Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐH nguyễn Tất thành ngành dược tại bệnh viện quận thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.19 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
-----------//-------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN THỦ ĐỨC
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Loan Anh
MSSV: 1211514614
Lớp: 12CDSL05
Khóa: 2012 - 2014
Người hướng dẫn: Ds Ngô Ngọc Anh Thư

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN THỦ ĐỨC


LỜI MỞ ĐẦU
Qua 2 năm học ở Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, được sự giúp đỡ của
nhà trường và các Thầy (cô) giáo Em đã được thực tập thực tế tại Nhà Thuốc. Nhà
Thuốc là nơi thực tập vô cùng quan trọng, là nơi giúp Em có điều kiện tiếp xúc
trực tiếp với thuốc, trực tiếp tư vấn và bán thuốc cho bệnh nhân.
Ngành Dược là một bộ môn khoa học rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh mạng của con người. Vì vậy được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm
chú trọng, tạo điều kiện phát triển về trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực. Mỗi người
chúng ta muốn đi sâu tìm hiểu về nó thì cần có thời gian, thời gian đó dường như
không có giới hạn, có thể vài năm hoặc thậm chí gần hết cả đời người vẫn chưa
đủ.


Thuốc là một sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống con người, là phương tiện
phòng và chữa bệnh không thể thiếu trong công tác y tế. Thuốc tốt và sử dụng
đúng cách sẽ giúp làm bệnh mau khỏi. Nếu thuốc không đảm bảo chất lượng hoặc
sử dụng sai sẽ làm cho ta không khỏi bệnh mà có thể gây ra những tác hại cho
người sử dụng, thậm chí có thể gây tử vong cho người sử dụng thuốc. Vì vậy nên
cần có những quy định, quản lý, bảo quản, phân phối để đảm bảo chất lượng tốt
nhất đến tay người sử dụng.
Nhà thuốc là một trong những phương tiện bảo quản, bán lẻ thuốc và đưa
thuốc đến tay người dân. Người Dược sĩ có vai trò quan trọng trong việc tư vấn
hướng dẫn cho người sử dụng thuốc an toàn, hợp lí và hiệu quả.
Thời gian thực tập ở Nhà Thuốc là khoảng thời gian giúp Em hiểu được vai trò
của người Dược sĩ trong Nhà Thuốc. Một phần hiểu được cách bố trí sắp xếp
thuốc ở Nhà Thuốc, biết được cách bảo quản thuốc và phát triển được kĩ năng giao
tiếp để tư vấn cho người sử dụng biết được cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lí,
hiệu quả, nắm rõ được các quy định, nguyên tắc tiêu chuẩn trong ngành.
Qua bài báo cáo Em muốn trình bày những hiểu biết, kết quả mà Em được học
hỏi trong suốt quá trình thực tập thực tế tại cơ sở Nhả Thuốc.


LỜI CẢM ƠN !
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian học tập Em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Quý Thầy
Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất! Em xin chân thành gởi lời
cám ơn tới:
1. Ban giám hiệu Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, Khoa Dược Trường Đại
Học Nguyễn Tất Thành, Thầy giáo chủ nhiệm lớp và các Thầy Cô giáo đã tạo
điều kiện cho Em thực tập tốt ngiệp.
2. Dược sĩ chuyên khoa 1: Lê Văn Nghĩa Và các Anh, Chị, Em làm việc tại
Nhà Thuốc đã tạo điều kiện cho Em tiếp xúc thực tế với hoạt động bán thuốc,

tận tình hướng dẫn cho Em trong suốt quá trình thực tập tại Nhà Thuốc.
Bước đầu đi vào thực tế, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo Em cảm
thấy rằng kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Do vậy, khó tránh khỏi
những thiếu sót, Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý
Thầy Cô và các bạn cùng lớp góp phần cho kiến thức của Em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !



Nhận Xét Của Đơn Vị Thực Tập
----//----

TP. HCM, Ngày … Tháng … Năm…
Đơn vị thực tập
( Ký tên, xác nhận )


Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn
----//----

TP. HCM, Ngày … Tháng … Năm…
Giáo viên hướng dẫn
( Ký tên, xác nhận )

MỤC LỤC
Nội dung báo cáo

Trang



PHẦN I: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC
1. Tên và địa chỉ của đơn vị thực tập........................................................
2. Nhiệm vụ và quy mô của tổ chức.........................................................
3. Nhận xét chung về cách bố trí và trưng bày trong Nhà Thuốc.............
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Tổ chức, hoạt động của Nhà Thuốc......................................................
2. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại Nhà Thuốc...........................
3. Thực hiện GPP tại Nhà Thuốc...............................................................
4. Tình hình bán/ nhập thuốc.....................................................................
5. Thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử dụng.................................
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


