Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng giao thông bằng ngân sách nhà nƣớc tại đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH HOÀNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG GIAO THÔNG BẰNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thanh Nguyên

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ix
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................... 3
1.4.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................. 3
1.5. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................................................... 4
1.7. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 5
2.1. Các khái niệm ........................................................................................................... 5
2.1.1 Dự án đầu tư .................................................................................................. 5
2.1.2 Vốn ngân sách: .............................................................................................. 6
2.1.3 Các bên tham gia dự án: ................................................................................ 6
2.1.4 Trể tiến độ của dự án: .................................................................................... 7
2.2. Các mô hình lý thuyết. ............................................................................................. 7
2.2.1. Mô hình Chan và ctg (2004)......................................................................... 7

iii


2.2.2. Mô hình Abraham (2002) ............................................................................. 9
2.2.3. Mô hình Lim và Mohamed (1999) ............................................................. 10
2.3. Các nghiên cứu trước ............................................................................................. 10
2.4. Xác định biến phụ thuộc: Tiến độ hoàn thành dự án ............................................. 12
2.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ................................................ 12
2.5.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 12
2.5.2. Giải thích các nhóm biến và các giả thuyết nghiên cứu (biến độc lập)...... 13
2.6. Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 19
Chƣơng 3: ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 20
3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp ................................................................. 20

3.2. Hạ tầng giao thông ................................................................................................ 21
3.3. Quy trình nghiên cứu. ............................................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................... 25
3.5. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi ................................................................ 26
3.6. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu ................................................................ 27
3.6.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu ................................................................ 27
3.6.2. Kiểm định Cronbach Alpha ........................................................................ 27
3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................ 28
3.6.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................................................. 29
3.7. Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 30
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 31
4.1. Quá trình thu thập phân tích dữ liệu: ..................................................................... 31
4.2. Kết quả thống kê mô tả .......................................................................................... 32
4.2.1. Thống kê mô tả các biến định tính liên quan đến cá nhân ......................... 32
4.2.2. Thống kê mô tả các biến định lượng ......................................................... 35
4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo (cronbach alpha) .................................. 37
4.3.1. Nhóm nhân tố về môi trường ..................................................................... 37
4.3.2. Nhóm nhân tố về hệ thống thông tin quản lý ............................................. 38
4.3.3. Nhóm nhân tố về chính sách ...................................................................... 39
iv


4.3.4. Nhóm nhân tố về phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng........................ 39
4.3.5. Nhóm nhân tố về nguồn vốn thực hiện dự án ............................................ 40
4.3.6. Nhóm nhân tố về năng lực các bên tham gia dự án ................................... 41
4.3.7. Nhóm nhân tố về năng lực của chủ đầu tư ................................................. 42
4.4. Kết quả phân tích nhân tố (EFA) ........................................................................... 43
4.5. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh và giả thuyết nghiên cứu ..................................... 47
4.5.1. Mô hình nghiên cứu tổng quát ................................................................... 47
4.5.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .................................................................. 48

4.5.3. Kỳ vọng dấu của mô hình........................................................................... 48
4.6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................................... 49
4.6.1. Kết quả hồi quy .......................................................................................... 49
4.6.2. Các kiểm định ............................................................................................. 50
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................ 52
4.8. Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 54
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................... 56
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 56
5.2 Các khuyến nghị ...................................................................................................... 58
5.3. Đóng góp của đề tài................................................................................................ 58
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 63

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Anova:

Phân tích phương sai (Analysis of variance)

CĐT:

Chủ đầu tư

EFA:

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis)

FD:


Hệ số tải nhân tố (Factor loading)

GTVT:

Giao thông vận tải

KMO:

Kaiser – Meyer – Olkin

QLDA:

Quản lý dự án

SPSS:

Statistic Package for Social Sciences (phần mềm thống kê trong

khoa học xã hội).
TK:

Thiết kế

UBND:

Uỷ ban nhân dân

vi



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Các nhóm yếu tố thành công của dự án ................................................... 8
Hình 2.2: Mô hình thành công của dự án ............................................................. 9
Hình 2.3: Quan hệ nhân tố tác động và tiêu chí thành công ................................. 10
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 13
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp .................................................... 20
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..................................................................... 24
Hình 4.2: Vị trí tham gia trong dự án ...................................................................... 32
Hình 4.3: Số lần tham gia huấn luyện ..................................................................... 33
Hình 4.4: Trình độ học vấn ....................................................................................... 33
Hình 4.5: Hình thức quản lý dự án .......................................................................... 34
Hình 4.6: Vị trí của dự án ......................................................................................... 35
Hình 4.7: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau phân tích EFA ............................. 48

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tổng hợp hệ thống đường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ................... 22
Bảng 3.2: Bảng hiện trạng mạng lưới đường thủy tỉnh Đồng Tháp .................. 23
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả ...................................................................... 36
Bảng 4.2: Kết quả phân tích nhóm nhân tố môi trường ..................................... 38
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhóm hệ thống thông tin quản lý ......................... 38
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhóm chính sách ................................................... 39
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhóm phân cấp quản lý ........................................ 40
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhóm nguồn vốn thực hiện dự án ........................ 40
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhóm năng lực các bên tham gia .......................... 41

Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhóm năng lực của chủ đầu tư ............................. 42
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach alpha ..................................... 43
Bảng 4.10: Ma trận nhân tố xoay trong kết quả EFA (lần 3 – lần cuối) ............ 45
Bảng 4.11: Kết quả phân tích EFA lần 3 ........................................................... 47
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy ................................................................ 50
Bảng 4.13: Mô hình tóm tắt ............................................................................... 50
Bảng 4.14: phân tích phương sai (Anova) ......................................................... 51

viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án đầu
tư xây dựng giao thông bằng ngân sách nhà nước tại Đồng Tháp” nhằm xác định các
nhân tố tác động vào tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông của tỉnh Đồng Tháp bằng vốn ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó đề xuất cho
các nhà quản lý dự án ở các địa phương, thuộc tỉnh Đồng Tháp, nhận diện được các
nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của dự án đầu tư xây dựng công trình giao
thông từ đó tác giả đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng chậm trể tiến độ của dự án,
góp phần sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, cải thiện kịp thời mạng lưới giao thông, tháo
gở điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo điều kiện tốt để phát triển kinh tế- xã hội ở
tỉnh Đồng Tháp.
Với mục đích đó, đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thu thập qua khảo
sát lấy ý kiến của các chuyên gia gồm: Ban giám đốc, Trưởng, phó phòng Sở Giao
thông vận tải, Giám đốc, phó giám đốc các Ban Quản lý dự án xây dựng công trình
giao thông, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị ở các huyện, thị, thành phố
thuộc tỉnh Đồng Tháp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tham gia các dự án đầu tư
xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các trưởng tư vấn giám
sát, các nhà thầu, chỉ huy trưởng công trình đã tham gia các dự án giao thông trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp nghiên cứu, sử dụng phương pháp định tính và định

lượng để xây dựng mô hình và phân tích, đánh giá.
Qua kết quả phân tích thống kê mô tả, kiểm định Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính bội bằng phần mềm SPSS đã tìm ra được
4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đến tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng giao
thông bằng ngân sách nhà nước tại Đồng Tháp, bao gồm: (1) Nhóm nhân tố về chính
sách, (2) Nhóm nhân tố về nguồn vốn thực hiện dự án, (3) Nhóm nhân tố về môi
trường bên ngoài (4) Nhóm nhân tố về năng lực các bên tham gia. Mô hình có R2 hiệu
chỉnh đạt 34,2%, nghĩa là các nhân tố trong mô hình giải thích được 34,2% sự biến
thiên của biến phụ thuộc – thời gian thực hiện (chênh lệch giữa thời gian thực hiện và
thời gian theo kế hoạch).

ix


Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên
cứu, dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu luận văn.
1.1. Đặt vấn đề
Theo tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành (Những trở ngại về cơ sở hạ
tầng của Việt Nam, 2010) Các quốc gia muốn thành công phải cung cấp được cơ sở
hạ tầng cần thiết cho nền kinh tế và cho xã hội để duy trì tăng trưởng. Kinh nghiệm
phát triển cho thấy đầu tư khoảng 7% GDP vào cơ sở hạ tầng là qui mô vừa đúng để
duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Trong khoảng thời gian 12 năm vừa qua,
Chính phủ Việt Nam đã có thể duy trì mức đầu tư cơ sở hạ tầng là 10% GDP. Mức
đầu tư rất cao này đã mang lại kết quả phát triển nhanh chóng khối lượng cơ sở hạ
tầng và mức độ tiếp cận sử dụng.
Mặc dù đạt được thành tựu đáng kể, Việt Nam vẫn đang ngày càng đối mặt với
những yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, và điều này đã tác
động tiêu cực lên khả năng của đất nước trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế cao
trong dài hạn.

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết ngành GTVT Việt Nam năm 2013, Thủ tướng
Nguyễn tấn Dũng cũng đã đưa ra chủ trương “Ngành GTVT phải tập trung thực
hiện tốt công tác xây dựng hạ tầng GTVT, đây là khâu đột phá, là điểm nghẽn của
nền kinh tế. Tuy nhiên, cần lưu ý đến tiến độ, chất lượng các công trình giao
thông”.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), cho thấy trong năm 2014 có
2.869 dự án chậm tiến độ. Các nguyên nhân chậm tiến độ do: công tác giải phóng
mặt bằng 1.063 dự án; do bố trí vốn không kịp thời 659 dự án; do năng lực của chủ
đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu 248 dự án; do thủ tục đầu tư 304 dự án và
do các nguyên nhân khác 557 dự án.
Tình trạng các dự án chậm tiến độ ở tỉnh Đồng tháp vẫn còn phổ biến, trong
năm 2013 có 36 dự án chậm tiến độ. Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là do:
chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng 16 dự án; do năng lực của chủ đầu tư,
ban quản lý dự án và các nhà thầu 03 dự án; do bố trí vốn không kịp thời là 08 dự
án; và do nguyên nhân khác là 09 dự án (Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp, 2013).
Trang 1


Đối với các dự án giao thông do Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp làm chủ
đầu tư, từ năm 2010 đến năm 2013, có 30/38 gói thầu trể hạn theo hợp đồng (Tác
giả tổng hợp từ các số liệu do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao
thông Đồng Tháp cung cấp).
Thực tế đã cho thấy mỗi khi tiến độ của dự án bị chậm trể thì kéo theo rất
nhiều hệ lụy. Về góc độ dự án đầu tư, làm tăng tổng mức đầu tư, đội giá hợp đồng;
phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh vì phải gia hạn hợp đồng, nhất là ở các dự án
có quy mô lớn thì con số chênh lệch giữa giá hợp đồng sau điều chỉnh do bị chậm
tiến độ và giá trị theo phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh là rất lớn. Về góc độ
kinh tế - xã hội, chậm trể tiến độ dự án giao thông tác động xấu đến khả năng cung
cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách và cũng là nguyên nhân dẩn đến tai nạn và
ùn tắc giao thông. Dự án chậm tiến độ không chỉ gây lãng phí nguồn ngân sách, làm

chậm tốc độ phát triển của địa phương mà còn khiến cuộc sống của người dân bị
ảnh hưởng.
Để tìm hiểu thêm vấn đề này, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho bài luận văn
của mình là: “Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành các dự án giao thông
từ ngân sách Nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm
mục đích tìm hiểu, các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án, đồng thời
đề xuất các giải pháp cải thiện tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông
và góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước về lĩnh vực
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Đồng Tháp.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu: Xác định các yếu tố tác động vào tiến độ thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Đồng Tháp bằng vốn ngân sách Nhà
nước, từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện tiến độ hoàn thành các dự án.
Để tập trung giải quyết mục tiêu của đề tài, câu hỏi sau đây cần được trả lời:
Câu hỏi 1: Nhân tố nào tác động đến tiến độ hoàn thành của dự án đầu tư xây
dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào đến tiến độ
hoàn thành dự án?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào để cải thiện tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư
xây dựng công trình giao thông của tỉnh Đồng Tháp?
Trang 2


1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chuyên gia đã tham gia các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sử
dụng vốn Ngân sách Nhà nước của Tỉnh Đồng Tháp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đã hoàn thành từ 2010 đến
năm 2013 trên phạm vi hành chánh của tỉnh Đồng Tháp.

