Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Môn học nhập môn quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.51 KB, 4 trang )

Môn học nhập môn quan hệ quốc tế có ý nghĩa và vai trò to lớn không chỉ
với sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế nói riêng mà còn trong chương
trình đào tạo cử nhân nói chung. Tuy là môn học thuộc nhóm cơ sở ngành
song tầm quan trọng lại vô cùng lớn lao không chỉ trang bị cho người học
những kiến thức nền vững chắc trong việc hỗ trợ các ngành mà mình theo
học, ví dụ: Lịch sử, chính trị, triết học,...mà còn mang tầm vóc vi mô và vĩ
mô đối với các vấn đề an ninh, chính trị quốc gia, khu vực và trên thế giới.
Thông qua việc học tập và nghiên cứu nhập môn quan hệ quốc tế chúng ta
có thêm những hiểu biết nhất định để nắm được nguồn gốc, nguyên nhân
phát sinh và giải thích những vấn đề đang xảy ra trong đời sống chính trị
quốc tế chẳng hạn vấn đề Syria, vấn đề Libya, vấn đề nước Nga hay
Ucraina,..mà tránh sự thiên lệch cảm tính khi đánh giá một chủ thể nào, có
cái nhìn khách quan, đa dạng hơn, đa chiều hơn về toàn cảnh quốc tế mà từ
đó nắm bắt các quy luật vận động của các chủ thể trong quan hệ quốc tế,
trong đó quốc gia là chủ thể căn bản và quan trọng nhất mà đề ra những giải
pháp phù hợp để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể với
nhau, tìm ra lối ứng xử phù hợp để cân bằng lợi ích không chỉ cho chúng ta
mà còn khu vực và thế giới, góp phần ổn định an ninh, bảo vệ hòa bình địa
cầu, hướng tới phát triển bền vững và thịnh vượng. Song mục tiêu cao cả và
lớn lao đó lại đòi hỏi một quá trình lâu dài khi thế giới luôn luôn chứa đựng
những mâu thuẫn gay gắt về tôn giáo, lợi ích quốc gia,...Do đó việc hiểu biết
và nghiên cứu về nhập môn quan hệ quốc tế là quan trọng hơn cả để chúng
ta có những đối sách phù hợp tránh những hậu quả tàn khốc do xung đột,
chiến tranh xảy ra mà xây dựng một thế giới đại đồng tốt đẹp hơn. Chỉ khi
có học tập và nghiên cứu nhập môn quan hệ quốc tế, chúng ta mới có thêm
nhiều bài học quý báu mà nổi bật là quan hệ quốc tế và quyền lực trong quan
hệ quốc tế mà bổ sung những kiến thức cơ bản quan trọng về những vấn đề
liên quan thực tiễn đến tình hình đất nước và thế giới như: chủ quyền quốc
gia, quyền lực cứng, quyền lực mềm,...để biết Việt Nam đang ở đâu trên sân
khấu chính trị quốc tế, xác định điểm mạnh, điểm yếu của ta ra sao mà từng
bước khắc phục khuyết điểm, phát huy thế mạnh để giúp dân tộc ta hoàn


thiện hơn, hùng mạnh hơn, tránh được nguy cơ là con cờ cho các nước lớn
thao túng và chi phối, dễ dàng giải quyết những mâu thuẫn nếu xảy ra khi lợi
ích khó dung hòa mà để làm điều đó không gì khác hơn là đưa ra những


