Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.3 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Con người là hiện tượng đặc biệt, có một không hai trong thế giới hiện thực, nơi có sự
tác động tổng hợp của quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Vấn đề con người luôn
được các nhà khoa học quan tâm hàng đầu, trong đó có các nhà triết học. Từ thời kỳ
triết học cổ đại đến triết học Mác – Lê nin, các triết gia đã đặt ra và có các cách lý giải
khác nhau về vấn đề chung nhất, cơ bản nhất của con người. Tuy nhiên, các quan điểm
triết học trước Mác và ngoài Mácxít còn có một hạn chế, cơ bản là phiến diện trong
phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về con người, cũng do vậy trong thực
tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu tượng về bản chất con người và những quan
niệm phi thực tiễn trong lý giải nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện
thực nhằm giải phóng con người. Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua
bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin về con người, được cụ thể
trong các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người.
NỘI DUNG
I. Khái niệm về con người theo quan điểm triết học Mác – Lênin
Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội và về con người, triết
học Mác – Lênin đã đem lại một quan niệm hoàn chỉnh về con người với quan niệm
chung nhất cho rằng: “con người là thực thể sinh học xã hội”.
Theo đó, con người là một sinh vật có tính xã hội, vừa là sản phẩm cao nhất
trong quá trình tiến hóa của tự nhiên và lịch sử xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo mọi
thành tựu văn hóa trên Trái đất. Triết học Mác đã chỉ rõ hai mặt, hai yếu tố cấu thành
con người là mặt sinh học và mặt xã hội. Con người có mặt tự nhiên, vật chất, nhục
thể, sinh vật, tộc loại,… Đồng thời, con người có mặt xã hội, tinh thần, ngôn ngữ, ý
thức, tư duy, lao động, giao tiếp, đạo đức,… Hai mặt đó hợp thành một hệ thống năng
động, phức tạp,luôn luôn biến đổi, phát triển.
Về vai trò của con người, triết học Mác - Lênin khẳng định con người là chủ thể
hoạt động thực tiễn, bằng hoạt động thực tiễn, con người sáng tạo ra mọi hoạt động vật
chất và tinh thần, đồng thời, sáng tạo ra cả bộ óc, tư duy của mình.
II. Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất con người
1. Sự hình thành, phát triển con người là một quá trình gắn liền với lịch sử sản
xuất vật chất.




Lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triển của con
người.
1


Triết học Mác – Lê nin xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử đã
tiếp cận sự hình thành, phát triển con người trong lịch sử sản xuất vật chất, từ đó khẳng
định lao động là điều kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triển của con người.
Chính trong lao động, thông qua lao động mà con người:
+ Làm biến đổi điều kiện tự nhiên bên ngoài: con người khác con vật ở chỗ, con
vật sống hoàn toàn và tặng phẩm tự nhiên, còn con người phải bằng lao động sản xuất
để cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất, thỏa mãn nhu cầu ngày càng phát triển
của mình. Ví như, đàn vượn trước đây chỉ biết ăn hết sạch lương thực sẵn có trong khu
vực mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của các đàn vượn bên cạnh đã hạn định
cho chúng; chúng đi lang thang từ nơi này đến nơi khác, hoặc chiến đấu với những đàn
vượn lân cận, để giành lấy một khu vực mới có nhiều thức ăn hơn, nhưng chúng không
bao giờ có khả năng kiếm ra được, trong vùng chúng kiếm ăn, một số thức ăn nhiều
hơn số thức ăn mà vùng đó đã cung cấp cho chúng, dưới hình thức tự nhiên. Cho đến
khai lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ đầu tiên là những công cụ săn
bắn và đánh cá. Những công cụ săn bắn đồng thời cũng dùng làm vũ khí. Cùng với săn
bắt, con người bắt đầu trồng trọt rồi đến chăn nuôi để đảm bảo cuộc sống của mình
không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Lịch sử sản xuất vật chất cũng chính là
lịch sử con người cải tạo tự nhiên phù hợp với nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
Mác khẳng định rằng nhờ sản xuất mà giới tự nhiên biểu hiện ra là tác phẩm của con
người, làm cho tự nhiên “có tính người”, tự nhiên được “nhân loại hóa”. Lịch sử phát
triển của tự nhiên gắn bó hữu cơ với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Chính vì
vậy, Mác nhấn mạnh: Con người đứng trước một tự nhiên có tính lịch sử và một lịch
sử có tính tự nhiên.

