Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Vai trò của giáo dục và y tế đối với tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2005 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM VĂN ĐỰNG

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ Y TẾ
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2005-2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Tp Hồ Chí Minh, 2015


TÓM TẮT
Tác động của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế đã trở thành mối
quan tâm đặc biệt của các quốc gia khi bước vào kỷ nguyên của các nền kinh tế
tri thức. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam cũng như
trên thế giới, mặc dù vốn con người bao gồm nhiều khía cạnh như giáo dục, hiểu
biết, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khoẻ, khả năng thúc đẩy… nhưng các nghiên
cứu trước đây chỉ thường tập trung vào yếu tố giáo dục làm thước đo để xem xét
ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế.
Đề tài này nghiên cứu sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với tăng trưởng
kinh tế ở các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long. Bằng cách sử dụng cả
hai yếu tố chính của vốn nhân lực là giáo dục và y tế để nghiên cứu mối quan hệ
giữa phát triển nguồn vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế của khu vực. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp thúc đẩy cho việc phát triển nguồn nhân lực và tăng
trưởng kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để nghiên cứu các
yếu tố thành phần của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế 13 tỉnh, thành phố
Đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2005 – 2013. Kết quả ước lượng từ


mô hình hồi quy cho thấy các biến giải thích đại diện cho yếu tố giáo dục có tác
động đến tăng trưởng kinh tế bao gồm: số lượng học sinh trung học cơ sở, số
lượng học sinh phổ thông trung học, số lượng sinh viên đại học và cao đẳng, chi
ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo; các biến đại diện cho yếu tố
y tế có ảnh hưởng đến tăng trưởng bao gồm: số lượng giường bệnh ở các cơ sở y
tế, số lượng cán bộ ngành y dược và chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế.
Với các kết quả nghiên cứu được, đề tài cũng đã đưa ra một số khuyến
nghị nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long, trong đó nhấn mạnh cần thực hiện các chính sách nhằm gia tăng vốn con
người thông qua giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khoẻ y tế.

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ....................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................ ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4
1.5.1. Mẫu nghiên cứu .......................................................................... 4
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu cho nghiên cứu ........................... 5
1.5.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu........................................... 5
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ......................................................................... 5
1.7. Kết cấu luận văn ..................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 7
2.1. Khái niệm vốn nhân lực ......................................................................... 7
2.2. Nguồn gốc của vốn nhân lực.................................................................. 8
2.3. Lý thuyết Vốn nhân lực của Jacob Mincer .......................................... 11
iv


2.4. Mô hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh Mankiw-Romer-Weil............ 12
2.5. Mô hình đi học trong xác định vốn nhân lực ....................................... 15
2.6. Mối quan hệ giữa giáo dục và y tế đối với tăng trưởng kinh tế ........... 17
2.7. Tổng quan về các nghiên cứu trước ..................................................... 19
2.7.1. Các nghiên cứu về vốn nhân lực ............................................ 19
2.7.2. Một số nghiên cứu khác về tăng trưởng kinh tế ....................... 23
2.8. Các điểm mới của đề tài ....................................................................... 24
2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất: ............................................................... 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 28
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 28
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30
3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 32
3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu.................................................. 32
3.3.1. Giải thích các biến của mô hình: .............................................. 33
3.4. Dữ liệu của nghiên cứu ........................................................................ 46

3.5. Mẫu nghiên cứu.................................................................................... 47
3.6. Kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng ........................................................... 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 49
4.1. Tăng trưởng kinh tế ĐBSCL giai đoạn 2005-2013 ............................. 49
4.2. Giáo dục ở ĐBSCL giai đoạn 2005-2013 ............................................ 52
4.3. Y tế ở ĐBSCL giai đoạn 2005-2013 .................................................... 54
4.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................... 55
4.5. Phân tích tương quan............................................................................ 59
4.6. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: ..................................................... 60
4.7. Mô hình hồi quy Pooled OLS .............................................................. 63
4.8. Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) ..... 65
4.9. Hồi quy bằng phương pháp GLS ......................................................... 68
4.10. Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................. 69
4.10.1. Ảnh hưởng của nhóm các biến giáo dục ................................. 69
4.10.2. Ảnh hưởng của nhóm các biến y tế ........................................ 74
v


4.10.3. Ảnh hưởng của nhóm các biến kinh tế vĩ mô khác ................ 77
4.10.4. Biến không có ý nghĩa thống kê ............................................. 79
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 82
5.1. Kết luận ................................................................................................ 82
5.2. Khuyến nghị chính sách ....................................................................... 84
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 87
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 90
Phụ lục 1: Mô tả thống kê các biến trong mô hình ..................................... 90
Phụ lục 2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên
cứu đề xuất .......................................................................................................... 91
Phụ lục 3: Ma trận hệ số tương quan sau khi loại bỏ biến lực lượng lao

động đang làm việc ............................................................................................. 91
Phụ lục 4: Kết quả hồi quy Pooled OLS ..................................................... 92
Phụ lục 5: Kết quả hồi quy Fixed Effects Model ........................................ 93
Phụ lục 6: Kết quả hồi quy Random Effects Model ................................... 94
Phụ lục 7: Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM và REM ............. 95
Phụ lục 8: Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS .................................. 96

