốt các nội quy của ban quản lý

-

đề ra.
Phát hiện các hành vi tuyên truyền, phát tán các văn hóa phẩm đồi trụy, các tài liệu phản
động báo cáo ngay với ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo chủ nhiệm hoặc cơ

-

quan công an để xử lý kịp thời.

Phát hiện và ngăn chặn các vụ đánh nhau, gây rối trật tự công cộng báo cáo với nhà
trường, ban bảo vệ dân phố, cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp ngăn chặn,

-

tham gia phát hiện truy bắt các đối tượng phạm pháp bỏ trốn.
Phát hiện các hành vi vi phạm các hành vi về trật tự an toàn xã hội như mang chất cháy,
chất nổ, chất độc, vũ khí thô sơ đến trường, giữ và sử dụng.

8



×