Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tự do kinh tế tác động đến tăng trưởng ở các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 77 trang )

TÓM TẮT

Luận văn được tiến hành nhằm kiểm định tác động của tự do kinh tế đến tăng
trưởng của các nước khu vực Đông Nam Á. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 07
quốc gia bao gồm: Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và
Việt Nam với số liệu chuỗi thời gian từ năm 1999 đến năm 2013. Mẫu nghiên cứu
có tổng số 105 quan sát với các yếu tố nhóm tự do kinh tế: Chỉ số tự do kinh tế tổng
thể, chỉ số không tham nhũng, tự do tài khóa, tự do tiền tệ, tự do thương mại, và
nhóm yếu tố kiểm soát: giáo dục, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Kết quả thực
nghiệm của nghiên cứu được tóm lược như sau:
Thứ nhất, về mặt tổng thể, tự do kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1999- 2013. Kết quả này cho
thấy khi các quốc gia chuyển dịch nền kinh tế theo xu hướng tự do hơn thì nhìn
chung sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi lên.
Thứ hai, trong 04 thành phần của tự do kinh tế là: chỉ số không tham nhũng;
tự do tài khóa; tự do tiền tệ; và tự do thương mại, thì chỉ có tự do tiền tệ và tự do tài
khóa có tác động tích cực đến tăng trưởng, trong khi đó tự do thương mại có tác
động âm và chỉ số không tham nhũng không có ý nghĩa thống kê.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1


1.1. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................... 5
1.7. Kết cấu luận văn nghiên cứu ............................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................ 7
2.1. Khái quát về tự do kinh tế ................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm về tự do kinh tế ........................................................ 7
2.1.2. Chỉ số tự do kinh tế ................................................................... 8
2.1.3. Phương pháp đo lường tự do kinh tế ....................................... 11
2.2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ....................................................... 16
2.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ............................................ 16
2.2.2. Mô hình tăng trưởng nội sinh .................................................. 16
2.3. Lý thuyết về tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ..... 17
2.3.1. Tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ............... 19

iv


2.3.2. Tác động của các chỉ số thành phần của tự do kinh tế đến tăng
trưởng kinh tế ............................................................................. 20
2.3.3. Các kênh tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ..23
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trước ................................................... 25
2.5. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất .............................................. 29
2.6. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 32
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 33

3.3. Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 34
3.4. Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 34
3.4.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ........................................... 34
3.4.2. Mô tả các biến ........................................................................ 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41
4.1. Tổng quan về các quốc gia Đông Nam Á ......................................... 41
4.2. Tổng quan kết quả mẫu nghiên cứu .................................................. 43
4.2.1. Mô tả thống kê......................................................................... 43
4.2.2. Phân tích các biến .................................................................... 44
4.3. Phân tích ma trận tương quan ............................................................ 48
4.4. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................................... 49
4.5. Lựa chọn mô hình hồi quy ................................................................ 49
4.6. Kết quả hồi quy ................................................................................. 51
4.7. Thảo luận kết quả .............................................................................. 53
4.7.1. Phân tích các biến tự do kinh tế .............................................. 54
4.7.2. Phân tích các biến kiểm soát ................................................... 57
4.7.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..................................................... 60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 61
5.1. Kết luận ............................................................................................. 61

v


5.2. Gợi ý chính sách ............................................................................... 62
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 64
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................... 64
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 66
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 70

PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 71
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 71
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. 72
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. 73
PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. 73

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Danh mục Hình và Đồ thị

Trang

Hình 2.1: Mối tương quan giữa tự do kinh tế và tăng trưởng

18

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

33

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng

36

kinh tế
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của khu vực Đông Nam Á,


45

giai đoạn 1999- 2013
Hình 4.2: Biến động của chỉ số tự do kinh tế tổng thể của khu vực Đông

46

Nam Á từ năm 1999 đến năm 2013
Hình 4.3: Biến động của các chỉ số tự do kinh tế thành phần của khu vực

47

Đông Nam Á từ năm 1999 đến năm 2013
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự điều chỉnh mức thuế suất TTNDN của một số
quốc gia ASEAN

vii

55


DANH MỤC BẢNG
Danh mục Bảng

Trang

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các thành phần của chỉ số EFW và chỉ số IEF

10


Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu về tác động của tự do kinh tế đến

29

tăng trưởng
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong nghiên cứu

39

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát

43

Bảng 4.2: Kiểm định tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và phân

50

phối chuẩn phần dư
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy

51

Bảng 4.4: Chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc gia ASEAN

59

năm 2013
Bảng 4.5: Bảng tóm tắt kết quả tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng

viii


60


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East

Asian Nations)
ASEAN Statistics : Thống kê Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Ctg

: Các tác giả

IEF

: Chỉ số tự do kinh tế (Index of Economic Freedom)

Fcor

: Chỉ số không tham nhũng (Freedom from Corruption)

FisF

: Tự do tài khóa (Fiscal Freedom)

MF


: Tự do tiền tệ (Money Freedom)

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for

Economic Co-operation and Development)
TF

: Tự do thương mại (Trade Freedom)

UNDP

: Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations

Development Programme)
WB

: Ngân hàng Thế giới (World Bank)

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1.

