Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Rèn kĩ năng tiếng việt cho học sinh lớp 1 qua phân môn học vần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 139 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ VÂN

RÈN KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 1 QUA
PHÂN MÔN HỌC VẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2015


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ VÂN

RÈN KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 1 QUA
PHÂN MÔN HỌC VẦN
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Lan Anh

HÀ NỘI, 2015


iii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Lan Anh,
người đã hướng dẫn tôi chu đáo, nhiệt tình và tận tâm trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn người thân, bạn bè đã luôn giúp đỡ và động viên tôi hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Thị Vân


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, căn cứ, kết quả có trong luận văn là trung thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn


Trần Thị Vân


v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG TIẾNG
VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 QUA PHÂN MÔN HỌC VẦN................. 7
1.1. Cơ sở lí luận của việc rèn các kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 qua
phân môn Học vần ............................................................................................ 7
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 7
1.1.2. Cơ sở tâm lí học .................................................................................... 12
1.1.3. Cơ sở ngôn ngữ học .............................................................................. 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 qua
phân môn Học vần .......................................................................................... 22
1.2.1. Mục tiêu của phân môn Học vần .......................................................... 22
1.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Học vần ......................................................... 23
1.2.3. Chương trình Tiếng Việt 1 .................................................................... 23
1.2.4. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 ................................................................. 26
1.2.5. Nội dung rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh lớp 1 .............. 35
1.2.6. Quy trình dạy Học vần .......................................................................... 36
1.2.7. Thực trạng rèn kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 qua phân môn Học
vần ở trường tiểu học ...................................................................................... 41

Kết luận chương 1 ......................................................................................... 47


vi
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CÁC KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC
SINH LỚP 1 QUA PHÂN MÔN HỌC VẦN .............................................. 48
2.1. Các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Học vần .. 48
2.1.1. Giúp học sinh nắm chắc các nét chữ cơ bản trong phần Học vần ........ 48
2.1.2. Cung cấp cho học sinh hệ thống các chữ cái ........................................ 49
2.1.3. Giúp học sinh nắm vững các vần .......................................................... 50
2.1.4. Hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn.............................................. 51
2.1.5. Phân hóa học sinh................................................................................. 55
2.1.6. Tổ chức trò chơi tiếng Việt ................................................................... 55
2.1.7. Tác động vào quá trình đánh giá kết quả học đọc của học sinh ................ 59
2.1.8. Tạo không gian lớp học thoải mái, phù hợp ......................................... 63
2.2. Các biện pháp rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh lớp 1 qua phân môn
Học vần ........................................................................................................... 64
2.2.1. Giúp học sinh luyện kĩ năng nghe- nói qua các dạng bài ..................... 64
2.2.2.Giúp học sinh luyện nghe - nói theo mẫu .............................................. 66
2.2.3. Giúp học sinh luyện nghe - nói thông qua hoạt động nhóm ................ 67
2.2.4. Giúp học sinh luyện nghe - nói thông qua hình thức đàm thoại theo tranh 68
2.2.5. Tổ chức trò chơi học tập .......................................................................... 70
2.2.6. Xây dựng bài tập rèn kĩ năng nghe - nói qua phát âm các loại âm và dấu
thanh ................................................................................................................ 73
2.3. Các biện pháp rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 qua phân môn Học vần .. 74
2.3.1. Giúp học sinh nắm vững luật chính tả ...................................................... 74
2.3.2. Dạy cho học sinh có kĩ thuật viết đúng, viết đẹp:...................................... 76
2.3.3. Xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết ............................................................ 80
2.3.4. Khắc sâu, chữa những lỗi học sinh thường gặp trong khi viết ............ 81

2.3.5. Tổ chức các trò chơi và phong trào thi đua “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” 82
2.3.6. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ...................................... 83
2.3.7. Giáo viên phối hợp với gia đình học sinh ............................................. 85


vii
2.4. Sử dụng phần mềm học tập để rèn các kĩ năng tiếng Việt qua phân môn
Học vần ........................................................................................................... 86
2.4.1. Ích lợi của phần mềm Học vần tiếng Việt ............................................ 86
2.4.2. Học bảng chữ cái và phát âm chữ cái tiếng Việt theo cả hai kiểu ........ 87
2.4.3. Mô phỏng việc học viết chữ cái tiếng Việt hoàn toàn chuẩn và chính xác . 88
2.4.4. Bộ âm vần tiếng Việt độ sộ và đầy đủ nhất dành cho tất cả mọi người
muốn làm quen và học đánh vần tiếng Việt .................................................... 89
2.4.5. Tương tác với từng con chữ, từng con dấu tiếng Việt, một phương pháp
học tiếng Việt hoàn toàn mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ nhỏ ........................... 91
2.5. Xây dựng quy trình dạy bài Học vần để rèn các kĩ năng tiếng Việt cho
học sinh lớp 1 .................................................................................................. 93
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 95
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................................... 96
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 96
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 96
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 96
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm ............................................................................. 97
3.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm............................................................. 98
3.4. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 98
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 99
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................. 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................ 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 1089
PHỤ LỤC .................................................................................................... 111


