Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo án Ancol lớp 11 tiết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.49 KB, 4 trang )

GVHD: Trần Thị Kim Trang
Ngày dạy: 18/03/2016
Lớp: 11A7
Tiết: 80

GSTT: Nguyễn Trung Tuyến

CHƯƠNG 8: ANCOL – PHENOL
BÀI 40: ANCOL (tiết 2 )

I. CHUẨN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG
1. Về truyền thụ kiến thức
HS biết được
- Tính chất hóa học của ancol đơn chức và ancol đa chức.
- Phương pháp điều chế ancol và ứng dụng của ancol etylic.
HS hiểu được
- Tính chất hóa học của ancol: phản ứng thế H của nhóm OH, phản ứng thế nhóm OH, phản ứng
tách nước tạo anken hoặc ete, phản ứng oxi hóa ancol bậc I, bậc II, phản ứng cháy.
2. Về rèn luyện kỹ năng
- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của ancol và glixerol.
- Giải các bài tập liên quan.
II. TRỌNG TÂM
- Tính chất hóa học và phương pháp điều chế ancol.
III. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại, nêu vấn đề.
V. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên


- Hóa chất: etanol, glixerol, dd CuSO4, dd NaOH.
- Dụng cụ: ống nhỏ giọt, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.
- Video phản ứng giữa etanol và Na.
2. Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số, đồng phục.
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết CTCT của 3,5-đimetylhexan-1-ol và 3,3-đimetylbutan-2-ol
3. Bài mới
a) Đặt vấn đề: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là ancol, đồng phân, danh pháp và
tính chất vật lý của ancol. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về tính chất hóa học
và ứng dụng của ancol.

1


GVHD: Trần Thị Kim Trang
b) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1
(HS không sử dụng SGK)

GSTT: Nguyễn Trung Tuyến

NỘI DUNG KIẾN THỨC
III. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

(SGK/182)

- GV: Đưa ra một vài hằng số vật lí
của các ancol, yêu cầu HS rút ra
nhận xét về sự tăng giảm nhiệt độ
sôi, khối lượng riêng.
-HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét và bổ sung.
- GV: Giới thiệu về liên kết hidro, sự
hình thành liên kết hidro giữa các
phân tử. Từ đó giải thích một vài đặc
điểm vê tính chất vật lý của ancol.
HOẠT ĐỘNG 2
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- GV: Yêu cầu HS cho biết liên kết
C–OH và liên kết O–H thuộc loại
liên kết gì.
- HS: Trả lời.
- GV: Liên kết C–OH và O–H thuộc
loại liên kết cộng hóa trị phân cực.
do đó nhóm –OH, nhất là nguyên tử
H dễ bị thay thế hoặc tách ra trong
các phản ứng hóa học.
- GV: Trình chiếu thí nghiệm kim 1. Phản ứng thế H của nhóm OH
loại Na phản ứng với etanol. Yêu cầu a. Tính chất chung của ancol
2C2H5–OH + 2Na 2C2H5–ONa + H2
HS quan sát, nêu hiện tượng và viết
natri etanolat
phương trình phản ứng.
- HS: Trả lời.

- GV: Bổ sung trường hợp tổng quát
C2H5ONa + H2O C2H5OH + NaOH
với ancol chứa n nhóm –OH phản
ứng với Na.
R(OH)n + nNa R(ONa)n + (n/2)H2
- GV: Biểu diễn thí nghiệm giữa
Cu(OH)2 với rượu etylic và glixerin, b. Tính chất đặc trưng của glixerol
yêu cầu HS quan sát và nêu hiện
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
tượng.
đồng(II) glixerat (xanh lam)
- HS: Trả lời.
- GV: Giải thích và cung cấp phương
trình phản ứng giữa glixerin và
2


GVHD: Trần Thị Kim Trang

GSTT: Nguyễn Trung Tuyến

Cu(OH)2
- GV: (nhấn mạnh) phản ứng được
dùng để phân biệt ancol đơn chức
với ancol đa chức có các nhóm OH
cạnh nhau trong phân tử.
HOẠT ĐỘNG 3
- GV: Ngoài khả năng thế nguyên tử
H của nhóm OH thì ancol còn có khả
2. Phản ứng thế nhóm OH

năng thế nhóm OH. Khi đun hỗn hợp
a. Phản ứng với axit vô cơ
gồm etanol và axit bromhidric ta thu
được chất lỏng không màu nặng hơn
C2H5–OH + HBr C2H5–Br + H2O
nước và không tan trong nước (etyl
etyl bromua
bromua). Yêu cầu HS viết phương
trình phản ứng xảy ra.
- HS: Viết phương trình phản ứng.
- GV: Khi đun nóng ancol etylic có
xúc tác H2SO4đ, sản phẩm tạo thành
là ete etylic có mùi đặc trưng. GV
gợi ý phản ứng thế xảy ra đồng thời b. Phản ứng với ancol
ở 2 vị trí (thế nguyên tử H của nhóm
C2H5–OH + H–OC2H5 C2H5OC2H5 + H2O
OH và thế nhóm OH). Yêu cầu HS
ete etylic
viết phương trình phản ứng.
(đietyl ete)
- HS: Viết phương trình phản ứng.
- GV: Đưa tình huống nếu dùng hỗn
hợp 2 ancol, 3 ancol thì có bao nhiêu
loại ete tạo thành?
- HS: Trả lời.
Hỗn hợp n ancol hỗn hợp n(n+1)/2 ete
- GV: Nhận xét và bổ sung.

VII. CỦNG CỐ
Câu 1: Viết các đồng phân ancol của C5H12O?

Câu 2: Gọi tên thay thế của chất sau:

Câu 3: Đem đun hỗn hợp A gồm 4 ancol với H 2SO4 đặc ở 1400C. Số loại sản phẩm ete tạo thành là
bao nhiêu?
3


GVHD: Trần Thị Kim Trang

GSTT: Nguyễn Trung Tuyến

Câu 4: Tách nước 3,4-đimetylpentan-2-ol xúc tác H 2SO4 đặc ở 1700C. Sản phẩm chính thu được là
gì? (viết CTCT và đọc tên)
VIII. DẶN DÒ
Học bài cũ và xem trước phần tính chất hóa học của ancol.
IX. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

4



×