Đặt vấn đề nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề kinh tế quan trọng nhất của các quốc gia

trong mọi giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, những vấn đề nghiên cứu liên quan
đến tăng trưởng kinh tế luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả.
Những năm giữa thế kỷ 18, Adam Smith, tác giả của quyển sách nổi tiếng
“Bản chất và nguyên nhân về sự giàu có của các quốc gia” (Nature and Causes of
the Wealth of Nations) đã đặt câu hỏi: Tại sao các quốc gia thịnh vượng?. Theo
Adam Smith, các quốc gia trở nên thịnh vượng khi họ có những thể chế tốt tạo ra
một “luật chơi” công bằng khuyến khích mọi người tạo ra của cải. Ông còn thấy
rằng một nền kinh tế trở nên giàu có khi thị trường tư nhân không bị kiểm soát quá
mức có thể, chính phủ đóng vai trò quan trọng nhưng vai trò này bị hạn chế trong
việc bảo vệ quyền tự do, quyền sở hữu, và ràng buộc thực thi hợp đồng. Hay nói
cách khác, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập thể chế phù hợp để
đẩy mạnh tăng trưởng (Adam Smith, 1776 trích bởi Borovic, 2014).
Các học giả ủng hộ quan điểm của Adam Smith cho rằng những thể chế và
chính sách phù hợp với tự do kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh hơn
(North, 1990; Gwartney và ctg, 2014). Tuy vậy, quan điểm này còn mang tính chất
định tính, bởi làm thế nào để đánh giá được chính xác mức độ tự do của thị
trường?. Và “Chỉ số tự do kinh tế” được các tổ chức quốc tế thiết kế để giải đáp
câu hỏi này. Milton Friedman, lý thuyết gia về thị trường tự do, cho rằng nếu tự do
kinh tế có thể được đo lường một cách tương đối với độ tin cậy cao thì điều này sẽ
làm tăng tính thuyết phục trong kết quả nghiên cứu, và giúp tìm ra những nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (Milton Friedman trích từ Gwartney và ctg, 2014).

1



Hai chỉ số tự do kinh tế được sử dụng phổ biến trong việc đánh giá xếp hạng
mức độ tự do kinh tế của các quốc gia hiện nay là chỉ số EFW (do viện Fraser thiết
kế), và chỉ số IEF (của Tổ chức Heritage). Với sự ra đời của hai chỉ số này, các
nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do kinh tế và tăng trưởng đã được
tiến hành nhiều hơn (chẳng hạn: Ayal và Karras, 1998; Carlsson và Lundstrom,
2002; Heckelman và Stroup, 2002; Corbi, 2007; Scully, 2008). Tuy nhiên, những
nghiên cứu tương tự cho khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam còn khá hạn
chế.
Những năm qua, nền kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á ngày
càng có xu hướng hội nhập toàn cầu hơn, với sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) của hầu hết các quốc gia. Sự gia nhập này tạo ra sự linh hoạt và tự do
hơn trong di chuyển của nguồn vốn, hàng hóa và dịch vụ. Điều này mang đến
nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng sẽ mang đến sự cạnh tranh và thách thức cao
hơn đối với các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, tìm hiểu sự mở rộng tự do
này tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế để từ đó có thể hoạch định các
chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia trong xu hướng hội
nhập là điều cần thiết. Và đây là lý do hình thành nên nghiên cứu: “Tự do kinh tế
tác động đến tăng trưởng ở các nước Đông Nam Á”.
Ngoài ra, theo Carlsson và Lundstrom (2002), tự do kinh tế được cấu thành
từ nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, và trong các nghiên cứu thực nghiệm
về mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế nhận thấy rằng trong các thành phần này,
có những thành phần tồn tại mối quan hệ âm hoặc không có ý nghĩa thống kê. Do
đó, ngoài tự do tổng thể của nền kinh tế thì cần thiết phải kiểm định tác động của
các thành phần này để có những chính sách cụ thể và phù hợp hơn. Theo số liệu
thống kê từ Tổ chức Heritage, trong giai đoạn 1999- 2013, những quy định và
chính sách liên quan đến các yếu tố: chỉ số không tham nhũng, tự do tài khóa, tự do
tiền tệ, và tự do thương mại được chính phủ các nước Đông Nam Á sử dụng
thường xuyên nhất, được thể hiện ở các điểm số cho các thành phần này thay đổi
liên tục hàng năm. Mặt khác, đây cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến
2



khu vực tư nhân, một trong những khu vực trọng tâm của tự do kinh tế, và là nhân
tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Đồng thời 04 thành phần này cũng thuộc
vào 04 khía cạnh chính, quyết định mức độ tự do kinh tế của quốc gia đó là: Quy
định pháp luật (chỉ số không tham nhũng); Quy mô chính phủ (tự do tài khóa); Sự
hiệu quả của chính phủ (tự do tiền tệ); Độ mở thị trường (tự do thương mại). Vì
vậy, trong nghiên cứu này, ngoài kiểm định tác động đến tăng trưởng của mức độ
tự do tổng thể của nền kinh tế thì tác động của 04 thành phần: chỉ số không tham
nhũng; tự do tài khóa; tự do tiền tệ; và tự do thương mại cũng sẽ được xem xét đến.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu kỳ vọng đạt được mục tiêu:
Xác định tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng các nước khu vực Đông

