Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Thiết kế trò chơi học tập giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi trong chủ đề “thế giới thực vật”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.82 KB, 70 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.
Nguồn tài nguyên cơ bản để xây dựng một đất nước phồn vinh đó là những

con người có trí tuệ, có sức khỏe. Trong “sức khỏe cho mọi người vào năm 2014” tại
tuyên ngôn Alma Alta đã yêu cầu mỗi người phải tự chăm lo cho sức khỏe của mình,
mỗi cộng đồng phải tự chăm lo cho sức khỏe của mỗi cộng đồng. Dinh dưỡng là một
nhân tố trọng yếu, giúp tạo lên và duy trì không chỉ thể lực mà cả trí lực cho con
người. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe luôn được đưa lên
hàng đầu. Đặc biệt trong thời kỳ đầu của mỗi con người – thời kỳ đạt tốc độ phát
triển cao về mọi mặt, tạo ra nhiều bước đột biến về chất nên nhu cầu của mỗi con
người - nhu cầu dinh dưỡng rất cao, vấn đề dinh dưỡng lại càng phải được quan tâm
một cách đúng mức.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ tuổi mầm non bị suy dinh dưỡng còn cao, trẻ mắc bệnh béo
phì ngày càng gia tăng, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do
thiếu kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Vì vậy, giáo
dục dinh dưỡng – sức khỏe đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Thực tế cho thấy,
sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc
của người mẹ và những người đóng vai trò thay thế như giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo.
Đã có nhiều tài liệu, nhiều nguồn thông tin trang bị cho cha mẹ và giáo viên về chế
độ dinh dưỡng cho trẻ em. Một câu hỏi đặt ra: có thể giáo dục dinh dưỡng – sức
khỏe cho chính những đứa trẻ đang hoc lớp mẫu giáo được không? Và UNICEF đã
chứng minh “ngay cả trong trường hợp nguồn thực phẩm chưa được cả thiện, giáo
dục dinh dưỡng đã giúp cho tình trạng dinh dưỡng được nâng lên đáng kể”.
Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều
học được và hình thành dấu ấn lâu dài. Tiến hành giáo dục dinh dưỡng ngay từ bậc
học mầm non sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp
người có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng, biết lựa chọn thông minh và tự giác
1


Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Việc đưa các nội dung giáo djc
dinh dưỡng – sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi mầm
non là một việc rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
cho trẻ từ tuổi mầm non đến các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010 (kí ngày
22/2/2001) đã đề cập: “hoàn thiện mục tiêu giáo dục dinh dưỡng ở các cấp từ mầm
non đến đại học. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống nhà trẻ (đặc biệt là khu
vực nông thôn) và các nhà ăn tập thể ở trường học”.Hiện nay, chương trình đổi mới
toàn diện hoạt động giáo dục cho trẻ đã quan tâm đến nội dung giáo dục dinh dưỡng
và đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe,
nhưng các biện pháp giáo dục dinh dưỡng– sức khỏe cho đối tượng trẻ mầm non
chưa được đề cập một cách cụ thể.
Vấn đề giáo dục dinh dưỡng thông qua hoạt động vui chơi chưa được nghiên
cứu và vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình giáo dục cho trẻ.
Trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục đều khẳng định trò
chơi học tập là phương tiện giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Trong trò
chơi, trẻ lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, những phương thức hành động,
những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc sống… một cách nhanh chóng, hiệu
quả. Tổ chức trò chơi học tập chính là mục đích, là con đường, là phương tiện để
giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ, trò chơi học tập có vai trò kích thích tích
cực hành động của trẻ và kết quả là làm biến đổi về các chất các chức năng tâm lý
của trẻ. Song trong thực tế, nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục dinh
dưỡng - sức khỏe cho trẻ thông qua trò chơi học tập có chủ đề còn hạn chế, một số
giáo viên chưa thiết kế và tổ chức trò chơi phù hợp, dẫn đến hiệu quả giáo dục dinh
dưỡng – sức khỏe cho trẻ tại các trường mầm non chưa cao.
Việc tìm ra thực trạng giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi là một việc khó khăn nhưng hết sức cần thiết, có ý nghĩa to lớn, góp phần nâng


2
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và nâng cao chất lượng cuộc sống trong
cộng đồng.
Các nghiên cứu khoa học đã cho rằng trong các trò chơi thì trò chơi học tập
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Trò chơi học tập đòi hỏi
sự hoạt động trí tuệ rất phức tạp, trẻ phát huy và huy động trí tuệ của mình đến mức
tối đa để giải quyết nhiệm vụ mà trò chơi học tập đưa ra. Qua đó, trẻ sẽ củnSg cố
những kỹ năng, kiến thức đã tiếp nhận. Đồng thời đó cũng là điều kiện để nâng cao
tính tích cực nhận thức của trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi thích khám phá thế giới xung quanh và
trong một giới hạn nào đó trẻ sẽ tìm ra những ý tưởng sáng tạo cho riêng mình trong
hoàn cảnh có ý nghĩa, có mục đích đối với trẻ. Hoạt động chủ đạo của trẻ em giai
đoạn này là hoạt động vui chơi, thông qua chơi sẽ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám
phá của trẻ. Qua đó hình thành đặc điểm tâm lý mới nhất về chất đặc trưng cho lứa
tuổi và phát triển toàn diện về đặc điểm tâm lý của trẻ.
Trẻ em rất thích các trò chơi và thông qua chơi để học. Trẻ đặc biệt thích trò
chơi học tập vì trò chơi học tập không chỉ thỏa mãn nhu cầu chơi mà còn thỏa mãn
nhu cầu nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Trong các trò chơi trẻ là chủ thể
tích cực hoạt động, trẻ khám phá và tìm hiểu cùng với các bạn, giải quyết vấn đề qua
việc tiếp xúc với các hiện tượng xung quanh trẻ.
Là một giáo viên tương lai, em nhận thấy rằng việc lồng giáo dục dinh dưỡng
- sức khỏe cho trẻ vào các trò chơi học tập để thông qua đó giáo dục trẻ được tầm
quan trọng của dinh dưỡng là vô cùng thiết thực và bổ ích. Nhất là dinh dưỡng của
các loại rau, củ, quả rất tốt cho cơ thể của bé và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn
hằng ngày giúp trẻ ngày càng lớn lên khỏe mạnh và thông minh hơn. Vì vậy em đã
chọn đề tài: Thiết kế trò chơi học tập giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ 5 – 6
tuổi trong chủ đề “Thế giới thực vật”.

