Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

tác động các yếu tố kinh tế đến cán cân thương mại của các quốc gia khu vực đông nam á giai đoạn 2000 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LƯƠNG BẢO LINH

TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ KINH TẾ ĐẾN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA
CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
GIAI ĐOẠN 2000 - 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


TĨM TẮT
Luận văn nghiên cứu này thực hiện phân tích và đo lường tác động các yếu tố
kinh tế vĩ mô đến cán cân thương mại các quốc gia khu vực Đơng Nam Á. Trên cơ sở
đó, luận văn đưa ra những kết luận và đề xuất, kiến nghị liên quan đến ổn định cán cân
thương mại của các quốc gia này.
Trên cơ sở tham khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước, luận văn đưa ra mơ
hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là cán cân thương mại và 6 biến độc lập là các
yếu tố kinh tế vĩ mơ, bao gồm: tỷ giá hối đối, lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), thu nhập quốc gia bình quân đầu người, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
(FDI) và nợ chính phủ. Luận văn sử dụng phần mềm Excel và Stata 11.0 để thực hiện
ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng thu thập từ các quốc gia khu vực Đông Nam Á
trong giai đoạn 2000 – 2014.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số các yếu tố kinh tế có tác động đến cán cân
thương mại là Tỷ giá hối đoái, Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập quốc gia bình
qn, trong đó, GDP có tác động cùng chiều, tỷ giá hối đoái và thu nhập quốc gia bình


qn có tác động trái chiều đến cán cân thương mại Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy lạm phát, Đầu tư trực tiếp nước ngồi và nợ chính phủ khơng có tác
động đến cán cân thương mại của các quốc gia này.
Từ những kết quả trên, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp ổn định
cán cân thương mại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, cũng như đề xuất kiến nghị
riêng đối với Việt Nam.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.6 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.7 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
1.8 Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.9 Kết cấu luận văn .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU.................................................... 6
2.1 Cán cân thương mại ........................................................................................ 6

2.1.1 Các khái niệm về cán cân thương mại ...................................................... 6
2.1.2 Đo lường cán cân thương mại ................................................................... 7
2.1.3 Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại ............................................ 7
2.2 Tác động các yếu tố kinh tế đến cán cân thương mại ....................................... 8
2.2.1 Tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 8
2.2.2 Lạm phát ............................................................................................... 10
2.2.3 Tổng sản phẩm quốc nội ....................................................................... 12
2.2.4 Thu nhập quốc gia bình quân đầu người ................................................ 13
2.2.5 Đầu tư trực tiếp ..................................................................................... 14
2.2.6 Nợ chính phủ ........................................................................................ 15
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước.................................................................... 16
iv


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 22
3.1 Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 22
3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 23
3.2.1 Tỷ giá hối đoái ....................................................................................... 23
3.2.2 Lạm phát ................................................................................................ 23
3.2.3 Tổng sản phẩm quốc nội......................................................................... 24
3.2.4 Thu nhập quốc gia bình quân đầu người ................................................. 24
3.2.5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ............................................................. 24
3.2.6 Nợ chính phủ.......................................................................................... 25
3.3 Xác định và đo lường các biến ...................................................................... 25
3.3.1 Biến phụ thuộc ....................................................................................... 25
3.3.2 Biến độc lập ........................................................................................... 25
3.4 Thu thập dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 28
3.4.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 28
3.4.2 Đặc điểm dữ liệu nghiên cứu .................................................................. 28
3.4.3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...................................................................... 29

3.4.3.1 Campuchia ........................................................................................ 29
3.4.3.2 Indonesia .......................................................................................... 30
3.4.3.3 Malaysia ........................................................................................... 32
3.4.3.4 Philippines ........................................................................................ 33
3.4.3.5 Singapore.......................................................................................... 35
3.4.3.6 Thailand ........................................................................................... 37
3.4.3.7 VietNam ........................................................................................... 38
3.5 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu ............................................... 40
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................... 42
4.1 Mô tả thống kê các biến trong mơ hình nghiên cứu ....................................... 42
4.2 Phân tích hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu ............. 43
4.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................ 44
4.4 Kết quả hồi quy nghiên cứu ........................................................................... 45
4.4.1 Mơ hình các yếu tố tác động cố định (FEM) ......................................... 45
4.4.2 Mơ hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM) ................................... 46
4.4.3 Kiểm định Hausman, lựa chọn mô hình ................................................ 47
v


4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu ......................................................................... 47
4.6 Thảo luận kết quả hồi quy ............................................................................. 49
4.6.1 Tỷ giá hối đoái......................................................................................... 49
4.6.2 Lạm phát ................................................................................................. 49
4.6.3 Tổng sản phẩm quốc nội .......................................................................... 50
4.6.4 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................................... 50
4.6.5 Thu nhập quốc gia bình quân đầu người .................................................. 50
4.6.6 Nợ chính phủ ........................................................................................... 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 52
5.1 Kết luận......................................................................................................... 52
5.2 Kiến nghị của đề tài....................................................................................... 53

5.2.1 Kiến nghị đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á ............................ 53
5.2.2 Kiến nghị đối với các quốc gia Việt Nam ............................................... 53
5.3 Hạn chế của đề tài ......................................................................................... 54
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 55
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 58

