Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN KIỀU OANH

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - MỸ
TRONG BỐI CẢNH CHÂU Á HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN KIỀU OANH

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - MỸ
TRONG BỐI CẢNH CHÂU Á HIỆN NAY

Chuyên ngành:Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hồng Thái

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi - Nguyễn
Kiều Oanh, học viên cao học khóa 2013 - 2015, Khoa Khoa học chính trị,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Hồng Thái, Viện Ngiên cứu Đông Bắc Á.
Những kết luận trong luận văn này là trung thực, chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Tơi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học.
Tác giả luận văn

NGUYỄN KIỀU OANH


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
thầy PGS. TS. Phạm Hồng Thái, người đã tận tình hướng dẫn em trong q
trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Khoa học chính
trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn anh chị em học viên lớp Cao học Chính trị học khóa
2013 – 2015 đã ủng hộ, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, em muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã ln
ở bên ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em thực hiện
luận văn này.


DANH MỤC VIẾT TẮT


ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(Associantion of Southeast Asian Nations)

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ nhân dân

DPJ

Đảng Dân chủ Nhật Bản
(The Democratic Party of Japan)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)

LDP

Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản
(Liberal Democratic Party)

LHQ

Liên Hợp Quốc

NPT


Hiệp ước Khơng phổ biến vũ khí hạt nhân
(Nuclear Non-Proliferation Treaty)

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement )

UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển
(United Nations Convention on Law of the Sea)

USD

Đồng đô la Mỹ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 11
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 11
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................... 12
6. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................ 12
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 12
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU Á HIỆN NAY
VÀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - AN NINH MỸ, NHẬT ........................... 13
1.1. Bối cảnh chính trị - an ninh châu Á hiện nay.................................. 14

1.1.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chính sách xoay trục trở về châu Á
của Mỹ ............................................................................................................. 14
1.1.2. Tranh chấp chủ quyền biển bảo ngày một gia tăng ...................... 24
1.1.3. Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên diễn biến khôn lường .. 31
1.2. Tình hình chính trị - an ninh Mỹ và Nhật ....................................... 36
1.2.1. Tình hình chính trị - an ninh nước Mỹ ......................................... 36
1.2.2. Tình hình chính trị - an ninh nước Nhật ....................................... 44
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 53
CHƢƠNG 2. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - MỸ HIỆN
NAY ................................................................................................................ 54
2.1. Đặc điểm của quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ ..................... 54
2.2. Xu hƣớng của quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ .................... 66
2.3. Tác động của quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ đến châu Á và
Việt Nam......................................................................................................... 71
2.3.1. Tác động đối với khu vực châu Á ................................................. 71
2.3.2. Tác động đối với Việt Nam........................................................... 75


Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình tồn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra ngày một gia tăng
trên phạm vi toàn thế giới, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ nhân loại xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Xu thế đối thoại và hợp tác,
cùng nhau phát triển thay cho xung đột, đối đầu, coi tiềm lực kinh tế là thước

đo quan trọng nhất của thực lực quốc gia đang trở thành đang trở thành xu thế
nổi trội. Tuy nhiên thế giới ngày nay cũng tiềm ẩn đầy những nhân tố bất ổn,
khó lường. Những vấn đề mang tính toàn cầu liên tục nảy sinh và biến động
phức tạp đang gây ra nhiều thách thức tương đối phức tạp, địi hỏi có sự hợp
tác của các quốc gia để cùng nhau giải quyết.
Hiện nay, châu Á đang trở thành khu vực tiềm ẩn nhiều bất ổn về an
ninh nhất trên bản đồ thế giới. Các cuộc tranh chấp lãnh thổ biển đảo liên tục
diễn ra ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên,
xung đột biên giới, nội chiến liên miên ở Trung Á, cường quốc đang lên Trung
Quốc và các mối nguy hại về an ninh quốc phòng mà nước này gây ra… tất cả
làm nên một châu Á đầy màu sắc và đầy biến động trong guồng quay chung
của thế giới. Châu Á trở thành trung tâm của các vấn đề chính trị - an ninh trên
thế giới hiện nay, và người ta nhận ra rằng giải quyết ổn thỏa các vấn đề của
châu Á cũng chính là tìm lại ổn định cho chính trị - an ninh thế giới.
Mỹ và Nhật Bản là hai nước lớn có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế
giới, hai nước có mối quan hệ khăng khít trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính
trị, an ninh, văn hóa. Mỹ - một cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự số một
thế giới đang bị đánh giá là dần “yếu đi” sau cuộc tấn cơng khủng bố
11/9/2001. Hiện nay, Mỹ đang có những điều chỉnh về chính sách quốc phịng
cho phù hợp với tình hình mới. Sự trỗi dậy ngày một quyết đốn của Trung
Quốc và sự tác động của nó đối với cấu trúc an ninh, chính trị khu vực và thế
giới đang khiến chính quyền Mỹ phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại, thực thi
1