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Dòng thu nhập trong Mô hình đi học ................................................... 15
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 26
Hình 3.1 Sơ đồ thực hiện quy trình nghiên cứu ................................................ 30
Hình 4.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố khu vực ĐBCSL
giai đoạn 2005-2013. ........................................................................................... 50
Hình 4.2 Giá trị xuất nhập khẩu ĐBSCL giai đoạn 2005-2013 .......................... 51
Hình 4.3 Chi ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy
nghề khu vực ĐBSCL giai đoạn 2005-2013. ...................................................... 53
Hình 4.4 Chi ngân sách nhà nước đầu tư cho sự nghiệp y tế, dân số và kế hoạch
hoá gia đình ĐBSCL giai đoạn 2005-2013. ........................................................ 55

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................ 44
Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu ............................ 56
Bảng 4.2 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ................ 60
Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến với hệ số VIF ................................................. 61

Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan sau khi loại biến LD .................................. 62
Bảng 4.5 Kiểm tra đa cộng tuyến sau khi loại biến LD ...................................... 62
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy OLS sử dụng số liệu gộp........................................... 63
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Breusch-Pagan ...................................................... 64
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình FEM và REM ......................................... 65
Bảng 4.9 Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình FEM ................... 67
Bảng 4.10 Kiểm định tự tương quan Wooldrige................................................. 67
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng bằng phương pháp GLS ...................................... 68

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
FDI

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Fixed Effects Model - Mô hình hiệu ứng cố định

GLS

Generalized Least Squares - Phương pháp hồi quy Bình phương tối
thiểu tổng quát

GDP


Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa (ở nghiên cứu này
GDP được tính là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một tỉnh, thành phố Việt Nam
trong thời kỳ một năm)

ILO

International Labour Organization - Tổ chức Lao động Quốc tế

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OLS

Ordinary Least Squares - Phương pháp ước lượng Bình phương tối
thiểu thông thường

REM

Random Effects Model - Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


UNDP

United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc

WEF

World Economic Forum - Diễn đàn Kinh tế Thế giới

ix


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Chương này trình bày một cách khái quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm
các nội dung chính như: vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề
tài và kết cấu của luận văn.
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Các quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát
triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con
người… Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có
tính chất quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ
trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc
kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng
khai thác các nguồn lực sẵn có thì rất khó có thể đạt được sự phát triển như
mong muốn.
Ở nước ta, Chính phủ (2011) khẳng định mục tiêu phát triển nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2011-2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế
quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã

hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương
đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó có một số mặt tiếp cận trình độ
các nước phát triển trên thế giới.
Muốn đạt được mục tiêu như trên, thì mỗi người dân phải được đầu tư để
hình thành và tích lũy nguồn vốn nhân lực của cá nhân tương xứng với yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong nhiều năm qua, Chính phủ cũng
đã có nhiều nổ lực trong việc đầu tư nâng cao vốn nhân lực của người dân thông
qua các chính sách về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, rèn luyện
thể lực, thể thao….

1


Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất hàng hóa nông
nghiệp trọng điểm của cả nước. Mặc dù có đóng góp quan trọng về xuất khẩu
nông, thủy sản và lương thực, hàng hóa cân đối cho cả nước, nhưng lại là vùng
có nhiều bất cập về chất lượng nguồn nhân lực và môi trường con người ở nông
thôn (Đinh Phi Hổ và Đinh Nguyệt Bích, 2012). Cho nên, việc tăng cường đầu
tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực này là vấn đề cấp thiết để tăng
trưởng kinh tế và cũng là thách thức lớn nhất cho mục tiêu phát triển bền vững
ĐBSCL.
Đánh giá được chính xác mức độ đầu tư phát triển nguồn nhân lực và tác
động của nó đến sự tăng trưởng kinh tế khu vực là một vấn đề quan trọng cần
được thực hiện để có những chính sách phát triển phù hợp với thực tế hơn, đó
cũng chính là lý do để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên, nguồn vốn
nhân lực có rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh phức tạp mà không thể dễ dàng đề
cập hết một cách toàn diện cũng như hạn chế của nguồn số liệu. Cho nên, trong
khuôn khổ nghiên cứu này, chỉ xem xét “Vai trò của giáo dục và y tế đối với
tăng trưởng kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2005-2013”, từ đó
có thể đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thêm cho quá trình phát triển của

khu vực.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu làm rõ bản chất và nguồn gốc của nguồn vốn nhân lực để vận
dụng phân tích thực tế ở khu vực ĐBSCL. Đề tài quan tâm nghiên cứu tác động
của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố ĐBSCL
thông qua hai yếu tố chính là giáo dục và y tế, đồng thời xem xét mức độ ảnh
hưởng của chi đầu tư công đối với tăng trưởng để từ đó có thể đề xuất một số
giải pháp phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho khu vực.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(i)

Phân tích vai trò của hai yếu tố chính của vốn nhân lực là giáo dục và
y tế đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ĐBSCL thông
qua mô hình hồi quy tuyến tính.

