Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

tiểu luận môn: cây rau quả kĩ thuật trồng cây măng tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.99 KB, 16 trang )

Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Măng tây là loại rau có giá trị kinh tế cao, có tên khoa học là Asparagus
offciinalis. Sản phẩm là phần thân mầm nằm trong đất (măng non) có hàm lượng
dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit l,2%, xenluloza 2,3%, tro 0,6%, canxi
21mg%). Giống cây này xuất hiện ở Việt Nam từ hơn một trăm năm trước.
Cây măng tây được trồng rộng rãi trong cả nước. Nhiều vùng trong nước đã
trồng măng tây để chế biến xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải
Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng). Thị trường xuất khẩu măng tây chủ yếu của Việt
Nam là các nước Tây Âu và ngày càng được mở rộng sang các khu vực khác. Các
nhà hàng, khách sạn trong nước hiện cũng có nhu cầu tiêu thụ loại sản phẩm này.
Đây là một loài cây rau mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị
kinh tế cao nhưng do mới được đưa vào trồng ở nước ta những năm gần đây nên
nhiều bà con nông dân còn chưa có nhiều hiểu biết về loài cây trồng này, bên cạnh
đó vì đây là rau đến từ Châu Âu nên mặc dù mang rất nhiều giá trị dinh dưỡng
nhưng cơ bản chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam nên việc
phát triển loài rau này còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, em viết đề tài “Kỹ thuật trồng cây măng tây” để hiểu rõ hơn về loài
rau này và tìm hiểu được quy trình trồng mang lại hiệu quả để giúp bà con nhân
rộng loài cây trồng này.

1
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả



II. NỘI DUNG
2.1 Giới thiệu chung về Măng tây
Cây Măng tây (Asparagus), có tên khoa học là Asparagus Officinalis L.,
thuộc họ Măng tây Asparagaceae, có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu (từ
miền bắc Tây Ban Nha tới Bắc Ai-len, Anh, và phía tây bắc Đức) nên chúng ta
quen gọi là Măng tây để phân biệt với Măng ta (Măng tre, Măng le,…), là một loại
cây trồng lâu năm nhằm mục đích thu hoạch chồi non Măng tây xanh làm rau thực
phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc theo
chân những gia đình quan chức người Pháp.
Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây để
lấy rau Măng tây tươi như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đà Lạt, Đức
Trọng, Di Linh, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bà Điểm (Hốc Môn),… nhưng ngày đó
diện tích trồng rất ít và do không tìm được thị trường tiêu thụ nên cây không có
điều kiện để phát triển. Gần đây, từ năm 2005, nhiều vùng như Củ Chi (TPHCM),
Bến Lức, Đức Hoà (Long An), Long Thành (Đồng Nai), Sông Xoài, Suối Rao,
Châu Pha (BRVT), Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Chơn Thành,
Bình Long, Lộc Ninh, Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp (Bình Phước), Hiệp Thành,
Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu), Sóc Trăng, Vũng Liêm (Vĩnh Long), Chợ Lách (Bến
Tre), Đăk Nông, Đăk Lăk, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Ninh,... đã trồng được cây Măng tây để lấy rau Măng tây tiêu
dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Ở nước ngoài, Măng tây là một loại rau thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi
người dùng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày giống như người Việt
Nam mình ăn rau muống. Họ còn đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và
xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng do các quốc gia phường Tây ở vùng khí
hậu ôn đới lạnh lẽo chỉ thu hoạch được rau Măng tây trong 3 tháng mùa Xuân (3
tháng hè phải dưỡng cây mẹ lấy nắng quang hợp với bộ lá cung cấp dinh dưỡng
hữu cơ tổng hợp cho bộ rễ tích trữ, 6 tháng mùa thu và mùa đông cây úa vàng sinh
lý, ngủ đông không phát triển và không cho Măng) nên nhu cầu nhập khẩu rau

Măng tây của thế giới rất lớn (hàng triệu tấn/năm) và hiện cũng còn tăng cao từng
năm, chủ yếu là thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...
2
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

