Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.05 KB, 11 trang )

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI:

CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG

DANH SÁCH NHÓM 8:

1

Lý Tấn Huấn

71201313

2

Nguyễn Quốc Chính

71200364

3

Nguyễn Thị Ngọc Hoài

71201186

4

Hồ Mai Hương

71201533



5

Trần Đại Phát

6

Nguyễn Thành Trung

71204147

1|11


MỤC LỤC

2|11


LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự phát triển của ngành công nghiệp, các thiết bị điện trở thành một sản phẩm rất
quen thuộc với người tiêu dùng phục vụ cho hộ gia đình cũng như trong nền kinh tế quốc
dân và xuất khẩu. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng nâng
cao, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã thúc đẩy nhiều
doanh nghiệp trong sản xuất các sản phẩm và thiết bị điện đổi mới công nghệ để nâng cao
năng suất đáp ứng nhu cầu xã hội và tăng lợi thế cạnh tranh.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã trải qua chặng đường hơn 40 năm chông gai
và thử thách để có được bước đường trưởng thành và phát triển, Điện Quang trở thành
thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện. Một trong
những yếu tố giúp Điện Quang thành công như ngày hôm nay là nhờ vào chiến lược công

nghệ. Điện Quang cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm “An toàn - Tiết
kiệm – Thân thiện môi trường”.
Nhận thấy tầm quan trọng của chiến lược công nghệ trong sản xuất sản phẩm, nhóm 8
chọn đề tài “Chiến lược công nghệ của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang” áp
dụng những kiến thức đã được học trong môn Quản lý Công nghệ cùng sự hỗ trợ của các
kênh thông tin để phân tích, nhận xét về chiến lược công nghệ của công ty.
Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, bài báo cáo còn nhiều sai sót nhóm 8 chúng em
mong nhận được giúp đỡ và nhận xét của Cô.

3|11


1

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG

Điện Quang là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về độ nhận biết thương hiệu và mức
độ tin dùng các sản phẩm và thiết bị điện. Năm 2010, theo dự án khảo sát 500 thương
hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do VCCI tổ chức dựa theo kết quả nghiên cứu và đánh giá
độc lập theo chuẩn mực quốc tế của công ty nghiên cứu thị trường FTA, Điện Quang là
thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện.
Là đơn vị tiên phong về công nghệ với 5 nhà máy, trong đó 04 nhà máy đặt tại Việt Nam
và 01 nhà máy đặt tại Venezuela.

Chi nhánh Đồng An
Xí nghiệp
Ống Thủy Tinh

Xí nghiệp Đèn Ống


Xí nghiệp Phả Lại

Liên Doanh VietVen

Khu công nghiệp Đồng An, Tỉnh
Bình Dương, Việt Nam.
Đường số 1, Khu Công nghiệp
Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam.

Sản xuất các loại bóng
đèn huỳnh quang,
compact, ballast...
Sản xuất đèn tròn, ống
thủy tinh, máng, chóa
và các bán thành phẩm
đầu đèn dây dẫn.

Đường số 3, Khu Công nghiệp
Sản xuất các loại bóng
Biên Hòa 1, Thành phố Biên Hòa, đèn huỳnh quang,
Đồng Nai, Việt Nam.
compact và các bán
thành phẩm.
Sản xuất bóng đèn
Thị trấn Phả Lại, Huyện Chí
huỳnh quang, ống thủy
Linh, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
tinh các loại.
The Paraguaná Industrial,
Commercial and Services Free

Trade Zone, Punto Fijo, Falcon
State, Bolivarian Republic of
Venezuela

Sản xuất và kinh doanh
bóng đèn tiết kiệm điện.

Hiện nay công nghệ sản xuất của Điện Quang thuộc vào loại tiên tiến ngang với các nước
trong khu vực và là doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn tại Việt Nam với năng lực sản
xuất các sản phẩm chủ lực như sau:
4|11


Đèn Led các loại: 10 triệu bóng/năm
- Đèn compact các loại: 100 triệu bóng/ năm.
- Đèn huỳnh quang các loại: 30 triệu bóng/ năm.
- Đèn tròn các loại:15 triệu bóng/ năm.
- Thiết bị điện các loại: 10 triệu sản phẩm/ năm.
Điện Quang cam kết luôn làm hết sức mình để đáp lại niềm tin của khách hàng và người
tiêu dùng dành cho sản phẩm và thương hiệu Điện Quang và tin tưởng rằng Điện Quang
sẽ mãi là thương hiệu được lựa chọn đầu tiên đối với khách hàng và người tiêu dùng.
“Ở ĐÂU CÓ ĐIỆN, Ở ĐÓ CÓ ĐIỆN QUANG”

