Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân việt nam 2008 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.87 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Đức Dũng

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THIÊN TAI
ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ NÔNG
DÂN VIỆT NAM 2008-2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


TÓM TẮT
Thiên tai có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và phát triển bền vững dưới
các góc độ khác nhau như: sinh kế (bao gồm các ngành nghề kiếm sống, thu nhập
chính và thu nhập phụ; tài sản ở các dạng khác nhau), tiêu dùng, nghèo đói, bất bình
đẳng thu nhập, sản xuất nông nghiệp (và các ngành khác), dinh dưỡng, sức khỏe,
giáo dục, y tế, đất đai, kết cấu hạ tầng, môi trường, nguồn nước, hệ sinh thái...
Tại Việt Nam, với những tiến bộ về mặt kinh tế góp phần đưa Việt Nam từ
nước có thu nhập thấp trong những năm 1990 thành nước có thu nhập trung bình đã
đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ không chỉ về mặt kinh tế mà kể cả đời sống phúc
lợi xã hội. Tỷ lệ nghèo đói tính trên đầu người đã giảm từ 58 % trong những năm
đầu thập niên 1990 xuống còn 14,5 % năm 2008 và khoảng 10% năm 2010 (World
Bank, 2012). Tuy nhiên, việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn và
chưa trọn vẹn.Bên cạnh hàng triệu hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo thì vẫn còn
rất nhiều hộ gia đình vẫn nghèo dù cho được hưởng như nhau các chính sách xóa
đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, số lượng các hộ gia đình bị tổn thương từ
các cú sốc bên ngoài và bên trong dẫn đến việc tái nghèo đang ở mức báo động.
Việc điểm lại các nghiên cứu Quốc tế và Việt Nam cho thấy, nhìn chung, các


nghiên cứu của Quốc tế và Việt Nam đã chỉ ra: (1) bằng chứng rủi ro thiên tai ảnh
hưởng đến tình trạng nghèo của hộ nông dân và (2) các mức độ ảnh hưởng khác
nhau của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân. Tuy nhiên cho đến nay,
theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay tại Việt Nam còn có rất ít công trình nghiên
cứu chuyên sâu xem xét ảnh hưởng của thiên tai dưới các dạng cụ thể đến tình trạng
nghèo của hộ nông dânở Việt Nam.
Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu trước đây do chỉ tiếp cận được dữ liệu
chéo cho nên các nghiên cứu mới chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai
trong trạng thái tĩnh, tại thời điểm nhất định mà chưa thể xem xét ảnh hưởng này
qua thời gian. Trong nghiên cứu này, tác giả có thể tiếp cận đến nguồn dữ liệu bảng
và vì thế có thể xem xét ảnh hưởng của thiên tai đến tình trạng ngh èo của hộ nông


dân qua thời gian, sau khi kiểm soát các yếu tố thuộc về hộ gia đình bất biến theo
thời gian.
Với mục đích bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thiên
tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân, đưa gợi ý chính sách giúp các nhà quản lý
có thêm cơ sở trong việc hành động, có giải pháp thích ứng thiên tai và từ những
bằng chứng thực nghiệm đã có và còn bỏ trống, luận văn này thực hiện mô hình
phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng từ số liệu Điều tra Hộ gia đình tiếp cận
nguồn lực (VARHS) trong hai năm 2008 và 2010. Đây là ngu
ồn dữ liệu

do Viện

Khoa học Lao động và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp
Nông thôn (IPSARD) thực hiện hai năm 2008, 2010 với sự tài trợ của DANIDA tại
12 tỉnh (bao gồm: Hà Tây cũ, Phú Th ọ, Lao Cai, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An,
Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An).
Việc tiếp cận được nguồn dữ liệu bảng cho phép luận văn này xem xét ảnh

hưởng của thiên tai qua thời gian đến tình trạng nghèo, sau khi kiểm soát các yếu tố
thuộc về hộ gia đình bất biến theo thời gian.Kết quả có được sẽ làm cơ sở cho việc
tổng hợp, nhận xét và đưa ra những khuyến nghị đến cơ quan quản lý nhà nước liên
quan.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................4
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................4
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................7
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng ...................................................7
1.4.1. Phương pháp phân tích ..................................................................................7
1.4.2. Dữ liệu sử dụng .............................................................................................8
1.5. Nội dung nghiên cứu và kết cấu luận văn ......................................................10
1.6. Ý nghĩa của luận văn ......................................................................................11
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THIÊN TAI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA RỦI RO THIÊN TAI ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO ..................................... 12
2.1. Lý luận chung về rủi ro và rủi ro thiên tai .....................................................12
2.2 Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến thu nhập, tình trạng nghèo của hộ nông
dân .........................................................................................................................15
2.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến
thu nhập, tình trạng nghèo của hộ nông dân .........................................................20
Kết luận chương 2 .................................................................................................21
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HỒI QUY ................................................... 22
3.1. Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng.................................................22

3.1.1. Khái niệm mô hình kinh tế lượng sử dụng dữ liệu bảng.............................22
3.1.2. Các mô hình kinh tế lượng sử dụng dữ liệu bảng .......................................23
3.2. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến tình trạng
nghèo của hộ nông dân ..........................................................................................26
Kết luận chương 3 .....................................................................................................31
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THIÊN TAI ĐẾN TÌNH TRẠNG
NGHÈO CỦA HỘ NÔNG DÂN VIỆT NAM .......................................................... 32
4.1.Khát quát về đặc điểm hộ và tình trạng nghèo của hộ nông dân theo kết quả
điều tra VARHS 2008 -2010 .................................................................................32