PHẦN I: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC
1. Tên và địa chỉ của đơn vị thực tập
- Nhà Thuốc Bệnh viện Quận Thủ Đức
- Địa chỉ: 29 , Phú Châu , P.Tam Phú, Q.Thủ Đức
( Dược sĩ phụ trách: Dược sĩ chuyên khoa 1 Lê Văn Nghĩa)
2. Nhiệm vụ và quy mô của tổ chức:
2.1 Nhiệm vụ:
- Quản lý hoạt động của Nhà Thuốc theo đúng quy định.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).
- Thực hiện công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược.
- Tham gia theo dõi, quản lí kinh phí sử dụng thuốc.
- Lập kế hoạch cung ứng thuốc đảm bảo số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều
trị bệnh.
- Quản lý, theo dõi việc bán lẻ thuốc theo nhu cầu điều trị bệnh và nhu cầu
khác.
- Là Nhà Thuốc Bệnh viện, nên mọi hoạt động của Nhà Thuốc đều theo quy

chế dược Bệnh viện bao gồm:
+ Đảm bảo Chất lượng thuốc
+ Quản lí chế độ bán thuốc theo đơn
+ Đảm bảo đầy đủ các loại thuốc thiết yếu
+ Có nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
2.2 Quy mô tổ chức:
Nhà thuốc gồm có Dược sĩ CKI Lê Văn Nghĩa, phụ trách cùng với 5 dược sĩ
trung học đã có nhiều năm kinh nghiệm.
_ Dược sĩ đại học-chủ nhà thuốc: Anh Lê Văn Tường là người phụ trách
chuyên môn tại nhà thuốc có đầy đủ giấy tờ liên quan theo quy định hiện hành.
_ Các giấy tờ liên quan:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.3915/GCNĐĐKKDT
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:41M8022288
1


+ Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc,tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc”
số:0425/GPP
+ Chứng chỉ hành nghề dược số:4623/CCHND
- Nhà thuốc nằm ở cổng chính của bệnh viện , thuận tiện cho bệnh nhân mua
thuốc sau khi bác sĩ kê toa. Do Nhà thuốc của Bệnh viện nên các công ty nhập
thuốc đều có hóa đơn chứng từ rõ ràng và giá bán được niêm yết công khai. Giá
thuốc luôn thực hiện chính sách bình ổn giá của Bộ Y tế nên giá thuốc luôn ổn
định để đảm bảo cho tất cả người bệnh đều có thể chi trả khi mua thuốc
2.2.1 Cơ sở vật chất:
-Về cơ sở vật chất Nhà thuốc đã trang bị đầy đủ tủ thuốc, kệ thuốc, máy điều
hòa nhiệt độ, kệ ra lẻ thuốc. Thuốc được sắp xếp theo tác dụng dược lý của từng
loại để tiện lợi trong khi bán.
- Nhà thuốc khang trang, sáng sủa trang trí đẹp mắt và vệ sinh sạch sẽ.
- Có quầy tủ chắc chắn để trình bày bảo quản thuốc, cân sức khỏe, có ghế cho

bệnh nhân ngồi chờ, bồn rửa tay phục vụ khách hàng.
- Các thuốc được sắp xếp trên kệ, theo nhóm tác dụng. Để đảm bảo nguyên tắc
3 dễ: “ Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra” và theo nguyên tắc (FIFO- FEFO) thuốc nhập
trước – xuất trước, thuốc hết hạn trước xuất trước.
- Có nội quy của nhà thuốc và bảng giá theo quy định.
- Có từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược.
- Báo cáo định kỳ các loại sổ sách hàng tháng, quý, năm.
2.2.2 Chế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra:
- Tình hình kinh doanh nhà thuốc được thể hiện rõ ràng trên mạng nội bộ của
Bệnh viện và được cập nhật hàng ngày:
+ Theo dõi số lượng thuốc nhập vào, xuất ra
+ Theo dõi số lượng thuốc tồn kho
+ Theo dõi hạn dùng của thuốc
2.2.3 Bảo quản thuốc:
_ Chất lượng thuốc tốt hay xấu điều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
2


người, tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, việc bảo quản nhằm giữ vững chất lượng
thuốc là một nhiệm vụ không thể thiếu của người làm công tác dược.
_ Các loại thuốc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đảm bảo nguyên tắc 3
dễ:
+ Dễ thấy
+ Dễ lấy
+ Dễ kiểm tra
_ Đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc 5 chống:
+ Chống ẩm nóng
+ Chống mối mọt, nấm móc
+ Chống cháy nổ
+ Chống quá hạn dùng