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

Tóm lượt các yếu tố tác động đến cán cân thương mại

Hình 2.2

Tóm lượt các yếu tố tác động đến cán cân thương mại

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.2

Bảng tổng kết các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 3.3

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia giai đoạn 2000 - 2014


Bảng 3.4

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Indonesia giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 3.5

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Malaysia giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 3.6

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Philippines giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 3.7

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 3.8

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thailand giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 3.9

Kim ngạch xuất nhập khẩu của VietNam giai đoạn 2000 - 2014

Bảng 4.1

Bảng mơ tả thống kê các biến trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.2


Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.3

Bảng hệ số Vif

Bảng 4.4

Bảng kết quả hồi quy mơ hình các yếu tố tác động cố định FEM

Bảng 4.5

Bảng kết quả hồi quy mơ hình các yếu tố tác động cố định REM

Bảng 4.6

Bảng kết quả kiểm định Hausman

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt - Tiếng Anh

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)


CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

ER

Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate)

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi ( Foreign Direct Investment)

FEM

Mơ hình các tác động cố định ( Fixed Effects Model)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IDR

Đơn vị tiền tệ của Indonesia (Indonesian Rupiah)

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund)

INF


Lạm phát (Inflation)

KHR

Đơn vị tiền tệ của Campuchia (Cambodia Riel)

MOF

Bộ tài chính (Ministry of Finance)

MYR

Đơn vị tiền tệ của Malaysia (Malaysia Ringit)

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NOCP

Nợ chính phủ

PHP

Đơn vị tiền tệ của Philippines (Philippine Peso)


REM

Mơ hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)

SGD

Đơn vị tiền tệ của Singapore (Singapore Dollar)

TB
TGHĐ
THB
TNBQ
TP.HCM

Cán cân thương mại (Trade Balance)
Tỷ giá hối đoái
Đơn vị tiền tệ của Thái Lan (Thailand Bath)
Thu nhập quốc gia bình qn đầu người
Thành phố Hồ Chí Minh

USD

Đơn vị tiền tệ của Mỹ (United State Dollar)

VND

Đơn vị tiền tệ của Việt Nam ( Viet Nam Dong)

WB


Ngân hàng Thế giới (World Bank)

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
1.1 Lý do chọn đề tài
Trước xu thế phát triển của thương mại quốc tế ngày càng rộng rãi, những sự
kiện tài chính quốc tế diễn ra ngày càng ảnh hưởng đến kinh tế của các quốc gia trên
phạm vi toàn thế giới, do đó các mối quan hệ tài chính ngày càng trở nên được quốc tế
hóa. Nguyễn Văn Tiến (2012) kết luận tài chính quốc tế là một vấn đề khơng thể thiếu
trong nền kinh tế mở, thương mại quốc tế ln có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
thương mại nội địa; cụ thể, kể từ năm 1950, thương mại quốc tế tăng trưởng trung bình
hàng năm là 6%/năm, xấp xỉ gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới; đến thế
kỷ 20, thương mại quốc tế tăng gấp 25 lần (Worldbank, 2015). Theo Quỹ tiền tệ quốc
tế (2015), giá trị xuất khẩu toàn cầu đã tăng từ 9,9% vào năm 1970 lên 19,3% vào
những năm 2000 so với tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Điều này khẳng định ý
nghĩa tầm quan trọng của sự quản lý tài chính quốc tế của mỗi quốc gia bởi vì sự ổn
định thương mại quốc tế là mục tiêu bền vững của sự phát triển kinh tế vĩ mô của quốc
gia đó.
Đơng Nam Á là một khu vực địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hố, chính trị nằm ở
phần Đơng Nam của Châu Á, bao gồm bán đảo Trung Ấn và vùng hải đảo, có 10 quốc
gia. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh

hưởng trầm trọng, trong đó, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng không
tránh khỏi cuộc khủng hoảng này bởi vì đa số các quốc gia thuộc khu vực này là các
nước đang phát triển. Với mục tiêu cùng nhau phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á,
các quốc gia cần không ngừng nâng cao hợp tác với nhau trong tất cả các lĩnh vực,
nhất là hỗ trợ giao thương mua bán giữa các quốc gia cùng khu vực và phát triển ngoại
thương với các quốc gia khác ngồi khu vực Đơng Nam Á trong nền kinh tế hòa nhập
hiện nay.

