Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

HÌNH TƯỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ GIAI ĐOẠN 1945 1975 ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA THƠ TỐ HỮU VÀ CHẾ LAN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.92 KB, 8 trang )

CHỦ ĐỀ: HÌNH TƯỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA THƠ TỐ HỮU VÀ CHẾ LAN VIÊN
I. Mở đầu:
“Tháp mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Một câu rất đổi quen thuộc với mọi người dân Việt Nam từ xưa nay. Bác Hồ
cái tên đã in đậm trong tâm trí con người Việt. Bác còn là kết tinh của vẻ đẹp Việt
Nam suốt bốn ngàn năm lịch sử. Và cũng không biết tự bao giờ hình ảnh Bác lại
trở thành hình tượng tuyệt vời trong những lời thơ, lời ca dao đầy ngọt ngào, thắm
thiết. Xây dựng hình tượng Bác Hồ là một ý nguyện, một say mê lớn của nhiều nhà
văn nhà thơ Việt Nam. Tố Hữu, rồi Chế Lan Viên, Minh Huệ hay Hải Như... mỗi
người, đã hiến cho văn thi đàn Việt Nam hiện đại một số nét đặc sắc về hình tượng
này. Cũng chính niềm tự hào, lòng thành kính vô biên mà các nhà văn, nhà thơ,…
đã làm nên những kiệt tác về Bác. Rồi những lời thơ, những câu chuyện, những
bản nhạc, … đều mang trong đó những lời chứa chan tình cảm, những lời ngợi ca
hay cách sống giản dị của Bác,… Tất cả, tất cả đã lần lượt ra đời. Có thể kể đến
như ở thơ Tố Hữu và Chế Lan Viên ở giai đoạn 1945 – 1975 như sau:
II. NỘI DUNG
1. Hình tượng của Bác Hồ trong thơ Tố Hữu.
Tố Hữu là một trong những nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ. Trong thơ Tố Hữu
Bác luôn là hình tượng đẹp nhất. Thành công của Tố Hữu chính là thành công trên
những trang thơ khi viết về Bác với một tình yêu hầu như máu thịt. Với ngòi bút
điêu luyện của Tố Hữu hơn bốn mươi năm cầm bút ông đã trở thành ngọn cờ đầu
của nền thi ca Việt Nam cuối thế kỉ XX. Với sự tài hoa điêu luyện ông đã viết nên
những ngôn ngữ thơ vô cùng mượt mà, trong sáng.
Chúng ta thấy rằng hình tượng Bác luôn có trong các trang thơ của Tố Hữu.
Đó là hình tượng của vị lãnh tụ quyết chí hy sinh để Việt Nam giành được hòa
bình độc lập. Một lãnh tụ vô cùng giản dị thương dân. Như câu:
“ Trăm thế kỉ trong tên người Ái Quốc
Bạn muôn đời của thế giới đau thương.”
Cuộc Cách mạng tháng 8 thành công cũng là lúc mà câu thơ ấy đã xuất hiện.


Hay Tố Hữu viết những lời thơ đầy ân tình sâu lắng của người Việt Bắc với người
cán bộ kháng chiến trong “áo chàm đưa buổi phân ly”:
“Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trong theo bóng Người.”
(Việt Bắc)
Hình ảnh của Người in đậm nét núi rừng biên cương, núi rừng kháng chiến.
Có một cái gì thật nên thơ trong trẻo trong buổi sớm mai miền núi. Bác “ung dung”
trong tư thế của người chiến thắng. Chỉ là cái bóng Người đi nhưng mang cả cái
1


