Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận môn triết học chủ nghĩa hành vi và chủ nghĩa kiến tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.31 KB, 10 trang )

A.

MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HÀNH VI VÀ CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO
1. Khái niệm, đặc điểm chủ nghĩa hành vi
a. Khái niệm
Chủ nghĩa hành vi(Behaviorism) là một thuyết triết học tinh thần dựa trên
mệnh đề là tất cả những thứ mà sinh vật làm - bao gồm hành động, suy nghĩ, cảm
giác- có thể thể và cần được xem như những hành vi, và rằng các rối loạn tâm lí
được điều trị tốt nhất bằng việc điều chỉnh mô hình hành vi hoặc thay đổi môi
trường.
Theo chủ nghĩa hành vi, đáp ứng của cá nhân đối với những kích thích môi
trường khác nhau hình thành nên hành vi của chúng ta. Những người theo thuyết
này tin rằng hành vi có thể nghiên cứu theo một cách có phương pháp và có thể
hiểu được mà không có sự xem xét các trạng thái tinh thần bên trong. Do đó, tất cả
hành vi có thể sáng tỏ không cần phản các trạng thái tâm lí tinh thần. Trường phái
này khẳng định rằng những hành vi cần được miêu tả một cách khoa học không
cần viện đến các sự kiện sinh lí bên trong hay những cấu trúc có tính giả thiết như
tinh thần.
b. Đặc điểm
Thứ nhất, Chủ nghĩa hành vi cho rằng mọi sự kiện xảy ra trong quan hệ quốc
tế xuất phát từ các quyết định của những cá thể chính trị. Các quy định chính trị dù
mang tính “hiện thực” hay “lý tưởng” xét đến cùng xuất phát từ những yếu tố tiểu
sử, tâm lý, sinh lý… của các cá thế đó.
Thứ hai, Chủ nghĩa hành vi tìm kiếm những điều đã được tổng quát hoặc
những tuyên bố về tính quy củ trong quốc tế xảy ra xuyên thời gian và không gian.
Khoa học, như chủ nghĩa hành vi tuyên bố, là sư tổng quát hóa hành vi. Theo quan
điểm này, quan hệ quốc tế nên được định nghĩa là một tuyên bố về mối quan hệ
giữa hai hoặc nhiều biến số định rõ các yếu tố mà trong đó các mối quan hệ xảy ra


1


và giải thích tại sao chúng lại xảy ra như vậy. Do vậy, phong trào hành vi đã sản
sinh ra và khuyến khích nghiên cứu so sánh và nghiên cứu định lượng trong quan
hệ quốc tế.
Thứ ba, cái làm cho chủ nghĩa hành vi cách tân là thái độ của nó đối với các
mục đích của nghiên cứu: thay thế lòng tin chủ quan bằng tri thức có thể kiểm tra
được, thay thế chủ nghĩa ấn tượng và trực giắc bằng bằng chứng được kiểm
nghiệm, thay thế dữ liệu và thông tin có thể sản sinh cho cái gọi là quan điểm
thuần túy.
2. Khái niệm, đặc điểm chủ nghĩa kiến tạo
a. Khái niệm
Chủ nghĩa kiến tạo là một lý thuyết về quan hệ quốc tế bên cạnh chủ nghĩa
tự do và chủ nghĩa hiện thực. Nó hình thành sau thời kỳ chiến tranh Lạnh, để bổ
sung thêm cho các lý thuyết có sẵn. Chủ nghĩa kiến tạo cho là hệ thống quốc tế có
cấu trúc xã hội. Chủ nghĩa kiến tạo xem xét về bản sắc của một quốc gia như hoàn
cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa cụ thể và lợi ích của quốc gia đó. Các quốc gia mà
có bản sắc tương đồng càng nhiều thì khả năng hợp tác càng cao và duy trì hợp tác
cũng lâu bền hơn nếu có cùng lợi ích chung.
b. Đặc điểm
Thứ nhất, Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng sự vận động của các quan hệ quốc tế
chịu sự chi phối khá nhiều bởi các yếu tố thuộc ý thức chủ quan và có thể thay đổi
chứ không chỉ bởi các yếu tố khách quan, có tính tất yếu như quan niệm của chủ
nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do mới. Như vậy, chủ nghĩa kiến tạo đã bổ sung
cách tiếp cận văn hóa – xã hội vào lý giải các quan hệ quốc tế bên cạnh cách tiếp
cận quyền lực của chủ nghĩa hiện thực và cách tiếp cận kinh tế – chính trị quốc tế
của chủ nghĩa tự do mới. Từ đó, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng các nền văn minh/văn
hóa và tôn giáo khác nhau sẽ tạo ra các nhận thức khác nhau, chi phối nhiều quan
hệ giữa các nước thuộc những nền văn minh/văn hóa và tôn giáo khác nhau.