chính sách “xoay trục” trở lại châu Á. Cịn Nhật Bản sau khi đã nỗ lực có được
vị trí cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế sau thất bại trong Chiến tranh
Thế giới thứ hai và nay tìm cách để tìm lại sức mạnh quân sự của mình. Các vụ
tranh chấp lãnh thổ đối với các hòn đảo (Senkaku, Takeshima, quần đảo Nam
Kuril..) với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga đã khiến Nhật Bản trở thành quốc gia

có nhiều nguy cơ mất an ninh trong khu vực. Nhưng với sự ủng hộ tích cực từ
Mỹ, Nhật đã dần trang bị cho mình các lực lượng được qn sự hóa và các
công nghệ quân sự được mua sắm từ nguồn ngân sách đồi dào, một trong
những nguồn ngân sách lớn nhất trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.
Những năm gần đây, quan hệ chính trị - an ninh Mỹ và Nhật Bản có
nhiều điểm nổi bật đáng chú ý. Mỹ chuyển hướng xoay trục trở lại Châu Á.
Nhật Bản càng thắt chặt hợp tác an ninh - quốc phòng với Mỹ. Đặc biệt, Việt
Nam và Nhật Bản đang ngày càng phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu
rộng, quan hệ Việt Nam với Mỹ trong những năm gần đây cũng ngày càng
được gia tăng mạnh mẽ. Chính vì vậy, những động thái, xu hướng của quan
hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ khơng những có ảnh hưởng sâu sắc đến tình
hình chính trị - an ninh khu vực Châu Á mà cịn tác động khơng nhỏ tới Việt
Nam. Do vậy việc nghiên cứu chủ đề này đang đặt ra yêu cầu ngày càng cấp
bách cho các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Nhiều cơng trình nghiên cứu tỉ mỉ của các học giả, tác giả trong và
ngoài nước đã chứng minh rằng sự phát triển của mối quan hệ Mỹ - Nhật có
một ý nghĩa khơng nhỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, trong giai
đoạn từ năm 2001 đến nay các nghiên cứu hầu như chưa đề cập sâu đến sự
phát triển của mối quan hệ an ninh - chính trị hai nước Mỹ - Nhật. Mặc dù
quan hệ ngoại giao giữa hai nước Mỹ - Nhật là một vấn đề không mới nhưng
trong sự biến động của bối cảnh an ninh - chính trị ở Châu Á hiện nay thì đó
thực sự là một trong những vấn đề quốc tế nổi bật nhất. Nghiên cứu quan hệ
chính trị - an ninh Mỹ - Nhật trong bối cảnh Châu Á hiện nay không những
2


chỉ ra những tác động của nó với tình hình chính trị thế giới, khu vực mà cịn
vạch ra những ảnh hưởng lớn lao nó mang lại cho sự ổn định chính trị - an
ninh của Việt Nam. Từ đó, Việt Nam sẽ có những chính sách đối ngoại thỏa
đáng nhằm tận dụng cơ hội, đương đầu thách thức do quan hệ chính trị - an

