Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch khai thác sử dụng hiệu quả mô hình Trung tâm Văn hóa Học tập cộng đồng Nhà Văn hóa củng cố và phát huy vai trò Tổ Nhân dân tự quản cộng đồng xã Thạnh Lợi năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.17 KB, 4 trang )

UBND XÃ THẠNH LỢI
TRUNG TÂM VH-HTCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 02/KH-TTVH-HTCĐ

Thạnh Lợi, ngày 22 tháng 02 năm 2016

KẾ HOẠCH
Khai thác, sử dụng hiệu quả mô hình Trung tâm Văn hóa – Học tập cộng
đồng, Nhà Văn hóa, củng cố và phát huy vai trò Tổ Nhân dân tự quản cộng
đồng xã Thạnh Lợi năm 2016
Căn cứ vào Quyết định số 347/QĐUBND.HC ngày 24 tháng 4 năm 2012 của
UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Đề án thành lập Trung tâm Văn hoá Học tập
cộng đồng cấp xã.
Căn cứ vào Quyết định số 350/QĐUBND.HC ngày 26/4/2012 Ban hành
Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hoá Học tập cộng đồng
cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Căn cứ vào Kế hoạch số 86/KHUBND ngày 31/7/2014 của UBND huyện
Tháp Mười, Kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động các Trung tâm Văn hoá
Học tập cộng đồng các xã, thị trấn;
Thực hiện công văn số 789/UBNDTH , ngày 31 tháng 12 năm 2015 về việc
thực hiện các kiến nghị của cử tri.
Căn cứ các văn bản hướng dẫn của cấp trên và nhu cầu thực tế của người
dân trong địa bàn xã Thạnh Lợi. Ban giám đốc trung tâm học tập cộng đồng xã
Thạnh Lợi xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả mô hình Trung tâm Văn
hoá Học tập cộng đồng, Nhà Văn hóa, củng cố và phát huy vai trò Tổ nhân dân tự
quản cộng đồng năm 2016 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


Xây dựng và tổ chức các loại hình hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của Trung tâm Văn hoá Học tập cộng đồng, đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến
thức về quản lý, pháp luật, kinh tế và xã hội, nâng cao hiểu biết, khả năng lao động
và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu học tập,
phát triển năng khiếu, sở thích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đẩy
mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn
xã.
Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân ở mọi lứa tuổi được tham gia học
tập tường xuyên và học tập suốt đời. Đào tạo nhân lực phục vụ cho việc phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân xã, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.


II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Củng cố kiện toàn tổ chức, hoạt động và bộ máy quản lý:
Thực hiện củng cố nhân sự Ban giám đốc Trung tâm Văn hoá Học tập cộng
đồng đảm bảo đúng thành phần, đủ số lượng, tổ chức các hoạt động của Trung tâm
đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Xây dựng quy chế hoạt động của Trung tâm phù hợp với quy chế chung
(theo Quyết định số 350/QĐUBND.HC ngày 26/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp) và tình hình địa phương. Định kỳ mỗi quý có sơ kết hoạt động, rút
kinh nghiệm, bổ sung quy chế cho phù hợp với tình tình.
Thành lập các Tổ; xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên,… theo quy
định.
Thông qua nhiều hình thức hợp tác, liên kết, thực hiện các chuyên đề, mời
báo cáo viên để triển khai tổ chức các hoạt động tại Trung tâm.
2. Tổ chức các hoạt động của Trung tâm:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Văn hoá Học tập cộng đồng xã
theo Quy chế và tình hình thực tiễn, hoạt động của Trung tâm tập trung thực hiện

các nhiệm vụ chính như sau:
2.1. Công tác củng cố chất lượng phổ cập giáo dục:
Tiếp tục huy động các đối tượng trong độ tuổi phổ cập giáo dục (PCGD) ra
học các lớp bổ túc văn hóa, góp phần củng cố vững chắc, nâng cao kết quả PCGD
tiểu học, PCGD THCS và phổ cập bậc Trung học.
Phối hợp với các trường trên địa bàn xã, Trường trung cấp nghề - GDTX
huyện Tháp Mười, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm GDTX KTHN
tỉnh tổ chức các lớp bổ túc giáo dục các bậc học, dạy nghề.
2.2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng
cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng
đồng:
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý
nghĩa, nội dung của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; về vai trò của
giáo dục thường xuyên trong việc nâng cao dân trí, góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Tăng cường các hình thức tuyên truyền thông qua các hoạt động tại Trung
tâm Văn hoá Học tập cộng đồng, chú trọng quảng bá các thành quả đạt được bằng
người thật, việc thật, kết quả thật để tuyên truyền về lợi ích của học tập suốt
đời. Có biện pháp khuyến khích mọi người trong cộng đồng chia sẻ những kinh
nghiệm hay, những bài học quý, giải quyết những băn khoăn, trăn trở, những
vướng mắc, khó khăn trong đời sống... thông qua các lớp học, các buổi sinh hoạt,


các hoạt động của CLB, nhóm.
Tổ chức các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cho người dân có nhu cầu
về pháp luật, sức khỏe, học tập, việc làm, hôn nhân – gia đình... qua hình thức xây
dựng tủ sách, bản tin, nói chuyện chuyên đề,…
2.3. Phối hợp triển khai các dự án, chương trình tại địa phương:
Tổ chức tập huấn cho người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao
công nghệ.