2. Mục đích nghiên cứu khoa học
3
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


Em tiến hành nghiên cứu đề tài :Thiết kế trò chơi học tập giáo dục dinh dưỡng
- sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi trong chủ đề “Thế giới thực vật” nhằm tìm hiểu thực
trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ hiện nay ở trường mầm non, để từ đó thiết kế các
trò chơi học tập với mục đích lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ để
việc giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn nữa.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Các trò chơi giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Khách thể: Giáo viên và trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Quỳnh Phương B
4. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế và đưa vào tổ chức một số trò chơi học tập giáo dục dinh dưỡng –
sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Quỳnh Phương B – Phường Quỳnh
Phương – Thị Xã Hoàng Mai – Tỉnh Nghệ An khi khai thác chủ đề “ Thế giới thực
vật”.
5. Phương pháp sử dụng
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, tìm hiểu, sưu tầm, phân tích tổng hợp, nghiên cứu có chọn lọc các tài
liệu có liên quan đến vấn đề giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ và các trò chơi
học tập giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi ở chủ đề “Thế giới thực vật”.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu việc tổ chức các trò chơi học tập giáo dục
dinh dưỡng – sức khỏe ở các trường mầm non đã phổ biến hay chưa và đã có hiệu
quả chưa từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân để thiết kế ra các trò chơi giáo dục dinh
dưỡng – sức khỏe cho trẻ hay và đáp ứng được yêu cầu đề ra.
4
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B



5.2.2. Phương pháp đàm thoại: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên trong việc thiết kế
ra các trò chơi học tập giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi với chủ đề
“ Thế giới thực vật”; trò chuyện cùng giáo viên, chia sẻ những vướng mắc, kinh
nghiệm khả năng truyền đạt và cách thiết kế ra những trò chơi học tập nhằm giáo
dinh dưỡng sức - khỏe cho trẻ.
5.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát các trò chơi học tập giáo dục dinh
dưỡng sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi trong các hoạt động để nắm được việc thực hiện
và tổ chức trò chơi này ở trường mầm non.
5.2.4. Phương pháp thực nghiệm: tiến hành tổ chức các trò chơi học tập giáo dục
dinh dưỡng – sức khỏe trong các hoạt động học có chủ đích cho trẻ để xem sau khi
chơi trẻ đã đạt được yêu cầu mong đợi hay chưa.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vấn đề lý luận về giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe và
các phương pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mầm non.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thực trạng giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe ở trường
mầm non Quỳnh Phương B và việc tổ chức các trò chơi học tập nhằm giáo dục dinh
dưỡng – sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi ở nhà trường.
Nhiệm vụ 3: Thiết kế một số trò chơi nhằm giáo dục dinh dưỡng– sức khỏe
một cách có hiệu quả cho trẻ 5 – 6 tuổi.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Trò chơi học tập.
1.1.1.1.
Khái niệm
5
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B



Trò chơi học tập là trò chơi có luật và có nội dung tri thức gắn với hoạt động học
tập của trẻ. Đó là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa,
hệ thống hóa biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh. Trong trò chơi học tập trẻ
giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua quá trình hoạt động trí tuệ dưới hình thức
chơi nhẹ nhàng, thoải mái. Trò chơi học tập không chỉ giúp trẻ phát triển các năng
lực trí tuệ mà còn có tác dụng rèn luyện các phẩm chất đạo đức và cả thể lực (Trần
Thị Hồng Minh – Trịnh Thị Ngà – Tạ Hồng Vân – Nguyễn Thị Thúy Vân _ Tổ chức
hoạt động vui chơi. “Một số học phần đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành
GDMN – NXB GD – 2012”).
Đặc biệt đối với trẻ em chơi có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu
xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực
hiện những ước mơ đó. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới
Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang
sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi".
"Trò chơi học tập" (Play -based learning) là phương pháp giáo dục truyền tải một
thông điệp hay một nội dung cụ thể đến người tham gia thông qua hình thức trò
chơi, làm cho người tham gia tự khám ra nội dung bài học đó một cách chủ động
thích thú và ghi nhớ được kiến thức một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.
1.1.1.2. Đặc điểm của trò chơi học tập
Trò chơi học tập được sử dụng vừa là phương pháp, hình thức dạy học cho trẻ
mẫu giáo với phương thức “ chơi mà học, học mà chơi” trong đó động cơ nằm trong
quá trình chơi nhưng vẫn gián tiếp giải quyết nhiệm vụ học tập.
Mỗi trò chơi học tập được cấu thành bởi 3 thành tố:
-Nội dung chơi: là phần cơ bản của trò chơi, chính là các nhiệm vụ học tập xoay
quyanh các nội dung ôn, củng cố tri thức, rèn luyện các kỹ năng, phát triển các giác
quan, phát triển ngôn ngữ.
6
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B