Nam Á. Từ đó, có thể đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu
tăng trưởng đã đề ra.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu trên, nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi sau:
Tự do kinh tế tác động như thế nào đến tăng trưởng các nước khu vực Đông

Nam Á?
1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được luận văn giới hạn trong phạm vi các nước khu vực


Đông Nam Á. Tuy nhiên, không bao gồm các nước: Brunei, Myanma, Singapore,
và Đông- Timor. Lý do loại các nước ở đây ra vì:
Trường hợp của Brunei, Myanma, Đông- Timor do hạn chế về dữ liệu của
biến giải thích chính trong mô hình nghiên cứu.
Riêng về trường hợp của Singapore được xem như ngoại lệ. Trong quá trình
sàng lọc dữ liệu của biến giải thích chính- biến tự do kinh tế, cho thấy có sự chênh
lệch rất lớn về mức độ tự do kinh tế của nước này so với các nước khác trong khu

3


vực. Cụ thể, trong 186 quốc gia được Tổ chức Heritage đánh giá xếp hạng,
Singapore xếp hạng 2/186 từ năm 1995 đến nay, và được xem là tiệm cận với mức
hoàn toàn tự do kinh tế; trong khi các quốc gia còn lại đứng ở vị trí từ mức trung
bình trở xuống. Vì khoảng cách chênh lệch quá lớn, nên Singapore được loại ra
khỏi mẫu nghiên cứu.
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường
niên về xếp hạng tự do kinh tế của Tổ chức Heritage, và các chỉ số được công bố
của Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2013.
Luận văn chọn giai đoạn này là vì: giai đoạn trước đó thiếu dữ liệu cần thiết để
phân tích, hơn nữa tăng trưởng kinh tế của một số nước trong khu vực dần phục
hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997- 1998, và bắt đầu mở cửa hội
nhập nhiều hơn.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên, luận văn sẽ tiến hành tham khảo các lý thuyết liên quan đến vấn

đề nghiên cứu. Sau đó, luận văn sẽ xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc được xác định là tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, các biến độc lập được xác định bao gồm: chỉ số tự do kinh tế tổng thể,
chỉ số không tham nhũng, tự do tài khóa, tự do tiền tệ, tự do thương mại. Kết quả
thực nghiệm từ mô hình hồi quy sẽ được sử dụng làm cơ sở để chấp nhận hay bác
bỏ các giả thuyết nghiên cứu cũng như giải thích mối tương quan giữa tự do kinh tế
với tăng trưởng. Phương pháp sử dụng trong luận văn này là phương pháp định
lượng.
Những dữ liệu về tự do kinh tế và các biến kiểm soát khác được luận văn
thu thập từ các báo cáo đánh giá xếp hạng thường niên của Tổ chức Heritage, Ngân
hàng Thế giới trong giai đoạn 1999- 2013. Dữ liệu nghiên cứu được thể hiện theo
dữ liệu bảng. Đồng thời, luận văn sẽ sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi
quy thích hợp và kiểm soát các sai phạm trong mô hình để kiểm định tác động của
tự do kinh tế đến tăng trưởng kinh tế.

4


1.6.

Ý nghĩa của nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện với mục tiêu kiểm định tác động của tự do

kinh tế đến tăng trưởng các nước khu vực Đông Nam Á. Do phần lớn các nước
trong khu vực có những nét tương đồng nhau nên kết quả nghiên cứu góp phần
giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có thêm sự tham khảo về tác
động của tự do kinh tế đến tăng trưởng. Cụ thể:
Nghiên cứu sẽ cho thấy, với xu hướng hội nhập trong thời gian qua, việc mở
rộng tự do kinh tế có đem lại hiệu quả tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay
không. Bên cạnh đó, việc xem xét tác động riêng lẻ của các yếu tố thành phần của
tự do kinh tế đến tăng trưởng, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết hơn
về các khía cạnh của tự do kinh tế. Điều này mang lại nhiều thông tin có ý nghĩa

cho các nhà hoạch định chính sách. Vì trong các thành phần này có những thành
phần có tác động âm đến tăng trưởng hoặc không có tác động rõ rệt. Việc đưa ra
các chính sách phù hợp sẽ giúp nền kinh tế trở nên tự do hơn đồng thời cũng sẽ
giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngoài ra, với sự hạn chế của các nghiên cứu về tự do kinh tế ở khu vực
Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận văn kỳ vọng sẽ
có những đóng góp hữu ích cho việc phát triển các nghiên cứu khác trong tương
lai.
1.7.