1.4. Thiết kế nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu
sơ bộ và giai đoạn nghiên cứu chính thức.
1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi, phỏng
vấn các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông.
Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập, tổng hợp làm cơ sở cho việc khám
phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố, các biến dùng để đo lường các khái niệm
nghiên cứu.
1.4.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông
qua bảng câu hỏi chi tiết với 200 đối tượng nghiên cứu là các Ban giám đốc,
Trưởng, phó phòng Sở Giao thông vận tải, Giám đốc, phó giám đốc các Ban Quản
lý dự án xây dựng công trình giao thông ở các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh
Đồng Tháp mẫu được lấy theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gửi câu hỏi trực
tiếp. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 để đánh giá lại độ tin
cậy và giá trị các thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết.
1.5. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của Sở Giao Thông, Sở Kế hoạch và
Đầu Tư tỉnh Đồng Tháp 2010 - 2013
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi những : Ban giám đốc,
Trưởng, phó phòng Sở Giao thông vận tải, Giám đốc, phó giám đốc các Ban Quản
lý dự án xây dựng công trình giao thông ở các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh
Đồng Tháp.
Trang 3


Kết hợp từ hai nguồn dữ liệu thu thập được sẽ phân tích để tìm các các yếu tố
ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành các dự án giao thông từ ngân sách Nhà nước tại

tỉnh Đồng Tháp.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ kết quả thực tiển của nghiên cứu giúp cho các Nhà quản lý dự án ở các địa
phương, thuộc tỉnh Đồng Tháp, nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ
hoàn thành của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông từ đó có thể đề xuất
các phương pháp khắc phục được tình trạng chậm trể tiến độ của dự án, góp phần sử
dụng hiệu quả vốn đầu tư, cải thiện kịp thời mạng lưới giao thông, tháo gở điểm
nghẻn về hạ tầng giao thông, tạo điều kiện tốt để phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh
Đồng Tháp.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm 05 chương:
- Chƣơng 1 - Giới thiệu: Nội dung chương này trình bày tổng quan về đề tài
nghiên cứu, bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và ý
nghĩa thực tiển của đề tài.
- Chƣơng 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý
thuyết nghiên cứu bao gồm cơ sở lý luận, các nghiên cứu trước, các mô hình nghiên
cứu có liên quan để làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu.
- Chƣơng 3 - Địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu: Các nội dung được trình
bày bao gồm giới thiệu về địa bàn nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, mẫu nghiên
cứu, phương pháp chọn mẫu, giả thuyết mô hình nghiên cứu.
- Chƣơng 4 - Kết quả nghiên cứu: Đây là nội dung quan trọng của đề tài.
Các nội dung chính được trình bày trong chương này là kết quả phân tích dữ liệu
thu thập được bằng phương pháp thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo,
phân tích EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội, kiểm định mối tương quan giữa
các biến trong mô hình nghiên cứu.
- Chƣơng 5 – Kết luận và khuyến nghị: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên
cứu, rút ra yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành các dự án giao thông từ ngân
sách Nhà nước tại tỉnh Đồng Tháp và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tiến
độ thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông.

Trang 4


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm
2.1.1 Dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày chi tiết và có hệ thống việc bỏ vốn
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng
trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ
nào đó trong khoảng thời gian xác định. Đối tượng ở đây được hiểu là công trình
xây dựng bao gồm một hay nhiều hạng mục công trình nằm trong dây truyền công
nghệ đồng bộ hoàn chỉnh để làm ra sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng nêu trong dự
án. Dự án thường trãi qua một chu trình, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho
đến thời điểm kết thúc dự án, bao gồm các giai đoạn: 1) Chuẩn bị dự án (nghiên cứu
cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thẩm định và quyết định
đầu tư). 2) Thực hiện dự án (xây dựng công trình dự án, hoạt động kinh doanh bình
thường). 3) Kết thúc dự án (đánh giá dự án sau hoạt động, thanh lý) (Từ điển bách
khoa toàn thư Việt Nam 1, 2007, tr 862).
Theo Nguyễn văn Chọn (1996, tr18) “Dự án đầu tư là một tập hợp các biện
pháp được đề xuất về kỹ thuật, tài, tài chính, kinh tế - xã hội làm cơ sở cho việc
quyết định bỏ vốn để tạo mới mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng đầu tư nhất
định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hay dịch vụ, bảo đảm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của đầu tư trong
một khoảng thời gian nhất định nào đó”.
Theo Đinh Thế Hiển (2004, Tr15) “Dự án là một tập hợp riêng biệt (cụ thể,
xác định) hoạt động có hệ thống được thực hiện trong một thời hạn xác định, bằng
những nguồn lực xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhất dịnh”.
Hầu hết các dự án khi lập ra, thực hiện thì đều cần có sự đầu tư về nguồn lực.
Nếu không phải là đầu tư tiền bạc, của cải hữu hình thì cũng phải đầu tư chất xám,

công sức. Trong luận văn này, dự án đầu tư xây dựng công trình giới hạn lại theo
định nghĩa của luật Xây dựng: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những
công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công
trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định”.
Trang 5


