Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh đắc lắc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.22 KB, 149 trang )

ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH ĐĂKLĂK
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH
ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2020

ĐăkLăk, năm 2013


MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN
Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC là một tất yếu của quá
trình CNH - HĐH sản xuất nông nghiệp của tất cả các quốc gia. Nông nghiệp
CNC sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay.
Trong bối cảnh nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gia tăng cả
về số lượng cũng như chất lượng do áp lực dân số tăng, các vấn đề về vệ sinh an
toàn thực phẩm, phát triển bền vững, sức cạnh tranh của hàng hóa, sự suy thoái
tài nguyên nông nghiệp, biến đổi khí hậu…đang là thách thức cho toàn thế giới
cũng như mọi quốc gia. Một trong những giải pháp để giải quyết các vấn đề trên
là phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC), hay phát triển
NNƯDCNC là xu thế tất yếu. Thực trạng phát triển NNƯDCNC trên thế giới đã
đạt được nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi nền sản xuất truyền thống trong
bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh và liên tục. Ở Việt Nam, từ những
năm 90 của thế kỷ trước đã bắt đầu phát triển NNƯDCNC, trước hết là các
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (DNNNƯDCNC) về rau,
hoa và nấm tại Lâm Đồng. Các khu, vùng sản xuất NNƯDCNC cũng được hình
thành ở một số địa phương. Bước đầu hoạt động của các doanh nghiệp, khu,
vùng NNƯDCNC dù còn những bất cập về tổ chức cũng như hiệu quả, nhưng


khẳng định rằng đó là xu thế đúng, đã và đang thay đổi về nhận thức của một
nền sản xuất mà nền tảng là ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ (KHCN)
mới.
Luật Công nghệ cao (CNC) đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009; Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 phê duyệt
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình
Quốc gia ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Đặc biệt, chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội 10 năm (2011 – 2020) đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn
quốc Đảng CSVN khóa XI, đối với kinh tế nông nghiệp, đã xác định cần thiết
phải phát triển NNƯDCNC.
Đăk Lăk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có tổng diện tích tự
nhiên 13.125,37 km2, dân số năm 2013 khoảng trên 1,8 triệu người. Những năm
qua, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng tương đối khá: giai đoạn 2006-2010, GDP
tăng bình quân trên 12,0%/năm, giai đoạn 2011–2013 tăng bình quân
8,42%/năm. Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nền
kinh tế của tỉnh với trên 50% GDP. Giá trị sản xuất nông nghiệp luôn tăng
2


trưởng khá, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su,
tiêu,... và chiếm 50 – 60% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, 96 - 98% tổng
kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho gần 60% lao động nông thôn.
Tuy nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa toàn diện, bền
vững, năng suất, giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh chưa cao. Măt khác, do áp
lực dân số tăng thì nhu cầu về sản xuất nông nghiệp cũng như các sản phẩm
nông nghiệp cũng sẽ gia tăng đáng kể. Trong khi đó, diện tích đất canh tác của
tỉnh lại có xu hướng giảm mạnh do chuyển đổi sang các mục đích phi nông
nghiệp; phương thức sản xuất của nông dân phần lớn còn theo phương pháp
truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh

tuy có tăng về số lượng và giá trị nhưng thu nhập của nông dân ở các vùng sản
xuất hàng hoá không tăng; chất lượng hàng nông sản, sức cạnh tranh trên thị
trường chưa cao, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với chế biến, tiêu thụ, một số
nông sản thực phẩm chưa đảm bảo an toàn...đã đặt ra nhiều vấn đề đối với sản
xuất nông nghiệp. Do vậy, muốn phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện
đại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, biện pháp tối ưu là đẩy mạnh ứng
dụng CNC trong nông nghiệp.
Do có lợi thế là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên, thời gian qua,
ĐăkLăk cũng đã đầu tư thí điểm một số mô hình sản xuất giống cây, con có
năng suất cao, chất lượng tốt, rau an toàn,... áp dụng công nghệ tiên tiến và đem
lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, quy mô và mức độ đầu tư của các mô hình nông
nghiệp CNC này còn ở mức rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là đầu tầu
thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh. Mặt khác những mô hình diện tích nhỏ lẻ này
cũng chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư vốn,
kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng
cao, hiệu quả kinh tế lớn so với nông nghiệp truyền thống.
Thực tế và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của các
nước trên thế giới, đặc biệt là Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà
Lan… đều hướng vào các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất
lượng, có giá trị cao về kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, gắn sản
xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Chính vì vậy, việc xây dựng:”Đề án
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020”
là yêu cầu của thực tiễn hết sức cần thiết và cấp bách để thực hiện chủ trương
đúng đắn của Trung ương và địa phương, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
của tỉnh phát triển theo hướng CNH - HĐH.
2. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;
3



- Quyết định số 1895/QĐ-TTg của ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của ngày 17/6/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
ĐăkLăk thời kỳ đến năm 2020;
- Công văn số 2052/UBND-NN&MT của Ủy ban Nhân dân tỉnh ĐăkLăk
ngày 23/4/2012 về việc Chủ trương lập Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020;
- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2012 của UBND tỉnh ĐăkLăk
về việc phê duyệt Đề cương - dự toán Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng
CNC tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020;
- Quyết định số 588/QĐ-SNN ngày 5/7/2012 của Sở NN&PTNT tỉnh
ĐăkLăk về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây dựng Đề án phát triển nông
nghiệp ứng dụng CNC tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020.
- Căn cứ Quyết định số 240/2009/QĐ-UBND ngày 6/2/2009 của UBND
tỉnh ĐăkLăk về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức bộ máy của Sở NN&PTNT tỉnh ĐăkLăk;
- Căn cứ Kế hoạch số 4282/KH-UBND thực hiện Chương trình số 26CTr/TU, ngày 12/4/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 20NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công
nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Căn cứ vào nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk.
3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU LẬP ĐỀ ÁN
3.1. Mục đích
Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng SXNN ứng dụng CNC ở tỉnh
hiện nay, xác định loại hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, đề xuất quan
điểm, định hướng, mục tiêu, nội dung, giải pháp và chính sách phát triển SXNN

ứng dụng CNC tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2013 - 2020.
3.2. Yêu cầu
- Điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin số liệu, đánh giá thực trạng sản
xuất nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp ở
ĐăkLăk hiện nay, xác định các nhân tố tác động đến sản xuất nông nghiệp ứng
dụng CNC.
- Khái quát về vấn đề phát triển SXNN ứng dụng CNC, những vấn đề đặc
4


biệt quan tâm của thị trường thế giới và người tiêu dùng hiện nay đối với nông
nghiệp sạch.
- Đề án tập trung đề cập toàn diện đến vấn đề phát triển nông nghiệp ứng
dụng CNC gắn liền với các vùng, khu vực và doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp ứng dụng CNC dựa trên các khía cạnh: kĩ thuật sản xuất, quản lý dịch
bệnh, quản lý sử dụng các đầu vào, và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, tổ
chức sản xuất, hệ thống pháp lý, tổ chức quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm;
trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ.
- Cách tiếp cận lập đề án trong điều kiện kinh tế thị trường với quá trình
hội nhập cạnh tranh ngày càng gay gắt.
4. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
4.1. Đối tượng
Đề án đề cập toàn diện đến SXNN ứng dụng CNC, bao gồm các khía
cạnh: các loại sản phẩm, các loại công nghệ tiên tiến ứng dụng vào SXNN, kỹ
thuật sản xuất, quản lý tổ chức sản xuất, tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát sản
xuất và tiêu thụ. Hệ thống giải pháp để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.
Các vùng NNƯDCNC được nghiên cứu và bố trí phát triển tập trung vào
các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh nhằm phục vụ cho nhu cầu của
người dân trong tỉnh, vùng Tây Nguyên và xuất khẩu.
4.2. Phạm vi của đề án