ninh Nhật – Mỹ đem lại.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, tác giả mạnh dạn chọn đề tài
“Quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ trong bối cảnh Châu Á hiện nay”
để làm luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bước sang thế kỉ XXI, thế giới chứng kiến những sự thay đổi mạnh mẽ
tại châu Á. Nhật Bản vẫn là một quốc có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế
giới mặc dù đã bị đầy lùi một bước sau “người khổng lồ” Trung Quốc. Mỹ
vẫn giữ vững vai trò là người dẫn đầu nhưng để củng cố địa vị của mình Mỹ
phải gia tăng hợp tác an ninh, quân sự đặc biệt ở khu vực châu Á - nơi mà
Trung Quốc đang nhăm nhe vị thế bá chủ. Nhật Bản và Mỹ là hai quốc gia có
mối quan hệ ngoại giao lâu bền trên thế giới, vì vậy tình hình hai nước Nhật,
Mỹ, mối quan hệ an ninh - chính trị giữa hai nước và chiều hướng phát triển
của mối quan hệ này trong giai đoạn hiện nay nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều cuốn sách, nhiều bài báo cả ở trong nước
và ngồi nước (tiếng Anh) thể hiện tính cơng phu, tỉ mỉ khi khai thác đề tài
tình hình chính trị, an ninh Mỹ, Nhật Bản, bối cảnh châu Á và mối quan hệ
Nhật Bản –Mỹ :
A. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
- Các cơng trình nghiên cứu tình hình chính trị - an ninh, quan hệ đối
ngoại của nước Mỹ:
Cuốn sách “Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” (Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2011) của tác giả Nguyễn Thái n Hương và Tạ Minh Tuấn là một
cơng trình nghiên cứu về Hoa Kỳ trên các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, văn hóa
3


xã hơi, hệ thống chính trị và chính sách đối ngoại của Mỹ. Cuốn sách đã có sự
phân tích sâu sắc về tình hình của nước Mỹ - siêu cường đứng đầu thế giới,
đặc biệt là các diễn biến về đời sống chính trị, an ninh của nước Mỹ trong

những năm đầu thế kỉ XXI.
Trong các bài viết trên tạp chí trong nước cũng có khá nhiều tác giả viết
về các vấn đề chính trị - an ninh, chiến lược ngoại giao của nước Mỹ như: bài
viết “Nước Mỹ trước thời kỳ Tổng thống Obama” (Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay, số 12 năm 2009, tr.28-38) của tác giả Nguyễn Lan Hương, Viện nghiên
cứu châu Mỹ đã đề cập đến các vấn đề nổi bật của nước Mỹ trước khi Tổng
thống Obama lên nắm chính quyền năm 2008. Cuốn sách chủ yếu phân tích
các dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế nước Mỹ, nguyên nhân của khủng hoảng
kinh tế, các chính sách ngoại giao, quân sự của chính quyền G. Bush. Những
cuộc chiến tranh, can thiệp quân sự tại vùng Trung Đông mà đặc biệt là hai
cuộc chiến tranh Afghanistan (năm 2001) và cuộc chiến tranh Iraq (năm
2003) đã để lại hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, ngoại giao cho người kế
nhiệm. Ngoài ra các bài viết: “Vụ khủng bố 11-9 và những thay đổi trong
chính sách an ninh và đối ngoại của Mỹ” (tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 42
tháng 10/2001, tr.14-22) của tác giả Hồng Anh Tuấn; “Lợi ích của Mỹ ở
Biển Đơng” (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 77 tháng 6/2009, tr.24-31) tác
giả Phạm Thùy Trang; “Chính sách Đơng Bắc Á của Mỹ trong chiến lược
hướng đến Châu Á – Thái Bình Dương” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
1/2004, tr.8-19) tác giả Lộc Thị Thủy, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ; “Những
thách thức đối với an ninh quốc gia của Mỹ từ năm 2001 đến nay” (Tạp chí
châu Mỹ ngày nay, Số 1/2015, tr.8-17) của tác giả Nguyễn Thiết Sơn và Ngô
Mạnh Hùng.v.v. Các bài viết này là những nhận định khá sắc nét về tình hình
an ninh, chính trị nước Mỹ. Chiến lược đối ngoại và chính sách tồn cầu của
nước Mỹ đã được đưa ra bình luận ở nhiều khía cạnh một cách khách quan và
phong phú.
4


