Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.12 KB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH
TRONG MÔN HỌC NGỮ VĂN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Bối cảnh chọn đề tài
Ngày nay nền khoa học ngày càng phát triển, nhất là thời kì đất nước ta trên
con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì việc rèn luyện cho học sinh sự
yêu thích đối với môn Ngữ văn là đều hết sức cấp bách và cần thiết. Bởi vì một
số học sinh cho rằng văn chương cũng chỉ là ảo ảnh của dòng suối mà thôi. Nó
không cần thiết đối với cuộc sống của các em. Mặc khác, trong quá trình học đa
số học sinh thấy môn Ngữ văn rất nhàm chán không có gì là thú vị, mặc dù giáo
viên đứng lớp đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới như: phương pháp
dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích hợp, phương pháp dạy học theo
nhóm, phương pháp giảng bình,… Nhưng các em vẫn dần dần xa lánh, thờ ơ với
môn Ngữ văn.
2. Lí do chọn đề tài
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh không thích học môn
Ngữ văn, nhưng theo tôi có một lí do rất nhỏ mà ai cũng biết nhưng lại ít đề cập
tới, đó là hiện tượng đa số học sinh không đọc tác phẩm trước khi soạn bài mới.
Soạn bài chỉ là hình thức để đối phó giáo viên bằng cách soạn qua loa hoặc chép
từ sách học tốt Ngữ văn mua sẵn trên thị trường, chứ không cảm nhận được cái
hay của tác phẩm. Trong giờ học môn Ngữ văn đặc biệt là các tiết thuộc phần
Văn thì đa số giáo viên và học sinh đều bỏ qua khâu rèn luyện đọc diễn cảm.
Nếu có đọc cũng chỉ sơ sài, vì thế hiếm khi người học có được những giây phút
thăng hoa qua những giờ đọc ngắn ngủi. Các em chưa thật sự hóa thân mình vào
tác phẩm, chưa dùng trí tưởng tượng của mình để thâm nhập vào từng mảnh đời,
từng cuộc sống, từng nhân vật,… trong các tác phẩm thì làm sao có thể yêu


thích được? Chính vì điều đó, các em học sinh tỏ ra xem nhẹ môn Ngữ văn,


không thích học môn học này. Vì thế việc rèn luyện đọc diễn cảm cho học sinh
trong môn Ngữ văn là hết sức cần thiết. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài
Rèn luyện kỹ năngđọc diễn cảm cho học sinh trong môn Ngữ văn.
3. Mục đích chọn đề tài
Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm góp phần thúc đẩy học sinh có thể cảm thụ
được văn bản một cách nhanh chóng và phân tích tác phẩm được cụ thể, rõ ràng.
Đọc diễn cảm cũng chính là quá trình thổi hồn vào cho tác phẩm, làm cho thế
giới trong tác phẩm hiện lên trước mắt người đọc. Qua việc đọc, học sinh biết
đánh giá cuộc sống xã hội thực tại. Cũng qua hoạt động đọc, tình cảm, thẩm mỹ
của các em được nâng lên cao, tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế giới xung
quanh và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn. Kỹ năng giao tiếp thành
thạo hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Mỗi người chúng ta điều biết mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ
cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành những năng lực, kỹ năngcần thiết
ở người học để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Vì thế, việc giáo dục, học tập và làm việc được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm. Trong đó Ngữ văn là một môn học không thể thiếu trong
chương trình phổ thông của bất kì quốc gia nào. Mục tiêu chính của dạy học của
môn Ngữ văn là phải giúp học sinh cảm thụ được cái riêng, cái mới, giá trị chân
thực và sức hấp dẫn trong văn chương. Trên cơ sở đó giúp học sinh rung cảm
trước vấn đề của cuộc sống, phát triển năng lực thẩm mĩ, hình thành nhân cách
cho học sinh. Chính vì vậy quá trình dạy học môn Ngữ văn không phải chỉ chú
trọng đến thời lượng của một tiết dạy mà đặc biệt phải quan tâm đến những vấn
đề cơ bản như: Dạy cái gì? Dạy để làm gì? Dạy như thế nào? Dạy ra sao?