Kết cấu luận văn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu được trình bày theo năm chương. Các chương dự kiến

được bố cục như sau:
Chương một giới thiệu tổng quan nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng
khi thực hiện luận văn nghiên cứu này. Ngoài ra, chương này cũng thảo luận những
đóng góp có được từ kết quả thực nghiệm nghiên cứu.

5


Chương hai là một chương rất quan trọng. Có thể nói nội dung trong
chương này là cơ sở nền của luận văn. Ở chương hai, cơ sở lý thuyết về tự do kinh
tế, phương pháp đo lường tự do kinh tế cùng lý thuyết về mối tương quan giữa tự
do kinh tế với tăng trưởng, và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối
tương quan này sẽ được trình bày.
Sau khi đã khái quát cơ sở lý thuyết có liên quan trong chương hai, tiếp
theo, chương ba sẽ xây dựng quy trình nghiên cứu. Đồng thời, mô hình nghiên cứu
và các giả thuyết nghiên cứu sẽ được hình thành. Chương ba cũng sẽ trình bày rõ
phương pháp nghiên cứu và cách đo lường các biến nghiên cứu.

Chương bốn thể hiện kết quả thực nghiệm và những thảo luận từ kết quả
nghiên cứu. Trong chương này, các giả thuyết nghiên cứu sẽ được chấp nhận hay
bác bỏ. Đồng thời, tác động cụ thể của tự do kinh tế đến tăng trưởng sẽ được giải
thích.
Và sau cùng là chương năm. Ở chương năm, các kết quả nghiên cứu chính
trong luận văn sẽ được tóm tắt lại và từ kết quả nghiên cứu, những kiến nghị về
chính sách sẽ được trình bày. Chương này cũng chỉ ra những giới hạn và hướng
nghiên cứu tiếp theo.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Nội dung chương hai sẽ lược khảo các lý thuyết liên quan đến tự do kinh tế.
Trong đó, nội dung được tập trung nhấn mạnh là các lý thuyết về mối tương quan
giữa tự do kinh tế và tăng trưởng. Bố cục trong chương này được trình bày theo
sáu phần: (i) Khái quát về tự do kinh tế; (ii) Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế; (iii)
Lý thuyết về mối tương quan giữa tự do kinh tế với tăng trưởng; (iv) Các nghiên
cứu thực nghiệm; (v) Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất; và (vi) Giả thuyết
nghiên cứu.
2.1.

Khái quát về tự do kinh tế

2.1.1. Khái niệm về tự do kinh tế
Theo Miller và ctg (2014), tự do kinh tế là điều kiện để các cá nhân, doanh
nghiệp tự do cạnh tranh. Những thể chế của thị trường tự do không có sự phân biệt
đối xử (chống lại hay ủng hộ) cá nhân nào về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, hoặc

bất kỳ yếu tố nào khác liên quan đến danh dự của cá nhân. Nhìn chung, tất cả các
hoạt động can thiệp của chính phủ vào thị trường có thể làm hạn chế sự tự do kinh
tế. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là để thị trường tự do vận hành hỗn
loạn, hoặc hoàn toàn không có sự can thiệp của chính phủ. Tự do kinh tế là việc tạo
ra và duy trì một cảm giác tự do cho tất cả. Các cá nhân đều được hưởng lợi ích từ
tự do kinh tế, và ngược lại họ phải có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do kinh tế
của người khác.
Tự do kinh tế vận hành dựa trên nền tảng của chủ nghĩa tự do và mục tiêu
của tự do kinh tế là nhằm giảm bớt vai trò chỉ đạo của chính phủ. Điều này hàm ý
rằng các nền kinh tế nên để thị trường tự do vận động và phát huy vai trò của khu
vực tư nhân (Borovic, 2014).

7


Một cách cụ thể hơn, Gwartney và ctg (2014), và Tổ chức Heritage định
nghĩa tự do kinh tế là sự cấu thành của các thành phần khác nhau. Đây là hai định
nghĩa được hầu hết các học giả hiện nay chấp nhận.
Theo Gwartney và ctg (2014) tự do kinh tế có thể được định nghĩa dựa trên
các thành phần chính bao gồm: tự do lựa chọn của cá nhân; trao đổi tự nguyện, tự
do cạnh tranh và sự bảo vệ của tài sản và cá nhân. Các cá nhân có tự do kinh tế
khi: (i) các tài sản có được, không từ việc sử dụng bạo lực, đe dọa hay trộm cắp, và
các tài sản này được bảo vệ bởi pháp luật; (ii) họ được tự do sử dụng, trao đổi hoặc
cho người khác miễn là hành động của họ không vi phạm các quyền tương tự của
các cá nhân khác.
Tổ chức Heritage (Miller và ctg, 2014) định nghĩa tự do kinh tế bao gồm tất
cả các quyền và sự tự do trong việc sản xuất, phân phối, hay tiêu thụ các hàng hóa
và dịch vụ. Hình thức cao nhất của tự do kinh tế sẽ: (i) cung cấp một quyền tuyệt
đối của quyền sở hữu tài sản; (ii) thực hiện đầy đủ các quyền tự do di chuyển lao
động, nguồn vốn, và hàng hóa; và (iii) vắng mặt của sự cưỡng chế hay hạn chế các

