Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
Đề bài:
John Herchel – nhà phê bình nhiếp ảnh nói rằng : “ Nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ
bằng ánh sáng” . Bằng lí luận và hoạt động thực tiễn bạn hãy làm rõ quan điểm
trên.
Bài viết
Nếu như tạo hóa ưu ái ban cho con người đôi mắt để nhìn thế giới thì con
người lại hãnh diện bởi bàn tay, khối óc vĩ đại đã
tạo ra cho mình đôi mắt thứ hai để không chỉ
nhìn mà chụp lại, lưu giữ lại những khoảnh khắc
của cuộc sống. Đó là máy ảnh và công nghệ chụp
ảnh. Suy cho cùng đó là công việc - nghệ thuật
nhiếp ảnh.
JOHN HERCHEL - ảnh chụp 1867
Hơn 100 năm kể từ khi ra đời, nhiếp ảnh đã và đang vượt thời gian và sự
hạn hữu của không gian để phát triển, mang đến cho con người những khoảnh
khắc tận hưởng vẻ đẹp từ cuộc sống qua những cái nhìn. Từ đó góp phần làm
phong phú vẻ đẹp tâm hồn mỗi con người và hướng con người đến cái đẹp vĩnh
hằng.
Có người coi nhiếp ảnh là sự bước tiếp của bộ môn nghệ thuật hội họa. Từ
bố cục, trung tâm, điểm mạnh của khuôn hình… Song điều khác biệt lớn nhất
giữa nhiếp ảnh và hội họa đó chính là: người họa sĩ tạc lại cảnh, vật, người bằng
bút vẽ còn nhiếp ảnh lại là ánh sáng.
Thực vậy không có ánh sáng thì không có nhiếp ảnh. Có người nói ánh
sáng là cây bút vẽ trong tay nhà nhiếp ảnh, cũng có người nói ánh sáng là bảng pha
màu, có người lại khẳng định ánh sáng là sinh mệnh của nghệ thuật nhiếp ảnh...Dù
SV: Nguyễn Thị Hiệp
1
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
thế nào đi nữa nhiếp ảnh chính là nghệ thuật dùng ánh sáng để tạo nên hình ảnh và
vai trò quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh là điều không cần phải nghi ngờ.
Nghiên cứu về nhiếp ảnh là nghiên cứu về ánh sáng trong tạo hình. Chính vì thế
John Herchel – nhà phê bình nhiếp ảnh nói rằng : “ Nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ
bằng ánh sáng”.
Ngày 7-1-1839 được xem là ngày khai sinh của nhiếp ảnh trên thế giới,
bằng việc Viện hàn lâm khoa học Pháp phê duyệt và mua phát minh của
Daguerre và Niepce. Đến nay, nhiếp ảnh đã đi một chặng đường dài và gặt hái
những thành công cũng như đóng góp lớn lao vào đời sống con người. Đó là
những bức ảnh ghi lại những giờ khắc lịch sử của các chính khách đến những
con người bình thường, từ sự long lanh kỳ vĩ của thiên nhiên đến những thảm
họa đau đớn do thiên nhiên gây ra cho con người như động đất, núi lửa… Nhiếp
ảnh là đôi mắt nhân loại, sản phẩm của nó là một phần của cuộc sống.
Vậy nhiếp ảnh là gì?
Nhiếp ảnh là một bộ môn nằm trong ngôi nhà chung của nghệ thuật tạo
hình. Quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng vơí phim hoặc thiết
bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật
thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy
sáng bằng cách canh thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các
thiết bị cơ học, hóa học hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy
chụp hình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sở hữu một chiếc máy ảnh thì đều có
thể trở thành một nhiếp ảnh gia. Để có được những bức ảnh đẹp mắt và mang
tính nghệ thuật cao các nhà nhiếp ảnh đã phải đánh đổi bằng cả tâm huyết, thời
gian và sự sáng tạo không mệt mỏi của mình. Có người xem nhiếp ảnh là cuộc
đọ trí giữa người chụp với ánh sáng.