+ Làm biến đổi bản chất tự nhiên, cải tạo bản năng sinh học của con người: Triết
học Mác – Lê nin khẳng định thông qua lịch sử sản xuất vật chất, nhờ lao động mà một
loài sinh vật mới ra đời, đó là Homo sapiens – con người có lý tính, mang tính chất xã
hội. Lao động đã biến đổi bản chất tự nhiên của tổ tiên loài người. Khoa học đã chứng
minh rằng con người là một tổ chức sinh vật có trình độ phát triển cao nhất trên hành
tinh, từ một loài sinh vật có xương sống phát triển lên, là nấc thang cao nhất trong lịch
sử tiến hóa của các giống loài qua hoàng trăm triệu năm. Lao động đã cải tạo bản năng
sinh học của con người, bắt bản năng phải phục tùng lí trí, phát triển bản năng con

2


người thành một trạng thái mới về chất . Mác cho rằng: “trong con người, ý thức thay
thế bản năng, hoặc bản năng con người là bản năng đã được ý thức”.
+ Hình thành và phát triển những phẩm chất xã hội của mình: Lao động là điều
kiện chủ yếu quyết định sự hình thành, phát triển phẩm chất xã hội của con người.
Trong lao động tất yếu hình thành quan hệ nhận thức, tình cảm, ý chí và cả phương
pháp tư duy của con người. Chính vì vậy, Ăng ghen khẳng định: Trên ý nghĩa cao cả
nhất thì lao động sáng tạo ra chính bản thân con người.


Sáng tạo là thuộc tính tối cao của con người.

Nhờ lao động mà con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hòa nhập với tự nhiên
trở thành một thực thể sáng tạo. Hoạt động lịch sử đầu tiên mang ý nghĩa sáng tạo chân
chính của con người là chế tạo ra công cụ lao động. Con người bắt đầu lịch sử của
mình từ đó. Nhờ công cụ lao động – tư liệu của mọi tư liệu, sức mạnh vật chất đầu tiên
mà con người tách khỏi tự nhiên, tách khỏi loài vật với tư cách là một chủ thể hoạt
động thực tiễn xã hội. Đồng thời, bằng hoạt động cải tạo tự nhiên, con người hòa nhập
với tự nhiên, biến “tự nhiên thứ nhất” thành “tự nhiên thứ hai”, rồi “tự nhiên thứ ba”,

…sáng tạo ra của cải, tri thức, tinh thần. Như vậy, sáng tạo chính là thuộc tính tối cao
của con người. Bản chất con người là sáng tạo ngay từ đầu với đầy đủ ý nghĩa của nó.
2. Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội.
Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, triết học Mác
– Lê nin tiếp cận con người trong tính toàn vẹn, khẳng định con người là một chỉnh thể
tồn tại và phát triển trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội; cơ chế di
truyền và hoạt động xã hội của con người. Đây là một chỉnh thể phức tạp, năng động
và luôn luôn vận động, phát triển. Khi tiếp cận bản chất con người ở góc độ này cần
theo hướng:
Thứ nhất, về mặt sinh học, con người tồn tại ở cấp độ cơ thể, biểu hiện trong các
hiện tượng sinh lí, di truyền, thần kinh, điện – hóa và các quá trình khác của cơ thể.
Con người là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa là
sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên. Như vậy, tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự
tồn tại của con người là giới tự nhiên. Con người là động vật cao cấp, là sản phẩm của
tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới sinh vật, như thuyết tiến hoá
của Đác uyn đã chứng minh. Vì vậy, con người là bộ phận của giới tự nhiên, giới tự
nhiên là thân thể vô cơ của con người. Do đó, con người cũng có như động vật khác
3


như nhu cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống,
sinh hoạt tình dục… Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xa
hơn so với động vật, kể cả so với khi con người mới thoát thai khỏi động vật. Chính
quá trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người qui định bản tính sinh học
trong đời sống con người. Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính sinh
vật.
Thứ hai, về mặt xã hội, con người tồn tại ở cấp độ nhân cách, biểu hiện trong
những quá trình ý thức, tính cách, tính khí …là chủ thể quan hệ xã hội, lao động, giao
tiếp, tinh thần, … Con người khác động vật ở chỗ có tư duy và hoạt động có mục đích.
Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là