4.2. Các hoạt động tạo thu nhập của hộ nông dân theo kết quả điều tra VARHS
2008 -2010 ............................................................................................................34
4.3. Các dạng rủi ro thiên tai chính ảnh hưởng đến thu nhập và của hộ nông dân
theo kết quả điều tra VARHS 2008-2010 .............................................................40
4.4. Ảnh hưởng của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân ...................40
4.4.1. Thống kê mô tả............................................................................................40
4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................42
4.5. Các biện pháp hộ nông dân thường sử dụng để ứng phó đối với thiên tai theo
kết quả điều tra VARHS 2008-2010 .....................................................................55
Kết luận chương 4 .................................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 58
Kết luận .................................................................................................................58
Khuyến nghị ..........................................................................................................59
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 61
Tài liệu tiếng Việt..................................................................................................61
Tài liệu tiếng Anh..................................................................................................61
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 66
Phụ lục 1: Bảng hỏi VARHS 2008 .......................................................................66
Phụ lục 2: Bảng hỏi VARHS 2010 .......................................................................69

Phụ lục 3: Kết quả các kiểm định mô hình Pooled Probit (A) .............................72
Phụ lục 3.1: Kết quả phân tích hệ số tương quan tất cả các biến số trong mô
hình Pooled Probit (A) ..............................................................................................72
Phụ lục 3.2: Kết quả kiểm định phương sai không đồng đều với tất cả các biến
liên tục trong mô hình Pooled Probit (A) ..................................................................73
Phụ lục 3.3: Kết quả kiểm định phương sai không đồng đều với biến số tuổi của
chủ hộ trong mô hình Pooled Probit (A) ...................................................................74
Phụ lục 4: Kết quả phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng (A) ..........................75
Phụ lục 4.1: Mô hình Pooled Probit (A) ...........................................................75
Phụ lục 4.1.1: Kết quả ban đầu mô hình Pooled Probit (A).............................74
Phụ lục 4.2 Kết quả mô hình probit hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (A).....76
Phụ lục 4.2.1: Kết quả ban đầu mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng
(A).............................................................................................................................75
Phụ lục 4.2.2. Kết quả ban đầu mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (A)
hiệu chỉnh phương sai không đồng đều....................................................................76
Phụ lục 5: Kết quả phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng (B) ..........................78


Phụ lục 5.1: Mô hình Pooled Probit (B)............................................................78
Phụ lục 5.1.1: Kết quả ban đầu mô hình Pooled Probit (B)..........................77
Phụ lục 5.1.2: Kết quả hồi quy loại bỏ biến gây đa cộng tuyến hoàn hảo trong
mô hình Pooled Probit (B) ......................................................................................78
Phụ lục 5.2: Kết quả mô hình probit hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (B) ....80
Phụ lục 5.2.1: Kết quả ban đầu mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng
(B).............................................................................................................................79
Phụ lục 5.2.2. Kết quả mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên dữ liệu bảng (B) hiệu
chỉnh phương sai không đồng đều............................................................................81
Phụ lục 6: Kết quả các kiểm định mô hình Pooled Probit (B) ..............................84
Phụ lục 6.1: Kết quả phân tích hệ số tương quan với tất cả các biến số trong mô
hình Pooled Probit (B) ..............................................................................................84

Phụ lục 6.2: Kết quả kiểm định phương sai không đồng đều với tất cả các biến
liên tục trong mô hình Pooled Probit (B) ..................................................................87
Phụ lục 6.3: Kết quả kiểm định phương sai không đồng đều với biến số tuổi
của chủ hộ trong mô hình Pooled Probit (B) ..........................................................887
Phụ lục 7: Kết quả kiểm định dạng mô hình của mô hình dữ liệu bảng ...............88
Phụ lục 7.1: Kiểm định dạng mô hình hồi quy Pooled Probit (A) ....................88
Phụ lục 7.2: Kiểm định dạng mô hình hồi quy Pooled Probit (B) ....................89
Phụ lục 8: Biến số của mô hình, nguồn dữ liệu và kỳ vọng về dấu ......................90
Phụ lục 9: Kiểm định sự khác biệt trung bình các chỉ tiêu hai năm 2008-2010 .965
Phụ lục 9.1: Kiểm định sự khác biệt trung bình đặc điểm hộ hai năm 20082010 (biến số liên tục) .............................................................................................965
Phụ lục 9.2: Kiểm định sự khác biệt trung bình đặc điểm hộ hai năm 20082010 (biến số rời rạc)…………………………………………………………...….97
Phụ lục 9.3: Kiểm định sự khác biệt trung bình đặc điểm hộ hai năm 20082010 (biến số rủi ro thiên tai)……………………………………………………..101


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các dạng thiên tai chính theo vùng ............................................................1
Bảng 1.2: Thông tin chung dữ liệu điều tra VARHS08-10 .........................................9
Bảng 1.3: Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015 .......................9
Bảng 3.1: Cơ sở khoa học của việc chọn biến số mô hình 3.9 và 3.10.....................27
Bảng 3.2: Biến số của mô hình và kỳ vọng về dấu ...................................................28
Bảng 4.1: Đặc điểm chung của hộ theo tỉnh, 2010 ...................................................33
Bảng 4.2: Các hoạt động của dân số trong độ tuổi lao động (phần trăm), 2010 .......35
Bảng 4.3: Thu nhập hộ theo giá năm 2010 của tỉnh Hà Tây cũ, 2010 (ngàn VNĐ) .37
Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập hộ (phần trăm), 2010 .....................................................39
Bảng 4.5: Đặc điểm hộ nông dân của mô hình ảnh hưởng rủi ro thiên tai đến tình
trạng nghèo của hộ nông dân (Phần 1), 2008-2010 ..................................................40
Bảng 4.6: Đặc điểm hộ nông dân (Phần 2), 2008 -2010 ...........................................41
Bảng 4.7: Tình trạng gặp biến cố thiên tai của hộ nông dân, 2008 -2010 ................42
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình pooled probit ảnh hưởng thiên tai đến tình trạng
nghèo của hộ nông dân, 2008-2010 ..........................................................................47

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình probit dữ liệu bảng ảnh hưởng thiên tai đến tình
trạng nghèo của hộ nông dân, 2008-2010 .................................................................52
Bảng 4.10: Các biện pháp đối phó với rủi ro (phần trăm) ........................................56