Đối với các dự án xây dựng công trình giao thông gồm có các đặc điểm: Thứ
nhất, các dự án có thời gian xây dựng dài, khối lượng công việc lớn, nguồn vốn đầu
tư lớn. Thứ hai, các dự án có qui mô xây dựng lớn, chiều dài xây dựng từ vài km
đến hàng chục hàng trăm km, khu vực có liên quan đến xây dựng công trình thường
đi qua nhiều vùng miền, nhiều địa phương khác nhau, do đó chịu tác động trực tiếp
từ nhiều môi trường khác nhau như chính trị, kinh tế, xã hội, con người, tự nhiên,
luật pháp, công nghệ, vật liệu. Thứ ba, có nhiều loại công trình khác nhau trong các
dự án, như nền, móng và mặt đường, các công trình thoát nước lớn nhỏ, đường hầm,
các công trình an toàn giao thông, các công trình phục vụ. Do đó, các dự án yêu cầu
sự tham gia của rất nhiều đơn vị. Thứ tư, các dự án thực hiện ngoài trời, thời gian và
quá trình xây dựng dài, điều kiện khí hậu, địa chất thuỷ văn và môi trường kinh tế –
xã hội của các khu vực khác nhau là khác nhau. Vì vậy, có nhiều nhân tố rủi ro
trong các dự án, như những rủi ro trong quá trình ra quyết định phê duyệt, khảo sát,
thiết kế, xây dựng, kỹ thuật công nghệ, chất lượng, đầu tư, thiên tai, bất khả kháng
và còn nhiều nữa, mà hầu như các rủi ro bao trùm toàn bộ quá trình thực hiện xây
dựng. Thứ năm, quá trình xây dựng thường là duy nhất, hiếm khi có sự lặp lại.
2.1.2 Vốn ngân sách
Là vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách cấp
Trung ương, tỉnh, huyện, xã.
2.1.3 Các bên tham gia dự án
Là tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp và xuyên suốt quá trình thực hiện dự
án theo Điều 3 của Luật đấu thầu bao gồm:

Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở
hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện quản lý
Nhà Thầu: Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ
năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ
hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận
thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của
một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trang 6


Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà
thầu chính với tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu
chính hoặc tổng thầu xây dựng.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân thực hiện công việc Tư vấn Thiết kế, Tư vấn
Giám sát, các Ban quản lý dự án cũng được nghiên cứu trong luận văn này.
Một số các đối tượng khác như: Tư vấn Kiểm định chất lượng, Kiểm toán,
các nhà cung cấp vật tư, thiết bị và cơ quan quản lý nhà nước cũng tham gia dự án ở
những giai đoạn khác nhau nhưng không xem là đối tượng của nghiên cứu này vì
những đối tượng này ít liên quan đến quá trình thực hiện của dự án và thường là liên
quan gián tiếp.
2.1.4 Trể tiến độ của dự án
Trong những năm qua, các vấn đề thường gặp trong các dự án tại Việt Nam
thì vấn đề chậm tiến độ của dự án được xếp hạng hàng đầu trong ngành xây dựng.
Nhiều dự án giao thông hiện nay chậm tiến độ cả năm như: các dự án mở rộng QL1
nằm ở hai dự án BOT phía Bắc và Nam Bình Định đang chậm, dự án đường Hồ chí
Minh (QL 14) qua Đắk Lắk (Thanh Bình, 2014)…Theo nghiên cứu của Nguyễn
Văn Châu và Bùi Ngọc Toản (2014) đã chỉ ra rằng, dự án chậm tiến độ luôn là rủi
ro thường trực đối với các dự án giao thông ở Việt Nam. Hầu hết các dự án chậm

tiến độ điều gây tổn thất nhiều cho Nhà nước và ảnh hưởng lớn đến đời sống người
dân. Vì vậy, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để các dự án giao thông sớm phát huy
hiệu quả là một thành công của ngành giao thông vận tải.
Trong ngành xây dựng, trể tiến độ được xác định khi thời gian thực tế thực
hiện dự án kéo dài hơn thời gian được các bên ký kết trong hợp đồng. Trể tiến độ
được mô tả như một khoảng thời gian khi nhà thầu và chủ đầu tư dự án không thực
hiện đúng như quy định hoặc đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Trể tiến độ là
khoảng thời gian mà các hạng mục của dự án thi công kéo dài hoặc hoàn thành
không đúng hạn. Nói tóm lại, trể tiến độ là một tình huống xảy ra mà các công việc
sẽ bị thực hiện chậm lại và các công việc được hoàn thành không đúng hạn.
2.2. Các mô hình lý thuyết
2.2.1. Mô hình Chan và ctg (2004)
Xây dựng để phát triển một khung lý thuyết bằng cách nhóm nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến thành công dự án vào năm nhóm khác nhau (xem hình 2.1).
Trang 7


Hình 2.1: Các nhóm yếu tố thành công của dự án

Các nhân tố liên
quan đến dự án

Các nhân tố
liên quan đến
con ngƣời

Dự án
thành công

Các nhân tố về

quản lý dự án

nhân tố bên ngoài

Thủ tục của dự án
Nguồn: Chan và ctg (2004)

