Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

tác động của trình độ học vấn đến quyết định lựa chọn kh vực làm việc của người lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.01 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỚ HỜ CHÍ MINH
----------------------------------------

ĐẶNG PHÚC DANH

TÁC ĐỢNG CỦA TRÌNH ĐỢ HỌC VẤN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN KHU
VỰC LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ VĂN CHƠN

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


TĨM TẮT

Để đánh giá tác động của trình độ học vấn đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc
của người lao động Việt Nam, tác giả sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2012 với cỡ mẫu gồm
18890 người kết hợp với mơ hình logit đa thức (mlogit) sau khi mơ hình mlogit thoả mãn
giả định IIA (Independence from Irrelevant Alternatives). Dựa vào các nghiên cứu trước
tác giả phân chia khu vực làm việc gồm ba lựa chọn: khu vực tư nhân, khu vực nhà nước


và khu vực có vớn đầu tư nước ngoài.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy các yếu tố tác động đến lựa chọn khu vực
làm việc của người lao động Việt Nam năm 2012 bao gờm: tổng sớ năm đi học, trình độ
học vấn, tuổi, giới tính, hơn nhân, dân tộc, chủ hộ, làm thêm, thời gian làm việc, di cư,
thành thị nông thôn và sáu vùng kinh tế. Tuy nhiên, mức độ tác động tại ba khu vực này
không giống nhau.
Các biến tác động đến lựa chọn khu vực tư nhân theo mức độ giảm dần bao gồm học
vấn trung học cơ sở, tiểu học, trung học phổ thông, giới tính nam, di cư, duyên hải miền
Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, thành thị nông thôn, chủ hộ, thời gian làm
việc, hôn nhân, tổng số năm đi học, học vấn đại học và sau đại học, Đông Nam Bộ, học
vấn cao đẳng, học vấn trung cấp của người lao động.
Các biến tác động đến lựa chọn khu vực nhà nước theo mức độ giảm dần bao gồm học
vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học, tổng số năm đi học, hôn nhân, thành thị
nông thôn, làm thêm, chủ hộ, thời gian làm việc, tuổi, giới tính nam, đờng bằng sông
Hồng, di cư, học vấn trung học phổ thông, học vấn tiểu học, học vấn trung học cơ sở của
người lao động.
Các biến tác động đến lựa chọn khu vực có vớn đầu tư nước ngồi theo mức độ giảm
dần bao gồm Đông Nam Bộ, dân tộc Kinh, thời gian làm việc, tổng số năm đi học, tuổi,
đồng bằng sông Cửu Long, học vấn cao đẳng, thành thị nông thôn, làm thêm, duyên hải
miền Trung, vùng Tây Nguyên, giới tính của người lao động.
iii


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu ......................................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 3
1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3

1.6 Cấu trúc luận văn ........................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 5
2.1 Các khái niệm cơ bản .................................................................................................... 5
2.2.1 Định nghĩa trình độ học vấn ....................................................................................... 5
2.2.2 Thang đo trình độ học vấn .......................................................................................... 7
2.2 Lý thuyết về lựa chọn việc làm ..................................................................................... 9
2.2.1 Khái niệm về việc làm ................................................................................................ 9
2.2.2 Lý thuyết về lựa chọn việc làm ................................................................................ 11
2.3 Lý Thuyết độ thỏa dụng .............................................................................................. 13
2.3.1 Lý Thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên ......................................................................... 13
2.3.2 Mơ hình lựa chọn rời rạc .......................................................................................... 16
2.4 Thang đo lựa chọn khu vực làm việc .......................................................................... 17
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm viêc ................................................ 17
2.5.1 Nhân tố vốn con người ............................................................................................. 18
2.5.2 Nhân tố vốn xã hội.................................................................................................... 20
2.6 Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................................. 21
iv


2.6.1 Nghiên cứu của Glick và Sahn ................................................................................. 22
2.6.2 Nghiên cứu của Wambugu ....................................................................................... 23
2.6.3 Nghiên cứu của Baffour ........................................................................................... 25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
3.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 26
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................................... 27
3.2.1 Nguồn dữ liệu ........................................................................................................... 27
3.2.2 Phương pháp trích số liệu ......................................................................................... 28
3.3 Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................................... 29
3.3.1 Định nghĩa mơ hình logit đa thức ............................................................................. 29
3.3.2 Mơ hình kinh tế lượng đề xuất ................................................................................. 30

3.3.3 Phương pháp ước lượng ........................................................................................... 36
3.3.4 Tác động biên dy/dx ................................................................................................. 36
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 37
4.1 Tổng quan trình độ học vấn và khu vực làm việc của người lao động ....................... 37
4.2 Thống kê mô tả đặc điểm người lao động và lựa chọn khu vực làm việc ................... 38
4.3 Phân tích kết quả các yếu tớ tác động đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc ..... 43
4.3.1 Tổng số năm đi học và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc .................................. 46
4.3.2 Trình độ học vấn và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ...................................... 46
4.3.3 Tuổi và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc .......................................................... 48
4.3.4 Giới tính và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ................................................... 49
4.3.5 Tình trạng hôn nhân và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ................................. 49
4.3.6 Đặc điểm dân tộc và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ..................................... 50
v