- Các cơng trình nghiên cứu tình hình chính trị -an ninh, quan hệ đối
ngoại của Nhật Bản:

Cuốn sách “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến
tranh lạnh” (Nxb Khoa học xã hội, 2000) do tác giả Ngơ Xn Bình chủ
biên là một cơng trình nghiên cứu cơng phu, tồn diện, sâu sắc về chính sách
đối ngoại của một quốc gia lớn ở châu Á là Nhật Bản trong tình hình thế giới
đầy biến động sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Cuốn sách đề cập đến mấy
vấn đề lớn như: những cơ sở để Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại
sau Chiến tranh Lạnh và đặc điểm chủ yếu của chính sách đối ngoại và an
ninh của Nhật, nêu lên tình hình quan hệ ngoại giao, an ninh giữa hai nước
Mỹ - Nhật và quan hệ Nhật - Trung Quốc, quan hệ Nhật - Nga, đồng thời
cịn phân tích mối quan hệ giữa Nhật Bản với các khu vực lớn của châu Á
như ASEAN, NIEs và Liên minh châu Âu EU. Sách “Nhật Bản và chiến
lược đối ngoại đến 2020” (Nxb Khoa học xã hội,2010) của tác giả Nguyễn
Phương Hồng đã phân tích những đặc điểm của nền chính trị, chính sách đối
ngoại của Nhật Bản, đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng của chiến
lược đối ngoại Nhật trong tương lai. Trong cuốn “Nhật Bản - một số vấn đề
kinh tế, chính trị nổi bật 2001-2020” (Nxb Từ điển Bách khoa,2011), tác giả
Trần Quang Minh đã phân tích một cách sâu sắc và tỉ mỉ các vấn đề nổi bật
của nước Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011 và đưa ra
một số dự báo đối với tình hình chính trị, kinh tế Nhật Bản đến năm 2020.
Tác phẩm là một cơng trình nghiên cứu cơng phu có giá trị cao đối với các
học giả đi sau trong các nghiên cứu về Nhật Bản.
Ngồi ra, có nhiều bài viết trên các tạp chí trong nước cũng đề cập đến
tình hình Nhật Bản trên nhiều khía cạnh như: “Lợi ích chiến lược của Nhật
Bản ở khu vực biển Đông” (Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 1, tháng 6/1993,
tr.5-9) của tác giả Hà Hồng Hải; “Vai trò an ninh của Nhật Bản thời kỳ sau
chiến tranh lạnh” (Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 4, tháng 12/1995, tr.27-32)
5