Nhóm 1 - Các yếu tố liên quan đến dự án: là những yếu tố mô tả các đặc
điểm dự án, chẳng hạn như loại dự án, tính chất của dự án, độ phức tạp của dự án và
quy mô của dự án.
Nhóm 2 - Thủ tục cùa dự án: bao gồm hai thuộc tính; phương thức mua
sắm và phương pháp đấu thầu. Phương thức mua sắm được mô tả bởi Chan và ctg
(2004) là "việc lựa chọn các tổ chức cho việc thiết kế và xây dựng của dự án" và
phương pháp đấu thầu là "thủ tục được áp dụng để lựa chọn các nhóm dự án và đặc
biệt là nhà thầu chính".
Nhóm 3 - Các yếu tố quản lý dự án: được đặc trưng bởi các hành động của
quản lý dự án. Những hành động quan trọng để đạt được thành công dự án. Thuộc
tính quản lý dự án có ảnh hưởng đến sự thành công của dự án là thông tin liên lạc
đầy đủ, cơ chế kiểm soát, khả năng phản hồi, xử lý sự cố, hiệu quả của sự phối hợp,
ra quyết định một cách hiệu quả, giám sát, cơ cấu tổ chức dự án, kế hoạch và tiến
độ, liên quan đến kinh nghiệm quản lý trước đó.
Trang 8


Nhóm 4 - Các yếu tố liên quan đến con ngƣời: đại diện cho các yếu tố liên
quan đến đặc điểm của tất cả các thành viên chính tham gia dự án, chẳng hạn như
quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thiết kế, nhà thầu, tư vấn, nhà thầu phụ, nhà cung cấp
và nhà sản xuất. Ví dụ, các trường hợp về các biến liên quan đến chủ đầu tư, kiến
thức về tổ chức dự án xây dựng, tài chính của dự án, sự tin tưởng của chủ đầu tư
vào đơn vị xây dựng .v.v... Các yếu tố của những người tham gia có thể được chia

thành các loại liên quan đến chủ đầu tư và có liên quan đến dự án. Hơn nữa theo
Chan và ctg (2004) cũng cho thấy tinh thần hợp tác là rất quan trọng cho sự thành
công của dự án và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ những
người tham gia khác nhau.
Nhóm 5 - Yếu tố bên ngoài: bao gồm các ảnh hưởng bên ngoài ảnh hưởng
đến dự án, chẳng hạn như môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường chính
trị, môi trường vật lý, môi trường liên quan công nghiệp và trình độ công nghệ tiên
tiến.
Chan và ctg (2004) nói rỏ rằng các biến trong mỗi nhóm quan hệ với nhau
và liên quan nội bộ với nhau. Điều này có nghĩa rằng một biến trong một nhóm có
thể ảnh hưởng đến một biến trong một nhóm khác và ngược lại.
2.2.2. Mô hình Abraham (2002)
Hình 2.2: Mô hình thành công của dự án
Dự án thành công

Thực hiện
tiến độ

Thực hiện
Ngân sách

Đặc điểm dự
án

Thỏa thuận
hợp đồng

Hiệu suất
Chất lượng


Các bên tham
gia DA

Quá trình
thực hiện

Nguồn: Abraham (2002)
Trang 9


Theo nghiên cứu của Abraham (2002), các yếu tố quyết định chính của sự
thành công của dự án là thực hiện ngân sách, thực hiện đúng tiến độ và hiệu suất
chất lượng, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hwang và Lim (2013) các
tiêu chí cơ bản để xác định dự án xây dựng thành công chủ yếu tập trung vào các
biến định lượng như chi phí, thời gian và chất lượng.
Những phát hiện của các nghiên cứu này chỉ ra rằng, đặc điểm của dự án,
thỏa thuận hợp đồng, thành viên tham gia dự án và quá trình tương tác ảnh hưởng
đến 3 yếu tố chính quyết định của các dự án thành công (xem hình 2.2).
2.2.3. Mô hình Lim và Mohamed (1999)
Lim và Mohamed (1999) đã đưa ra một khung khái niệm thể hiện mối quan
hệ giữa các tiêu chí của một dự án thành công với một bên là tập hợp các nhân tố
tác động vào sự thành công của dự án (xem hình 2.3).
Hình 2.3: Quan hệ nhân tố tác động và tiêu chí thành công
Các nhân tố tác động
- Các điều kiện ảnh hưởng
- Các bằng chứng thực nghiệm
- Sự ảnh hưởng và đóng góp

Các tiêu chí của DA
thành công

- Các yếu tố cơ bản
- Các tiêu chuẩn

Dự án
thành công

Nguồn: Lim and Mohamed (1999)
2.3. Các nghiên cứu trƣớc
Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến thời gian xây dựng dự án nói chung và công
trình giao thông nói riêng đã được các nghiên cứu trước chỉ ra theo nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Về trình tự về thời gian của dự án, có giai đoạn trước đấu thầu, sau
đấu thầu (Divaka và Subramanian, 2009). Về từng bộ phân chức năng tham gia vào
dự án, bao gồm, các yếu tố rủi ro liên quan đến kỹ thuật, thu mua, công trường xây
dựng, quản lý dự án (Mulholland và Christian, 2009). Về bản chất các yếu tố tác
động, bao gồm, các yếu tố phân biệt giữa bên ngoài và bên trong dự án, rủi ro bên
ngoài không thể dự báo, rủi ro bên trong có thể dự báo nhưng không chắc chắn, rủi
ro mang tính kỹ thuật, rủi ro mang tính phi kỹ thuật bên trong, rủi ro mang tính
pháp lý (Barrie và Paulson, 1992; trích bởi Trịnh Thùy Anh và Nguyễn Thị Thanh
Thảo, 2011).
Nghiên cứu của Belassi và Tukel (1996) đã tổng hợp về các nhân tố tác động
đến sự thành công của dự án từ các nghiên cứu trước. Belassi và Tukel (1996) đã
Trang 10


nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công dự án vào 04 phạm vi: dự án, Ban
quản lý dự án và thành viên tham gia, tổ chức và môi trường bên ngoài, đồng thời
giải thích các mối quan hệ qua lại giữa các nhóm yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng đến
thành công của dự án cũng có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn của vòng đời dự
án theo Pinto & Prescott (1988). Nghiên cứu của Westerveld (2002) đã phát triển
mô hình dự án thành công (Project Excellence Model) trên cơ sở mô hình của Quỹ