1/61


Nguyễn Hoài Trinh (2013) kết luận vấn đề nhập siêu hàng hóa của hầu hết các
quốc gia vẫn đóng một vai trị khá quan trọng trong q trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế; tuy nhiên, nếu nhập siêu của các quốc gia ở mức cao và kéo dài gây ra tác
động tiêu cực đến nền kinh tế đồng thời ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền
tệ. Nguyễn Ngọc Bảo (2010) cho rằng nhiều nguyên nhân khác tác động đến cán cân
thương mại khơng chỉ có tỷ giá hối đoái. Nguyễn Văn Phúc (2011) khẳng định tác
động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại chỉ có thể giải thích được 40% biến
động cán cân thương mại. Cuộc tranh luận diễn ra sôi nổi khi các nghiên cứu khoa học
từ nhiều quốc gia khác ngoài nước đến trong nước cũng lần lượt kết luận có nhiều yếu
tố tác động đến cán cân thương mại. Rất nhiều nhà nghiên cứu chỉ quan tâm đến các
tác động của tỷ giá hối đối, điều này có đủ để mang lại sự ổn định của cán cân thương
mại hay không? Hay cán cân thương mại còn chịu sự tác động của các yếu tố khác?
Với mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế lâu dài, trong đó, vấn đề ngoại
thương của hầu hết các quốc gia khu vực Đông Nam Á vẫn luôn được các nhà kinh tế
quan tâm nhất là trong nền kinh tế mở hiện nay. Chính vì vậy tác giả nghiên cứu đề tài
“Tác động các yếu tố kinh tế đến cán cân thương mại của các quốc gia khu vực
Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2014” để thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế học, trong
đó, tác giả áp dụng kiến thức kinh tế học và sử dụng các mơ hình kinh tế lượng để
phân tích tác động của các yếu tố kinh tế đến cán cân thương mại của các quốc gia khu

vực Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các kiến nghị chung của
các quốc gia khu vực Đông Nam Á, cũng như những kiến nghị cụ thể áp dụng đối với
nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Luận văn “Tác động các yếu tố kinh tế đối với cán cân thương mại các của
quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2014” tập trung phân tích vấn đề tác
động của các yếu tố kinh tế bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), đầu tư trực tiếp (FDI), thu nhập quốc gia bình qn và nợ chính phủ đến cán
cân thương mại Việt Nam. Từ đó, kiến nghị đưa ra các biện pháp phù hợp với sự ổn
định cán cân thương mại của các quốc gia khu vực Đông Nam Á với mục tiêu bền
vững trong tương lai.

2/61


Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu về cán cân thương mại và các yếu tố kinh tế
của các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 – 2014. Từ dữ liệu thu
thập được trong phạm vi đề ra, đề tài sử dụng phần mềm MS Excel và Stata 11 để tổng
hợp và phân tích bằng các mơ hình kinh tế lượng để tìm ra tác động của các yếu tố
kinh tế đến cán cân thương mại các quốc gia này.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Với yêu cầu cần xác định các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, luận văn
này đề ra mục tiêu nghiên cứu chính sau đây:
1. Xác định mức độ tác động của các yếu tố kinh tế đến cán cân thương mại của
các quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2014.
2. Gợi ý các chính sách liên quan đến kinh tế để ổn định cán cân thương mại của
các quốc gia.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn căn cứ vào mục tiêu đề tài sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
1. Các yếu tố kinh tế tác động như thế nào đối với cán cân thương mại của các

quốc gia khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2014?
2. Kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý chính sách nào về kinh tế đối với cán cân thương
mại với mục tiêu ổn định lâu dài?
1.5 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu các yếu tố kinh tế là các yếu tố chính tác động đến
cán cân thương mại tại các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2014.
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về dữ liệu nghiên cứu, đề tài này chỉ chọn không gian nghiên cứu
là 7 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm: Campuchia – Indonesia –
Malaysia – Philippine – Singapore – Thailand – Vietnam.
Thời gian nghiên cứu: dữ liệu dùng để nghiên cứu trong giai đoạn 2000 – 2014,
tất cả các dữ liệu trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ
Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Bộ
tài chính (MOF)…

3/61


1.7 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng. Đề tài sẽ phân tích
cơ sở lý thuyết về các yếu tố kinh tế tác động đến cán cân thương mại các quốc gia
khu vực Đông Nam Á. Từ phần mềm Sata 11 và sử dụng mơ hình của các tác động cố
định (Fixed Effects Model – FEM), mơ hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects
Model – REM), đề tài phân tích, đánh giá kết quả hồi quy để làm sáng tỏ và giải quyết
các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
1.8 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cho các quốc gia trong phạm vi nghiên
cứu những gợi ý tham khảo trong việc đề ra các chính sách ổn định cán cân thương
mại. Từ việc thực hiện chính sách cán cân thương mại dựa trên cơ sở cải thiện các yếu
tố kinh tế không những ổn định ngoại thương mà cịn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

nhằm phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia.
1.9 Kết cấu của luận văn
Luận văn trình bày theo 5 chương gồm các bố cục sau:
Chương một: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu. Chương này giới thiệu tổng
quan nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của luận văn
nghiên cứu, và kết cấu luận văn.
Chương hai: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Chương này bao gồm: các khái
niệm, các lý thuyết về yếu tố tác động đến cán cân thương mại; tác động các yếu tố
kinh tế đến cán cân thương mại; tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan.
Chương ba: Phương pháp và mơ hình nghiên cứu. Chương này bao gồm:
mơ hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, xác định và đo lường các biến, thu thập dữ
liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu.
Chương bốn: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Chương này bao
gồm: mô tả thống kê các biến trong mơ hình nghiên cứu, phân tích hệ số tương quan
giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, kết quả
hồi quy nghiên cứu, phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả hồi quy.
4/61


Chương năm: Kết luận và kiến nghị. Chương này bao gồm trình bày kết luận
chung của nghiên cứu, đưa ra kiến nghị của đề tài, bên cạnh đó, trong chương này chỉ
ra những giới hạn và đề hướng nghiên cứu tiếp theo.