(ii) Phân tích mức độ ảnh hưởng của chi đầu tư công cho giáo dục và y
tế đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực trong thời gian qua.
(iii) Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách phát triển nguồn
vốn nhân lực nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho khu vực.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài phải tập trung
giải đáp được các câu hỏi nghiên cứu sau:
(i)

Các yếu tố giáo dục và và y tế có tác động như thế nào đến tăng

trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong giai đoạn
nghiên cứu (2005-2013)?

(ii) Mức độ ảnh hưởng của chi đầu tư công cho giáo dục và y tế đến sự
tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong giai đoạn
nghiên cứu (2005-2013)?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả nguồn nhân
lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ. Để nguồn nhân lực có thể
phục vụ cho tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế thì đòi hỏi phải có sự đầu tư hình
thành và tích lũy vốn nhân lực ở mỗi con người trong xã hội. Nghiên cứu không
xem xét hết các phương diện của vốn nhân lực mà chỉ phân tích ảnh hưởng của
hai yếu tố chính là giáo dục và y tế có tác động như thế nào đến tăng trưởng
kinh tế của khu vực ĐBSCL.

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến năm 2013.
Giới hạn nghiên cứu: chỉ nghiên cứu vai trò của Giáo dục và Y tế đóng
góp cho tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.
Quá trình nghiên cứu đề tài được chia làm 3 giai đoạn chính gồm:
Giai đoạn đầu, nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để làm rõ mối
quan hệ giữa vốn nhân lực mà chủ đạo là vai trò của giáo dục và y tế đối với sự

tăng trưởng kinh tế, từ đó xác định các yếu tố đại diện cho giáo dục và y tế có
tác động mạnh tới tăng trưởng làm cơ sở xây dựng nên mô hình nghiên cứu.
Giai đoạn thứ hai, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xử lý
số liệu của đề tài; tiến hành các mô hình hồi quy đồng thời kiểm định giả thiết
thống kê nhằm tìm ra mô hình thực nghiệm phù hợp nhất để phân tích kết quả
nghiên cứu.
Giai đoạn cuối, tiến hành so sánh kết quả phân tích thực nghiệm với các
ước đoán trong giai đoạn nghiên cứu định tính; trình bày các kết quả nghiên cứu
và trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp, khuyến nghị chính sách phát triển.
1.5.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn từ số liệu thống kê của 13 tỉnh, thành phố
ĐBSCL, mỗi địa phương lấy số liệu về chi đầu tư công của nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục và y tế; chi ngân sách cho đầu tư phát triển; số lượng học sinh
trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông, sinh viên cao đẳng - đại học; số
lượng giường bệnh, số lượng cán bộ ngành y tế; số lượng lao động đang làm

4


việc, đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại (thông qua tỷ trọng tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu trên GDP) liên tục 09 năm từ 2005 đến 2013.
Số lượng mẫu sẽ là 13 tỉnh x 9 năm = 117 quan sát được đưa vào mô hình
để phân tích tác động của các nhân tố đối với tăng trưởng.
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu cho nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng trong phân tích đề tài là nguồn thông tin thứ cấp được lấy
trực tiếp từ số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê Việt Nam và Cục thống kê
các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL.
1.5.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Số liệu thu thập được trình bày thành một bảng cân bằng gồm cả 2 yếu tố
không gian và thời gian. Yếu tố không gian đại diện cho đặt trưng riêng biệt của

từng tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL, yếu tố thời gian là 9 thời đoạn quan
sát, mỗi thời đoạn là 01 năm, liên tục từ năm 2005 đến năm 2013.
Để phân tích định lượng dữ liệu bảng, tác giả lựa chọn sử dụng phần mềm
Stata 13 thực hiện các ước lượng theo mô hình hồi quy phổ biến sau:
- Mô hình hồi quy OLS sử dụng số liệu gộp.
- Mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model).
- Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model).
- Hồi quy bằng phương pháp Bình phương tối thiểu nhỏ nhất (GLS).
Tương ứng với từng phương pháp ước lượng sẽ có các kiểm định phù hợp
nhằm để lựa chọn mô hình hồi quy tốt nhất với bảng dữ liệu của nghiên cứu, từ
đó mới tiến hành giải thích, phân tích kết quả và đưa ra các khuyến nghị dựa
trên ước lượng hiệu quả nhất được lựa chọn.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu rất có ý nghĩa cho các địa phương trong việc so sánh mức độ
đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng như tác động của nó đến sự tăng trưởng
5


kinh tế của địa phương mình so với các tỉnh, thành phố khác trong khu vực. Từ
đó, có hướng điều chỉnh chính sách phù hợp hơn để tận dụng tối đa lợi thế của
địa phương cho việc phát triển kinh tế. Các gợi ý chính sách từ kết quả nghiên
cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các tỉnh trong việc hoạch định chính
sách phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hạn chế vẫn có thể tồn tại trong đề tài là do nguồn dữ liệu thứ
cấp thống kê nên rất có khả năng chưa thể phản ánh được một cách khách quan
nhất về sự phát triển và so sánh giữa các địa phương với nhau.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương gồm:
Chương 1: Mở đầu: trình bày tóm lượt về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên

cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày khái quát về các lý thuyết nguồn
nhân lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tổng quan về học thuyết và các
nghiên cứu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó xây dựng mô
hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày quy trình và phương pháp
nghiên cứu, giải thích mô hình nghiên cứu, giới thiệu về nguồn số liệu và các kỹ
thuật phân tích phù hợp với dữ liệu thống kê thu thập được.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: phân tích mô tả về dữ liệu nghiên cứu,
thực hiện các mô hình hồi quy, tiến hành kiểm định giả thiết và lựa chọn mô
hình hiệu quả nhất để giải thích, phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận: khuyến nghị chính sách và các vấn đề còn hạn chế
của đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu thêm.