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ, cụm từ

Viết tắt

1

Công nghệ giáo dục

CGD

2

Giáo viên

GV

3

Học sinh

HS


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Số bảng

Tên bảng

1

1.1

Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt

16

2

1.2

Thời lượng mỗi bộ sách

31

3

1.3

Cách bố trí bài học âm vần trong từng bộ sách


32

4

2.1

Các nét chữ cơ bản và tên gọi

60

5

3.1

6

3.2

7

3.3

Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối
chứng về rèn kỹ năng đọc
Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối
chứng về rèn kỹ năng nghe – nói
Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối
chứng về rèn kỹ năng viết

Trang


100

101

102


ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT

Số sơ đồ

Tên sơ đồ

1

1.1

Nội dung rèn kĩ năng đọc - viết lớp 1

35

2

1.2

Nội dung rèn kĩ năng nghe - nói lớp 1


36

Trang

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Số biểu đồ
1

3.1

2

3.2

3

3.3

Tên biểu đồ
Kết quả kiểm tra rèn kĩ năng đọc của học
sinh lớp 1
Kết quả kiểm tra rèn kĩ năng nghe - nói của
học sinh lớp 1
Kết quả kiểm tra rèn kĩ năng viết của học
sinh lớp 1

Trang
100


101

102


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt trong trường phổ thông đảm nhận việc dạy tiếng Việt
cho người Việt. Nó không cung cấp kiến thức hoàn toàn mới lạ như các môn
học khác mà đề cập đến một đối tượng vô cùng gần gũi, quen thuộc và gắn bó
mật thiết với cuộc sống hằng ngày của học sinh. Tuy nhiên, trước tuổi đến
trường học sinh chưa ý thức được những hiểu biết của mình về tiếng Việt một
cách rõ ràng, đầy đủ và có hệ thống, mà chỉ sử dụng tiếng Việt như một tập
quán ngôn ngữ. Vì thế, nhiệm vụ trực tiếp của môn Tiếng Việt trong nhà
trường thực chất là giúp học sinh hình thành những hiểu biết bước đầu về
tiếng Việt và rèn luyện bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Những kĩ
năng này được rèn luyện đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, cấp
học nền tảng, nhờ đó mà học sinh có kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn tiếng Việt. Mục tiêu đó coi trọng
tính thực hành, thực hành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi
trường giao tiếp cụ thể. Điều này góp phần chỉ đạo việc biên soạn nội dung
chương trình, sách giáo khoa và chi phối các nguyên tắc, phương pháp dạy
học môn Tiếng Việt nói chung và môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng. Đó cũng là
lí do mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các nhà nghiên cứu giáo dục thực
sự quan tâm đến việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu
học. Sự quan tâm này thể hiện trong các đợt cải cách chương trình và sách
giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua của nước ta.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29NQ/TW đã chỉ rõ: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá

kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá
cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mô hình của các
nước có nền giáo dục phát triển.”


2

Sự đổi mới này thể hiện ở cả chương trình và sách giáo khoa Tiếng
Việt tuy nhiên các nhà cải cách luôn đặc biệt quan tâm tới phân môn Học vần
bởi đây là phần khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh chữ viết, một công cụ để
giao tiếp và học tập - công cụ giúp học sinh nhận thức một cách đầy đủ hơn
về thế giới xung quanh mình. Làm chủ chữ viết học sinh có thể đọc sách giáo
khoa và tài liệu tham khảo, ghi chép bài giảng của thầy cô giáo, từ đó tạo điều
kiện học tốt hơn các môn học khác. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội
dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Để đạt được mục đích đó thì trường Tiểu học cần có tổ chức, phương pháp
dạy học hợp lý và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng
Việt, giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt. Trẻ lớp 1 trước khi đến
trường đã “biết nghe, biết nói” tiếng Việt song vẫn chưa thật sự thành thạo.
Chương trình mới môn Tiếng Việt 1 yêu cầu giáo viên khi dạy phải đảm bảo
mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh đầy đủ bốn kĩ năng đó.
Nghiên cứu khảo sát thực trạng dạy học nói chung và dạy học rèn kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết nói riêng cũng như các ý kiến nhận xét về việc đổi
mới, chỉnh lí nội dung chương trình, sách giáo khoa luôn là vấn đề được các
nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm. Đặc biệt với chương trình, sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học.
Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chương trình Tiểu học trải
qua ba lần cải cách (1951, 1965, 1981) với khoảng thời gian giữa hai lần liên
tiếp nhau trung bình khoảng 15 năm. Sau đó qua một số đánh giá các chương
trình (chương trình 165 tuần, chương trình 100 tuần, chương trình công nghệ