Điều tra, nghiên cứu tổng hợp trên phạm vi toàn tỉnh, tập trung vào đánh
giá thực trạng NNƯDCNC của Việt Nam nói chung, tỉnh Đăk Lăk nói riêng
trong các lĩnh vực, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp.
Các nhân tố nghiên cứu giải quyết tập trung vào: kỹ thuật sản xuất, quản
lý dịch bệnh, quản lý sử dụng các đầu vào và quản lý chất lượng sản phẩm đầu
ra, tổ chức sản xuất, tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát sản xuất và tiêu thụ
nông lâm sản theo các vùng tập trung.
4.3. Phạm vi thời gian
Bên cạnh kết quả nghiên cứu xây dựng đề án chung về phát triển nông
nghiệp ứng dụng CNC đã thực hiện, điều tra, thu thập số liệu, đánh giá về thực
trạng SXNN ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến nay.
Quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp thực hiện của
đề án được xây dựng cho giai đoạn 2013 - 2020.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP ĐỀ ÁN
- Kế thừa các nghiên cứu đã có: kế thừa các chương trình dự án liên quan
tới sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã
5


thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 (số liệu thứ cấp) và các kết quả
điều tra về sản xuất nông nghiệp tại địa bàn 15 huyện/thị của tỉnh.
- Điều tra, khảo sát thực địa tại các huyện/thị và doanh nghiệp để thu thập
và khai thác thông tin phục vụ lập đề án. Điều tra theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên và điển hình để xác định khu/vùng/doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng các phiếu điều tra với các câu hỏi mở theo
các nội dung đã được chuẩn bị trước, số lượng phiếu điều tra 150 phiếu.
- Phương pháp thống kê: sử dụng nguồn số liệu thống kê và số liệu điều
tra được từ các huyện, các cơ sở sản xuất giống bao gồm tập hợp số liệu thống
kê đã có và thông tin bổ sung.
- Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính: sử dụng để xử lý

phiếu điều tra đánh giá hiệu quả của sản xuất nông nghiệp truyền thống và hiệu
quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Phương pháp chuyên gia, tư vấn xác định các dự án ưu tiên và giải pháp
phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp phân tích vấn đề, đánh giá, so sánh, tổng hợp và viết báo
cáo thuyết minh.

6


PHẦN THỨ NHẤT
KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nông nghiệp CNC
1.1.1. Công nghệ cao
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân
thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản
xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Nhà nước tập trung đầu tư phát triển CNC trong 4 lĩnh vực chủ yếu là: 1)
Công nghệ thông tin; 2) Công nghệ sinh học; 3) Công nghệ vật liệu mới và 4)
Công nghệ tự động hóa.
1.1.2. Hoạt động công nghệ cao
Hoạt động CNC là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển
giao, ứng dụng CNC; đào tạo nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh
nghiệp CNC; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC; phát triển công nghiệp
CNC.
1.1.3. Sản phẩm công nghệ cao

Sản phẩm CNC là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính
năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
1.1.4. Nông nghiệp CNC
a. Khái niệm
NNCNC là một nền nông nghiệp có sử dụng các công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ
sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh cao của nông sản hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững
b. Nhiệm vụ
Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;
- Phòng, trừ dịch bệnh;
- Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;
- Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
7


- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
- Phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC;
- Phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.
Công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là: áp dụng một cách hợp lý
các kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôi
mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế
biến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ
chế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồngg và xử lý chất thải bảo vệ môi trường.
Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo.
c. Nội dung của NNƯDCNC
1- Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá,

những công nghệ tiến bộ nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến,
công nghệ tưới, công nghệ thu hoạch - bảo quản - chế biến. Ứng dụng CNTT
vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường.
2- Sản phẩm NNƯDCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của
từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích,
có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với sản phẩm cùng loại trên thị trường
trong nước và thế giới, còn điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng
hàng hoá khi có yêu cầu của thị trường.
3- Sản xuất NNƯDCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép
kín, khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị
trường.
4- Phát triển NNƯDCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác
nhau, tùy tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc
trưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường.
d. Chức năng của NNƯDCNC
NNƯDCNC có 5 chức năng lớn:
Một là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là
vườn ươm xí nghiệp, chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ
thành sức sản xuất, là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới.
Hai là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm tập
huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghiệp, thị trường có
hàm lượng khoa học công nghệ tương đối cao.
Ba là có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm
cho nông thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa.

8


Bốn là thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng
trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thương

mại, sản xuất, cung ứng tiêu thụ được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiệp
thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát
triển nông nghiệp kỹ thuật cao.
Năm là góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm
cho họ có được những tri thức khoa học.
1.1.5. Nông nghiệp ứng dụng CNC
Trong đề án phát triển nông nghiệp CNC đến năm 2020, Bộ NN&PTNT
đã đưa ra khái niệm:”Nông nghiệp ứng dụng CNC là nền nông nghiệp sử dụng
CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất
vượt trội, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường”
1.1.6. Vùng sản xuất NNƯDCNC
* Khái niệm
Vùng sản xuất NNƯDCNC là nơi tập trung ứng dụng thành tựu của
nghiên cứu và phát triển CNC của các khu NNƯDCNC vào lĩnh vực nông
nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và
hàng hóa xuất khẩu chiến lược của quốc gia.
* Nhiệm vụ của vùng sản xuất NNƯDCNC
1- Thực hiện sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;
2- Liên kết các hoạt động nghiên cứu ứng dụng CNC vào sản xuất sản
phẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;
3- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực
hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.
* Điều kiện thành lập vùng NNƯDCNC
1- Là nơi sản xuất tập trung một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp
hàng hóa ứng dụng CNC thuộc danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển,
phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của vùng
sản xuất NNƯDCNC;
2- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại nông
sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược; địa điểm thuận lợi để liên kết
với các khu NNƯDCNC;

3- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của sản xuất ứng
dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;
4- Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu có
chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
9


5- Có nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong sản xuất nông sản hàng hóa
với số lao động được đào tạo, tập huấn về CNC đang sử dụng đạt ít nhất 60%
tổng số lao động nông nghiệp trong vùng và có trình độ quản lý chuyên nghiệp.
6- Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượng
sản phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của
Việt Nam hoặc quốc tế.
1.1.7. Khu NNƯDCNC
a. Khái niệm
Khu NNƯDCNC là khu CNC tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng
thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện
các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất,
chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo
ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế
biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC và phát triển
dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.
b. Nhiệm vụ của khu NNƯDCNC
1- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn
mô hình sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;
2- Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, sản xuất sản phẩm
ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;
3- Đào tạo nhân lực CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;
4- Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC
5- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực

hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.
c. Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC
1- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ
của khu NNƯDCNC;
2- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình
sản xuất sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở
nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;
3- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động
nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nông
nghiệp;
4- Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
1.1.8. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC
a. Khái niệm
10