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tập trung giới thiệu cơ sở lý thuyết về vốn nhân lực, bao gồm
khái niệm, nguồn gốc của vốn nhân lực và các mô hình lý thuyết xác định nguồn
vốn nhân lực, sau đó là phần tóm tắt một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến sự tác động của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế. Từ cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên
cứu cho đề tài này.
2.1. Khái niệm vốn nhân lực
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007) thì vốn nhân lực là một khái niệm phức
tạp hàm chứa tất cả những kỹ năng, tri thức, khả năng lao động, những giá trị
của con người. Thuật ngữ “vốn nhân lực” được biết lần đầu tiên qua bài nghiên
cứu “Đầu tư vào vốn nhân lực” của Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel là
Theodore W. Schulz được đăng trên tạp chí Kinh tế học Hoa kỳ số 51 năm 1961.

Sau đó, năm 1964, Jacob Mincer và Gray Becker đã ứng dụng ý tưởng “vốn
nhân lực” để phát triển thành một lý thuyết chuẩn mực được tham khảo cho đến
ngày nay.
Theo đó, vốn nhân lực cũng giống như vốn vật chất, nó có thể được đầu
tư thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe y tế … và thu nhập của loại
vốn này cũng tùy thuộc vào “số lượng” mà một cá nhân sở hữu. Không giống
như vốn vật chất, vốn nhân lực có một số đặc điểm quan trọng như sau:
- Có khả năng tăng lên và tự sinh ra khi sử dụng: chẳng hạn, một bác sĩ có
thể có thêm nhiều kinh nghiệm khi làm việc, kiến thức cơ bản của họ sẽ tăng
theo thời gian và như vậy “vốn nhân lực” cũng sẽ tăng lên.
- Có khả năng di chuyển và chia sẻ: tri thức rất dễ dàng di chuyển và chia
sẻ, sự chuyển giao đó không làm giảm tri thức của người sở hữu ban đầu.
OECD (2001) cũng đưa ra định nghĩa về nguồn vốn nhân lực: “kiến thức,
kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân, góp phần
7


tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và của bản thân người ấy” (trích bởi Trần
Lê Hữu Nghĩa, 2008). Theo đó, định nghĩa này đã ngầm bao hàm cả sức khoẻ
của con người vì nếu không có nó thì các cá nhân không thể sống viên mãn để
cống hiến với những phẩm chất mà họ có.
Bùi Quang Bình (2009) cho rằng, vốn con người được cấu thành từ ba
nhân tố chính là: một là năng lực ban đầu, nhân tố này gắn liền với yếu tố năng
khiếu bẩm sinh ở mỗi người; hai là những năng lực và kiến thức chuyên môn
được hình thành và tích luỹ thông qua quá trình đào tạo chính quy; ba là các kỹ
năng, khả năng chuyên môn, những kinh nghiệm tích luỹ từ quá trình sống và
làm việc.
Có thể thấy rằng khái niệm về vốn nhân lực được các nhà kinh tế học và
các tổ chức quốc tế đề cập theo nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng chung nhất
thì vốn nhân lực chính là tổng hợp các kỹ năng, kỹ xảo của người lao động; kinh

nghiệm nghề nghiệp; trình độ đào tạo và những khả năng có thể khai thác của
người lao động.
2.2. Nguồn gốc của vốn nhân lực
Nguyễn Trọng Hoài (2007) cho rằng vốn nhân lực hàm chứa một tập hợp
rất rộng nói đến năng lực của một cá nhân bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần.
Năng lực đó có thể được phát triển và suy giảm từ lúc một cá nhân sinh ra,
trưởng thành cho đến lúc qua đời. Kiến thức và kỹ năng của con người được tích
lũy trong suốt vòng đời của cá nhân ấy, đó là một quá trình học tập từ trường lớp
chính thức hoặc không chính thức.
Chính sự phức tạp của khái niệm về vốn nhân lực làm cho khó có một
chuẩn mực đo lường nào được chấp nhận hoàn toàn cho dù các nhà kinh tế vẫn
bằng cách này hay cách khác xây dựng những biến đại diện để cố gắng lý giải
một vài điều gì đó có liên quan đến vốn nhân lực. Thông thường có ba phương
pháp mà các nhà kinh tế học hay sử dụng để đo lường “khối lượng” vốn nhân
lực trong các nghiên cứu của họ.
8