của Lê Linh Lan; “Nhìn lại chính sách an ninh của Nhật Bản thời kì chiến

tranh lạnh” (Tạp chí Đơng Bắc Á, số 4 (170) tháng 4/2015), tác giả Trương
Việt Hà…Các bài viết này chủ yếu đề cập đến tình hình an ninh của Nhật Bản
trong các thời kì lịch sử, những chiến lược ngoại giao của Nhật Bản.
- Các cơng trình nghiên cứu bối cảnh châu Á hiện nay:
Thời điểm Châu Á đang tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm về an ninh như
hiện nay, đặc biệt từ những năm 2000 đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về tình hình chính trị - an ninh tại châu Á, trong đó cuốn sách “Châu Á - Thái
Bình Dương trong chính sách của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc” (Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2008) của tác giả Ngô Xn Bình là một trong những cơng
trình nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc nhất về bối cảnh an ninh – chính trị của châu
Á. Tác phẩm đã đưa những nhận định đánh giá khách quan về những vấn đề an
ninh nổi trội tại châu Á, sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề tranh chấp biển đảo,
mối lo ngại hạt nhân Triều Tiên…Trong đó cuốn sách chú trọng đến chiến lược
của các quốc gia lớn có lợi ích trong khu vực như Nhật, Trung Quốc và Mỹ.
Ngồi ra, có rất nhiều bài viết trên tạp chí về tình hình tại châu Á hiện nay
như: “Cục diện địa chính trị Đông Á trong bối cảnh Mỹ xoay trục chiến lược về
châu Á – Thái Bình Dương” tác giả Lê Văn Sang (Tạp chí Đơng Bắc Á, số
2(156) tháng 2/2014), “Chiến lược an ninh của Mỹ và Trung Quốc ở châu Á –
Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó tới an ninh khu vực Đông Bắc Á hiện
nay” của tác giả Vũ Thị Mai (Tạp chí Đơng Bắc Á, số 5(159) tháng 5/2014)…
- Các cơng trình nghiên cứu quan hệ chính trị - an ninh Mỹ - Nhật Bản:
Tuy có rất nhiều cơng trình viết về quan hệ ngoại giao các nước trong
đó có Nhật Bản và Mỹ, nhưng thật khó tìm ra một nghiên cứu có hệ thống chỉ
bàn riêng về quan hệ chính trị - an ninh Nhật Bản và Mỹ trong giai đoạn đầu
thế kỉ XXI, đặc biệt là từ năm 2001 đến nay. Cuốn sách “Quan hệ kinh tế của
Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ năm 1995 đến nay” của Bộ Ngoại giao xuất
bản năm 2001 chỉ đề cập đến mối quan hệ ngoại giao Nhật - Mỹ trong lĩnh
6



vực kinh tế. Trên cơ sở phân tích các thơng tin và tư liệu cùng với một số
đánh giá, khuyến nghị, nội dung sách trình bày một số vấn đề về tình hình
kinh tế của Mỹ, Nhật trong những năm đầu thế kỉ XXI, chính sách của hai
nước này đối với Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế giữa Việt Nam và hai
nước Mỹ, Nhật. Tuy nhiên, quan hệ an ninh – chính trị Nhật – Mỹ vẫn là vấn
đề được chú trọng trong các nghiên cứu có liên quan hay các bài viết trên tạp
chí gần đây. Bài viết “Quan hệ Mỹ - Trung - Nhật từ 1945 đến nay nhìn từ
góc độ so sánh” của tác giả Hồng Thị Minh Hoa, Tạp chí nghiên cứu Nhật
Bản, số tháng 5 năm 2000 là bài viết với những nhận định, đánh giá sâu sắc
về mối quan hệ giữa ba nước lớn Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản trong thời kì
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Việc thiết lập quan hệ chính trị
đối ngoại của ba nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thiết lập cục diện
chính trị ở Đơng Á. Ở từng thời điểm, tác giả đã so sánh sự tương đồng và
khác biệt giữa các cặp quan hệ Mỹ - Trung và Mỹ - Nhật cũng như đánh giá
tác động của những mối quan hệ trên với tình hình an ninh khu vực và triển
vọng trong tương lai.
Trong số các luận văn thạc sĩ đã được thực hiện, luận văn “Quan hệ an
ninh Mỹ - Nhật Bản thời kì sau chiến tranh lạnh và tác động tới khu vực Đơng
Á” của Hồng Thị Yến, khoa Lịch sử thế giới, Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2007 cũng là một đề tài đáng quan tâm. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các
nguồn tư liệu và kết quả nghiên cứu về quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản,
luận văn tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, liên minh
Mỹ - Nhật và những nhân tố tác động đến quan hệ ngoại giao hai nước thời kì
sau chiến tranh Lạnh; Thứ hai, phân tích tác động của mối quan hệ đồng minh
Mỹ - Nhật tới tình hình an ninh khu vực Đông Á gồm những tác động thuận
và nghịch, từ đó đánh giá thực chất xu hướng phát triển tiếp theo của mối
quan hệ hai nước.