Bên cạnh đó, quan điểm tích hợp, phát huy tính tích cực và rèn luyện kỹ

năng sống cho học sinh luôn chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở
phần dạy học Đọc- hiểu văn bản cũng như dạy các kỹ năng làm Tập làm văn.
Một tiết dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng
thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết da dạng hóa
các hình thức, biện pháp dạy học.
Mặc khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ
chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới
phương pháp dạy học.
Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương
pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện
pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết - đây cũng chính là
bốn kỹ năngchủ chốt cần hình thành cho học sinh trong quá trình dạy học Ngữ
văn. Trong đó kỹ năngđọc là vô cùng quan trọng. Đọc sao cho người nghe cảm
là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người đọc khi đã cầm văn bản trên tay
thì nhiệm vụ của họ là bộc lộ, truyền đạt thông tin mà tác giả gửi gắm trong đó.
Muốn hoạt động đọc có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người dạy phải hướng
dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tập thể, cách lấy hơi,
cách đọc trôi chảy, rành mạch, đúng âm, đúng chính tả,.... Có một số trường hợp
các em muốn đọc diễn cảm nhưng lại không dám đọc vì thấy ngại hoặc sợ khi
đọc lên các bạn sẽ cười mình. Như vậy người nghe và người đọc sẽ không cảm
nhận hết nội dung văn bản muốn truyền tải. Bởi thế, rèn luyện đọc diễn cảm cho
học sinh là việc làm thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ
văn.
2. Thực trạng của vấn đề
Qua giảng dạy tôi thấy :
a. Ưu điểm
- Một số học sinh có giọng đọc khá truyền cảm.
- Học sinh đọc đúng chính tả, phát âm chuẩn.



- Học sinh nắm rõ nội dung bài học, thảo luận tích cực, sôi nổi.
- Học sinh chăm chú nghe giảng bài.
- Học sinh biết đọc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
b. Hạn chế
- Phần lớn học sinh thường ngại đọc tác phẩm khi soạn bài, lý do chưa
hẳn là vì tác phẩm không hay hoặc học sinh không thích học Văn mà đơn giản vì
các em phải học quá nhiều môn học trong một ngày.
- Ngoài ra các em còn học nhằm mục đích để đối phó - tài liệu tham
khảo đã trở thành cẩm nang trong mọi tình huống.
- Cuộc sống thực tại, xu hướng của học sinh không đi vào các ngành
chuyên Văn nên không chú tâm đến việc học.
- Ngoài ra học yếu, kém cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lười học Ngữ
văn của học sinh.
- Bên cạnh đó phần lớn học sinh thiếu kỹ nănggiao tiếp với người khác.
Những nguyên nhân trên tác động tiêu cực đến suốt quá trình học môn
Ngữ văn của học sinh. Nếu sự việc này kéo dài thì môn học Ngữ văn trong các
trường Trung học cơ sở sẽ như thế nào? Đó không chỉ là câu hỏi đặt ra đối với
bản thân tôi mà còn với tất cả những ai đang đứng trên bục giảng, đang mang
trong mình ý thức chăm lo giáo dục toàn diện cho học sinh - thế hệ trẻ trong
tương lai. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và học tập ở các đồng nghiệp tôi đã sáng tạo
ra một vài biện pháp rèn luyện kỹ năngđọc diễn cảm cho học sinh trong môn
Ngữ văn, mong rằng nó sẽ giúp ích nhiều trong việc bồi đắp tình yêu văn học
cho học sinh.
B. BIỆN PHÁP CỤ THỂ

“Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản
văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không
hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều
chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học” (Trần Đình Sử).
Nhưng chỉ dừng lại ở cái đọc thì cũng chưa đủ mà phải đọc làm sao để thấm vào



từng câu từng chữ trong tác phẩm. Đó là đọc diễn cảm. Vậy đọc diễn cảm cụ thể
như thế nào? Đọc diễn cảm không phải là khoe giọng cũng chẳng phải là sự uốn
éo từng câu chữ mà chính là sự bày tỏ tình cảm từ nhịp đập của trái tim lên trên
trang giấy và từ đó phát ra âm thanh của cảm xúc, nảy nở những ước mơ cao
đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi
dưỡng tâm hồn. Ngoài việc đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng đặc trưng thể loại,
đọc diễn cảm là sự thể hiện giọng điệu riêng phù hợp với mỗi tác phẩm. Đó
cũng chính là nắm bắt đúng tư tưởng tình cảm của tác giả. Tác phẩm trữ tình đọc
khác với tác phẩm tự sự ; đọc đoạn đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm ;
đọc văn miêu tả khác đọc văn tự sự ; đọc văn chính luận khác với đọc bài tùy
bút… Tuỳ từng văn bản cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể chọn cho mình
một cách đọc phù hợp.
Muốn rèn cho học sinh cách đọc diễn cảm mà giáo viên dạy môn Văn
không biết đọc diễn cảm, không tìm được ngữ điệu thích đáng trong giảng bài,
đó là sự bất lực của người dạy Văn. Có nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi
giảng bài, học sinh thấy chán, buồn ngủ, bởi vì giáo viên đó thiếu khẩu khí,
thiếu hơi văn, chưa tìm được ngữ điệu, giọng điệu thích đáng cho mình. Vì thế
trước hết giáo viên cũng cần rèn kỹ năngđọc diễn cảm cho riêng mình, để từ đó
có thể rèn luyện cho học sinh, bằng cách đọc mẫu cho các em trong mỗi tiết học.
Qua quá trình học tập và đứng lớp tôi cũng rút ra được một số biện pháp
rèn luyện kỹ năngđọc diễn cảm cho học sinh:
1. Luyện cách phát âm chuẩn
Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm
đúng cho học sinh.
Hiện nay có một phần lớn các em phát âm không chuẩn vì địa phương
nằm trong vùng có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đa phần các em là con
nhà lao động nên việc học tập của các em có phần bị hạn chế. Phần lớn do cách



