Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

HUỲNH THANH QUANG

TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC
ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

HUỲNH THANH QUANG

TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TẠI CÁC
ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS.LÊ BẢO LÂM

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn: “Tác động của năng lực công nghệ
thông tin đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này,
tôi cam đoan rằng toàn bộ luận văn hay từng phần nhỏ của luận văn này chưa
từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận những bằng cấp ở nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học, các cở sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015

Huỳnh Thanh Quang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc
đến PGS-TS. Lê Bảo Lâm - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
quá trình nghiên cứu của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học

Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đến các thầy cô trong khoa đào tạo sau đại học
của nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên đã tham gia giảng dạy
khóa học vì đã cung c ấp những kiến thức mới, giúp tôi có thể hoàn thành tốt
luận văn.
Tôi cũng xin g ửi lời cảm ơn các đồng chí lãnh đ ạo UBND tỉnh Bình
Thuận, lãnh đạo Sở Thông Tin và Truyền Thông tỉnh Bình Thuận và lãnh đạo
Sở Nội Vụ tỉnh Bình Thuận đã t ạo cho tôi cơ hội được học nâng cao trình đ ộ
tại trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cũng xin cám ơn các Anh Chị công chức, viên chức Trung
Tâm Công nghệ Thông tin & Truyền thông Bình Thuận đã tận tình hỗ trợ và
giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian qua.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, b ạn bè đã chia s ẻ, giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất, cho tôi trong quá trình học tập, làm luận văn này.

ii


TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin và truyền thông
đã được quan tâm đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng vào công tác quản lý
điều hành tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong môi trường
minh bạch hóa các quan hệ giao dịch. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế. Văn bản này đã thể hiện quyết tâm chính
trị của Đảng và Chính phủ trong việc khẳng định tầm quan trọng và đề ra
định hướng chiến lược cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT trong giai
đoạn tới. Điều này chứng tỏ công nghệ thông tin và truyền thông đã thực sự
tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển Đất nước. Trong đó năng lực
công nghệ thông tin và truyền thông đả tác động của đến quá trình tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.
Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu về
lý thuyết và nghiên cứu về thực nghiệm trước đây về tác động của năng lực
công nghệ thông tin và truyền thông tổng thể và các thành phần đến tăng
trưởng của các địa phương của Việt Nam. Với mục tiêu nghiện cứu đánh giá
tác động của năng lực công nghệ thông tin và các thành phân năng lực công
nghệ thông tin đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam. Từ
đó đưa ra những kết luận và khuyến nghị cần thiết đối với các địa phương và
chính phủ liên quan tới sự tác động của công nghệ thông tin tới tăng trưởng
kinh tế.
Ở phạm vi nghiên cứu của đề tài sử dụng hai mô hình nghiên cứu,
ngoài biến phụ thuộc là Tăng trưởng (Growth), nghiên cứu sử dụng 19 biến
độc lập, trong đó 6 biến chính gồm 01 biến Chỉ số năng lực công nghệ thông
tin cấp tỉnh (ICT), 05 biến chỉ số thành phần của ICT (ICT1, ICT2, ICT3,
ICT4, ICT5), 6 biến kiểm soát và một số biến cấu thành biến kiểm soát.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 315 quan sát, với không gian là 63
tỉnh thành của Việt Nam và thời gian là 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 để
iii


đưa vào mô hình phân tích. Thông qua các phân tích thống kê mô tả và mô
hình hồi quy với dữ liệu bảng, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thống kê
mang dấu dương về ảnh hưởng của năng lực công nghệ thông tin và truyền
thông tổng thể và các thành phần đến tăng trưởng của các địa phương. Cụ
thể, chỉ số năng lực công nghệ thông tin và truyền thông tổng thể và các
thành phần của các địa phương tăng thì tăng trư ởng của các địa phương cũng
tăng.
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị liên
quan nhằm nâng hiệu quả, hiệu suất của tác động năng lực công nghệ thông
tin và truyền thông đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương.


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu.....................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................3
1.7. Kết cấu luận văn........................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 5
2.1. Một số khái niệm liên quan.......................................................................5
2.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông.............................5
2.1.2. Khái niệm chỉ số công nghệ thông tin tổng hợp (ICT index).........5
2.1.3. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ........................................................6
2.2. Phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế ...........................................6
2.3. Tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế ............................................ 7
2.4. Đo lường chỉ số ICT............................................................................. 9
2.4.1. Hạ tầng kỹ thuật Thành phần 1................................................... 9
2.4.2. Hạ tầng nhân lực CNTT Thành phần 2..................................... 10
2.4.3. Ứng dựng CNTT Thành phần 3 ............................................... 10