quản lý chất lượng châu Âu EFQM (The European Foundation of Quality
Manement Model) để chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa chúng.
Trịnh Thùy Anh và Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011) đã khảo sát và phân tích
156 dự án xây dựng công trình giao thông tại khu vực TP.HCM và các vùng lân
cận đã xác định có 4 yếu tố chính tác động đến tiến độ của dự án là: chính sách
pháp luật, yếu tố kinh tế - xã hội, kỹ thuật bên trong dự án và phi kỹ thuật bên trong
dự án.
Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi (2010) phân tích 150 dự án xây dựng
dân dụng khu vực phía Nam đã đưa ra kết luận có 4 nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến
thành công dự án là sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp năng lực điều hành của nhà quản lý
dự án, năng lực các thành viên tham gia, môi trường bên ngoài, năng lực nhà quản
lý dự án và nhân tố gián tiếp là đặc điểm chủ đầu tư và ngân sách dự án.
Nghiên cứu của Lưu Minh Hiệp (2009) về 100 dự án trên địa bàn TP.HCM
cho thấy các yếu tố chính sách, kinh tế/tài chính, điều kiện tự nhiên, tình trạng trộm
cắp/tội phạm đã ảnh hưởng đến rủi ro của dự án (bao gồm tiến độ và chi phí), tác
động của các nhóm yếu tố đến biến phụ thuộc mạnh hay yếu trong tương quan với
đặc trưng dự án chỉ có ý nghĩa đối với các dự án lớn (trên 10 triệu USD).
Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) phân tích 216 dự án xây dựng tại TP.HCM
phản ánh có 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án là năng lực bên thực
hiện, năng lực bên hoạch định dự án, sự gian lận và thất thoát, kinh tế, chính sách và
tự nhiên. Nghiên cứu của Mai Xuân Việt và Lương Đức Long (2011) từ 200 dự án
xây dựng đã phản ánh mức độ tác động của 4 nhóm nhân tố liên quan đến tài chính
gây chậm trể tiến độ là nhân tố về thanh toán trể hạn, nhân tố về quản lý dòng ngân
lưu dự án kém, nhân tố về tính không ổn định của thị trường tài chính, nhân tố về
thiếu nguồn tài chính và tổng mức đầu tư có ảnh hưởng đến chậm trể tiến độ.
Tóm lại: Tổng hợp vai trò của tiến độ trong sự thành công dự án và các yếu
Trang 11


tố ảnh hưởng đến sự thành công dự án qua các nghiên cứu trước kết hợp các quy

định pháp luật đối với dự án sử dụng ngân sách nhà nước tại Việt Nam và ý kiến
các chuyên gia là cơ sở lý thuyết để hình thành mô hình nghiên cứu đối với các dự
án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Đồng Tháp trong đề tài này cụ thể
là: (i) Môi trường kinh tế; (ii) Môi trường tự nhiên; (iii) Chính sách; (iv) Thông tin
về dự án; (v) Năng lực của các bên liên quan; (vi) Chủ đầu tư; (vii) Phân cấp quản
lý dự án và (viii) Nguồn vốn của dự án.
2.4. Xác định biến phụ thuộc: Tiến độ hoàn thành dự án
Theo Châu Ngô An Nhân (2011), để đo lường tiến độ hoàn thành dự án, mô
hình sử dụng biến phụ thuộc là Biến động tiến độ hoàn thành dự án tính bằng sai
lệch giữa thời gian hoàn thành thực tế và thời gian hoàn thành theo kế hoạch, được
xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Y: Biến động tiến độ hoàn thành dự án (%)
TR: Thời gian thực tế hoàn thành dự án (ngày)
Tp: Thời gian hoàn thành thành dự án theo kế hoạch (ngày)

Các trường hợp có thể xảy ra:
 Y > 0: Tiến độ hoàn thành thực tế chậm hơn tiến độ hoàn thành theo kế hoạch
 Y = 0: Tiến độ hoàn thành thực tế bằng tiến độ hoàn thành theo kế hoạch
 Y < 0: Tiến độ hoàn thành thực tế nhanh hơn tiến độ hoàn thành theo kế
hoạch.
2.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
2.5.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài (đã trình bày bên trên), tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu
gồm 8 nhóm nhân tố như sau:
(1) Nhóm nhân tố về môi trường bên ngoài
Trang 12



(2) Nhóm nhân tố về hệ thống thông tin quản lý
(3) Nhóm nhân tố về chính sách
(4) Nhóm nhân tố về phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng
(5) Nhóm nhân tố về nguồn vốn thực hiện dự án
(6) Nhóm nhân tố về năng lực các bên tham gia dự án
(7) Nhóm nhân tố về năng lực của chủ đầu tư
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu
H1 (+)

Nhóm nhân tố về môi trường
bên ngoài
Nhóm nhân tố về hệ thống
thông tin quản lý

H2 (+)

H3 (-)

Nhóm nhân tố về chính sách

Nhóm nhân tố về phân cấp
quản lý trong đầu tư xây dựng

Nhóm nhân tố về nguồn vốn
thực hiện dự án
Nhóm nhân tố về năng lực các
bên tham gia dự án


Nhóm nhân tố về năng lực của
chủ đầu tư

Tiến độ
hoàn thành
dự án

H4 (-)

(% chênh
lệch giữa tiến
độ thực tế và
tiến độ kế
hoạch)

H5 (-)

H6 (-)

H7 (-)

Nguồn: Đề nghị của tác giả (2014)
2.5.2. Giải thích các nhóm biến và các giả thuyết nghiên cứu (biến độc lập)
2.5.2.1. Nhóm nhân tố về môi trường bên ngoài
Trang 13