Thứ nhất, là tính số năm học tập trung bình. Đây là cách lấy số liệu dễ
dàng nhất và có thể phân tích cho bất kỳ quốc gia điển hình nào hoặc so sánh
giữa các quốc gia với nhau. Song, số năm học tập trung bình đã không thể là
biến đại diện đầy đủ cho toàn bộ ý nghĩa khái niệm vốn nhân lực.
Thứ hai, thực hiện những cuộc kiểm tra trực tiếp để biết được năng lực,
kỹ năng và kiến thức có liên quan đến hoạt động kinh tế của một cá nhân tại một
thời điểm nào đó. Tuy nhiên, sự phức tạp ở đây là sẽ phải đo lường yếu tố nào
bởi vì vốn nhân lực bao hàm khá nhiều khía cạnh, có những thuộc tính mà ta
không thể đo lường thành một giá trị gộp, ví dụ như thái độ và động cơ.
Thứ ba, một cách gián tiếp khác, những nhà phân tích giả định rằng thu
nhập mà cá nhân có được là một biến số thể hiện giá thị trường của vốn nhân
lực. Một người có thu nhập cao đồng nghĩa là họ đang sở hữu khối lượng vốn

nhân lực cao. Với cách này, những nhà phân tích lượng hóa vốn nhân lực bằng
tiền. Song, điều này chỉ xảy ra với giả định rằng thu nhập khác nhau là bởi vì
năng suất khác nhau, năng suất cao dẫn đến thu nhập cao và năng suất khác
nhau là do giáo dục hoặc là kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, thực tế mối quan hệ
này không phải lúc nào cũng đúng.
Cho dù có những quan điểm khác nhau về kỹ thuật phân tích và tìm kiếm
biến đại diện giữa các nhà kinh tế học, nhưng ở khía cạnh chính sách có hai
nhóm yếu tố quan trọng mà các chính phủ thường nhắm đến như là một công cụ
để tăng vốn nhân lực đó là giáo dục và y tế. Đây là hai yếu tố quyết định để hình
thành nên vốn nhân lực.
Giáo dục và đào tạo
Trong lịch sử phát triển của nhân loại chưa bao giờ giáo dục bị xem nhẹ.
Mọi thể chế chính trị đều coi giáo dục có một tầm quan trọng nhất định đến sự
phồn vinh kinh tế và ổn định chính trị trong ngắn và dài hạn. Các chính phủ ở
mọi nơi trên thế giới đều giả định và tin tưởng rằng có một hệ thống giáo dục tốt
là nguồn gốc dẫn đến sự thịnh vượng cho quốc gia.
9


Ngày nay, thông điệp “cung cấp giáo dục cho tất cả mọi người” là một
trong những mục tiêu trụ cột của Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên
Hiệp Quốc. Giáo dục thúc đẩy tăng vốn nhân lực phải được hiểu ở cấp bậc như
sau (OECD, 2001, trích bởi Nguyễn Trọng Hoài, 2007):
- Học tập ở gia đình từ giai đoạn trẻ thơ.
- Giáo dục và đào tạo chính thức ở trường ở mọi cấp học như tiểu học,
trung học, đại học, những khóa đào tạo nghề nghiệp…
- Đào tào không chính thức qua những hoạt động đặc biệt như nghiên
cứu, sáng tạo, tham gia trong một nhóm nghề nghiệp…
- Học tập không chính thức theo kiểu “nghề dạy nghề” và những trải
nghiệm trong cuộc sống.

Giáo dục được hiểu là một tập hợp các yếu tố như trên thì rõ ràng ở khía
cạnh chính sách, tức là vai trò của nhà nước chỉ có thể tham gia một phần nào
đó, trực tiếp hoặc gián tiếp để phát triển vốn nhân lực. Chính phủ chỉ có thể góp
phần quan trọng trong việc cải thiện giáo dục của một cá nhân thông qua hệ
thống giáo dục và đào tạo chính thức; hoặc tạo ra một định chế, một môi trường
tốt nhất để thúc đẩy một xã hội hướng đến và có điệu kiện học tập suốt đời.
Y tế và sức khỏe
Đầu tư vào sức khỏe, cũng giống như đầu tư vào giáo dục, sẽ cải thiện
vốn nhân lực – một đầu vào quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Sức khỏe tốt là
một nhân tố hết sức quan trọng của vốn nhân lực, nó làm tăng năng suất lao
động. Sức khỏe tốt làm tăng khả năng làm việc vừa ở khía cạnh thể chất lẫn tinh
thần. Ngược lại, một khi mất cân bằng dinh dưỡng, bệnh tật thường xuyên sẽ
làm suy giảm khả năng học tập, sản xuất hàng hóa và dịch vụ không những cho
chính một cá nhân mà nó còn có thể suy giảm năng suất cho những người xung
quanh và thế hệ con cháu (Nguyễn Trọng Hoài, 2007).

10


2.3. Lý thuyết Vốn nhân lực của Jacob Mincer
Lý thuyết vốn con người là nền tảng của nhiều phát triển của các lý thuyết
kinh tế. Những đóng góp này có thể được tóm tắt như sau: “Vốn con người đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế: (1) đó là các kỹ năng được
tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết
hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản
phẩm; (2) đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển
kinh tế” (Mincer, 1989, trích bởi Bùi Quang Bình, 2008).
Mincer (1974) đã xây dựng nên mô hình thu nhập như sau:
lnYt = β0 + β1S + β2t + β3t2 + ε
Với Yt là mức thu nhập ròng trong năm t, được xem là mức thu nhập của