quyền tự do kinh tế vượt ra ngoài phạm vi cần thiết cho công dân, để bảo vệ và duy
trì sự tự do riêng của các cá nhân. Hay nói một cách khác, các cá nhân được tự do
làm việc, sản xuất, tiêu thụ và đầu tư theo bất kỳ cách nào mà họ nhận thấy hiệu
quả nhất, và sự tự do này được bảo vệ bởi chính phủ.
2.1.2. Chỉ số tự do kinh tế
Có thể nhận thấy rằng tự do kinh tế là một khái niệm khá bao quát. Việc
đánh giá một cách chính xác mức độ tự do kinh tế của một quốc gia là hết sức khó
khăn. Tuy nhiên, trong nỗ lực thiết kế một công cụ đo lường tự do kinh tế đủ tin
cậy, nhiều chỉ số tự do kinh tế đã được hình thành. Trong số đó, nổi bật là hai chỉ
số: chỉ số EFW (Economic Freedom of the World Index) do viện Fraser thiết kế;
và chỉ số IEF (Index of Economic Freedom) của Tổ chức Heritage kết hợp với
Wall Street Journal. Cả hai chỉ số đều sử dụng một quy trình tương tự bao gồm các
thành phần sau: định nghĩa tự do kinh tế; lựa chọn các biến thành phần; đánh giá

8


các biến thành phần; kết hợp các đánh giá của các thành phần vào xếp hạng tổng
thể của tự do kinh tế.

9


Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các thành phần của chỉ số EFW và chỉ số IEF
Thứ

Chỉ số EFW(1)

Chỉ số IEF(2)


tự
nhóm
1

2

Qui mô chính phủ (Size of Government):

Quy định pháp luật (Rule

Chi tiêu chính phủ; đầu tư chính phủ;

of Law): Quyền sở hữu;

chuyển nhượng và trợ cấp.

chỉ số không tham nhũng.

Hệ thống luật pháp và quyền sở hữu tài sản

Quy mô chính phủ

(Legal System and Property Rights): Bảo vệ (Limited Government): Tự
quyền sở hữu tài sản; quy định ràng buộc về do tài khóa; chi tiêu chính

3

4

thực hiện hợp đồng;


phủ.

Sự ổn định chính sách tiền tệ hay sức mua

Sự hiệu quả của chính phủ

của đồng tiền được xác định bởi thị trường

(Regulatory Efficiency):

(Sound Money): tỷ lệ lạm phát; tự do sở

Tự do kinh doanh; tự do

hữu các tài khoản ngân hàng bằng ngoại tệ.

lao động; tự do tiền tệ.

Tự do thương mại quốc tế (Freedom to

Độ mở thị trường (Open

Trade Internationally): Thuế quan; quy định markets): Tự do thương
những rào cản thương mại; tỷ giá thị trường

mại; tự do đầu tư; tự do tài

phi chính thức; kiểm soát sự di chuyển của


chính.

dòng vốn và lao động.
5

Các quy định (Regulation) của pháp luật:
Quy định về tự do tín dụng; tự do lao động;
tự do kinh doanh.

Nguồn: (1) Gwartney và ctg, 2014; và (2) Miller và ctg, 2014.

10


Chỉ số EFW, chia tự do kinh tế thành 5 nhóm chính với 24 chỉ số thành
phần. Mỗi thành phần sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 0 (không có tự do kinh
tế) đến 10 (mức tự do kinh tế cao nhất). Trung bình điểm số của 5 nhóm sẽ là giá
trị chỉ số tự do kinh tế của mỗi quốc gia (tổng số quốc gia được đánh giá xếp hạng
là 152).
Trong khi đó, chỉ số IEF, được cấu thành từ 4 nhóm chính với 10 chỉ số tự
do kinh tế thành phần. Mỗi thành phần được đánh giá theo thang đo từ 0 (không có
tự do kinh tế) đến 100 (mức tự do kinh tế cao nhất). Tổng điểm của mỗi quốc gia
được tính bằng cách lấy điểm trung bình của 10 chỉ số tự do kinh tế thành phần
(tổng số quốc gia được đánh giá xếp hạng là 186).
Về mặt cấu trúc, mặc dù có sự khác biệt trong số lượng các thành phần và
cách đo lường nhưng nhìn chung cả hai chỉ số EFW và chỉ số IEF khá tương đồng
nhau. Cả hai chỉ số đều tập trung vào hai yếu tố chính của tự do kinh tế là: đo
lường mức độ tự do trong quyền sở hữu cá nhân, kinh doanh, và các quy định cũng
như việc thực thi pháp luật nhằm đảm bảo môi trường tự do kinh doanh lành mạnh;
và đo lường mức độ can thiệp của chính phủ vào sản lượng của nền kinh tế thông