2.4.4. Sản xuất kinh doanh CNTT Thành phần 4 ............................... 11
2.4.5. Chính sách CNTT Thành phần 5 .............................................. 11
2.5. Một số nghiên cứu trước .................................................................... 12

v


2.5.1. Một số nghiên cứu trước sử dụng chỉ số đo lường tổng hợp –
ICT index ............................................................................................ 12
2.5.2. Một số nghiên cứu trước sử dụng các biến số đo lường cụ thể về
ICT ...................................................................................................... 16
2.5.3. So sánh nghiên cứu của đề tài với các nghiên cứu trước ......... 21
2.6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 23
3.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................... 23
3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 23
3.3. Đo lường các biến số trong mô hình .................................................. 25
3.3.1. Đo lường biến số phụ thuộc...................................................... 25
3.3.2. Đo lường biến số năng lực công nghệ thông tin ...................... 25
3.3.3. Đo lường các biến số kiểm soát................................................ 25
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 27
3.5. Phương pháp ước lượng ..................................................................... 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................. 30
4.1. Thống kê mô tả................................................................................... 30
4.1.1.Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................. 30
4.2. Xếp hạng ICT tại các địa phương của Việt Nam từ 2009 tới 2014.... 41
4.3. Phân tích hồi quy................................................................................ 43
4.3.1. Phân tích ma trận tương quan ................................................... 43
4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình 1 ..................................................... 44
4.3.2.1. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FE hoặc RE 44

4.3.2.2. Các kiểm định cần thiết cho FE .................................... 45
4.3.2.3. Xử lý sai phạm .............................................................. 48
4.3.3. Phân tích hồi quy mô hình 2..................................................... 49
4.3.3.1. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FE hoặc RE 49
4.3.3.2. Kiểm định nhân tử Largrange để lựa chọn RE hoặc
Pooled OLS ................................................................................ 49
4.3.3.3. Các kiểm định cần thiết cho mô hình Pooled OLS....... 50
4.3.3.4. Xử lý các sai phạm bằng mô hình hồi quy robust ........ 53
4.4. Thảo luận kết quả hồi quy.................................................................. 53
vi


4.4.1. Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng... 54
4.4.2. Tác động của các biến số kiểm soát.......................................... 57
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 60
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 60
5.2. Kiến nghị ............................................................................................ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 66
PHỤ LỤC........................................................................................................ 69

vii


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu tác động của năng lực công nghệ thông tin 23
tổng thể tới tăng trưởng kinh tế
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu tác động của năng lực công nghệ thông tin 24
thành phần tới tăng trưởng kinh tế

Hình 4.1. Biểu đồ Hạ tầng kỹ thuật

34

Hình 4.2. Biểu đồ Trang bị TV, ĐT, MT trong cá hộ gia đình

34

Hình 4.3. Biểu đồ Trang bị máy tính trong các CQNN của tỉnh

35

Hình 4.4. Biểu đồ Hạ tầng nhân lực

35

Hình 4.5. Biểu đồ Dạy tin học và đào tạo CNTT

36

Hình 4.6. Biểu đồ Các bộ chuyên trách CNTT và ATTT

36

Hình 4.7. Biểu đồ Ứng dụng Công nghệ thông tin

37

Hình 4.8. Biểu đồ CBCC Sử dụng Email trong công việc


37

Hình 4.9. Biểu đồ Triển khai ứng dụng dụng QLVB-ĐHCV trên mạng

38

Hình 4.10. Biểu đồ Triển khai hệ thống một cửa điện tử

38

Hình 4.11. Biểu đồ Sản xuất kinh doanh công nghệ thông tin

39

Hình 4.12. Biểu đồ Môi trường tổ chức và chính sách công nghệ thông tin

40

Hình 4.13 Năng lực công nghệ thông tin

41

viii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước của nước ngoài

19


Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trước trong nước

20

Bảng 3.1 Tóm tắt việc tính toán các biến số

26

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến số trong toàn thời kỳ năm năm

30

Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến số theo năm

32

Bảng 4.1. Top 10 địa phương đứng đầu

41

Bảng 4.2. Top 10 địa phương đứng cuối

42

Bảng 4.3. Ma trận tương quan các biến số độc lập

44

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Hausman


45

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình 1

47

Bảng 4.6. Tóm tắt kiểm định dành cho mô hình FE

47

Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình 1 theo phương pháp PCSE

48

Bảng 4.8. Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FE hoặc RE

49

Bảng 4.9. Kiểm định nhân tử Largrange để lựa chọn RE hoặc Pooled OLS

50

Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS

50

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình 2

51


Bảng 4.12. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

51

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

52

Bảng 4.14. Kết quả hồi quy sau khi khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai 53
thay đổi bằng phương pháp hồi quy robust
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả hồi quy của hai mô hình