Doanh nghiệp NNCNC là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất
sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
b. Điều kiện công nhận là doanh nghiệp NNƯDCNC
- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư
phát triển quy định tại Điều 5 của Luật CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng CNC để sản xuất sản
phẩm nông nghiệp;
- Tạo ra sản phẩm NN có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;
- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng
trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
c. Chế độ ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp NNƯDCNC
- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế

thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển
giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển CNC.
1.2. Một số kinh nghiệm về phát triển NNƯDCNC trên thế giới
1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Tại Mỹ, từ đầu thế kỉ XX, chính phủ Mỹ đã áp dụng những tiến bộ kĩ
thuật vào nông nghiệp để nâng cao năng suất và bắt đầu thời kì vàng son của nền
Nông nghiệp Mỹ. Đầu những năm 80 Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu khoa học công
nghệ dành cho nông nghiệp. Các biện pháp được nước này sử dụng là: sử dụng
thiết bị tưới tiêu công nghệ cao, tập trung nghiên cứu phát triển giống mới, trồng
cây công nghệ sinh học với diện tích lớn nhất trên thế giới, nghiên cứu sản xuất
các giống cây trồng biến đổi gene.
1.2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Chủ yếu tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử
dụng phân hóa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cho
lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét;
nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất.
Nhật Bản cũng rất nhanh nhạy với vấn đề này khi cho thành lập Viện quốc gia
về khoa học Nông Nghiệp ở cấp Nhà nước, tăng cường nghiên cứu liên kết giữa
các viện khoa học với các trường Đại học, hội khuyến nông, để thắt chặt và nâng
cao công tác quản lý.
1.2.3. Kinh nghiệm của Israel
11


Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Israel đã xây dựng được 10 khu nông
nghiệp ứng dụng CNC với doanh thu từ trồng trọt đạt mức kỷ lục 200.000
USD/ha. Công nghệ nhà kính có thể cho năng suất cà chua tới 300 tấn/ha, tức
gấp 4 lần nếu trồng ngoài đồng. Israel chỉ với 360.000 ha đất sản xuất nông
nghiệp, đất khô cằn, thiếu nguồn nước tưới lại phân bố trên nhiều kiểu khí hậu

rất đa dạng, khác biệt nhưng đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho cả nước
và xuất khẩu. Trong 5 thập niên gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp của Israel
luôn vượt con số 3,5 tỉ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20%. Hiện nay,
một nông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người.
1.2.4. Kinh nghiệm của Hà Lan
Hà Lan tuy không phải một quốc gia được ưu đãi về mặt tài nguyên nông
nghiệp, với nguồn đất ít lại trũng, thường xuyên đối mặt với lụt lội, nhưng bằng
những chính sách thông minh và đầu tư mạnh vào NNCNC của chính phủ, Hà
Lan đã trở thành một trong những đất nước có nền nông nghiệp đáng ngưỡng
mộ trên thế giới. Trong nhiều năm qua, Hà Lan tự hào trở thành quốc gia đứng
hàng đầu thế giới về xuất khẩu các mặt hàng khoai tây, cà chua, trứng gà, pho
mát, bia. Diện tích nhà kính của Hà Lan gần 11.000 ha, chiếm 25% tổng diện
tích nhà kính trên toàn thế giới. Trong đó, có tới 40% dùng để sản xuất rau, 35%
sản xuất hoa, 20% sản xuất cây ăn quả, hiệu quả tăng 5 - 6 lần sản xuất ngoài
trời.
1.2.5. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Việc áp dụng CNC vào nông nghiệp được thể hiện rõ nhất qua các chính
sách áp dụng công nghệ tiên tiến vào lai tạo và cải thiện giống. Cuộc “cách
mạng xanh” của Ấn Độ thực chất chính là áp dụng CNC vào thực tiễn sản xuất
nông nghiệp với hai công tác chính bổ sung và hỗ trợ cho nhau là: (1) tạo ra
những giống mới, năng suất cao (chủ yếu là cây lương thực) và (2) sử dụng tổ
hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới. Thành
công của nông nghiệp cũng được đóng góp một phần đáng kể bởi chính sách áp
dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này.
1.2.6. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong những năm 1990, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các khu
NNƯDCNC với 3 đặc trưng cơ bản là: (1) nơi sáng tạo phát triển mới của sản
xuất nông nghiệp; (2) điểm tăng trưởng trong việc xây dựng mới hiện đại hóa
nông nghiệp và (3) tiếp điểm của sự kết hợp giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế
nông thôn và 5 chức năng chủ yếu là: (1) sản xuất sản phẩm tinh xảo, chế biến;

(2) trình diễn; (3) lôi kéo; (4) giáo dục và (5) nghỉ ngơi tham quan. Các khu
NNƯDCNC ở Trung Quốc đều có đặc điểm chung là áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp, lấy công trình xây dựng nông nghiệp làm chủ
thể, tổ chức sản xuất nông nghiệp thâm canh và xí nghiệp hóa kinh doanh đã có
12


tác dụng to lớn trong tăng trưởng nông nghiệp. Chỉ sau 8 năm (1998 - 2006),
Trung Quốc đã xây dựng được hơn 405 khu NNƯDCNC, trong đó có 01 khu
cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, còn hàng
ngàn cơ sở NNƯDCNC trên khắp đất nước. Những khu này đóng góp vào sự gia
tăng giá trị sản xuất nông nghiệp lên đến 42% so với tổng giá trị sản phẩm tăng
thêm và đạt giá trị sản lượng bình quân từ 40.000 - 50.000 USD/ha/năm, gấp 40
- 50 lần so với sản xuất cũ.
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng các loại hình sản xuất NNƯDCNC
2.1.1. Khu nông nghiệp ứng dụng CNC
Hiện nay, cả nước có 29 khu NNƯDCNC đã được xây dựng đi vào hoạt
động và quy hoạch tại 12 tỉnh/thành phố thuộc 7 vùng kinh tế, bao gồm:
a. Số lượng các khu NNƯDCNC đã và đang hoạt động
Bảng 1. Hiện trạng các khu NNCNC đã và đang hoạt động ở Việt Nam

Vùng/tỉnh

Tên

Diện
Chủ đầu
tích


(ha)

Khu
NNƯDCNC
Mộc Châu

UBND
tỉnh

2.Hà Nội

Khu
NNƯDCNC
Cầu Diễn

UBND
TP

3.Hải Phòng

Khu
NNƯDCNC
Hải Phòng

UBND
TP

I. Tây Bắc
1.Sơn La


Năm xây dựng/
địa điểm
2004/Nông
trường Mộc
Châu

200

Vốn
đầu

(tỷ
đ)