Ảnh nào cũng được tạo nên từ ánh sáng và hiệu ứng ánh sáng tác
động lên vật thể càng làm nổi bật chủ thể trong ảnh. Ánh sáng là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh. Vậy ánh sáng lấy từ
SV: Nguyễn Thị Hiệp
2
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
đâu? Ánh sáng tỏa ra từ hai nguồn sáng. Đó là nguồn sáng thiên nhiên và
nhân tạo.
NGUỒN SÁNG THIÊN-NHIÊN
Mặt trời là nguồn sáng thiên nhiên bao la, dũng mãnh nhất và cũng rẻ tiền
nhất. Nguồn sáng này soi sáng tất cả mọi người, mọi vật trên mặt địa cầu. Ánh
sáng mặt trời dường như hiện hữu đến vô tận, ngoại trừ một ngày không may
nào đó…
Sắc tím
Ảnh chụp trong ánh sáng ban trưa thường có sự sắc nét
Ảnh: Flickr
Ánh sáng trăng cũng là một
nguồn sáng thiên-nhiên, cũng bao
la nhưng không dũng mãnh. Ánh
sáng trăng được thi vị hóa, được
mơ mộng hóa nhưng không giúp
ích gì lắm cho nhiếp ảnh, mặc dù
thỉnh thoảng ta cũng thấy một vài
tấm ảnh thu hình dưới ánh sáng
trăng. Tấm ảnh nổi tiếng "Trăng
lên trên Hernandez" của Ansel Adams trình bày chị Hằng trắng trẻo ngồn ngộn
trên nền trời đen, nhưng ánh sáng để chụp tấm ảnh ấy lại không phải ánh sáng
trăng mà là ánh sáng nắng quái của một buổi chiều...
SV: Nguyễn Thị Hiệp
3
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
NGUỒN SÁNG NHÂN TẠO
Khi nào ánh sáng thiên nhiên không đủ mạnh hay khi vắng hẳn ánh sáng
thiê nhiên, muốn chụp được ảnh, ta phải sử dụng đến nguồn sáng nhân tạo.
Nguồn sáng nhân tạo gồm tất cả các loại đèn, dù là đèn dầu, đèn nến, ánh sáng
leo lét mong manh... cho đến những đèn flash điện tử cầm tay hay flash nhà
nghề, cường độ lấn át cả ánh sáng ngày... hoặc ánh sáng đèn bóng, đèn ống, đèn
halogen, hồng-ngoại, quang-tuyến X, laser, hồ-quang v.v...
Ảnh chụp bằng đèn sợi tóc cho sắc nóng với cảm giác
không gian chật hẹp, ấm áp
Ảnh: Prophotonut
Những loại nguồn sáng kể trên, có loại hữu-dụng
trong nhiếp ảnh phổ-thông, có loại không. Tuy
nhiên ta có thể điều-khiển ánh sáng phát ra từ
những nguồn sáng nhân-tạo dễ dàng và hữu-hiệu
hơn ánh sáng phát ra từ nguồn sáng thiên-nhiên.
Vì vậy đã có một số người nhận xét là chụp ảnh
dưới ánh sáng ngày khó khăn hơn là chụp dưới
ánh sáng nhân-tạo, điển-hình là ảnh chân-dung trong phòng chụp, so sánh với
chân-dung ngoài trời hay chân-dung tranh tối tranh sáng.
CÓ 3 LOẠI ÁNH SÁNG
• Ánh sáng trực tiếp (direct light): Đi thẳng từ nguồn sáng đến chủ đề , rất
mạnh. Bóng đổ sắc cạnh.
•
Ánh sáng tản (diffuse light): Ánh sáng đi qua đám mây , màn sương ,
lớp vải ...và phân tán đi nhiều hướng . Ánh sáng này dịu , bóng đổ không còn
sắc nét .
• Ánh sáng phản chiếu (bounce light): Ánh sáng chiếu vào mặt phẳng , rồi
phản chiếu đến chủ đề . Tuỳ sự cấu tạo của mặt phẳng , ánh sáng có thể mạnh
hay yếu hoặc ửng lên chủ đề những màu sắc từ mặt phản chiếu . Ví dụ : màu
SV: Nguyễn Thị Hiệp
4
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
vàng kim loại của tấm phản chiếu (reflector) làm màu da mặt người mẫu ấm áp
hơn .