7



B. Các cơng trình nghiên cứu bằng tiếng Anh
- Các cơng trình nghiên cứu tình hình chính trị - an ninh, quan hệ đối
ngoại của nước Mỹ:
Cuốn “U.S Foreign Policy after the Cold War” của Randall B. Ripley
và James M. Lindsay (được dịch ra tiếng Việt năm 2002) là một cơng trình
cơng phu được ấn bản năm 1997 bởi Nhà xuất bản đại học Pittsburgh. Cuốn
sách trình bày tình hình quốc tế và nước Mỹ khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
và Đông Âu sụp đổ sau chiến tranh Lạnh, những đối sách và sự thay đổi trong
chính quyền Hoa Kỳ như Hội đồng an ninh, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc
phịng…Cuốn sách cịn phân tích và đưa ra các khuyến nghị về các chính sách
lớn của Mỹ đối với các vấn đề ngoại giao, viện trợ quân sự, quan hệ thương
mại, sử dụng vũ lực…
Ngoài ra, trong số các bài viết đăng trên các tạp chí nước ngồi mà tác
giả luận văn tiếp cận được về chủ đề tình hình chính trị - an ninh nước Mỹ
cũng có một số bài viết đáng chú ý như: “National security: Ten years after
November 11 attacks, U.S is safe but not safe enough”, Washington post,
11/3/2011, tác giả Elieen Sullivan; “U.S developing sanctions againts China
over

syberthefts”,

Washington

post,

30/8/2015,

tác


giả

Ellen

Nakashima…Những bài viết này chủ yếu đề cập đến tình hình an ninh của
nước Mỹ, chính sách đối ngoại của nước Mỹ trước những thách thức về an
ninh sau sự kiệ 11-9 hay sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á.
- Các cơng trình nghiên cứu chủ đề tình hình chính trị -an ninh, quan
hệ đối ngoại của Nhật Bản:
Đây là một chủ đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhiều nhà nghiên
cứu, đã có nhiều cuốn sách được xuất bản, nội dung thể hiện sự da dạng,
phong phú đề cập đến nhiều khía cạnh của đất nước Nhật Bản, trong số đó
phải kể đến: “The Logic of Japanese Politics” (1988) của tác giả Geral L.
Curtis là tác phẩm được công nhận cả ở Mỹ và Nhật Bản về nền chính trị
8


Nhật Bản và có giá trị cho đến ngày nay. Tác giả đã đưa ra những nhận định,
đánh giá khách quan về hoạt động của nền chính trị Nhật Bản qua đó thấy
được nét đặc trưng của nền chính trị của đất nước châu Á nhỏ bé này. Cuốn
“Rethinking Japan as Ordinary country”(2008) của đồng tác giả Takashi
Inoguchi và Paul Bacon là một cơng trình nghiên cứu nguồn gốc của sự phát
triển của nền kinh tế Nhật Bản, đặc điểm của nền chính trị Nhật Bản, và
những vấn đề về an ninh mà Nhật Bản phải đối mặt trong tương lai. Đồng
thời cuốn sách còn đưa ra những nhận định về hoạt động của hệ thống chính
trị Nhật Bản, đặc điểm của nền chính trị Nhật Bản với các mặt trái của nó…
Bên cạnh đó, các tạp chí nước ngồi cũng dành nhiều bài viết về Nhật
Bản như: “Japan’s Saving Crisis” (2010) của tác giả Martin Feldstein, tạp
chí Project – Syndicate; “Japan’s Options” (2010) của Joseph S. Nye, tạp
chí Project – Syndicate; “The Japanese Burden” (2011) của tác giả Henry