giáo dục), từ năm 1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định tổ chức soạn
thảo một chương trình Tiểu học thống nhất và duy nhất, gọi tên là chương
trình Tiểu học hiện hành. Trong chương trình này có nhiều sự thay đổi về
phân môn Học vần đem lại hiệu quả giáo dục cao.


3

Đánh giá về vấn đề này, tác giả Trần Bá Hoành đã có bài viết trên tạp
chí Thông tin khoa học giáo dục số 111/2004 về thời lượng học tập, chương
trình và sách giáo khoa phổ thông. Trong bài viết này tác giả đã thống kê và
so sánh thời lượng học tập, chương trình và một số ưu điểm của sách giáo
khoa hiện hành. Qua những số liệu và căn cứ đánh giá, tác giả Trần Bá Hoành
đã đưa ra nhận xét về chương trình sách giáo khoa hiện hành. Theo tác giả,
chương trình đã đảm bảo sự thống nhất của bốn chương trình Tiểu học tồn tại
từ năm 1980, chương trình có tính linh hoạt và đổi mới được cách đánh giá
kết quả học tập của học sinh, bám sát mục tiêu cấp học, phù hợp với tâm sinh
lí và trình độ tư duy của đa số học sinh.
Tiếp cận nội dung chương trình, tác giả Trần Mạnh Hưởng trong bài
viết “Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ về giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu
học theo yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng” - Tạp chí giáo dục Tiểu học
- đã đưa ra điểm ưu việt của chương trình, sách giáo khoa hiện hành đó là
kiến thức được thể hiện trong sách giáo khoa, riêng lớp 1 chủ yếu là kiến thức
về ngữ âm - chữ viết và tập đọc được cung cấp dưới dạng thực hành và mang
tính tiết thực (giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng), vì vậy chỉ yêu cầu học
sinh có khả năng nhận biết (qua các ví dụ cụ thể) và vận dụng kiến thức đã
học vào việc thực hành nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Trong bài viết, tác giả
cũng đưa ra những kĩ năng có thể đạt được của học sinh như nghe hiểu, ghi
nhớ nội dung, kĩ thuật đọc (từ các thao tác đơn giản như nhận biết kí hiệu chữ
viết biết phát âm đúng, biết cách đọc từ, câu đến các đoạn bài), viết đẹp, đảm

bảo tốc độ theo quy định.
Đáng chú ý có bài viết của tác giả Nguyễn Thế Lịch về “Nội dung và
trật tự dạy vần trong Tiếng Việt lớp 1” - Ngôn ngữ trong nhà trường số 7 - đã
đưa ra khá đầy đủ các giải pháp dạy vần như dạy vần theo cấu trúc và kiểu
loại vần: dạy vần chỉ có âm thanh, dạy vần không có âm đệm, dạy vần chỉ có


4

âm chính, dạy các loại vần có âm cuối. Hơn thế nữa tác giả còn đưa ra cơ sở
ngôn ngữ học và cơ sở tâm lí học của việc không dạy hết tổng số vần.
Nguyễn Trí trong cuốn “Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương
trình mới” có bàn về vấn đề rèn bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Tác giả cho rằng việc rèn luyện bốn kĩ năng này là cần thiết, không nên xem
nhẹ kĩ năng nào.
Đào Ngọc trong cuốn Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã bàn về vấn đề
rèn kĩ năng nghe, kĩ năng nói, kĩ năng đọc, kĩ năng viết, đã đưa ra một số điều
kiện và công tác chuẩn bị cho việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Ngoài ra còn có những bài viết về tác động tích cực của chương trình,
sách giáo khoa hiện hành với tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ
học Tiếng Việt như bài: “Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong
giờ học Tiếng Việt”, tác giả Trần Thị Hiền Lương trong tạp chí Nghiên cứu giáo
dục số 5. Thông qua bài viết này tác giả đã nêu lên thực trạng việc dạy và học
Tiếng Việt, giáo viên chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo của mình
trong lớp học nên chưa thể nâng cao được khả năng tự phát hiện và chủ động
trong học tập của học sinh.
Trong bài “Tính ưu việt của chương trình Tiếng Việt lớp 1 công nghệ
giáo dục (CDG)” - Tạp chí giáo dục Tiểu học (1998) - của tác giả Nguyễn Thị
Chín đã đưa ra rất nhiều nhận xét về chương trình Tiếng Việt 1 công nghệ giáo
dục như: chương trình Tiếng Việt là hệ thống phát triển và phù hợp với tiến