đặc tính sinh vật. Con người là một sinh vật nhưng có nhiều điểm khác với sinh vật.
Trong lịch sử đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đưa ra tiêu chí về sự khác nhau giữa con
người và con vật có sức thuyết phục như:
+ Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ biết sử dụng công cụ lao động.
+ Arixtốt đã gọi con người “là động vật có tính xã hội”.
+ Pascal nhấn mạnh đặc điểm và sức mạnh của con người là ở chỗ biết suy nghĩ: con
người là “một cây sậy nhưng là cây sâỵ biết suy nghĩ”.
Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất con người,
nhưng đều phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối
quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết
học Mác nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét không
phải một cách chung chung trừu tượng, phiến diện như các nhà tư tưởng khác. Theo
Mác mặt xã hội của con người, có điểm nổi bật, hơn hẳn và phân biệt với động vật là
con người có hoạt động lao động sản xuất vật chất. Qua quá trình lao động sản xuất:
con người sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống cho mình và cho đồng
loại. Sản xuất ra các giá trị tinh thần làm phong phú thêm đời sống của mình. Lao động
là yếu tố hình thành bản chất xã hội của con người, hình thành nhân cách ở con người.
Thứ ba, sự hình thành và phát triển của con người thông qua một quá trình thống
nhất giữa cơ chế di truyền và hoạt động xã hội, chịu sự chi phối của ba hệ thống qui
luật:
+ Hệ thống qui luật tự nhiên: qui định sự phù hợp của cơ thể sống với môi trường, qui
luật trao đổi chất, qui luật biến dị, di truyền.
+ Hệ thống qui luật tâm lý ý thức: như sự hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý
4


chí…
+ Hệ thống qui luật xã hội: qui định mối quan hệ giữa người với người, đó là qui luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qui luật với cơ
sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng…

Tóm lại, con người khác con vật ở cả ba mặt: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với
xã hội và quan hệ với bản than. Cả ba mối quan hệ đều mang tính xã hội, trong đó quan
hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát mọi hoạt động của con người, cả trong lao
động, sinh con đẻ cái và trong tư duy.
3. Con người tồn tại, phát triển trong môi trường cư trú xã hội- hành tinh- vũ trụ
và mang những thuộc tính tự nhiên – sinh học- xã hội.
Triết học Mác – Lê nin tiếp cận con người trong hệ thống con người – môi
trường cư trú, từ Trái đất đến vũ trụ. Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển, nó bao gồm toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên và xã hội được thu hút vào quá trình
đời sống con người. Theo nghĩa rộng nhất, môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
Trong môi trường tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên, giao tiếp với
tự nhiên và phụ thuộc vào tự nhiên ở cả cấp độ chức năng – cơ thể và cấp độ cảm xúc –
tinh thần. Khoa học tự nhiên đã phát hiện sự tương tác giữa “nhịp điệu vũ trụ” và
“nhịp điệu sinh học”. Ví dụ, trong một năm có nhịp sinh học của bốn mùa, nước thủy
triều có nhịp sinh học sáng, chiều lên xuống; cây cỏ có nhịp sinh học, ngày đêm hấp
thụ hay đào thải Co2, Oxi để tổng hợp diệp lục. Đối với con người, đó là nhịp sinh
học về thân nhiệt, về buổi chiều, thân nhiệt thường tăng 1-0.5% mà không phải là dấu
hiệu bệnh lý; nhịp tim, huyết áp, tốc độ máu lưu thông cũng tăng về buổi chiều,…
(theo Giáo sư Alain Reilling – Pháp). Những điều này đã nói nên rằng con người mang
thuộc tính xã hội – hành tinh – vũ trụ và phụ thuộc vào môi trường.
Bản chất con người là tổng hòa các thuộc tính tự nhiên – sinh học – xã hội. Mác
đã khẳng định: “chừng nào loài người con tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên
sẽ vẫn quy định lẫn nhau”. Bởi lẽ, con người tồn tại trong môi trường xã hội, thông qua
xã hội mà thích nghi với tự nhiên vì chính xã hội cũng là một bộ phận của giới tự
nhiên, là một kết cấu vật chất đặc thù của giới tự nhiên. Toàn bộ quẩn thể xã hội hoạt
động trong giới tự nhiên. Không có một xã hội nào có thể tồn tại mà nằm ngoài tự
nhiên.
5