4.3.7 Chủ hộ và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ...................................................... 50
4.3.8 Việc làm thêm và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc .......................................... 50
4.3.9 Thời gian làm việc và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ................................... 51
4.3.10 Di cư và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc....................................................... 51
4.3.11 Thành thị nông thôn và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ............................... 52
4.3.12 Đồng bằng sông Hồng và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ........................... 52
4.3.13 Duyên hải miền Trung và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc ........................... 53
4.3.14 Vùng Tây Nguyên và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc .................................. 53
4.3.15 Vùng Đông Nam Bộ và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc .............................. 53
4.3.16 Đồng bằng sông Cửu Long và xu hướng lựa chọn khu vực làm việc .................... 54
4.4 Tác động biên dy/dx các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc .............. 55
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 67
5.1 Kết luận........................................................................................................................ 67
5.2 Một số khuyến nghị ..................................................................................................... 67
5.3 Hạn chế của nghiên cứu............................................................................................... 69


vi


DANH MỤC BIỂU ĐỜ
Biểu đờ 4.1: Trình độ học vấn của người lao động ........................................................... 37
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ việc làm tại ba khu vực ........................................................................ 38
Biểu đồ 4.3: Tổng sớ năm đi học trung bình và khu vực làm việc.................................... 39
Biểu đồ 4.4: Tổng số năm đi học trung bình và thành thị nơng thơn ................................ 39
Biểu đờ 4.5: Tổng sớ năm đi học trung bình và sáu vùng tại Việt Nam ........................... 40
Biểu đờ 4.6: Trình độ học vấn và khu vực tư nhân ........................................................... 41
Biểu đồ 4.7: Trình độ học vấn và khu vực có vớn đầu tư nước ngồi .............................. 41
Biểu đờ 4.8: Trình độ học vấn và khu vực nhà nước ........................................................ 42

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động ..... 33
Bảng 4.1: Trình bày kết quả hời quy mơ hình Logit đa thức ............................................ 49
Bảng 4.2: Trình bày kết quả ước lượng tác động biên dy/dx ........................................... 67

viii


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng số năm đi học người lao động và khu vực làm việc ................................. 1
Phụ lục 1a: Biểu đồ tổng số năm đi học người lao động và khu vực làm việc ................... 2
Phụ lục 2: Học vấn người lao động trong mẫu .................................................................... 2
Phụ lục 3: Tỷ lệ việc làm tại ba khu vực ............................................................................. 3

Phụ lục 4: Học vấn người lao động và khu vực làm việc .................................................... 3
Phụ lục 5: Tổng số năm đi học trung bình và thành thị nơng thơn ..................................... 4
Phụ lục 6: Tổng sớ năm đi học trung bình và sáu vùng tại Việt Nam................................. 4
Phụ lục 7: Khu vực làm việc tại thành thị và nông thôn Việt Nam năm 2012 .................... 4
Phụ lục 8: Biểu đồ khu vực làm việc thành thị và nông thôn Việt Nam năm 2012 ............ 5
Phụ lục 9: Khu vực làm việc và sáu vùng kinh tế tại Việt Nam.......................................... 5
Phụ lục 10: Biểu đồ khu vực làm việc và sáu vùng kinh tế tại Việt Nam ........................... 6
Phụ lục 11: Thống kê mô tả đặc điểm người lao động ........................................................ 7
Phụ lục 12: Khu vực làm việc và độ tuổi trung bình của người lao động ........................... 8
Phụ lục 12a: Thời gian làm việc trung bình của người lao động ........................................ 8
Phụ lục 14: kết quả hời quy mơ hình mlogit ....................................................................... 1
Phụ lục 15: Kiểm tra giả định IIA mô hình mlogit ............................................................. 3
Phụ lục 16: Kiểm định ba khu vực biến phụ thuộc chọn làm cơ sở .................................... 4
Phụ lục 17: Kiểm định hệ số hồi quy các biến độc lập trong mơ hình ................................ 5
Phụ lục 18: ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình mlogit ........................ 6
Phụ lục 19: Kiểm tra đa cộng tuyến trong mơ hình mlogit ................................................. 7
Phụ lục 20: Trình bày kết quả tác động biên dy/dx trong mơ hình mlogit .......................... 8

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
ILA

Tổ chức Lao Động quốc tế (International Labour Assosiated).

ISCED

Tổ chức phân loại chuẩn quốc tế về Giáo Dục (International
Standard Classification of Education).


mlogit

Mơ hình Logit đa thức (Multinomial Logit Model).

IIA

Giả định sự độc lập của các lựa chọn mà những lựa chọn thay thế là
không phù hợp (Independence from Irrelevant Alternatives).

MLE

Phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (Maximum Likelihood
Estimates).

UNESCO

Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hố của Liên Hiệp Q́c
(United Nations Development Programme).

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations
Development Programme).

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VietNam Household
Living Standards Survey).


WB

Ngân hàng Thế Giới (World Bank).

