Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Giáo dục kỹ năng sống( Phòng chống đuối nước)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 20 trang )

I. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẦN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC
1. Thực trạng tai nạn đuối nước ở nước ta hiện nay:
Theo thống kê của Bộ GDĐT năm 2005-2006 và 2007, số trẻ em và
vị thành niên bị tai nạn thương tích là 556.891 trường hợp, hơn
22.000 em đã tử vong. Trong đó, tỉ lệ tử vong do đuối nước là cao
nhất, chiếm hơn 50%. Năm 2012, có khoảng 1.700 em tử vong vì
đuối nước trong tổng số 2.769 ca tử vong do tai nạn thương tích.
Ngay trong sáu tháng đầu năm nay đã có khoảng 700 em tử vong
do đuối nước.
Ở nước ta, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 10 tỉnh có tỉ lệ
trẻ em đuối nước cao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình
và Thanh Hóa. Việt Nam nước có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao
nhất trong khu vực. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em nước ta
cao gấp 10 lần các nước phát triển.


 1.

Khái niệm:
*Đuối nước là gì?


1. Khái niệm:
*Đuối nước (chết đuối) là những trường hợp tử vong vì ngạt
nước do cơ thể hoặc mặt bệnh nhân bị chìm trong nước.

*Đuối nước là khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước
hoặc chất dịch vào đường thở (mũi, mồm, khí phế quản, phổi)
làm cho không khí có chứa oxy không thể vào phổi được gọi là
đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu oxy, nếu không được cấp cứu


kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di chứng não nặng nề.
* Trẻ em sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian
2 phút và với trẻ nhỏ, chỉ với lượng nước nhỏ như một xô nước
cũng có thể làm trẻ chết đuối.


 2.

Quá trình sinh bệnh học:

Khi bị chìm lần đầu tiên trong nước, trẻ bị ngừng thở, tim
đập chậm lại do phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục
dẫn đến thiếu ôxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Nếu
ngừng thở tiếp tục kéo dài trong khoảng từ 20 giây đến 2-5
phút (tuỳ thuộc từng nạn nhân) thì đạt đến ngưỡng và
nhịp thở lại xuất hiện khiến cho nước bị hít vào gây co thắt
thanh quản tức thì, xuất hiện cơn ngừng thở lần 2, sau đó
là các nhịp thở bắt buộc khiến cho nước, dị vật bị hít vào
phổi. Hậu quả là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp,
ngừng tim và tử vong. Để cứu sống trẻ phải ngăn chặn kịp
thời các tiến trình trên tốt nhất là ngay từ khi có cơn
ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi
trẻ bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn
thương kèm theo (đặc biệt là chấn thương cột sống).










3. Xử trí cấp cúu ban đầu:
(xử trí tại chỗ) là hết sức quan trọng: khoảng 70% trẻ bị
đuối nước được cứu sống nếu cấp cứu cơ bản tốt, ngay
tại nơi bị nạn. Nếu không làm tốt cấp cứu cơ bản thì
chỉ có 40% trẻ bị đuối nước được cứu sống mặc dù
được hồi sức tim phổi tích cực tại bệnh viện. Phải
khẩn trương thực hiện các bước theo trình tự sau:
- Làm thông đường thở, loại bỏ dị vật, để bệnh nhân
đầu thấp, sấp mặt, lau sạch chất nôn. Ép lồng ngực để
thải nước từ đường thở.
- Hà hơi thổi ngạt ngay miệng - miệng hoặc miệng –
mũi, có thể tiến hành ngay lập tức sau khi kéo mặt
bệnh nhi lên khỏi mặt nước.


 4.












Cách tiến hành như sau:

nếu chỉ sử dụng phương pháp thổi ngạt miệng - miệng thì bịt
mũi trẻ bằng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay giữ đầu trẻ, giữa 2
lần thổi người cấp cứu hít thở sâu để cung cấp được nhiều ôxy
cho nạn nhân hơn. Cần thổi ngạt 5 lần.
- Ép tim ngoài lồng ngực tiến hành ngay khi mạch chậm hoặc
nhỏ không bắt được.
+ Vị trí ép tim: một phần hai dưới xương ức hay một khoát ngón
tay trên mũi ức.
+ Đối với trẻ nhỏ dùng gót bàn tay của một tay ép lên vị trí ép
tim
+ Đối với trẻ lớn dùng cả hai tay ép
+ Tần số ép tim 100 lần /phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì
cứ 30 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Nếu có 2 người cấp cứu thì 15
lần ép tim, 2 lần thổi ngạt











- Phải xem trẻ có bị chấn thương cổ không. Cột sống cổ phải
được cố định cho đến khi loại trừ được chấn thương này. Phải
chú ý đến hoàn cảnh xảy ra tai nạn ( ngã xuống sông, ngòi, lao