Về diện tích trồng, tính đến năm 2007 các nước Châu Á như Trung Quốc đã
trồng 90.000 ha cây Măng tây sản lượng >1.000.000 tấn/năm, Nhật Bản trồng
7.000 ha, Thái Lan và Đài Loan mỗi nước trồng 1.500 ha, Philippine trồng 1.200
ha,... Ở Châu Âu, Tây Ban Nha đã trồng được 17.000 ha, CHLB Đức trồng 15.000
ha, Pháp trồng 11.000 ha, Italia (Ý) và Greece (Hy Lạp) mỗi nước trồng 6.000
ha,... Ở Châu Mỹ, Hoa Kỳ đã trồng được 33.500 ha, Peru trồng 20.000 ha, Mexico
trồng 15.000 ha, Chile trồng 4.000 ha, Argentina trồng 2.000 ha, Canada trồng
1.500 ha,... Ở Châu Úc, Australia trồng 4.500 ha, New Zealand trồng 2.200 ha,... Ở
Châu Phi, Nam Phi cũng trồng được 2.500 ha,…
Để tiếp tục duy trì, phát triển thêm sản lượng Măng đang cung cấp cho thị
trường thế giới, hiện nay tại 65-70 quốc gia có trồng cây Măng tây vẫn đang tiếp
tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa,
thay thế dần từng phần các diện tích đất đã trồng cây Măng tây từ 8-15 năm trước
đến nay phải bỏ đi.
Ở nước ta, bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, các nhà hàng, khách
sạn và thực khách đã biết đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng phòng, chữa bệnh của
rau Măng tây, nên đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau Măng tây xanh,
ngày càng tăng thêm rất nhiều.
Từ đầu thập niên 1980, Công ty Rau quả TPHCM đã trồng thành công cây
Măng tây tại Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc. Đến năm 1988, một Việt kiều đã mang

giống cây Măng tây “Mary Washington” về trồng ở Ðà Lạt, nhưng khi cây Măng
tây vừa được 2-3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim xinh tươi làm
kiểng đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án
lúc đó bị thất bại.
Mười bảy năm sau, năm 2005 cây Măng tây lại được Trung tâm Khuyến nông
TPHCM đưa về trồng thí điểm 4 ha tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và
Nhuận Đức, kết quả cho thấy cây vẫn sinh trưởng được trên vùng đất xám nghèo
dinh dưỡng ở Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng cho bà con nông dân đã
mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ ở cả
trong và ngoài nước.
3
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

2.2 Vai trò của Măng Tây với đời sống con người
2.2.1 Măng tây - loài rau mang nhiều giá trị dinh dưỡng
Măng tây xanh là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao,
gồm 83% nước + 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường
glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê,
canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,... Ngoài ra, Măng tây xanh còn chứa rất
nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin
(B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,...
Tại Âu Châu măng tây còn được đóng hộp để xuất khẩu như các loại rau
khác.
Măng tây có vị ngọt, ngon, khi được chế biến có mùi thơm, rất mềm. Có thể
chế biến măng thành nhiều món ăn, tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người

như: măng tây trộn salad, măng tây xào giòn, măng tây xào thịt bò sốt mù tạt, lườn
gà cuộn măng tây, gỏi măng tây, mực trộn măng tây …
2.2.2 Măng tây nguồn dược liệu quý giá
Ở Châu Âu, măng tây được coi là thứ rau "hoàng đế" bởi vì nhiều người cho
rằng ăn măng tây và uống rượu vang là một thứ "viagra tự nhiên".
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, măng tây chứa nhiều glutathione, một chất
chống oxy hóa có khả năng phòng và điều trị bệnh ung thư rất hiệu quả. Các nhà
nghiên cứu đã tiến hành chữa trị cho nhiều trường hợp và thu lại kết quả rất khả
quan
Về dinh dưỡng, măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài chất xơ, đạm,
glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid
folid, gần ¼ khối lượng trong 100g măng tây là các chất khoáng cần thiết cho cơ
thể con người như: kali, magnê, canxi, sắt, kẽm...
Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid
folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây
cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào.
Đối với phụ nữ đang trong độ tuổi trưởng thành, măng tây giúp kinh nguyệt
điều hòa, khí huyết lưu thông.
4
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

Bên cạnh đó, có một dược tính của món ăn này đã được người cổ đại phát
hiện và khám phá: măng tây được coi là liều thuốc thiên nhiên rất hữu hiệu cho đời
sống tình dục.
Theo nghiên cứu của những nhà khoa học Nhật Bản, đọt măng tây sẽ khiến