phát âm không đúng của những người xung quanh khi các em tiếp xúc dẫn đến
các em phát âm theo.
Muốn vậy, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ.
Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ
về mặt âm thanh. Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi trước hết nó giúp học sinh
viết đúng chính tả sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại
ngữ và học các môn học khác.
Để giúp các em phát âm đúng thì trong quá trình dạy giáo viên phải rèn
cho mình cách phát âm chuẩn, tránh phát âm sai là đều quan trọng nhất. Đồng
thời trong quá trình học giáo viên chỉnh sửa cho học sinh mỗi khi các em phát
âm sai. Thường xuyên cho học sinh rèn luyện chính tả, rèn luyện kỹ năngnói
chuẩn trong các giờ luyện nói. Chẳng hạn, một số lỗi phát âm mà học sinh
thường mắc phải:
Các em thường phát âm sai các phụ âm đầu như đọc lẫn lộn giữa n/ l, phát
âm p (pờ) thành b (bờ), s thành x, tr  ch... . Các lỗi phụ âm cuối, phần vần, các
em hay mắc như: thuê phát âm thành thê, thoa phát âm thành tho, hoa  ha,
xanh  xăn, ngạt mũi  ngạc mũi; về  dề; máy bay  mái bai, thỉnh thoảng
 thỉnh thoản; hươu  hiêu, hu; mưu trí  mu chí,... các em còn nói ngọng
như rỡ thành rớ, quyển vở  quyện vợ, đã  đá...
Mục tiêu của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh là các em phải đọc
trơn, đọc thành thạo, đọc đúng rõ ràng, rành mạch. Vì thế, để rèn luyện cho học
sinh đọc diễn cảm giáo viên cần chú ý vấn đề này.
2. Luyện cách đọc đúng giọng điệu
Đặc biệt khi đọc cần chú ý đến ngữ điệu trong câu. Ngữ điệu bao gồm tất
cả các dấu hiệu âm thanh phức tạp : Sự thay đổi của giọng nói cơ bản, độ vang
to, âm sắc, độ dài, điểm nghỉ hơi (những điểm ngắt câu). Đó chính là cơ sở của
việc đọc diễn cảm. Đọc đúng giọng điệu là một phần rất quan trọng của đọc diễn
cảm. Vì đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn định



gửi gắm. Đọc đúng sẽ góp phần hiểu đúng, chính xác nội dung của tác phẩm.
Nhiệm vụ của việc đọc diễn cảm là tái hiện lại hình tượng nghệ thuật, hiểu được
giá trị nội dung nghệ thuật và chủ đề tác phẩm một cách chân thực. Qua đọc có
thể giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng tổng hợp, vận dụng những kỹ năngđã
học để cảm nhận những giá trị thẩm mĩ của văn bản. Ngay từ lần tiếp xúc đầu
tiên đã quyết định vấn đề học sinh có yêu thích tác phẩm hay không. Những ấn
tượng ban đầu là những ấn tượng mới mẻ, là “nền móng” cho sự sáng tạo trong
quá trình phân tích văn bản.
Chẳng hạn thơ, ca dao, hò, vè,… đều là các thể loại trữ tình nên khi đọc
các thể loại này người đọc cần chú ý đến âm điệu, nhịp thơ, cách gieo vần, đối
xứng, … trong từng câu chữ. Ví dụ trong chương trình lớp 6 bài thơ Lượm của
Tố Hữu : ở sáu khổ thơ đầu giọng đọc vui vẻ, hồn nhiên lời thơ nhanh nhẹn.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau hàng bè
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên trong sáng, nhí nhảnh, yêu đời sẽ mãi
khắc sâu trong tâm trí người đọc.
Không chỉ vậy, ở khoảng giữa bài thơ, nhịp thơ thay đổi đột ngột :