Chức năng/sản phẩm

30,0

Nghiên cứu, SX, đào
tạo, chuyển giao/rau,
hoa, quả

23,7

Nghiên cứu, SX, đào
tạo, chuyển giao/rau,
hoa

23,8


Nghiên cứu, SX, đào
tạo, chuyển giao/rau,
hoa

II. ĐBSH
2004; Cầu
10,71
Diễn,
Từ Liêm
2006; TT giống
&phát triển
7,42
nông lâm
nghiệp

III. DHNTB
Khu
NNƯDCNC
Phú Yên

UBND
tỉnh

Khu
5.Khánh Hòa NNƯDCNC
Suối Dầu

UBND
tỉnh


4. Phú Yên

Nghiên cứu, SX, đào
tạo, chuyển giao;
460
21,77
giống mía, bông,
CAQ, gia súc, gia cầm
Nghiên cứu, SX, đào
2007; xã Suối
tạo, chuyển giao/giống
65,85 Cát, huyện Cam 32,0
lúa, ngô, rau, hoa,
Lâm
mía, điều, xoài, lợn, cá
2004; xã Hòa
Quang, huyện
Phú Hòa

13


Vùng/tỉnh

Tên

Diện
Chủ đầu
tích


(ha)

Năm xây dựng/
địa điểm

Vốn
đầu

(tỷ
đ)

Chức năng/sản phẩm

IV. ĐNB
6.TPHCM
7.Bình
Dương

NT Phan
Văn Cội

UBND
TP

88,1
7

2004; Nông
trường Phan

Văn Cội

Khu
NNƯDCNC
An Thái

CTCP
U&I

471,0

2011; xã An
Thái, Phú Giáo

752,6

380,9

Nghiên cứu, SX, đào
tạo, chuyển giao, du
lịch/rau, hoa quả, cá
cảnh
Nghiên cứu, SX, đào
tạo, chuyển giao/rau,
quả, cây dược liệu

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)
- 7 khu đã đi vào hoạt động tại 7 tỉnh/thành phố thuộc 4 vùng KTNN là:
Sơn La (Tây Bắc), TP Hà Nội và TP Hải Phòng (vùng ĐBSH); Phú Yên và
Khánh Hòa (vùng DHNTB) và TP Hồ Chí Minh và Bình Dương (vùng ĐNB)

(bảng 1).
+ Khu NNƯDCNC Mộc Châu được phê duyệt quy hoạch tại Quyết định
số 2302/QĐ-UB ngày 18/8/2004 với quy mô 200 ha. Qua 8 năm xây dựng và
phát triển, khu đã thu hút được 04 nhà đầu tư sản xuất kinh doanh rau, hoa và
quả theo hướng CNC của khu vực và thế giới như: như Dưa Me Lon, năng suất
đạt trên 80 tấn/ha ; Cà Chua đạt 150 tấn/ha; Dưa Chuột đạt 140 tấn/ha hàng năm
sản xuất cung cấp ra thị trường từ 3 - 5 triệu cành hoa Ly, hoa Tuy Líp, doanh
thu trên 1ha canh tác đạt trên 1tỷ đồng. Đồng thời đã đào tạo và tạo công ăn việc
làm cho hàng nghìn lượt lao động theo thời vụ tại địa phương và hàng trăm lao
động tại địa phương có đủ khả năng làm chủ công nghệ mới đáp ứng yêu cầu
nguồn nhân lực nông nghiệp CNC với mức lương từ 2,5 - 3 triệu
đồng/người/tháng.
+ Khu NNƯDCNC Hà Nội là khu NNƯDCNC đầu tiên của Việt Nam
được xây dựng với mục tiêu sản xuất giống rau, hoa, cây ăn quả theo công nghệ
nuôi cấy mô Invitro trong ống nghiệm, sau đó được ươm trong điều kiện vô
trùng ở trong nhà kính rồi mới đem ra bán ra thị trường. Đồng thời trực tiếp
cung cấp khoảng 360 tấn rau sạch và 6 đến 7 triệu bông hoa các loại. Dự án có
tổng số vốn đầu tư lên tới 23,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố đầu tư hơn
10 tỷ đồng, HADICO chi vốn tự có 8 tỷ đồng xây dựng khu nhà kính 8.000m 2
gồm hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, thông gió, hệ thống xử lý nước v.v... đều
được nhập đồng bộ từ Israel còn lại là vốn huy động.
Khu đưa vào sử dụng năm 2004 với 5.500 m2 trồng dưa chuột, cà chua,
ớt ngọt đạt năng suất cao hơn so với hộ nông dân 9 - 10 lần. Cà chua cho sản
14


lượng 250 - 300 tấn/năm, ớt ngọt 200 tấn/năm. 2.000 m2 trồng hoa Ly đạt 50
bông/m2.
Tuy nhiên, sau 6 năm hoạt động, khu nông NNƯDCNC Hà Nội gặp quá
nhiều vấn đề mà trước đó chưa tính đến như: chi phí đầu tư quá lớn do nhập

thiết bị ngoại 100%, công nghệ chuyển giao chậm, trong quá trình vận hành luôn
gặp trục trặc kỹ thuật, phải mất 3 - 4 năm kỹ sư của Việt Nam mới xử lý được sự
cố. Đặc biệt, dự án quy hoạch ở vị trí không thuận lợi nên không hiệu quả. Mặt
khác, mô hình này hầu như không có khả năng nhân rộng vì chi phí vận hành
quá tốn kém, giá thành sản phẩm cao nên rất khó tiêu thụ nên đã ngừng hoạt
động và thành phố đã dành đất để làm khu đô thị.
- Khu NNƯDCNC Hải Phòng được đầu tư xây dựng năm 2006 tại Trung
tâm Giống và Phát triển Nông lâm nghiệp với tổng số vốn đầu tư trên 22,5 tỉ
đồng gồm: 8000m2 nhà kính hiện đại, 5.000m2 nhà lưới giản đơn và 12.000m2
đất canh tác ngoài trời, toàn bộ nhà kính được nhập khẩu công nghệ trọn gói của
Israel.
Mục tiêu của khu là bảo tồn cây ăn quả đầu dòng và vườn ươm cây
giống, khu nuôi cấy mô tế bào... Khu nhà lưới sản xuất rau an toàn, hoa và cây
cảnh cho sản phẩm được 2 - 3 vụ, năng suất cà chua, dưa chuột bao tử đạt từ 200
- 250 tấn/ha, hoa hồng đạt 200 - 300 bông/m2.
Nhưng qua 6 năm hoạt động vẫn chưa đạt mục tiêu ban đầu của dự án.
Nguyên nhân là do khu nhập khẩu “trọn gói” từ nhà lưới, thiết bị đến kỹ thuật
canh tác, giá cả rất đắt và phụ thuộc. Khi đưa vào áp dụng quy trình sản xuất còn
nhiều bất cập về thời tiết, mùa vụ, dịch bệnh phát sinh...
Từ bài học đắt giá đầu tư và hiệu quả hoạt động của 2 khu NNƯDCNC
Hà Nội - Hải Phòng được xem là lớn nhất miền Bắc, bài học kinh nghiệm được
rút ra là: không thể phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC theo kiểu nhập
“nguyên đai nguyên kiện” công nghệ của nước ngoài trong điều kiện nền nông
nghiệp nước ta chưa thoát khỏi quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; hệ thống
phân phối chưa hoàn chỉnh, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và
đặc biệt là thiếu đội ngũ quản lý và chuyên gia giỏi.
- Khu NNƯDCNC TP.Hồ Chí Minh: là địa phương đầu tiên xây dựng khu
NNƯDCNC theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu thực nghiệm, trình
diễn, chuyển giao công nghệ với ươm tạo doanh nghiệp NNƯDCNC đồng thời
thu hút các doanh nghiệp vào phát triển các loại hình sản xuất NNƯDCNC. Khu

bắt đầu được xây dựng từ tháng 4/2004, có diện tích 88,17 được xây dựng tại xã
Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, trong đó có 56,5 ha dành cho các doanh nghiệp
NNƯDCNC. Tổng mức đầu tư từ ngân sách thành phố là 152,6 tỷ đồng và
khoảng 600 tỷ đồng của các doanh nghiệp.
15


