Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC DÂN SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.74 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
----------

BÀI TIỂU LUẬN
Chuyên đề:
PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC

GVHD:

PGS.TS PHAN ĐỨC DUY

HỌC VIÊN:

LÊ KHÁNH VŨ

LỚP:

LL & PP DẠY HỌC SINH HỌC K24

Huế, Tháng 04 năm 2016
1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỉ XXI được xem là kỉ nguyên công nghệ thông tin, nguồn tri thức nhân loại đang
phát triển như vũ bão. Để không bị tụt hậu trong chặng đường này, con người cần phải tích
cực, chủ động và sáng tạo hơn. Vấn đề hiện nay đặt ra cho ngành giáo dục là: Làm thế nào
để nội dung kiến thức trở nên hấp dẫn và có ý nghĩa trong cuộc sống? Làm thế nào để việc
học tập phải nhắm đến mục đích là rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn
đề đa dạng của thực tiễn? Có phải cứ dạy kiến thức theo từng bài thì học sinh mới hiểu và


vận dụng được kiến thức?
Việc trả lời các câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác định mục tiêu giáo dục trong thời
đại mới. Dạy học tích hợp theo chủ đề là một trong những mô hình dạy học phù hợp với mục
tiêu đổi mới hiện nay và đáp ứng nhu cầu học tập trong thế kỷ XXI. Về phương diện lí luận
dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ
khác nhau, các kiến thức, kỹ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của một
môn học thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực
tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó.
Mặt khác, kiến thức khoa học là vô cùng phong phú trong khi đó thời lượng các tiết
học trong nhà trường là có hạn, vì thế cần phải dạy cho học sinh cách học, cách tự tìm đến tri
thức khoa học,... có như vậy mới phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở mỗi
em. Cũng lí do trên mà chúng ta không thể đưa tất cả các môn học vào chương trình giáo dục
ở nhà trường. Vì vậy, tích hợp các môn học đã ra đời và đang trở thành xu hướng trong giáo
dục Việt Nam.
Tích hợp các môn học không chỉ nhằm rút gọn thời lượng trình bày tri thức của nhiều
môn học, mà quan trọng hơn là tập dượt cho HS cách vận dụng tổng hợp các tri thức vào
thực tiễn. Như chúng ta đã biết, để giải quyết một vấn đề thực tiễn thường phải huy động tri
thức của nhiều môn học trong khi dạy từng môn học riêng chỉ đem lại những tri thức hàn lâm
2


có hệ thống mà khó vận dụng vào thực tiễn. Hơn nữa, nhờ tích hợp nên số đầu sách giáo
khoa được giảm bớt, không cần đào tạo giáo viên giảng dạy chuyên về các môn phụ trong
khi vẫn có thể tích hợp các mặt giáo dục như: giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe sinh sản,
giáo dục môi trường… trong quá trình giảng dạy các môn học khoa học cơ bản.
Sách giáo khoa phổ thông hiện hành cũng đang được trình bày theo quan điểm tích
hợp các môn học. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các hiện tượng, khái niệm,
qui luật, quá trình Sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Do đó, khả năng tích hợp giáo dục là
rất lớn; Chúng ta có thể tích hợp giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục môi
trường, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm…. trong quá trình dạy học Sinh học.

Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
trong dạy học nội dung cơ chế điều hòa sinh sản, sinh học 11 cơ bản – trung học phổ
thông” làm đề tài tiểu luận
II. NỘI DUNG
1. Dạy học tích hợp
a. Khái niệm dạy học tích hợp
Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức/ khái niệm thuộc
các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý
luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó.
b. Quan điểm về sự tích hợp các môn học
Theo DHainaut (1988), có thể chấp nhận bốn quan điểm tích hợp khác nhau đối với
các môn học.
- Quan điểm “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên các nội dung của
môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
3