x


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày lý do vì sao quyết định chọn đề tài “tác động của trình độ học vấn
đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc của người lao động Việt Nam”. Trình bày các
vấn đề về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và
cấu trúc của luận văn.
1.1 Lý do chọn đề tài
Định hướng phát triển ngành giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế
q́c tế đã được Thủ Tướng chính phủ chỉ đạo tại chỉ thị số 02/CT-TTG ngày 22/01/2013
và quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT ngày 04/04/2013 với mục tiêu đổi mới quản lý giáo
dục, đào tạo và phát triển đội ngũ có phẩm chất để xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể dễ dàng nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới với những đổi
thay rất nhanh chóng về khoa học cơng nghệ. Từ internet băng thông rộng đến những đột
phá trong y học, công nghệ năng lượng mặt trời và xe hơi điện, công nghệ thông tin và
công nghệ mới với kỹ thuật khai thác dầu khí từ băng cháy. Có một câu hỏi là vì sao
những phát minh đó được tìm thấy và nó có ích lợi gì cho cuộc sớng của con người?
Theo quan điểm của tác giả, những phát minh đó là kết quả của một q trình đầu tư và
tích luỹ trong lĩnh vực giáo dục có chiều sâu và trong dài hạn tại các quốc gia phát triển.
Những phát minh đó có thể làm thay đổi cuộc sớng rất nhiều người trên thế giới. Q
trình tồn cầu hóa và kinh tế tri thức đã trở nên quan trọng ở mỗi quốc gia. Như vậy
chúng ta đang đứng trước cơ hội có thể mở rộng giao thương và trở nên giàu có hơn. Bên
cạnh đó chúng ta phải đới mặt với thách thức, cụ thể là tìm kiếm các phương tiện và công
cụ sản xuất hiện đại hơn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phương pháp chữa bệnh
tốt hơn đáp ứng được nhu cầu phát triển cao hơn trong xã hội.

Trong một xã hội hiện đại, lựa chọn việc làm của người lao động là một vấn đề quan
trọng. Lựa chọn được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích nhằm phát huy tới
đa khả năng của bản thân luôn được người lao động quan tâm. Đây là điều kiện đảm bảo
cuộc sống, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc mỗi cá nhân. Người lao
1


động có chun mơn, sức khỏe tớt kết hợp với năng lực bẩm sinh sẽ dễ dàng hơn trong
việc kết nối công việc đang làm cũng như phát huy được sở trường của mình, đảm bảo sự
cân đới giữa năng lực của người lao động với yêu cầu công việc trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Bên cạnh đó lựa chọn việc làm cũng được sự quan tâm của những người làm
công tác quản lý giáo dục đào tạo cũng như những nhà nghiên cứu dự báo về kinh tế.
Hiện nay trong nền kinh tế cơng nghiệp hố, hiện đại hố yêu cầu cao về tri thức cho sự
phát triển hội nhập với khu vực và thế giới. Trong đó việc tìm kiếm người lao động có
trình độ, kỹ năng, sáng tạo và đáp ứng được yêu cầu công việc trở thành tiêu chuẩn của
nhiều nhà tuyển dụng trên thị trường lao động.
Có thể nhiều người đã nhận thấy trình độ học vấn cao sẽ mang lại lợi ích có thể đo
lường được, tuy nhiên giáo dục cần có những đầu tư cần thiết về tài chính và thời gian mà
khơng phải ai cũng sẵn sàng đầu tư cho việc học. Như vậy việc xác định trình độ học vấn
có phải là nhân tớ chính ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người lao động
hay khơng cần có câu trả lời. Vì thế tác giả chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Vấn đề nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tớ có tác động đến quyết định lựa chọn khu vực
làm việc của người lao động Việt Nam trong đó trình độ học vấn được xem là nhân tớ
chính. Dựa vào bảng khảo sát và nguồn số liệu từ cuộc điều tra mức sớng hộ gia đình
VHLSS 2012 kết hợp với mơ hình logit đa thức và phần mềm Stata, Excel.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được muc tiêu nghiên cứu sau:
 Đánh giá tác động của trình độ học vấn đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc
người lao động tại Việt Nam.

 Đo lường mức độ tác động của trình độ học vấn đến lựa chọn khu vực làm việc.
 Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hồn thiện chính sách phát triển ng̀n nhân lực
trong thị trường lao động.
2


1.4 Câu hỏi nghiên cứu:
 Trình độ học vấn có tác động đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc của người
lao động Việt Nam hay không?
 Mức độ tác động của trình độ học vấn đến quyết định lựa chọn khu vực làm việc
như thế nào?
 Những khuyến nghị nào được đưa ra nhằm phát triển nguồn nhân lực trong thị
trường lao động?
1.5 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:
 Phạm vi nghiên cứu là các tỉnh, thành phố tại Việt Nam với số liệu sử dụng từ
cuộc điều tra mức sớng hộ gia đình Việt Nam VHLSS năm 2012.
 Đối tượng nghiên cứu là người lao động Việt Nam.
1.6 Cấu trúc luận văn:
Cấu trúc luận văn gồm những phần chính như sau:
Chƣơng 1. Giới thiệu nghiên cứu: Nội dung trình bày về lý do chọn đề tài, vấn đề
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày về cơ sở lý thuyết tổng quan đến trình độ học
vấn, lựa chọn việc làm, các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc của người
lao động và trình bày về các nghiên cứu trước đã được thực hiện.
Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: trình bày nội dung liên quan các lý thuyết lựa
chọn, mơ hình nghiên cứu và phương pháp ước lượng được trình bày chi tiết chương này.
Chƣơng 4. Phân tích kết quả: Phần thứ nhất trình bày thớng kê mô tả lựa chọn khu vực
làm việc của người lao động dựa trên những đặc điểm về trình độ học vấn, tổng số năm đi
học, tài sản, tuổi, giới tính, vùng địa lý của người lao động. Phần thứ hai sử dụng mơ hình


3


logit đa thức để ước lượng xác suất lựa chọn khu vực làm việc của người lao động dựa
trên hệ sớ ước lượng trong mơ hình.
Chƣơng 5. Kết luận và khuyến nghị: dựa trên kết quả nghiên cứu tìm được sẽ có kết
luận về chủ đề nghiên cứu và những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo. Với kết quả đạt được có thể đề xuất những khuyến nghị cần thiết.