5/61


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày các khái niệm và các yếu tố tác động đến cán cân

thương mại; tác động của các yếu tố kinh tế đến cán cân thương mại và một số nghiên
cứu trước có liên quan.
2.1 Cán cân thương mại
2.1.1 Các khái niệm về cán cân thương mại
Nguyễn Văn Tiến (2012) cho rằng cán cân thương mại là một mục trong tài
khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay
đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất
định (quý hoặc năm); cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng
dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương
mại mang giá trị dương; khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu rịng/thặng dư
thương mại mang giá trị âm, lúc này cịn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên,
cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt
thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng
biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
Nguyễn Như Ý và ctg (2012) cho rằng cán cân thương mại là một phần chủ yếu
trong tài khoản vãng lai (bao gồm cán cân thương mại, thu nhập yếu tố ròng và chuyển
nhượng rịng) của cán cân thanh tốn quốc tế, nhất là tại các nước đang phát triển.
Đinh Trọng Thịnh (2012) kết luận cán cân thương mại là sự kết hợp của hai
nhóm: thương mại hữu hình là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa; thương mại vơ hình
là xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ; hay còn gọi là xuất khẩu rịng hàng hóa và dịch vụ;
nếu xuất khẩu rịng có giá trị dương, thì nền kinh tế có thặng dư thương mại; nếu nhập
khẩu vượt quá xuất khẩu, thì nền kinh tế bị thâm hụt thương mại.
David (2007) cho rằng cán cân thương mại là một bộ phận trong tài khoản vãng
lai của cán cân thanh toán quốc tế, bao gồm cán cân thương mại hàng hóa và cán cân
thương mại dịch vụ; trong đó, khoản mục trong cán cân thương mại, bao gồm các loại
hàng hóa là những sản phẩm hữu hình, trải rộng từ nguyên vật liệu thô cho đến các
6/61


mặt hàng chế tạo; dịch vụ là những sản phẩm vơ hình, như là vận tải đường biển, hoạt

động ngân hàng chuyên đầu tư, hay các dịch vụ tư vấn.
2.1.2 Đo lường cán cân thương mại
Nguyễn Văn Tiến (2012) kết luận cán cân thương mại được phản ánh bởi chênh
lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa. Cơng
thức tính cán cân thương mại là:

NX = X – M
Trong đó:

NX: là cán cân thương mại
X: là giá trị xuất khẩu
M: là giá trị nhập khẩu.

Đinh Trọng Thịnh (2012) cho rằng khi mức chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và
nhập khẩu là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại thặng dư; ngược lại, khi mức chênh
lệch này nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại thâm hụt và khi mức chênh lệch đúng bằng
0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
2.1.3 Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại
Nguyễn Văn Tiến (2012) kết luận cán cân thương mại chịu tác động của các
yếu tố như sau:
 Nhân tố tỷ giá: khi các nhân tố khác không đổi (giá hàng hóa trong và ngồi
nước khơng đổi) thì khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng
ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu.
 Nhân tố lạm phát: với các nhân tố không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một nước
cao hơn ở nước ngoài, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị
trường quốc tế, do đó, làm cho khối lượng xuất khẩu giảm.
 Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng: với các nhân tố khác khơng đổi,
nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu của một nước tăng sẽ làm tăng cầu nội
tệ và tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, có nghĩa là tăng giá trị xuất
khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ.


7/61


 Thu nhập của người không cư trú: với các nhân tố khác không đổi, khi thu
nhập thực tế của người không cư trú tăng, làm tăng cầu nội tệ và tăng cung
ngoại tệ, tức tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ.
 Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngồi: với các nhân tố khác khơng thay đổi,
giá trị xuất khẩu của một nước sẽ giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thuế
quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp cũng như áp dụng các hàng rào phi thuế
quan.
Tóm lại, Nguyễn Văn Tiến (2012) kết luận có nhiều yếu tố tác động đến cán cân
thương mại được thể hiện trong hình sau:
Hình 2.1: Tóm lượt các yếu tố tác động đến cán cân thương mại
TỶ GIÁ HỐI ĐỐI

LẠM PHÁT
CÁN CÂN
GIÁ THẾ GIỚI CỦA HÀNG HĨA XUẤT KHẨU

THƯƠNG MẠI

THU NHẬP NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ
THUẾ QUAN VÀ HẠN NGẠCH Ở NƯỚC NGOÀI

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2012)
Từ các nội dung nêu trên có thế đưa ra kết luận ngoại trừ tỷ giá hối đoái là yếu
tố tác động đến cán cân thương mại, còn nhiều yếu tố kinh tế và các tác động của
chính phủ. Đồng thời, tác giả nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác có liên quan, tác
giả mạnh dạn đề xuất yếu tố tác động đến cán cân thương mại cịn có yếu tố: tổng sản

phẩm quốc nội, thu nhập quốc gia bình quân đầu người, dịng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi và nợ Chính phủ.
2.2