- Quan điểm “đa môn”, trong đó chúng ta đề nghị những tình huống, những “đề tài”
có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Ví dụ, giáo dục hướng nghiệp có
thể được thực hiện thông qua nhiều môn học khác nhau (Sinh học, Giáo dục công dân, Văn
học, Toán học, Địa lý, Vật lý, Hoá học, các môn công nghệ và lao động, v.v…Theo quan
điểm này, những môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một
số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học không thực sự
được tích hợp.
- Quan điểm “liên môn”, trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể
được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ví dụ, câu hỏi “Tại sao
những con voi được bảo vệ ?” chỉ có thể giải thích dưới ánh sáng của nhiều môn học: địa
lý, lịch sử, toán học, sinh học,… Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học,
làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước: các quá trình học
tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh nhữngvấn

đề phải giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng
mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, đó là
những kĩ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng môn học hoặc
qua những hoạt động chung của nhiều môn học.
2. Dạy học tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
a. Quy trình soạn bài giảng tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
Bước 1. Xác định mục tiêu của bài học và mục tiêu giáo dục dân số - sức khỏe
sinh sản trong bài học.
Bước 2. Phân tích logic nội dung bài học, xác định nội dung kiến thức giáo dục dân
số - sức khỏe sinh sản với từng mức độ tích hợp.
4


Bước 3. Chuẩn bị các phương tiện, tài liệu giảng dạy tích hợp giáo dục dân số - sức
khỏe sinh sản.
Bước 4. Xác định phương pháp dạy – học tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh
sản cho từng nội dung cụ thể.
Bước 5. Thiết kế giáo án thể hiện tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
trong nội dung bài học.
Bước 6. Giảng dạy theo phương pháp đã đề ra.
Bước 7. Kiểm tra, đánh giá.
b. Một số ví dụ về tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản trong dạy học Chương
“Sinh sản” (Sinh học 11 cơ bản).
STT

Bài

Tên bài


Nội dung giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
- Giới thiệu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

- Giới thiệu ưu, nhược điểm của các hình thức sinh
sản vô tính.
1

44

Sinh sản vô tính
ở động vật

- Giới thiệu cho HS cơ sở khoa học, ý nghĩa của
nuôi cấy mô, nhân bản vô tính.
- Giáo dục cho HS có nhận thức đúng đắn về nuôi
cấy mô và nhân bản vô tính trong thực tế.
- Giới thiệu quá trình sinh sản hữu tính.

2

45

Sinh sản hữu tính
ở động vật

- Giới thiệu các hình thức thụ tinh và các hình thức
sinh sản hữu tính ở động vật.
5



- Giáo dục cho học sinh biết tuổi nào có khả năng
sinh sản, khi nào thì có thai.
- Giới thiệu cho HS cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh
trứng
- Giáo dục cho HS biết thời điểm dậy thì, biểu hiện
của tuổi dậy thì, cách chăm sóc sức khỏe khi dậy
2

46

Cơ chế điều hòa
sinh sản

thì, những dấu hiệu bình thường và bất thường.
- Giáo dục cho HS các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng để từ đó có
chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho điều độ, hợp lí
- Giáo dục cho HS các loại thuốc có thể điều hòa
quá trình sinh tinh và sinh trứng
- Giới thiệu một số biện pháp điều khiển sinh sản ở
động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
- Giới thiệu cho HS các biện pháp tránh thai, cơ

Điều khiển sinh
4

47

chế tác dụng của mỗi biện pháp


sản ở động vật và

- Giáo dục cho HS về dân số, sự bùng nổ dân số,

sinh đẻ có kế

hậu quả của bùng nổ dân số, kế hoạch hóa gia đình

hoạch ở người

(KHHGĐ), ý nghĩa, tầm quan trọng của KHHGĐ.
- Giáo dục cho HS về tình dục; tình dục an toàn;
thai nghén và sinh đẻ; các bệnh nhiễm trùng đường
sinh dục,…

6


3. Vận dụng thiết kế bài giảng

CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN

BÀI 46:
I. Mục tiêu:

Sau khi dạy xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được cơ chế điều hòa sinh tinh trùng.
- Nêu được cơ chế điều hòa sinh trứng.
- Nêu được ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh

trứng.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, tư duy, so sánh khái quát hóa
- Hoạt động nhóm
- Vận dụng kiến thức
3. Thái độ: Tự giác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vị thành niên hiệu quả.
II. Trọng tâm: Vai trò của hoocmôn trong cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
III. Phương pháp: - Trực quan, so sánh
- Thảo luận nhóm
- Đàm thoại
IV. Chuẩn bị:
7


1. Giáo viên:

- Hình 46.1, 46.2 SGK phóng to
- Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh
- Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng
- PHT: (số 1, 2) Theo mẫu

2. Học sinh: Tự nghiên cứu SGK bài mới
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1-2 phút) Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút)
Câu hỏi: Nêu ưu và nhược điểm của sinh sản hữu tính ở động vật?
3. Bài mới (38 phút):
* ĐVĐ: Tại sao sinh sản ở động vật diễn ra một cách bình thường theo chu kì? Đó là
nhờ cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sinh
trứng.Trong đó HTK, môi trường và đặc biệt là hoocmôn đóng vai trò quan trọng

* Vào bài:
* Hoạt động I: Tìm hiểu cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng( 20 phút)
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

GV Tại sao nói điều hòa sinh sản HS thảo luận trả lời

I. Cơ chế điều hoà sinh tinh và

là điều hòa quá trình sinh tinh và

sinh trứng

sinh trứng?

1. Cơ chế điều hòa sinh tinh

GV Yêu cầu HS quan sát H 46.1
8


hoặc đĩa hình điều hòa sinh tinh

HS hoạt động nhóm, cá nhân Các hoocmôn sinh dục như

ở động vật và trả lời CH:


nghiên cứu SGK, thảo luận FSH, LH của tuyến yên,

- Tên các hoocmon tham gia điều

thống nhất ý kiến. Đại diện testostêron của tinh hoàn và

hòa sinh tinh?

nhóm trình bày, nhóm khác một số hoocmôn của vùng d-

- Nơi sản xuất ra các loại
hoocmon?

nhận xét, bổ sung.

ưới đồi có vai trò chủ yếu
trong quá trình sản sinh tinh
trùng ở tinh hoàn.

- Ảnh hưởng của các hoocmon?
GV nhận xét, giúp đỡ HS
- Vùng dưới đồi tiết GnRH kích
thích tuyến yên.
- Tuyến yên tiết:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh
sản xuất tinh trùng.
+ LH: kích thích tế bào kẽ tiết
hoocmôn testosteron.
Testosteron kích thích ống sinh
tinh sản sinh tinh trùng. Khi nồng

độ testosteron trong máu tăng
cao, cả vùng dưới đồi và tuyến
yên đều bị ức chế nên GnRh,
FSH, LH đều giảm tiết
Câu hỏi tích hợp:

9


- Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp
đến cơ chế sinh tinh?
- Rối loạn sản xuất hoocmon có
ảnh hưởng gì đến quá trình sinh
sản ở nam?
- Lứa tuổi dậy thì ở nam là lứa
tuổi nào?
- Những biểu hiện bình thường ở
lứa tuổi dạy thì nam?
- Khi có những dấu hiệu bất
thường về sinh dục, bạn nên làm
gì?
- Bạn sẽ làm gì để bảo
vệ sức khỏe, sức khỏe
sinh sản?
GV: yêu cầu HS quan sát H 46.2
và trả lời CH

HS: hoạt động nhóm, cá 2. Cơ chế điều hòa sinh trứng
nhân thu nhận kiến thức từ
tranh vẽ, thảo luận thống


- Tên các hoocmon tham gia điều
hòa sinh trứng?
- Nơi sản xuất ra các loại
hoocmon?
- Ảnh hưởng của các hoocmon?

nhất ý kiến. Đại diện nhóm
trình bày, nhóm khác nhận
xét, bổ sung.

Các hoocmôn sinh dục như FSH,
LH của tuyến yên, ơstrôgen và
progestêron của buồng trứng và
một số hoocmôn của vùng dưới
đồi có vai trò chủ yếu trong quá
trình phát triển, chín và rụng
trứng ở buồng trứng.