4


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày những khái niệm cơ bản về giáo dục, trình độ học vấn, lý thuyết về
vốn con người, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết về lựa chọn việc làm và các nhân tố chính
ảnh hưởng đến lựa chọn khu vực làm việc. Các nghiên cứu trước cũng được trình bày và
những kết luận liên quan được tìm thấy.
2.1 Các khái niệm cơ bản.
2.1.1 Định nghĩa về trình độ học vấn:
Theo Becker (1993), giáo dục là quá trình truyền đạt kỹ năng, kiến thức, ý thức và
niềm tin thông qua cách thực hiện gồm giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu. Giáo dục được
truyền đạt dưới sự dẫn dắt của giảng viên và những nhà nghiên cứu. Phương pháp thực
hiện được sử dụng trong nhà trường được gọi là phương pháp giảng dạy. Giáo dục được
chia thành những cấp bậc cơ sở bao gồm mầm non, tiểu học, trung học, học nghề và đại
học. Theo ý nghĩa đó, trình độ học vấn là cấp bậc mà một người đã theo học.
Giáo dục là những gì mọi người cần cho những câu hỏi cơ bản như: cái gì, khi nào và
ở đâu. Giáo dục giúp cho mọi người có những hiểu được thế giới mình đang sớng thơng
qua các hoạt động học tập nhằm tăng cường hiểu biết về địa lý, lịch sử, thiên văn và
nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật (Carr, 2003).
Theo Tổng cục Thớng kê (2008) trình độ học vấn được định nghĩa là lớp học cao

nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà một người đã theo học.
Trình độ học vấn được thể hiện bằng sự thành đạt, sự tích luỹ kiến thức ở mức độ nào
đó trong xã hội. Bên cạnh đó trình độ học vấn dường như chưa có chỉ tiêu tổng hợp cân
xứng. Thông thường người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau: tình trạng đi học của dân cư, tỷ
lệ biết chữ, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ học sinh trên 1000 dân, cơ cấu lớp học, các cấp học. Tuy
nhiên mỗi chỉ tiêu đều có mức độ phản ánh và hạn chế riêng nhất định.

5


Theo Tổng cục Thớng kê (2009) có ba khái niệm chủ yếu thường được sử dụng khi
thu thập số liệu về trình độ học vấn của dân sớ như sau:
Biết đọc biết viết: là những người có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản
bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài. Một người được coi là không biết
đọc, không biết viết nếu không có những kỹ năng này. Biết đọc biết viết là một tiêu chí
cơ bản nhất đánh giá tình trạng giáo dục đào tạo tại địa phương hoặc q́c gia.
Tình trạng đi học: là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục
trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được nhà nước công nhận bao gồm: các trường mẫu
giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường dạy nghề, trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học thuộc các loại hình giáo dục đào tạo khác nhau.
Qua đó người học có thể nhận được kiến thức phổ thơng hoặc kiến thức về kỹ thuật
chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thớng.
Sớ năm đi học: dùng để đo lường thời gian đi học của một người trong hệ thống quốc
dân bao gồm những người chưa bao giờ đi học và những người đã và đang học tập trong
hệ thống giáo dục q́c dân. Sớ năm đi học được tính là số lớp mà người học đã hoàn
thành được quy đổi theo hệ giáo dục phổ thơng.
Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được bao gờm:
Trình độ học vấn phổ thông: đối với những người đang đi học là lớp phổ thơng trước
đó mà họ đã học xong hoặc là lớp đang học trừ đi số một. Đối với những người đã thôi
học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong, đã được lên lớp hoặc đã tốt nghiệp.

Trình độ học vấn chun mơn: đới với những người đang học tập tại các trường dạy
nghề, trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng và đại học đã hoàn thành chương trình
học theo từng bậc học khác nhau.
Theo UNDP (2012), giáo dục đóng vai trị quan trọng với mỗi cá nhân trong việc
cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để tham gia hiệu quả trong xã hội và
trong nền kinh tế. Nghiên cứu cho thấy rằng các cá nhân có học thức sớng lâu hơn, tham
6


gia tích cực hơn vào những lĩnh vực văn hóa, xã hội và trong cộng đồng nơi họ sinh sống,
giảm tỷ lệ tội phạm và ít phụ thuộc hơn vào trợ cấp xã hội.
2.1.2 Thang đo trình độ học vấn:
Thang đo trình độ học vấn thể hiện qua hai chỉ tiêu cơ bản sau:
 Tổng số năm đi học.
 Bậc học.
Tổng số năm đi học sử dụng thang đo khoảng (Interval Scale) và bậc học sử dụng
thang đo thứ bậc (Ordinal Scale).
Theo thống kê của UNDP (2012) về giáo dục cho thấy đến thời điểm năm 2013 tổng
số năm đi học trung bình của những người có độ tuổi từ 25 trở lên có sự khác biệt rõ nét
giữa các quốc gia đã và đang phát triển. Các quốc gia phát triển tiêu biểu có tổng sớ năm
đi học trung bình ở mức cao bao gờm 12,9 năm tại Hoa Kỳ; 12,9 năm tại cộng hòa liên
bang Đức và 12,8 năm tại Úc. Tổng sớ năm đi học trung bình tại các quốc gia đang phát
triển gồm 7,3 năm ở Thái Lan; 5,5 năm tại Việt Nam và 4,4 năm tại Ấn Độ. Rõ ràng sự
khác biệt này là đáng kể, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và thị trường lao động tại
những quốc gia này.
Theo Tổng cục Thớng kê (2009) trình độ học vấn sử dụng thước đo bậc học của những
người đã và đang theo học là học sinh, sinh viên và học viên bao gồm: không bằng cấp,
bằng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề, trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Tổng cục Thống kê (2009) đã đưa ra một số khái niệm cơ bản về trình độ học vấn của

những người đang theo học tại các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
 Không bằng cấp: là những người chưa bao giờ đến trường, chưa từng đi học
trường lớp nào thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoặc là người đã từng theo học
các trường tiểu học nhưng chưa hoàn thành tốt nghiệp bậc tiểu học.
7