Đến cuối năm 2012 đã có 14 dự án được chấp thuận đầu tư với tổng diện
tích là 56,8ha (100% diện tích cho thuê), tổng vốn đầu tư hơn 452 tỷ đồng (bình
quân khoảng gần 8 tỷ đồng/ha). Đây là một trong những khu NNƯDCNC đang
hoạt động có hiệu quả nhất ở Việt Nam.
- Khu NNCNC Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định
thành lập ngày 24/6/2004 phê duyệt với diện tích 65,85 ha, tổng vốn đầu tư
32 tỷ đồng tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm. Sau gần 4 năm xây dựng (từ
2/2007 đến 12/2010), khu đã hoàn thành 12 hạng mục đầu tư cơ bản với số
vốn 25,574 tỷ đồng (chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư cho khu). Hiện nay, khu
NNCNC Khánh Hòa đã triển khai một số CNC trong trồng trọt và chăn nuôi
tại khu như:
+ Mỗi năm khu sản xuất được từ 70 - 80 tấn giống lúa nguyên chủng với
các giống chủ lực là: TH4, IR 17494, ML 202, ML48. Ngoài ra, Trung tâm đang
khảo nghiệm gần một chục giống lúa mới nguyên chủng để cung ứng giống cho
các địa phương sản xuất ra giống cấp 1 cung cấp cho các huyện trong tỉnh và
tỉnh bạn. Cùng với giống lúa, Trung tâm còn khảo nghiệm giống dưa lưới, đậu
bắp với chất lượng cao, sản phẩm sạch bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được
một số công ty, siêu thị ở TP Hồ Chí Minh đặt hàng tiêu thụ hết và xuất khẩu
sang Nhật.
+ Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho trên 3 ha xoài Úc và công nghệ
tưới phun tại gốc cho 8,7 ha xoài Úc.
+ Sản xuất lợn giống theo công nghệ chuồng kín trên diện tích 3,53 ha,
hàng năm cung cấp 1.000 lợn giống hậu bị cho các trại chăn nuôi trong tỉnh.

+ Sản xuất giống cây lâm nghiệp và sản phẩm rau hoa chất lượng cao
trên diện tích 13,07 ha. Áp dụng công nghệ nhân giống hoa Lan Mokara, hoa
Cúc, hoa Đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô với công suất 1,5 - 2,0
triệu bông/năm. Đồng thời áp dụng công nghệ tưới phun sương cho hoa Lan
Mokara và tưới phun mưa cho đậu bắp Nhật trong nhà lưới. Sản xuất Keo lai
và Phi lao bằng phương pháp giâm hom với số lượng trên 200 nghìn cây sạch
bệnh/năm cho trồng rừng.
- Khu NNƯDCNC Phú Yên được UBND tỉnh Phú Yên ra Quyết định
phê duyệt số 3066/QĐ-UB Ngày 26/10/2004 với diện tích 460 ha tại thôn Thạch
Lâm, xã Hòa Quang, huyện Phú Hòa do Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên
làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đầu tư ban đầu 21,77 tỷ đồng bằng nguồn
vốn ngân sách và vốn đầu tư ngành điện. Sau 4 năm triển khai xây dựng, ngày
8/1/2008, UBND tỉnh ra Quyết định số 55/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung nội
dung thực hiện đầu tư giai đoạn 2 từ năm 2008 - 2012 với tổng mức đầu tư là
64,95 tỷ đồng đồng.
16


- Khu NNƯDCNC tại Bình Dương: năm 2010, UBND tỉnh Bình Dương
đã phê duyệt xây dựng 3 khu NNƯDCNC là: khu An Thái 411,75 ha, khu
Tiến Hùng 89,0 ha và khu chăn nuôi bò sữa 471,0 ha. Ngay sau khi được Sở
Tài nguyên Môi trường cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đối với khu đất
thuộc dự án vào ngày 24/1/2011 công ty đã đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Đến nay,
công ty đã ứng dụng công nghệ tưới và bón phân tự động của Israel để trồng các
loại rau sạch và cao cấp trên diện tích 5 ha (bên trong và bên ngoài nhà kính),
gồm: cà chua, ớt chuông, cà tím, dưa lưới, đạt năng suất và chất lượng cao với
giá trị đạt 172 triệu đồng/ha. Sản phẩm của Unifarm được chứng nhận Global
Gap và hiện đã có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam như: Metro,
Saigon Coop, Big C.
b. Số lượng các khu NNƯDCNC đã được quy hoạch chi tiết

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 176/QĐ-TTg ngày
29/1/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển NNƯDCNC đến năm 2020, nhiều
địa phương đã tiến hành lập các dự án quy hoạch chi tiết 22 khu NNƯDCNC
chuẩn bị đầu tư xây dựng tại 13 tỉnh/thành phố là: Thái Nguyên (1 khu),
TP.Hà Nội (3 khu), Thanh Hóa (4 khu), Nghệ An (1 khu), Hà Tĩnh (1 khu)
Quảng Ngãi (1 khu), Lâm Đồng (1 khu), Bình Dương (2 khu), Cần Thơ (3
khu) và Hậu Giang (1 khu). Cụ thể ở bảng 2.
Bảng 2: Hiện trạng các khu NNƯDCN đã và đang quy hoạch ở 7 vùng
KTNN
T
T

Vùng/
tỉnh

I.
TDMNBB

1

2

Thái
Nguyên

Quảng
Ninh

II. ĐBSH


Số
lượn
g

Tên

Chủ
đầu tư

3

1

2

Diện
tích
(ha)

Địa
điểm

Chức năng/sản
phẩm

300

Huyện
Yên
Bình,

Phổ
Yên

Nghiên cứu, SX,
thương mại, đào
tạo, du lịch/ trồng
trọt, chăn nuôi, thỷ
sản

100

Huyện
Đông
Triều

150

Huyện
Đầm


550
Khu
NNƯDCN
C Yên Bình

CTCP
đầu tư
phát
triển

Yên
Bình

Khu
NNƯDCN
C Đông
Triều

UBND
tỉnh

Khu
NNƯDCN
C Đầm Hà

UBND
tỉnh

5

1390
17

Nghiên cứu, SX,
thương mại, đào
tạo, du lịch/rau,
hoa, giống cây
Nghiên cứu, SX,
thương mại, đào
tạo, du lịch/giống