Tác động các yếu tố kinh tế đến cán cân thương mại

2.2.1 Tỷ giá hối đoái
Samuelson (1995) cho rằng tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi lấy tiền của một
nước khác.
8/61


Nguyễn Minh Kiều (2012) kết luận tỷ giá hối đoái là sự chuyển đổi từ một đồng
tiền này sang đồng tiền khác, sự chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh tốn giữa
các cá nhân, các cơng ty, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên một tỷ
lệ nhất định giữa hai đồng tiền; tỷ lệ đó gọi là tỷ giá hối đối hay gọn hơn là tỷ giá. Tỷ
giá hối đoái giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn
vị đồng tiền kia.
Theo Chính phủ Việt Nam (2010), khoản 9 điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối
trong nghị định số 160/2006/NĐ-CP đưa ra định nghĩa như sau: “Tỷ giá hối đoái của
đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngồi tính bằng đơn vị tiền tệ của
Việt Nam”
Mankiw (2010) cho rằng tỷ giá gồm 2 loại như sau:
 Tỷ giá danh nghĩa: là giá tương đối giữa đồng tiền của hai quốc gia;
trong đó, có hai phương phát yết giá tỷ giá hối đoái trên thị trường như
sau: yết giá trực tiếp, là phương pháp biểu thị giá trị một đơn vị ngoại tệ
thông qua một số lượng nội tệ nhất định; yết giá gián tiếp, là phương
pháp biểu thị giá trị một đơn vị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ
nhất định.
 Tỷ giá hối đoái thực: là giá tương đối của hàng hóa ở hai quốc gia, nghĩa

là tỷ giá hối đoái thực cho biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hóa của một
quốc gia được trao đổi với hàng hóa của quốc gia khác. Khi có nhiều
hàng hóa và dịch vụ trong hoạt động ngoại thương, mức giá được dùng
để tính tỷ giá hối đối thực là chỉ số giá.
Nguyễn Văn Tiến (2010) kết luận tỷ giá là một biến số kinh tế, tác động hầu hết
các mặt kinh tế, trong đó, tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng
và nhanh chóng. Điều này dẫn đến việc chính phủ sẽ thông qua cơ chế điều hành tỷ giá
và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm đạt mức tỷ giá nhất định, để tỷ giá tác động
tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia.
Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (2013) kết luận tỷ giá hối đối có ảnh
hưởng đến cán cân thương mại vì nếu đồng tiền của một quốc gia tăng giá so với đồng
tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác
bằng nhau; đối với các nước nhập khẩu, hàng xuất khẩu từ quốc gia này trở nên mắc
9/61


hơn nếu đồng tiền của họ mạnh. Điều này dẫn đến nhu cầu hàng hóa đó sẽ giảm (tỷ giá
hối đối và các cân vãng lai có mối liên quan khi hàng hóa mua bán có tính co giãn
theo giá).
Trong nghiên cứu của Rose và Yellen (1989) phân tích trong mối quan hệ
thương mại song phương của Mỹ với sáu đối tác chính kết luận cán cân thương mại
của một quốc gia phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực song phương; tỷ giá hối đoái cân
bằng dẫn đến giá trị tiền tệ ổn định tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu. Nghiên cứu
của Phan Thanh Hoàn (2007) khẳng định tỷ giá có tác động tích cực đến cán cân
thương mại. Đồng thời, nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc và Phạm Thị Tuyết Trinh
(2011) kết luận tỷ giá hối đối có tác động cùng chiều đối với cán cân thương mại
trong dài hạn, tuy nhiên tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại rất hạn
chế; và tỷ giá hối đối cũng có tác động lên cán cân thương mại trong ngắn hạn.
Nghiên cứu của Nguyễn Hoài Trinh (2013) về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân
thương mại đã khẳng định tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều với cán cân thương mại.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Mbayani (2006) cho rằng tỷ giá không làm ảnh
hưởng nhiều đến cán cân thương mại, có nghĩa là mất giá tiền tệ khơng là giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu hoàn toàn, tỷ giá vẫn có ảnh hưởng nhưng ít. Nghiên cứu của
Martin (2008) lại kết luận tỷ giá hối đoái giảm mới cải thiện được thâm hụt cán cân
thương mại, có nghĩa là tỷ giá hối đoái tác động trái chiều đối với cán cân thương mại.
Dựa vào lý thuyết trên và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả cho rằng tỷ
giá hối đối là yếu tố kinh tế có mối quan hệ tác động đối với cán cân thương mại.
2.2.2 Lạm phát
David (2009) cho rằng lạm phát là sự gia tăng của mức giá và lạm phát thuần
nhất là việc mức giá của hàng hóa với nhân tố đầu vào tăng theo cùng một tỷ lệ; trong
đó, tốc độ tăng trưởng cầu tiền thực tế bằng với tốc độ tăng trưởng cung tiền thực tế,
tức là phần chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng lượng tiền danh nghĩa với tốc độ tăng
giá. Do vậy, tỷ lệ lạm phát được tính như sau:
Tỷ lệ lạm phát = (Tăng trưởng tiền tệ danh nghĩa) – (Tăng trưởng cầu tiền thực)
tế)