 Tốt nghiệp tiểu học: là người đã từng theo học và đã tốt nghiệp tiểu học, kể cả
những người đã từng học trung học cơ sở nhưng chưa tốt nghiệp bậc học này.
 Tốt nghiệp trung học cơ sở: là những người đã từng đi học và tốt nghiệp trung học
cơ sở kể cả những người đã học phổ thông nhưng chưa tốt nghiệp bậc học này.
 Tốt nghiệp trung học phổ thông: là những người đã từng đi học và tốt nghiệp trung
học phổ thông kể cả những người đã học cấp cao hơn nhưng chưa tốt nghiệp bậc
học này.
 Trung cấp: một người có trình độ trung cấp nếu trình độ chun mơn kỹ thuật cao
nhất đã được đào tạo và cấp bằng là trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề.
 Cao đẳng: một người có trình độ cao đẳng nếu trình độ chun mơn kỹ thuật cao
nhất đã được đào tạo và cấp bằng là cao đẳng hoặc cao đẳng nghề.
 Đại học: một người có trình độ đại học nếu trình độ chun mơn kỹ thuật cao nhất
đã được đào tạo và cấp bằng là đại học.
 Thạc sĩ: một người được coi là có trình độ thạc sĩ nếu trình độ chun mơn kỹ
thuật cao nhất đã được đào tạo và cấp bằng là thạc sĩ hoặc tương đương.
 Tiến sĩ: một người được coi là có trình độ tiến sĩ nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao nhất đã được đào tạo và cấp bằng là tiến sĩ hoặc tương đương.
Bên cạnh phân loại trình độ học vấn của Tổng cục Thớng kê cịn có hệ thớng phân loại
tiêu chuẩn q́c tế về giáo dục ISCED 1997 và được sửa đổi bổ sung ISCED 2011 do tổ
chức UNESCO (2006, 2011) xây dựng được sử dụng để so sánh các chỉ số về trình độ
giáo dục giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Theo ISCED 2011, phân loại trình độ
giáo dục thành 8 cấp bậc.
 Cấp bậc 0: là hình thức giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, mẫu giáo.

 Cấp bậc 1: là hình thức giáo dục tiểu học (4-7 năm), thông thường là 6 năm.
 Cấp bậc 2: là hình thức giáo dục trung học bậc thấp (2-5 năm), thơng thường là 3
năm.
 Cấp bậc 3: là hình thức giáo dục trung học bậc cao (2-5 năm), thông thường là 3
năm.
8


 Cấp bậc 4: là hình thức giáo dục sau trung học tùy thuộc từng ngành nghề, tối
thiểu từ sáu tháng trở lên.
 Cấp bậc 5: là hình thức giáo dục bậc cao đẳng thường từ 2-3 năm.
 Cấp bậc 6: là hình thức giáo dục bậc đại học hoặc tương đương, thông thường từ
3-4 năm.
 Cấp bậc 7: là hình thức giáo dục bậc thạc sĩ hoặc tương đương, thơng thường từ 13 năm.
 Cấp bậc 8: là hình thức giáo dục bậc tiến sĩ hoặc tương đương, thông thường từ 3
năm trở lên.
2.2 Lý thuyết về lựa chọn việc làm.
2.2.1 Khái niệm việc làm:
Theo tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO, 2003), việc làm gồm những người trong một
độ tuổi xác định nào đó, trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là một ngày hay một
tuần, làm một cơng việc nào đó được trả tiền cơng hoặc những người tạo ra các hoạt động
mang tính chất tự thỏa mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình.
Việc làm là hoạt động lao động của cá nhân người lao động trong thị trường lao động
nhằm mục đích tạo ra thu nhập, được trả công bằng tiền, hàng hóa hoặc tự tạo việc làm
để tạo ra thu nhập, lợi ích cho bản thân hoặc gia đình (Tổng cục Thống kê, 2008).
Theo Tổng cục Thống kê (2007), việc làm có thể phân thành hai loại là việc làm chính
và việc làm phụ. Việc làm chính là cơng việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian
nhất so với công việc khác. Việc làm phụ là công việc mà người thực hiện dành thời gian
ít hơn so với công việc chính. Trong trường hợp việc làm chính và việc làm phụ có thời
gian như nhau thì việc làm nào mang đến thu nhập cao hơn được xem là việc làm chính.

Xét về tính chất thì việc làm có thể mang tính chất ổn định hay tạm thời. Việc làm ổn
định trong một năm đới với người lao động có thời gian làm việc tối thiểu từ 6 tháng trở
lên, việc làm tạm thời có thời gian làm việc dưới 6 tháng.