thuỷ sản


T
T

Vùng/
tỉnh

Số
lượn
g

Tên
Khu
NNƯDCN
C
Hoài Đức

3

TP Hà
Nội

3

Khu
NNƯDCN
C
Biên Giang

Khu
NNƯDCN
C
Mai Lâm

4

Nam
Định

5

Hải
Phòng

III.
DHBTB

6

7

Thanh
Hóa

Nghệ
An

Chủ
đầu tư

UBND
TP

Diện
tích
(ha)
668

CTCP
Trang
221,7
Viên
Sơn
CTCP
Thương
mại
100
Bình
Phát

1

Khu
NNƯDCN
C Yên
Dương

UBND
tỉnh


200

1

Khu
NNƯDCN
C An Lão

UBND
TP

200

6

4

1

Địa
điểm

Chức năng/sản
phẩm

Huyện
Hoài
Đức

Nghiên cứu, SX,

thương mại, đào
tạo, du lịch/cam
canh, bưởi diễn,
giống rau, hoa, quả

Quận

Đông

SX, thương mại,
du lịch/rau, hoa
cây cảnh

Huyện
Đông
Anh

SX, thương mại,
du lịch/rau, hoa,
cây cảnh và cá
nước ngọt

Nghiên cứu, SX,
thương mại, đào
tạo, du lịch/rau,
hoa, giống cây, con
Nghiên cứu, SX,
Huyện
thương mại, đào
An Lão

tạo, du lịch/rau,
hoa, giống cây, con

Xã Yên
Dương,
Ý Yên

2640
Khu
NNƯDCN
C Lam Sơn
Khu
NNƯDCN
C Thống
Nhất
Khu
NNƯDCN
C Bá
Thước
Khu
NNƯDCN
C Đông
Sơn
Khu
NNƯDCN
C Nghĩa

Doanh
nghiệp
Doanh

nghiệp
Doanh
nghiệp
Doanh
nghiệp
+
NSNN
Doanh
nghiệp
+
18

200

Huyện
Thọ
Xuân

Nghiên cứu, SX,
trình diễn/mía, cây,
con

1800

Huyện
Yên
Định

Nghiên cứu và
chăn nuôi bò sữa


100

Huyện

Thước

Nghiên cứu, SX
giống rau, hoa

200

huyện
Đông
Sơn

200

Huyện
Nghĩa
Đàn

Nghiên cứu, SX,
chuyển giao, đào
tạo, thương mại,
triển lãm
Nghiên cứu, SX,
chuyển giao, đào
tạo, thương mại,



T
T

Vùng/
tỉnh

Số
lượn
g


Tĩnh

1

IV.
DHNTB

1

8

9

Quảng
Ngãi

V.Tây
Nguyên


10

Lâm
Đồng

VI. ĐNB

11

Bình
Dương

VII.
ĐBSCL
12 Cần
Thơ

1

Tên

Chủ
đầu tư

Đàn

NSNN

Khu

NNƯDCN
C Can Lộc

Doanh
nghiệp
+
NSNN

Khu
NNƯDCN
C

Ban
Quản lý
khu CN
Dung
Quất

Chức năng/sản
phẩm
triển lãm/bò sữa,
rau, hoa, quả, cá


Thiên
Lộc,
Can
Lộc

Nghiên cứu, SX,

du lịch, thực
nghiệm, trình diễn,
đào tạo/rau


Bình
Hòa,
Bình
Sơn

Nghiên cứu, SX,
du lịch, thực
nghiệm, trình diễn,
đào tạo/rau hoa,
thủy đặc sản

Lạc
Dương

Nghiên cứu, SX,
du lịch, thực
nghiệm, trình diễn,
đào tạo/ hoa, rau,
cà phê, chè, dứa,
chuối, gạo, cá nước
lạnh

471

Huyện

Phú
Giáo

Chăn nuôi bò sữa

90

Huyện
Tân
Uyên

Chăn nuôi gà siêu
thịt, siêu trứng

140

190

250

Khu
NNCNC

UBND
tỉnh

2

2


Địa
điểm

190

1

1

Diện
tích
(ha)

221,1
3

561
Khu
NNƯDCN
C Phước
Sang
Khu
NNCNC
Hiếu Liêm

CTCP
Đường
Bình
Dương
CTTNH

H Tiến
Hùng

4

6635

3
KhuNNƯD
CNC 1

UBND
TP

Khu
NNƯDCN
C2

Doanh
nghiệp
+
NSNN
19

20
200


Thới
Thạnh,

Cờ Đỏ

Thới
Hưng,
H. Cờ

Nghiên cứu, SX,
thực nghiệm, trình
diễn, đào tạo/ lúa,
hoa quả, cá tra,
tôm
SX, thực nghiệm,
trình diễn/rau màu,
cây ăn quả, lơn gà,
vịt, sinh vật cảnh


T
T

Vùng/
tỉnh

Số
lượn
g

Tên

Chủ

đầu tư

Diện
tích
(ha)

Địa
điểm

Chức năng/sản
phẩm

Đỏ

13

Hậu
Giang

1

Khu
NNƯDCN
C2

CTNN
Cờ Đỏ

6000


Khu
NNƯDCN
C
Hậu Giang

NSNN

415

22


SX, thực nghiệm,
Thạnh
trình diễn/lúa và cá
Phú, H.
nước ngọt
Cờ Đỏ
Nghiên cứu, SX,
thực nghiệm, trình
Huyện
diễn, đào tạo, du
Long
lịch/lúa, cây ăn quả
Mỹ
và thủy sản nước
ngọt

12.18
7


Tổng số
c. Về tổ chức quản lý điều hành

- Các khu NNƯDCNC sử dụng nguồn vốn tư của nhà nước, nguồn vốn
nhà nước và doanh nghiệp, UBND các tỉnh/thành phố đều ra quyết định thành
lập các Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh/thành phố:
+ Về chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng.
Kinh phí hoạt động của Ban quản lý do ngân sách nhà nước hỗ trợ và trích từ
nguồn thu quản lý phí dự án theo qui định của pháp luật;
+ Nhiệm vụ: là đầu mối giúp UBND tỉnh/thành phố tổ chức triển khai
thực hiện các dự án thuộc khu NNƯDCNC theo đúng quy hoạch; quản lý đầu
tư theo quy định; tiếp nhận các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu
tư vào khu NNƯDCNC, kết nối với các cơ quan chuyên môn của tỉnh/thành
phố để giải quyết các thủ tục; hướng dẫn các nhà đầu tư tổ chức, triển khai và
thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật và quy hoạch đã được
phê duyệt; giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư theo phân cấp
của tỉnh/thành phố hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Là đấu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào khu NNƯDCNC
và quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Bộ máy tổ chức: ban quản lý khu NNƯDCNC thường biên chế 8 - 10
người gồm: 01 trưởng ban, 2 phó trưởng ban và các viên chức làm việc ở phòng
chức năng thuộc khu. Về tổ chức khu thành 1 số phòng chức năng như: tổ chức
hành chính, Kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; kế hoạch và xúc tiến đầu tư;
công nghệ thông tin.
20


- Các khu khu NNƯDCNC do các CTCP và công ty TNHH làm chủ đầu
tư hoạt động theo mô hình CTCP có hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều

hành.
2.1.2. Vùng sản xuất NNƯDCNC
2.1.2.1. Vùng sản xuất lúa
Đến nay, trên phạm vi cả nước chưa có tỉnh nào có vùng sản xuất lúa đạt
được tiêu chí vùng sản xuất NNƯDCNC. Tuy nhiên, hầu hết các tỉnh đều đã xây
dựng được vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô khoảng 1
triệu ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL với 750 nghìn ha, ĐBSH
khoảng 150 nghìn ha và còn lại 100 nghìn ha ở các vùng còn lại. Giá trị sản xuất
lúa chất lượng cao đạt từ 40 - 50 triệu đồng/ha/năm (2 - 3 vụ/năm), năng suất
bình quân 50 tạ/ha/vụ, lợi nhuận thu được cao hơn các giống thông thường từ 4 5 triệu đồng/ha/năm, dần thay đổi tập quán sản xuất từ hình thức quảng canh
sang áp dụng các biện pháp sản xuất thâm canh, giảm chi phí đầu tư, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
hóa (bảng 3).
Bảng 3: Hiệu quả sản xuất lúa ở Việt Nam năm 2012
Đơn vị tính: 1000 đồng
Miền Bắc
TT Hạng mục