4. Con người là một thực thể cá nhân – xã hội.
Theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, con người vừa là một chỉnh thể đơn nhất, vừa
mang những phẩm chất của hệ thống các quan hệ xã hội. Đó là một hệ thống năng
động, phát triển thống nhất giữa cái chung, cái đặc thù và cái riêng.
Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với
tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội ấy do những đặc điểm riêng biệt của
mình mà phân biệt với những thành viên khác của xã hội.
Xã hội do các cá nhân tạo nên. Các cá nhân sống và hoạt động trong các nhóm,
cộng đồng và tập đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định. Yếu tố xã hội là
đặc trưng căn bản để hình thành cá nhân. Một đứa trẻ chưa tiếp nhận quan hệ xã hội thì
chưa trở thành một cá nhân.
Trong quan hệ với xã hội, cá nhân được phân biệt bởi các đặc trưng: Thứ nhất,
cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cách trực tiếp, cảm tính.
Không có con người nói chung một cách trừu tượng, mà chỉ có con người sống cụ thể cá nhân – của giống loài. Thứ hai, cá nhân là phần tử đơn chất, riêng lẻ, tập hợp lại
thành cộng đồng xã hội, là cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người. Thứ ba, cá nhân
là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm chất sinh lí và tâm lí
riêng biệt của mỗi con người. Thứ tư, cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện
tượng lịch sử,vận động, phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định.
Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang
tình phổ biến. Tính cá biệt thể hiện ở việc mỗi cá nhân có đời sống riêng, có quan hệ
xã hội riêng, có nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích riêng do đặc điểm di truyền, do điều
kiện sống riêng của mỗi người quy định nhưng không loại trừ tính phổ biến đó là họ
đều là những thành viên xã hội, đều mang bản chất xã hội, không thể sống ngoài xã
hội. Do đó, trong bất kỳ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mỗi thời
đại sản sinh ra một kiểu cá nhân có tính đặc thù, thậm chí đối lập nhau, trong những
quan hệ xã hội nhất định.
5. Sự thống nhất biện chứng giữa con người giai cấp và con người nhân loại.
Bản chất xã hội, địa vị kinh tế xã hội và điều kiện sinh hoạt vật chất quy định sự
đồng nhất và sự khác biệt giữa tính giai cấp và tính nhân loại của con người.


6


Trong xã hội có giai cấp, con người sẽ mang tính giai cấp. Bởi vì mỗi con người
chính là một thành viên của một giai cấp nhất định, nên con người sẽ mang địa vị kinh
tế - xã hội của giai cấp đó. Địa vị kinh tế xã hội mang tính khách quan, do toàn bộ điều
kiện sinh hoạt vật chất quy định mặc dù mỗi thành viên giai cấp có thể ý thức được
hoặc không ý thức được địa vị của mình.
Còn tính nhân loại lại được thể hiện trong sự sáng tạo, trong những giá trị văn
hóa chung, trong những quy tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội với tư cách là những
đạo lý phổ quát nhất, như nhân đạo, dân chủ, công bằng xã hội, hòa bình, bảo vệ môi
trường sinh thái… Đây là thuộc tính vốn có hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của
cuộc sống cộng đồng phổ biến rộng lớn nhất. Cơ sở của tính nhân loại là từ bản chất xã
hội của con người, do yêu cầu khách quan của cuộc sống cộng đồng là con người phải
nương dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Ví dụ như các hoạt động viện trợ nhân đạo
của Liên Hợp Quốc đối với các khu vực bị chiến tranh hay thảm họa thiên nhiên tàn
phá, hay như mới đây nhất, ngày 12/12/2015 thì Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã chính thức khai mạc tại Paris với sự
tham dự của 150 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ đến từ 195 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây hiệp ước toàn cầu về chống biến đổi khí
hậu với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang khiến Trái Đất
nóng lên, giữ nhiệt độ Trái Đất từ nay đến năm 2100 tăng không quá 2°C so với thời
kỳ trước cách mạng công nghiệp.
Tính giai cấp và tính nhân loại trong con người vùa đồng nhất, vừa khác biệt.
Con người tồn tại thông qua những cá nhân hiện thực với tư cách là những chủ thể
hành động xã hội. Tính giai cấp có thể thay đổi tùy thuộc vào bản chất giai cấp nhưng
tính nhân loại lại là cố hữu, vĩnh hằng. Bởi vì trật tự kinh tế, chính trị, xã hội có thể bị
thay đổi, nhưng quy luật con người luôn luôn phải biết dựa vào người khác, khai thác
sự phong phú của người khác để tồn tại, làm phong phú cho mình sẽ không bao giờ