2


Thứ hai, Chủ nghĩa kiến tạo không đề cao vai trò của quốc gia và các chủ
thể phi quốc gia như quan niệm của hai lý thuyết trên mà tập trung vào vai trò của
giới tinh hoa xã hội (elite) trong việc hình thành lợi ích và hành vi của quốc gia
trong quan hệ quốc tế. Đây thực chất là sự nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của cá
nhân, nhưng cách tiếp cận dựa trên tổng thể xã hội (con người nói chung) và được
hướng chủ yếu vào giới elite, từ đó cho rằng suy cho cùng xã hội nào cũng có sự
cai trị của thiểu số với đa số, và chính thiểu số đó đã thực thi chính sách đối ngoại
dựa trên nhận thức và niềm tin của riêng mình – của riêng giới tinh hoa – chứ
không phải niềm tin và nhận thức chung. Thông qua việc đề cao vai trò của giới
tinh hoa trong quan hệ quốc tế, chủ nghĩa kiến tạo đã đề cao các giá trị văn hóa –
xã hội và tôn giáo như những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ quốc tế.
Thứ ba, Theo quan điểm của chủ nghĩa kiến tạo, các nước có cùng nền văn
minh như phương Tây hay Hồi giáo dễ quan tâm tới nhau hơn bởi có những bản
sắc có thể cùng chia sẻ. Tuy nhiên, bản sắc của các nước phương Tây và Hồi giáo
khác nhau đáng kể nên mẫu thuẫn và xung đột giữa hai nền văn minh này thường
dễ xảy ra hơn. Đồng thời, bản sắc hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian nên
nhận thức, lợi ích và hành vi cũng thay đổi theo. Chính vì thế, trước kia khi chưa
phát triển, bản sắc của hai nền văn minh phương Tây và Hồi giáo chưa khác biệt
nhiều như bây giờ.
Thứ tư, Chủ nghĩa kiến tạo coi trọng chuẩn mực tập thể như yếu tố có khả
năng tác động tới lợi ích và hành vi của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chuẩn
mực có thể được sử dụng làm cơ sở cho hành vi “can thiệp nhân đạo”, mà gần đây
nhất là sự can thiệp của Mỹ, Anh, Pháp… vào Lybia và một số nước khác ở Trung
Đông và Bắc Phi. Quan niệm khác nhau về chuẩn mực dẫn đến cách hành xử khác
nhau trong quan hệ quốc tế, từ đó sự va chạm giữa các nền văn hóa/văn minh và
nhóm tôn giáo cũng dễ xảy ra. Sự thành công của châu Âu trong hợp tác khu vực

khiến phương Tây tin rằng chuẩn mực tập thể của họ là đúng đắn, còn các quốc gia
khác, như các nước Trung Đông… phải tính đến việc phải hành xử như thế nào
cho phù hợp với chuẩn mực. Nghĩa là Hồi giáo sẽ dần dần phải thay đổi theo
hướng tiếp thu để có sự tương hợp nhiều hơn với bản sắc của phương Tây.

3


II. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHỦ NGHĨA HÀNH VI VÀ
CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO
1.