9


VHLSS (2012) đã chia loại hình kinh tế thành khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh
tế tập thể, khu vực kinh tế cá thể, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vớn đầu
tư nước ngồi.
Khu vực kinh tế nhà nước bao gờm khới doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan hành
chính sự nghiệp. Khối doanh nghiệp nhà nước cụ thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty
cổ phần, công ty trách nghiệm hữu hạn có vớn nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là
doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là các tập
đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp thành viên có 100% vớn nhà nước hoặc liên doanh
với các bên đều là nhà nước. Cơ quan hành chính sự nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước,
đơn vị của các tổ chức chính trị xã hội của nhà nước. Cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan
lập pháp, tư pháp và hành pháp. Ngoài ra cịn có đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục, y tế, văn hoá do nhà nước thành lập và cấp ngân sách hoạt động.
Khu vực kinh tế tập thể bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo luật hợp tác
xã, trên cơ sở tự nguyện góp vớn của những người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Cụ
thể kinh tế tập thể bao gồm đơn vị kinh tế tập thể như hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã
mua bán, hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã tín dụng được gọi là quỹ tín dụng nhân dân.
Khu vực kinh tế cá thể gờm những hộ sản xuất kinh doanh thuộc các khu vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ không tham gia hợp tác xã
và chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp. Kinh tế cá thể được phân thành hai nhóm:
 Hộ gia đình hoặc cá nhân làm nông nghiệp và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và những người buôn bán nhỏ lẻ có thu nhập
thấp và khơng phải đăng ký kinh doanh.
 Hộ sản xuất kinh doanh cá thể là hộ sản xuất kinh doanh những ngành nghề không

liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản do một cá nhân hay một nhóm
người làm chủ và chưa đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Một hộ sản
xuất, kinh doanh dịch vụ có nhiều hơn một sản phẩm chính, người nào tham gia
sản xuất sản phẩm chính nào thì đăng ký sản phẩm đó.
10


Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm những đơn vị tư nhân đăng ký và hoạt động theo luật
doanh nghiệp. Cụ thể gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp
tư nhân. Doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của
mình. Cơng ty cổ phần phải có ít nhất hai người tham gia góp vớn, những người tham gia
phải có trình độ chun mơn, uy tín nghề nghiệp và chịu trách nhiệm về tài sản và mọi
hoạt động có liên quan. Kinh tế tư nhân cịn bao gồm liên doanh giữa một bên là một
hoặc nhiều đơn vị thuộc kinh tế tư nhân với tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
Khu vực kinh tế có vớn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo luật đầu
tư nước ngoài. Cụ thể là doanh nghiệp 100% vớn nước ngồi, các liên doanh giữa nước
ngồi với doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh giữa nước ngoài với các đơn vị khác
trong nước.
2.2.2 Lý thuyết về lựa chọn việc làm:
Lý thuyết kinh tế cổ điển về lựa chọn việc làm do (Knight, 1933 và Schumpeter, 1934
trích bởi Ngô Quỳnh An, 2012) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn việc làm dựa
trên mức độ thoả dụng về kinh tế của người lao động. Lý thuyết của Knight (1933) cho
rằng người lao động sẽ lựa chọn công việc cho bản thân dựa vào kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm phù hợp với công việc mà họ đang làm. Lúc này, người lao động quan tâm
đến sự thuận lợi của loại hình cơng việc này như: tính linh hoạt về thời gian làm việc, có
khả năng tự chủ động, sáng tạo, tự chủ trong các tình h́ng. Schumpeter (1934), cho
thấy những khía cạnh khác của những người lựa chọn làm chủ. Đó là do những người này
có những hạn chế về ngoại hình, thiếu các mới quan hệ hay không tiếp cận được cơ hội
việc làm như: không biết chữ, chưa qua đào tạo nghề, khơng có bằng cấp, tiền lương thấp
thiếu chế độ đãi ngộ, thất nghiệp. Tóm lại Knight và Schumpeter cho rằng người lao

động bị hấp dẫn bởi việc này hơn việc khác bởi vì kiến thức và kỹ năng bản thân phù hợp
với việc làm mà họ lựa chọn. Bên cạnh đó người lao động quan tâm đến lợi ích về tiền
lương, thưởng, lợi ích về tài chính và phúc lợi mà việc làm đó có thể mang lại.

11


Light (1979) và Alleman (1998) có cách giải thích khác là phân chia người lao động
thành hai nhóm: nhóm có chi phí cơ hội thấp và nhóm có chi phí cơ hội cao đã ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn của người lao động. Trong thị trường lao động không phải lúc
nào người lao động cũng có đầy đủ những lựa chọn để tới đa hóa thỏa dụng của mình.
Light và Alleman nêu ra các nhân tố tạo nên chi phí cơ hội này thành 2 nhóm:
 Nhóm nhân tớ bất lợi tạo nên chi phí cơ hội thấp làm cho người lao động có
khuynh hướng lựa chọn làm chủ bao gồm nhân tố bất lợi trên thị trường lao động
như nghèo, thất nghiệp, bị phân biệt đối xử, đô thị hóa quá mức, mức thu nhập
trên thị trường thấp, là người nhập cư, là phụ nữ hoặc thanh niên cịn trẻ chưa có
kinh nghiệm. Nhân tớ bất lợi về vớn con người như: trình độ học vấn và chun
mơn thấp, khơng có kinh nghiệm làm việc, chưa qua đào tạo. Tóm lại, người lao
động khi đới mặt với những nhân tớ bất lợi này vớn có mức thu nhập thấp thường
chọn làm chủ để tham gia vào những công việc với tính chất giản đơn như dịch vụ,
buôn bán nhỏ, làm nơng nghiệp, có ít vớn, thời gian tự do và công việc thường
xuyên thay đổi.
 Các yếu tố mang tính chất lợi thế tạo nên chi phí cơ hội cao khi bản thân người lao
động có trình độ học vấn và tay nghề cao. Trình độ quản lý đã được rèn luyện tích
luỹ qua thời gian, có nhiều kinh nghiệm trong cơng việc và nghề truyền thớng gia
đình để lại. Với các mới quan hệ sẵn có sẽ lựa chọn làm chủ khi họ nhận thấy cơ
hội từ thu nhập kỳ vọng và lợi ích trong tương lai nhiều hơn cho bản thân.
Các yếu tố mang tính chất lợi thế tạo nên chi phí cơ hội cao được sử dụng trong nghiên
cứu này được đại diện bởi trình độ học vấn. Bên cạnh đó các yếu tớ mang tính chất bất
lợi tạo nên chi phí cơ hội thấp đại diện bởi biến di cư và giới tính.