mất đi. Mặt khác, trong xã hội còn tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn quan
hệ đối kháng giai cấp thì còn con người mang tính giai cấp. Các giai cấp và các hệ
thống xã hội tương ứng vẫn là chủ thể chủ yếu của xã hội hiện thực. Không bao giờ có
một “lợi ích nhân loại thuần khiết”. Nó được phản ánh trong nhận thức, trong hoạt
động thực tiễn không tách dời lợi ích các giai cấp.
6. Con người thống nhất biện chứng giữa tất yếu và tự do.
Trước hết, cần phải làm rõ tự do, tất yếu là gì? Theo Locke, “tự do là khả năng
7


con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở
nào”. Đây là định nghĩa nguyên thủy nhất về tự do, mặc dù được khá nhiều người tán
đồng, nhưng trên phương diện tổng quát nhất thì theo cách định nghĩa này, tự do chỉ
thuần túy chỉ mang tính bản năng. Đến Hê ghen, ông cho rằng “tự do là cái tất yếu
được nhận thức”, còn cái tất yếu được hiểu là các quy luật tự nhiên. Từ đó có thể định
nghĩa tự do là các quy luật tự nhiên được nhận thức. Hegel cho rằng con người càng
nhận thức một cách chính xác, rõ ràng và toàn diện về cái tất yếu bao nhiêu thì càng có
tự do bấy nhiêu. Định nghĩa này đã phát triển hơn một bước so với định nghĩa của
Locke, tức đã đưa tự do từ một trạng thái bản năng đến tự do trong mối tương quan với
cái tất yếu. Như vậy, ranh giới của trạng thái tự do và trạng thái không có tự do chính
là cột mốc nhận thức được cái tất yếu. Nhận thức được cái tất yếu, con người sẽ không
nhân danh tự do để thực hiện những hành vi kìm hãm sự phát triển của bản thân anh ta
và cả cộng đồng. Chính lúc ấy, tự do sẽ là điều kiện tinh thần giúp con người tiếp cận
với sự phát triển thực thụ và toàn diện.
Hoạt động của con người là sự thống nhất biện chứng giữa tự phát và tự giác,
giữa tất yếu và tự do. Biểu hiện bởi việc hoạt động của con người bị chi phối bởi tính
tất yếu – mà chính là các quy luật khách quan. Khi con người tìm ra những tiền đề tất
yếu của sự chuyển hóa từ một hình thánh kinh tế - xã hội lỗi thời, lạc hậu sang một
hình thái kinh tế - xã hội mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn mà ở đó con người được phát
triển tự do, toàn diện. Tự do là tiền đề, điều kiện cho hoạt động sáng tạo của con người.

Con người tự do là con người nhận thức sâu sắc quy luật và hoạt động tự giác , tức là
không đi ngược lại tất yếu.
Hoạt động của con người là sự thống nhất giữa tất yếu và tự do. Hoạt động con
người có ý thức là hoạt động tiếp cận dần, nắm bắt quy luật khách quan để làm tiền đề
cho sáng tạo. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử con người vươn lên giành lấy tự do
ngày càng cao hơn. Con người muốn tự do trước hết phải được giải phóng về mặt xã
hội, phải có chế độ kinh tế xã hội tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động con người vươn
tới tự do.
III. Một số đánh giá về các phương diện tiếp cận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về
nguồn gốc, bản chất con người.
Có thể khẳng định rằng triết học Mác – Lê nin đã tiếp cận nguồn gốc, bản chất
con ngời dưới những phương diện đầy đủ và toàn diện nhất.
Triết học Mác đã khắc phục được những hạn chế về nguồn gốc, bản chất con
8