đẹp, cái hùng của cuộc kháng chiến làm ta nhớ lại thế giới của trường ca Đam San
với hình dáng của người tù trưởng “Đầu đội khăn kép, vai mang túi da” ngày ấy.
Người trở lên gần gũi với ta hơn và hầu như có một sức lôi cuốn cảm mến của
thiên nhiên “Người đi rừng núi trong theo bóng Người”.
Bác Hồ sống rất đỗi bình dị nhưng trong cái bình dị đó chính là một tâm hồn
vĩ đại, một con người vĩ đại:
“Còn đôi dép cũ mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian.”
Tuy là con người vĩ đại to lớn những chứa chan đầy tình yêu thương. Bác giản
dị với đôi “dép cũ” nhung chính đôi dép ấy đã giúp Bác “đi giữa thế gian” để giúp
nước, giúp đời.
Tố Hữu không dừng ở đó mà còn dùng ngòi bút tài hoa, sự am hiểu con người
Bác giản dị mà phi thường. Ông đã viết nên những trang thơ đầy cảm xúc. Chúng
ta thường nói đôi mắt là của sổ của tâm hồn, chính thế mà Tố Hữu đã dùng ngòi
bút của mình viết nên những câu thơ nói về ánh mắt thật dịu hiền như đôi mắt của

người mẹ: “Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
“Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...”
Hay:
“Bác Hồ, cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hòa bình”.
Một đôi mắt chứa chan tình yêu thương, một đôi mắt như mẹ hiền Việt Nam.
Bác đã trở thành vị cha già của dân tộc. Một vị lãnh tụ gần gũi yêu dân như con..
Dường như các câu thơ hiện lên mồn một hình ảnh một đứa con ở bên cha, quấn
quýt bên cha, và cũng chính như vậy mà đã tiếp thêm niềm tin, tình yêu sự ấm lòng
cho một đứa con. Bác là hiện thân của vẻ đẹp Việt Nam, của sức mạnh Việt Nam.
“Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.
Bác Hồ đã sinh cả cuộc đời mình để đổi lấy độc lập, tự do cho dân tộc. Từ mái
tóc xanh giờ đã thành “bạc phơ”:
“Bạc phơ mái tóc Người cha
Ba năm Đảng nở hoa tặng người.”
Đó cũng chính là sự hi sinh vì hạnh phúc, tự do của dân tộc Việt Nam. Hay
mái tóc bạc ấy lại xuất hiện trong bài “Cánh chim không mỏi”:
“Bác về mái tóc có bạc thêm
Năm canh bốn biển có khi nghĩ nhiều
Hỡi Người, tim những thương yêu
Cánh chim không mõi sớm chiều vẫn bay.”
Những dòng thơ chứa chan làm ta thêm súc động. Một mái tóc “bạc phơ” giờ
“lại bạc thêm”. Cái “bạc phơ” là cái bạc không thể hơn được nữa thế nhưng tóc

2


Bác lại cứ bạc thêm vì nỗi lo của hàng triệu con người Việt Nam. Ta cũng hiểu
thêm được từ sâu trong tấm lòng của Bác đó là tình yêu thương mênh mông của
Người đối với cuộc sống. Tố Hữu đã khắc họa thành công hình ảnh Bác kính yêu
với một tấm lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc. Nhà thơ đã bày tỏ tình cảm thiết
tha của mình đối với Lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Nói về sự hi sinh của Người,
trường ca “Theo chân Bác” đã làm chúng ta càng thêm xúc động:
“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng song chảy nặng phù sa.”
Sự hi sinh lớn lao của Người, tình yêu thương vô biên mạnh hơn lửa thép của
Người là như vậy đó. Người đã đi vào lịch sử dân tộc với vẻ đẹp diệu kì và cũng
chính vẻ kì diệu đó của Người đã làm cho kẻ thù bao phen khiếp sợ:
“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà Đế Quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”
Hình ảnh rực rỡ của Bác Hồ xua tan bóng đen của kẻ thù. Hai hình ảnh đối lập
nhau giữa ánh sáng và bóng tối chen lấn nhau và cuối cùng là ánh sáng rực rỡ
chiến thắng bóng đêm đen tối. Hình bóng Bác Hồ bỗng trở nên vĩ đại biết bao khi
“Bầy dơi Đế Quốc” hoảng sợ ấy càng làm tôn thêm bức tượng của Lãnh tụ, một
bức tượng đẹp đẽ ngời chói những tia sáng hào quang lung linh.
2. Hình tượng của Bác Hồ trong thơ Chế Lan Viên:
Nếu như nhà thơ Tố Hữu viết về Bác bằng tình cảm chân thành, mộc mạc thì
Chế Lan Viên lại có cách viết về Bác vô cùng tinh tế và sâu sắc. Như trong bài thơ
“Người đi tìm hình của nước”:
“Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai

Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người”.
Bác Hồ được Chế Lan Viên dựng lên đó là một người yêu nước hết mình,
Người luôn đặt vận mệnh của đất nước, của dân tộc lên trên tất cả. Không khi nào
Bác quên đi hạnh phúc của dân tộc, kể cả trong từng bữa ăn, từng giấc ngủ:
“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ Quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”.
Chúng ta không thể không bồi hồi xúc động khi đọc lên những dòng thơ ấy.
Bác Hồ đã hi sinh tất cả để cho dân tộc được độc lập, được tự do.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã có những trang viết về Bác vô cùng thắm đượm chất
anh hùng ca khi Bác về Pắc Bó:
“Dân tộc rét chưa nghe người đủ ấm
Hang đá này Bác đắp chiếc chăn sui
Khớp xương buốt vì hơi rêu lạnh thấm
Gió rừng đừng thổi nữa, gió rừng ơi...
Những đêm ấy Bác thức cùng ngọn lửa
3


Thảo từng trang sử lớn cho đời
Tượng Mác trầm ngâm trong hình thạch nhũ
Rồi từng dòng từng chữ qua vai”
Bác Hồ không chỉ lãnh đạo cách mạng thành công mà Bác còn làm sống dậy
những tinh hoa của văn hóa dân tộc:
“Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia
Ta nghe bừng tỉnh dậy
Câu quan họ, xẩm xoan xưa vứt ngã ba đường
Điệu lục bát và màu nâu nơi ruộng rẫy

Bức tranh làng Hồ và cô tố nữ dáng quê hương”.
Để được một dân tộc tự do, hạnh phúc Bác đã phải hi sinh ra đi tìm đường cứu
nước. Bác từ người bòi tàu mà với sự kiên trì cố gắng Bác đã hạnh phúc biết bao
khi tìm đến với Lênin đây cũng là con đường về với Tổ quốc thân yêu. Chế Lan
Viên đã có những cảm xúc thẫm mỹ vô cùng tinh tế khi viết về Bác:
“Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia!
Ta nghe bừng tỉnh dậy...
Người đánh thức tương lai đã về kia!
Bác hôn lên hòn đất
Nghe trong tay trở dậy những thành đồng
Nghe thay đổi cả vóc hình Tổ quốc...”
Thơ Chế Lan Viên đầy những tư duy đã gợi lên hình ảnh Bác Hồ là người thủy
thủ vượt xong những trùng dương sóng bạc ngất trời, là người thợ ảnh của loài
người cùng khổ, không nỡ chụp con người trong những dáng cô đơn, là người
chiến sĩ từng xông pha từ bão tuyết châu Âu đến tù ngục phương Đông với một
chân lý hồng, một ngọn cờ hồng làm sức mạnh, là nhà thơ từng để lại cho đời
những tứ tuyệt có trăng vàng soi tỏ, là nhà hiền triết hiểu chỗ đến, chỗ đi sự vật, là
Người trồng cây suốt một đời trồng và Người cũng là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
Việt Nam:
“Mười bốn triệu nhân dân miền Nam,
Bác thương không sót một người nào;
Ai gian khổ nhất thì Người thương mến nhất.”
Tố Hữu và Chế Lan Viên đều có những vần thơ vô cùng chân thật, thiết tha
khi nói đến một con người vĩ đại như Bác Hồ mà vô cùng giản dị:
“Người chẳng có gì riêng
Dép một đôi, áo quần vài bộ...
Người sống trong một ngôi nhà gỗ
Không chạm trổ rắn rồng hoa lá
Bữa ăn đạm bạc cá kho với lại dưa cà
Rau trong vườn Người đã tăng gia