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Những thay đổi về thực trạng nghèo đói giữa năm 2008 và 2010 theo tỉnh
(%) .............................................................................................................................34


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANIDA

: Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch

FAO

: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực

IPSARD

: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

GSO

: Tổng cục Thống kê

MOLISA


: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

VARHS08-10

: Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực Việt Nam hai năm 2008
và 2010

VARHS2008

: Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực Việt Nam năm 2008

VARHS2010

: Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực Việt Nam năm 2010

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

BSPS

: Chương trình hỗ trợ khu vực Doanh nghiệp

ARD-SPS

: Chương trình hỗ trợ khu vực Phát triển nông thôn


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề

Thiên tai có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và phát triển bền vững dưới
các góc độ khác nhau như: sinh kế (bao gồm các ngành nghề kiếm sống, thu nhập
chính và thu nhập phụ; tài sản ở các dạng khác nhau), tiêu dùng, nghèo đói, bất bình
đẳng thu nhập, sản xuất nông nghiệp (và các ngành khác), dinh dưỡng, sức khỏe,
giáo dục, y tế, đất đai, kết cấu hạ tầng, môi trường, nguồn nước, hệ sinh thái....(Xem
ví dụ: UNISDR, 2009; Costanza and Farley, 2007; Dercon, 2002; Hasegawa, 2010).
Việt Nam là một quốc gia hàng năm chịu nhiều dạng thiên tai khác nhau,
Đặc biệt trong vài thập kỷ gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Theo báo cáo của tổ chức Đối tác giảm
nhẹ thiên tai (2007), vị trí địa lý của Việt Nam và điều kiện địa hình đã t ạo nên
những đặc điểm khí hậu riêng biệt mà từ đó dẫn tới các dạng thiên tai hầu như xảy
ra quanh năm (Bảng 1.1) và có những đặc điểm riêng của từng vùng.
Bảng 1.1: Các dạng thiên tai chính theo vùng
TT

Khu vực

Các dạng thiên tai chính

1

Vùng núi Bắc bộ, Trung bộ

Lũ lụt, sạt lở, lũ quét

2

Vùng đồng bằng sông Hồng

Lũ lụt theo mùa, bão, sạt lở đất, bồi lắng


3

Các tỉnh ven biển miền Trung

Bão, lũ quét, xâm nhập mặn, hạn hán

4

Vùng Tây Nguyên

Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, lốc

5

Vùng đồng bằng Nam bộ

Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở, cháy rừng, nhiễm
mặn

Nguồn: Đối tác giảm nhẹ thiên tai (2007)
Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020 (gọi tắt
là Chiến lược) đã đư ợc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007 có nội dung
tương đối hoàn chỉnh và toàn diện. Bên cạnh các tầm nhìn, đ ịnh hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ và biện pháp, Chiến lược cung cấp một kế hoạch hành động tập trung
gồm 6 chương trình hoàn thi ện pháp chế và chính sách, 6 chương trình v ề củng cố
tổ chức, 8 chương trình v ề lập và xét lại quy hoạch, 3 chương trình v ề nâng cao
1



nhận thức của cộng đồng, 3 chương trình về trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, 6
chương trình về tăng cường năng lực quản lý thiên tai và một số chương trình khác
về nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.
Trong sáu biện pháp về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được đề cập
trong Chiến lược đã thể hiện tầm nhìn mới như: “Quản lý thiên tai bao gồm sẵn
sàng ứng phó và giảm nhẹ nên được tích hợp vào trong quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội tổng thể cho từng vùng, từng ngành và cả quốc gia”; và “Phòng,
chống và giảm nhẹ cần được đặt ưu tiên cho sự sẵn sàng, tiếp tục nghiên cứu về tác
động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực
đoan khác để có thể hành động đối phó phù hợp”.
Chiến lược cũng đã quy định rằng nguyên tắc cho phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai ở Việt Nam là phương châm “bốn tại chỗ” gồm mệnh lệnh tại chỗ; nguồn
lực tại chỗ, vật liệu, trang thiết bị và sự hỗ trợ tại chỗ. Một điểm mới nữa của Chiến
lược này là đề cập đến công tác vận động xã hội trong đó có cộng đồng đóng vai trò
quan trọng trong quản lý thiên tai.
Sau khi có Quyết định của Chính phủ phê duyệt Chiến lược, các tỉnh thành
và bộ ngành đã tiến hành xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược. Trên
cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã tổng hợp xây dựng bản
kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020. Ngày 29/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn s ố 1820/TTg-KTN
thông qua nội dung kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia một các bền vững. Kế
hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên
taicó các mục tiêu sau:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác điều hành, tăng cường sự gắn kết và
phối hợp thực hiện các kế hoạch hành động của ngành và địa phương thực hiện
Chiến lược Quốc gia theo đúng quan điểm và mục tiêu chiến lược.
Thứ hai, cụ thể hóa kế hoạch hành động của chiến lược và các nhiệm vụ
được ưu tiên xác định nội dung, phân công trách nhiệm, thời gian thực hiện và
nguồn lực cho từng nhiệm vụ được nêu trong kế hoạch hành động của chiến lược.