Lúa
thường

Lúa
CL
cao

Lúa
lai
28.41
0
11.15

0
17.26
0
7,5
6,0
45.00
0

1

Tổng chi phí SX

26.594

2

Chi phí vật chất

9.334

3
4
5

Chi phí lao động 17.260
NS (tấn/ha)
6,9
Giá lúa
6,0


6

Tổng thu

41.400

7

Lợi nhuận

14.806 16.590

27.164
9.904
17.26
0
6,5
7,0
45.50
0
18.33
6

Miền Nam
Lúa
CL
mẫu
lớn
23.60
2

9.352
14.25
0
7,0
7,0
49.00
0
25.398

Lúa
thường

Lúa
CL
cao

Lúa
lai

19.037 19.585 19.055 18.2
14.65 14.12
14.102
0
0
13.7
4.935
5,5
5,0
27.500
8.463


4.935
6,0
5,0
30.00
0
10.41
5

4.935
5,5
6,0
33.00
0

4.5
6,
6,

39.0

13.945 20.7

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)
2.1.2.2. Vùng sản xuất rau, hoa
Hiện cả nước có ba địa phương là: Lâm Đồng, TP.HCM và Hà Nội có các
vùng sản xuất rau và hoa ứng dụng CNC (bảng 4).
21



CL
mẫ
lớ


Tổng diện tích rau sản xuất ứng dụng CNC của ba tỉnh/thành phố năm
2012 là 16 nghìn ha, chiếm 60,4% diện tích rau hiện có và chỉ chiếm 5,8% diện
tích rau toàn quốc. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rau lớn nhất với 12,8 nghìn ha,
khoảng 48 nghìn ha diện tích gieo trồng, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn. Trong
đó, diện tích sản xuất rau ứng dụng CNC khoảng 10,5 nghìn ha, chiếm 82,0%
diện tích rau của tỉnh. Tiếp đến là Hà Nội với 10,5 nghìn ha rau, trong đó sản
xuất rau ứng dụng CNC 3,8 nghìn ha, chiếm 36,2% và TPHCM có 3,2 nghìn ha,
trong đó diện tích rau ứng dụng CNC là 1,7 nghìn ha, chiếm 53,1% diện tích rau
hiện có.
Bảng 4. Diện tích vùng sản xuất rau và hoa ứng dụng CNC
Đơn vị: 1000ha
Vùng sản xuất rau
TT Hạng mục
Rau
Tỷ lệ
Tổng số
CNC
(%)
1 Hà Nội
10,5
3,8
36,2
2 Lâm Đồng
12,8
10,5

82,0
3 TPHCM
3,2
1,7
53,1
Tổng số
26,5
16,0
60,4

Vùng sản xuất hoa
Tổng
Hoa
Tỷ lệ
số
CNC
(%)
2,0
0,8
40,0
5,2
2,3
44,2
2,1
0,7
33,3
9,3
3,8
40,9


(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)
Sản xuất rau ứng dụng CNC cho thu nhập khoảng 435 triệu đồng/ha/năm
và cho lợi nhuận gần 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 lần so với sản xuất rau
truyền thống (149,2 triệu đồng). Giá thành của một số sản phẩm ước tính: cà
chua 8.000-10.000 đồng, bó xôi 5.000 - 6.000 đồng, so với giá thành rau sạch
của nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Úc hay Nhật rẻ hơn 4 lần (bảng 5).
Bảng 5. Hiệu quả sản xuất rau và hoa ứng dụng CNC
Đơn vị tính:1000 đồng
TT
1
2
3
6
7

Hạng mục
Tổng chi phí SX
Chi phí vật chất
Chi phí lao động
Tổng thu
Lợi nhuận

Vùng sản xuất rau
Truyền
Ứng dụng
thống
CNC
145.800
135.200
68.200

75.100
77.600
60.100
295.000
435.000
149.200
299.800

Vùng sản xuất hoa
Truyền
Ứng dụng
thống
CNC
142.644
194.602
79.904
130.352
62.740
64.250
495.000
825.000
352.356
630.398

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)
Đối với hoa, diện tích sản xuất hoa ứng dụng CNC năm 2012 là 3,8 nghìn
ha, chiếm 40,9% diện tích hoa hiện có và chiếm 23,5% diện tích hoa cả nước.
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích hoa lớn nhất với 5,2 nghìn ha hoa các loại, sản
lượng khoảng 1,8 tỷ cành, trong đó có 2,3 nghìn ha hoa được sản xuất ứng dụng
22



CNC, chiếm 44,2% diện tích hoa của tỉnh; TPHCM có 2,1 nghìn ha, trong đó
0,7 ha nghìn ha hoa được sản xuất ứng dụng CNC, chiếm 33,3% và Hà Nội có
2,0 nghìn ha, trong đó 0,8 nghìn ha hoa được sản xuất ứng dụng CNC, chiếm
40% diện tích hoa của TP.
Trồng hoa ứng dụng CNC đạt bình quân doanh thu 825 triệu
đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt hơn 603 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 1,8 lần so với
trồng hoa truyền thống. So với năm 2000, diện tích hoa, cây cảnh năm 2012 đã
tăng 2,4 lần, giá trị sản lượng tăng 7,2 lần (đạt 6.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu
gần 50 triệu USD). Mức tăng giá trị thu nhập/ha là 3 lần (đã có nhiều mô hình
trồng hoa lily đạt 1,5 - 4,5 tỷ đồng/ha/năm, mô hình trồng hoa lan hồ điệp đạt 2 3 tỷ đồng/ha/năm).
2.1.2.3. Vùng sản xuất chè
Bảng 6. Hiệu quả sản xuất chè ứng dụng CNC ở Lâm Đồng
Đơn vị tính: 1000 đồng/ha
TT
1
2
3
4
5

Hạng mục
Tổng chi phí SX
Chi phí vật chất
Chi phí lao động
Tổng thu
Lợi nhuận

Truyền thống

41.730
15.810
25.920
75.000
33.270

Úng dụng CNC
86.200
60.100
26.100
250.000
163.800

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)
Tổng diện tích đất canh tác chè 24,3 nghìn ha, trong đó có 4,8 nghìn ha
chè, chiếm 20% diện tích được ứng dụng CNC như: kỹ thuật tưới tự động, tưới
tiết kiệm, ứng dụng quy trình canh tác sạch; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện
tích sản xuất chè chất lượng cao đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha, lợi nhuận từ 150
- 160 triệu đồng/ha, cao gấp 5 lần so với sản xuất chè hạt theo phương pháp
truyền thống.
2.1.2.4. Vùng sản xuất cà phê
Hiện nay trên địa bàn cả nước mới chỉ có Lâm Đồng có vùng sản xuất cà
phê ứng dụng công nghệ cao với quy mô diện tích 10.612ha, sử dụng giống cà
phê ghép. Còn lại là sản xuất cà phê có chứng nhận, bền vững.
Bảng 7. Hiệu quả sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên
Đơn vị tính: 1000 đồng/ha
TT
1
2
3