Điểm giống

Chủ nghĩa hành vi và chủ nghĩa kiến tạo, chủ thể chính đều là Quốc gia dân
tộc. Trong đó chủ thể chính của chủ nghĩa kiến tạo được hiểu rộng hơn bao gồm cả
cộng đồng văn hóa-tri thức liên quốc gia, các nhóm vận động hành lang.
Hai chủ nghĩa đều được nảy sinh từ các phản ứng với chất xúc tác là các sự
kiện lịch sử: sự nổi lên của chủ nghĩa tự do sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất,
của chủ nghĩa hiện thực sau các khủng hoảng trong thời kỳ hưu chiến và sau Chiến
tranh thế giới lần thứ hai, và của chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) sau khi Chiến
tranh Lạnh kết thúc.
Việc Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã làm xói mòn những luận giải của cả chủ
nghĩa hành vi. Chủ nghĩa hành vi đã không thể tiên đoán cũng như nhận thức đầy
đủ về sự biến chuyển mang tính hệ thống đang tái định hình trật tự thế giới cũng
như sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh. Tình hình đó tạo điều kiện cho sự nổi lên
của một trường phái mới: chủ nghĩa kiến tạo.Chủ nghĩa kiến tạo tiếp thu và hoàn
thiện chủ nghĩa tự do.

4



2.

Điểm khác

Chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) là một cách tiếp cận mới xuất hiện cách
đây không lâu nhưng đã nhanh chóng có được vị trí đáng kể. Đây là một chủ
thuyết mang nặng tính duy tâm, đề cao yếu tố chủ quan và cho rằng bản sắc, nhận
thức, tư tưởng và tri thức giúp cấu thành thực tại xã hội. Với cách tiếp cận như vậy,
chủ nghĩa kiến tạo cho rằng sự vận động của các quan hệ quốc tế chịu sự chi phối
khá nhiều bởi các yếu tố thuộc ý thức chủ quan và có thể thay đổi chứ không chỉ
bởi các yếu tố khách quan, có tính tất yếu như quan niệm của chủ nghĩa hiện thực
và chủ nghĩa tự do mới. Như vậy, chủ nghĩa kiến tạo đã bổ sung cách tiếp cận văn
hóa – xã hội vào lý giải các quan hệ quốc tế bên cạnh cách tiếp cận quyền lực của
chủ nghĩa hiện thực và cách tiếp cận kinh tế – chính trị quốc tế của chủ nghĩa tự do
mới. Từ đó, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng các nền văn minh/văn hóa và tôn giáo
khác nhau sẽ tạo ra các nhận thức khác nhau, chi phối nhiều quan hệ giữa các nước
thuộc những nền văn minh/văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Khác với các chủ nghĩa nêu trên, chủ nghĩa hành vi chính trị ra đời như một
cách tiếp cận đối với nghiên cứu chính trị thế giới nhấn mạnh việc áp dụng phương
pháp khoa học. Không bằng lòng với sự đáng tin cậy của phương pháp nghiên cứu
vốn dựa quá nhiều vào sự đánh giá cá nhân và thủ tục thu thập thông tin trực quan
của một cá thể nào đó, vào những năm 1960, nhiều học giả đề xuất một phong trào
được biết đến là “chủ nghĩa hành vi” mà mục tiêu là vận dụng phương pháp khoa
học và kỹ thuật định lượng nghiêm ngặt cho nghiên cứu chính trị quốc tế.
Đối với chủ nghĩa kiến tạo, Chủ nghĩa kiến tạo không đề cao vai trò của
quốc gia và các chủ thể phi quốc gia như quan niệm của hai lý thuyết trên mà tập
trung vào vai trò của giới tinh hoa xã hội (elite) trong việc hình thành lợi ích và
hành vi của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đây thực chất là sự nhấn mạnh tới vai