triển của khoa học Tiếng Việt từ trừu tượng đến cụ thể. Quá trình này cũng là
cơ sở tạo ra sự phát triển của học sinh trong quá trình giáo dục. Chương trình
công nghệ giáo dục đã hướng tới toàn bộ quá trình dạy học và nhu cầu vào lợi
ích, khả năng của học sinh với mục đích là phát triển ở học sinh kĩ năng và
năng lực độc lập trong học tập cùng việc giải quyết các vấn đề. Trong bài viết
này, tác giả tập trung chủ yếu vào sách công nghệ giáo dục, tuy nhiên những
phát hiện này rất ý nghĩa bởi chương trình sách giáo khoa hiện hành được


5

xây dựng dựa trên kế thừa những điểm ưu việt của sách giáo khoa công nghệ
giáo dục.
Tuy nhiên hầu hết các tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu việc rèn
luyện các kĩ năng tiếng Việt ở cả hai cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt hiện
hành và sách giáo khoa công nghệ giáo dục.
Chúng tôi đã nhận thức sâu sắc được vai trò của việc rèn các kĩ năng
nghe, nói, đọc viết cho học sinh lớp 1 qua phân môn Học vần. Chính vì vậy,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Rèn kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 qua
phân môn Học vần”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp rèn kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 qua
phân môn Học vần.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng tiếng Việt
cho học sinh lớp 1 qua phân môn Học vần.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 1
qua phân môn Học vần.
- Thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp rèn kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 1 qua phân môn
Học vần.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Kĩ năng tiếng Việt gồm bốn kĩ năng: nghe, nói,
đọc, viết. Kĩ năng nghe – nói đã được học sinh hình thành trước khi vào lớp 1
nhưng kĩ năng đọc, viết là những kĩ năng khó, lần đầu tiên học sinh tiểu học
được tìm hiểu. Chính vì thế trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin đi


6

vào tìm hiểu việc rèn kĩ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1 qua phân môn
Học vần.
- Giới hạn về địa bàn khảo sát thực tế: Đề tài tiến hành điều tra thực tế
tại ba trường Tiểu học ở ba tỉnh: Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng dạy học phân môn Học vần ở Tiểu học hiện nay chưa cao là
do thiếu tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tính linh hoạt của cả người dạy và
người học. Chính vì vậy, nếu có các biện pháp rèn kĩ năng tiếng Việt cho học
sinh lớp 1 qua phân môn Học vần thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
học phân môn Học vần ở trường Tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, phân tích tư liệu lí luận để
tìm hiểu tình hình nghiên cứu có liên quan.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, quan sát và phỏng vấn, bảng hỏi để tìm hiểu
thực tiễn cũng như kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để đưa ra các kết luận cần thiết.
6.3. Các phương pháp nghiên cứu khác

- Phương pháp chuyên gia để xây dựng hoàn thiện khung lí thuyết cơ
sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp xử lí số liệu: sử dụng hàm toán thống kê cùng các phần
mềm chuyên dụng để xử lí kết quả nghiên cứu thực nghiệm.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ
NĂNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 1 QUA
PHÂN MÔN HỌC VẦN
1.1. Cơ sở lí luận của việc rèn các kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 1
qua phân môn Học vần
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Kĩ năng
Hằng ngày, con người sống, phát triển và học tập đều gắn với việc hình
thành kĩ năng và thực hiện các kĩ năng. Thành công trong việc thực hiện các
kĩ năng quyết định thành công trong cuộc sống. Chính vì thế kĩ năng nói
chung và kĩ năng học tập nói riêng từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu
quan trọng của khoa học tâm lí. Khi nghiên cứu về kĩ năng đã có rất nhiều tác
giả đưa ra các quan niệm khác nhau như:
- Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: “Kĩ năng là khả
năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào
thực tế”. [20,520]
- Ở nước ta, một số tác giả như: Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn,
Nguyễn Ánh Tuyết, cũng quan niệm rằng: Kĩ năng là một khả năng của con
người thực hiện một công việc có hiệu quả. [24]
- Tác giả Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng kĩ năng là mặt kĩ thuật của
hoạt động, con người nắm được cách hoạt động - tức kĩ thuật hành động là có

kĩ năng. [22]
- Trong cuốn “Tâm lí học cá nhân”, A.G.Côvaliôp quan niệm: kĩ năng
là phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều
kiện hành động. Ông cũng không đề cập đến kết quả của hành động. Theo
ông, kết quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng


8

hơn cả là năng lực của con người, chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách
thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng. [26]
- Hai nhà tâm lí học nổi tiếng của Liên Xô là: K.K.Platônôp và
G.G.Gôlubep đã nghiên cứu về kĩ năng rất kĩ và đã chú ý đến mặt kết quả của
hành động. Các ông nhấn mạnh: Kĩ năng là năng lực của người thực hiện
công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện khác
nhau. Kĩ năng bao hàm cả tri thức, kĩ xảo và nó được hình thành trên cơ sở
của tri thức và kĩ xảo. [27]
Có thể thấy nổi lên hai khuynh hướng chính của các tác giả nói trên về
kĩ năng trong tâm lí học:
+ Khuynh hướng thứ nhất: Xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kĩ thuật
của hành động. Đó là quan niệm của các tác giả: Hoàng Phê, A.V.Cruchetxki,
A.V.Côvaliôv, Trần Trọng Thuỷ, theo quan niệm này, kĩ năng là phương tiện
thực hiện hành động mà con người đã nắm vững. Con người có kĩ năng là
người nắm được tri thức về hoạt động đó và thực hiện hoạt động đó theo đúng
yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả hành động.
+ Khuynh hướng thứ hai: Xem xét kĩ năng nghiêng về năng lực của con
người. Đó là quan niệm của các tác giả: N.D.Lêvitôp, K.K.Platônôp,
G.G.Gôlubev, Nguyễn Quang Uẩn, theo quan niệm này, kĩ năng thể hiện khả
năng thực hiện một hành động có kết quả với chất lượng cần thiết và với thời
gian tương ứng trong điều kiện xác định.

Như vậy, khác với khuynh hướng thứ nhất, các tác giả theo khuynh
hướng thứ hai xem kĩ năng không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động
mà còn là biểu hiện của năng lực. Các tác giả còn chú ý đến cả kết quả của
hành động.
Vậy một người học được coi là có kĩ năng về hành động nào đó phải
đảm bảo các yêu cầu sau:


9

+ Có tri thức về hành động.
+ Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu của nó.
+ Đạt được kết quả phù hợp với mục đích.
+ Có thể hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau.
Thực ra, khái niệm kĩ năng được định nghĩa dựa trên các đặc tính sau đây:
- Bất cứ kĩ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết đó là các kiến
thức, bởi vì cấu trúc của kĩ năng bao gồm: hiểu mục đích - biết cách thức đi
đến kết quả - hiểu những điều kiện để triển khai cách thức đó.
- Tri thức là cơ sở để rèn luyện kĩ năng, khi kiến thức phản ánh đầy đủ
các thuộc tính bản chất của đối tượng được thử nghiệm trong thực tiễn và tồn
tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành động.
- Kĩ năng và tri thức thống nhất trong hoạt động. Tri thức là cần thiết để
tiến hành các thao tác, độ thành thạo của các thao tác là kĩ năng, các thao tác
này được thực hiện dưới sự kiểm tra của tri thức. Con đường đi từ chỗ có tri
thức đến chỗ có kĩ năng tương ứng là con đường luyện tập, nội dung của sự
luyện tập này là rất phong phú.
Dựa vào những quan niệm về kĩ năng của các tác giả: K.K.Platônôp,
N.D.Lêvitop, Nguyễn Quang Uẩn, chúng tôi cho rằng: Kĩ năng là khả năng
thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa
chọn vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù

hợp với những điều kiện thực tiễn cho phép.
1.1.1.2. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
Để sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào, bên cạnh việc có tri thức ngôn ngữ
cần phải có bốn kĩ năng căn bản là nghe - nói - đọc - viết. Các kĩ năng đều có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mục tiêu của môn Tiếng Việt 1 là hình thành
cho học sinh cả bốn kĩ năng trên.