"bản lĩnh của cánh mày râu" được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, rễ măng tây đun sôi
cùng sữa sẽ chữa bệnh loãng tinh trùng ở nam giới, giúp tăng khả năng thụ thai cho
các cặp vợ chồng.
Với lượng khoáng chất: kali, canxi, magne …dồi dào, măng tây là liều thuốc
giải độc tốt cho cơ thể, đồng thời giúp ngăn ngừa những bệnh liên quan đến tiêu
hóa như: đau dạ dày, sỏi thận, ung thư bàng quang, đau ruột kết.
Qua quá trình phân tích và so sánh hiệu ứng của các thành phần chứa trong
chồi và lá măng tây đối với tế bào gan người và chuột, các nhà nghiên cứu phát
hiện, ngoài tác dụng giã rượu thì măng tây còn giúp bảo vệ gan, thanh lọc những
độc tố có trong rượu.
Tại Trung Hoa, rễ măng tây được dùng trị ho ngứa cổ, ho ra máu, khô và sưng
cổ họng, táo bón. Theo Trung dược, rễ măng tây có vị đắng, tính ấm có tác dụng
nhuận phế, trấn khái, khử đàm và sát trùng.
2.2.3 Măng tây - loài rau mang lại hiệu quả kinh tế cao
Với số vốn đầu tư chi dần trong 6 tháng đầu tiên khoảng 100-200300.000.000 đ/ha (tuỳ chất lượng đất và cách đầu tư), người trồng Măng tây ở
nước ta có thể thu hoạch năng suất ổn định 50-100-150 kg Măng tây tươi/ngày/ha
x bình quân 30.000 đồng/kg = khoảng 3.000.000 đ/ngày/ha x khoảng 200 ngày thu
hoạch/năm = doanh thu 600.000.000 đ/năm/ha. Sau khi trừ chi phí sản xuất, người
trồng cũng còn thu nhập được khoảng 250.000.000 - 300.000.000 đồng/năm/ha.
GIÁ THU MUA SẢN PHẨM RAU MĂNG TÂY TẠI TPHCM (2010) :
* Loại 1: Đường kính giữa thân >10-15 mm, dài 23-25 cm:
Cty Cẩm Hon: 30-40.000 đ/kg – Cty Việt Hoa Mỹ: 40-50.000 đ/kg
* Loại 2: Đường kính giữa thân >06-10 mm, dài 23-25 cm:
Cty Cẩm Hon: 15-20.000 đ/kg – Cty Việt Hoa Mỹ: 25-30.000 đ/kg
5
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây


Bài tiểu luận môn Cây rau quả

Anh Đinh Thanh Tùng, ấp Long Huê, xã Long Thới (Chợ Lách - Bến Tre),
sau một thời gian đi tìm hiểu thị trường cây măng tây xanh, đầu năm 2009 anh đã
đốn bỏ dần 4.000m2 vườn sầu riêng 13 năm tuổi đang cho trái ổn định, để chuyển
sang trồng cây măng tây xanh. Đến nay, 8.000 cây măng tây xanh của anh Đinh
Thanh Tùng đã trồng được 5 tháng. Anh Tùng cho biết: “Tôi đang trồng măng tây
xanh giống California 500 của Mỹ, sau khi tìm hiểu được biết đây là giống măng
tây xanh thuộc dòng F1, có năng suất, chất lượng rất cao, dễ trồng, thu hoạch hầu
như quanh năm, giá thành măng thương phẩm khá cao”.
Măng tây xanh trồng một lần, chăm sóc kỹ có thể sống đến 20 năm. Sản
lượng măng cao nhất từ năm thứ 3 đến năm thứ 5, đến năm thứ 7 thì phá bỏ để
trồng mới vì càng lâu năm năng suất càng giảm. Măng tây xanh chịu nắng, phát
triển tốt với loại đất tơi xốp. Măng tây xanh không chịu nước mặn, không chịu
ngập úng, phải thiết kế vườn có hệ thống thoát nước tốt. Anh Đinh Thanh Tùng
cho biết thêm: “Hiện nay, tôi đang thu hoạch măng để bán ở Tp Hồ Chí Minh với
giá 60.000 đồng/kg (măng loại 1), còn loại 2, loại 3 thì tôi bán tại địa phương với
giá 35 - 40.000đồng/kg. Với mức độ sinh trưởng như hiện nay, tôi ước tính khi
măng tây xanh của tôi được 2 năm tuổi sẽ thu hoạch khoảng 20kg/công/ngày. Như
vậy, 4.000m2 măng tây xanh này, mỗi ngày tôi thu hoạch 80kg, với giá 50.000
đồng sẽ thu được 4 triệu đồng. Trừ hao hụt, giá cả biến động tệ lắm thì mỗi tháng
cũng được 96 triệu đồng
2.3 Đặc điểm sinh trưởng & phát triển của cây Măng tây
Cây Măng tây là loại cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo, lá kim, rễ chùm
trải rộng. Cây có hoa đơn tính, màu vàng hoặc lục nhạt. Quả măng khi chín màu
đỏ, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 5-6 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng. Một lon hạt giống
trọng lượng 1 pound = 453,6 gr (gần 0,5 kg) ước lượng có khoảng 24.000 hạt 26.000 hạt, tỉ lệ nảy mầm đạt 85-90% với khoảng 20.000-24.000 cây, đủ để gieo
trồng ra đất được 1 hecta cây Măng tây (trồng cây cách cây 45cm x hàng cách hàng
120cm, mật độ 18.000 cây/hecta; tuỳ thế đất, cũng có thể trồng hàng đôi hoặc hàng
ba, zizac, hình nanh sấu)