đầu xuống giếng…)
- Phải liên hệ với dịch vụ cấp cứu sau 1 phút hồi sức để được
hỗ trợ
- Khi có người hỗ trợ và có dụng cụ cấp cứu cần tiến hành cố
định đốt sống cổ bằng nẹp (nếu có chấn thương).
- Đặt ống thông dạ dày để tránh trào ngược dịch dạ dày vào
đường thở.
- Lấy ven đặt đường truyền tĩnh mạch dung dịch đẳng trương,
cho thuốc Adrenalin dung dịch1/10.000 liều 0,1ml/kg/lần.
- Đo nhiệt độ của cơ thể (lấy ở hậu môn)
- Lau khô, ủ ấm khẩn trương chuyển đến bệnh viện gần nhất.
Trên đường đi chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn.







5. Các biện pháp phòng tránh:
Biện pháp 1 Trông nom cẩn thận trẻ nhỏ và học sinh nhỏ
tuổi: Trẻ dưới 10 tuổi cần được trông nom cẩn thận, bởi các
em rất dễ tổn thương trước những tác động rất nhỏ, bất ngờ
nhất: Ngã vào chậu nước, bồn cầu, bể cá, hố tôi vôi, rãnh nước
đầu nhà, ao cá trước mặt, ven đường...
Biện pháp 2 Loại bỏ “Mặt nước hở nguy hiểm”: Đậy kín bể
cá, xô chậu, chum vại đựng nước, đóng nắp bồn cầu, tháo
nước bồn tắm, nắp kín cống rãnh, giếng khơi..., rào kín các hố
nước, hố đào xung quanh nhà...





Biện pháp 3. Cảnh báo về “Mặt nước hở nguy hiểm”: Cắm
biển cảnh báo nguy hiểm ở những nơi nước sâu, những nơi
sông nước nguy hiểm (sông suối, bãi tắm, bến cảng, bến đò...);



Biện pháp 4. Giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng của trẻ
nhỏ và học sinh: Trẻ nhỏ cần biết đuối nước là gì, biết nhận
diện “Mặt nước hở nguy hiểm” có ở nơi mình sinh sống và
học tập, được cảnh báo về những tai nạn đuối nước đã xảy ra;
được dạy cách ứng xử khi gặp nguy hiểm sông nước, tuân thủ
quy định an toàn giao thông đường thuỷ.. ia đình và nhà
trường là 2 địa chỉ đảm nhận việc này tốt nhất. Ở nhà bố mẹ
nhắc nhở, tới trường các em được học khoảng 10 - 15 tiết
phòng chống đuối nước mỗi năm (ghép vào giáo dục công dân
hay giáo dục thể chất, không phải là học bơi), chia đều trước
các dịp nghỉ lớn, trước hè...








Biện pháp 5 Thực hiện tốt An toàn giao thông đường thủy:
Không đi đò đầy, không chở quá quy định, qua đò thuyền cần

mặc áo phao, có thiết bị phòng thân...
Biện pháp 6 Tạo hành lang pháp lý phù hợp: Cần chỉ rõ đầu
mối chịu tránh nhiệm mỗi khi có tai nạn xảy ra... từ đó có các
chế tài hợp lý.
Nếu 6 biện pháp ở trên được thực hiện tốt, số tai nạn đuối
nước đối với trẻ nhỏ và học sinh sẽ giảm đi đáng kể, có thể tới
90-95%. Những biện pháp này là khả thi, ít tốn kém hơn việc
đưa bơi lội vào trường học.


I. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẦN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC
2. Nguyên nhân cơ b ản gây nên đu ối nư ớc
Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ em còn thấp


I. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẦN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC
2. Nguyên nhân cơ b ản gây nên đu ối nư ớc

Thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn


I. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẦN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC
2. Nguyên nhân cơ b ản gây nên đu ối nư ớc

Thiếu kỹ năng bơi lội
Môi trường sống không an toàn


I. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẦN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC
2. Nguyên nhân cơ b ản gây nên đu ối nư ớc


Thiếu kỹ năng bơi lội
Môi trường sống không an toàn


I. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẦN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC
2. Nguyên nhân cơ b ản gây nên đu ối nư ớc

Phương tiện vận tải đường thủy không bảo đảm yêu cầu


I. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẦN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC
2. Nguyên nhân cơ b ản gây nên đu ối nư ớc

Phương tiện vận tải đường thủy không bảo đảm yêu cầu


II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM
1. Truyền thông giáo dục sức khỏe


II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM
2. Phát triển kỹ năng bơi lội, tập huấn sơ cấp cứu đuối nước


II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM
3. Tăng cường ý thức giám sát trẻ em đầy đủ của gia đình, của cộng đồng và
của nhà trường



II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM
4. Thay đổi môi trường sống cho an toàn hơn

5. Phát triển, điều chỉnh, củng cố việc thực thi pháp luật



×