- Hành động chơi: là hệ thống các thao tác mà trẻ thực hiện trong quá trình chơi để
giải quyết nhiệm vụ học tập chứ đựng trong nội dung chơi. Hành động chơi phức tạp
dần theo sự phát triển của trẻ.
- Luật chơi: là quy định, quy ước việc thực hiện các hành động chơi trong quá trình
chơi, là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng chơi của trẻ.
Ba thành tố này không phải lúc nào cũng được phân biệt rạch ròi, đôi khi luật
chơi dồng thời là các hành động chơi nhưng chúng kiên quan chặt chẽ với nhau,
thiếu một trong ba thành phần này thì không thể tiến hành trò chơi được.
Trong trò chơi học tập có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các trẻ em, mọi trẻ
em đều có vị trí và nhiệm vụ như nhau khi tham gia vào trò chơi.
Trong trò chơi học tập, hành vi chơi và động cơ chơi có sự thống nhất chặt
chẽ với nhau, động cơ thúc đẩy trẻ hành động là trẻ phải thực hiện đúng thao tác,
hành động chơi mà trò chơi đặt ra.
Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, trẻ cảm nhận được
kết quả hành động của mình: đoán đúng – sai, nói đúng tên và công dụng của đồ vật,
phát hiện ra cái mới. Kết quả sẽ thúc đẩy tính tích cực của trẻ, đồng thời mở rộng,
củng cố và phát triển vốn triển vốn hiểu biết của trẻ.
Trong trò chơi học tập, luôn tồn tại mối quan hệ qua lại giữa cô và trẻ với
nhau. Quan hệ này do hành động chơi, nhiệm vụ chơi và luật chơi quy định. Cô có
thể là người tổ chức cho trẻ chơi, có thể cùng tham gia trò chơi với trẻ. Trong mọi
trường hợp, trò chơi phụ thuộc vào cô giáo – người tổ chức, điều khiển trò chơi. Tuy
nhiên, sự phụ thuộc này sẽ bớt dần khi trẻ biết chơi, có khả năng tự tổ chức trò chơi
học tập của mình.
Tính tự lập và sáng kiến của trẻ được thể hiện trong quá trình trẻ thực hiện các
thao tác chơi, hành động chơi, lựa chọn các phương thức hành động trong các tình
huống chơi, trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo
của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức hoặc phán đoán được tình huống có thể
xẩy ra nhằm thay đổi chiến thuật chơi của mình. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp,
một số trẻ quan sát thao tác, hành động chơi của bạn và bắt chước làm theo.

7
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


1.1.1.3. Ý nghĩa của trò chơi học tập
Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật, khi tham, gia trò chơi học tập đòi hỏi
trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Trò chơi học tập là phương tiện, con đường cơ bản để phát triển trí tuệ cho
trẻ mầm non
Trò chơi học tập là phương tiện cơ bản trong việc rèn luyện sự nhạy bén của
các giác quan và phát triển óc quan sát, khả năng định hứng trong không gian và thời
gian cho trẻ.
Trò chơi học tập là con đương, phương tiện để cung cấp những biểu tượng
mới, tri thức mới và cũng cố những biểu tượng, tri thức đã biết cho trẻ.
Trò chơi học tập được xem là phương tiện đẻ rèn luyện các thao tác tư duy
cho trẻ. Qua trò chơi học tập, trẻ biết nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quát các sự
vật và hiện tượng theo một vài dấu hiệu ( bên ngoài).
Trò chơi học tập cũng được xem là một phương tiện để phát triển trí tưởng
tượng cho trẻ. Cũng như các loại trò chơi khác, trò chơi học tập cũng dòi hỏi trẻ phải
sử dụng vốn sống, những hiểu biết đã có vào việc giải quyết nhiệm vụ chơi với tập
thể, đồ chơi như vật tượng trưng cho vật thật.
Trò chơi học tập còn được xem là phương tiện để phát triển ngôn ngữ của trẻ
mẫu giáo.
Trò chơi học tập là phương tiện giáo dục một số phẩm chất đạo đức: tính thật
thà, tính tự lập, tính tích cực, tính tổ chức của trẻ. Những phẩm chất đạo đức trên
đây được hình thành trong quá trình trẻ thực hiện nội dung chơi, thao tác chơi theo
luật chơi.
Trong một chừng mực nào đó, trò chơi học tập được xem là một hình thức tổ
chức hoạt động học tập cơ bản cho trẻ, nội dung học tập được thể hiện trong nội
dung , nhiệm vụ chơi, trẻ giải quyết được các nhiệm vụ chơi có nghĩa là giải quyết

được nhiệm vụ học tập. Như vậy, các hoạt động trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và
8
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


phát huy được tính tích cực của trẻ, tránh được sự phổ thông hóa trong tổ chức hoạt
động học tập cho trẻ ở trường mầm non. Tuy nhiên, không phải các hoạt động đều tổ
chức được ở dưới hình thức trò chơi.
1.1.1.4. Phân loại trò chơi học tập
* Dựa trên phương tiện tổ chức:
- Trò chơi học tập với đồ vật, đồ chơi tranh ảnh.
- Trò chơi lô tô.
- Trò chơi học tập bằng lời.
- Trò chơi âm nhạc.
* Dựa trên nhiệm vụ học tập được đưa vào trò chơi:
- Trò chơi học tập nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới.
- Trò chơi học tập nhằm củng cố tri thức, biểu tượng đã học.
* Dựa trên ý nghĩa của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ:
- Trò chơi học tập nhằm rèn luyện sự nhạy bén của các giác quan, phát triển khả
năng quan sát, khả năng định hướng trong không gian và thời gian cho trẻ.
- Trò chơi nhằm cung cấp các biểu tượng, tri thức mới và củng cố biểu tượng tri thức
đã biết.
- Trò chơi rèn luyện các thao tác tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo.
- Trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ.
- Trò chơi nhằm rèn luyện khả năng tập trung, chú ý và sự nỗ lực, ý chí của trẻ.2.
1.1.1.5. Đặc điểm trò chơi học tập của trẻ 5 – 6 tuổi.
Hứng thú trò chơi học tâp của trẻ đã hướng vào kết quả và nhiệm vụ đặt ra chứ
không vào quá trình chơi như ở trẻ 3 – 4 tuổi, 5 – 6 tuổi. Nhiệm vụ chơi, kết quả
chơi chỉ đạo hành động chơi của trẻ, tron đó yếu tố thắng – thua, đúng – sai trở
thành động cơ để thúc đẩy trẻ tự lập, tích cực sáng tạo trong khi hành động.

Nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi ngày càng mở rộng và trở nên phức tạp.
Do vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng phong phú nên trẻ ngày
9
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


càn thích chơi trò chơi học tập nhóm các đồ vật, các hiện tượng giống nhau và khác
nhau (trẻ phải sử dụng các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát…
để giải quyết nhiệm vụ chơi).
Trẻ mẫu giáo thích những trò chơi học tập bằng lời (câu đố, đoán…) những trò chơi
đòi hỏi phải nỗ lực ý chí trong công việc, giải quyết các nhiệm vui chơi, trong khi
chơi, trẻ thể hiện tính tự lập, sáng tạo, rất rõ.
* Cách thực hiện trò chơi học tập của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Chuẩn bị.
+ Dựa vào mục đích, yêu cầu, nội dung của hoạt động, giáo viên hướng dẫn trẻ lựa
chọn trò chơi phù hợp.
+ Yêu cầu trẻ chuẩn bị chu đáo đồ chơi, môi trường chơi phù hợp với trò chơi, với
chủ đề giáo dục.
- Hướng dẫn trò chơi.
+ Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, phổ biến nhiệm vụ chơi, hành động chơi và luật
chơi chơi cho trẻ. Nếu là trò chơi mới hoặc trò chơi hành động chơi phức tạp giáo
viên vừa giải thích,vừa làm mẫu động tác để minh họa.
+ Nếu là trò chơi cũ, giáo viên gợi ý để trẻ nhắc lại nội dung chơi, hành động chơi
và luật chơi, sau đó giáo viên phân nhóm để trẻ tiến hành chơi.
- Theo dõi quá trình chơi.
+ Giáo viên quan sát, theo dõi trẻ chơi có đúng luật không, thái độ của trẻ đối với
nhau trong khi chơi và thái độ của trẻ đối với đồ dùng, đồ chơi. Nếu trẻ thực hiện sai
luật giáo viên không nên dừng ngay cuộc chơi mà để trẻ chơi xong một lượt, sau đó
giáo viên gợi ý trẻ khác nhận xét và giúp trẻ nhớ lại luật chơi.
10

Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


+ Đối với những trò chơi có tính tập thể giáo viên nên tổ chức trò chơi dưới hình
thức thi đua giữa các trẻ với nhau hoặc giữa tập thể với nhau để tăng thêm hứng thú
chơi cho trẻ.
- Nhận xét sau khi chơi
+ Cô căn cứ vào luật chơi để đánh giá khả năng chơi của trẻ, đồng thời xét về thái độ
chấp hành luật chơi, thái độ đối với bạn trong khi chơi và thái độ của trẻ đối với đồ
chơi.
+ Tùy từng lứa tuổi mà cô lựa chọn hình thức phù hợp để nhận xét: đối với trẻ mẫu
giáo chủ yếu là cô động viên, khen ngợi giúp trẻ nhớ luật chơi và hứng thú tham gia
chơi. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi và 5 – 6 tuổi cô cần đòi hỏi trẻ nghiêm túc thực hiện luật
chơi, hành động chơi đồng thời trẻ tự gợi ý để trẻ tự nhận xét mình và nhận xét
bạn.* Quy trình thiết kế trò chơi học tập
Để có được những trò chơi học tập phù hợp với chủ đề, đề tài của môn học thì
việc tìm hiể quy trình thiết kế là không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với
người giáo viên mầm non cũng như những người theo học ngành mầm non. Thông
qua quy trình thiết kế trò chơi học tập thì người giáo viên biết được tuần tự các
bước, các phần khi thiết kế trò chơi học tập và giúp cho trò chơi không những phù
hợp, đúng chủ đề, đề tài, đặc điểm độ tuổi của trẻ mà còn giúp chất lượng giáo dục
cao hơn.
Quy trình thiết kế trò chơi học tập.
Bước 1: Xác định mục đích trò chơi: Chỉ ra được bài toán của nhiệm vụ nhận
thức được yêu cầu đối với trẻ. Ở phần này sinh viên phải trả lời được câu hỏi “ Trẻ
học được gì qua trò chơi này”
Bước 2: Lựa chọn tình huống chơi: Phải suy nghĩ để chọn ra những tình huống
chơi sao cho gần gũi với cuộc sống của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa
11
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B