Cái quạt mát làm bằng lá cọ.”
Một con người vĩ đại, lớn lao nhưng chỉ có thế “một đôi dép, một vài bộ đồ,
nhà đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc,…” Cũng con người vĩ đại mà giản dị, mà gần gũi
ấy đã in sâu trong trái tim của con dân Việt Nam. Cũng như ngày Bác mất, nhà thơ
nhận ra trong nước mắt nhân dân ta khóc Bác có một sức mạnh đã kết tinh:
“... Tổ Quốc khóc Người Cha.
4


Đấy là Việt Nam. Đấy là sức mạnh.
Tiếng khóc lọc hồn ta như lửa chói ngời
Mình nhận ra ta, ta nhận ra Người
Cả dân tộc tìm ra mình qua tiếng khóc”
Thơ Chế Lan Viên thiên về triết lý nên thơ ông rất khó nhớ. Thơ ông cũng ít
được giới thiệu trên sóng phát thanh hay truyền hình nên ít người biết và thuộc.
Nhưng có thể nói, thơ viết về Bác Hồ của Chế Lan Viên là những bài thơ chân
thực, sâu sắc và có tầm tư tưởng cao. Trong thơ ông, Bác như bông hoa sen thơm
ngát, như cây xanh tỏa bóng mát cho đời. Người ra đi, nhưng tình cảm của Người
vẫn còn mãi trong lòng mọi người:
“Bác vĩnh cửu muôn đời không thể mất
Người ở trong lăng và người ở ngoài lăng”
3. Hình tượng Bác Hồ trong các mảng đề tài khác:
Có thể nói hình tượng Bác Hồ là một hình tượng được nói đến rất nhiều trong
văn học như thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, ... Ngoài ra có thể nói đến nhàn văn
Sơn Tùng cũng là cây bút viết về bác với các tiểu thuyết Búp sen xanh viết về thuở
thiếu thời của Bác Hồ hay tác phẩm Trái tim quả đất Hồ Chí Minh được Sơn
Tùng dựng lên từ những cuộc trò chuyện với Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên
Giáp và bộ tham mưu, những cuộc tiếp xúc với dân chúng trong một bản và bộ đội,
dân công trên đường, rồi những đối thoại của Người với tù binh trong hang đá…
Từ đó, làm sáng rõ dần trong lòng người đọc hình tượng một vị tướng trí dũng kiên

cường và nhân ái chan hoà, một nhà cầm quân có tầm nhìn chiến lược, thấu suốt
truyền thống lịch sử đồng thời cũng am tường và có khả năng xử lý mọi tình huống
của cuộc chiến….
Không những văn thơ mà ngay cả những câu ca dao cũng thắm đẫm hình
tượng của Bác Hồ kính yêu ở đó:
“Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái dương.”
Nhà thơ Trần Hữu Thung ở quê hương Bác, đã lọc ra trong hàng ngàn câu ca
dao viết về Bác ở mọi vùng, mọi miền để có được cuốn Ca dao về Bác Hồ với
1.240 câu. Nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dân trong Ca dao Việt Nam 1945-1975 (NXB
Văn hóa - Thông tin - Hà Nội 1997) đã sưu tầm 745 bài (đơn vị ngắn nhất của một
bài ca dao là 2 dòng lục bát), thì có tới 93 bài viết về Bác Hồ (chiếm trên 13%).
Bác sống như trời đất của ta (Tố Hữu), như ánh sáng, như khí trời không thể thiếu
được trong cuộc đời mỗi con người Việt Nam, và ai cũng cảm thấy:
Tự hào biết mấy Bác ơi
Bác cho con cả cuộc đời tự do
Hay:
Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con
Công Cha như nước, như non
Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn.
Các hình ảnh như vầng dương, sao Bắc Đẩu, núi Thái Sơn, ngọn đuốc, biển
rộng, sông dài, núi cao, trăng rằm, hoa sen... luôn xuất hiện với tần số cao trong
những câu ca dao về Bác để so sánh cái to lớn vĩ đại của Bác:
5