qua chi tiêu chính phủ; hay thông qua các chính sách tài khóa hay tiền tệ.
So với chỉ số EFW công bố hai năm một lần, chỉ số tự do kinh tế (IEF) được
đánh giá xếp hạng bởi Tổ chức Heritage công bố hàng năm, và tập trung chủ yếu
vào các biến chính sách và dữ liệu thời gian liên tục hơn. Điều này giúp xác định
được sự đóng góp trong ngắn hạn của mỗi thành phần tự do kinh tế đến tăng
trưởng (Heckelman, 2000). Ngoài ra, số lượng các quốc gia được đánh giá xếp
hạng tương đối lớn trong nhiều năm, điều này giúp thuận lợi trong việc phân tích
và so sánh.
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng chỉ số IEF được
đánh giá và công bố bởi Tổ chức Heritage làm dữ liệu phân tích.
2.1.3. Phương pháp đo lường tự do kinh tế (chỉ số IEF)

11


Trong phần này, các phương pháp đo lường chi tiết của chỉ số tự do kinh tế
tổng thể, và của các yếu tố thành phần sẽ được trình bày. Những nội dung này
được trích từ Miller và ctg (2014).
Chỉ số IEF (chỉ số tự do kinh tế - Index of Economic Freedom) đánh giá
mức độ tự do kinh tế của quốc gia. Chỉ số này tập trung vào bốn khía cạnh chính
bao phủ 10 thành phần khác nhau của môi trường kinh tế:
Nhóm thứ nhất, Quy định của pháp luật: (i) quyền sở hữu tài sản; (ii) chỉ
số không tham nhũng;
Nhóm thứ hai, Quy mô chính phủ: (iii) chi tiêu chính phủ; (iv) tự do tài
khóa;
Nhóm thứ ba, Hiệu quả của các quy định chính phủ: (v) tự do kinh doanh;
(vi) tự do lao động; (vii) tự do tiền tệ;
Nhóm thứ tư, Độ mở thị trường: (viii) tự do thương mại; (ix) tự do đầu tư;
và (x) tự do tài chính.
Điểm số cho mỗi thành phần sẽ được tính toán và xác định theo thang đo từ

0 đến 100. Giá trị trung bình điểm số của 10 thành phần nhỏ sẽ là điểm số cuối
cùng của mức độ tự do kinh tế của mỗi quốc gia. Mức độ tự do kinh tế được chia
thành 5 nhóm:
(1) Tự do (Free): từ 80- 100.
(2) Gần tiệm cận với tự do (Mostly Free): từ 70- 79,9.
(3) Tự do vừa phải (Moderately Free): từ 60- 69,9.
(4) Tự do thấp (Mostly Unfree): từ 50- 59,9.
(5) Còn chịu nhiều sự can thiệp từ chính phủ (Repressed): từ 4049,9.
Nguồn dữ liệu để tính toán điểm số cho các chỉ số thành phần được Tổ chức
Heritage thu thập từ các nguồn dữ liệu công bố của các quốc gia, của các tổ chức
quốc tế và từ các nguồn tin cậy đã được thẩm định.

12


Sau đây là phương pháp đo lường chi tiết của 04 chỉ số tự do kinh tế thành
phần theo mục tiêu nghiên cứu của luận văn, bao gồm: Chỉ số không tham nhũng;
Tự do tài khóa; Tự do tiền tệ; và Tự do thương mại.

Chỉ số không tham nhũng (Freedom from corruption)

(i)

Tham nhũng làm giảm sự tự do kinh tế bằng cách tạo ra các mối quan hệ
kinh tế không chắc chắn và không đảm bảo. Tham nhũng cũng làm giảm sức sống
của nền kinh tế do sự gia tăng chi phí và dịch chuyển các nguồn tài nguyên sang
các hoạt động không tạo ra sản phẩm.
Điểm số cho thành phần này được xác định chủ yếu từ chỉ số nhận thức
tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International’s
Corruption Perceptions Index – CPI).

Từ năm 2012, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã thay đổi phương pháp tính chỉ
số CPI, và công bố chỉ số này theo thang đo từ 0 đến 100. Với phương pháp mới
này, chỉ số CPI sẽ không thể được so sánh trực tiếp với các chỉ số CPI đã được
công bố trước đó. Vì vậy, để duy trì sự so sánh tốt nhất có thể giữa điểm số của chỉ
số không tham nhũng và điểm số của các năm trước đó. Chỉ số CPI mới sẽ được
chuyển đổi thông qua hai bước:
Đầu tiên, nhằm duy trì sự xấp xỉ với thang đo của các chỉ số trước đó, một
giá trị chuyển đổi khởi tạo từ chỉ số CPI thô hiện tại sẽ được xác định theo biểu
thức sau:
CORRUPTIONx = ((10-CPIx)/(10-95))*100
Trong đó: CORRUPTIONx là điểm số nhận thức tham nhũng chuyển đổi
khởi tạo hiện tại cho quốc gia x; CPIx là điểm CPI cho quốc gia x, và 10 và 95 là
điểm số tối thiểu và tối đa của thành phần chỉ số không tham nhũng theo thang đo
của những năm trước đó.