tuổi đồng thời phải đảm bảo tính sinh động gây hứng thú cho trẻ khi chơi. Tình
huống chơi cũng là cơ sở để đặt tên trò chơi.
Bước 3: Xây dựng luật chơi, hành động chơi: Phải mô tả được những quy định
của trò chơi (luật chơi), hình thức tổ chức chơi (cá nhân, nhóm hay cả lớp) và các
hành động của cô và của trẻ trong khi chơi sao cho phù hợp với tình huống đã được
chọn.
Bước 4: Dự kiến vật dụng trong khi chơi: Tùy theo nội dung trò chơi, giáo viên
dự kiến phải chuẩn bị những vật dụng nào để đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức chơi.
Bước 5: Biên tập trò chơi, tổ chức chơi thử và điều chỉnh nếu cần thiết
Ví dụ : Thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Tên trò chơi: Kết bạn.
Bước 1: Xác định mục đích: Trẻ xác định được loại củ nào đi với lá nào?
Bước 2: Lựa chọn tình huống chơi: củ nào đi với lá ấy ?
Bước 3: Xây dựng luật chơi, hành động chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn
chia thành 2 nhóm: một nhóm là củ (cầm tranh củ), một nhóm là lá (cầm
tranh lá). Cô cho nhóm củ cầm tranh củ đứng tại chỗ giơ lên cao còn nhóm lá
chạy đi vòng tròn. Sau đó, cô nói: một, hai, ba lá tìm về củ của mình thì trẻ
phải chạy đến đứng thật nhanh trước mặt bạn cầm tranh củ tương ứng.
Bước 4: Chuẩn bị vật dụng trong khi chơi: Tranh vẽ hoặc lô tô vẽ tách rời
phần củ và lá của một cây. Số lượng đủ cho trẻ chơi (mỗi trẻ một tranh vẽ
phần củ hoặc lá).
Bước 5: Biên tập trò chơi và tiến hành tổ chức chơi.
1.1.2. Chủ đề.
1.1.2.1. Khái niệm chủ đề
Chủ đề trong giáo dục mầm non là một phần nội dung kiến thức, kĩ năng cùng
phản ánh một vấn đề nào đó mà ta tìm hiểu, khám phá theo nhiều cách khác nhau,
dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng thời gian thích hợp.
12

Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


1.1.2.2. Ý nghĩa của chủ đề
Giúp chủ thể đi đúng hướng, sử dụng đúng phương pháp khi khai thác chủ đề,
thực hiện đúng nội dung trọng tâm của chủ đề, giúp phát triển ở trẻ nhiều mặt góp
phần giúp trẻ phát triển toàn diện về tất cả các mặt.

1.1.2.3. Các chủ đề có thể thực hiện trong một năm học ở trẻ độ tuổi 5 – 6 tuổi:
Chủ đề
Trường mầm non
Bản thân
Gia đình, ngày 20/10
Nghề nghiệp, ngày 22/12
Thế giới động vật
Thế giới thực vật, tết nguyên đán

Tuần
2 – 3 tuần
4 – 5 tuần
4 – 5 tuần
4 – 5 tuần
4 – 5 tuần
4 – 5 tuần

Phương tiện và luật lệ giao thông, ngày 8/3

4 tuần

Các hiện tượng tự nhiên


2 tuần

Quê hương đất nước bác Hồ; tết thiếu nhi 1/6

1 - 2 tuần

1.1.3. Dinh dưỡng – sức khỏe
1.1.3.1. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của cơ thể. Trong cơ thể con người luôn có hai quá trình đồng hóa
và dị hóa, là hai mặt thống nhất của quá trình trao đổi chất (quá trình dinh dưỡng).
Đây là quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể từ những thức ăn phức tạp ngoài cơ
thể (protit, lipit, gluxit, vitamin và chat khoáng nguồn gốc động vật và thực vật) sẽ
phân tích thành những chất đơn giản (axitamin, axit béo, glucoza) làm nguyên liệu
cho quá trình tổng hợp nên các chất đặc trưng cho cơ thể (protein, lipit, gluxit) và
13
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


cung cấp năng lượng cho cơ thể. Quá trình này thực hiện được nhờ quá trình tiêu
hóa và hấp thụ thức ăn trong hệ tiêu hóa.
Như vậy, dinh dưỡng là quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể thức
ăn cần thiết qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượng trong
quá trình hoạt động sống của cơ thể và để cải tạo ra sự đổi mới các tế bào và mô
cũng như điều tiết các chức năng của cơ thể.
Từ khái niệm trên cho ta thấy được mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe
của con người. Dinh dưỡng là nhu cầu hằng ngày, một nhu cầu không thể thiếu của
con người, đặc biệt là trẻ em. Do đó, nếu dinh dưỡng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho trẻ ; ngược lại, nếu thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều có thể gây bệnh hoặc ảnh

hưởng bất lợi cho sức khỏe.
Ở trẻ,cơ thể đang lớn và phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Đây là
lứa tuổi rất nhạy cảm với vấn đề dinh dưỡng. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý
sẽ dẫn tới hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát
triển của trẻ. Trẻ cần ăn uống đầy đủ về số lượng và cân đối về chất lượng, cơ cấu
bữa ăn phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hoạt động để phát triển khỏe mạnh và
phòng tránh được bệnh tật.
1.1.3.2. Sức khỏe
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và
không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y
tế Thế giới). Mặc dù định nghĩa này là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt
thiếu giá trị hoạt động và vì vấn đề được tạo ra bởi từ "toàn diện", nên đây vẫn là
vấn đề còn kéo dài. Các định nghĩa khác cũng đã được đưa ra, trong số đó định
nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn các nhu cầu cá
nhân. Các hệ thống phân loại như phân loại quốc tế về gia đình của WHO bao
14
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


gồm: Hệ thống phân loại quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe (ICF) và phân
loại quốc tế về bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để định nghĩa và để đo đạc các
thành phần của sức khỏe.
Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù
thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã
hội nào.
1.1.3.3. Khái niệm về giáo dục dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
cho trẻ mầm non.
* Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe là một hoạt động giáo dục của con người để
duy trì và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài. Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe

chính là sự tác động cuả khoa học ăn uống đến nhận thức của con người để đi đến sự
tự giác chăm lo ăn uống và sức khỏe cho bản thân mình. Giáo dục dinh dưỡng – sức
khỏe là công việc truyền đạt các hiểu biết về khoa học ăn uống, các kinh nghiệm quý
rút ra từ cuộc sống, từ người này cho người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác…
giúp cho con người biết tự chăm lo cho việc ăn uống của mình, của gia đình, của xã
hội…
Ở góc độ sư phạm:“Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe” là một quá trình tác
động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi
nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức
khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng là phù hợp với đề tài nghiên cứu hơn cả.
* Khái niệm giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mầm non.
Từ những phân tích ở trên cho thấy, giáo dục dinh dưỡng cần phải được tiến
hành cho tất cả mọi người và ở mọi người và ở mọi lứa tuổi, kể cả lứa tuổi mầm
15
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