10

a. Kĩ năng nghe
Nghe là hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận thông tin, xử lí âm thanh tác động
đến thính giác của con người. Đó là hoạt động thông qua các thao tác phân
tích, tổng hợp và hệ thống hóa, người nghe có thể hiểu được thông tin, lí giải,
luận giải được lời nói.
Có hai loại tình huống nghe là nghe tương tác và nghe không tương
tác. Tình huống nghe tương tác bao gồm các hội thoại khi đối mặt hay gọi
điện thoại. Trong tình huống này, hai bên thay nhau nói và nghe, người tham
gia có cơ hội đề nghị người đối thoại làm rõ, nhắc lại hoặc nói chậm lại. Tình
huống nghe không tương tác như nghe đài, ti vi, phim, bài giảng… Trong
những tình huống đó, chúng ta thường không có cơ hội đề nghị người nói làm
rõ, nói chậm lại hay nhắc lại.
b. Kĩ năng nói
Nói cũng là một loại hoạt động diễn ra thường xuyên của con người.
Đây là hoạt động chuyển nội dung suy nghĩ, nội dung thông báo của người
nói vốn thuộc lĩnh vực tinh thần sang dạng vật chất, dạng mã hóa ngôn ngữ.
Kĩ năng nói có thể chia thành ba kiểu tình huống nói: tương tác, tương
tác cục bộ, không tương tác.
Tình huống tương tác bao gồm các hội thoại mặt đối mặt và các cuộc
điện thoại, trong đó chúng ta lần lượt nghe và nói, chúng ta có cơ hội để đề

nghị người đối thoại làm rõ, nhắc lại hoặc nói chậm hơn. Một số tình huống là
tương tác cục bộ, như diễn thuyết trực tiếp với cử toạ. Trong trường hợp này,
người nói có thể nhìn thấy cử toạ, quan sát những biểu hiện trên nét mặt, thái
độ, cử chỉ… để phán đoán xem người nghe có hiểu mình nói không. Ngược
lại, cử tọa không được chen ngang vào bài diễn thuyết. Có một số ít tình
huống là hoàn toàn không có tính tương tác, như khi diễn thuyết trên đài phát
thanh…


11

c. Kĩ năng đọc
Đọc tức là giải mã được dấu hiệu của một âm vần (liên quan đến cơ chế
lời nói) hoặc những nhóm vần ghép thành từ, thành từng nhóm từ, thành câu
(liên quan đến ngữ, tức là từ vựng và cơ cấu tư duy).
Đọc thực chất là quá trình giải phóng (tách) dòng, âm thanh ra khỏi kí
hiệu của thị giác, xúc giác và chuyển chúng thành tín hiệu thính giác. Đối
tượng của hành động đọc là các ký hiệu ghi âm, còn bản thân hành động này
bao gồm hai quá trình có logic tuyến tính: tách âm ra khỏi các ký hiệu ghi âm
và quá trình phát ngôn (nói to hoặc nói thầm).
Để có được kĩ năng đọc, trẻ phải có được kĩ xảo nói (trình độ ngôn ngữ
cơ bản) và có khả năng phân tích âm thanh, chữ viết (tức là đã biết thay thế
một sự vật cụ thể bằng ký hiệu). Muốn hình thành kĩ năng đọc, trẻ phải có khả
năng tiến hành các thao tác sau:
- Tri giác đúng hình thái toàn bộ liên tiếp theo bố cục, không lẫn lộn
thêm bớt theo chiều từ trái sang phải.
- Nhận ra và nhớ được thứ tự sắp xếp về hướng, kích thước và số lượng
của nét chữ.
- Phát âm ra các âm không ngập ngừng, tắc nghẽn…
d. Kĩ năng viết

Viết tức là hiểu được, nhận ra các ký hiệu tương ứng với những âm tiết
của lời nói, đồng thời đánh giá đúng, nhớ được, gợi lại được và ghi lại những
định hướng hình thái và kích thước những ký hiệu ấy.
Viết chữ về bản chất là quá trình mã hóa các âm vào hệ thống ký hiệu
thị giác. Vì vậy để có được kĩ năng viết một mặt cá nhân phải có được kĩ năng
đọc, đồng thời có các thao tác (cử động) của bàn tay (cầm bút không co cứng
cơ bắp, khởi động và ngừng đúng lúc, đúng kích thước) và khả năng phân tích
hệ thống các ký hiệu ghi âm đã được cộng đồng thừa nhận.