trò quan trọng của cá nhân, nhưng cách tiếp cận dựa trên tổng thể xã hội (con
người nói chung) và được hướng chủ yếu vào giới elite, từ đó cho rằng suy cho
cùng xã hội nào cũng có sự cai trị của thiểu số với đa số, và chính thiểu số đó đã
thực thi chính sách đối ngoại dựa trên nhận thức và niềm tin của riêng mình – của
riêng giới tinh hoa – chứ không phải niềm tin và nhận thức chung. Thông qua việc
đề cao vai trò của giới tinh hoa trong quan hệ quốc tế, chủ nghĩa kiến tạo đã đề cao
các giá trị văn hóa – xã hội và tôn giáo như những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các
quan hệ quốc tế. Theo quan điểm của chủ nghĩa kiến tạo, các nước có cùng nền văn
minh như phương Tây hay Hồi giáo dễ quan tâm tới nhau hơn bởi có những bản
sắc có thể cùng chia sẻ. Tuy nhiên, bản sắc của các nước phương Tây và Hồi giáo
khác nhau đáng kể nên mẫu thuẫn và xung đột giữa hai nền văn minh này thường
5


dễ xảy ra hơn. Đồng thời, bản sắc hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian nên
nhận thức, lợi ích và hành vi cũng thay đổi theo. Chính vì thế, trước kia khi chưa
phát triển, bản sắc của hai nền văn minh phương Tây và Hồi giáo chưa khác biệt
nhiều như bây giờ.
Chủ nghĩa kiến tạo coi trọng chuẩn mực tập thể như yếu tố có khả năng tác
động tới lợi ích và hành vi của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chuẩn mực có thể
được sử dụng làm cơ sở cho hành vi “can thiệp nhân đạo”, mà gần đây nhất là sự
can thiệp của Mỹ, Anh, Pháp… vào Lybia và một số nước khác ở Trung Đông và
Bắc Phi. Quan niệm khác nhau về chuẩn mực dẫn đến cách hành xử khác nhau
trong quan hệ quốc tế, từ đó sự va chạm giữa các nền văn hóa/văn minh và nhóm
tôn giáo cũng dễ xảy ra. Sự thành công của châu Âu trong hợp tác khu vực khiến
phương Tây tin rằng chuẩn mực tập thể của họ là đúng đắn, còn các quốc gia khác,
như các nước Trung Đông… phải tính đến việc phải hành xử như thế nào cho phù
hợp với chuẩn mực. Nghĩa là Hồi giáo sẽ dần dần phải thay đổi theo hướng tiếp thu
để có sự tương hợp nhiều hơn với bản sắc của phương Tây.
Khác với chủ nghĩa kiến tạo, các học giả theo chủ nghĩa hành vi cho rằng thế

giới tồn tại độc lập với suy nghĩ của con người. Thế giới này có một trật tự mở ra
cho kiến thức con người, các mẫu hình lặp lại bên trong nó có thể được khám phá,
và các bằng chứng có thể tái tạo được về các mẫu hình này có thể đạt được qua
việc định hình cẩn thận và kiểm tra chặt chẽ các giả thuyết rút ra từ các lý thuyết
vốn được vạch ra để giải thích thế giới vận hành như thế nào. Điều làm cho chủ
nghĩa hành vi mang tính đổi mới là cách tiếp cận hệ thống và thực nghiệm đối với
quá trình nghiên cứu, thay thế các quy trình thu thập thông tin mang tính chất riêng
lẻ, tạm thời bằng các quy trình rõ ràng, có thể lặp lại được nhằm tạo dữ liệu, đồng
thời thay thế ý kiến “chuyên gia” của những người am hiểu bằng các phương pháp
phân tích dữ liệu được kiểm soát và có chú ý. Chủ nghĩa hành vi cố gắng vượt qua
khuynh hướng của nhiều nhà nghiên cứu truyền thống vốn thu thập các sự kiện và
trường hợp lịch sử để phù hợp với các ý tưởng xác định từ trước của họ về hành vi
quốc tế.
Thay vào đó, tất cả dữ liệu sẵn có đều được kiểm tra. Bằng cách
trở nên thật rõ rang và chính xác, các nhà khoa học hành vi khẳng định rằng những
nhà nghiên cứu khác có thể quyết định thực hiện nghiên cứu bất kỳ như thế nào,
đánh giá tầm quan trọng của các phát hiện và từng bước xây dựng một tập hợp kiến
thức có thể truyền tải được giữa các chủ thể.
III. VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA HÀNH VI VÀ CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO
6