Nhờ được tuyển chọn rất kỹ ngay từ khâu sản xuất giống, thông thường trên
đất sản xuất bao giờ cũng có khoảng 80-90% số cây trồng mang hoa đực và 106
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

20% số cây trồng mang hoa cái. Các cây mang hoa đực khoẻ mạnh hơn, cho sản
lượng măng thu hoạch nhiều hơn cây mang hoa cái khoảng 20-25 %. Người trồng
có thể tận dụng trái chín đỏ của cây mang hoa cái từ dòng F2 lấy hạt làm giống lai
tạp sau đời F2 để trồng cây cắt lá măng làm kiểng bán kèm hoa cắt cành (người
trồng cũng có thể thu hoạch được Măng nhưng năng suất và chất lượng các dòng
cây sau đời F2 rất thấp).
Sản phẩm của cây Măng tây là các chồi măng non, có tên thương mại là Măng
tây xanh. Măng tây xanh là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây măng. Trước
khi nhú khỏi mặt đất, các chồi non Măng tây xanh khởi đầu có thân màu
trắng (Măng tây trắng), khi mọc cao khỏi mặt đất, nhờ tiếp xúc với ánh nắng trực
tiếp chiếu xạ nên chúng chuyển thành màu xanh (Măng tây xanh) và phát sinh
nhiều cành lá, khi thành cây trưởng thành có thể cao tới 1,5-2 mét.
Cây Măng tây trồng một lần, nhưng có thể cho thu hoạch từ 4 đến 6 năm (cây
có thể sống thọ đến 20-25 năm, bộ rễ khô héo trong đất mùa nắng vẫn có thể tự
phục hồi lại khi mùa mưa tới). Tuy nhiên, sản lượng măng thu hoạch cao nhất
thường tập trung ở các năm thứ 3 đến năm thứ 5. Sang năm thứ 6 - thứ 7, tuỳ theo
đất trồng, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá bỏ cây cũ đi để
trồng cây mới.
+ Lưu ý: Muốn trồng lại cây Măng tây trên đất đã trồng cây Măng tây vụ
trước, cần phải cải tạo đất bằng cách thay đổi ít nhất một vụ cây trồng khác (như
bắp, đậu, v.v…).

2.4 Kỹ thuật trồng Măng tây
- Cách ươm giống
Thế giới có nhiều giống cây Măng tây khác nhau như: Măng tây xanh, Măng
tây trắng, Măng tây tím
Ngày xưa, các giống cây Măng tây chỉ trồng thích hợp ở các vùng cao khoảng
600-900 mét so với mặt biển, khí hậu trung bình 250C-200C. Ngày nay, nhờ áp
dụng tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học và lai tạo giống, các nước tiên tiến
đã tạo ra được những giống cây Măng tây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong
vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình cao 200C - 300C như ở nước ta.
7
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

Thật ra, cây Măng tây có sức sống rất mãnh liệt, có thể thích nghi với rất
nhiều loại đất và rất nhiều thời tiết khác nhau nếu có đầy đủ dinh dưỡng, nước tưới
để giữ ổn định độ ẩm dưới đất 60-70% và có đủ nắng toàn phần để bảo đảm ánh
sáng quang hợp thật tốt để tạo ra năng lượng hữu cơ dinh dưỡng cho cây. Ở Hoa
Kỳ, hiện nay cây Măng tây vẫn phát triển trong thời tiết băng giá khắc nghiệt -400F
= -400C ở vùng Minnesota và trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt 115 0F = +470C
ở vùng Imperial Valley (Southern California).
Thị trường mua bán hiện nay thường có 3 dạng hạt giống:
+ Hạt giống thuần (dòng F1): Năng suất và chất lượng măng rất cao, cao hơn
hẳn giống F2 khoảng 30%, kháng nấm bệnh rất cao, dễ trồng và dễ thu hoạch,
nhưng giá bán rất đắt.
+ Hạt giống lai (dòng F2): Năng suất và chất lượng cao, cây dễ trồng và dễ
thu hoạch, giá cả dễ chịu hơn (khoảng >50%) giá các loại giống dòng F1.