Trong nghiên cứu này, nhóm yếu tố về môi trường bên ngoài bao gồm các
yếu tố ngoài tầm kiểm soát của các bên tham gia dự án là kinh tế và tự nhiên.
Yếu tố về kinh tế - xã hội: Theo nghiên cứu của Ahmed và ctg (2003), thì

các yếu tố của điều kiện nền kinh tế như chính sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh
hưởng rất đáng kể đến dòng tiền của dự án và nó tác động đến thời gian hoàn thành
dự án. Theo Patrick và ctg (1996) (trích bởi Lưu Minh Hiệp, 2009) nhóm yếu tố
kinh tế tác động đến dự án gồm: chính sách tiền tệ, thuế, lạm phát, lãi suất và tỷ giá.
Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư ngân sách Nhà nước, nguồn vốn thực hiện dự
án được ngân sách bố trí hàng năm, chủ đầu tư không phải vay vốn vì vậy yếu tố lãi
suất, mục tiêu doanh số chỉ có ý nghĩa đối với năng lực tài chính của nhà thầu. Các
dự án từ ngân sách của địa phương ít sử dụng thiết bị nhập khẩu, vì vậy yếu tố tỷ
giá cũng sẽ không ảnh hưởng. Lạm phát và giá vật liệu xây dựng là một vì khi lạm
phát tăng/giảm sẽ làm giá vật liệu xây dựng tăng/giảm theo, do đó yếu tố kinh tế
duy nhất còn lại là trượt giá vật liệu xây dựng. Ngoài ra theo nghiên cứu của Trịnh
Thùy Anh và Nguyễn Thị Thanh Thảo (2011) các yếu tố xã hội như phản ứng tiêu
cực từ phía cộng đồng, sự quan tâm hổ hợ các cấp chính quyền địa phương ảnh
hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành dự án, nhất là dự án giao thông thường liên quan
nhiều đến cộng đồng.
Yếu tố về tự nhiên: Klemetti (2006) chia các nguồn rủi ro đối với một dự án
xây dựng làm 2 nhóm rủi ro có thể tránh được và rủi ro không thể tránh được. Ở đây
rủi ro không tránh được là các trường hợp bất khả kháng như động đất, thiên tai,
chiến tranh. Nghiên cứu của Schexnayder (2003) cũng cùng với các ý kiến trên khi
cho rằng thời tiết không phù hợp/biến động thời tiết không lường trước góp phần
gây biến động chi phí của dự án. Dựa vào 3 yếu tố liên quan tự nhiên là thời tiết; địa
chất tại công trình phức tạp; Đối với các dự án xây dựng, yếu tố tự nhiên có thể ảnh
hưởng là thời tiết khu vực thực hiện dự án, các thiên tai như bão lớn/lũ/động
đất/sóng thần (BS 6079-3, 2000). Ngoài ra, theo Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) và ý
kiến các chuyên gia thì yếu tố địa chất công trình cũng là một yếu tố tự nhiên có thể
ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án vì việc điều chỉnh thiết kế, xử lý nền móng
tại hiện trường sẽ mất nhiều thời gian khi địa chất thay đổi đột biến so với kết quả
khảo sát. Do đó, các yếu tố tự nhiên sẽ bao gồm 2 yếu tố đại diện là thời tiết tại
công trình và địa chất tại công trình. Trên cơ sở đó tác giả chọn nhóm nhân tố về
Trang 14



môi trường bên ngoài bao gồm: Trượt giá vật liệu xây dựng, thời tiết tại công trình
và địa chất tại công trình
*Giả thuyết H1: Độ biến động của môi trường bên ngoài càng cao thì biến
động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng tăng hay môi trường bên ngoài càng ít
biến động, khả năng dự án thực hiện trể tiến độ càng thấp (Kỳ vọng dấu +).
2.5.2.2. Nhóm yếu tố về hệ thống thông tin quản lý
Đặc điểm khác biệt giữa các dự án sử dụng vốn NSNN so với vốn tư nhân là
chịu sự chi phối mạnh bởi hệ thống pháp luật xây dựng từ trung ương đến địa
phương nên việc phổ biến kịp thời chính sách cũng ảnh hưởng nhất định đến tiến độ
hoàn thành dự án. Trên cơ sở đó, nhóm yếu tố về hệ thống thông tin quản lý được
chọn gồm: Mức độ phổ biến các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, thông tin
quy hoạch khu vực dự án và thông tin địa chất tại khu vực dự án.
*Giả thuyết H2: Độ phổ biến hệ thống thông tin quản lý càng kịp thời và
rộng rãi thì biến động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm hay nói khác
hơn là thông tin quản lý càng không được phổ biến (điểm càng cao) thì khả năng dự
án thực hiện trể tiến độ càng cao (Kỳ vọng dấu +).
2.5.2.3. Nhóm yếu tố về chính sách
Theo Daniel Baloi (2001), nhóm yếu tố liên quan đến chính trị là một trong 7
nhóm yếu tố tác động làm tăng chi phí của dự án, cụ thể bao gồm các yếu tố tình
hình chính trị không ổn định, bản chất hệ thống chính trị, thay đổi giá nhân công,
thay đổi cơ chế và chính sách, đình công, những ràng buộc khi sử dụng lao động,
thay đổi chính sách thuế, ảnh hưởng của các cơ quan chức năng, mối quan hệ với
Nhà nước và các cơ quan chức năng. Nghiên cứu của Phua (2004) cũng đề cập đến
mức độ quan liêu thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng và sự ổn định của
tình hình chính trị sở tại trong các yếu tố tác động đến sự thành công của dự án xây
dựng. Dựa vào 3 yếu tố của nhóm yếu tố về chính sách là cơ chế - luật xây dựng;
chính sách thuế; chính sách lương bổng-tuyển dụng lao động. Một số tác giả như
Pinto và Slevin (1989) hay Morris và Hough (1987) cũng cho rằng môi trường

chính sách là một yếu tố ảnh hưởng đến thành công dự án. Theo BS 6079-3 (2000),
7 yếu tố về chính sách bao gồm: những thay đổi bất ngờ trong quy định quản lý,
thay đổi chính sách thuế, sự quốc hữu hóa, thay đổi chính phủ, chiến tranh và địch
Trang 15