+ Chống nhầm lẫn, đỗ vỡ, mất mát.
_ Để đảm bảo yêu cầu một số thuốc cần phải bảo quản ở nơi có nhiệt độ lạnh và
nhà thuốc cũng đã trang bị tủ lạnh giúp thuốc luôn đảm bảo chất lượng theo quy
định. Ngoài ra, nhà thuốc còn có các trang thiết bị như: kéo cắt thuốc, túi đựng
thuốc, bình cứu hỏa (phòng khi có bất trắc xảy ra).
2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của nhân viên tại cơ sở:
_ Đội ngũ nhân viên tại nhà thuốc gồm có: Một Dược sĩ chuyên khoa I phụ trách
công tác chuyên môn và 5 Dược sĩ trung học. Nhân viên nhà thuốc luôn có trách
nhiệm, nhiệt tình với công việc, tư vấn cho bệnh nhân mua thuốc.
_Thực hiện quy trình bán thuốc theo sự hướng dẫn của Dược sĩ phụ trách, tư vấn
cho khách hàng về cách sử dụng thuốc, cách phòng ngừa bệnh, giải quyết mọi thắc
mắc của khách hàng, theo dõi và phản hồi tình hình sử dụng thuốc của khách
hàng.
_ Sắp xếp bảo quản thuốc theo yêu cầu của nhà thuốc.
- Cuối tháng đều tổ chức kiểm kê số lượng tồn kho.
2.3 Nhận xét chung về cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc:
3


Để thuận lợi cho việc bán thuốc và giao tiếp với khách hàng, nhà thuốc đặt ở
ngoài một quầy bàn để t, phía bên trong quầy là từng ngăn sắp xếp thuốc theo
nhóm dược lý rất dễ dàng cho việc bán thuốc. Phía ngoài là 2 tủ kính lớn để đặt
những thuốc dùng ngoài và thuốc Đông y. Phía bên trên tường là tủ đựng thực
phẩm chức năng.
Với diện tích 14,85m vuông nhà thuốc có 1 quầy, 4 tủ và đầy đủ các trang
thiết bị tuy không lớn lắm nhưng cách bố trí và trưng bày rất gọn gàng và sạch sẽ
tiện cho việc kiểm tra chất lượng,vệ sinh.
Thuốc được chia làm 2 nhóm: thuốc nội và thuốc ngoại.

PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP

1. Tổ chức, hoạt động của nhà thuốc:
1.1 Quy mô hoạt động: Nhà thuốc bệnh viện
_ Xây dựng và thiết kế:
+ Địa điểm cố định, riêng biệt, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách
4


xa nguồn ô nhiễm.
+ Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ
sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt
trời.
_Diện tích:
+ Diện tích 14,85m² có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để
người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người
bán thuốc.
+ Ngoài ra, Nhà thuốc còn bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác
như:
- Khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán
lẻ trực tiếp cho người bệnh;
- Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc;
- Kho bảo quản thuốc riêng;
- Khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc trong thời
gian chờ đợi.
- Có khu vực trưng bày dành riêng cho thực phẩm chức năng.
_ Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
+ Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo
quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
- Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có hệ

thống chiếu sáng, máy điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió.
+ Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
5


Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ 25OC, độ ẩm không vượt
quá 75%.
+ Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc, bao
gồm:
- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải
dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng, có nút kín để trẻ
nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là dùng đồ bao gói nguyên
của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau khi đã được xử lý theo đúng
quy trình xử lý bao bì;
- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác
để làm túi đựng thuốc;
- Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được đóng
trong bao bì dễ phân biệt;
+ Ghi nhãn thuốc:
- Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì
phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp không
có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.
_ Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của nhà thuốc
+ Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành để các
Người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
+ Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao gồm:
- Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi số lô, hạn
dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan. Nhà thuốc có hệ thống máy tính
và phần mềm để quản lý các hoạt động và lưu trữ các dữ liệu.
- Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân (bệnh nhân có

đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm để có thể tra cứu kịp
6


thời khi cần;
- Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo
quản thuốc đối với thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo quy định của Quy chế
quản lý thuốc hướng tâm thần.
- Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
_ Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho
tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các
quy trình sau:
+ Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
+ Quy trình bán thuốc theo đơn;
+ Quy trình bán thuốc không kê đơn;
+ Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;
+ Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
+ Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo
đơn;
+ Các quy trình khác có liên quan.
1.2 Loại hình kinh doanh: Bán lẻ thuốc thành phẩm nội-ngoại nhập, thực phẩm
chức năng và mỹ phẩm.
1.2.1 Mua thuốc
_ Nguồn thuốc được mua tại các công ty dược phẩm.
_ Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh.
_ Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa
có số đăng ký được phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc mua còn nguyên
vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện
7



hành. Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
_Khi nhập thuốc, người thủ kho kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên
nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với
các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo
quản.
_Nhà thuốc có đủ các thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế
Tp Hồ Chí Minh quy định
1.2.2 Bán thuốc
_ Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
+ Nhân viên nhận toa thuốc từ bệnh nhân, bộ phận thu phí tính tiền và báo giá tiền
cho bệnh nhân biết để bệnh nhân quyết định có mua thuốc hay không?
+ Nếu bệnh nhân đồng ý mua thuốc thì nhân viên nhà thuốc sẽ soạn thuốc theo
đơn.
+ Nhân viên đưa thuốc cho bệnh nhân và hướng dẫn cách dùng thuốc, hướng dẫn
cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, nhân
viên phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn
lên đồ bao gói.
+ Nhân viên cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về nhãn
thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
_Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:
+ Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị
và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
+ Nhân viên phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên
môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc,
giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
+ Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì nhân viên cần tư vấn
8



lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp
nhất khả năng chi phí.
+ Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc.
+ Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp nhân viên có trình độ
chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y
tế về bán thuốc theo đơn.
+ Nhân viên phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về
pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, Nhân viên phải
thông báo lại cho bác sĩ chỉnh sửa cho phù hợp.
+ Nhân viên giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn
trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn,
đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.
+ Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có
cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.
+ Nhân viên hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua
thực hiện đúng đơn thuốc.
1.2.3 Bảo quản thuốc
_ Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
_ Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
_ Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ
"Thuốc kê đơn" hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo
đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
1.3 Điều kiện kinh doanh thuốc:
 Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:
9



-

Cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự phải có trình độ chuyên môn cần
thiết cho từng hình thức kinh doanh thuốc.

-

Ngưới quản lý chuyên môn về dược đã được cấp chứng chỉ hành nghề
dược phù hợp với từng hình thức kinh doanh.

 Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược:
-

Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng hình thức kinh
doanh thuốc.

-

Đã qua thực hành ít nhất từ 2 – 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp đối với
từng hình thức kinh doanh.

-

Có đạo đức nghề nghiệp.

Có đủ sức khỏe hành nghề dược.

1.4 Tổ chức nhân sự
_ Nhà thuốc gồm có 1 Dược sỹ chuyên khoa I quản lý về chuyên môn và 5 dược sĩ
trung cấp là nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản, quản lý

chất lượng thuốc.
_ Yêu cầu đối với nhân viên trong thực hành nghề nghiệp:
+ Đối với người làm việc trong nhà thuốc:
- Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân.
- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng
thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
- Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật,
các thông tin người bệnh yêu cầu.
- Trang phục áo blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh.
- Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược.
10


- Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.
+ Đối với người quản lý chuyên môn:
- Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi mặt hoạt động của nhà thuốc, trong trường hợp vắng mặt phải uỷ
quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành theo
quy định.
- Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua.
- Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình
huống xảy ra
- Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật
về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.
- Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng như đạo
đức hành nghề dược.
- Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, phối hợp
cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng đồng

và các hoạt động khác.
- Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn của
thuốc.
+ Các hoạt động cơ sở bán lẻ cần phải làm đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi:
- Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc
không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi.
- Có thông báo thu hồi cho khách hàng. Kiểm tra và trực tiếp thu hồi, biệt trữ các
thuốc phải thu hồi để chờ xử lý.
- Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người mua về

11


khiếu nại hoặc thu hồi thuốc.
- Nếu huỷ thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lượng thuốc.
- Có báo cáo các cấp theo quy định.
1.5 Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc
_ Nhà thuốc được xây dựng cố định, riêng biệt, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an
toàn và cách xa nguồn ô nhiễm.
_ Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh,
đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
_ Diện tích 20m2, có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người
mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với nhân viên.
Ngoài ra Nhà Thuốc còn có bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác
như:
+ khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ
trực tiếp cho người bệnh.
+ Nơi rửa tay cho nhân viên và người mua thuốc.
+ Kho bảo quản thuốc riêng.
+ Khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc trong thời gian

chờ đợi.
+ Có khu vực trưng bày dành riêng cho thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
_ Thiết bị bảo quản thuốc tại Nhà Thuốc
+ Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng.
+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo
quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;