2

TÌNH HÌNH TRƯỚC KHI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Thương hiệu bóng đèn Điện Quang ra đời trong giai đoạn khó khăn khi đất nước mới
thống nhất, nền kinh tế vừa qua một thời gian dài chiến tranh. Tiếp quản dây chuyền thiết
bị, cơ sở sản xuất do chế độ cũ để lại sau năm 1975, chính vì vậy dây chuyền sản xuất

còn lạc hậu và kém hiệu quả.
Sản phẩm của công ty lúc bấy giờ chỉ là những sản phẩm chiếu sáng phổ thông như bóng
đèn tròn sợi đốt, đèn huỳnh quang,… lúc này các doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu
thâm nhập vào thị trường trong nước như Philip, Toshiba Osram, Panasonic… họ đã
mang đến những sản phẩm mang tính cạnh tranh rất lớn như bóng đèn tiết kiệm điên
compact, đèn LED… với xu hướng ưa hàng ngoại của người Việt và những tính năng cực
kỳ hấp dẫn của các loại bóng đèn mới các thương hiệu ngoại có nguy cơ chiếm lĩnh thị
trường, các thương hiệu Việt nói chung và Điện Quang nói riêng rất khó để cạnh tranh
với các thương hiệu ngoại nếu họ không có chiến lược đổi mới công nghệ và sản xuất
một cách đúng đắn. Ngoài phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại nhập, Điện Quang
còn phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước; đối thủ lớn nhất có thể nói đến là Rạng
Đông, một công ty cũng rất mạnh trong lĩnh vực này.
Trước tình hình trên, đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang phải
có chiến lược thay đổi công nghệ một cách mạnh mẽ và đúng đắn để bắc kịp với xu
hướng của thị trường và tăng ưu thế cạnh tranh của mình đối với các đối thủ cùng ngành.

3

QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và khuynh hướng tiêu dùng, Điện Quang
đã mạnh dạn trong việc đầu tư con người và cơ sở vật chất để nắm bắt và làm chủ công
nghệ. Điện Quang đã tập trung đầu tư khép kín quy trình từ khâu sản xuất nguyên vật liệu
cho đến các sản phẩm hoàn chỉnh. Các loại máy móc thiết bị chính được Công ty nhập từ
5|11


các hãng có uy tín trong lĩnh vực sản xuất thủy tinh và bóng đèn như TOSHIBA (Nhật
Bản) ALCATEL (Pháp), EDWARDS (Anh), KUMHO (Hàn Quốc), FEDERAL (Đài
Loan).

Chính nhờ tích hợp công nghệ và đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín mà
những sản phẩm của Điện Quang luôn được người tiêu dùng đánh giá cao. Mỗi năm, số
lượng tiêu thụ sản phẩm tiết kiệm điện đều tăng 20-30%. Đây chính là động lực để Điện
Quang tiếp tục nghiên cứu, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm tiết kiệm với giá thành
phù hợp cho khách hàng.
Quá trình đổi mới công nghệ của công ty gắn liền với lịch sử hình thành của công ty.
Gồm 4 giai đoạn:
3.1 Giai đoạn 1 (1973 – 1975): Khởi đầu
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang tiền thân là Công ty Điện Quang (Electrolite
Inc.) thành lập vào năm 1973, trụ sở chính đặt tại lầu 4 Bến Chương Dương, Quận 1, Sài
Gòn. Vào những ngày đầu thành lập, diện tích nhà máy của công ty vỏn vẹn chỉ có
10.000m2 đặt tại khu kỹ nghệ Biên Hoà Sonadezi. Nhưng với quyết tâm cạnh tranh với
hàng ngoại nhập, Công ty Điện Quang lúc bấy giờ đã đầu tư toàn bộ máy móc, thiết bị và
dây chuyền sản xuất theo công nghệ sản xuất bóng đèn huỳnh quang của hãng Toshiba,
Nhật Bản và được đánh giá là có công nghệ thuộc loại hiện đại nhất khu vực Đông Nam
Á lúc bấy giờ.
3.2 Giai đoạn 2 (1975 – 1996): Phục hồi và phát triển
Sau 30/4/1975 Ban Quân quản tiếp quản cơ xưởng sản xuất cũ, Ban giám đốc đã tìm mọi
cách để khôi phục lại hoạt động sản xuất của Công ty.
Thời gian từ năm 1976 đến 1977 Công ty bước vào thời kỳ mới, các hoạt động sản xuất
tăng ráo riết, sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường.
Trong giai đoạn này, Điện Quang là nhà sản xuất bóng đèn huỳnh quang duy nhất của
Việt Nam cho đến tận năm 2000.
Năm 1990: Điện Quang trang bị thêm dây chuyền sản xuất bóng đèn huỳnh quang tự
động theo công nghệ của hãng Federal - Đài Loan với công suất 900 cái/giờ. Đây là dây
chuyền sản xuất bóng đèn huỳnh quang hiện đại nhất vào thời điểm đó, sản phẩm làm ra
tạo được sự tín nhiệm cao của người tiêu dùng.
3.3 Giai đoạn 3 (1996 – 2005): Đổi mới
Năm 1997: Đầu tư dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang phi 28 công suất 4 triệu
bóng/năm và liên tục cải tiến nâng cấp qua các năm để đáp ứng ngày càng cao về số