non. Vì vậy, em xin đưa khái niệm giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ em mầm
non như sau: Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mầm non là quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch của giáo viên và những người nuôi dưỡng trẻ đến tình
cảm, lý trí của trẻ, từ 0 – 6 tuổi nhằm hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành
động để đi đến tự giác thực hiện vấn đề ăn uống và chăm lo cho sức khỏe của bản
thân mình.
* Ý nghĩa của giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe đối với sức khỏe của trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi:
Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người, người lớn cần
dinh dưỡng để duy trì sự sống làm việc, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực
và trí lực. Ở trẻ em, hình thái cơ thể của trẻ tăng trưởng mạnh mẽ, gây ra những thay
đổi lớn, những chuyển biến tố chất quan trọng, tổ chức lại các cơ quan, các hệ thống
khác nhau trong cơ thể.

Quá trình lớn lên, phát triển và toàn diện của cơ thể trẻ chịu ảnh hưởng sâu
sắc bởi quá trình nuôi dưỡng và giáo dục. Trẻ càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng càng
cao, đặc biệt là giai đoạn 5 – 6 tuổi, giai đoạn cả về cấu tạo và chức năng của cơ thể
phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện, đây chính là tiền đề cho sự phát triển các giai
đoạn tiếp theo. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất và giáo dục kiến thức về
dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý ngay từ tuổi mầm non là một việc làm hết sức
cần thiết, đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức.
* Mục tiêu giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Mục tiêu giáo dục thể hiện ở 3 mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Do đó, mục
tiêu giáo dục dinh dưỡng ở trẻ mẫu giáo cũng cần được xác định ở cả 3 mặt: kiến
thức, kỹ năng, thái độ.

16
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


-Phát triển kiến thức:
Trẻ biết:
+ 4 nhóm thực phẩm cơ bản.
+ Giá trị dinh dưỡng của một số thực phẩm thông thường.
+ Cách chế biến một số thực phẩm đơn giản.
+ Ích lợi của một số ăn uống đối với sức khỏe.
+ Sử dụng một số đồ dùng ăn uống.
+ Lựa chọn hợp lý trong ăn uống để phòng ngừa bệnh tật.
+ Một số bệnh có liên quan đến ăn uống.
-Phát triển kỹ năng:
Trẻ có kỹ năng:
+ Phân loại thực phẩm theo nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng.
+ Sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống và chế biến thực phẩm.
+ Vệ sinh văn minh trong ăn uống.

+ Chế biến một số món ăn đơn giản.
+ Nhận biết những nơi và vật dụng gây nguy hiểm.
-Phát triển thái độ:
+ Hứng thú với vấn đề ăn uống.
+ Hứng thú với việc chế biến các món ăn.
17
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


+ Thích tìm hiểu và chia sẽ những hiểu biết về dinh dưỡng.
+ Biết yêu quý và tôn trọng người lao động, sản phẩm lao động.
1.1.4. Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chủ đề
“Thế giới thực vật”.
Nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe được đề cập ở nhiều tài liệu khác nhau
như: Dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ thơ, giáo trình dinh dưỡng trẻ em, giáo dục
dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp và đặc biệt là ở tài liệu
hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non – Mẫu giáo lớn (5- 6) tuổi...
Trong bài nghiên cứu này có nói đến nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏetrong
chủ đề “Thế giới thực vật” cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi từ tài liệu hướng dẫn thực
hiện chương trình giáo dục mầm non, bao gồm:
* Làm quen với tên gọi, giá trị dinh dưỡng, cách chế biến và cách ăn các loại
thực phẩm.
- Làm quen với các nhóm thực phẩm:
+ Tên một số thực phẩm theo màu sắc, kích thước, hình dạng, mùi vị,...
+ Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: Nhóm cung cấp chất đạm để xây dựng cơ thể
(Vừng, lạc, đậu, đỗ, rau cần tây…), nhóm cung cấp chất béo (hạt đậu, đỗ khô, lạc,
vừng, dầu mỡ), nhóm cung cấp năng lượng để hoạt động (Gạo, mì, ngô, khoai, sắn).
- Nguồn gốc của thực phẩm:
+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Đậu các loại, lạc, vừng, dầu ăn, rau các loại,
củ, quả,...

+ Dạy trẻ cách sử dụng phối hợp các thực phẩm khác nhau trong bữa ăn, món ăn.
18
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


-Làm quen với một số cách chế biến và cách ăn các loại thực phẩm:
+ Thực phẩm được chế biến theo nhiều cách khác nhau: Để sống, nấu chín (nấu,
xào, rán,...), đóng hộp... Mỗi loại thực phẩm lại có nhiều cách chế biến khác nhau...
Dạy trẻ tham gia chế biến một số món ăn đơn giản.
-Thực phẩm được ăn theo nhiều cách khác nhau: ăn khi còn xanh, ăn sống, ăn
chín,...
- Thói quen ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, không kiêng khem.
* Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe, chọn và bảo quản thức ăn, các bữa
ăn trong ngày.
* Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe:
- Cho trẻ biết các loại thực phẩm có vai trò quan trọng cho sức khỏe, sự tăng trưởng
và hoạt động hàng ngày của chúng ta. Con người cần ăn uống đầy đủ, hợp lý và sạch
sẽ để sống, phát triển, làm việc, học tập và vui chơi. Ăn thực phẩm bổ, lành, sạch sẽ,
giúp cơ thể sẽ mau lớn, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt sáng, nhanh nhẹn, thông
minh, học giỏi.
- Biết ích lợi các loại thực phẩm:
+ Thực phẩm cho nhiều năng lượng là: sữa, cơm, ngô, khoai, sắn, dầu mỡ,lạc,
vừng...
+ Thực phẩm giúp sáng mắt, da mịn màng: các loại rau củ quả, nhất là rau màu
xanh, màu đỏ, củ quả màu vàng, đỏ...