chính sách phù hợp trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và các vấn đề
khác, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tăng cường sức
mạnh quốc gia và bắt kịp xu thế của thế giới, không ngừng đa phương hóa,
đa dạng hóa, cùng nhau phát triển với các nước theo tinh thần hợp tác có lợi
tuân thủ các nguyên tắc và luật lệ quốc tế, đổi mới đường lối đối ngoại làm
cho nó trở nên sắc bén để vừa đảm bảo lợi ích quốc gia vừa giữ vững toàn
vẹn chủ quyền, lãnh thổ trước các nguy cơ diễn biến khó lường của tranh
chấp quốc tế mà nổi bật là vấn đề biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa liên quan đến chủ quyền và lợi ích sống còn của dân tộc ta.
Không chỉ thế việc học nhập môn quan hệ quốc tế còn giúp chúng ta tìm ra
ưu điểm và nhược điểm của các quốc gia khác để khi có xung đột hay chiến
tranh. Chúng ta có thể đương đầu và giành thắng lợi cuối cùng. Lịch sử dân
tộc Việt Nam suốt hơn mấy ngàn năm qua đã minh chứng cho điều đó.
Chúng ta là nước nhỏ luôn phải chịu nạn ngoại xâm cho nên việc nghiên
cứu về các quốc gia là yếu tố sống còn liên quan đến vận mệnh dân tộc. Chỉ
khi ta có hiểu biết và nghiên cứu về quan hệ quốc tế ta mới có thể giữ vững
độc lập, ta mới có thể đương đầu trước các thế lực bạo tàn. Nhập môn quan
hệ quốc tế giúp cho mỗi công dân có thể hiểu thêm và chính sách đối ngoại
của nhà nước đồng thời có quyền biểu đạt, góp ý về chính sách đối ngoại của
chính phủ qua đó thể hiện tinh thần, trách nhiệm công dân của mỗi người đối
với Tổ quốc, phát huy tinh thần dân chủ để xây dựng chính sách đối ngoại
tốt đẹp hơn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc xây dựng chính sách đối
ngoại là vấn đề thiết yếu của mỗi quốc gia do đó khi học tập và nghiên cứu
nhập môn quan hệ quốc tế. Chúng ta có thể so sánh, đối chiếu và học hỏi
những chính sách đối ngoại ở các thời kỳ trước đây và các nước khác nhau

để điều chỉnh chính sách đối ngoại của ta tốt hơn nhằm cân bằng lợi ích của
các nước. Việt Nam do phải đương đầu với các thế lực có sức mạnh hơn ta
gấp vạn lần trong quá khứ và trong tương tác quan hệ quốc tế hiện nay như
Mỹ, Trung Quốc,.. Nên tham khảo các chính sách đối ngoại khác nhau từ xa
xưa cho đến hiện tại sẽ giúp ta có thái độ ứng xử phù hợp trong quan hệ với
các nước lớn để ta vừa giữ vững độc lập chủ quyền vừa bảo vệ lợi ích trong
tình cảnh thế giới phức tạp hiện tại. Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện
nay khi mà xu thế hội nhập là điều tất yếu và hợp tác giữa các quốc gia
không ngừng tăng lên chính vì lẽ đó tạo nhiều thời cơ và thách thức cho sự
phát triển của đất nước và đặt ra vô số vấn đề cần phải giải quyết. Hội nhập


quốc tế là lẽ sống còn vì nếu không chúng ta sẽ bị tụt hậu rất nhiều và dễ xảy
ra bất ổn, có nguy cơ bị xâm lược bởi các thế lực bên ngoài mà lịch sử thế
giới đã chứng minh và lịch sử Việt Nam đã có nhiều dẫn chứng sống động
cho điều đó do đó để làm sao hội nhập tốt thì việc nghiên cứu về các quốc
gia là điều cần thiết và sẽ thật thiếu xót khi chúng ta những công dân làm
chủ đất nước không hiểu gì về thế giới, về quan hệ quốc tế thì ta sẽ mãi dậm
chân tại chỗ trước bước tiến như vũ bão của thế giới, sẽ gặp vô vàn khó khăn
thách thức khi đất nước gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới như WTO,
WHO, Apec,...và sắp đến đây là gia nhập cộng đồng Asean, TPP,...Chính vì
lẽ đó việc học nhập môn quan hệ quốc tế là điều cấp thiết để chúng ta có thể
theo kịp bước tiến thời đại, phát triển đất nước cùng với bạn bè năm châu.
Nếu chúng ta không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không có sự hiểu biết nhất
định thì chúng ta sẽ mất nhiều hơn được khi hội nhập quốc tế. Còn vấn đề
hợp tác giữa các quốc gia, để đạt được tinh thần đôi bên có lợi thì phải thông
qua đối thoại và thấu hiểu. Mà đã làm được việc đó ta phải tìm hiểu kỹ về
quốc gia đó như thế nào?Lợi ích ra sao?Có ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay
không?Có như thế ta mới không bị động trong sự tương tác giữa các chủ thể
mà phát triển có lợi bền vững với các dân tộc khác. Song toàn cầu hóa để lại