lượng và chất lượng và cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập.
Năm 1998: Đầu tư 1 dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất bóng đèn tròn dây tóc xoắn
kép có hiệu suất sáng hơn bóng đèn dây tóc xoắn đơn 20% với công suất 12 triệu
6|11


bóng/năm. Sản phẩm này ra đời đã chiếm được thị phần cao và chinh phục được người
tiêu dùng.
Năm 1999: Để đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất Ballast điện từ
với công nghệ dập và ép lõi từ tự động.
Năm 2000: Đầu tư mới một lò thủy tinh trung tính hiện đại của hãng NEG (Nhật Bản) có
công suất 24 tấn/ngày nhằm chủ động nguồn cung cấp ống thủy tinh cao cấp cho sản xuất
bóng đèn với giá cạnh tranh nhất. Đây có thể nói là bước đi táo bạo mang tính đột phá
trong đầu tư công nghệ của Công ty, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của thương hiệu
Điện Quang.
Năm 2000: Để đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, Xí nghiệp Bóng đèn
Bình Minh được di chuyển tới khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương. Công ty đã đầu tư dây chuyền huỳnh quang tiết kiệm năng lượng để lắp đặt tại
đây.
Tính đến năm 2002, Công ty đã đầu tư tổng cộng hơn 200 tỷ đồng cho việc nâng cao
năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới công nghệ. Từ chỗ chỉ sản xuất các
loại bóng đèn tròn và bóng đèn huỳnh quang thông thường, Điện Quang đã sản xuất được
trên 100 loại sản phẩm chiếu sáng và điện dân dụng chất lượng cao.
Năm 2003: Điện Quang trở thành nhà sản xuất bóng đèn đầu tiên tại Việt Nam đã thương
mại hóa thành công công nghệ Tricolor Phospho và giới thiệu ra thị trường sản phẩm đèn
Điện Quang Maxx 801 cho chất lượng ánh sáng tốt hơn, giúp bảo vệ mắt trẻ em.
Tháng 6/2003: Công ty tiếp nhận thêm Công ty Thuỷ tinh Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương
và Xí nghiệp Thuỷ tinh Thái Bình. Đồng thời Công ty cũng tiếp nhận thêm một dây
chuyền sản xuất bóng đèn huỳnh quang nhãn hiệu Federal Machinery.
3.4 Giai đoạn 4 (2005 – nay): Hội nhập

Trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2008, với định hướng phát triển theo mô hình tập
đoàn chuyên sâu trong lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện, Công ty đã đầu tư và chuyên
môn hoá một số lĩnh vực hoạt động trong ngành, vì vậy Công ty đã thành lập năm công ty
thành viên và hai công ty liên doanh, bao gồm:
- Một Công ty phân phối.
- Ba Công ty tư vấn – thiết kế và thi công các hệ thống M&E công nghiệp và dân dụng.
- Một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa kỹ thuật phục vụ
ngành điện.
- Một công ty sản xuất dây cáp điện và một công ty chuyên sản xuất các mạch điều
khiển điện tử và bo mạch cho đèn LED.
Tiếp tục trong các năm 2006, 2007, 2008 Điện Quang đã đầu tư thêm các dây chuyền sản
xuất sản phẩm tiết kiệm điện với tổng giá trị đầu tư trên 100 tỷ đồng để nâng năng lực
7|11