10


GV: nhận xét, giúp đỡ HS
- Vùng dưới đồi tiết GnRH kích
thích tuyến yên.
- Tuyến yên tiết:
+ FSH: kích thích nang trứng
phát triển và tiết ra ơstrogen.
+ LH: làm trứng chín, rụng và
tạo thể vàng.

+ thể vàng tiết ơstrogen và
progesteron
- Progesteron và ơstrogen một
mặt làm cho niêm mạc tử cung
dày, xốp để đón trứng đã được
thụ tinh đến làm tổ, mặt khác tác
động ngược lên tuyến yên và
vùng dưới đồi, gây ức chế tiết
GnRH, FSH, LH nên trong vòng
14 ngày sau khi trứng rụng thì
không có trứng nào chín và rụng
nữa.
- Trường hợp trứng không đuợc
thụ tinh: thể vàng teo lại và thoái
hoá, vùng dưới đồi lại kích thích
tuyến yên tiết FSH, LH và một
11


chu kì mới được phát động.
GV: Trong chăn nuôi, muốn kích HS: liên hệ thực tế để TL
thích cho trứng chín và rụng có
thể làm như thế nào?

HS nghiên cứu trả lời

GV: Liên hệ ngược là gì? Vai trò
của cơ chế liên hệ ngược?
Câu hỏi tích hợp:
- Lứa tuổi dậy thì nữ là lứa tuổi

nào?
- Những biểu hiện bình thường ở
lứa tuổi dậy thì nữ?
- Chăm sóc cơ thể ở lứa tuổi dậy
thì?
- Rối loạn sản xuất hoocmon có
ảnh hưởng gì đến quá trình sinh
sản ở nữ?
- Khi có những dấu hiệu bất
thường về sinh dục, bạn nên làm
gì?
- Bạn sẽ làm gì để bảo vệ sức
khỏe, sức khỏe sinh sản?
- Khi mang thai, cơ thể các bạn
12


nữ sẽ có những thay đổi gì?
- Bạn nữ nên làm gì để tránh
mang thai ngoài ý muốn?
- Bạn nữ nên làm gì khi biết mình
có thai?

* Hoạt động II: Tìm hiểu ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá
trình sinh tinh và sinh trứng. (10 phút)
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

II. Ảnh hưởng của thần kinh
và môi trường sống đến quá
trình sinh tinh và sinh trứng
1. Vai trò của hệ thần kinh và

GV HTK và môi trường ảnh hưởng HS dựa vào SGK Và môi trường đến quá trình sinh
tới quá trình sản sinh tinh trùng như hiểu biết để trả lời
thế nào? bằng cách hoàn thành phiếu

tinh
- HTK tác động lên tinh hoàn

học tập số 3

thông qua tuyến yên.
GV gọi một HS lên trình bày, các
em khác theo dõi và bổ sung.

HS Lên trình bày, HS
khác nhận xét.

- Môi trường gây ảnh hưởng lên
hoạt động của tinh hoàn gián
tiếp thông qua HTK và hệ nôi

GV cho HS đọc thông tin trong mục
II.

tiết.
HS đọc nội dung ở 2. Vai trò của hệ thần kinh và

13


Hoàn thành phiếu học tập số 4

SGK

môi trường đến quá trình sinh
trứng

HTK và môi trường có ảnh hưởng
như thế nào đến quá trình sản sinh

- HTK và các yếu tố môi trư-

trứng? bằng cách hoàn thành phiếu

ờng ảnh hưởng lên quá trình

học tập số 4

sản sinh trứng thông qua hệ nội

GV gọi một HS lên trình bày, các HS Lên trình bày, HS
em khác theo dõi và bổ sung.

khác nhận xét.

Câu hỏi tích hợp:


tiết.
- Thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến hệ nội tiết, dẫn đến
rối loạn trong quá trình sinh

- HS trung học phổ thông cần làm gì
để giữ gìn sức khỏe, sức khỏe sinh
sản?

trứng.
- Sự hiện diện của con đực hoặc
cái…

- Nên hay không nên bày tỏ suy
nghĩ, quan điểm của mình về vấn
đề tình dục?
- Em sẽ làm gì để nâng cao chất
lượng giáo dục DS – SKSS trong
cộng đồng?