12


+ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại Nhà thuốc. Có hệ thống chiếu
sáng, quạt thông gió.
_ Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của Nhà thuốc: Có các tài liệu hướng dẫn
sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành để các Người bán lẻ có thể tra cứu và
sử dụng khi cần.
_ Bảo quản thuốc
+ Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc; Điều kiện bảo quản
ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30OC, độ ẩm không vượt quá 75%.
+ Thuốc được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý;
+ Các thuốc kê đơn được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ "Thuốc
kê đơn". Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
2. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại nhà thuốc:
Vì nhà thuốc chuyên bán lẻ các mặt hàng thuốc tân dược có uy tín nhiều năm
nên lượng khách hàng đến mua thuốc cho bện nhân và người nhà bệnh nhân rất
đông. Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh nhà thuốc Phú Quang đã nhập gần 3000
mặt hàng thuốc các loại. Lượng thuốc bán ra không chỉ là thuốc thiết yếu cho
những bệnh thông thường mà còn cả những bệnh nhân mắc chứng bệnh hiểm
nghèo trong xã hội.
Những mặt hàng của nhà thuốc Phú Quang được nhập từ nhiểu nước khác

nhau: Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, công ty dược TWI, công ty dược TWII...
Ngoài ra còn có các mặt hàng của các công ty dược phẩm trong nước do trình
dược viên giới thiệu như: Công ty cổ phần dược phẩm Hậu Giang, Domesco,
Imexpharm, Savipharm, Armephaco...
2.1 Danh mục thuốc được phép kinh doanh tại Nhà Thuốc.
STT

Tên Thuốc

Đường Dùng, Hàm Lượng

13


Dạng Bào Chế
Thuốc gây tê, mê------------------------------------------------------------------------------1

Atropine sulfate

Tiêm

2

Lidocaine (hydrocloride)

Tiêm

3

Procain (hydrocloride)


Tiêm

4

Etomidat

Tiêm

5

Pethidin

Tiêm

6

Sevosluran

Tiêm

Thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm, các bệnh xương khớp----------------7

Acetylsalicylic acid

Uống

8

Diclofenac


Uống

9

Ibuprofen

Uống

10

Lexoprosen

Uống

11

Tenocicam

Tiêm/uống

12

Paracetamol

Uống /Thuốc Đặt

13

Allopurinol


Uống

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn------------------------

14


14

Alimemazine

Uống

15

Acrivastatin

Uống

16

Antazolin

Uống/Tiêm

17

Cetirizin


Uống

18

Dexclorpheniramin

Uống

19

Diphenhydramin

Tiêm

20

Levocetirizin

Uống

21

Cinnarizin

Uống

22

Promethazine (hydrocloride)


Uống

23

Epinephrine (adrenaline)

Tiêm

24

Chlorpheniramin (hydrogen maleate)

Uống

Thuốc giải độc---------------------------------------------------------------------------------25

Atropine (sulfate)

Tiêm

26

Acetycystein

Tiêm

27

Bretylium tosilat


Tiêm

28

Calci gluconat

Tiêm

29

Dantrolen

Uống

15


30

Methionine

Uống

31

Đồng sulfat

Uống

32


Ephedrin(hydroclorid)

Tiêm

33

Flumazenic

Tiêm

34

Ephedrin(hydroclorid)

Tiêm

35

Flumazenic

Tiêm

Thuốc chống động kinh---------------------------------------------------------------------36

Diazepam

Tiêm

37


Phenobarbital (muối natri)

Tiêm /Uống

38

Volproat magnesi

Uống

39

Valproid acid

Uống

40

Valpromid

Uống

41

Volproat natri

Uống

Thuốc trị ký sinh trùng ,chống nhiễm khuẩn-------------------------------------------42


Albendazol

Uống

43

Mebendazol

Uống

44

Niclosamid

Uống

16


45

Amoxicilin

Uống

46

Benzyl penicilin


Tiêm

47

Cefaclor

Uống

48

Cefalexin

Uống

49

Cefradine

Tiêm

50

Cloxacilin

Uống

51

Procaine benzylpenicilin


Tiêm

52

Gentamicine

Tiêm

53

Chloramphenicol

Uống

54

Erythromycin

Uống

55

Doxycycline

Uống

56

Isoniazid


Uống

57

Nystatin

Uống

Thuốc trị đau nửa đầu-----------------------------------------------------------------------58

Ergotamine (tartrat)

Uống/Tiêm

59

Donepezil

Uống

60

Dihydro ergotamin mesylat

Tiêm

17



×