10/61


Nguyễn Như Ý và ctg (2009) cho rằng lạm phát là sự tăng mức giá chung của
hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ; điều này có
nghĩa là khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một
quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì lạm phát
của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, cịn theo nghĩa thứ
hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử
dụng loại tiền tệ đó. Do đó, cách tính tỷ lệ lạm phát như sau:
Tỷ lệ lạm phát = 100% x [(p1 – p0) / p0 ]
Với: p1: chỉ số giá kỳ hiện tại
P0: chỉ số giá kỳ gốc


David (2007) kết luận lạm phát là dấu hiệu để nhận biết giá trị đồng tiền của
quốc gia thơng qua giá cả hàng hóa, cũng như thể hiện được sự mạnh hay yếu của nền
kinh tế quốc gia. Lạm phát chưa hẳn là điều xấu, mà lạm phát ở mức độ vừa phải vẫn
góp phần tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là khi giá trị đồng tiền ổn định, điều này cũng
góp phần vào thúc đẩy xuất khẩu.
Nguyễn Văn Tiến (2012) kết luận khi các nhân tố không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát
của một nước cao hơn ở nước ngoài, lảm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này
trên thị trường quốc tế, do đó, làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. Nếu một quốc gia
có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản
vãng lai của quốc gia này sẽ giảm đi nếu các yếu tố khác bằng nhau. Trần Ngọc Thơ
và Nguyễn Ngọc Định (2013) kết luận lạm phát tăng do người tiêu dùng và các doanh
nghiệp trong nước hầu như sẽ tăng mua hàng từ các nước ngoài (do lạm phát trong
nước cao hơn); đồng thời, xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm. Biến tỷ lệ lạm
phát được sử dụng trong nghiên cứu của Joseph (2013) kết luận có mối liên hệ tác
động trái chiều đối với cán cân thương mại.
Từ những lập luận trên, tác giả cho rằng lạm phát có mối quan hệ đến cán cân
thương mại, có nghĩa là lạm phát là yếu tố kinh tế tác động vào cán cân thương mại.

11/61


2.2.3 Tổng sản phẩm quốc nội
Nguyễn Như Ý và ctg (2009) cho rằng tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong
một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
David (2007) cho rằng trong các cách tính GDP thì cách tính GDP được sử
dụng thường xun nhất là thu nhập, vì tổng thu nhập sẽ chính xác bằng tổng sản
lượng, cho thấy được sự hữu ích trong việc cho ra chính sách và dự báo của kinh tế
học vĩ mơ. Do đó, các nhà kinh tế học tính GDP cũng đã thấy được giá trị thị trường

của tất cả hàng hóa dịch vụ sau cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia ở một năm cho trước. Do vậy, cách tính GDP như sau:
GDP = C + I + G + (EX – IM)
Trong đó:
 C (Consumption): bao gồm tất cả các khoản mua hàng và dịch vụ mới của hộ
gia đình cho tiêu dung hiện hành.
 I (Investment): bao gồm những chi tiêu nhằm tăng sản lượng hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng trong tương lai. Nó bao gồm việc mua sắm phục vụ kinh doanh
như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phần mềm, và tồn kho, cũng như chi phí mua
ở nhà mới.
 G (Government expenditure): bao gồm chi phí mua của chính phủ cho hàng hóa
và dịch vụ, ở các cấp chính phủ. Nó có thể bao gồm hay khơng bao gồm chi
mua của chính phủ cho trữ lượng vốn cố định, phụ thuộc vào cách thức phân
loại đầu tư của chính phủ.
 EX-IM: Xuất khẩu rịng là chênh lệch giữa xuất nhập khẩu.
David (2009) kết luận các quốc gia có GDP càng cao càng trở thành thị trường
có sức hấp dẫn từ các nhà đầu tư, mà GDP càng cao thì mua bán trao đổi với nước
ngồi càng nhiều, tác động trực tiếp đến cán cân thương mại. Nghiên cứu của
Sulaiman (2010) kết luận GDP là một trong những yếu tố chính tác động đến cán cân
thương mại và có mối quan hệ cùng chiều với cán cân thương mại. Biến GDP được
Nguyễn Hoài Trinh (2013) sử dụng chia làm 2 biến: một là, GDPwt là chỉ số tăng
12/61


trưởng GDP trung bình của đối tác với trọng số là tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam
và các đối tác tại thời điểm t; hai là GDPvnt là chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam tại
thời điểm t; kết quả nghiên cứu, chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam, chỉ số tăng
trưởng GDP của các đối tác tác động cùng chiều lên cán cân thương mại.
Dựa vào nội dung nêu trên, tác giả cho rằng tổng sản phẩm quốc nội có mối
quan hệ tác động đến cán cân thương mại.