19
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B



+ Thực phẩm giúp bé thông minh, mau lớn: gạo, mì, ngô, dầu, mỡ, lạc, vừng, rau,
củ, quả... Để từ đó trẻ sẵn sàng và có thái độ chủ động ăn uống những thức ăn mà cô
giáo và cha mẹ chế biến cho.
-Cho trẻ biết, nếu ăn ít, ăn thiếu một số thức ăn, ăn không sạch sẽ mắc một số bệnh
như: tiêu chảy, sâu răng, su dinh dưỡng, béo phì,...
- Dạy trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn sạch, ăn đầy đủ số lượng và các
nhóm thực phẩm. Bên cạnh đó, cần dạy trẻ biết không nên ăn vặt, ăn quá nhiều, lười
hoạt động để dễ béo phì.
* 6 lợi ích dinh dưỡng từ thực vật cho trẻ mầm non.
Rau xanh, củ, quả, tảo, rong biển… là nguồn dinh dưỡng từ thực vật, một
phần không thể thiếu trong chuỗi thức ăn của con người. Không chỉ bổ sung dưỡng
chất thiết yếu cho cơ thể, các chất dinh dưỡng ở thực vật còn mang lại những lợi ích
đáng kinh ngạc về sức khỏe và sắc đẹp cho trẻ.
+Tốt cho tiêu hóa.
Thực vật là nguồn thức ăn duy nhất cung cấp chất xơ cho cơ thể. Dù không có
giá trị dinh dưỡng (cơ thể không hấp thu được) nhưng chất xơ là nguồn thức ăn tuyệt
vời cho lợi khuẩn trong ruột già, giúp chúng hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng cường
khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng. Chất xơ cũng giúp đào thải các chất
cạn bã, vi khuẩn có hại ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết, do vậy dinh dưỡng ở thực
vật hỗ trợ rất tốt cho trẻ bị táo bón, trĩ, đại tràng, dạ dày, trẻ gầy kém hấp thu, ăn
uống kém
+ Phát triển trí thông minh.

20
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


Trẻ đang trong giai đoạn phát triển toàn diện về mọi mặt và quan trọng là sự
phát triển trí tuệ. Thực vật là một trong những loại cung cấp thực phẩm giúp phát
triển trí tuệ cho trẻ. Một số thực phẩm giúp bé thông minh, mau lớn như: gạo, mì,

ngô, dầu, mỡ, lạc, vừng, rau, củ, quả...
+Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Các chất dinh dưỡng ở thực vật là trợ thủ đắc lực cho con người trong cuộc
chiến chống lại các bệnh tim mạch – một trong những căn bệnh gây tử vong hàng
đầu trong xã hội hiện đại (cùng với tiểu đường, ung thư). Chất xơ, các chất chống
oxi hóa, vitamin, chất khoáng và những chất béo không bão hòa: omega 3, 6, 9… có
hiệu quả tích cực trong việc làm giảm cholesteron xấu, hạ huyết áp, ngăn ngừa biến
chứng tim mạch cho trẻ…
+ Phòng chống bệnh tật, làm chậm lão hóa.
Ngoài chế độ sinh hoạt, lối sống, các chất dinh dưỡng bạn lựa chọn hàng ngày
là một trong những yếu tố chính quyết định đến sức khỏe và tuổi trẻ. Theo các
chuyên gia dinh dưỡng, ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây sẽ có sức khỏe, tinh
thần và kéo dài tuổi trẻ tốt hơn so với việc ăn nhiều các loại thực phẩm từ động vật.
Bởi không chỉ giàu vitamin, khoáng chất, đạm thực vật dễ tiêu, không chứa
cholesteron xấu…, thực vật còn chứa hàm lượng cao các chất chống oxi hóa tự
nhiên (Beta carotene, Chlorophyll, vitamin C, vitamin E…) giúp thanh lọc, đào thải
các chất độc trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa gây
ra bởi các gốc tự do.
+Kiểm soát cân nặng
Hiện nay, tỉ lệ trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng và trẻ béo phì đang rất cao. Để trẻ
phát triển chiều cao cân nặng ở mức cân đối ta không thể bỏ qua dinh dưỡng thực
21
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


vật trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Ăn nhiều rau xanh giúp bạn kiểm soát sự thèm
ăn, hỗ trợ tiêu hóa, và hấp thu dinh dưỡng, không cung cấp các chất béo bão hòa gây
béo phì, giúp duy trì cân nặng ổn định và cơ thể khỏe mạnh, săn chắc.
+Làm đẹp da
Để trẻ có làn da đẹp, cơ thể trẻ cần được tăng cường vitamin, chất khoáng, các