12

1.1.2. Cơ sở tâm lí học
1.1.2.1. Sự hình thành hoạt động có ý thức ở trẻ lớp 1
Các nhà khoa học đã chỉ rõ rằng về mặt sinh lí ở trẻ em 6 - 7 tuổi, khối
lượng bộ não đã đạt được 90% khối lượng bộ não người lớn. Sự chín muồi về
mặt sinh lý cùng với sự phát triển của những quá trình tâm lí (như cảm giác,
tri giác, trí nhớ, tư duy...) đã tạo điều kiện để các em có thể thực hiện một
hoạt động mới, hoạt động học tập. Chơi là một hoạt động mang tính kế hoạch,
có mục đích, đó là một hoạt động có ý thức.
Tuy vậy, ở giai đoạn đầu lớp 1 (học âm - chữ, vần) những hoạt động có
ý thức này còn mới mẻ. Chẳng hạn đến lớp các em phải ngồi ngay ngắn, phải
kiểm tra bài, phải thực hiện đúng những yêu cầu của giáo viên. Hơn nữa trong
nhận thức của các em địa vị giáo viên lớp 1 cũng khác với địa vị của giáo viên
mẫu giáo. Giáo viên có chỗ ngồi riêng, có cách đánh giá cho điểm. Những
điều này làm cho một số em trong giờ học vần thường rụt rè, không dám đọc
to, đọc lạc cả giọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học.
Những hiểu biết về tâm sinh lí trên đây định ra cho hoạt động học tập ở
lớp 1 (chủ yếu là học vần) những mục đích và động cơ học tập nhẹ nhàng,
sinh động giúp trẻ hứng thú trong học tập.

1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động tư duy ở trẻ lớp 1
Trên cơ sở ý thức đã hình thành khả năng tư duy bằng tín hiệu ở trẻ
cũng phát triển. Chính khả năng tư duy bằng tín hiệu là cơ sở để các em lĩnh
hội chữ viết, là những tín hiệu thay thế ngữ âm. Ở độ tuổi 6 - 7 khả năng phân
tích, tổng hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh, từ đó cho phép các em có khả năng tập
tách từ thành tiếng, thành âm và thành chữ.
Tuy nhiên, trong cảm nhận sự vật không riêng gì trẻ em mà con người
nói chung, lúc đầu sẽ tri giác (không phải “trực giác toàn bộ” như quan niệm
của tác giả Nguyễn Thị Nhất trong sách Học vần cải cách giáo dục, tức là


13

nhận biết sự vật trên những nét tổng thể, khái quát sau đó đi vào những chi
tiết tách bạch: “Những hình ảnh trọn vẹn này lại được xác định trên cơ sở
khái quát những hiểu biết về tính chất và đặc trưng riêng biệt của đối tượng
đã tiếp nhận được dưới dạng những cảm giác khác nhau”.
Trong Giáo trình tâm lí học đại cương, A.V.Pêtrovxkiy cho biết: Ở tuổi
tiền mẫu giáo tư duy cơ bản mang tính trực quan hành động. Đứa bé phân tích
và tổng hợp những đối tượng cần nhận thức trong quá trình nó dùng tay tách
ra, chia cắt rồi ghép lại những sự vật khác nhau mà nó tri giác được trong lúc
đó. Trong quá trình phân tích và tổng hợp đối tượng cần nhận thức không
phải bao giờ cũng phải sờ đến vật nó quan tâm... nhưng trong mọi trường hợp
đều cần phải xem xét và hình dung một cách trực quan đối tượng đó. Nghiên
cứu việc vận dụng âm thanh phân tích tổng hợp trong dạy vần ở các trường
Xô Viết cũ, L’vov cho biết: Những khảo cứu chuyên biệt và khảo nghiệm chỉ
rõ trẻ em vào lớp 1 đã sẵn sàng tri giác các ngữ âm tách biệt, đã sẵn sàng thể
hiện các hoạt động tư duy phân tích và tổng hợp.
Như vậy, ở lứa tuổi lớp 1 tư duy phân tích tổng hợp tư duy còn mang tính
sơ đẳng cả nội dung và hình thức nhưng đã có ở mức độ cao thấp khác nhau.

1.1.2.3. Năng lực vận động của trẻ ở lứa tuổi lớp 1
Ở lứa tuổi 6 - 7 năng lực vận động của trẻ cũng đạt được những bước
phát triển đáng kể. Các em có thể chủ động điều khiển các hoạt động của cơ
thể như tay, mắt, đầu, cổ có thể phối hợp các hoạt động khác nhau. Đây cũng
là điều kiện cần thiết để các em có thể học viết, một hoạt động đòi hỏi phải
chủ động trong các hoạt động của cánh tay, ngón tay, bàn tay trong sự phối
hợp của mắt nhìn, tai nghe, tay viết.
Ở thời kì này, ý thức về cấu trúc không gian của trẻ cũng đã hình thành.
Sự phân biệt bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới... không còn là điều khó