1.Vai trò của chủ nghĩa hành vi
Tuy còn tồn tại những hạn chế nhưng cũng như chủ nghĩa kiến tạo, chủ
nghĩa hành vi cũng có vai trò nhất định trong quá trình phát triển của vấn đề nghiên
cứu quan hệ Quốc tế.
Chủ nghĩa hành vi (behaviourism) từng thống trị triết học tinh thần phần lớn thế kỉ
20, đặc biệt là trong nửa đầu thế kỉ. Trong tâm lí học, chủ nghĩa hành vi phát triển
như một phản ứng đối với thuyết nội quan. Các tường thuật nội quan về đời sống
nội tâm con người không phải là chủ đề cho những kiểm tra chính xác và không

thể sử dụng để lập nên một sự khái quát hóa dự liệu. Không có sự khái quát hóa và
tính khả dĩ kiểm tra của bên thứ ba, tâm lí học không thể mang tính khoa học. Do
đó, lối thoát là phải loại bỏ hoàn toàn ý tưởng về một đời sống nội tâm (và theo đó
là một tinh thần độc lập về bản thể) và thay vào đó tập trung vào mô tả các hành vi
quan sát được.
Chủ nghĩa hành vi tìm kiếm những điều đã được tổng quát hoặc những tuyên
bố về tính quy củ trong quốc tế xảy ra xuyên thời gian và không gian. Khoa học,
như chủ nghĩa hành vi tuyên bố, là sự tổng quát hóa hành vi. Theo quan điểm này,
quan hệ quốc tế nên được định nghĩa là một tuyên bố về mối quan hệ giữa hai hoặc
nhiều biến số định rõ các điều kiện mà trong đó, các mối quan hệ xảy ra và giải
thích tại sao chúng xảy ra như vậy. Do vậy, phong trào hành vi đã sản sinh ra và
khuyến khích nghiên cứu so sánh và nghiên cứu định lượng trong quan hệ quốc tế.
Chủ nghĩa hành vi khuyến khích: thay thế lòng tin chủ quan bằng tri thức có
thể kiểm tra được, thay thế chủ nghĩa ấn tượng và trực giác bằng bằng chứng được
kiểm nghiệm, thay thế dữ liệu và thông tin có thể sản sinh cho cái gọi là quan điểm
thuần túy. Chính vì thế, chủ nghĩa hành vi có đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy
việc giải mã các vấn đề chính trị bằng tri thức.

Đồng thời, chủ nghĩa hành vi cũng góp phần đẩy mạnh sự phát triển khoa học lúc
bấy giờ do các phương pháp thu thập và diễn giải dữ liệu về khái quát và hành vi
7


yêu cầu phải được kiểm tra bằng việc đo lường chính xác (đòi hỏi xác định số
lượng và ứng dụng phân tích, thống kê toán học).
Có thể nói, chủ nghĩa hành vi là một sự bổ sung rất quan trọng đối với các lý
thuyết nghiên cứu chính trị, nhưng cũng không nên quá đề cao vai trò của nó.ai trò
chủ nghĩa hành vi.
2. Vai trò chủ nghĩa kiến tạo
Chủ nghĩa kiến tạo đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu quan