Sưu tầm tài liệu học tập, đáp ứng nhu cầu người học, phù hợp thực tế từng
địa phương.
Phát huy vai trò của Trung tâm Văn hoá Học tập cộng đồng trong việc tham
gia thực hiện các chương trình, công trình hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội tại
địa bàn xã.
2.4. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao,
đọc sách báo, hoạt động giáo dục, tư vấn khuyến học, phòng chống tệ nạn xã
hội cho con em nhân dân địa phương:
Tổ chức sinh hoạt, học tập các chuyên đề bám sát nội dung chương trình
giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao
công nghệ và các hoạt động giáo dục kỹ năng sống… phù hợp với thực tiễn địa
phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập đúng nhu cầu và
có thể ứng dụng trong thực tế, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của mọi
tầng lớp nhân dân.
Căn cứ tình hình thực tế Trung tâm Văn hoá Học tập cộng đồng xã Thạnh
Lợi tổ chức các loại hình hoạt động như:
+ Nói chuyện chuyên đề, trao đổi tọa đàm về nâng cao chất lượng cuộc sống
như chuyên đề về sức khoẻ, dinh dưỡng, dân số kế hoạch hoá gia đình, hôn nhân gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật,…
+ Tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn, tin học, ngoại ngữ… để nâng cao kiến
thức, tạo việc làm.
+ Tổ chức các lớp đáp ứng sở thích, năng khiếu (trồng rau sạch, thú y, cắm
hoa, nữ công gia chánh, …).
+ Tổ chức biểu diễn, thi văn nghệ thể dục thể thao,…
2.5. Điều tra và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng:
Tổ chức điều tra nắm bắt nhu cầu học tập của nhân dân trong xã để tổ chức
mở lớp dạy cho cán bộ, nhân dân, thanh niên trong xã theo nhu cầu. Để chuẩn bị
cho chương trình hàng năm, Trung tâm nghiên cứu hình thức khảo sát hoặc tổ chức
việc đăng ký yêu cầu về nội dung mà nhân dân muốn học. Thông qua kết quả khảo



sát và các bản đăng ký, Trung tâm nắm được nhu cầu và những vấn đề cần đưa vào
chương trình học trong năm, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp.
2.6. Hội khuyến học:
Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch chủ động phối hợp với các ban
ngành, các đoàn thể tổ chức điều tra, tập huấn, hội thảo về các chương trình
khuyến học, khuyến tài. Xây dựng và phát huy hoạt động của các dòng họ hiếu
học, các chi hội khuyến học, gia đình hiếu học trên địa bàn để tuyên truyền vận
động mọi người tham gia quỹ khuyến học, Củng cố và phát huy vai trò của Tổ
Nhân dân tự quản cộng đồng trên các ấp. Tổ chức động viên khen thưởng kịp thời
các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong học tập và có công đóng góp vật chất
và tinh thần cho Hội khuyến học góp phần xây dựng phong trào khuyến học ở xã
phát triển.
2.7. Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm:
Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm Văn hoá Học tập cộng đồng từ
các nguồn hỗ trợ từ ngân sách theo quy định và huy động tài chính từ các nguồn
khác.
Trong năm 2016, Trung tâm có kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ
ngân sách trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Trung tâm.
Lập bảng thông báo công khai hoạt động của Trung tâm và sổ theo dõi quản
lý tài sản, sổ theo dõi mượn sách báo.
Các ấp có Nhà văn hóa sẽ kết hợp bố trí hoạt động của Trung tâm Văn hoá
Học tập cộng đồng và phối hợp khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, phòng học…
phục vụ cho hoạt động, tăng cường phối hợp với nhà trường … để tổ chức các hoạt
động phù hợp.
2.8. Chế độ thông tin, báo cáo:
Ban giám đốc Trung tâm Văn hoá Học tập cộng đồng thực hiện chế độ báo
cáo định kỳ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn Hóa và Thông tin Huyện
vào ngày 27 hàng tháng, báo cáo sơ kết, tổng kết theo quy định và các báo cáo
chuyên đề hoặc đột xuất (nếu có yêu cầu) ./.
Nơi nhận:

- UBND Huyện;
- Phòng GD & ĐT;
- Phòng VH-TT;
- Đảng Ủy xã ;
- UBND xã;
- Các thành viên Trung tâm (thực hiện);
- Lưu: TT.

GIÁM ĐỐC



×