Field (1975) khi nghiên cứu về thị trường lao động cho rằng trong thị trường tồn tại
khu vực chính thức (formal sector) và khu vực phi chính thức (informal sector). Theo đó
sự khác biệt giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức được xem như tiêu chuẩn
để đánh giá thị trường lao động ở các quốc gia đang phát triển. Theo Field, người lao
12


động làm việc trong khu vực chính thức thường có hợp đồng lao động rõ ràng với chủ thể
sử dụng lao động được quy định trong luật lao động tại q́c gia đó. Trong khi đó khu
vực phi chính thức bao gồm các đơn vị không đăng ký cũng như không thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật lao động và thường bị chi phối bởi những người hoặc các doanh
nghiệp sử dụng lao động có quy mơ nhỏ. Theo đó sự tồn tại đồng thời của khu vực chính
thức và khu vực phi chính thức là một kết quả của phân khúc thị trường lao động khi khu
vực phi chính thức được xem là sự thay thế cho người lao động muốn làm việc trong khu
vực chính thức nhưng không thể tìm được việc làm ở đó. Kết quả là khu vực phi chính
thức dư thừa cung lao động và tiền lương thấp hơn so với khu vực phi chính thức. Điều
này được giải thích bằng lý thuyết vốn con người của Becker (1993) trong đó chỉ ra rằng
khác biệt về thu nhập xảy ra do có sự khác biệt về năng suất lao động giữa những người
có học vấn khác nhau và lựa chọn việc làm ở hai khu vực. Dựa trên giả định rằng sự lựa
chọn này nhằm tới đa hóa độ thỏa dụng (maximum utility) mặc dù tồn tại khác biệt về thu
nhập giữa hai khu vực. Sự khác biệt về đặc điểm của khu vực chính thức và khu vực phi
chính thức là rất quan trọng trong các hoạt động của thị trường lao động và cơ cấu kinh tế
chung ở những quốc gia đang phát triển khi khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ cao. Nó
có ảnh hưởng đến phân phới lại thu nhập, bất bình đẳng, nghèo đói, phân cơng lại lao
động, làm biến dạng khu vực chính thức do các loại thuế, an sinh xã hội và các quy định
của thị trường lao động. Khi người lao động quyết định tham gia thị trường lao động thì
những đặc điểm cá nhân cũng như các mới quan hệ xã hội có ảnh hưởng nhất định đến sự
lựa chọn của họ. Theo Walker và Ben-Akiva (2002), lựa chọn của cá nhân được thể hiện
qua mơ hình độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Model).
2.3 Lý thuyết độ thỏa dụng:

2.3.1 Lý thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên:
Lý thuyết hành vi lựa chọn (Discrete Choice Theory) được gọi là lý thuyết lựa chọn.
Lý thuyết lựa chọn được đánh giá cao vì phù hợp với quá trình lựa chọn và ra quyết định
cá nhân, có thể áp dụng được trong lĩnh vực kinh tế. Lý thuyết lựa chọn trong thực tế đã
13


được chứng minh là có khả năng dự đốn cao. Các tác giả tiêu biểu về lý thuyết lựa chọn
là McFadden (2001) và Train (2009). Lý thuyết hành vi lựa chọn được phát triển dựa trên
nền tảng lý thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên của Thurstone (1927) và Marschak (1960).
Lý thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory) được sử dụng để giải
thích các thí nghiệm về tâm lý. Lý thuyết này được đề xuất bởi Thurstone (1927) dựa trên
ý tưởng một kích thích tâm lý gây ra một cảm giác hay một tình trạng tâm lý có thể được
đại diện bởi biến ngẫu nhiên khi một cá nhân so sánh hai biến ngẫu nhiên đại diện cho hai
cảm giác kích thích đó. Lý thuyết này được hồn thiện và phát triển bởi McFadden
(1973), Maddala (1983), Louviere và cộng sự (2000) và Train (2009) cho thấy hành vi
lựa chọn của cá nhân có thể được phản ánh qua các mơ hình lựa chọn rời rạc (Discrete
Choice Model). Marschak (1960) đã mơ hình hóa khả năng lựa chọn bằng mơ hình độ
thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Model - RUM) với các đặc tính cơ bản được sử
dụng để ước lượng hành vi lựa chọn của cá nhân. Luce (1959) khi nghiên cứu ảnh hưởng
của hành vi lựa chọn đã đề xuất giả định đồng nhất và độc lập giữa các lựa chọn thay thế
(Independence from Irrelevant Alternatives - IIA). Theo đó, giả định IIA là cơ sở về hành
vi lựa chọn cho phép xác suất nhiều lựa chọn trong tập lựa chọn được suy ra từ thử
nghiệm về mỗi cặp lựa chọn nhị phân. Giả định IIA về xác suất cho những lựa chọn thay
thế i và j của các lựa chọn trong tập C. Theo Luce (1959) xác suất các lựa chọn được tính
bởi:

=∑

(2.1)


Theo McFadden (2001), mơ hình thỏa dụng ngẫu nhiên RUM ban đầu được xây dựng
như một mơ hình chuẩn dựa trên giả thuyết ban đầu về hành vi lựa chọn của cá nhân với
đặc tính ngẫu nhiên không đồng nhất như thị hiếu, kinh nghiệm và thơng tin về thuộc tính
của các lựa chọn thay thế. Các tham số của hàm thỏa dụng và phân bớ của các yếu tớ
ngẫu nhiên có thể sử dụng các mơ hình xác suất kết hợp với các đặc điểm riêng của người
ra quyết định. Nghiên cứu của McFadden đã khẳng định mơ hình đa thức (Multinomial
Model) thường được sử dụng và rất hữu ích để xem xét nguồn gốc của hành vi lựa chọn
14


dựa trên việc kết hợp các số liệu về kinh tế thị trường với số liệu thực nghiệm về sở thích,
tâm lý, đặc điểm của mỗi cá nhân riêng biệt.
Các quyết định được đưa ra có thể là của những chủ thể bao gờm: cá nhân, hộ gia đình,
doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức. Các lựa chọn thay thế có thể đại diện cho các sản
phẩm cạnh tranh, những giải pháp hoặc bất kỳ lựa chọn nào khác được thực hiện. Theo
Train (2009), để phù hợp trong một mô hình lựa chọn, các lựa chọn thay thế được gọi
chung là tập lựa chọn, trong đó có ba đặc tính cơ bản nhưng quan trọng như sau:
 Thứ nhất những lựa chọn thay thế có khả năng loại trừ lẫn nhau từ quan điểm của
người ra quyết định. Chọn một lựa chọn phải lưu ý rằng sẽ không chọn vài lựa
chọn khác còn lại trong tập lựa chọn. Người ra quyết định chỉ chọn một lựa chọn
từ tập lựa chọn.
 Thứ hai tập lựa chọn phải đầy đủ trong đó đã bao gồm tất cả các lựa chọn thay thế.


Thứ ba số lượng các lựa chọn thay thế phải hữu hạn, các nhà nghiên cứu có thể
đếm được các lựa chọn thay thế trong tập lựa chọn.

Nghiên cứu của Train (2009) cho rằng độ thỏa dụng của người ra quyết định gờm có
hai phần: phần có thể quan sát được và phần khơng thể quan sát được. Phần có thể quan

sát đo lường được dựa trên sự đánh giá của những cá nhân đối với đặc điểm của ngành,
nghề, lĩnh vực và phần khơng thể quan sát được có tính ngẫu nhiên tùy thuộc vào sở thích
khác nhau của mỗi người. Ký hiệu phần quan sát được là V, phần không quan sát được là
ε với n là mẫu nghiên cứu chứa các quan sát và j là những lựa chọn thay thế. Hàm thỏa
dụng của người lao động khi lựa chọn j là:
Unj = Vnj + εnj

(2.2)

Đối diện với tập lựa chọn gồm nhiều lựa chọn khác nhau, độ thỏa dụng của mỗi
phương án lựa chọn là U = f(X), trong đó X là thuộc tính của các lựa chọn. Khi phải chọn
một trong các lựa chọn, các cá nhân sẽ quyết định lựa chọn nào mang lại cho họ độ thỏa

15


dụng cao nhất Umax. Phần quan sát được của độ thỏa dụng Vnj có quan hệ với đặc điểm cá
nhân có thể viết như sau:
Vnj = βjXnj

(2.2a)

Trong đó Xnj là đặc điểm của những cá nhân n và βj là hệ số ước lượng. Độ thỏa dụng
để cá nhân lựa chọn i so với j trong tập lựa chọn với xác suất để Uni > Unj. Cụ thể xác suất
để cá nhân n lựa chọn i sẽ là:
Pni = Prob (Uni > Unj , ∀ i ≠j)
Pni = Prob (Vni + εni > Vnj + εnj , ∀ i ≠j)
Pni = Prob (εnj – εni < Vni – Vnj, ∀ i ≠j)

(2.3)


Xác suất của hàm phân phối tích lũy CDF là xác suất của thành phần sai số ngẫu nhiên
εnj – εni dưới số quan sát Vni – Vnj. Theo Train (2009), hàm mật độ f(εn) với xác suất tích
lũy có thể được viết:
Pni = Prob (εnj – εni < Vni – Vnj, ∀ i ≠j)
Pni = ∫

(εnj – εni < Vni – Vnj, ∀ i ≠j) f(εn)dεn

(2.4)

Đây là tích phân hàm mật độ của thành phần không quan sát được với độ thỏa dụng là
f(εn). Khi đó xác suất của cá nhân n có j lựa chọn được tính bởi cơng thức:
Pnj =



(2.5)

2.3.2 Mơ hình lựa chọn rời rạc:
Nghiên cứu của Train (2009) về các mơ hình lựa chọn rời rạc (Discrete Choice Model)
được sử dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế, tâm lý học, sức khỏe, giao thông vận tải,
năng lượng, nhà ở, môi trường, tiếp thị và bầu cử. Mơ hình lựa chọn có thể phân chia
thành ba dạng cơ bản như sau:
16


×