dữ liệu quan sát được.
S: là số năm đi học của quan sát cá nhân có mức thu nhập Yt.
t: là số năm biểu thị kinh nghiệm tiềm năng, với giả định kinh nghiệm là
liên tục và có ngay khi bắt đầu đi học, t = A – S – b (với A: tuổi hiện tại, b là
tuổi bắt đầu đi học).
β1: hệ số ước lượng suất sinh lợi của việc đi học, giải thích phần trăm tăng
thêm của thu nhập khi tăng thêm 1 năm đi học.
β2: giải thích phần trăm thu nhập tăng thêm khi có thêm 1 năm kinh
nghiệm.
β3: biểu thị mức độ suy giảm của thu nhập biên theo thời gian làm việc.
Hầu hết các công trình nghiên cứu thực nghiệm ước lượng hiệu quả của
giáo dục ở các quốc gia đều dựa trên mô hình hàm thu nhập của Mincer, và do
vậy sẽ thuận lợi khi so sánh hiệu quả giữa các quốc gia với nhau.

11


2.4. Mô hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh Mankiw-Romer-Weil
Mô hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Mankiw-Romer-Weil (trích
bởi Nguyễn Trọng Hoài, 2007) nhằm mục đích giải thích sự chênh lệch thu nhập
giữa các quốc gia, được phát triển vào năm 1992 là một trong những mô hình
căn bản nhất chứng minh vai trò của vốn nhân lực.
Đây cũng là mô hình mở rộng từ mô hình tăng trưởng của Solow. Thay vì
đơn giản như mô hình Solow là lao động và công nghệ quyết định tăng trưởng,
các nhà kinh tế học Mankiw-Romer-Weil đã đưa thêm biến số đại diện cho vốn
nhân lực vào mô hình với hàm số tăng trưởng Cobb-Douglas (với giả thiết hiệu
suất không đổi theo qui mô và sản phẩm biên đối với vốn, lao động và vốn nhân
lực vẫn đúng như giả thiết là tăng nhưng giảm dần, trong điều kiện tất cả thị
trường là cạnh tranh hoàn hảo):
Y(t) = Kα(t) Hβ(t) [A(t)L(t)]1-α-β


[2.1]

Trong đó: 0 <α + β< 1, bởi giả thiết hiệu suất không đổi theo qui mô nên
hàm Cobb-Douglas trên phải thỏa mãn: α+ β + (1- α- β) = 1; t chỉ yếu tố thời
gian khi quan sát các biến số trong hàm sản xuất và có tính rời rạt; Y: tổng sản
phẩm quốc nội (GDP); K: lượng vốn vật chất; H: lượng vốn nhân lực; AL: lao
động hiệu dụng; L: lượng lao động thô.
Gọi sK, sH là tỉ lệ tiết kiệm của K và H, giả sử rằng cả K và H đều có tỉ lệ
khấu hao theo thời gian như nhau là  và đây là những biến ngoại sinh (cho
trước). Vì thế sự thay đổi theo thời gian của K và H có thể được viết như sau:
K(t) = sK Y(t) – K(t)

[2.2]

H(t) = sH Y(t) – H(t)

[2.3]

Gọi n là tốc độ tăng trưởng của lao động thô (hay có thể hiểu là tốc độ
tăng dân số) và g là tốc độ tăng của gia số A, do vậy:
L(t) = nL(t)

[2.4]

A(t) = gA(t)

[2.5]
12



Phương trình [2.1] có thể được viết lại bằng cách chia hai về cho A(t)L(t)
như sau:
𝑌(𝑡)
𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)

=

𝐾𝛼 𝐻(𝑡)𝛽 [𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)]1−𝛼−𝛽

[2.6]

𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)

Nếu gọi 𝑦̃(𝑡) là sản lượng trên mỗi lao động hiệu dụng; 𝑘̃(𝑡) là tỉ lệ vốn
trên mỗi lao động hiệu dụng; và ℎ̃(𝑡) là vốn nhân lực trên trên mỗi lao động hiệu
dụng thì phương trình [2.6] có thể viết lại là:
𝑦̃(𝑡) = 𝑘̃ (𝑡)𝛼 ℎ̃(𝑡)𝛽

[2.7]

Chúng ta có:
∆𝑘̃ =

∆𝐾(𝑡)
𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)

𝐾(𝑡)

− [𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)]2 [∆𝐴(𝑡)𝐿(𝑡) + 𝐴(𝑡)∆𝐿(𝑡)]


[2.8]

Thay [2.2] vào [2.8] và biến đổi như sau:
∆𝑘̃ =

𝑠𝐾 Y(t) – K(t)
𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)



𝐾(𝑡)
𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)

[

∆𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)+𝐴(𝑡)∆𝐿(𝑡)
𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)

]

Tiếp tục thay [2.4] và [2.5] vào phương trình trên và biến đổi ta được:
∆𝑘̃ = 𝑠𝐾 𝑦̃ − 𝛿𝑘̃(𝑡) − 𝑘̃(𝑡)[𝑔 + 𝑛] = 𝑠𝐾 𝑦̃ − 𝑘̃(𝑡)[𝑔 + 𝑛 + 𝛿]

[2.9]

Biến đổi tương tự cho ℎ̃(𝑡):
∆ℎ̃ =

∆𝐻(𝑡)

𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)

𝐻(𝑡)

− [𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)]2 [∆𝐴(𝑡)𝐿(𝑡) + 𝐴(𝑡)∆𝐿(𝑡)]