13


Thứ hai, mỗi điểm số nhận thức tham nhũng được chuyển đổi khởi tạo ở
trên sẽ được tính trung bình với điểm số của hai năm trước đó để đưa ra điểm số
cho chỉ số không tham nhũng cuối cùng.
Đối với các quốc gia không được đánh giá qua CPI, điểm số của chỉ số
không tham nhũng được xác định bằng cách sử dụng thông tin định lượng từ các tổ
chức quốc tế uy tín và từ các nguồn tin cậy.

(ii)

Tự do tài khóa (Fiscal Freedom)
Thành phần tự do tài khóa đo lường mức độ gánh nặng thuế của doanh


nghiệp. Điểm số cho thành phần này được tính từ ba yếu tố định lượng sau: mức
cao nhất của tỷ lệ thuế biên đối với thu nhập cá nhân (%); mức cao nhất của tỷ lệ
thuế biên đối với thu nhập doanh nghiệp (%), và tổng gánh nặng thuế tính theo
phần trăm của GDP (%).
Mỗi yếu tố trên sẽ được chuyển đổi sang một điểm số theo thang đo từ 0 đến
100, theo công thức sau:
Fiscal Freedomj = 100 – α (Factorj)2
Với Fiscal Freedomj: điểm số tự do tài khóa của yếu tố j; Factorj: giá trị thực
của yếu tố j theo thang đo từ 0 đến 100 của tỷ lệ phần trăm; và α là hệ số được thiết
lập cố định với giá trị là 0.03.
Sau khi điểm số tự do của các yếu tố con được xác định, điểm số tự do tài
khóa của mỗi quốc gia được xác định là trung bình cộng của ba điểm số thành phần
này.
Giả sử, một quốc gia có giá trị của ba yếu tố thành phần: (i) mức thuế thu
nhập cá nhân 15%; (ii) mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%; và (iii) tổng gánh
nặng thuế chiếm 18,3% GDP. Tương ứng với Factor1: 15; Factor2: 15; Factor3:
18,3;
Fiscal Freedom1 = 100 – 0,03 (15)2 = 93,3
Fiscal Freedom2 = 100 – 0,03 (15)2 = 93,3
Fiscal Freedom3 = 100 – 0,03 (18,3)2 = 90

14


Fiscal Freedom = (Fiscal Freedom1 + Fiscal Freedom2 + Fiscal Freedom3)/3
= 92,2
(iii)

Tự do tiền tệ (Monetary Freedom)


Điểm số cho thành phần tự do tiền tệ được tính toán dựa trên hai hệ số:
(1) Tỷ lệ lạm phát trung bình có trọng số cho 3 năm gần nhất.
(2) Chính sách điều hành giá cả.
Weight = θ1 Inflationit + θ2 Inflationit-1 + θ3 Inflationit-2
Monetary Freedomi = 100 – α √

– PC penaltyi

Trong đó: Weight: tỷ lệ lạm phát trung bình có trọng số 3 năm gần nhất; θ1
đến θ3: là trọng số được gán cho lạm phát các năm theo thứ tự giảm dần từ hiện tại
cho đến các năm trước đó, tổng của các hệ số này bằng 1 (giá trị tương ứng lần
lượt là 0.665; 0.245, và 0.090); Inflationit: là giá trị tuyệt đối của tỷ lệ lạm phát
hàng năm của quốc gia i tại năm t, được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI
(Customer Price Index); α: đại diện cho hệ số được dùng để ổn định sự biến đổi
của các điểm số; và PC penalty: điểm phạt cho chính sách kiểm soát giá, được gán
giá trị từ 0 đến 20 điểm dựa trên mức độ của việc điều hành giá cả của chính phủ.
(iv)

Tự do thương mại (Trade Freedom)

Thành phần tự do thương mại đo lường mức độ của các rào cản thuế quan
và phi thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Điểm số của tự do
thương mại dựa trên hai đầu vào:
(1) Tỷ lệ thuế quan trung bình có trọng số theo giao dịch.
(2) Các rào cản phi thuế quan (Non-tariff barriers- NTB).
Trade Freedomi = (((Tariffmax – Tariffi)/(Tariffmax – Tariffmin))*100) -NTBi
Trong đó Trade Freedomi: điểm số tự do thương mại ở quốc gia i; Tariffmax
và Tariffmin: là cận trên và cận dưới của tỷ lệ thuế quan (%); và Tariffi: là tỷ lệ thuế
quan trung bình có trọng số (%) ở quốc gia i. Mức thuế quan tối thiểu được gán là
0% và mức cận trên là 50%. Một điểm phạt 5, 10, 15, hay 20 của rào cản phi thuế

quan được trừ từ điểm cơ sở theo thang đo sau:
15


20: Rào cản phi thuế quan (NTB) được áp dụng một cách mạnh mẽ trên
nhiều loại hàng hóa và dịch vụ và/hoặc tác động để cản trở đáng kể số lượng
giao dịch thương mại quốc tế.
15: Rào cản phi thuế quan được dùng để bảo vệ các loại hàng hóa và dịch
vụ cụ thể và cản trở một vài giao thương quốc tế.
10: Rào cản phi thuế quan thì không phổ biến, bảo vệ một số ít hàng hóa và
dịch vụ, và/hoặc có tác động rất nhỏ đến giao thương quốc tế.
0: Rào cản phi thuế quan không được dùng để hạn chế thương mại quốc tế.
2.2.

Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

2.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hàng năm (tỷ lệ
%) của tổng sản phẩm quốc nội. Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng
giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất cư trú trong nền kinh tế cộng cho các
loại thuế sản xuất và trừ đi các khoản trợ cấp không bao gồm giá trị của sản phẩm.
Howitt (2000) thì cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng trong mức
sống của người dân ở một quốc gia theo thời gian, và được đo lường bằng GDP
bình quân đầu người.
Trong luận văn này, tăng trưởng kinh tế theo định nghĩa của Ngân hàng Thế
giới sẽ được sử dụng, và cụ thể là sẽ được đo lường bằng chỉ tiêu tăng trưởng GDP
(dựa trên giá cố định U.S. dollars 2005).
2.2.2. Mô hình tăng trưởng mới (tăng trưởng nội sinh)
Trong hầu hết các nghiên cứu kiểm định các yếu tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế, mô hình tăng trưởng được xem là nền tảng lý thuyết cơ bản để xây

dựng mô hình nghiên cứu. Điển hình là mô hình tăng trưởng của Solow. Tuy
nhiên, mô hình này có một số hạn chế, khi giả định rằng các yếu tố như: tỷ lệ tiết
kiệm, tăng trưởng cung lao động, trình độ kỹ năng của lực lượng lao động và tốc
độ thay đổi công nghệ đã được cho trước. Những giả định này giúp đơn giản hóa
mô hình, nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta không hiểu được nhiều về các yếu
16


tố cơ bản quyết định những thông số này và chúng có thể thay đổi như thế nào
trong quá trình phát triển.
Bắt nguồn từ những hạn chế của mô hình Solow, các nhà kinh tế học đã bắt
đầu xây dựng những mô hình phức tạp hơn, trong đó một hay nhiều biến được
quyết định ngay trong mô hình (nghĩa là các biến này trở thành biến nội sinh của
mô hình). Các mô hình này khác với mô hình Solow ở chỗ, chúng giả định rằng
hiệu suất tăng dần theo qui mô. Có nghĩa rằng, việc tăng gấp đôi lượng vốn, lao
động, và các yếu tố sản xuất khác sẽ dẫn đến tăng hơn gấp đôi mức sản lượng. Khi
điều này xảy ra, tác động của đầu tư đối với vốn vật chất và vốn con người sẽ
mạnh hơn so với những gì thể hiện qua mô hình Solow (Perkins và ctg, 2006).
Một trong những mô hình lý thuyết tăng trưởng mới được đề cập nhiều khi
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là mô hình của Romer
(1990). Theo tác giả, yếu tố nội sinh tạo nên điểm khác biệt đối với tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn giữa các quốc gia đó là phát triển công nghệ. Hay nói cách
khác, nội sinh thể hiện ở chỗ: để công nghệ phát triển thì phải đầu tư, và đầu tư thì
phải cần vốn. Khi công nghệ được đầu tư, đổi mới sẽ giúp gia tăng năng suất lao
động, do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mô hình tổng quát có dạng:
Yt =F (Kt , At , Lt)
Trong đó: Y: tổng sản phẩm quốc nội (GDP); K: vốn: bao gồm vốn vật chất
(capital: K) và vốn con người (Human capital: H); A: trình độ phát triển công
nghệ; L: lao động.
2.3.


Lý thuyết về tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng
Nghiên cứu này sử dụng chỉ số Heritage đại diện cho mức độ tự do của nền

kinh tế. Dựa trên cơ sở định nghĩa và cấu trúc của chỉ số Heritage, nội dung tiếp
theo sẽ trình bày mối tương quan giữa tự do kinh tế và tăng trưởng xem xét dưới ba
khía cạnh: (i) chỉ số tự do kinh tế tổng thể; (ii) các chỉ số thành phần của tự do kinh
tế, tập trung vào bốn thành phần chính cần nghiên cứu của luận văn là: chỉ số

17


không tham nhũng, tự do tài khóa, tự do tiền tệ, và tự do thương mại ; và (iii) các
kênh tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng.
Khung phân tích về tác động của tự do kinh tế đến tăng trưởng được thể
hiện ở Hình 2.1.

TỰ DO KINH TẾ

(Index of Economic Freedom- IEF)

Quy
định của
pháp luật

Chỉ số không
tham nhũng

Quy mô
chính

phủ

Tự do tài
khóa

Sự hiệu
quả của
chính phủ

Độ mở
thị
trường

Tự do tiền tệ

Tự do thương
mại

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Hình 2.1: Mối tương quan giữa tự do kinh tế và tăng trưởng
18

Nguồn: Tổ chức Heritage (Heritage Foundation), 2014.


×