sản xuất lên 100 triệu sản phẩm các loại/năm. Cũng trong thời gian này, với định hướng
phát triển theo mô hình tập đoàn chuyên sâu trong lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện,
Công ty đã đầu tư và chuyên môn hoá một số lĩnh vực hoạt động trong ngành, vì vậy
công ty đã thành lập năm công ty thành viên và hai công ty liên doanh bao gồm: một
công ty phân phối, ba công ty tư vấn – thiết kế và thi công các hệ thống M&E công
nghiệp và dân dụng. Một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa kỹ
thuật phục vụ ngành điện. Một công ty sản xuất dây cáp điện và một công ty chuyên sản
xuất các mạch điều khiển điện tử và bo mạch cho đèn LED.
Không chỉ đầu tư công nghệ, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, Điện Quang còn
thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Năm 2008, Điện Quang đã ký hợp đồng liên doanh với
Tập đoàn dầu khí công nghiệp Venezuela để xây dựng khu liên hợp sản xuất bóng đèn
tiết kiệm điện Vietven, đặt tại khu công nghiệp – thương mại và dịch vụ tự do Paraguana,
thuộc bang Falcon, Venezuela, có diện tích 80.000 m 2, với công suất thiết kế 74 triệu
bóng/năm.
Ngoài đầu tư cho công nghệ sản xuất, Điện Quang còn quan tâm đến công tác đầu tư cho

công nghệ quản lý thông qua việc đầu tư và cập nhật liên tục các phiên bản ERP (Hệ
thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp) của hãng Oracle - Mỹ, ISO 9001 và Impact (Mỹ).

4

HIỆU QUẢ TẤT YẾU CỦA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUA TỪNG THỜI


4.1 Khả năng cạnh tranh
Biết được chu trình sống của sản phẩm đến lúc nào cần đổi mới, cải tiến.
Bị canh tranh quyết liệt
• Những tháng cuối năm 2008, sản phẩm bóng đèn huỳnh quang và tiết kiện điện
của Trung Quốc tồn kho với số lượng lớn. Do vậy để giải phóng lượng hàng tồn
kho, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã chấp nhận bán với giá rất thấp. Đây
là thách thức không nhỏ đối với Công ty khi cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.
• Bên cạnh những lợi thế về quy mô và công nghệ tiên tiến của mình, Điện Quang
phải trực tiếp cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành ngày càng khốc liệt. Đối với
các sản phẩm truyền thống (đèn hùynh quang) thì các đối thủ như Rạng Đông,
Phillip đua nhau giảm giá và làm các chương trình khuyến mãi trực tiếp để có mức
giá bán rất thấp nhằm tranh giành thị phần. Còn đối với các nhóm sản phẩm đáp
ứng như cầu mới của thị trường như sản phẩm tiết kiệm điện (đèn compact) thì các
đối thủ cạnh tranh rất sát để chiếm giữ thị trường đang tăng trưởng.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì
chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên

8|11


lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp bị đe doạ

Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản
phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản
phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an
toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường.
Sản phẩm tiết kiệm điện, tuổi thọ cao, chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm
Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được
nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường
cạnh tranh.
Như là một “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Đổi mới công nghệ có thể nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản
xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường
Là cơ sở để mở rộng thị trường hàng hóa
Đặc biệt cải tiến thiết bị để phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu trong nước, giảm lượng
nhập ngoại nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. Cải tiến đã làm
giảm chi phí vật tư trong sản xuất.
Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt
hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh
tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên yếu tố con người vẫn là quan trọng và
then chốt!
Để tạo điều kiện phát triển dựa vào nền tảng đổi mới công nghệ, cần phải tạo ra nguồn
nhân lực được đào tạo chuẩn mực về công nghệ, phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất và
quan trọng là phải tạo cơ hội và môi trường thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực sáng
tạo của lực lượng lao động theo đúng lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.
Từ xác định trên, Công ty đã tiến hành triển khai thực hiện đồng bộ hai giải pháp: “đổi
mới công nghệ đi đôi với đổi mới con người”. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực đã được tiến hành một cách bài bản, theo chương trình, kế hoạch đã xây dựng, bám
sát thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và hướng tới mục tiêu phát triển doanh
nghiệp trong dài hạn.
Sáng kiến trong công tác quản lý phát huy mọi khả năng con người, khai thác hết tính
năng của máy, đảm bảo chất lượng sản phẩm, làm tăng năng suất lao động, giao chi phí

nhập thêm máy.
Chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng
sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh là con đường duy nhất để
doanh nghiệp tồn tại, phát triển, bảo đảm thường xuyên việc làm và thu nhập cho người
lao động
9|11