ix

54


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNTT

Công nghệ thông tin

ICT; CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

CPNet

Mạng chuyên dùng của Chính phủ


ATTT

An toàn thông tin

CBCCVC

Cán bộ, công chức, viên chức

CSDL

Cơ sở dữ liệu

TFP

Tổng năng suất các yếu tố

CQNN

Cơ quan nhà nước

QLNN

Quản lý nhà nước

QLVB và ĐHCV

Quản lý văn bản và điều hành công việc

x



Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong Chương 1, tác giả sẽ trình bày tóm lược về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và
kết cấu của nghiên cứu.
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Từ những năm 50 của thế kỷ 20, các nhà kinh tế học đã phát hiện ra những hiện
tượng mới trong nền kinh tế mà các lý thuyết kinh tế cũ không thể giải thích được. Nền
kinh tế, thay vì dựa trên việc sử dụng và phân phối các yếu tố vật chất như trước, chuyển
sang dựa ngày càng nhiều trên các yếu tố phi vật chất là thông tin, tri thức và sự sáng tạo
(Solow, 1957; Machlup, 1962). Năm 1969, lần đầu tiên khái niệm nền kinh tế tri thức được
đưa ra. Sau hơn 50 năm được nghiên cứu, tới nay kinh tế tri thức đã trở thành xu hướng
không thể phủ nhận. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế của cấu trúc kinh tế mới, các quan
hệ kinh tế mới phát sinh dựa trên đầu vào cốt lõi mới là thông tin, tri thức. Nền kinh tế tri
thức tạo cơ hội cũng như thách thức đối với mọi quốc gia.
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức là sự phát triển và
ứng dụng sâu rộng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Becker (2003) G.S. nhà
kinh tế nổi tiếng của đại học Chicago và Standford, Mỹ nghiên cứu và kết luận rằng từ
năm 1995 tới năm 2000, phần lớn tăng trưởng năng suất lao động ở Mỹ là nhờ việc đầu tư
ứng dụng CNTT hoặc nhờ những tiến bộ của các sản phẩm CNTT. ICT được coi là nhân
tố mở đường cho nền kinh tế tri thức.
Đối với các nước đang phát triển, việc phát triển ICT còn có ý nghĩa lớn hơn vì ICT
sẽ là cầu nối giúp các nước này kế thừa tri thức từ các nước phát triển. Nhiều quốc gia
đang phát triển đã và đang đưa ICT trở thành chiến lược trọng tâm cho phát triển kinh tế,
tin rằng ICT sẽ tạo ra cơ hội tiên quyết để hòa nhập và đuổi kịp nền kinh tế thế giới.
Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Cấp cao Công
nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit) lần thứ 3 diễn ra tại Hà

Nội tháng 6 năm 2013 đã nêu rõ trong hơn 10 năm qua, công nghệ thông tin đã trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, đóng góp trực tiếp gần 7%
GDP của đất nước, đồng thời có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hạ tầng viễn thông và dịch vụ viễn thông Việt Nam đang từng

Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 1


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

bước phát triển để ngang tầm khu vực và thế giới. Mức độ triển khai Chính phủ điện tử của
Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Theo kết quả
khảo sát Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2012, Việt Nam xếp vị trí thứ 83 trên
tổng số 190 quốc gia được thực hiện đánh giá. Với kết quả này Việt Nam tăng 7 bậc so với
năm 2010. Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore, Malaysia,
Brunei. Việt Nam đã đứng trong nhóm 10 nước hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và trở
thành đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam đã lọt
vào danh sách 10 thành phố mới nổi về gia công phần mềm (Chinhphu.vn, 2013).
Báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở
ViệtNam – Vietnam ICT Index được sử dụng một cách chính thức tại Việt Nam từ năm
2006. Năm2014 là năm thứ 9 Báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển
và ứng dụng CNTT ở ViệtNam – Vietnam ICT Index được thực hiện bởi Hội Tin học Việt
Nam cùng Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT (từ năm 2013 trở về trước) và Bộ
Thông tin và Truyền thông (năm 2014). Chỉ số này được coi là thước đo năng lực công
nghệ thông tin của một địa phương . Với các kết quả đánh giá, xếp hạng này cho thấy bức
tranh tương đối toàn diện về công nghệ thông tin và truyền thông tại của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các ngân
hàng thương mại và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Nhìn từ góc độ các địa phương

các kết quả này đã góp phần đóng góp và tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của từng
địa phương. Từ thực tế trên đặt ra vấn đề rằng, việc các tỉnh, thành phố của Việt Nam đang
tích cực cải thiện vị trí xếp hạng trong Vietnam ICT Index có giúp các địa phương thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế hay không? Để làm rõ vấn đề trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng kinh tế tại các địa
phương của Việt Nam” là cần thiết.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Năng lực công nghệ thông tin nói chung và các thành phần nói riêng của năng lực
công nghệ thông tin tác động như thế nào tới tăng trưởng kinh tế của các địa phương?
- Những kết luận và khuyến nghị cần thiết nào đối với các địa phương trong trường
hợp có sự tác động của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế?

Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 2


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu sau cần được thực hiện:
Đánh giá tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng kinh tế tại các
địa phương của Việt Nam.
Đánh giá tác động của các thành phân năng lực công nghệ thông tin đến tăng
trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam
Đưa ra những kết luận và khuyến nghị cần thiết đối với các địa phương và chính
phủ liên quan tới sự tác động của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc sử dụng mô hình

hồi quy dữ liệu bảng để tìm hiểu tác động của năng lực công nghệ thông tin (biến số chính)
và các biến số kiểm soát khác tới tăng trưởng của các địa phương.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tác động của năng lực công nghệ thông tin tới
tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam.
Đề tài thực hiện trên phạm vi các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trong
khoảng thời gian 2009 tới 2014.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể là cơ sở khoa học để các địa phương xác
định được mức độ tác động của việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đến tăng
trưởng kinh tế tại địa phương, từ đó đưa ra chính sách đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT
trong các giai đoạn tới.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu giúp cho các địa phương có một cái nhìn toàn cảnh
về năng lực công nghệ thông tin và truyền thông của địa phương. Xác định mức độ đóng
góp đến tăng trưởng kinh tế địa phương trong thời gian qua như thế nào? Từ đó xác định
cần phải làm gì để phát huy thế mạnh của năng lực công nghệ thông tinh nhằm giúp thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương
1.7. Kết cấu luận văn

Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 3


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

Ngoài phần tóm tắt, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì nghiên cứu
được chia thành năm chương:
Chương 1: Giới thiệu chương này sẽ trình bày tóm lược về vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu

và kết cấu của nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trình bày về khái niệm và
những lý thuyết có liên quan tới tác động của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời trình bày một số kết quả nghiên cứu trước và đưa ra giả thuyết nghiên cứu của
đề tài
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày mô tả mô hình nghiên cứu, đo
lường các biến số trong mô hình, phương pháp ước lượng và dữ liệu nghiên cứu của luận
văn.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, tập trung vào phân tích thống kê mô tả,
phân tích tương quan, phân tích mô hình hồi quy và nhận xét kết quả.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 4


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ở Chương 2, nghiên cứu sẽ trình bày về khái niệm và những lý thuyết có liên quan
tới tác động của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế. Đồng thời nghiên cứu cũng
trình bày một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước cùng giả thuyết nghiên cứu của đề
tài.
2.1. Một số khái niệm liên quan
Phần viết này sẽ đề cập tới các khái niệm chính yếu được sử dụng trong nghiên cứu
như khái niệm về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), khái niệm về chỉ số thông tin
và truyền thông tổng hợp (ICT composite index) và khái niệm về tăng trưởng kinh tế.
2.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication

Technologies – ICT) là cụm từ thường dùng như là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai
trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông với công nghệ thông tin hiện
đại. Có rất nhiều định nghĩa về công nghệ thông tin từ góc độ nghiên cứu học thuật, từ góc
độ của các tổ chức quốc tế, cũng như là từ góc độ tổng hợp của các từ điển chuyên nghành.
Căn cứ vào từ điển vật lý (Dictionary of Physics) của Oxford, công nghệ thông tin và
truyền thông được định nghĩa là việc ứng dụng máy tính và các phương tiện có liên thông
tin truyền thông để lưu trữ, để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin, xử lý
thông tin và trợ giúp liên lạc (Daintith, 2009). Các công nghệ này bao gồm máy tính,
internet, liên lạc trung gian qua radio, điện thoại cũng như là các phần mềm cần thiết
(Chandler và Rod, 2012)
Theo luật Công nghệ thông tin của Việt Nam (2006), công nghệ thông tin và truyền
thông là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản
xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
2.1.2. Khái niệm chỉ số công nghệ thông tin tổng hợp (ICT index)
Để đo lường về năng lực hay khả năng sử dụng và mức độ sẵn sàng cho việc phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin của một quốc gia hay một khu vực nhất định, các
nhà nghiên cứu có thể sử dụng các biến số đo lường cụ thể như số lượng máy tính, số
lượng máy điện thoại, số người biết sử dụng máy tính, … tuy nhiên việc đo lường này có
một yếu điểm là không thể bao quát hết được các yếu tố liên quan vì vậy nó thiếu tính tổng
Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 5


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

quát trong trường hợp phải so sánh năng lực công nghệ thông tin của các khu vực địa lý
khác nhau hay định vị chính xác vị trí về năng lực công nghệ thông tin của một khu vực.
Chính vì vậy chỉ số đo lường năng lực tổng hợp về công nghệ thông tin được xây dựng để
có thể đưa ra cái nhìn toàn thể về vấn đề.