+ Hạt giống tạp (sau dòng F2): Người trồng lấy trái chín đỏ của các dòng cây
sau đời F2 làm hạt giống để trồng cây Măng (còn gọi là cây Dương) cắt lấy lá làm
kiểng bán kèm với hoa cắt cành, cho thu nhập cũng khá cao. Loại hạt giống lai tạp
sau đời F2 này đem trồng vẫn thu hoạch được sản phẩm Măng tây xanh, nhưng
đường kính thân măng rất nhỏ (2-3 mm) không có giá trị thương phẩm, hiệu quả
kinh tế rất kém.
+ Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn với hạt giống trồng cây Măng (còn gọi là cây
Dương) lấy lá làm kiểng (không thể thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh có giá trị
thương phẩm) có thể gây thiệt hại kinh tế, người trồng cần thận trọng trước khi
quyết định mua hạt giống nếu không có căn cứ xác nhận xuất xứ nguồn giống rõ
ràng, minh bạch.
Cây Măng tây nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay có nguồn giống F2 lai tạo từ
dòng F1, được sản xuất tại Hoa Kỳ, phổ biến thấy có các thương hiệu sau: Martha
Washington, Mary Washington, California 301, California 500, UC-72, UC-157,
UC-309, Jersey King, Jersey Titan, Greenwich, Apollo, Atlas, Grande, Dulce
Verde, Sweet Purple, Purple Passion...
Giống cây Măng tây đang trồng ở Củ Chi là giống UC-72 và UC-157 (dòng
F2) được lai tạo từ dòng F1 sản xuất tại Hoa Kỳ. Quá trình trồng thử nghiệm 3 năm
8
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

qua ở nước ta cho thấy giống UC-157 F2 cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho
năng suất, chất lượng măng khá cao: Năm thứ 1 đạt 10-15 tấn/hecta; năm thứ 2 đạt
15-20 tấn/hecta; năm thứ 3 đến năm thứ 5 có thể đạt trên 25-30 tấn/hecta, tùy theo
chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cây của người trồng.

+ Ngoài ra, thị trường mua bán ở nước ngoài còn có loại rễ giống (crown) lấy
từ bộ rễ cây Măng tây khoẻ mạnh đã đủ 1 năm tuổi, giá rất đắt, chủ yếu dành cho
những nông hộ tự sản tự tiêu trong gia đình muốn rút ngắn thời gian trồng cây nhờ
có thể thu hoạch được sản phẩm Măng tây xanh chỉ trong vòng 2-3 tháng kể từ
ngày trồng cây ra đất s
- Vườn ươm cây con
Có thể nhân măng tây bằng phương pháp tách mầm, nhưng thông thường hơn
cả là nhân cây con từ hạt qua vườn ươm.
Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước 350C một ngày đêm, sau đó ủ hạt ở nhiệt
độ 250C đến khi hạt nứt nanh. Chọn những hạt có mầm đem gieo, hạt còn lại đãi
sạch và ủ tiếp để có mầm gieo vào hôm sau.
Vườn ươm chọn nơi cao, thoát nước, làm đất thật kỹ, trộn thêm phân chuồng
ủ mục với 5% supe lân. Mỗi mét vuông bón 1 - 1,5 kg. Khoảng cách hàng trong
vườn ươm 15 - 20 cm, giữa các hốc 5 cm. Hạt gieo sâu 1 - 1,5 cm, phủ đất, rắc một
lớp trấu đã ủ hoặc mùn mục rồi tưới ẩm. Mỗi hecta cần 300 - 400 m2 vườn ươm,
với lượng cây giống 22.000 - 25.000 cây. Lượng hạt giống cần cho 1 hecta khoảng
1 - 1,5 kg (đã tính 20% dự phòng).
Nên gieo hạt vào đầu mùa thu. Ở đồng bằng Bắc Bộ thì gieo cuối tháng 8 đầu
tháng 9 để có cây con trồng vào tháng 2 sau khi Lập Xuân.
Khi cây con lên khỏi mặt đất, cao 5 - 10cm, dùng nước phân loãng tưới thúc
10 - 15 ngày lần. Hạn chế dùng phân hóa học cho cây con trong vườn ươn. Khi cây
được 1 tháng và 3 tháng, làm cỏ xới xáo và vun gốc cho cây, kết hợp bón thúc
nước phân.
- Trồng
Thông thường, cây Măng tây trồng hàng cách hàng 120 cm x cây cách cây 45
cm = mật độ 18.000 cây/ha. Nếu trồng mật độ dày/nhiều hơn 20.000-25.000
9
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18



Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

cây/ha, thời gian đầu cây có thể cho thu hoạch cao, nhưng sau đó năng suất, chất
lượng măng sẽ giảm.
Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn (cao cách mặt đất tự nhiên khoảng
20-30 cm), tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm x sâu 50cm,
rồi đảo trộn đều đất với 20-30 tấn/ha phân trùn quế có bổ sung lân để bón lót trong
hố trồng. Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây
con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng.
+ Chú ý: Cổ rễ cây măng sau khi trồng không nên đặt cao hơn mặt đất tự
nhiên quá 20-30 cm để khi cây trưởng thành bộ rễ có thể ăn sâu vào đất tự nhiên
khoảng 20-30 cm lấy vi chất dinh dưỡng cây.
Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để phủ một lớp
đất mặt dày khoảng 5-10 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ
cây măng đứng thẳng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép
liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm
qua rãnh hoặc tưới phun sương để giữ ẩm.
Cần theo dõi cây trồng thường xuyên hàng ngày, nếu thấy có cây bị hư hỏng,
sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng giặm bổ sung ngay.
+ Lưu ý: Cần thận trọng khi trồng cây ra đất vào mùa mưa nếu không có biện
pháp bảo vệ cây con (nhà lưới hoặc giàn che) vì mưa to gió lớn có thể sẽ làm hỏng
cây con chưa kịp bắt rễ xuống đất.
- Chăm sóc măng tây
Tương tự như nuôi bò sữa cần phải cung cấp đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng
cho bò ăn hàng ngày để có thể vắt được sữa tốt mỗi ngày, để bảo đảm việc thu
hoạch sản lượng măng đều đặn hàng ngày với năng suất và chất lượng cao, người
trồng cần phải tiến hành thường xuyên và đầy đủ việc cung cấp nước tưới và dinh
dưỡng cho cây theo định kỳ sau: Cứ 15 ngày/ 1 lần phải bón phân NPK (khi cần

thiết có thể bổ sung thêm DAP + Kali hoặc phân vi sinh bón lá Wehg, Agrostim,
Atonik,...), và cứ 3 tháng/ 1 lần phải bón phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân
hữu cơ) cho cây Măng tây.
Việc sử dụng phân trùn quế có bổ sung lân (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp
chế phẩm sinh học Trichoderma có chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng sẽ
10
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

giúp hạn chế mầm bệnh gây hại cho cây; giúp thúc đẩy quá trình cung cấp dinh
dưỡng cho cây phát triển bền vững hơn, sản lượng và chất lượng măng tốt hơn,
thời gian thu hoạch măng và tuổi thọ cây Măng cũng có thể kéo dài hơn; giảm bớt
đáng kể chi phí sử dụng phân hóa học. Tính ra hiệu quả kinh tế, bón nhiều phân
hữu cơ vẫn có lợi hơn bón phân hóa học.
Thông thường lượng phân bón dùng cho 1 hecta (10.000 m2) đất trồng cây
Măng tây như sau:
a. Bón lót
Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót đất trồng với lượng phân hỗn hợp sau:
20-30 tấn phân trùn quế có bổ sung lân (cần tạo tơi xốp với tro trấu, trấu mục, bã
xơ dừa hay mạt cưa đã xử lý sunfat đồng hoặc nước vôi) hoặc phân chuồng ủ hoai
+ chế phẩm nấm vi sinh đối kháng Trichoderma + 150 kg NPK 16-16-8.
b. Bón thúc
- Sau khi trồng 15 ngày (0,5 tháng): Xới đất, làm sạch cỏ non Bón thúc 150
kg NPK 15-15-15. Vun đất cao 5-10 cm đậy gốc bảo vệ cổ rễ. Phun thuốc phòng
ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. Giữ cây đứng thẳng để lấy nắng toàn phần quang
hợp với bộ lá tạo năng lượng hữu cơ tổng hợp nuôi dưỡng cây và bộ rễ.