hệ quốc tế. Nhờ có chủ nghĩa kiến tạo, một loạt các vấn đề như lịch sử, văn hóa, tư
tưởng, quy chuẩn xã hội… đã được quan tâm trở lại trong nghiên cứu quan hệ quốc
tế. Nó cũng đem lại sự quan tâm nghiên cứu đối với lịch sự quan hệ quốc tế. Được
cổ vũ bởi những thay đổi trong thời kỳ chấm dứt Chiến tranh lạnh và toàn cầu hóa,
chủ nghĩa kiến tạo quan tâm đến những đặc trưng riêng về văn hóa, bản sắc, lợi ích
và kinh nghiệm. Nó đã tạo ra được sự nổi lên trong việc quan tâm nghiên cứu lịch
sử và chính trị quốc tế.
Chủ nghĩa kiến tạo đã củng cố những luận giải mang tính triết học. Nó nhấn
mạnh đến sức mạnh hay quyền lực của các giá trị, tư tưởng và quy chuẩn xã hội
trong khi các lý thuyết khác thường coi việc thảo luận vai trò của quyền lực thực
hành xã hội là ngây thơ, chất phác, thậm chí sa vào chủ nghĩa lý tưởng nguy hiểm.
Các nhà kiến tạo chủ nghĩa đã chỉ ra các quy chuẩn quốc tế phát triển như thế nào,
các giá trị và tư tưởng xã hội đã ảnh hưởng đến hành động của chủ thể ra sao và
bản sắc hình thành nên chủ thể như thế nào. Tóm tại, nó đã lập luận về khả năng và
cơ chế các nhân tố xã hội có thể dẫn đến thay đổi trong quan hệ quốc tế.
Sự nổi lên của chủ nghĩa kiến tạo đã báo hiệu một làn sóng mang tính lịch sự
và xã hội học nhiều hơn trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa kiên tạo
cũng đặt ra những thách thức với những cách hiểu truyền thống về quan hệ quốc tế.
Nó đã đưa ra những gợi mở quan trọng trong các cuộc tranh luận lớn trong nghiên
cứu quan hệ quốc tế. Trong những năm gần đây, chủ nghĩa kiến tạo đang ngày
càng có vai trò quan trọng trong các cuộc tranh luận về lý thuyết quan hệ quốc tế.
Nhiều người còn coi chủ nghĩa kiến tạo là một trong những cách tiếp cận trung tâm
về quan hệ quốc tế.
Sau sự kiện 11/9, chủ nghĩa kiến tạo đã được vận dụng để lý giải một số vấn
đề quan trọng, ví dụ như bản chất của quyền lực. Theo các nhà kiến tạo, quyền lực
còn được cấu thành từ những nhân tố phi vật chất, trong đó đáng kể nhất là tính

8



chính nghĩa, và tính chính nghĩa này lần lượt chịu tác động của những chuẩn tắc đã
được xác lập bởi các tư tưởng hay hoạt động thực tiễn đúng đắn.
Cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an xung quanh việc Mỹ xâm lược Iraq
năm 2003 đã làm rõ mối liên hệ phức tạp giữa những chuẩn tắc của các thể chế và
các cách thức hành động trên thực tế, giữa những hành động chính trị phù hợp với
luật pháp quốc tế và các hành động đơn phương bất hợp pháp. Mỹ đã huy động
những nguồn lực vật chất để xóa bỏ chế độ của Saddam Hussein mà không có sự
đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vì vậy Mỹ đã phải rất vất vả đối mặt
với cáo buộc hành động phi nghĩa và không chính đáng, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến khả năng chiếm đóng và tái xây dựng Iraq của Mỹ. Sự kiện này đã thúc
đẩy các nhà kiến tạo làm rõ khía cạnh xã hội của quyền lực, hay nghiên cứu hệ
thống luật quốc tế, vốn là một phạm trù có liên quan mật thiết đến khía cạnh chính
trị của các chuẩn tắc, tính chính đáng và quyền lực.
C. KẾT LUẬN

9


MỤC LỤC
Trang
A.
B.

C.

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về chủ nghĩa hành vi và chủ nghĩa kiến tạo……..1
1. Khái niệm, đặc điểm chủ nghĩa hành vi…………………………...1

2. Khái niệm, đặc điểm chủ nghĩa kiến tạo ………………………….2
II.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa chủ nghĩa hành vi và chủ
nghĩa kiến tạo
…………………………………………………..........3
1. Điểm giống nhau………………………………………………..…3
2. Điểm khác nhau …………………………………………………..4
III.
Vai trò của chủ nghĩa hành vi và chủ nghĩa kiến tạo………………5
1. Vai trò của chủ nghĩa hành vi………………………………………
5
2. Vai
trò
của
chủ
nghĩa
kiến
tạo……………………………………..6
KẾT LUẬN…………………………………………………………………7

10



×