Đố ai đếm hết vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.
Đặc biệt nhà thơ Bảo Định Giang đã nói hộ tấm lòng của muôn triệu đồng bào

miền Nam đối với Bác qua bài ca dao nổi tiếng - Cụ Hồ và bông sen:
“Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen thì để lễ chùa
Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.”
Và sau này do ảnh hưởng từ ngữ địa phương đã biến đổi thành:
“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.”
Do những câu ca dao chủ yếu là truyền miệng nên vì thế mà có các dị bản phù
hợp với từng vùng miền, từng dân tộc. Qua đó, ta càng thấy rõ hơn vai trò to lớn
của Bác trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Người đã trở thành
nguồn đề tài, cảm hứng vô tận của nhiều ngành nghệ thuật nói chung và ca dao
hiện đại Việt Nam nói riêng.
Ngoài lĩnh vục văn học thì hình ảnh Bác còn xuất hiện trong các lĩnh vực khác
như điêu khắc, hội họa, âm nhạc hay phim ảnh, ... Dường như hình tượng ấy đã đi
vào chiều sâu của con người Việt Nam từ bao đời nay. Một vị cha già của dân tộc
Việt đã trở thành nguồn cảm xúc của các nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước trong
bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ Tịch”. Đó là những câu hát ca ngợi Người. Người đem
đến mùa xuân, đem đến niềm vui cho dân tộc. Hay Người là gương sáng đưa
đường chỉ lối cho nhân dân để giành được hòa bình. Không chỉ có thế mà còn có
thể kể đến nhạc sĩ Trần Kiết Tường với bài “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người”,
nhạc sĩ Thuận Yến với bài “Bác Hồ, một tình yêu bao la”. Những câu hát trong bản
nhạc chứa chan đầy cảm xúc: “...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác
yêu đàn cháu nhỏ trung thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ
ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương ...”
Hình tượng Bác Hồ đã trở thành một nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào, một
đề tài lớn cho các nghệ sĩ, để họ cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật giàu tâm
huyết. Những tác phẩm ấy khắc họa hình ảnh Bác Hồ như một vị lãnh tụ vĩ đại
nhưng hết sức khiêm nhường và giản dị, gần gũi và thân thương với mọi tầng lớp
nhân dân. Đó là những hình ảnh luôn có sức mạnh làm lay động lòng người.

Những hình ảnh ấy sẽ còn sống mãi trong trái tim hàng triệu người Việt Nam như
một suối nguồn không bao giờ cạn, trong trẻo và êm đềm chảy về tương lai bất
chấp những đổi thay của thời cuộc…

6


Hình ảnh Bác chuẩn bị đến mặt trận Bắc Kạn năm 1950
được họa sĩ Đỗ Mạnh Cương thể hiện bằng những khối hình rắn rỏi.

Chân dung của Bác được tái hiện trong tác phẩm điêu khắc
"Miền Nam trong trái tim tôi" của tác giả Nguyễn Hồng Phong.

7


III. Tổng kết:
Qua những vần thơ đầy trân trọng, ngợi ca đó, người đọc đã cảm nhận được
hình ảnh Người cha già lớn lao và vĩ đại đến nhường nào mà trong mỗi bài thơ, Tố
Hữu, Chế Lan Viên,… đã xây dựng các phương diện trong con người Bác Hồ với
lí tưởng và lẽ sống, niềm vui và tình thương, ân nghĩa và đức hi sinh, sự giản dị,…
của Người đã được hiện lên vừa cụ thể, sinh động, vừa cao cả, lớn lao, khiến người
đọc vừa có cảm giác gần gũi, thân thiết, vừa ngưỡng vọng, kính yêu vị lãnh tụ vĩ
đại của dân tộc. Một hình tượng đẹp sẽ trường tồn hơn bất kì một đài tưởng niệm
bền vững nào.
“Cụ Hồ ở giữa lòng dân
Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê.”…
Hôm nay, tuy Bác đã đi vào cõi trường sinh, nhưng mỗi khi đọc những vần thơ
của Bác, hay những câu thơ, câu ca dao,… của dân tộc ta viết về Bác, mỗi chúng
ta lại thấy yêu Bác lòng ta trong sáng hơn để rồi: “Con nghe Bác, tưởng nghe lời

non nước/ Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau (Sáng tháng Năm_Tố Hữu).”

8



×