Ra thế
Lượm ơi!...
Câu thơ như bẻ gãy, giọng thơ đột ngột đứt quãng, trầm lặng nói lên nỗi đau bất
ngờ, bàng hoàng, không thể tin được trước một sự thật đau lòng. Sang đoạn thơ
này học sinh cũng sẽ cảm nhận được nỗi đau cùng tác giả. Đau vì mất đi một
cậu bé liên lạc nhỏ, một chú bé hồn nhiên ngây thơ mới đó phút chốt bỗng mất
đi,…
Bài Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi lớp 8 phải đọc một cách dõng dạc,
hùng hồn :
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một
phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có...
Từ giọng đọc hùng hồn ấy giúp chúng ta nhận thấy rằng nước ta là một
nước độc lập có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán
riêng, có chủ quyền, truyền thống lịch sử kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất
định thất bại.
Trong các tác phẩm văn xuôi cũng vậy chúng ta cần đọc đúng giọng điệu
từng tác phẩm, từng phần trong tác phẩm ấy để diễn tả được đầy đủ nội dung
mà tác giả gửi gắm. Chẳng hạn trong văn bản Thuế máu (Lớp 8) của Nguyễn Ái
Quốc người đọc cần đọc đúng lời lẽ, giọng điệu từng câu chữ trong tác phẩm để



thấy rõ giọng mỉa mai, châm biếm sâu cay của tác giả nhằm vạch trần bộ mặt
lừa bịp, xảo trá của bọn thực dân đối với người dân bản xứ. Ví dụ: con yêu, bạn
hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, các bạn đã tự nguyện đầu quân, các bạn
không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến,...
Để giúp học sinh đọc đúng tác phẩm thì trước khi đọc văn bản giáo viên
chú ý hướng dẫn cho các em cách đọc, giọng đọc, cách nhấn giọng.
3. Đọc đúng thời điểm
Phương pháp đọc diễn cảm là cách thức dạy học mà giáo viên dùng hình
thức đọc diễn cảm để tổ chức lớp học giúp học sinh tiếp cận, phân tích văn bản
để hiểu và cảm sâu sắc tác phẩm. Vận dụng phương pháp đọc diễn cảm vào quá
trình dạy học văn ở từng lúc, từng công việc khác nhau tùy vào mục đích sử
dụng của nó. Có thể vận dụng rèn luyện cách đọc diễn cảm vào những thời
điểm sau:
- Đọc ở nhà trước khi chuẩn bị bài học.
- Đọc tại lớp:
+ Đọc trước khi phân tích để tạo ấn tượng biết bao quát về tác phẩm.
+ Đọc trong quá trình giảng bình (có thể đọc thầm, đọc thành tiếng)
để phân tích, nâng cao cảm xúc nghệ thuật. Trong bất kì trường hợp nào chúng
ta không thể tách rời hoạt động đọc với tìm hiểu văn bản. Giáo viên có thể hỗ trợ
học sinh bằng những câu hỏi hay những gợi ý trong giờ học. Ví dụ giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh bằng nhiều cách đọc khác nhau vừa tìm những từ ngữ
khó hiểu và giải nghĩa, phát hiện các biện pháp nghệ thuật và các chi tiết quan
trọng của văn bản để tái hiện, đồng cảm với những gì tác giả nói đến trong văn
bản.
+ Đọc sau khi giảng bình dể cảm nhận tác phẩm một cách hoàn
chỉnh về giá trị nội dung và hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
Muốn phát huy hiệu quả của phương pháp đọc diễn cảm, giáo viên cần
chú ý bồi dưỡng cho học sinh cả hai mặt: động cơ, ý thức và kỹ năngđọc. Có thể
cho học sinh đọc hoặc nghe người khác đọc, đọc kết hợp với đọc thầm. Đồng



thời chú ý rèn cho học sinh đọc từng thời điểm khác nhau để phát huy tác dụng
của nó.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua khảo sát tôi thấy kỹ năngđọc diễn cảm của các em ngày càng tốt hơn,
nắm bắt nội dung tác phẩm một cách nhanh chóng và chính xác. Phần lớn học
sinh từ lười học môn Ngữ văn trở nên yêu thích môn học này. Đồng thời kỹ
năng giao tiếp của các em cũng từ đó trở nên chuẩn xác hơn, trôi chảy hơn, thu
hút sự chú ý của nhiều người đối thoại… Số học sinh giỏi ngày càng tăng, học
sinh yếu, kém giảm hẳn. Cụ thể:
Trước khi thực hiện sáng kiến:
Tổng số HS
Giỏi