họa, quyền sở hữu, chi phí bồi thường. Tại Việt Nam, hệ thống chính trị ổn định,
không xảy ra tình trạng quốc hữu hóa, chiến tranh, địch họa và đình công, nguồn
vốn thực hiện dự án từ ngân sách Nhà nước nên chính sách thuế gần như không ảnh
hưởng. Những yếu tố chính sách còn lại chủ yếu liên quan trực tiếp đến những quy
định về quản lý đầu tư và xây dựng đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Do đó
tác giả chọn, các yếu tố chính sách đại diện cho nhóm là: Mức độ ổn định chính
sách về đầu tư và xây dựng, chính sách về tiền lương, chính sách về đấu thầu, chính
sách về hợp đồng.
* Giả thuyết H3: Độ ổn định của môi trừờng chính sách càng cao thì biến
động tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm. Nghĩa là, chính sách càng ít
thay đổi thì khả năng dự án thực hiện trể tiến độ càng thấp (Kỳ vọng dấu -).
2.5.2.4. Nhóm yếu tố về phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng
Theo Dương Văn Cận (2009), yếu tố phân cấp trong quản ý đầu tư và xây
dựng là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án từ nguồn
NSNN. Do đó nhóm yếu tố về phân cấp thẩm quyền cho CĐT gồm các yếu tố đại
diện sau:
-Thẩm quyền quyết định trong phê duyệt dự án.
-Thẩm quyền quyết định trong phê duyệt thiết kế, dự toán.
-Thẩm quyền quyết định trong phê duyệt kết quả đấu thầu.
-Thẩm quyền quyết định trong phê duyệt thanh toán.
-Thẩm quyền quyết định trong phê duyệt điều chỉnh so với kế hoạch
*Giả thuyết H4: Phân cấp thẩm quyền cho CĐT càng cao thì biến động tiến
độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm hay khả năng dự án thực hiện trể tiến độ
càng thấp (Kỳ vọng dấu -).

2.5.2.5. Nhóm yếu tố về nguồn vốn thực hiện dự án
Theo Kaming và ctg (1997), một trong những yếu tố chính gây chậm trể tiến
độ của các dự án ở Indonesia là thiếu nguồn vốn thực hiện dự án. Còn theo nghiên
cứu của Abdul-Rahman (2006) thì yếu tố thiếu nguồn tài chính ảnh hưởng đến dòng
ngân lưu dự án và là yếu tố thường xuyên, hàng đầu gây chậm trể tiến độ. Olusegun
và ctg (1998) cho rằng nguồn vốn là một yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tiến độ thực
hiện dự án hay Belassi và Tukel (1996) đã chứng minh sự sẵn có nguồn lực (bao
gồm tài chính) có vai trò quan trọng hàng đầu trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự
Trang 16


thành công của dự án xây dựng trên hầu hết các lĩnh vực. Tại Việt Nam, trong điều
kiện nền kinh tế đang chuyển theo hướng thị trường, nhu cầu sử dụng vốn ngày
càng cao, theo lý thuyết hành vi thì nhà thầu sẽ không triển khai thi công theo tiến
độ nếu nguồn vốn không được bố trí kịp thời hoặc việc thanh toán chậm sau khi nhà
thầu hoàn thành khối lượng. Ngoài việc bố trí vốn, hoàn thành chứng từ thanh toán
cũng là một yếu tố góp phần giúp việc thanh toán cho nhà thầu được nhanh chóng.
Căn cứ những nhận định trên, nhóm yếu tố về nguồn vốn thực hiện dự án bao gồm
các yếu tố đại diện sau: Sự sẵn có nguồn vốn của dự án trong kế hoạch ngân sách,
Sự kịp thời trong hoàn tất chứng từ thanh toán, Sự kịp thời thanh toán sau khi hoàn
tất chứng từ.
* Giả thuyết H5: Nguồn tài chính càng dồi dào, đáp ứng kịp thời thì khả
năng dự án thực hiện trể tiến độ càng thấp (Kỳ vọng dấu -).
2.5.2.6. Nhóm yếu tố về năng lực các bên tham gia
Đối với các bên tham gia dự án, Cao Hào Thi (2006) đã tách riêng yếu tố
năng lực của nhà quản lý dự án và năng lực của các bên còn lại là hai nhóm yếu tố
có ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Chan và ctg (2004) (trích bởi Nguyễn
Thị Minh Tâm, 2009) cho rằng năng lực của CĐT, Tư vấn, Nhà thầu thi công, Nhà
cung cấp thiết bị có ảnh hưởng lớn đến thành công của dự án. Đối với các dự án từ
NSNN, việc quản lý dự án có thể được thực hiện theo một trong 2 hình thức là CĐT

tự quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án nhưng CĐT vẫn là người chịu trách
nhiệm toàn diện trước pháp luật về các quyết định, nhà quản lý dự án chỉ đóng vai
trò như cá nhân tư vấn thiết kế, giám sát. Do tầm ảnh hưởng lớn nên yếu tố năng lực
CĐT được tách riêng để xem xét, nhóm yếu tố năng lực các bên tham gia dự án
được chọn còn lại gồm: năng lực cá nhân tư vấn thiết kế, Năng lực cá nhân Tư vấn
Giám sát, Năng lực cá nhân Tư vấn quản lý dự án, năng lực nhân sự của nhà thầu
chính, năng lực tài chính của nhà thầu chính, năng lực máy móc thiết bị của nhà
thầu chính.
*Giả thuyết H6: Năng lực các bên tham gia dự án càng cao thì biến động
tiến độ hoàn thành dự án xây dựng càng giảm hay khả năng dự án thực hiện trể tiến
độ càng thấp (Kỳ vọng dấu -)..

Trang 17


×