“Nhiếp ảnh là nghệ thuật được vẽ bằng ánh sáng” là sự khái lược hoàn toàn
đúng đắn. Bởi nhiếp ảnh phụ thuộc vào ánh sáng. Ngay cái từ photography
-do nhà khoa học Anh Quốc Sir John Herscherl sử dụng lần đầu tiên năm 1939,
theo gốc la tinh cũng có nghĩa là “vẽ bằng ánh sáng”. Câu nói của John Herchel
cho thấy vai trò và vị trí của ánh sáng trong tạo hình nhiếp ảnh.
1 - Ánh sáng là phương tiện và là điều kiện tạo hình
Ánh sáng là phương tiện vì chính nó giúp người chụp ảnh sáng tạo nên cái
đẹp. Trong nhiếp ảnh, ánh sáng “vẽ” bằng cách làm biến đổi một số yếu tố nào
đó của các vật liệu nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng do đó chính là tác động vật
lý để sáng tạo hoặc tái tạo hình ảnh vì cần phải có chất liệu cảm quang cả hai
yếu tố này đều cùng tác động đến những đặc tính quan trọng của nhiếp ảnh.
Phương pháp của Louis
Daguerre đã chỉ ra rằng: sử
dụng các hạt bắt sáng theo
hóa học, vật lý, quang học
để tạo hình nhiếp ảnh. Và
sau này digital cũng dựa
vào pixel là các điểm bắt
sáng vật lý... tức là phải có
ánh sáng mới có ảnh. Nếu đưa một camera và nhốt vào căn phòng kín, đầy đồ
đạc nhưng tối om...có ra đc cái ảnh nào ko? Chắc chắn không nếu không có ánh
sáng. Còn ngôn ngữ của nhiếp ảnh dựa trên bố cục, đường nét, hình khối, màu
sắc...cũng giống nguyên lý của hội họa...chỉ khác là nó được thể hiện thông qua
ánh sáng. Các điểm nhấn chủ thể của bức ảnh là đc nhấn mạnh bằng ánh sáng
thông qua ký thuật sử lý ánh sáng.
Ánh sáng là điều kiện vì chính nó giúp người chụp ảnh “vẽ” nên cái đẹp.
Nếu trong hội hoạ, người hoạ sĩ tạo nên hình ảnh bằng “chiếc bút” thì trong
SV: Nguyễn Thị Hiệp
5
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
nhiếp ảnh, người nghệ sĩ nhiếp ảnh tạo nên hình ảnh bằng “ánh sáng”. Nhiếp
ảnh gia Quang Bảo đã tâm sự rằng: để chụp được bức ảnh ăn ý anh phải tốn thời
gian cho việc cân đo ánh sáng chiếm đến quá nửa thời gian trong việc thực hiện
ánh sáng. Nhất là với ảnh nude.
Quảng Bảo và bức ảnh tại Hội An
Trong lãnh vực nhiếp ảnh, ánh sáng trình bày cho ta thấy cảnh vật. Có nhìn thấy
cảnh vật ta mới thưởng thức được cái đẹp, cả nội dung lẫn hình thức, mới khơi
động được tình cảm trong lòng, khiến ta có ý tưởng ghi lại hình ảnh đó.
- Công dụng thứ nhất là soi sáng cho ta thấy hình thể, khối lượng, vân thể và
màu sắc của chủ đề.
- Công dụng thứ hai là trình bày khoảng không gian lân cận với chủ đề. Thành
hần lân cận với chủ đề là tiền cảnh hay hậu cảnh, gọi chung là bối cảnh. Ánh
sáng tạo ra sự gần gũi hay cách biệt giữa chủ đề với bối cảnh, sự liên hệ đó có
thể là liên hệ vật chất hay liên hệ nội dung. Sự liên hệ đó cũng tạo kích thước
thứ ba, tạo hình thể "nổi".
