Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.91 KB, 3 trang )

Tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010. Ngày 15/02/2007 UBND
tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 1013/QĐ-UBND phê duyệt Đề án
nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007-2010, nội dụng trọng
tâm là xây dựng quy hoạch các khu nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh và
đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đây là một quyết định nhằm
tạo bước đột phá trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, hướng đến một nền sản
xuất nông nghiệp hàng hóa an toàn; bảo đảm khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
nông nghiệp Bình Dương trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trên cơ sở đó, Tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư,
kết quả đến nay đã quy hoạch và triển khai xay dựng được 04 khu nông nghiệp
công nghệ cao với tổng diện tích là 979,71 ha, trong đó lĩnh vực trồng trọt 01 khu
và 03 khu chăn nuôi, cụ thể gồm:
a) Lĩnh vực trồng trọt: Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (xã An
Thái, huyện Phú Giáo) do công ty cổ phần Nông nghiệp U&I đầu tư, với quy mô
411,75 ha. Đã triển khai thực hiện trên 387ha (đạt 94,05%) gồm các hạng mục công
trình và khu trồng trọt, từ năm 2010 đến nay công ty đã trồng thử nghiệm nhiều loại
cây trồng như: Cây dược liệu 10ha; rau an toàn 10 ha (gồm dưa lưới, cà tím); chuối
180 ha; cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) 140ha; nhãn, mít, bơ 10 ha; hoa, cây
cảnh 10ha. Công nghệ sử dụng là tưới nước và phân bón điều khiển tự động.
Một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế như: Rau an toàn (dưa lưới 3ha
cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm,lãi bình quân 1,5 tỷ đồng/ha/năm; cà tím 7ha cho
doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm, lãi bình quân 200 triệu đồng/ha/năm; chuối già
hương 180 ha, cho doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm, lãi bình quân 150 triệu
đồng/ha/năm.
Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của khu phân phối ở một số Siêu thị trong
nước như Metro, Coop Mart, Big C, Aeon, Lotte và xuất khẩu sang một số nước
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Malaysia,…vv.
Hiện tại Khu có 12 chuyên gia người nước ngoài (gồm: 01 chuyên gia Israel,
01 chuyên gia Philippines, 01 chuyên gia Đài Loan và 9 chuyên gia Trung Quốc)


hỗ trợ về mặt kỹ thuật công nghệ.
b) Lĩnh vực chăn nuôi
- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiến Hùng (xã Hiếu Liêm,
huyện Bắc Tân Uyên) do Công ty TNHH TM SX Tiến Hùng đầu tư, quy mô
78,5ha. Đã triển khai thực hiện trên 30,3ha (đạt 38,7%) gồm các hạng mục công
trình và khu chăn nuôi. Từ năm 2013 đến nay công ty đã nhập về nuôi trên 300.000
con gà đẻ trứng; 95.000 con gà thịt. Công nghệ chăn nuôi chuồng lạnh, sử dụng


thiết bị chăn nuôi tự động (hệ thống thức ăn, nước uống, tải trứng và tải phân tự
động). Hàng năm sản xuất và bán ra thị trường trên 30 triệu trứng gà (thị trường
tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các đại lý trứng cấp 1 ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai,
Bình Phước và TP Hồ Chí Minh).
- Khu chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao (xã Tân Hiệp và Phước
Sang, huyện Phú Giáo) do công ty CP Đường Bình Dương đầu tư, quy mô 471ha.
Kết quả đã thực hiện trên 180 ha (đạt 38,3%) gồm các hạng mục công trình khu
chăn nuôi và khu trồng cỏ. Hiện tại tổng đàn bò sữa là 300 con, trong đó có 200
con bò tơ Holtein Friesland vừa được nhập về trại có nguồn gốc Thái Lan. Theo kế
hoạch trong năm 2016 sẽ tiếp tục nhập về 250 con và trong thời gian từ nay đến
2018 nâng tổng số đàn bò sữa lên 3.500 con. Mô hình chuồng trại được thiết kế
theo công nghệ cao, tự động hóa hoàn toàn các công đoạn như thu hoạch, chế biến
thức ăn; thu gom và xử lý chất thải, vắt sữa,… nhằm tiết kiếm tối đa công lao động,
giảm thấp nhất giá thành trong chăn nuôi.
- Tại xã Vĩnh tân, thị xã Tân Uyên: 17,6ha, do công ty TNHH Ba Huân đầu
tư. Kết quả đã thực hiện 1005 diện tích gồm các hạng mục công trình và khu chăn
nuôi. Tổng đàn gà đẻ thương phẩm là 500.000 con/17 trại nuôi. Bình quân sản xuất
450.000 quả trứng/ngày và 2,5 triệu con gà con/năm phục vụ cho nội bộ và bán ra
thị trường (thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa: TP Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Sóc Trăng, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Đồng Nai, lâm
Đồng, Đăk Lawk,…)

Ngoài những kết quả đạt được của 04 khu nông nghiệp công nghệ cao trên.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Sở, ngành tập
huấn chuyển giao và xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao cho
người nông dân trong thời gian qua và đến nay đã ứng dụng, nhân rộng sản xuất
như sau:
+ Lĩnh vực trồng trọt có 2.049,9 ha gồm các loại cây trồng có giá trị như:
rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh. Các loại cây trồng được sản xuất trong nhà
lưới (rau thủy canh, nấm, hoa lan…); thiết kế hệ thống tưới phun tự động, tưới nhỏ
giọt và tưới phun sương (rau, cây ăn trái).
+ Trong chăn nuôi: Có 112 trang trại (trong đó có 07 công ty) đầu tư gà
giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn 5,2 triệu con; có 72 trang trại (trong đó
có 05 công ty) đầu tư nuôi heo thịt và heo giống năng suất cao với tổng đàn
184.189 con. Hầu hết các trang trại chăn nuôi đều đầu tư sử dụng giống mới, hệ
thống chuồng lạnh tập trung găn với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, sử dụng
thiết bị chăn nuôi tự động (hệ thống thức ăn, nước uống, tải phân tự động…) hạn
chế được dịch bệnh, giảm tiêu tốn thức ăn, chi phí lao động, góp phần tăng hiệu
quả kinh tế cho người chăn nuôi, tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu
dùng.


Chương trình xây dựng nông thôn mới: Qua 5 năm thực hiện đến nay tỉnh
Bình Dương đã công nhận 32 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó năm 2015
công nhận 21 xã) các xã còn lại đều đạt từ 11 tiêu chí trở lên. Tỉnh đã ban hành
chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Các chính sách phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao
Giai đoạn 2011-2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 46/2012/QĐUBND ngày 17/10/2012 về “Những giải pháp chính sách phát triển nông nghiệp
theo hướng đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao – nông nghiệp sinh thái gắn với công
nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2015” và đến nay
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 quy

định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp
đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 20162020 để thay thế Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND.



×