2


Thứ ba, đảm bảo sự lồng ghép kế hoạch, kết nối nhiệm vụ các ngành và các
địa phương với phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và sự tham gia của cộng đồng
và người dân thực hiện các mục tiêu của chiến lược.
Thứ tư, tập trung nỗ lực cao hơn cho nhằm tăng cường năng lực thể chế,
chính sách, khoa học công nghệ, dự báo, cảnh báo; huy động sự tham gia của cộng
đồng, người dân để phát huy hiệu quả nguồn lực của nhà nước đồng thời huy động
mọi nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho
nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đảm bảo sự phát triển bền vững của
từng vùng, từng lĩnh vực của đất nước.
Như vậy, Việt Nam có một chiến lược toàn diện về giảm nhẹ thiên tai bao
hàm hết các lĩnh v ực của phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, khắc phục được những
hạn chế của các văn bản chính sách tản mạn trước đây, là cơ sở pháp lý để các cấp,
các ngành thực hiện việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội.
Tại Việt Nam, với những tiến bộ về mặt kinh tế góp phần đưa Việt Nam từ
nước có thu nhập thấp trong những năm 1990 thành nước có thu nhập trung bình đã
đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ không chỉ về mặt kinh tế mà kể cả đời sống phúc
lợi xã hội. Tỷ lệ nghèo đói tính trên đầu người đã giảm từ 58 % trong những năm
đầu thập niên 1990 xuống còn 14,5 % năm 2008 và kho ảng 10% năm 2010 (World
Bank, 2012). Tuy nhiên, việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn và
chưa trọn vẹn. Bên cạnh hàng triệu hộ gia đình Việt Nam đã thoát nghèo thì vẫn còn
rất nhiều hộ gia đình v ẫn nghèo dù cho được hưởng như nhau các chính sách xóa
đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, số lượng các hộ gia đình bị tổn thương từ
các cú sốc bên ngoài và bên trong dẫn đến việc tái nghèo đang ở mức báo động.
Chắc chắn rằng, chính phủ các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang
đi tìm lời giải để giải quyết triệt để căn bệnh kinh niên nghèo đói.
Nhận thức sâu sắc rằng cho đến nay chưa có nghiên cứu toàn diện nào trong

bối cảnh Việt Nam nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng
nghèo của hộ nông dân, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến

3


tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam 2008-2010” làm chủ đề nghiên cứu
cho luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung là xác định ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến
tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam từ đó rút ra các hàm ý chính sách nhằm
ứng phó đối với rủi ro thiên tai. Cụ thể:
i.

Xác định các dạng rủi ro thiên tai có ảnh hưởng chính đến hộ nông dân;

ii.

Xem xét mức độ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ
nông dân Việt Nam thông qua dữ liệu điều tra nông hộ 2008-2010;

iii.

Xem xét các biện pháp hộ nông dân sử dụng để ứng phó đối với rủi ro thiên tai;

iv.

Rút ra các hàm ý chính sách nhằm định hướng hộ nông dân ứng phó đối với rủi
ro thiên tai.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu chính:

i.

Các dạng rủi ro thiên tai chính nào có ảnh hưởng đến hộ nông dân ở Việt Nam?

ii.

Mức độ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân
Việt Nam thông qua dữ liệu điều tra nông hộ như thế nào?

iii.

Các hộ nông dân thường sử dụng các biện pháp gì để ứng phó đối với rủi ro
thiên tai?
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Theo Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, thiên tai và rủi ro thiên tai được
hiểu như sau:

4


i.

Thiên tai “là các hiện tượng tự nhiên bất thường gây thiệt hại về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội”. Thiên tai
quy định trong luật này bao gồm: (i) nhóm thứ nhất: bão, áp thấp nhiệt đới,
lốc, sét; (ii) nhóm thứ hai: mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ

và dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn; (iii) nhóm thứ ba: nắng nóng, hạn
hán, rét hại; (iv) nhóm thứ tư: động đất, sóng thần.
Thiên tai về bản chất là quá trình tự nhiên ngoài ý muốn chủ quan của con

người, và hầu như cho đến nay con người chưa thể kiểm soát và tác động trực tiếp
thay đổi tình trạng thiên tai.
ii.

Rủi ro thiên tai “là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi
trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Theo Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai (DMC, 2011), rủi ro

thiên tai bao gồm những loại hình thiệt hại tiềm tàng khác nhau thường rất khó định
lượng. Rủi ro thiên tai không chỉ liên quan tới các mối đe dọa về vật chất của các
hiểm họa. Một hiểm họa có thể dẫn tới một thiên tai nếu một cá nhân hay các hệ
thống xã hội đang ở tình trạng dễ bị tổn thương dưới các tác động của hiểm họa đó.
Do đó việc xem xét cả hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương là rất quan trọng khi
đánh giá về rủi ro thiên tai. Trong đó:
a. Hiểm họa tự nhiên: Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội.
Hiểm họa tự nhiên có thể được chia làm 3 nhóm chính căn cứ theo nguyên
nhân: (i) hiểm họa có nguồn gốc khí quyển: Bão, áp thấp nhiệt đới, dông,
lốc,… (ii) hiểm họa có nguồn gốc thủy quyển: lũ, ngập lụt,… (iii) hiểm họa
có nguồn gốc địa quyển: động đất, sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển, trượt lở đất
sườn dốc,…
b. Tình trạng dễ bị tổn thương: là đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc
tài sản khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị ảnh hưởng bởi
các tác động có hại từ hiểm họa tự nhiên.