Cây dưới 5 tháng tuổi, bộ rễ chưa phát triển rộng, có thể trồng rau ăn lá hoặc
phủ bạt nilon để hạn chế cỏ non.
+ Lưu ý: Để chống đổ ngả cây mới trồng, cần tiến hành cắm các cọc tre
đường kính khoảng 5 cm, cao 120 cm, cách nhau 3-4 mét chen giữa các cây măng
trên cùng một hàng với cây đã trồng, dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được
mưa nắng 2-3 năm) giăng thành một hàng đôi cao cách mặt liếp khoảng 20-30 cm,
kẹp lỏng cây măng vào giữa đôi dây để giữ cây đứng thẳng, rồi sau đó tiếp tục
nâng đôi dây cao dần lên 50 cm, 70 cm, 90 cm tuỳ theo độ cao lớn của cây Măng.
Lượng phân bón cho 1 hecta măng tây như sau: 30 - 40 tấn phân chuồng,
200kg đạm urê, 150 kg kali sunphat. Có thể tăng lượng phân chuồng lên 50 tấn/ha
để kéo dài thời gian thu hoạch và tăng sản lượng tính ra hiệu quả vẫn cao hơn. Sau
khi trồng 2 tháng, có thể bón thúc với lượng phân hóa học như sau: 60 kg urê, 60
kg kali sunphat và 90 kg lân. Hàng năm, vào giữa mùa xuân, trong tháng 3 lại tiến
hành bón thúc cho cây với lượng phân trên. Ngoài ra, vào thời điểm thu hoạch
11
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

măng nhiều, cứ 2 tuần 1 lần, dùng nước phân pha loãng tưới cho cây, kết hợp xới
xáo và vun gốc cây măng.
Tháng thứ 2 sau khi trồng. khi cây đã cứng cáp, xả đất ở luống, vun dần vào
gốc cây (1/2 lượng đất trên luống). Sau đó 1 tháng, vun nốt số đất còn lại, làm
thành luống cố định có kích thước 50 cm, rãnh 30 cm. Lần vun sau kết hợp bón
thúc cho măng.
Cây măng được 1 năm, cần làm giàn chống đổ: ở 2 đầu luống dùng cọc tre
hoặc xi măng chắc cao 1,5 - 2m. Sau đó dùng dây nhôm hoặc dây ni lông căng ở

khoảng cách 0,5 và 1 mét cách mặt luống để giữ cho cây khỏi đổ. Cây cao được 50
cm đến 1 mét và 1,5 mét đều có thể bấm ngọn để hạn chế chiều cao, tăng lượng
cành lá.
- Thu hoạch măng tây
Sản phẩm sử dụng của cây là măng non nằm dưới đất. Khi măng chưa nhô
hẳn lên khỏi mặt đất cần thu hoạch để có măng chất lượng cao. Cần thu sớm trước
khi mặt trời mọc để măng non khỏi biến màu (lục hóa). Dùng giằm xén trồng cây
loại dài bới nhẹ gốc và lấy tay tách thân măng khỏi rễ trụ, rửa sạch đất, dùng giấy
bọc lại, xếp nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa.
Nếu chưa sử dụng ngay, cần bảo quản trong nhiệt độ thấp (trong tủ lạnh). Nếu
chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây cho 2 - 3 mầm, năm thứ hai: 8 - 10 mầm với trọng
lượng 50 - 60 g/mầm.
Chất lượng măng phụ thuộc vào đường kính gốc măng. Với cùng chiều dài 15
- 25 cm, đường kính của gốc măng khoảng 2 cm là tốt nhất, có thể xuất khẩu tươi;
1,5 - 1,9 cm là loại trung bình dùng để đóng hộp và dưới 1,4 cm dùng cho tiêu
dùng nội địa.
- Phòng trừ sâu bệnh
Măng tây ít khi bị bệnh.
Với sâu hại: Ở vườn ươm hay vườn sản xuất thường hay có sâu róm ăn lá, rế
trũi hại rễ, bọ trĩ, bọ nhảy, rệp... gây hại. Dùng các loại thuốc như: Selecron
500ND pha 0,1%, Polytrin 440EC pha 0,1% hoặc Dipterex 50EC pha 0,05-0,1%
phun kỹ khi thấy mật độ các loại sâu cao.
12
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả


Với bệnh hại: Vườn măng bị ẩm dễ bị nấm Phytopthora megasperum
var.Soyae tấn công gây thối rễ, thối chồi. Bệnh héo xanh do nấm Fusarium
oxysporum gây hại, nhất là thời kỳ cây non ở vườn ươm và mới trồng. Có thể dùng
các loại thuốc chống nấm như Ricide 72WP, Ridomil 72WP pha nồng độ 0,20,25% hoặc Aliette 80WP nồng độ 0,1% phun kỹ trong tán. Nếu thấy bệnh nặng,
có chiều hướng phát triển cần phun 2 lần cách nhau 15 ngày. Hàng năm nên tổ
chức phun phòng sau khi thu hoạch và đốn xong.
- Để giống
Quả măng già, đỏ mọng, thu về, bóp lấy hạt phơi kỹ 3 - 5 nắng rồi bảo quản
để gieo vào mùa thu.
2.5 Việc trồng cây Măng tây ở nước ta dễ hay khó?
Thực tế cho thấy, bên cạnh các nông dân thành công như đã nêu trên cũng có
không ít người đã bị thất bại khi trồng giống cây Măng tây(khác Măng ta) khó tính
này. Là những người đã đi nghiên cứu, tìm hiểu học tập kỹ thuật trồng và chăm sóc
cây Măng tây ở nước ngoài, đồng thời theo dõi việc phát triển các vườn/rẫy trồng
cây Măng tây ở phía Nam nước ta trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy :
Vốn “đỏng đảnh” như nàng tiểu thơ đài các “khó chịu” và “nhõng nhẽo”
như đứa con nít “trái tính trái nết” (cây Măng “tây”không thể chăm sóc theo
kiểu “ta” được), cây Măng tây rất khó trồng với những ai không chuyên tâm chí
thú công việc nhà nông, không thích nghi được với cường độ lao động cao, ngày
nào cũng phải ra vườn/rẫy để chăm sóc cây đúng giờ, đúng việc như công nhân
công nghiệp phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt trong khi làm việc;
Nhưng, cây Măng tây cũng rất dễ trồng đối với bà con nông dân đã từng chịu
thương chịu khó sinh sống với nghề trồng rẫy rau màu (hàng bông), thật sự chuyên
tâm chí thú làm nông nghiệp theo tác phong công nghiệp, biết vận dụng kinh
nghiệm truyền thống về trồng trọt và điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết riêng có lâu
đời của từng vùng đất và biết chịu khó tìm hiểu thấu đáo cấu tạo sinh học thực vật
và kỹ thuật trồng cây Măng tâytrước khi quyết định đầu tư thì vẫn có thể thành
công mỹ mãn và sẽ vượt lên thoát nghèo (từ 20 năm nay, ở Thái Lan các nông hộ
trồng cây Măng tây ai cũng giàu lên rất rõ).
13

SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

Ngoài ra, việc trồng cây Măng tây hiện nay còn có thuận lợi có một không
hai đó là: Trong khi người trồng các loại nông sản đang vất vả tìm đầu ra, thì ở
TPHCM có các doanh nghiệp Công ty ASPARAGUS IMPORT EXPORT CO.
LTD. (Tel: 0902. 764. 677 - 0984. 617. 637) và Công ty VIỆT HOA MỸ CO.
LTD. (Tel: 0937. 968. 919 - 0988. 549. 919) sẵn sàng cung cấp giống và thu
mua bao tiêu theo giá thị trường sản phẩm rau Măng tây do bà con nông dân sản
xuất ra.

14
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

2.6 Một số hình ảnh về Măng tây

Cây măng tây ở Việt Nam

Vườn ươm cây con

Cành lá, bộ rễ và trái măng tây


Một số món ăn được chế biến từ Măng tây

Măng tây đóng gói

Thị trường Măng tây luôn sôi động
15
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18


Kỹ thuật trồng cây măng tây

Bài tiểu luận môn Cây rau quả

III. KẾT LUẬN
Hiện nay nước ta có rất nhiều loại rau phong phú và đa dạng về giống loài,
nhiều rau có nhiều giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, trong đó Măng tây là một
trong những loài rau thương phẩm đang trở thành mặt hàng không thể thiếu đối với
người tiêu dùng trong nước và hướng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường nước
ngoài đang là hướng đi mới cần được đầu tư phát triển. Mặc dù việc trồng măng
tây còn khá mới mẻ với người trồng rau vì những yêu cầu ngoại cảnh của nó khác
với rau bản địa nhưng hiện nay có một số công ty sẵn sàng cung cấp giống và thu
mua bao tiêu theo giá thị trường sản phẩm rau măng tây do bà con nông dân sản
xuất ra.
Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cũng như chăm sóc
Măng tây nên nhiều nông dân vẫn gặp khó khăn về nhiều mặt khi chấp nhận trồng
loài rau này.

Tài liệu tham khảo
- Bài viết “Tìm hiểu cây măng tây” của tác giả Xuân Hoà - KN TPHCM

(nguồn: Http://muivi.com)
- Http://rausach.com.vn
- Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Măng Tây Xanh (Asparagus) của tác
giả: Lư Cẩm. Lê Hồng Triều. Nhà xuất bản: NXB Mỹ thuật.
- Bài viết “Trồng cây măng tây” (nguồn: Http://chonongnghiep.com)
- Http://mangtayxanh-asparagus.blogspot.com

16
SV thực hiện: Vi Thị Phượng – Lớp R18



×