cho chúng ta nhiều khó khăn như phân hóa giàu nghèo, sự cạnh tranh của
các công ty xuyên quốc gia và đặc biệt sự gia tăng ảnh hưởng của các nước
khác với văn hóa dân tộc. Chính vì lẽ đó nếu không nghiên cứu về quan hệ
quốc tế, chúng ta sẽ bị tác dụng ngược của toàn cầu hóa kéo theo sự mất ổn
định hay những nguy cơ tiềm ổn. Vì vậy học tập và nghiên cứu nhập môn
quan hệ quốc tế là điều thiết yếu không chỉ có lợi cho tương lai chúng ta mà
còn cho tương lai đất nước. Thủ tướng Churchill đã từng nói:"Không có lẻ
thù vĩnh viễn, không có Đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn mà
thôi" Câu ấy rất đúng trong mối quan hệ quốc tế không chỉ hiện nay mà còn
từ xa xưa. Mặc khác lợi ích các dân tộc luôn luôn thay đổi và khác nhau cho
nên việc dẫn đến xung đột hay đối đầu lợi ích là điều khó tránh khỏi và Việt
Nam vẫn không thoát khỏi quy luật đó. Chính như thế cho nên ta cần phải
hiểu và nghiên cứu sâu sắc quan hệ quốc tế để ta có thể giải quyết các vấn
đề liên quan một cách tốt hơn, sáng suốt hơn. Hiện nay vấn đề chủ quyền
quốc gia của Việt Nam mà cụ thể là vấn đề biển Đông nơi có hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đang là vấn đề nóng trong mối quan
hệ với các nước xung quanh như Trung Quốc, Phillipines,...Do đó để giải


quyết bài toán nan giải đó nhà nước phải nghiên cứu đầy đủ về những mặt
lợi hại của lợi ích của các nước có liên quan đến Việt Nam và sức mạnh của
các bên tham gia ra sao để có những sách lược phù hợp trong phát triển nội
lực quốc gia và chính sách ngoại giao hợp lý để hạn chế những tổn thất khi
có xung đột xuất hiện, mặt khác tạo ra đối trọng đủ mạnh để đủ sức răn đe
một khi tình huống xấu nhất xảy ra và không đứng ngoài cuộc nhìn các nước
khác thao túng. Cũng từ điều đó mỗi người công dân Việt Nam khi được học
môn nhập môn quan hệ quốc tế sẽ có thể hiểu được những chính sách ngoại
giao của nước mình đồng thời có thể hiến kế, góp sức để phát triển đất nước
không chỉ trong ngoại giao mà còn trong các vấn đề khác để chúng ta tăng
cường sức mạnh cứng, phát triển sức mạnh mềm tạo thành sức mạnh tổng

hợp vĩ đại để có thể đương đầu với nhiều hậu quả xấu sẽ diễn ra.
Tóm lại nhập môn quan hệ quốc tế có mặt trong chương trình học của sinh
viên là điều đúng đắn và không có gì phải bàn cãi về tầm quan trọng của nó
không chỉ đối với người học mà còn với sự phát triển, sự ổn định và tương
lai của quốc gia. Nghiên cứu về quan hệ quốc tế không chỉ có ở Việt Nam
mà cường quốc như Anh, Mỹ,.. đã làm điều đó trước chúng ta hàng trăm
năm để thấy họ đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của nó. Chính vì thế



×