- Công dụng thứ ba và cũng là công dụng quan trọng, là ánh sáng tạo hồn cho
tấm ảnh. Ánh sáng phải hợp với ý nghĩa của chủ đề. Ánh sáng chan hòa và nhẹ
tạo ý tưởng dịu dàng, thơ mộng, yên lành... thích hợp với những loại chủ đề như
chân-dung thiếu nữ, trẻ em..., với những loại đề tài như mẹ ôm con, đôi nhân
tình, cảnh trí miền quê, bờ hồ... Ánh sáng gắt tạo ý tưởng trang nghiêm, sát phạt,
tàn nhẫn... như chân dung của những nhân vật có nét cá tính mạnh, những cảnh
hay hoạt-cảnh có tính cách xã hội, một số tĩnh vật...
2 - Ánh sáng tạo nên các cung bậc mầu sắc trong ảnh
SV: Nguyễn Thị Hiệp
6
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
Có lẽ điều quan trọng nhất trong những đặc tính ấy là sự liên tục của sắc
độ. Sự liên tục của sắc độ trong nhiếp ảnh là khả năng ghi nhận những thay đổi
từ nhạt đến đậm - từ trắng qua đen – mà không làm lộ bước chuyển tiếp. Nói
cách khác nhiếp ảnh có thể tạo ra một lượng hầu như vô hạn các giá trị hay sắc
độ xám nhờ cách phản ứng với ánh sáng của mọi chất liệu nhiếp ảnh
Dòng sông Như Ý ở Huế được Nhiếp ảnh Lê Huy Hoàng Hải chụp vào lúc hoàng hôn với
gam màu chính là ánh nắng vàng tạo nên sự ấm áp phản chiếu cảnh sắc nơi đây và tấm lưới
của người lao động.
Màu xám tạo sự mênh mông và phẳng lặng có chút gì đó nghỉ ngơi, an bình
Ảnh: Lê Quang Châu
SV: Nguyễn Thị Hiệp
7
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
3. Ánh sáng thể hiện không gian
Không gian trong hình ảnh (về mặt kỹ thuật): là khoảng nét nhìn thấy rõ
trong hình ảnh từ điểm nét đầu đến điểm nét cuối. Ánh sáng tạo không gian khi
chiếu sáng lên vật theo các hướng khác nhau. Người chụp ảnh phải biết vận
dụng các hướng chiếu sáng đó nhằm tạo hiệu quả tốt nhất cho hình ảnh
Thể hiện không gian ảnh chính là phụ thuộc vào góc độ ánh sáng.
- Ánh sáng thuận: Là ánh sáng chiếu tới chủ-đề theo hướng thu hình, nghĩa là
ánh sáng tới từ phía sau lưng nhiếp-ảnh-gia, xuôi theo chiều ống kính; hoặc ánh
sáng flash (flash gắn trên đầu máy ảnh)... là những trường-hợp ta chụp ảnh bằng
ánh sáng thuận.
Ánh sáng thuận có đặc-tính trình ra nhiều chi-tiết ở chủ đề, tọc mạch, soi
mói... Ðiều này vừa có lợi, lại vừa có hại.
“Người mẹ di cư”
- Ảnh: Dorothea Lange
Nếu ta muốn trình ra nhiều chi tiết hay vân
thể của chủ đề, dù chủ đề là chân dung, tĩnh
vật hay phong cảnh... thì ánh sáng thuận
giúp ta ghi nhận rõ ràng, đầy đủ những chi
tiết ấy. Ðiển hình là những vết hằn, những
vết thời gian ghi trên khuôn mặt, rõ từng đến
lỗ chân lông trên da mặt của bác nông dân,
của người ngư phủ. Ánh sáng thuận cũng trình bày vân đá, vân gỗ, vỏ sần sùi
của gốc cây đại thụ, tấm ván hàng rào... đầy đủ chi tiết, vân thể...
