Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

Hormon vùng vỏ tuyến thượng thận và thùy sau tuyến yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.89 KB, 22 trang )

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Bài thuyết trình:
Tác dụng sinh lý của các hormon vùng vỏ tuyến thượng thận và thùy
sau tuyến yên.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mỹ Loan


I,vùng vỏ tuyến thượng thận
 Các hormon đều là hợp chất steroid, được tổng hợp từ những mẫu acetat theo
con đường cholesterol
*Phần vỏ gồm 3 lớp riêng biệt

 Lớp cầu sản xuất hormon chuyển hoá muối nước là mineralocorticoid
(aldosteron).

 Lớp bó ở giữa sản xuất glucocorticoid (cortisol).
 Lớp lưới  trong cùng bài tiết nhóm hormone sinh dục



1.Loại Glucocorticoid
 Gồm có hormon cortison,corticosteron, cortisol
Là các hormon chuyển hóa đường

• Cortisol

a, Tác dụng

 Tác dụng chuyển hóa glucid
+Tăng quá trình tổng hợp và dự trữ glycogen ở gan


+ Giảm tiêu thụ glucose ở tế bào


 Tác dụng chuyển hóa protein
+Giảm protein của tế bào( trừ tế bào gan).
+ Tăng cường sự vận chuyển acid amin vào tế bào gan.
+ Tăng nồng độ emzyme tham gia tổng hợp protein ở gan.

 Tác dụng chuyển hóa lipid
+ Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong
huyết tương.
+ Tăng oxi hóa acid béo tự do ở tế bào để tạo năng lượng.


 Tác dụng chống stress

Khi stress ngay lập tức nồng độ ACTH tăng, sau đó Cortisol tăng để chống stress

 Tác dụng chống viêm
+ Cortisol có tác dụng làm giảm các giai đoạn của quá trình viêm=> chống
viêm


Tác dụng chống dị ứng
Cortisol có tác dụng ức chế giải phóng histamin.

⇒Giảm hiện tượng dị ứng.


 Tác dụng lên tế bào máu và hệ thống miễn dịch

+ Giảm kích thước hạch, tuyến ức.
+Tăng sản sinh hồng cầu.
+ Giảm sản xuất limpho T và kháng thể.

 Nồng độ Cortisol tăng cao:
+ Sẽ giảm chuyển hóa T4
+ Gây loét dạ dày.
+ Ức chế hình thành xương.

T3, tăng T3

T4.


b, Điều hòa bài tiết
ACTH của thùy trước tuyến yên điều hòa bài tiết theo cơ chế điều hòa ngược
âm tính


2.MINERALOCORTICOID
 Lớp cầu tiết ra hormone DOC và aldosteron
*Aldosteron

a, Tác dụng

 Tác dụng làm tăng tái hấp thu ion Na+ và bài xuất ion K+ ở tế bào ống thận
- Aldosteron khi đến tế bào ống thận đặc biệt ở các tế bào ở ống lượn xa và ống
góp làm tăng tái hấp thu ion Na+ và bài xuất ion K+



 Tác dụng lên thể tích dịch ngoại bào và huyết áp động mạch
Khi ion Na+ được tái hấp thu sẽ tạo ra một lực thẩm thấu tương tụ đối với nước
làm cho lượng nước tương ứng được tái hấp thu trở lại
thể tích dịch ngoại bào
tăng lên
tăng huyết áp động mạch

 Tác dụng đối với tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt
Tái hấp thu Na+, bài xuất K+
Việc mất muối qua con đường bay hơi mồ hôi giảm.
Kéo dài 1-2 ngày


b, Điều hòa bài tiết:
Có liên quan chặt chẽ với nồng độ các chất điện giải, thể tích dịch ngoại bào,
thể tích máu.
* yếu tố tham gia điều hòa bài tiết:
+ Tăng nồng độ K+ trong dịch ngoại bào => tăng nồng độ Aldosteron
+ Tăng hoạt động của hệ thống renin-angiotensin => tăng nồng độ Aldosteron
+ Tăng nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào => giảm nồng độ Aldosteron
+ Giảm thể tích máu=> tăng nồng độ Aldosteron


3. Nhóm hormone sinh dục
 Lớp lưới tiết các hormone sinh dục androgen, estrogen, progesteron
+ Khi về già là nơi cung cấp duy nhất androgen và estrogen
Khi androgen bài tiết quá mức
- Ở nữ: gây ra hiện tượng nam hóa
- Ở trẻ em trai: làm cho dương vật to lên trước tuổi



Ii, thùy sau tuyến yên

 Tiết ra hormon oxytocin và vasopressin
Có cùng nguồn gốc từ vùng dưới đồi
1.ADH( Vasopressin)

 Là một peptid gồm 9 acid amin
Cys-Tyr-Phe-Gln-Asn-Cys-Pro-Arg-Gly-NH2
Được bài tiết chủ yếu nhờ các noron trên thị



a, Tác dụng

 Vasopressin làm cho nước tiểu cô đặc tương đối bằng cách tăng tái hấp thu
nước ở ống thận.
Tại ống thận, vasopressin kích thích hoạt tính của adenylcyclase, dẫn đến tăng
AMP vòng. AMP vòng làm tăng tính thấm nước ở bề mặt lòng ống lượn xa và
ống góp=> tăng độ thẩm thấu của nước tiểu và giảm lưu lượng nước tiểu. Tác
dụng chống bài niệu của vasopressin có thể giữ lại tới 90% lượng nước lẽ ra
được bài xuất qua nước tiểu.


- ADH cũng làm co các mạch máu ngoại vi và gây co cơ trơn của ruột, túi mật và
bàng quang
Điều hoà bài tiết:

 Bài tiết phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và thể tích dịch ngoại bào.
+ Khi áp suất thẩm thấu tăng, nhân trên thị bị kích thích sẽ truyền tín hiệu

đến thuỳ sau tuyến yên và gây bài tiết ADH.
+ Thể tích máu giảm, gây kích thích mạnh bài tiết ADH khi giảm 15-25% thể
tích máu, lúc này  ADH tăng gấp 50 lần và có thể gây co mạch mạnh.


2.Oxytocin
 Bản chất hoá học: Là peptid có 9 acid amin với trọng lượng phân tử 1025.
Tác dụng:

 Gây co thắt tế bào biểu mô cơ (myoepithelial cells) là những tế bào nằm
thành hàng rào bao quanh nang tuyến sữa. Những tế bào này co lại sẽ ép vào
các nang tuyến và đẩy sữa ra ống tuyến, khi đứa trẻ bú sẽ nhận được sữa. Tác
dụng này được gọi là tác dụng bài xuất sữa, khác với tác dụng gây bài tiết sữa
của prolactin.

 Gây co cơ tử cung mạnh khi có thai, đặc biệt  mạnh vào cuối thai kỳ, lúc
chuyển dạ.


b, Điều hoà bài tiết:
+ Oxytocin được bài tiết khi có kích thích trực tiếp vào núm vú (động tác mút
vú của đứa trẻ)
+ Vùng dưới đồi luôn nhận được các tín hiệu từ hệ limbic do vậy tất cả những
kích thích tâm lý hoặc hệ giao cảm có liên quan đến hoạt động cảm xúc đều
có ảnh hưởng đến vùng dưới đồi làm tăng bài tiết oxytocin và do vậy tăng bài
xuất sữa. 







×