Đổi mới công nghệ còn phải nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như xã
hội, nâng cao trình độ trí tuệ của người lao động, làm cho họ thích nghi và làm chủ máy
móc thiết bị công nghệ mới; đồng thời có khả năng sáng tạo hơn trong hệ thống sản xuất
kinh doanh.
Đổi mới đồng bộ từ hoạt động đầu tư các thiết bị hiện đại đến đào tạo con người, thay đổi
phương thức tổ chức sản xuất và thông tin phục vụ sản xuất.
Xây dựng và thực hiện lộ trình nâng cao năng lực công nghệ
Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất các sản phẩm chủ
lực, sản phẩm trọng điểm
Giúp Tăng cường nguồn lực cho Đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp.
4.2 Thành công qua các năm
Lúc mới thành lập, Công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm là đèn huỳnh quang nhưng
Đến nay Điện Quang đã cung cấp ra thị trường trên 400 sản phẩm các loại.
• Ngoài các nhóm sản phẩm truyền thống như đèn huỳnh quang, đèn tròn, ballast từ,
ballast điện tử, máng đèn, choá đèn, đèn compact dạng U, xoắn với đủ các công
suất từ 3w đến 110w;
• Điện Quang còn phát triển các dòng sản phẩm có tính năng nổi trội đặc biệt như
đèn compact chống ẩm có khả năng chống ẩm đạt chuẩn quốc tế IP 65; đèn
compact maxX siêu bền, tuổi thọ lên đến 10.000h (cao nhất trên thị trường hiện
nay); đèn Double Wing – thế hệ đèn huỳnh quang mới nhất hiện nay đến các loại
đèn LED có tuổi thọ cao và tiết kiệm điện.
• Điện Quang cũng phát triển mạnh các thiết bị điện dân dụng như ổ cắm, phích

cắm, quạt điện, đèn bàn, cầu dao điện,…
Sản phẩm làm ra tạo được sự tín nhiệm cao của người tiêu dùng qua các thời kì khác
nhau.
Tăng sức cạnh tranh:
• Tập trung vào công nghệ,
• Các giải pháp sản xuất đồng bộ.
• Quy trình sản xuất khép kín từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm hoàn chỉnh
đầu ra.
• Giảm giá thành.
10 | 1 1


• Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới với tính năng đa dạng
Ví dụ như: Năm 1998: Đầu tư 1 dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất bóng đèn tròn
dây tóc xoắn kép có hiệu suất sáng hơn bóng đèn dây tóc xoắn đơn 20% với công suất 12
triệu bóng/năm. Sản phẩm này ra đời đã chiếm được thị phần cao và chinh phục được
người tiêu dùng.
Năm 1999: Đầu tư dây chuyền sản xuất Ballast điện từ với công nghệ dập và ép lõi từ tự
động, giúp sản phẩm có chất lượng tốt hơn, ổn định hơn và đa dạng hóa sản phẩm.
Chiến lược phát triển sản phẩm với các tiêu chí “An toàn – Tiết kiệm – Thân thiện môi
trường”, cam kết mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Không chỉ đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất Điện Quang còn luôn chú trọng
tới việc đầu tư mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Tiêu chí định vị thương hiệu sản phẩm được Điện Quang xác định gồm: An toàn - Tiết
kiệm - Thân thiện môi trường. Điện Quang là một trong những doanh nghiệp sớm áp
dụng các công nghệ quản lý hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty luôn đi đầu công nghệ, và thay đổi qua từng thời kì khác nhau giúp công ty tăng
sức cạnh tranh, giúp vượt qua những lúc khó khăn, tăng chất lượng, giảm giá bán, đa
dạng hóa sản phẩm, ….


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Gíao trình Quản lý Công Nghệ - Cô Nguyễn Thị Thu Hằng

11 | 1 1



×