5


Sự kết hợp giữa hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương tạo nên rủi ro thiên
tai. Tình trạng dễ bị tổn thương bản thân nó là kết quả của các tác động mà một
hiểm họa có khả năng gây ra, khả năng chịu các ảnh hưởng bất lợi và năng lực
phòng tránh, ứng phó và phục hồi đối với những ảnh hưởng trên. Tình trạng dễ bị
tổn thương biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ các yếu tố về vật lý, xã hội,
kinh tế và môi trường như việc bố trí khu dân cư nằm trong các vùng dễ bị hiểm
họa, hay do yếu kém trong quá trình thiết kế và thi công các công trình, tài sản
không được bảo vệ một cách thỏa đáng, thiếu thông tin và sự yếu kém trong nhận
thức của cộng đồng, nhận định các rủi ro và các biện pháp đối phó còn hạn chế, và
xem thường hoạt động quản lý môi trư ờng. Tình trạng dễ bị tổn thương có các đặc
điểm sau:
a. Tình trạng dễ bị tổn thương có sự biến đổi lớn giữa các cộng đồng và theo
thời gian;
b. Tình trạng dễ bị tổn thương của các cá nhân và các nhóm xã hội thường thay
đổi theo sắc tộc, độ tuổi, mức độ thương tật, thu nhập và trình đ ộ văn hóa.
Nó liên quan tới khả năng tiếp cận kiến thức, hiểu biết, các nguồn lực và khả
năng ra quyết định hoặc ảnh hưởng tới việc ra quyết định.
Trong luận văn này, thiên tai được hiểu cụ thể bao gồm nhóm: (i) lũ lụt, (ii)
hạn hán, (iii) bão, (iv) sạt lở đất, trong đó hình thức thiên tai lũ lụt được coi như là
hình thức của hiểm họa có nguồn gốc thủy quyển; hạn hán đại diện cho hiểm họa có
nguồn gốc hỗn hợp khí quyển, địa quyển và thủy quyển; bão đại diện cho hiểm họa
có nguồn gốc khí quyển; sạt lở đất đại diện cho hiểm họa có nguồn gốc địa quyển.
Bên cạnh đó, các dạng thiên tai cụ thể trên được đo lường theo ba mức độ: (i)
Sự xuất hiện (Sự xuất hiện của thiên tai hàng năm), (ii) tần số xuất hiện (số lượng
thiên tai gặp phải), và (iii) mức độ trầm trọng (thiệt hại do thiên tai gây ra).
Tính dễ tổn thương của hộ nông dân về thu nhập được xem xét theo đặc điểm
khu vực, cộng đồng, dân tộc, học vấn, độ tuổi bình quân.

Thu nhập của hộ nông dân là tổng thu nhập từ hai nguồn chính: (i) thu nhập
nông nghiệp và (ii) thu nhập phi nông nghiệp . Tùy theo mức độ sẵn có của dữ liệu

6


khi phân tích mà luận văn đi sâu phân tích ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến từng
nguồn thu nhập riêng của hộ nông dân.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khung thời gian nghiên cứu dữ liệu của luận văn là hai năm 2008-2010.
Không gian nghiên cứu của luận văn trải trên 12 tỉnh được điều tra trong cả
nước có tính đại diện vùng miền về sản xuất nông nghiệp và vùng kinh tế - sinh thái
theo bộ dữ liệu Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực (VARHS) do Viện Khoa
học Lao động và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
thực hiện năm 2008-2010 với sự tài trợ của DANIDA. Điều tra này dựa trên dàn
mẫu của Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) của Tổng cục Thống kê tại 12
tỉnh (bao gồm: Hà Tây cũ, Phú Thọ, Lao Cai, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An,
Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Long An).
Nội dung nghiên cứu: xác định ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng
nghèo của hộ nông dân Việt Nam. Tình trạng nghèo của hộ nông dân được tính toán
dựa trên thông tin về thu nhập. Thông tin về chi tiêu của hộ nông dân không đầy đủ
do đó chi tiêu không được sử dụng để xác định tình trạng nghèo của hộ nông dân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả dựa trên số liệu thứ cấp và số liệu điều tra
VARHS trong hai năm 2008-2010 được sử dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu
thứ nhất “Các dạng rủi ro thiên tai có ảnh hưởng chính đến hộ nông dân?”.
Phân tích định lượng dựa trên số liệu điều tra VARHS trong hai năm 20082010 được sử dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai “Mức độ ảnh hưởng
của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam như thế nào ?”.
Phương pháp thống kê mô tả dựa trên số liệu điều tra VARHS trong hai năm

2008-2010 trả lời cho c âu hỏi nghiên cứu thứ ba“Các biện pháp hộ nông dân sử
dụng để ứng phó đối với thiên tai?”.

7


1.4.2. Dữ liệu sử dụng
Dữ liệu nghiên cứu chính là từ Điều tra Hộ gia đình tiếp cận nguồn lực
(VARHS) do Viện Khoa học Lao động và Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển
Nông nghiệp Nông thôn thực hiện năm 2008 -2010 với sự tài trợ của DANIDA.
Điều tra này dựa trên dàn mẫu của Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) của
Tổng cục Thống kê tại 12 tỉnh (bao gồm: Hà Tây cũ, Phú Thọ, Lao Cai, Điện Biên,
Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và
Long An) nhưng đi sâu vào các vấn đề riêng của hộ nông dân, nông thôn. Đặc biệt,
bộ số liệu điều tra này cung cấp thông tin về các cú sốc và rủi ro (kể cả liên quan
đến thiên tai) người dân gặp phải (Xem Phụ lục 1 và 2 cho bảng hỏi chi tiết hai năm
2008 và 2010).
Điều tra VARHS được thực hiện tại 12 tỉnh: Hà Tây cũ, Lào Cai, Phú Thọ,
Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng và Long An. Mỗi tỉnh đều nhận được sự hỗ trợ hoặc từ Chương trình Hỗ trợ
Khu vực Doanh nghiệp (BSPS) của Danida và/hoặc từ Chương trình Hỗ trợ Khu
vực Phát triển Nông thôn (ARD-SPS). Trong mỗi vòng của cuộc điều tra, cách chọn
mẫu chính là điều tra tất cả các hộ gia đình nông thônđã được phỏng vấn trong
Điều tra mức sống dân cư 2004 của Việt Nam (VHLSS -2004). Số các hộ này là
1.314 hộ mà thông tin đã có sẵn cho các năm 2008 và 2010. Đối với những hộ này
quyền số đã có để xây dựng số liệu thống kê sử dụng số liệu của VARHS có tính đại
diện cho các hộ nông thôn tại 12 tỉnh được điều tra trong từng năm. Bên cạnh 1.314
hộVHLSS-2004 được điều tra lại, 820 hộ nông thôn khác được điều tra từ VHLSS
năm 2002 tại các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An. Những hộ này
(phần lớn) cũng đã được phỏng vấn trong các năm 2008 và 2010 cho phép được

tổng hợp trong bộ số liệu bảng để sử dụng trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng số liệu bảng của 2.191 hộ gia đình đã được rút ra từ hai bộ số
liệu 2008 và 2010 (Bảng 1.2).