(2012– 2013)
124

SL
29

TL
23.4%

Xếp loại theo học lực
Khá
TB
SL
TL
SL

TL
27 21.8% 54 43.5%

Yếu
SL
TL
14 11.3%

Xếp loại theo học lực
Khá
TB
SL
TL
SL
TL
40 32.3% 41 33.1%

Yếu
SL
TL
6
4.8%

Sau khi thực hiện sáng kiến :
Tổng số HS
Giỏi

(2012– 2013)
124


SL
37

TL
29.8%

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận
Trên đây là những biện pháp tôi rút ra được trong suốt quá trình dạy môn Ngữ
văn. Khi áp dụng tôi thấy biện pháp này thu được nhiều kết quả khả quan. Học
sinh dần thay đổi được hành vi, ý thức học môn Ngữ văn. Đặc biệt các em biết
nhận thức được những giá trị sống, biết sống với các giá trị ấy bằng những kỹ
năngsống cơ bản, đặc biệt là kỹ nănggiao tiếp. Điều đó dẫn đến kết quả học tập
cuối năm đạt thành tích cao.


Đây là biện pháp tôi áp dụng riêng đối với học sinh ở trường tôi đan xen
nông thôn và thành thị. Do vậy biện pháp mà tôi đưa ra có thể gặp nhiều thiếu
sót. Rất mong được sự đóng góp của các quý đồng nghiệp.
2. Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề soạn bài của học sinh trước
khi đến lớp, mỗi tiết học nên dành ít phút để kiểm tra bài soạn của học sinh.
- Tranh thủ một khoảng thời gian rãnh rỗi để trao đổi cùng các em. Tìm ra
nguyên nhân chính của việc lười đọc.
- Hướng dẫn học sinh nhiều cách đọc khác nhau đồng thời khơi gợi tình
yêu văn học trong các em bằng nhiều cách. Giúp các em hiểu rằng mỗi tác phẩm
văn học là một liều thuốc bổ tinh thần cho mỗi chúng ta, giúp chúng ta đến một
thế giới chân, thiện, mĩ. Không đọc tác phẩm cũng như chúng ta làm mất đi một
hương vị của cuộc sống, đời sống tinh thần dần dần trở nên nghèo nàn và quan
trọng trước mắt là không thể nào học giỏi môn học này được.

- Đặc biệt trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, nhất là trong các văn bản
được học, giáo viên nên đọc trước cho học sinh nghe một phần, một đoạn trong
văn bản bằng cách đọc diễn cảm. Từ đó các em học sinh sẽ thấy rằng tác phẩm
văn học không bao giờ nhàm chán cả. Nó thật sự hay, và cũng chính cách đọc đó
học sinh thấy dễ hiểu bài hơn, cũng dần dần có ý thức, bắt chước đọc diễn cảm
theo. Dẫn đến khả năng đọc diễn cảm của các em tốt hơn.
3. Những kiến nghị, đề xuất
- Giáo viên dạy môn Ngữ văn cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn trong việc
rèn luyện cách đọc diễn cảm cho học sinh. Để kỹ năng giao tiếp của các em tốt
hơn.
- Tổ Ngữ văn nên thường xuyên tổ chức chuyên đề rèn luyện kỹ năng đọc
diễn cảm cho học sinh tham gia.
- Trong phân phối chương trình Ngữ văn nên dành một vài tiết hoạt động
ngoại khóa rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.


Xác nhận của BGH
NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH
TÍCH

Dương Thị Cẩm Thoa
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đề tài :
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH
TRONG MÔN HỌC NGỮ VĂN
Họ tên người viết


: Dương Thị Cẩm Thoa

Ngày tháng năm sinh

: 15-11-1986

Trình độ chuyên môn

: Đại học sư phạm Văn

Năm vào ngành

: 2007

Nhiệm vụ được giao

: Giáo viên dạy môn Ngữ văn; chủ nhiệm lớp 7a1

Đơn vị công tác

: Trường THCS Lê Quí Đôn, Thành phố Vị Thanh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của vấn đề

B. BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Luyện cách phát âm chuẩn
2. Luyện cách đọc đúng giọng điệu
3. Đọc đúng thời điểm
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Bài học kinh nghiệm


2. Giải pháp của bản thân
3. Những kiến nghị, đề xuất

Xác nhận của BGH

Phường III, ngày 06 tháng 05 năm 2013
Người thực hiện

Dương Thị Cẩm Thoa

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
THI ĐUA - KHEN THƯỞNG THÀNH PHỐ



×