[2.10]

Thay [2.3] vào [2.10] và biến đổi:
∆ℎ̃ =

𝑠𝐻 Y(t) – H(t)
𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)



𝐻(𝑡)
𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)

[

∆𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)+𝐴(𝑡)∆𝐿(𝑡)
𝐴(𝑡)𝐿(𝑡)

]

Thay [2.4] và [2.5] vào phương trình trên và biến đổi ta được:
∆ℎ̃ = 𝑠𝐻 𝑦̃ − 𝛿ℎ̃(𝑡) − ℎ̃(𝑡)[𝑔 + 𝑛] = 𝑠𝐻 𝑦̃ − ℎ̃(𝑡)[𝑔 + 𝑛 + 𝛿]

[2.11]


Tại trạng thái dừng, tỉ lệ vốn vật chất trên mỗi lao động hiệu dụng và tỉ lệ
vốn nhân lực trên mỗi lao động hiệu dụng phải không đổi. Điều này có nghĩa là
∆𝑘̃ và ∆ℎ̃ phải bằng không. Hay là tổng đầu tư vừa đủ bù đắp vào khấu hao tăng
13


trưởng dân số. Phương trình [2.9] và [2.11] được viết lại thành điều kiện cân
bằng tại điểm dừng như sau:
∆𝑘̃ = 𝑠𝐾 𝑦̃ − 𝑘̃(𝑡)[𝑔 + 𝑛 + 𝛿] = 0 ⇔ 𝑠𝐾 𝑦̃ = [𝑔 + 𝑛 + 𝛿]𝑘̃(𝑡)

[2.12]

∆ℎ̃ = 𝑠𝐻 𝑦̃ − ℎ̃(𝑡)[𝑔 + 𝑛 + 𝛿] = 0 ⇔ 𝑠𝐻 𝑦̃ = [𝑔 + 𝑛 + 𝛿]ℎ̃(𝑡)

[2.13]

̃∗ (𝑡) được
Tỉ lệ vốn vật chất trên mỗi lao động hiệu dụng tại điểm dừng: 𝑘
tính như sau:
Thay [2.7] vào [2.13] ta được:
𝑠𝐻 𝑘̃(𝑡)𝛼 ℎ̃(𝑡)𝛽 = [𝑔 + 𝑛 + 𝛿]ℎ̃(𝑡)
ℎ̃(𝑡)𝛽−1 = [
ℎ̃(𝑡) = [

𝑔+𝑛+𝛿
]𝑘̃(𝑡)−𝛼
𝑠𝐻

1

𝛼
𝑠𝐻
1−𝛽
1−𝛽
̃
] 𝑘(𝑡)
𝑔+𝑛+𝛿

̃∗ (𝑡)
Thay kết quả trên vào phương trình [2.12] ta được giá trị 𝑘
̃∗ (𝑡) = [
𝑘

𝑠𝐾

]

𝑔+𝑛+𝛿

1−𝛽
1−𝛼−𝛽

[

𝑠𝐻
𝑔+𝑛+𝛿

]

𝛽

1−𝛼−𝛽

[2.14]

̃∗ (𝑡) được
Tỉ lệ vốn nhân lực trên mỗi lao động hiệu dụng tại điểm dừng ℎ
tính toán tương tự ta có:
̃∗ (𝑡) = [


𝑠𝐻
𝑔+𝑛+𝛿

]

1−𝛼
1−𝛼−𝛽

[

𝑠𝐾
𝑔+𝑛+𝛿

]

𝛼
1−𝛼−𝛽

[2.15]


̃∗ (𝑡):
Sản lượng trên mỗi lao động hiệu dụng tại điểm dừng 𝑦
̃∗ (𝑡)𝛼 ℎ
̃∗ (𝑡)𝛽 ta được:
̃∗ (𝑡) = 𝑘
Thay [2.14] và [2.15] vào phương trình: 𝑦
̃∗ (𝑡) = [
𝑦

𝑠𝐾
𝑔+𝑛+𝛿

]

𝛼
1−𝛼−𝛽

[

𝑠𝐻
𝑔+𝑛+𝛿

]

𝛽
1−𝛼−𝛽

[2.16]

Kết quả của phương trình [2.16] cho chúng ta biết được tầm quan trọng

của tỉ lệ tích lũy nguồn vốn nhân lực đối với thu nhập bình quân trên mỗi lao
động hiệu dụng. Tại điểm dừng, cho dù hai quốc gia có cùng tỉ lệ tiết kiệm, tỉ lệ
tăng dân số thì thu nhập cũng có thể khác nhau. Điều này thể hiện qua hệ số β
14


của phương trình. Hệ số này cho biết mức tích lũy của vốn nhân lực, nếu β càng
lớn thì thu nhập bình quân trên mỗi lao động hiệu dụng, hay mở rộng ra là thu
nhập bình trên đầu người càng cao.
2.5. Mô hình đi học trong xác định vốn nhân lực
Chúng ta đều biết rằng giáo dục làm giảm khả năng bị thất nghiệp và giúp
tăng thu nhập, vậy tại sao tất cả mọi người lao động không học để có học vị cao
hay một bằng cấp chuyên nghiệp khác. Nói một cách khác là nhân tố nào thúc
đẩy một số người lao động duy trì việc học tập trong các trường trong khi những
người lao động khác lại rời bỏ trường học trước khi kết thúc bậc trung học phổ
thông. Borjas (1996) đã giải thích vấn đề này bằng “Mô hình đi học” (trích bởi
Hoàng Xuân Hiệp, 2013) như sau:
Xét một tình huống được đưa ra cho một người 18 tuổi, vừa mới nhận
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và đang suy ngẫm xem nên tham gia vào
thị trường lao động ngay hay hoãn lại việc đi làm 4 năm nữa để học đại học.
Hình 2.1 Dòng thu nhập trong Mô hình đi học
Tiền (Đô la)
Vào đại học