2.2.4 Thu nhập bình quân đầu người
Theo Vũ Thanh Liêm (2012), thu nhập quốc gia bình quân đầu người của một
nhóm người có thể nghĩa là tổng thu nhập cá nhân chia tổng dân số; thường tính thu
nhập trên đầu người dùng đơn vị tiền tệ hàng năm. Thu nhập bình quân đầu người là
chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các
tầng lớp dân cư; chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ
lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân,
xóa đói, giảm nghèo; thu nhập bình qn đầu người bao gồm các khoản mục sau:
 Thu từ tiền công, tiền lương;
 Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất
và thuế sản xuất);
 Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi
chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
 Thu khác được tính vào thu nhập như do biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản thu khơng được tính vào thu nhập gồm rút tiền gửi tiết kiệm, thu nợ,
thu bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên
doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …
Thu nhập quốc gia bình quân đầu người cịn thể hiện sự giàu có, sẵn lịng chi trả
hàng hóa ưa thích, thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay nói cách khác, khả năng chi trả cao
sẽ có xu hướng sính ngoại, ưa thích sử dụng hàng ngoại nhập nhiều hơn. Vì vậy, khi
yếu tố hàng hóa ngoại nhập có sự thay đổi, điều này gây ra tác động trực tiếp đến vấn
đề nhập khẩu, cũng ảnh hưởng đến cán cân thương mại (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Trong nghiên cứu của Goldstein (1985) kết luận cán cân thương mại bị tác động
tiêu cực đối với thu nhập trong nước; nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo
13/61


một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ
giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Nghiên cứu của Mbayani (2006) kết luận thu
nhập trong nước có tác động trái chiều đến cán cân thương mại. Trần Ngọc Thơ và

Nguyễn Ngọc Định (2013) kết luận mức thu nhập thực tế tăng (đã điều chỉnh do lạm
phát), và mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng; tỷ lệ gia tăng trong tiêu thụ phản ảnh mức
cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngồi. Nghiên cứu của Martin (2008) kết luận biến
thu nhập trong nước có tác động tiêu cực đến cán cân thương mại.
Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng thu nhập quốc gia bình qn đầu người
có mối quan hệ với cán cân thương mại, đây là yếu tố kinh tế tác động vào cán cân
thương mại.
2.2.5 Đầu tư trực tiếp
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (1996), FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ
một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu
tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó; phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với
các công cụ tài chính khác; trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh; trong những trường hợp đó,
nhà đầu tư thường hay được gọi là “cơng ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty
con” hay “chi nhánh công ty”.
Moffett (2000) cho rằng FDI là việc công ty mẹ mua và điều hành các tài sản
vật chất như nhà máy, trang thiết bị ở nước ngồi; các hình thức FDI được thực hiện
thường là sở hữu 100%, liên doanh, nhượng quyền, sở hữu tài sản chiến lược.
Theo Luật đầu tư (2006), đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản
hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư; Đầu tư
trực tiếp là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý các hoạt động đầu
tư; Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt
động đầu tư tại Việt Nam; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bao gồm doanh
nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam
hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua
lại. Như vậy, FDI là hình thức đầu tư trực tiếp do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư
bằng tiền hoặc các tài sản hợp pháp khác và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
14/61



Nguyễn Triệu Long (2014) kết luận đầu tư trực tiếp thể hiện được sự thu hút
nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào nước chủ nhà ít hay nhiều tại các thời điểm. Nghiên
cứu của Huỳnh Công Minh (2009) kết luận độ mở cửa của nền kinh tế làm tăng khả
năng thu hút đầu tư FDI điều này có tác động tích cực đến tổng kinh ngạch xuất nhập
khẩu của quốc gia chủ nhà; có nghĩa là thu hút càng nhiều vốn FDI dẫn đến càng nhiều
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước chủ nhà, đồng thời càng cần
nhập khẩu máy móc. Tuy nhiên, nghiên cứu của Martin (2008) kết luận FDI thì ít nhạy
cảm, có nghĩa là khơng có tác động đáng kể đến của cán cân thương mại. Trần Trung
Kiên (2012) nghiên cứu tác động dòng vốn FDI đến cán cân thương mại và đã đưa ra
kết luận tỷ số FDI vào trên GDP của Việt Nam tác động nghịch biến với cán cân
thương mại. Nghiên cứu của Mohammad (2010) kết luận FDI có tác động đến cân
bằng cán cân thương mại. Trong nghiên cứu của Nguyễn Hoài Trinh (2013) cũng sử
dụng FDIt là tỷ số dòng vốn FDI vào trên GDP của Việt Nam tại thời điểm t, kết quả
biến FDIt có mối quan hệ nghịch biến với cán cân thương mại.
Dựa vào những lập luận trên, tác giả cho rằng FDI là yếu tố kinh tế có mối quan
hệ tác động đến cán cân thương mại.
2.2.6 Nợ chính phủ
Nguyễn Văn Tiến (2010) kết luận tổng số nợ nước ngồi là tổng số nợ của
chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ tư nhân khơng có bảo lãnh; trong đó, nợ
chính phủ là nhiều khoản tín dụng cho các nước kém phát triển bao gồm các khoản tín
dụng của chính phủ hoặc cho là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vay; nợ được
chính phủ bảo lãnh thường được cấp cho thành phần kinh tế tư nhân có bảo lãnh của
chính phủ. Do hầu hết các nước kém phát triển áp dụng biện pháp kiểm sốt ngoại hối,
cho nên chính phủ các nước này thường liên đới đến các thỏa thuận tín dụng giữa
người cho vay nước ngoài và người đã vay trong nước.
Theo Bộ tài chính (2013), nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay
trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh
Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát
hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ khơng bao gồm khoản nợ do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời


15/61


kỳ; nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh.
Trong nghiên cứu của Michael (2014) cho rằng nợ chính phủ thể hiện một phần
khả năng tài chính hiện tại của quốc gia, nếu nợ càng cao tạo ra hiệu ứng suy thoái
kinh tế và kết luận nợ chính phủ làm thâm hụt cán cân thương mại. Nghiên cứu của
Tejvan (2008) kết luận nợ chính phủ khơng có ảnh hưởng đến sự ổn định cán cân
thương mại.
Dựa vào lý thuyết nêu trên, tác giả cho rằng nợ chính phủ là một trong các yếu
tố kinh tế có mối quan hệ tác động vào cán cân thương mại.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
 Nghiên cứu đầu tiên về thương mại song phương của Mỹ giai đoạn 1960 – 1985
được nghiên cứu bởi Rose và Yellen (1989). Hàm số về cán cân thương mại
(TB-Trade Balance) là một hàm số của tỷ giá thực song phương (RER), thu
nhập thực của nước chủ nhà (DY-Real Domestic Income), thu nhập thực của
nước ngoài (FY-Real Foreign Income). Hàm số đơn giản được thể hiện như
sau:
TBt = f (RERt, DYt, FYt)
Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy cán cân thương mại của
quốc gia phụ thuộc vào thu nhập trong nước, thu nhập nước ngoài, và tỷ giá hối
đối thực song phương. Trong đó, tỷ giá hối đoái cùng chiều đối với cán cân
thương mại.
 Bahmani-Oskooee và Brooks (1999) đã nghiên cứu về thương mại song
phương Mỹ đối với 6 đối tác thương mại lớn. Nghiên cứu dựa trên hàm số
của Rose và Yellen (1989) để tìm mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán
cân thương mại. Nghiên cứu này không sử dụng cán cân thương mại theo
định nghĩa là sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu mà sử dụng tỷ số

giữa nhập khẩu so với xuất khẩu (M/X) để đo lường cán cân thương mại; tác
giả cho rằng cán cân thương mại bị tác động bởi chỉ số giá nội địa và việc sử
dụng tỷ số như vậy sẽ thuận lợi hơn cho việc tính tốn. Bên cạnh đó, tác giả
16/61


biểu thị mơ hình dưới dạng logarit để phản ánh sự vận động của cán cân
thương mại về mặt danh nghĩa cũng như thực. Mơ hình của BahmaniOskooee và Brooks (1999) như sau:
Ln (M/X)jt = β0 + β1LnDYt + β2LnFYjt + β3LnRERjt + εt
Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng của đường cong J. Đồng
thời tác giả cũng khẳng định trong mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thương
mại và tỷ giá hối đoái, việc giảm giá thực giá trị nội tệ là USD có ảnh hưởng
thuận lợi đến cán cân thương mại nước chủ nhà là Mỹ.
 Mbayani Saruni (2006) nghiên cứu cán cân thương mại tại Tanzania giai
đoạn 1970 – 2002. Mơ hình nghiên cứu phát triển dựa trên mơ hình của
Brada (1997), Bahmani-Oskooee và Brooks (1999) và Mulenga (2002).
Nghiên cứu cho rằng cán cân thương mại là giá trị xuất nhập khẩu được đo
lường bởi tỷ số giữa nhập khẩu với xuất khẩu (M/X), và bị tác động bới các
yếu tố sau: tỷ giá hối đoái (RER), HC (tốc độ tăng trưởng kinh tế), đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI), G (chi tiêu chính phủ), Y (tiêu dùng cá nhân),
DM (thu nhập tực tế của nước ngoài)
TB = f (G, HC, FDI, Y, RER, DM)
Kết quả nghiên cứu cho rằng thu nhập cá nhân và chi tiêu chính phủ có
tác động tiêu cực đến cán cân thương mại, cụ thể là làm thâm hụt cán cân
thương mại. Bên cạnh đó, cịn đề cập đến tỷ giá thực không làm ảnh hưởng
nhiều đến cán cân thương mại, có nghĩa là mất giá tiền tệ khơng phải là giải
pháp thúc đẩy xuất khẩu. Còn đối với đầu tư trực tiếp có quan hệ đến thặng dư
của cán cân thương mại, tuy nhiên trường hợp này là nói đến vấn đề xuất khẩu
thiết bị của Tanzania. Cuối cùng, chính sách ngoại thương có tác động đáng kể
đến cán cân thương mại.

 Jarita Duasa (2007) nghiên cứu các tác động đến cán cân thương mại của
Malaysia giai đoạn 1974-2003. Nghiên cứu phát triển mơ hình của
Bahmani-Oskooee (1999), Lal (2001) và Onafowoa (2003). Mơ hình gồm
các biến là yếu tố kinh tế tác động vào cán cân thương mại bao gồm: tỷ giá
hối đoái (ER), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cầu tiền M3. Mơ hình như
sau:
TB = f(ER, GDP, M3)
17/61


×