- Nhiệt độ, thức ăn.
→ Tất cả các yếu tố đó đều tác
động lên HTK, HTK tác động
lên hệ nội tiết mà ảnh hưởng
đến quá trình sản sinh trứng.

4. Củng cố và dặn dò: ( 5-8 phút)
a. Củng cố: Tìm ví dụ thực tiễn mà con người đã can thiệp vào cơ chế điều hòa sinh sản ở
vật nuôi và con người?
- HS liên hệ thực tế trả lời: uống viên thuốc tránh thai
b. Dặn dò: - Học bài và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa

14


- Tìm hiểu cho biết ngoài cách dùng thuốc tránh thai còn cách nào khác.
5. Rút kinh nghiệm:
Phiếu học tập số 1: Vai trò của HTK và MTS đối với con đực
Nhân tố ảnh hưởng

Vai trò

- Hệ thần kinh.
- Sự thay đổi nhiệt độ, AS,
thức ăn.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng.
- Các chất kích thích (người
nghiện thuốc lá, rượu…)
Phiếu học tập số 2: Vai trò của HTK và MTS đối với con cái
Nhân tố ảnh hưởng

Vai trò

- Hệ thần kinh.
- Sự thay đổi nhiệt độ, AS,
thức ăn.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng.
- Các chất kích thích (người
nghiện thuốc lá, rượu…)
Đáp án phiếu học tập số 1: Vai trò của HTK và MTS đối với con đực

15



Nhân tố ảnh hưởng

Vai trò
- HTK ảnh hưởng lên hoạt động của tinh hoàn chủ yếu thông qua tuyến
yên.

Hệ thần kinh
- Căng thẳng thần kinh kéo dài…giảm khả năng sản sinh tinh
trùng.
- Sự thay đổi t0, AS, TA.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng.
- Các chất kích thích (người
nghiện thuốc lá, rượu…)

- Ảnh hưởng quá trình sản sinh tinh trùng, gây hiện tượng động
dục (ĐV hoang dã sống vùng lạnh)
- Giảm khả năng sản sinh tinh trùng.
- Tinh hoàn giảm khả năng sản sinh tinh trùng.

Đáp án phiếu học tập số 2: Vai trò của HTK và MTS đối với con cái
Nhân tố ảnh hưởng

Vai trò
- HTK ảnh hưởng lên hoạt động của buồng trứng chủ yếu thông qua

Hệ thần kinh

tuyến yên.

- Căng thẳng thần kinh kéo dài...gây rối loạn quá trình trứng chín
và rụng. Lo âu, sợ hãi…kéo dài rối loạn chu kì kinh nguyệt ở phụ
nữ.

- Sự thay đổi t0, AS, TA.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng.
- Các chất kích thích (người
nghiện thuốc lá, rượu…)

- Ảnh hưởng quá trình sinh trứng và hành vi sinh dục của con cái
(ĐV hoang dã sống vùng lạnh)
- Giảm khả năng sản sinh trứng
- Buồng trứng giảm khả năng sản sinh trứng.

16


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta có thể hiểu tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các
kiến thức/ khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên
cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó.

17


Tìm hiểu về quy trình soạn bài giảng tích hợp giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản và
vận dụng vào soạn bài giảng về chủ đề tích hợp trên đối với chương trình sinh học 11.
2. KIẾN NGHỊ
Do thời gian và kiến thức có hạn nên nội dung bài viết còn hạn chế. Vì vậy bản thân

rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Đồng thời đề nghị những tác giả sau này khi nghiên cứu về tích hợp giáo dục dân số - sức
khỏe sinh sản cần phát triển ở các cấp học, môn học khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty
(2006), Sinh học 10 (Sách giáo khoa), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty
(2006), Sinh học 10 (Sách giáo viên), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị (Người dịch) (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay
làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ giáo dục và đào tạo - Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em (2005) ,Tích hợp Giáo
dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội.

18



×