8


Bảng 1.2: Thông tin chung dữ liệu điều tra VARHS08-10
STT

Thông tin

2008

2010

1

Số hộ điều tra

3269

3.202

Nông thôn

3238

3.111


Thành thị

31

89

2

Số hộ lặp lại theo điều tra

3157

3157

3

Số hộ lặp lại theo tác giả khai thác (chỉ bao gồm hộ ở khu 2.191

2.191

vực nông thôn
Nguồn: Tính toán của tác giả từ VARHS08-10 từ phần mềm Stata 12.
Hộ nông dân nghèo (nghèo thu nhập) được tính dựa vào số liệu thu nhập
bình quân đầu người 1 tháng của hộ nông dân trong VARHS và chuẩn nghèo của
Chính phủ cho giai đoạn 2006-2010 (200 nghìn đồng cho khu vực nông thôn và 260
nghìn đồng cho khu vực thành thị) (Bảng 1.1), được cập nhật theo biến động giá của
các năm tương ứng. Chuẩn nghèo (sau khi được cập nhật giá) sử dụng để tính xác
định hộ nghèo là 370 ngàn đồng cho khu vực thành thị, và 290 ngàn đồng cho khu
vực nông thôn cho năm 2008. Năm 2010, chuẩn nghèo là 500 ngàn cho khu vực
thành thị và 400 ngàn cho khu vực nông thôn (áp dụng theo chuẩn nghèo của Chính

phủ giai đoạn 2011-2015).
Bảng 1.3: Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015

Nông thôn

Thành thị

2006-2010

2011-2015

200.000 ồng/người/tháng
đ

400.000 ồng/người/tháng
đ

(2.400.000 đồng/người/năm)

(4.800.000 đồng/người/năm)

260.000 ồng/người/tháng
đ

500.000 ồng/người/tháng
đ

(3.600.000 đồng/người/năm)

(6.000.000 đồng/người/năm)


Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Để so sánh thu nhập giữa các hộ gia đình giữa các tỉnh điều tra, nhóm điều
tra VARHS đã điều chỉnh thu nhập của các hộ thuộc các tỉnh về giá năm điều tra
(2008 và 2010 tương ứng với điều tra năm 2008 và năm 2010) của tỉnh Hà Tây cũ.
9


Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu VARHS thực hiện
các nghiên cứu. Cụ thể bao gồm các công trình sau:
- Wainwright, F. và Newman, C. (2012) đã sử dụng bộ dữ liệu VARHS các
năm 2006, 2008, và 2010 để đánh giá tác động của những cú sốc thu nhập bất lợi tới
các hộ gia đình có khả năng đối phó với rủi ro khác nhau của các hộ gia đình.
- Nguyễn Hồng Ron (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu VARHS các năm 2008, và
2010 để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến sản xuất nông nghiệp của các
hộ gia đình.
- Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2015) sử dụng dữ liệu bảng được rút từ bộ dữ
liệu VARHS từ 2006 đến 2012 xem xét ảnh hưởng cũa tín dụng chính thức đến thu
nhập của nông hộ.
1.5. Nội dung nghiên cứu và kết cấu luận văn
Từ mục tiêu chung và cụ thể, đề tài phân tích các nội dung nghiên cứu như
sau
Nội dung thứ nhất: Khái quát rủi ro thiên tai
-

Khái quát về thiên tai, rủi ro thiên tai

-

Tổng quan kinh nghiệm trong nước và quốc tế về ứng phó rủi ro thiên tai


Nội dung thứ hai: Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ
nông dân Việt Nam
-

Nhận diện về các dạng rủi ro thiên tai đến hộ nông dân

-

Ảnh hưởng rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông dân Việt Nam

Nội dung thứ ba: Các hàm ý chính sách nhằm hỗ trợ hộ nông dân ứng phó rủi
ro thiên tai
-

Những định hướng chính nhằm nâng cao khả năng ứng phó rủi ro thiên tai
của hộ nông dân

-

Các hàm ý chính sách rút ra.
10


Cấu trúc của luận văn:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Lý luận chung về rủi ro thiên tai và ảnh hưởng của rủi ro thiên
tai đến tình trạng nghèo
Chương 3: Mô hình phân tích hồi quy
Chương 4: Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ nông

dân Việt Nam
Kết luận và khuyến nghị
1.6. Ý nghĩa của luận văn
Về mặt nghiên cứu khoa học
Bổ sung vào kho tàng nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro thiên tai những bằng
chứng thực nghiệm, mô hình kinh tế lượng từ trường hợp của hộ nông dân Việt
Nam.
Về mặt thực tiễn
Đóng góp những hàm ý chính sách cho chiến lược ứng phó thiên tai của Việt
Nam.

11


CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THIÊN TAI VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THIÊN TAI ĐẾN TÌNH TRẠNG
NGHÈO
2.1. Lý luận chung về rủi ro và rủi ro thiên tai
Có nhiều dạng rủi ro khác nhau và tùy theo góc độ nghiên cứu có thể phân
loại rủi ro khác nhau (Hoogeveen và cộng sự, 2005). Rủi ro có thể được phân theo
đặc điểm tự nhiên (ví dụ như lũ lụt) hay theo kết quả hành động của con người (ví
dụ như xung đột). Rủi ro có thể được phân theo ảnh hưởng đến cá nhân riêng rẽ hay
có thể đến nhóm cá nhân (cộng đồng), theo thời gian, và đan xen với các dạng rủi ro
khác. Rủi ro có thể còn được phân loại theo tần số (đơn lẻ/tiếp diễn) và theo mức độ
ảnh hưởng đến phúc lợi của con người (nghiêm trọng/không nghiêm trọng). Trên
thực tế cách phân loại phổ biến rủi ro là theo hai loại: rủi ro mang tính cá nhân
(idiosyncratic, ví dụ: thương tích, bệnh tật, chết, ly hôn, vv) ảnh hưởng đến một hộ
gia đình hoặc chỉ ảnh hưởng đến người tạo thu nhập duy nhất, hoặc rủi ro từ ngoại
cảnh (spatially covariant, ví dụ: một cơn lũ ảnh hưởng đến tất cả các hộ gia đình
sống trong cùng một địa bàn cụ thể) có thể ảnh hưởng đến cả cộng đồng (CIEM và