Hạng mục
Tổng chi phí SX
Chi phí vật chất
Chi phí lao động

Truyền thống
74.500
36.900
37.600
23

Bền vững
100.200
60.100
40.100


4
5

Tổng thu
Lợi nhuận

135.000
60.500

240.000
139.800


(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)
Việc triển khai sản xuất theo hướng ứng dụng CNC và có chứng nhận
trong sản xuất cà phê đã giúp người nông dân nâng cao nhận thức về canh tác
nông nghiệp theo hướng bền vững, áp dụng những biện pháp tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất bình quân cà phê từ
26,7 tạ/ha lên 36,5 tạ/ha và lợi nhuận tăng từ 60,5 lên 139,8 triệu đồng/ha/năm,
gấp 2,3 lần so với canh tác truyền thống.
Các CNC được ứng dụng trong sản xuất cà phê là sử dụng giống cà phê
ghép chồi và giống cao sản, tưới tiết kiệm nước, áp dụng quy trình canh tác theo
các tiêu chuẩn UTZ, 4C, RFA và FT như sau:
- Sản xuất cà phê bền vững theo chứng chỉ UTZ Certifide: đã được các
doanh nghiệp trong nước triển khai từ tháng 9/2001 và sản phẩm được chứng
nhận đầu tiên vào tháng 12/2002 là 4.600 tấn, tại 3 công ty: Thắng Lợi, Ea Pôk
và Krông Ana. Sau khi UTZ Việt Nam được thành lập vào tháng 10/2006, mức
độ phát triển đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2012, tổng
lượng cà phê được chứng nhận UTZ tại Việt Nam hơn 135.000 tấn, trong đó cà
phê ĐăkLăk chiếm 38%. Diện tích cà phê được chứng nhận UTZ ở ĐăkLăk là
10,1 nghìn ha
- Sản xuất cà phê theo 4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê):
cà phê chứng nhận sản xuất theo quy trình 4C tuy xuất hiện tại Việt Nam sau
UTZ do các công ty liên doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện vào
năm 2007. Cho đến nay, tại ĐăkLăk, sản lượng cà phê được xác nhận đã lên đến
hơn 192.000 tấn, chiếm khoảng 45% tổng lượng cà phê được xác nhận 4C ở
Việt Nam với gần 35 nghìn nông dân tham gia và diện tích hơn 52 nghìn ha;
Lâm đồng là 30 nghìn ha với 18 nghìn nông dân tham gia.
- Đối với chứng nhận RFA (Rừng nhiệt đới) được tiếp cận đầu tiên bởi
Công ty TNHH Dak Man Việt Nam. Đến nay, trong số 6 đơn vị được chứng
nhận thì có đến 5 đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2012, tổng lượng
cà phê của được chứng nhận RFA ở ĐăkLăk khoảng 26 nghìn tấn (gần 80%
lượng cà phê có chứng nhận RFA của cả nước) với gần 3,2 nghìn thành viên và

diện tích gần 7,4 nghìn ha.
- Sản xuất cà phê theo chứng nhận Fairtrade (FT - Thương mại công
bằng): đơn vị đầu tiên được cấp là 2 tổ hợp tác (nay đã phát triển thành hợp tác
xã) tại xã EaKiết và CưDliêM’nông, do Công ty TNHH Dak Man Việt Nam hỗ
trợ triển khai. Lượng cà phê được chứng nhận FT của ĐăkLăk đạt hơn 1,6 nghìn
tấn, chiếm 50% của cả nước với diện tích hơn 400 ha và số nông dân tham gia
hơn 210 hộ.
24


Mặc dù có những khác nhau song việc sản xuất cà phê có chứng nhận, xác
nhận đã và đang mang lại cho người sản xuất, doanh nghiệp và cộng đồng nhiều
lợi ích. Chẳng hạn, về mặt kinh tế, việc triển khai và áp dụng tiêu chuẩn của các
loại hình cà phê có chứng nhận đã làm tăng giá trị của cà phê xuất khẩu, người
nông dân được hưởng lợi từ việc nhận giá cộng thêm và giá bán cao hơn, đặc
biệt đối với cà phê được chứng nhận RFA và FT. Đây là điều kiện thuận lợi để
các doanh nghiệp tiếp cận với những thị trường có yêu cầu cao, qua đó vừa bán
được sản phẩm giá cao, vừa cải thiện hình ảnh về chất lượng của cà phê Việt
Nam. Về mặt xã hội, điều lớn nhất có thể kể đến là chương trình đã kết nối
thành công 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp)
trong việc phối hợp, hỗ trợ sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Đối với vấn đề
môi trường, nhờ được liên tục tập huấn, kiểm tra thực hiện nên các hộ tham gia
chương trình cà phê có chứng nhận, xác nhận đã ý thức hơn trong việc bảo vệ
nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cường cây che bóng và một số loại cây phủ
đất để giữ ẩm và cải tạo đất; dần dần bỏ thói quen canh tác cực đoan, lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật. Đây cũng là những diện tích sẽ được quy hoạch để sản
xuất cà phê ứng dụng CNC.
Ngoài bốn vùng sản xuất NNƯDCNC có quy mô lớn kể trên, sau khi có
Luật CNC, Quyết định số 176 và gần đây nhất là Quyết định 1895 của Thủ
tướng Chính phủ nhiều địa phương đã bắt đầu triển khai các mô hình sản xuất

nông nghiệp ứng dụng CNC tạo tiền đề để phát triển thành các vùng sản xuất
NNƯDCNC quy mô lớn trong tương lai gần như: vùng rau, vải thiều (Hải
Dương), lúa (Nam Định, Thái Bình, các tỉnh ĐBSCL), chè (Thái Nguyên, Yên
Bái, Sơn La, Phú Thọ), cây ăn quả (Tiền Giang, Bến Tre); hồ tiêu (Gia Lai).
2.1.3. Các doanh nghiệp NNƯDCNC
Hiện nay cả nước mới có 4 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT công nhận
là doanh nghiệp NNƯDCNC là: Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng
Hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Agrivina (Dalat Hasfarm) và Công ty TNHH Đà
Lạt G.A.P đều ở Lâm Đồng và Công ty TH True Milk ở Nghệ An.
- Công ty Dalat Hasfarm là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được
thành lập năm 1994 và được coi là tiên phong trong việc trồng hoa quy mô công
nghiệp tại TP Đà Lạt và cả nước. Năm 2003, Agrivina - Dalat Hasfarm được
đánh giá là một trong 5 dự án nước ngoài đầu tư hoạt động hiệu quả nhất trên
đất Đà Lạt. Và từ năm 2004, Dalat Hasfarm được vinh dự trở thành thành viên
duy nhất của Hiệp hội hoa Thế giới. Vào năm 2010, Dalat Hasfarm đã đạt con
số gần 100 triệu cành hoa các lọai, trong đó 30% sản lượng phục vụ nhu cầu
trong nước, 70% sản lượng được xuất khẩu đến các thị trường như: Nhật Bản,
Úc, Singapore, Đài Loan, Indonesia.
25


×