Theo Álvarez và Magaña (2007) ICT Index là thước đo phản ánh năng lực tổng hợp
về công nghệ thông tin và truyền thông. Chỉ số này phản ánh được toàn bộ thực trạng ứng
dụng và phát triển Công nghệ thông tin từ vấn đề hạ tầng, nhân lực, ứng dụng đến chính
sách cho CNTT.
Tại Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam cùng với Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về
công nghệ thông tin (CNTT) đã xây dựng hệ thống chỉ số ICT index và đặt tên là “chỉ số
sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam”. Về bản chất đây là chỉ số đo
lường thực trạng về năng lực công nghệ thông tin của từng địa phương mỗi năm.
2.1.3. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm rộng và được định nghĩa khác nhau tùy vào
mục đích nghiên cứu hoặc quản lý. Theo Kuznets (1959), tăng trưởng kinh tế là việc tăng
số lượng sản phẩm và số lượng hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng. Theo IMF (2012), tăng
trưởng kinh tế là việc tăng giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh
tế qua từng thời kỳ. Theo truyền thống, nó được đo lường bởi tỷ lệ tăng trưởng của GDP so
với tổng dân số (tăng trưởng thu nhập trên đầu người) hoặc tăng trưởng GDP thực theo
thời gian.
2.2. Phân tích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế
Để tìm hiểu tác động của năng lực công nghệ thông tin tới tăng trưởng, nghiên cứu
này sẽ bắt đầu bằng việc phân tích nguồn gốc của tăng trưởng trong đó có nhấn mạnh tới
sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố công nghệ thông tin tới tăng
trưởng.
Có nhiều mô hình toán học khác nhau đã được sử dụng để phân tích về nguồn gốc
của tăng trưởng như mô hình hàm sản suất Cobb – Douglas (1927), mô hình tăng trưởng
tân cổ điển của Solow (1957), mô hình M-R-W của Mankiw, Romer và Weil
(1992)…Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình Production Possibility Frontier (giới hạn về
khả năng sản xuất) của Jorgenson (1966). Mô hình này, được giới thiệu lần đầu tiên vào
Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 6



Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

năm 1996, cải tiến mô hình của Solow và và được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều nghiên
cứu. Dạng mô hình như sau:
Y= A.X(Kn, Kc, Ks, Kt, L) (1)
Trong đó, Y đại diện cho sản phẩm đầu ra, X là một hàm số kết hợp của vốn (K),
lao động (L), và A được gọi là nhân tố năng suất tổng hợp (Total Factor Productivity –
TFP). Vốn được phân chia thành bốn thành phần cấu thành nhỏ hơn là vốn dành cho các
lĩnh vực phi công nghệ thông tin (non-ICT), vốn dành cho phần cứng (Kc), vốn đầu tư
vào phần mềm (Ks), và vốn đầu tư vào thông tin truyền thông (Kt).
Để có thể ứng dụng mô hình lý thuyết này ra thực tế, Vu (2010) đã phân tích mô
hình như sau:
Giả sử vốn Ki (đại diện cho Kn,Kc,Ks, Kt ) có chi phí sử dụng là ci. Tương ứng với
cn là chi phí vốn dành cho việc đầu tư vào khu vực phi công nghệ thông tin, cc cho phần
cứng, cs cho phần mềm và ct là cho thông tin truyền thông. Thêm vào đó, L được đo
lường bởi số giờ làm việc kiếm được mức lương trung bình là w. Do vậy phần đóng góp
của Ki là SKi được tính như sau:
SKi = ci*(Ki/YP)
Và phần đóng góp của lao động L:
SL = wL/YP
Trong đó P là giá của sản lượng đầu ra Y.
Lúc này mô hình (1) được viết lại như sau:
Y = SKnKn + SKcKc + SKsKs + SKtKt + SLL + TFP (2)
Mô hình (2) đã thể hiện vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông tới tăng
trưởng và được thể hiện ở từng mức đóng góp đặc thù như SKc, SKs, SKt.
2.3. Tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế
Mô hình (2) đã mô tả vai trò của ICT tới tăng trưởng kinh tế tuy nhiên nó chưa
thể hiện chiều hướng tác động của biến số này.
Romer (1990), Grossman và Helpman (1991), và Aghion và Howitt (1998) đã

cung cấp mô hình lý thuyết đánh giá sự tác động của hoạt động nghiên cứu và phát triển

Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 7


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

(bao gồm các yếu tố công nghệ thông tin) tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các tác
giả đã khẳng định rằng hoạt động nghiên cứu và phát triển chính là một động lực cho
tăng trưởng kinh tế.
Barro và Sala-i-Martin (1995) đã phát triển mô hình “dẫn đầu – theo sau” Leader
– Follower”. Những quốc gia có nền kinh tế dẫn đầu là những quốc gia tập trung vào sự
đổi mới trong đó ICT đóng một vai trò quan trọng trong sự đổi mới. Trong khi đó các
quốc gia có nền kinh tế theo sau thường là các quốc gia bắt trước sự đổi mới của các
quốc gia dẫn đầu.
Lý thuyết khuôn mẫu công nghệ được Dosi (1982) và Perez (1983, 2004) đưa ra,
ban đầu để giải thích sự vận động có tính chu kỳ của nền kinh tế mà theo họ nguyên
nhân cốt lõi của sự vận động ấy nằm ở sự thay đổi công nghệ nền tảng. Shiller (2000) và
Freeman (2005) gọi tên “khuôn mẫu ICT” tương ứng với nền kinh tế tri thức. ICT đã
giúp các nền kinh tế nhìn nhận rõ hơn vị trí trung tâm của tri thức trong sản xuất. ICT
buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cấu trúc tổ chức, cách thức quan hệ trong nội bộ
doanh nghiệp, cũng như với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng hướng tới không
ngừng kiến tạo tri thức để không bị đào thải khỏi thị trường. Ở mặt vi mô, ICT tác động
đến lối sống, thói quen sinh hoạt và làm việc của dân cư…Ở mặt vĩ mô, ICT tác động
tích cực tới nền kinh tế. Và cuối cùng chúng ta có được một trật tự kinh tế hoàn toàn
mới của nền kinh tế tri thức. Theo cách lý luận đó, ICT là đòn bẩy, mấu chốt mở ra kinh
tế tri thức. Mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của ICT tới các hoạt động kinh tế đã được nhấn
mạnh đâu đó, chẳng hạn trong lý thuyết về công nghệ mang mục đích chung (Helpman

1998). Tuy nhiên, chỉ lý thuyết khuôn mẫu công nghệ mới khẳng định chắc chắn rằng sự
tác động của ICT là toàn diện trên cả mặt chất và lượng, cả cấu trúc của hệ thống kinh
tế- kỹ thuật (techno-economic system) và hệ thống xã hội-thể chế (socio-insitutional
system) của nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển của khuôn mẫu công nghệ, người ta
thấy sự tương hỗ qua lại, đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế- kỹ thuật và các yếu tố
xã hội-thể chế. Một công nghệ mới khi áp dụng đòi hỏi một cách thức tổ chức mới, các
quan hệ kinh tế, xã hội, thể chế mới để dung nạp nó. Những thay đổi này lại là tiền đề
cho sự trưởng thành hơn của khuôn mẫu công nghệ. Cứ tiếp tục vòng xoáy như vậy cho
đến một lúc mọi trật tự của nền kinh tế xã hội được sắp xếp lại và chúng ta có một nền
kinh tế hoàn toàn khác. Các lý thuyết khuôn mẫu công nghệ gọi nền kinh tế xã hội là

Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 8


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

một hệ tiến hóa gồm 2 hệ con: hệ kinh tế- kỹ thuật và hệ xã hội-thể chế. Sự đồng tiến
hóa và tương tác giữa hai hệ con sẽ tạo “khuôn” cho hệ tổng thể. Việc kết thúc một
khuôn mẫu công nghệ và chuyển qua một khuôn mẫu khác cũng sẽ là kết quả của quá
trình đồng tiến hóa, tương tác này.
Ở các mô hình nêu trên, đều hàm ý về sự tác động cùng chiều của công nghệ
thông tin và truyền thông tới tăng trưởng kinh tế.
2.4. Đo lường chỉ số ICT
Ở phạm vi nghiện cứu của đề tài sử dụng số liệu hệ thống các chỉ tiêu của
Vietnam ICT Index được áp dụng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 38
chỉ tiêu và được phân thành 5 nhóm thành phần. Theo ICT index (2014), các chỉ số
được thể hiện bằng điểm, bao gồm 5 chỉ số chính và một chỉ số tổng hợp. Các chỉ số
chính được tính toán theo các bước như sau

Bước 1: Chuẩn hóa dữ liệu;
Bước 2: Xác định giá trị của các chỉ số thành phần;
Bước 3: Xác định giá trị của các hệ số tương quan;
Bước 4: Xác định giá trị của chỉ số chính
Chỉ số ICT tổng hợp được xác định bằng tổng của các chỉ số thành phần.
Cụ thể việc đo lường của từng thành phần được mô tả chi tiết ở phần tiếp theo.
Ý nghĩa và cấu thành của từng chỉ số thành phần được mô tả chi tiết như sau.
2.4.1. Hạ tầng kỹ thuật Thành phần 1:
Hạ tầng kỹ thuật Có thể hiểu công nghệ thông tin bao gồm các kỹ thuật phần
cứng, phần mềm, dữ liệu, mạng máy tính và viễn thông được sử dụng để xử lý thông tin.
Luật công nghệ thông tin năm 2006 nhấn mạnh: “Ứng dụng công nghệ thông tin là việc
sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối
ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả của các hoạt động này”.
Hạ tầng kỹ thuật với 15 chỉ tiêu bao gồm: Tỷ lệ điện thoại cố định/100 dân; Tỷ lệ
điện thoại di động/100 dân; Tỷ lệ thuê bao Internet/100 dân; Tỷ lệ thuê bao băng

Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 9


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

rộng/100 dân; Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định; Tỷ lệ hộ gia đình có tivi; Tỷ lệ hộ
gia đình có máy tính; Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng; Tỷ lệ máy
tính/CBCCVC trong các cơ quan nhà nước của tỉnh; Tỷ lệ máy tính trong các cơ quan
nhà nước của tỉnh có kết nối Internet băng rộng; Tỷ lệ các cơ quan nhà nước của tỉnh kết
nối với mạng diện rộng của tỉnh; Tỷ lệ máy tính trong các cơ quan nhà nước của tỉnh kết
nối với mạng chuyên dùng của Chính phủ (CPNet); Tỷ lệ máy tính/CBNV trongcác

doanh nghiệp; Tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet băng rộng; Triển khai các hệ thống
an toàn thông tin và an toàn dữ liệu.
2.4.2. Hạ tầng nhân lực CNTT Thành phần 2:
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố then chốt
có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo chất
lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân
lực có trình độ cao, tăng cường năng lực công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia.
Hạ tầng nhân lực CNTT với 8 chỉ tiêu bao gồm : Tỷ lệ các trường tiểu học có
giảng dạy tin học; Tỷ lệ các trường trung học cơ sở có giảng dạy tin học; Tỷ lệ các
trường trung học phổ thông có giảng dạy tin học; Tỷ lệ các trường đại học, cao đẳng ở
tỉnh có đào tạo chuyên ngành CNTT; Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ
quan nhà nước của tỉnh; Tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT trong các cơ quan nhà nước
của tỉnh; Tỷ lệ CBCCVC trong các cơ quan nhà nước của tỉnh biết sử dụng máy tính
trong công việc; Tỷ lệ CBCCVC được được tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần
mềm nguồn mở thông dụng.
2.4.3. Ứng dựng CNTT Thành phần 3:
Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện
mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố
có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất,
hiệu suất lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phải gắn với quá
trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong
các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công
nghệ và an ninh quốc phòng.
Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 10



Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng những phần mềm và ứng dụng
CNTT từ mức độ đơn giản đến phức tạp để phục vụ cho nhiều mục đích hoạt động của
doanh nghiệp. Trong đó Website đóng vai trò kênh truyền thông và công cụ kinh
doanh hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp.
Ứng dụng CNTT với 9 chỉ tiêu bao gồm : Tỷ lệ CBCCVC được cấp hòm thư điện
tử chính thức của tỉnh, thành phố và sử dụng thư điện tử trong công việc; Tin học hóa
các thủ tục hành chính; Triển khai các ứng dụng cơ bản; Xây dựng các CSDL chuyên
ngành; Ứng dụng phần mềm nguồn mở; Sử dụng văn bản điện tử; Website/Cổng thông
tin điện tử của tỉnh/thành phố; Triển khai các dịch vụ công trực tuyến; Tỷ lệ doanh
nghiệp có website.
2.4.4. Sản xuất kinh doanh CNTT Thành phần 4:
Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn,
được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công
nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh
tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc
gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công
nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình
thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được Nhà nước đặc biệt
quan tâm.
Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh tế xã hội được ưu tiên
phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở
hạ tầng thông tin và truyền thông phải đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đầu tư vào hạ tầng thông tin và
truyền thông là đầu tư chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội.
Sản xuất, kinh doanh CNTT với 3 chỉ tiêu bao gồm :Tỷ lệ đơn vị sản xuất, kinh
doanh CNTT/10.000 dân; Tỷ lệ người làm việc trong các đơn vị sản xuất- kinh doanh
CNTT/10.000 dân; Tỷ lệ doanh thu/CBNV các DN CNTT.
2.4.5. Chính sách CNTT Thành phần 5:

Trong những năm gần đây, ngành CNTT-TT đã ghi nhận sự thay đổi trong cơ cấu
tổ chức của Ngành. Đầu tiên, đó là việc thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT
Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 11