WCOL

Không học tiếp sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông

WHS


Tuổi
18

22

65

-H

Nguồn: Borjas, 1996 trích bởi Hoàng Xuân Hiệp, 2013
Một người kết thúc việc học tập sau khi có bằng trung học phổ thông có
mức thu nhập WHS từ 18 tuổi cho đến lúc về hưu (65 tuổi). Nếu người đó quyết

15


định học đại học thì sẽ phải từ bỏ thu nhập này và chịu thêm chi phí H (tính
bằng Đô la) trong 4 năm, sau đó sẽ có mức thu nhập WCOL cho đến lúc nghỉ hưu.
Giá trị hiện tại của dòng thu nhập theo tuổi:
Giá trị hiện tại của dòng thu nhập nếu người lao động chỉ có bằng trung
học phổ thông là:
46

PV𝐻𝑆

w𝐻𝑆
w𝐻𝑆
w𝐻𝑆
wHS

= w𝐻𝑆 +
+
+ ⋯+
=∑
2
46
(1 + r)
(1 + r) (1 + r)
(1 + r)t
t=0

Giá trị hiện tại của dòng thu nhập nếu người lao động học để lấy bằng đại
học là:
PVCOL = −H −

H
H
H
w𝐶𝑂𝐿
w𝐶𝑂𝐿
wCOL


+
+
+

+
(1 + r) (1 + r)2 (1 + r)3 (1 + r)4 (1 + r)5
(1 + r)46

Chi phí trực tiếp của việc
học đại học

Dòng thu nhập sau khi tốt
nghiệp đại học

Hay là:
PVCOL

3

46

t=0

t=4

H
wCOL
= −∑
+

(1 + r)t
(1 + r)t

Khi so sánh lợi ích, người lao động sẽ theo học đại học nếu giá trị hiện tại
của tổng thu nhập trong quãng đời làm việc sau khi tốt nghiệp đại học lớn hơn
giá trị hiện tại của tổng thu nhập trong quãng đời làm việc sau khi tốt nghiệp phổ
thông, nghĩa là PVCOL> PVHS.
Như vậy, ta có thể thấy được các nhà lý thuyết kinh tế học đều cho rằng

nguồn vốn nhân lực có đóng góp quan trọng trong việc phát triển của các nền
kinh tế. Vốn nhân lực là động cơ thúc đẩy cho tăng trưởng và nó được tạo ra
thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe y tế. Mặc dù các
chuẩn mực đo lường vẫn còn là đề tài đang tranh luận, nhưng người ta cũng có
thể xác định được số lượng “vốn nhân lực” của một cá nhân đến cả một quốc gia
bằng các mô hình thực nghiệm được các nhà kinh tế học xây dựng và phát triển.
16


2.6. Mối quan hệ giữa giáo dục và y tế đối với tăng trưởng kinh tế
Đời sống kinh tế - xã hội là hình thức biểu hiện cao nhất, tiến bộ nhất của
con người, khác xa với các hoạt động khác có trong thế giới tự nhiên ở chỗ con
người nhận thức được thực tại khách quan và các quy luật tự nhiên. Để phát
triển kinh tế - xã hội thì yếu tố quyết định phải chính là con người và mục tiêu
của phát triển kinh tế - xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn tại, phát triển của con
người. Muốn vậy, con người phải có được một thể lực và trí lực thích hợp nhất,
trong đó thể lực lại là tiền đề cho tạo ra và nâng cao trí lực.
Trí lực là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động
sáng tạo của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của
nguồn lực con người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động tất nhiên
phải thông qua đầu óc của họ. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành
yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người (Lê Thị Thuý,
2012). Giáo dục và đào tạo là một phương pháp hữu hiệu nhất để phát triển trí
lực con người, đó là quá trình nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, sức sáng tạo và kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.
Thể lực là trạng thái sức khoẻ của con người, là điều kiện đảm bảo cho
con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng
được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Trí
lực ngày càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực, song,
sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực

khoẻ mạnh (Lê Thị Thuý, 2012). Các hoạt động y tế với mục tiêu chăm sóc sức
khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo
tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.
Một quốc gia mạnh, có vị thế trên thương trường quốc tế thì quốc gia ấy
phải có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Mà để cho sự phát triển ấy vươn đến tầm
cao thì không thể nào thiếu được nguồn nhân lực có chất lượng, với đầy đủ thể
lực và trí tuệ. Cho đến nay, các nhà kinh tế đều đồng ý rằng, đầu tư cho con
người thông qua các hoạt động giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các
17


×