- Ánh sáng ngược: Là ánh sáng chiếu từ phía bên kia chủ đề ngược lại phía
ống kính, đối nghịch lại với trường
hợp trên. Ánh sáng ngược tạo nên bóng
đen, che dấu chi tiết trong vùng tối, tạo viền sáng thanh tú quanh chủ đề, tạo
hình thể lạ... Chiều xuống, ta chụp hàng cây in hình trên nền trời lúc hoàng hôn
SV: Nguyễn Thị Hiệp
8
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
hay chụp bóng người đơn độc trên bãi vắng lúc mặt trời mọc, trời lặn... là những
hình ảnh dùng ánh sáng ngược.
Ảnh: Lê Quang Châu
- Ánh sáng chếch: Thường được ưa chuộng nhất trong nhiếp ảnh là ánh sáng
chếch, nghĩa là ánh sáng chiếu xuống chủ đề dưới một góc cạnh nào đó, khoảng
từ 30 đến 60 độ so với mặt đất; hoặc nhìn bóng đổ của ta dưới đất, khi nào bóng
dài gấp hai hoặc bằng một nửa chiều cao của ta, tốt nhất là khi bóng đổ dài bằng
người thật, khi ấy ánh sáng chếch là 45 độ, có người cho là độ nghiêng lý tưởng.
Ánh sáng chếch soi sáng chủ đề, trình ra đầy đủ chi tiết, có bóng đổ, tạo hình thể
nổi ba chiều, tạo khối lượng...
- Ánh sáng từ trên xuống: Ánh sáng chiếu từ phía
trên xuống, thí dụ như ánh sáng trời lúc giữa trưa,
cũng có phần nào đặc tính của ánh sáng tạt ngang,
nhưng thường không được ưa chuộng bằng. Ánh sáng
này che dấu chi tiết trong phần tối, tạo bóng đổ ngắn
và thô kệch...
Trong ảnh chân dung, ánh sáng từ trên xuống
tạo bóng đổ ở đôi mắt, ở mũi (có người so sánh với
bộ râu Hitler), ở miệng, ở cằm..., hoàn toàn không bắt
mắt.
SV: Nguyễn Thị Hiệp
9
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
Trong ảnh phong cảnh, ánh sáng này soi sáng những phần của cành, lá...
hướng lên trời, tạo bóng đổ xuống phía dưới đất loang lổ, lốm đốm... che dấu
hết chi tiết ở thân cây hay những gì ở dưới tàn cây.
- Ánh sáng từ dưới lên: Ít có trường hợp mà ánh sáng thiên nhiên từ dưới tạt
lên, soi sáng chủ đề. Ta thường chỉ thấy ánh sáng này trong những phim kinh
dị, vì ánh sáng tạo bóng đổ quái gở trên khuôn mặt, đôi khi thêm cường độ gắt,
làm tăng sự gớm ghiếc. Nếu không vì những nhu cầu trên, tuyệt đối tránh dùng
trong ảnh chân dung.
4 – Ánh sáng thể hiện ý đồ của tác giả
Nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật được tạo từ sự khách quan từ cảnh vật, con
người nhưng lại xuất phát từ ý tưởng - tức chủ quan tác giả muốn chụp. Do đó
mỗi bức ảnh đều được tác giả gửi gắm một thông điệp gì đó dù là Vô đề. Và cái
giúp nghệ sĩ thể hiện không ai khác là ánh sáng tác động lên cảnh vật.
Bức ảnh thể hiện cuộc sống diêm dân vùng muối nhất là người phụ nữ trong nắng chiều gánh
muối. Ảnh: Lê Quang Châu
5. Ánh sáng tác động đến tâm lý cảm nhận của người xem
Xem ảnh là đang chiêm ngưỡng một bức nghệ thuật được chụp lại bằng
ánh sáng. Ảnh không có ngôn từ câu chữ như văn chương, hay con số như toán
học. Có chăng chỉ là tên, chú thích, ngày tháng chụp của tác giả. Ngôn ngữ của
SV: Nguyễn Thị Hiệp
10
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
ảnh là ảnh. Vì thế tâm lý của người xem phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: trình độ
học vấn, dân tộc, tôn giáo…
Tuy nhiên, có một điểm chung trong tâm lý cảm nhận hình ảnh nhiếp ảnh
là hầu hết mọi người đều thích thưởng thức những bức ảnh có ánh sáng đẹp, chứ
không phải những bức ảnh thiếu sáng, quá sáng hay mờ nhoè.