người của các quan điểm trước đó. Về vấn đề nguồn gốc, những nhà triết học chủ
nghĩa Mác – Lê nin đã giải thích hợp lý, có căn cứ khoa học rằng con người có nguồn
gốc từ cả quá trình tiến hóa lâu dài từ loài vượn cổ (dựa trên học thuyết tiến hóa của
Đác uyn) chứ không phải do chúa trời tạo ra như các nhà duy tâm trước Mác. Về vấn
đề bản chất của con người, nếu như các nhà triết học duy vật trước Mác đã mập mờ
nhận ra rằng, con người có bản chất tự nhiên – sinh học, thì mức độ nhận thức cũng chỉ
dừng lại ở việc khẳng định “con người là động vật đi bằng hai chân và không có lông
vũ” như Platon từng khẳng định. Đến triết học Mác, đã có sự phân biệt rõ hai mặt trong
khái niệm con người là mặt sinh vật và mặt xã hội. Mác không hề phủ nhận mặt tự
nhiên, mặt sinh học khi xem xét con người với tư cách là những cá nhân sống, ông
thừa nhận con người là một động vật, nhưng là động vật cao cấp nhất. Tuy nhiên, Mác
không thừa nhận quan điểm cho rằng cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc
tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người. Con người vốn là một sinh vật mang
đầy đủ những đặc trưng của sinh vật, song con người còn có nhiều điểm phân biệt với

các loài sinh vật khác. Triết học Mác nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn
diện cụ thể, xem xét con ngời không phải chung chung, trừu tượng , mà trong tính hiện
thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó.
Tiếp cận con người dưới phương diện là sự thống nhất biện chứng giữa tự do và
tất yếu, triết học Mác – Lê nin đã vượt lên trên chủ nghĩa hiện sinh trước đó, cho rằng
“tự do là bản chất của sự hiện sinh của cá nhân con người, …nó không chịu sự ràng
buộc của bất cứ tính tất yếu khách quan nào, nó là tuyệt đối”. Bởi theo triết học Mác –
Lê nin thì con người, trong quá trình phát triển của mình đã phát hiện ra các quy luật tự
nhiên, tức là tính tất yếu, và con người tự do không bao giờ đi ngược lại quy luật mà
nhận thức sâu sắc quy luật tất yếu để hoạt động tự giác. Đồng thời, sự phát triển tự do
và toàn diện của mỗi người sẽ là điều kiện cho sự phát triển tự do, toàn diện của tất
thảy mọi người. Để đạt được tự do cao nhất thì Mác khẳng định rằng con người phải
được giải phóng hoàn toàn về mặt xã hội.
Với những phương diện tiếp cận tích cực, toàn diện, triết học Mác – Lê nin đã đề
cao giá trị của con người, cho rằng nhân tố con người mới là quyết định sự tồn tại và
phát triển xã hội. Nội dung này là một tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại và giá trị của
nó ngày càng được khẳng định. Đặc biệt ở Việt Nam ta, trong công cuộc đổi mới, phát
triển đất nước. Dựa trên quan điểm triết học Mác – Lê nin về con người, Đảng và
Chính Phủ không ngừng đưa ra các chủ trương, chính sách phát triển con người, nâng
9


cao tri thức, năng lực con người để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã có những phương diện tiếp cận nguồn gốc,
bản chất con người một cách đầy đủ, toàn vẹn và đúng đắn nhất mà sự đúng đắn ấy đã,
đang và sẽ được kiểm nghiệm bởi thực tiễn xã hội cho đến ngày nay. Nhìn lại một cách
khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác – Lênin trong xã hội Việt Nam
có lẽ không ai có thể phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọng cuả nó trong sự
nghiệp phát triển con người tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá thì một nước đang còn ở tình trạng kém phát triển như nước ta
không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu dài, có tầm nhìn xa trông rộng
phát triển con người nâng cao chất lượng của người lao động. Hơn bất cứ một lĩnh vực
nghiên cứu nào khác, lĩnh vực phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn
dân, đưa loài người tới một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con
đường tối ưu đi tới tương lai con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con
người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

10


MỤC LỤC

11



×