các đối tác, 2012). Việc phân loại như thế này có ý nghĩa quan tr ọng bởi cho các
can thiệp (chiến lược) quản lý rủi ro dựa trên cộng đồng hoặc hướng đến các cá
nhân thường có hiệu quả nhất định đến các loại rủi ro khác nhau. Các can thiệp
(chiến lược) quản lý rủi ro dựa trên cộng đồng thường tỏ ra hiệu lực đối với dạng
rủi ro mang tính cá nhân hơn là với các rủi ro từ ngoại cảnh. Ví dụ nghiên cứu của
Alderman and Paxson (1994) mô tả một mô hình bảo hiểm trong đó các cú sốc từ
ngoại cảnh không thể được quản lý bằng cơ chế chia sẻ rủi ro bởi vì tất cả thành
viên tham gia nhóm bảo hiểm đều yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm cùng một lúc.
Theo Luật Phòng tránh thiên tai và Giảm nhẹ thiên tai Việt Nam (2013),
thiên tai và rủi ro thiên tai được hiểu như sau:
- Thiên tai “là các hiện tượng tự nhiên bất thường gây thiệt hại về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội”. Thiên tai quy
12


định trong luật này bao gồm: (i) nhóm thứ nhất: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét; (ii)
nhóm thứ hai: mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa ũl và dòng ch ảy,
nước dâng, xâm nhập mặn; (iii) nhóm thứ ba: nắng nóng, hạn hán, rét hại; (4) nhóm
thứ tư: động đất, sóng thần.
Thiên tai về bản chất là quá trình tự nhiên ngoài ý muốn chủ quan của con
người, và hầu như cho đến nay con người chưa thể kiểm soát và tác động trực tiếp
thay đổi tình trạng thiên tai.
- Rủi ro thiên tai “là thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi
trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội tại một số cộng đồng trong một khoảng
thời gian nhất định”.
Theo Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai (DMC, 2011), rủi ro
thiên tai bao gồm những loại hình thiệt hại tiềm tàng khác nhau thường rất khó định
lượng. Rủi ro thiên tai không chỉ liên quan tới các mối đe dọa về vật chất của các
hiểm họa. Một hiểm họa có thể dẫn tới một thiên tai nếu một cá nhân hay các hệ
thống xã hội đang ở tình trạng dễ bị tổn thương dưới các tác động của hiểm họa đó.

Do đó việc xem xét cả hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương là rất quan trọng khi
đánh giá về rủi ro thiên tai. Trong đó:
- Hiểm họa tự nhiên: Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài
sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội. Hiểm
họa tự nhiên có thể được chia làm 3 nhóm chính căn cứ theo nguyên nhân: (i) hiểm
họa có nguồn gốc khí quyển: Bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc,… (ii) hiểm họa có
nguồn gốc thủy quyển: lũ, ngập lụt,… (iii) hiểm họa có nguồn gốc địa quyển: động
đất, sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển, trượt lở đất sườn dốc,…
- Tình trạng dễ bị tổn thương: là đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc
tài sản khiến cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị ảnh hưởng bởi các tác
động có hại từ hiểm họa tự nhiên.
Sự kết hợp giữa hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương tạo nên rủi ro thiên
tai. Tình trạng dễ bị tổn thương bản thân nó là kết quả của các tác động mà một
hiểm họa có khả năng gây ra, khả năng chịu các ảnh hưởng bất lợi và năng lực
phòng trành, ứng phó và phục hồi đối với những ảnh hưởng trên. Tình trạng dễ bị
13


tổn thương biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ các yếu tố về vật lý, xã hội,
kinh tế và môi trường như việc bố trí khu dân cư nằm trong các vùng dễ bị hiểm
họa, hay do yếu kém trong quá trình thiết kế và thi công các công trình, tài sản
không được bảo vệ một cách thỏa đáng, thiếu thông tin và sự yếu kém trong nhận
thức của cộng đồng, nhận định các rủi ro và các biện pháp đối phó còn hạn chế, và
xem thường hoạt động quản lý môi trư ờng. Tình trạng dễ bị tổn thương có các đặc
điểm sau:
- Tình trạng dễ bị tổn thương có sự biến đổi lớn giữa các cộng đồng và theo
thời gian;
- Tình trạng dễ bị tổn thương của các cá nhân và các nhóm xã hội thường
thay đổi theo sắc tộc, độ tuổi, mức độ thương tật, thu nhập và trình đ ộ văn hóa. Nó
liên quan tới khả năng tiếp cận kiến thức, hiểu biết, các nguồn lực và khả năng ra

quyết định hoặc ảnh hưởng tới việc ra quyết định.
Trong luận văn này, thiên tai được hiểu cụ thể bao gồm nhóm: (i) lũ lụt, (ii)
hạn hán, (iii) bão, (iv) sạt lở đất, trong đó hình thức thiên tai lũ lụt được coi như là
hình thức của hiểm họa có nguồn gốc thủy quyển; hạn hán đại diện cho hiểm họa có
nguồn gốc hỗn hợp khí quyển, địa quyển và thủy quyển; bão đại diện cho hiểm họa
có nguồn gốc khí quyển; sạt lở đất đại diện cho hiểm họa có nguồn gốc địa quyển.
Bên cạnh đó, các dạng thiên tai cụ thể trên được đo lường theo ba mức độ: (i)
Sự xuất hiện (Sự xuất hiện của thiên tai hàng năm), (ii) tần số xuất hiện (số lượng
thiên tai gặp phải), và (iii) mức độ trầm trọng (thiệt hại do thiên tai gây ra).
Thu nhập của hộ nông dân là tổng thu nhập từ hai nguồn chính: (i) thu nhập
nông nghiệp và (ii) thu nhập phi nông nghiệp. T heo mức độ sẵn có của dữ liệu khi
phân tích luận văn đi sâu phân tích ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến từng nguồn
thu nhập riêng của hộ nông dân. Tình trạng nghèo của hộ nông dân được tính toán
trên cơ sở dữ liệu về thu nhập của hộ nông dân.