Vui chơi - Nguồn: Internet
Trò chuyện
Ánh sáng không phải chỉ có một công dụng là chiếu sáng chủ đề hay bối
cảnh để ta chụp ảnh, mặc dù đó là một trong những nhiệm vụ chính của ánh
sáng. Ánh sáng tạo nên ý nghĩa nhất định cho bức ảnh
Ánh sáng âm u của những ngày mưa dầm gió bấc thích hợp với loại ảnh
chụp những người lao động lam lũ, gánh gồng, cày bừa, co ro, run rẩy... Mưa và
lạnh tạo những hình ảnh co ro, cắm cúi... nhưng ánh sáng xám xám nặng như chì
SV: Nguyễn Thị Hiệp
11
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
tạo ý nghĩa buồn, nản... làm nặng nề thêm cái ý-tưởng nhọc nhằn, chịu đụng của
những người kém may mắn.
Ánh sáng ấm áp nhẹ nhàng của những ngày đầu xuân chan hòa trên cây,
cỏ, hoa, lá... làm bừng lên vẻ sống động, yêu đời, tạo niềm thương yêu, thơ
mộng... Ánh sáng này thích-hợp với loại ảnh chụp những cặp tình nhân đang
sống trong hoa mộng, các em thanh thiếu nhi sinh hoạt cộng đồng, trẻ em đuổi
nhau, bắt bướm...
Ánh sáng gay gắt kiểu nắng tháng Năm miền Bắc VN hay cái nắng đổ
lửa vùng sa mạc thích-hợp với loại ảnh chụp những người lao động gánh vác,
đập đá, lợp nhà, sửa máy, thể-thao... mồ hôi nhễ nhại, bóng loáng... Ánh sáng
song song tạo nhiều chi tiết trên manh áo ướt đẫm, trên mặt, trên da... hằn lên
từng thớ thịt, từng vết nhăn, từng giọt mồ hôi... Nắng mạnh tạo tương phản, tăng
vẻ nhọc nhằn, tàn nhẫn, chịu đựng...
Lá đỏ - Lê Quang Châu
Ánh sáng nóng hừng
hừng đỏ tạo vẻ ghê sợ kinh
hoàng như những cảnh trong
phim của Indiana Jones... hay
cũng tạo vẻ gợi tình, dâm ô của
những thiếu nữ thân hình bốc
lửa...
Ánh sáng xanh lục nhẹ nhàng... thích-hợp với loại ảnh phong-cảnh chụp
dưới tàn cây, xanh mát, thoải mái, êm đềm...
SV: Nguyễn Thị Hiệp
12
Nhập môn Báo ảnh
Lớp: Phát thanh k 29
Tóm lại: Ý nghĩa của ánh sáng còn nhiều... có thể coi như miên man bất tận, mỗi
người ảnh, tùy trường hợp, tùy hoàn-cảnh... tận dụng khả năng và trí tưởng
tượng, khai thác, áp dụng ý nghĩa vào từng trường hợp, tạo "hồn" cho ảnh.
Không có công thức hay một định nghĩa trọn vẹn nào để nói về ánh sáng trong
ảnh. Những nhiếp ảnh gia hàng đầu cũng chỉ biết gọi tên ánh sáng là thiên thần
và cũng là ác quỷ của những đứa con nghệ thuật của họ. Đôi mắt người nghệ sĩ
nhiếp ảnh là đôi mắt tìm ánh sáng dù trong cả trời đêm. Bởi “Nhiếp ảnh là nghệ
thuật vẽ bằng ánh sáng”. Để có những nét vẽ điêu luyện bằng ánh sáng, người
chụp phải rèn luyện kỹ năng, phải có sự trải nghiệm và trên hết là niềm yêu
thích nghệ thuật nhiếp ản và đam mê sáng tạo cái mới, cái đẹp./.
Chú thích:
Trong bài viết có sử dụng những bức ảnh có ghi tên tác giả - người viết đã xin
phép tác giả trước khi sử dụng
SV: Nguyễn Thị Hiệp
13