chất chống oxi hóa và nước. Tất cả những chất này đều chứa hàm lượng rất lớn
trong thực vật. Do vậy, ngoài việc chăm sóc da bên ngoài, việc ăn các loại rau xanh,
trái cây… hàng ngày là một bí quyết đơn giản và hiệu quả để trẻ có làn da đẹp như
mong muốn.Các loại thực vật có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe và có
tác dụng làm đẹp diệu kỳ như: các loại tảo biển, tảo xoắn (Tảo Mặt Trời Spirulina),
… nhóm thực vật này chứa nhiều vitamin và chất khoáng giúp chăm sóc da hiệu
quả.Các chất dinh dưỡng ở thực vật dù không cung cấp nhiều năng lượng, giúp
chúng trẻ khỏe mạnh tức thì nhưng lại đóng vai trò thiết yếu với sức khỏe. Vì vậy,
đừng chỉ quan tâm đến các loại thức ăn bổ dưỡng từ động vật mà bỏ qua hoặc coi
nhẹ nguồn dinh dưỡng quý giá này, hãy cân đối chúng trong các bữa ăn hàng ngày
cho trẻ để thấy những lợi ích chúng mang lại không hề nhỏ.
* Chọn và bảo quản thức ăn: Dạy trẻ biết cách chọn thức ăn sạch và biết cách bảo
quả thực phẩm một cách đơn giản.
1.2.Đặc điểmnhận thức dinh dưỡng – sức khỏe trẻ mẫu giáo5 – 6 tuổi.
Khác với những lứa tuổi 24 – 36 tháng và 3 – 4 tuổi, trẻ 5 – 6 đã phát triển
hơn không chỉ về mặt thể chất và cả về mặt nhận thức. Trẻ tư duy theo lối logic và
có những hiểu biết về kiến thức nhất định, vốn hiểu biết của trẻ ngày càng được mở
rộng, phong phú. Trẻ rất tò mò và thích thú khi được trảu nghiệm và khám về mọi
thứ xung quanh về dinh dưỡng - sức khỏe cũng vậy. Cho nên ở lứa tuổi này trẻ đã có
những đặc điểm nhận biết về dinh dưỡng – sức khỏe như sau:
22
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


- Trẻ biết được hầu hết tên các loại lương thực phẩm xung quanh trẻ như theo màu
sắc, kích thước, hình dáng, mùi vị như : hạt gạo có màu trắng, nhỏ; quả ớt có vị cay,
quả khế có vị chua hay củ cà rốt có màu đỏ,….
- Phần lớn trẻ biết được có 4 nhóm chất dinh dưỡng chính đó là nhóm chất đạm, chất
béo, chất vitamin và muối khoáng, bột đường.
- Trẻ đã biết được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: Nhóm cung cấp chất đạm để

xây dựng cơ thể (Vừng, lạc, đậu, đỗ, rau cần tây…), nhóm cung cấp chất béo (hạt
đậu, đỗ khô, lạc, vừng, dầu mỡ), nhóm cung cấp năng lượng để hoạt động (Gạo, mì,
ngô, khoai, sắn).
- Trẻ biết được nguồn gốc của các loại thực phẩm như:
+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Đậu các loại, lạc, vừng, dầu ăn, rau các loại,
củ, quả,...
+ Trẻ đã biết sử dụng phối hợp các thực phẩm khác nhau trong bữa ăn, món ăn như
mỗi bữa ăn phải có đầy đủ 4 nhóm chất: cơm, rau, thịt,…để đảm bảo chất
dinh dưỡng.
-Ở lứa tuổi này trẻ đã được làm quen với một số cách chế biến và cách ăn các loại
thực phẩm ở các giờ khám phá hay các giờ học khác nhau: như giờ khám phá khoa
học và môi trường xung quanh trẻ được các cô cho tự làm bánh chông chênh ngày
tết 3/3.
- Trẻ biết rằng hực phẩm có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau: Để sống,
nấu chín (nấu, xào, rán,...), đóng hộp... Mỗi loại thực phẩm lại có nhiều cách chế
biến khác nhau... và thực phẩm được ăn theo nhiều cách khác nhau: ăn khi còn xanh,
ăn sống, ăn chín,...

23
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


- Trẻ biết được thực phẩm bổ, lành, sạch sẽ, giúp cơ thể sẽ mau lớn, ít ốm đau, da dẻ
hồng hào, mắt sáng, nhanh nhẹn, thông minh, học giỏi. Ngoài ra trẻ còn biết rằng ăn
những đồ ăn bẩn, ôi thiu, bơm nhiều thuốc trừ sâu sẽ gây hại cho sức khỏe. Ví dụ:
+ Trẻ biết thực phẩm cho nhiều năng lượng là: sữa, cơm, ngô, khoai, sắn, dầu
mỡ,lạc, vừng...
+ Trẻ biết thực phẩm giúp sáng mắt, da mịn màng: các loại rau củ quả, nhất là rau
màu xanh, màu đỏ, củ quả màu vàng, đỏ...
+ Trẻ biết thực phẩm giúp bé thông minh, mau lớn: gạo, mì, ngô, dầu, mỡ, lạc, vừng,

rau, củ, quả...
+ Trẻ biết rằng quả bị thối sẽ không ăn được, rau chưa rửa sạch không nên ăn, thịt
sống chưa ăn được nếu không nấu chín, nước thì phải đun sôi,…
- Trẻ biết, nếu ăn ít, ăn thiếu một số thức ăn, ăn không sạch sẽ mắc một số bệnh như:
tiêu chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì,...
- Ngoài ra trẻ còn biết được cách bảo vệ sức khỏe cho mình như không ăn những đồ
lạ, không được ăn quá chua hay quá ngọt khi đói,…
- Vì tò mò nên nhiều khi trẻ thích tự mình tạo ra những món ăn trong những giờ hoạt
động góc như làm rau, làm gạo,…
- Có những trẻ còn biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh khi họ làm những
điều không tốt cho sức khỏe: nhắc bạn không được ăn quả khi chưa được rửa,…
*** Tiểu kết chương 1:
Ở chương này nói về cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài thiết kế trò chơi
học tập giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe trong chủ đề “Thế giới thực vật”. Qua đây
chúng ta có thể hiểu rõ hơn một số vấn đề cơ bản như: trò chơi học tập,chủ đề, dinh
24
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


dưỡng – sức khỏe. Ngoài ra,vấn đề đặc điểm nhận thức về giáo dục dinh dưỡng –
sức khỏe của trẻ 5 – 6 tuổi cũng được đề cập và làm rõ để làm tiền đề cho việc tìm
hiểu thực trạng của việc tổ chức các trò chơi học tập giáo dục dinh dưỡng – sức
khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi.

25
Hoàng Thị Trang – CĐMNK33B


×