14


2.2 Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến thu nhập, tình trạng nghèo của hộ nông
dân
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của thiên tai
đến các mặt của đời sống con người. Đặc biệt, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu khá phong phú.
Cụ thể, các nghiên cứu chú ý đến ảnh hưởng của thiên tai đến đời sống của hộ gia
đình và cộng đồng thông qua tác động tiêu cực tới tài sản, thu nhập, tiêu dùng, dinh
dưỡng, giáo dục, sức khỏe và tinh thần của mỗi thành viên của mỗi hộ gia đình hoặc
tác động tới môi trường, hệ sinh thái, nguồn nước, đất đai đối với cộng đồng. Đã có
nhiều bài nghiên cứu chứng minh các ảnh hưởng bất lợi của những cú sốc thiên tai
tới hộ gia đình. Trong một nghiên cứu của Javier Baez và cộng sự (2009) đã chứng
mình rằng thiên tai đã gây ra những thiệt hại rất lớn đến vốn con người, bao gồm tử

vong, tàn phá và những tác động tiêu cực của sản xuất lên dinh dưỡng, giáo dục, sức
khỏe và nhiều quá trình tạo ra thu nhập khác.
Để kiểm tra sự tồn tại của một trạng thái cân bằng trong điều kiện rủi ro và
đánh giá sự tương tác giữa tài sản nắm giữ, rủi ro nông nghiệp, và sự hợp thành của
các đầu tư nắm giữ, Rosenzweig và Binswanger (1989) đã s ử dụng bộ dữ liệu điều
tra cấp hộ trong nhiều năm ở Ấn Độ và phát hiện ra rằng sự gia tăng bất ổn hệ sinh
thái là nguyên nhân bùng phát dịch hại cây trồng, dịch bệnh cho gia súc, hạn hán, lũ
lụt, hoặc gia tăng các thảm họa thiên nhiên. Những hiện tượng trên làm tăng rủi ro
cho hộ gia đình, đặc biệt là các hộ ở nông thôn.
Trong một nghiên cứu về sự thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu và sự
giảm nhẹ trong lương thực và lĩnh vực nông nghiệp của FAO (2008) đã chứng minh
rằng những thay đổi về khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hệ thống nông nghiệp ở tất cả các
nước, kể cả những nước xuất khẩu và nhập khẩu bao gồm các nhà xuất khẩu và
nhập khẩu. Sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ trung bình cũng như s ự gia tăng
các hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết sẽ tác động tiêu cực đến nông nghiệp, chăn
nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Có rất nhiều tác động, ví dụ như sự gia tăng thoái hóa
đất và xói mònđ ất, thay đổi nguồn nước, mất đa dạng sinh học, sâu bệnh xảy ra

15


thường xuyên với mức độ nguy hiểm cao hơn và bùng phát dịch bệnh cũng như các
thảm họa khác.
Rayhan và Grote (2007) ãđ s ử dụng bộ dữ liệu của 600 hộ gia đình thu ộc
vùng nông thôn của Bangladesh nhằm mục đích đánh giá nghèo đói, rủi ro và tính
dễ bị tổn thương của các hộ gia đình bị ngập lụt ở Bangladesh thông qua cách so
sánh giữa những hộ bị ngập lụt và những hộ không bị ngập lụt. Theo Rayhan và
Grote đánh giá thì lũ lụt và nghèo đói có mối liên hệ rất chặt chẽ, những hộ bị ngập
lụt thường có khả năng rơi vào nghèo đói hơn các hộ không bị ngập lụt. Hơn nữa,
họ cũng tìm thấy rằng các cú sốc mang tính cá nhân (ví dụ như: thương tích, bệnh

tật, chết…) thường cao hơn ở những hộ chịu ảnh hưởng của lũ vào mùa mưa, trong
khi lũ quét lại gây tác động tiêu cực cho những hộ chịu các cú sốc từ ngoại cảnh.
Các hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông thôn dễ bị tổn thương hơn so với khu
vực thành thị. Tuy nhiên, các hộ gia đình mà thành viên trong giađình có h ọc vấn
cao, chủ sở hữu là nam giới, và có nhà ở thì ít bị các tổn thương mang tính cá nhân
do lũ lụt gây ra.
Trong một nghiên cứu khác của Rayhan và Grote (2010) đã s ử dụng bộ dữ
liệu điều tra 1050 hộ gia đình nông thôn (được thực hiện chỉ 2 tuần sau mưa lũ và lũ
quét) ở Bangladesh vào năm 2005. Kết quả cho thấy khoảng 58% hộ gia đình ở
nông thôn bị ngập lụt được đánh giá là nghèo, trong đó có tới 67% hộ được đánh
giá có tính dễ bị tổn thương. Mưa lũ gây thi ệt hại cho hoa màu trong khi ũl quét là
một tác nhân gây thiệt hại cho các cây lương thực. Grote (2009) đã s ử dụng bộ dữ
liệu điều tra từ 3 tỉnh của Thái Lan kết hợp với mô hình hồi quy probit để nghiên
cứu về khả năng phản ứng của hộ gia đình trong ngành nông nghiệp đối với các cú
sốc và sự thay đổi của môi trường. Kết quả cho thấy khá nhiều hộ gia đình ho ạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp chịu tác động của cả cú sốc ngoại cảnh (ví dụ như:
hạn hán, lũ l ụt và sâu bệnh) và cú sốc mang tính cá nhân (ví dụ như: bệnh tật, cái
chết các thành viên của hộ gia đình và mất khả năng trả nợ). Tuy nhiên, tần số và
mức độ nghiêm trọng của các cú sốc phụ thuộc vào mức thu nhập, đa dạng hóa thu
nhập và hệ thống sản xuất nông nghiệp của hộ.

16


×