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban. Điều này đã khẳng định sự quan
tâm của Chính phủ đối với việc thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT trong các cơ
quan Nhà nước, các ngành, lĩnh vực trọng điểm và trong xã hội. Tiếp theo đó, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 tạo cơ sở pháp lý
quan trọng để hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Thông tin và
Truyền thông nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát
triển trong giai đoạn mới. Đặc biệt, vào ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị
quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế. Văn bản này đã thể hiện quyết tâm chính trị của
Đảng và Chính phủ trong việc khẳng định tầm quan trọng và đề ra định hướng chiến
lược cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn tới.
Môi trường tổ chức và chính sách với 3 chỉ tiêu bao gồm: Tổ chức - Chỉ đạo triển
khai ứng dụng CNTT; Cơ chế - Chính sách phát triển và ứng dụng CNTT; Sự quan tâm
của lãnh đạo tỉnh đối với phát triển và ứng dụng CNTT.
2.5. Một số nghiên cứu trước
Các nghiên cứu trước về tác động của CNTT tới tăng trưởng kinh tế thường chia
làm hai loại, loại thứ nhất là sử dụng các biến số đo lường cụ thể như số lượng máy tính,
số lượng điện thoại … để đại diện cho biến số năng lực công nghệ thông tin. Loại thứ
hai là sử dụng các chỉ số tổng hợp (composite index) để đánh giá. Đề tài sẽ tóm tắt một
số nghiên cứu trước được phân theo hai dạng nêu trên.
2.5.1. Một số nghiên cứu trước sử dụng chỉ số đo lường tổng hợp – ICT

index
- Nghiên cứu của Steinmueller (2001) về ICT và khả năng tạo bước nhảy của các
nước đang phát triển (ICTs and the Possibilities for Leapfrogging by Developing
Countries). Ông đưa ra quan điểm khác về tác động của ICT đối với các nước đang phát
triển. Tác động của ICT sẽ xuất hiện những trở ngại cho nền kinh tế trong giai đoạn đầu.
Nguyên nhân của vấn đề này là do khả năng hấp thụ vốn công nghệ cao của các nước
đang phát triển có những hạn chế nhất định, do sự thiếu hụt nguồn lực lao động đủ để
thẩm thấu những công nghệ mới này. Từ đó các doanh nghiệp và người điều hành doanh
nghiệp ở các nước đang phát triển phải tốn một khoảng thời gian để tiếp cận và áp dụng
các quy trình mới. Tuy nhiên, ICT cũng đóng vai trò không hề nhỏ cho sự tăng trưởng
Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 12


Huỳnh Thanh Quang – Lớp ME06BT

của các nước đang phát triển. Điểm quan trọng nhất của ICT đối với các nước đang phát
triển chính là “hiệu ứng lan toả” (spillover effect). Hiệu ứng này cho thấy khi một ngành
nhận được nguồn tài trợ vào ICT sẽ có tác động kích thích và lan toả sự tăng trưởng
công nghệ của ngành mình sang các ngành khác. Các quốc gia đang phát triển có thể tận
dụng lợi thế từ hiệu ứng này để tạo ra những bước đi tắt đón đầu ngoạn mục. Mặc dù
vậy, cũng theo Steinmueller, hiệu ứng lan toả cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ đồng
cấp của các ngành công nhiệp, hay mối quan hệ của các ngành công nghiệp trong một
chuỗi giá trị.
- Nghiên cứu của Sitiroh (2002) về ICT là hiệu ứng lan tỏa mới cho nền kinh tế
(Are ICT Spillovers Driving the New Economy?), tìm kiếm một liên kết giữa thực
nghiệm tích lũy vốn ICT và đo tốc độ tăng trưởng TFP qua Mỹ ngành công nghiệp và
sản lượng đưa ra ba kết luận: Đầu tiên là lợi ích của đầu tư công nghệ thông tin phù hợp
với chi phí và cộng dồn vào những doanh nghiệp. Thứ hai, có sự thay đổi đáng kể trong

các tác động sản xuất của các máy tính tương ứng với thiết bị viễn thông. Thứ ba, nó là
rất quan trọng để cho phép không đồng nhất trong những cú sốc năng suất trên các
ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ.
Những phát hiện này là một bước đầu tiên trong việc tìm kiếm các hiệu ứng
không theo tiền lệ từ vốn ICT. Có thể là tác dụng ICT khác nhau đang hiện diện trong
người sử dụng chuyên sâu hơn của công nghệ thông tin, do đó, làm việc trong các ngành
công nghiệp hoặc các quốc gia khác là cần thiết để chứng thực cho những phát hiện này.
Ngoài ra, sự kết hợp của công suất máy tính và truyền thông tạo khả năng biến đổi lớn
lao trong hoạt động của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Khương (2011) về ICT như là một nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế trong thời đại thông tin: bằng chứng thực nghiệm từ giai đoạn 1996-2005 (ICT
as a source of economic growth in the information age: Empirical evidence from the
1996–2005 period). Vào năm 2011, sử dụng dữ liệu bảng của 102 nước trong giai đoạn
10 năm 1996-2005 từ ba nguồn chính: các tập dữ liệu Chỉ số Phát triển Thế giới (đối với
các chỉ số kinh tế), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) Chỉ số Viễn thông Thế giới cơ
sở dữ liệu (đối với chỉ số thâm nhập ICT), và các Chỉ số Quản trị Ngân hàng Thế giới
(cho các chỉ số quản trị).
Mô hình :

YGROWis=α +βXis+δi+εis

Tác động của năng lực công nghệ thông tin đến tăng trưởng tại các địa phương của Việt Nam

Trang 13


×