14

khăn với các em. Dựa vào đặc điểm này giáo viên có thể hướng dẫn các em
định hướng nét bút trên tranh giấy và tập viết các chữ cái, các kiểu chữ khác nhau.
Những đặc điểm tâm, sinh lí trên đây đưa đến kết luận: ở lứa tuổi 6-7
tuổi sự phát triển tâm sinh lí của trẻ đảm bảo đủ điều kiện để các em bước vào
quá trình học âm - chữ, học vần.
1.1.3. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.3.1. Những đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt
Đặc trưng loại hình của tiếng Việt thể hiện ở chỗ tiếng Việt thuộc loại
hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc trưng này thể hiện ở tất cả các mặt ngữ âm, ngữ
nghĩa, ngữ pháp nhưng thể hiện rõ nhất ở mặt ngữ âm.
Xét từ góc độ ngữ âm, tiếng Việt thứ ngôn ngữ có nhiều thanh điệu và
độc lập mang nghĩa. Vì thế trong chuỗi lời nói, ranh giới giữa các âm tiết được
thể hiện rõ ràng, các âm tiết không bị nối dính vào nhau như trong các ngôn
ngữ biến hình. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy âm - dạy chữ.
Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt
chẽ. Các yếu tố cấu tạo âm tiết kết hợp với nhau theo từng mức độ lỏng chặt
khác nhau. Phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các yếu tố của vần kết hợp

với nhau khá chặt chẽ.
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: bậc thứ nhất bao gồm những
thành tố của thành phần vần.


15

¢m tiÕt

BËc 1:

Thanh ®iÖu

BËc 2:

¢m ®Öm

Âm đầu

PhÇn vÇn

¢m chÝnh

¢m cuèi

Bảng 1.1. Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Thanh ®iÖu
(5)
VÇn
¢m ®Çu


¢m ®iÖu

¢m chÝnh

¢m cuèi

(1)

(2)

(3)

(4)

* Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6
thanh điệu:
- Thanh ngang: trên chữ không ghi dấu khi viết
- Thanh huyền:
- Thanh sắc:
- Thanh nặng: .
- Thanh hỏi: ?
- Thanh ngã: ~
* Thành phần ở vị trí (1) là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm.


16

* Thành phần ở vị trí (2) là do âm đệm /u/ được thể hiện bằng hai con
chữ /o/ (loan); /u/ (xuân)…

* Thành phần ở vị trí (3) là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm
chính là hạt nhân của âm tiết.
* Thành phần ở vị trí (4) là âm cuối, do 6 phụ âm (/p/, /t/, /k/, /m/, /n/, /ŋ/
và 2 bán âm /i/,/u/ ( i, y, u, o) đảm nhiệm.
* Các thành phần ở vị trí (2), (3), (4) ghép lại với nhau thành một bộ
phận gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí
còn lại có thể có hoặc không.
b. Cơ chế việc đọc, viết
Trong giao tiếp bằng ngôn từ người ta nảy sinh ra một ý, rồi dùng ngôn
ngữ để lồng ý đó và phát triển thành lời. Khi tiếp nhận lời nói, người nghe lại
rút ở trong từ trong câu nghe được các ý của người nói để biết người ta muốn
nói gì. Để chuyển ý thành lời người ta phải sử dụng một mã chung của xã hội
gọi là ngôn ngữ (bao gồm các từ và những quy tắc ghép từ thành câu) lựa
chọn sắp xếp các yếu tố của mã đó trở thành lời cụ thể. Công việc vận dụng
mã để lồng ý mà tạo nên lời như thế gọi là sự mã hoá. Ngược lại, khi chuyển
lời thành ý từ những từ, câu nghe được, người nghe phải rút ra nội dung chứa
đựng bên trong lời nói. Công việc đó chính là sự giải mã.
Ngôn ngữ âm thanh là một mã biểu hiện dưới dạng một hệ thống tín
hiệu, khi chuyển thành ngôn ngữ viết thì chữ viết lại thay thế ngôn ngữ âm
thanh, làm thành hệ thống những tín hiệu của tín hiệu, một loại mã mới dùng
để truyền đạt của mã ngữ âm tự nhiên. Nếu ngôn ngữ âm thanh là mã bậc một
thì chữ viết là mã bậc hai. Khi viết thành chữ, thực chất đã có sự chuyển đổi
từ mã một sang mã hai. Khi đọc thì quy trình sẽ ngược lại. Đứng trước văn
bản viết (sử dụng mã hai) người đọc, trước hết phải chuyển lại thành lời, lúc


×