KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT
QUỐC TẾ
Ths. Nguyễn Thị Vân Huyền
I. Khái niệm
1. Định nghĩa
a. Sự hình thành luật quốc tế
-
Sự hình thành các nhà nước và pháp
luật
Sự xuất hiện các quan hệ giữa các Nhà
nước ở những khu vực khác nhau
Sự xuất hiện các mối quan hệ hợp tác
giữa các quốc gia vì nhu cầu khách
quan của sự tồn tại và phát triển ở
từng quốc gia -> Luật quốc tế ra đời
b. Định nghĩa
Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, những
qui phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ
thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế xây
dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng,
thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều
chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ
chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với
nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) và khi
cần thiết, được bảo đảm thực hiện bằng những
biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do
chính các chủ thể của Luật quốc tế thi hành, và
bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến
bộ thế giới.
2. Đặc điểm của luật quốc tế
Trình tự xây dựng
Đối tượng điều chỉnh
Chủ thể
Biện pháp đảm bảo thi hành
Trình tự xây dựng
Luật quốc tế không có một cơ quan lập
pháp chung
Các quy phạm luật quốc tế
được hình
thành thông qua con đường thỏa thuận
giữa các chủ thể của luật quốc tế
Đối tượng điều chỉnh
Các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ở
cấp độ chính phủ hoặc trong khuôn khổ
các tổ chức quốc tế liên chính phủ
Chủ thể của Luật Quốc tế
Là những thực thể tham gia vào quan hệ pháp luật
quốc tế một cách độc lập, có đẩy đủ quyền và
nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác các
trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi của
mình gây ra.
Chủ thể
Quốc gia
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ
Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền
tự quyết
Một số thực thể có quy chế pháp lý đặc
biệt (Vatican, Hongkong, Macao…)
Chủ thể - Quốc gia
Điều 1, Công ước Montevideo 1933:
Quốc gia với tư cách là chủ thể của luật Quốc tế
phải bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Có lãnh thổ xác định
- Có dân cư ổn định
- Có chính phủ
- Có khả năng tham gia vào mối quan hệ với
các chủ thể khác của luật quốc tế
Chủ thể - Tổ chức quốc tế liên
chính phủ
Khái niệm:
Tổ chức quốc tế liên chính phủ là những thực
thể liên kết chủ yếu giữa các quốc gia độc
lập,có chủ quyền, được thành lập trên cơ sở
điều ước quốc tế, phù hợp với luật quốc tế
hiện đại, có quyền năng chủ thể riêng biệt và
một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực
hiện các quyền năng đó theo đúng muc đích
tôn chỉ của tổ chức
Đặc điểm của tổ chức quốc tế
LCP
Thành viên của tổ chức quốc tế chủ yếu là các
quốc gia độc lập có chủ quyền
Tổ chức quốc tế được thành lập và hoạt động
trên cơ sở điều ước quốc tế
Có quyền năng chủ thể riêng biệt
Có cơ cấu tổ chức thống nhất để thực hiện
tôn chỉ, mục đich của tổ chức
Phân loại tổ chức quốc tế
Căn cứ vào tiêu chí thành viên:
- Tổ chức quốc tế có thành viên chỉ là các quốc gia
độc lập, có chủ quyền
- Tổ chức quốc tế có thành viên bao gồm cả các
vùng lãnh thổ
Căn cứ vào lĩnh vực, mục đích hoạt động:
- Tổ chức quốc tế phổ cập
- Tổ chức quốc tế chuyên môn
Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
- Tổ chức quốc tế toàn cầu
- Tổ chức quốc tế khu vực
Các dân tộc đang đấu tranh giành
quyền tự quyết
Dân tộc là một cộng đồng nhiều người, khối
ổn định chung, được hình thành trong một
quá trình lịch sử lâu dài, sinh ra trên cơ sở
một ngôn ngữ chung, một lãnh thổ chung, và
được biểu hiện trong một nền văn hóa chung.
Các dân tộc đang đấu tranh giành
quyền tự quyết
Điều kiện trở thành chủ thể của luật quốc tế:
- Dân tộc đó đang bị các quốc gia, các dân tộc
khác áp bức, bóc lột
- Tồn tại trên thực tế một cuộc đấu tranh với
mục đích thành lập một quốc gia độc lập
- Đã thành lập được cơ quan lãnh đạo phong
trào đại diện cho dân tộc đó trong mối quan
hệ quốc tế
Các thực thể có quy chế pháp lý đặc
biệt
VATICAN
Biện pháp đảm bảo thi hành
Dựa vào sự tự nguyện của các quốc gia
và các chủ thế khác của luật quốc tế
Bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể
hoặc tập thể
3. Vai trò của luật quốc tế
Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế
nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể trong
quan hệ quốc tế.
Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo
vệ hòa bình và an ninh quốc tế.
Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát
triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng
đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng
văn minh.
Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác
quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế
trong bối cảnh hiện nay.
Lịch sử hình thành và phát triển
Luật quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ (cổ đại)
Luật quốc tế thời kỳ phong kiến (trung đại)
Luật quốc tế cận đại (thời kỳ tư bản chủ
nghĩa)
Luật quốc tế thời kỳ hiện đại (thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩ tư bản lên chủ nghĩa xã hội)
II. Quy phạm pháp luật quốc tế
1. Khái niệm
- Là quy tắc xử sự do các quốc gia và các
chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận
xây dựng nên hoặc cùng nhau thừa nhận
giá trị pháp lý ràng buộc của chúng
- Nội dung bao gồm quyền và nghĩa vụ qua
lại của các chủ thể
2.Phân loại
Dựa vào nội dung và giá trị pháp lý:
- Nguyên tắc: có giá trị pháp lý cao nhất, bắt
buộc đối với mọi chủ thể
- Quy phạm thông thường: có hiệu lực đối với
các nước thừa nhận nó
Theo phạm vi tác động
- Quy phạm phổ cập: được ghi nhận trong
các điều ước quốc tế đa phương toàn
cầu, có sự tham gia của đại đa số các
quốc gia trên thế giới
- Quy phạm khu vực: chỉ áp dụng cho các
quốc gia ở một khu vực địa lý nhất định
Theo hiệu lực pháp lý
- Quy phạm mệnh lệnh: Có giá trị bắt
buộc đối với mọi chủ thể, áp dụng trong
tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế,
các chủ thể không có quyền loại bỏ
chúng kể cả khi có sự thỏa thuận
- Quy phạm tùy nghi: nêu ra nhiều các xử
sự khác nhau để các chủ thể luật quốc
tế áp dụng trong từng điều kiện cụ thể
Căn cứ vào phương thức hình thành và
hình thức thể hiện:
- Quy phạm điều ước: được ghi nhận
trong văn bản pháp lý cụ thể (quy phạm
thành văn)
- Quy phạm tập quán: quy phạm bất
thành văn do các quốc gia thừa nhận