Tricks, tạp chí The Economist.v.v. Nội dung chính của những bài viết này
chủ yếu đề cập đến các vấn đề của nước Nhật Bản như chính trị, kinh tế, an
ninh, ngoại giao…
- Các cơng trình nghiên cứu bối cảnh châu Á hiện nay:
Hiện nay, châu Á nổi lên như là một chính trường sơi động nhất trên
thế giới, các vấn đề chính trị của châu Á hầu như có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến tình hình an ninh chính trị trên thế giới. Hơn một thập niên trở
lại đây, nước Trung Quốc phát triển thần tốc trở thành một cường quốc dẫn
đầu trong khu vực kéo theo nhiều vấn đề an ninh nảy sinh, thêm vào đó Mỹ
“xoay trục” về châu Á cùng với các động thái có liên quan của Nhật Bản…
Những vấn đề đó có tác động tới tình hình an ninh khu vực châu Á nói chung
và Việt Nam nói riêng. Từ năm 2001 trở lại đây, có rất nhiều bài viết của các
nhà nghiên cứu chủ yếu là đăng trên các tạp chí uy tín đề cập đến tình hình
chính trị - an ninh xung quanh khu vực châu Á như: “Two Asias: The
Emerging postcrisis divide” (2012) do tác giả Satochi Mizobato chủ biên…
9


- Các cơng trình nghiên cứu quan hệ chính trị - an ninh Mỹ - Nhật Bản:
Đối với vấn đề mối quan hệ chính trị Mỹ - Nhật Bản từ sau thế kỉ XXI thì
số lượng tác phẩm có phần hạn chế hơn so với lĩnh vực vừa điểm trên, hoặc chỉ
nhắc đến khía cạnh kinh tế, chính trị, đặc biệt mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Nhật
Bản thường được đặt trong mối quan hệ với một bên thứ ba như là Trung Quốc,
Việt Nam, khu vực Đông Nam Á…Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến cuốn
sách “The US – Japan security Alliance Regional Multilateralism” (2013)
được biên soạn bởi các tác giả Takashi Inoguchi, G. John Ikenberry, Yoichiro
Sato là một cuốn sách tập trung vào liên minh Nhật – Mỹ từ đầu thế kỉ 21.
Liên minh Nhật - Mỹ tập trung vào việc bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản sau đó kết
hợp với chiến lược tồn cầu rộng lớn của Mỹ và trong những năm gần đây
phải đối phó với sự gia tăng của các nước láng giềng Nhật Bản. Cuốn sách chỉ

ra sự chuyển đổi liên tục của liên minh Mỹ - Nhật khi nước Mỹ thay đổi chính
quyền từ Tổng thống G.Bush sang Tổng thống Obama. Tác giả đã có nhận
định đa chiều của bên thứ ba về mối quan hệ an ninh Mỹ - Nhật để giúp độc
giả hiểu được mối quan hệ đối tác quan trọng này.
Trên các tạp chí cũng có nhiều bài viết như: “The US-Japan Alliance:
Getting Asia Right through 2020” (2007), đồng tác giả Richard Amitage,
Joseph Nye, CSIS Report, tháng 2/2007; “US-Japan build castles in the air”
(2012), tác giả Wang Yusheng, China Daily, ngày 30/5/2012…Nội dung
chính của các bài viết này chủ yếu đề cập đến các đặc điểm, tác động và triển
vọng của liên minh Nhật – Mỹ, cùng với đó là các đánh giá của các tác giả về
mối quan hệ này.
Tóm lại, có rất nhiều các nghiên cứu của các học giả trong và ngồi
nước có đề cập đến tình hình chính trị - an ninh, quan hệ đối ngồi của hai
nước Mỹ, Nhật Bản, tình hình tại châu Á và mối quan hệ an ninh – chính trị
Nhật Bản và Mỹ. Có thể nhận thấy rằng, trong những diễn biến mới của bối
cảnh chính trị thế giới, tình hình an ninh – chính trị tại châu Á có nhiều thay
10


đổi, kéo theo sự thay đổi của chiến lược ngoại giao của các quốc gia trong
tầm ảnh hưởng của nó. Mặc dù vậy, trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay,
chưa có những cơng trình đề cập đến khía cạnh quan hệ chính trị - an ninh
giữa hai nước Nhật - Mỹ, đặc biệt là mối quan hệ đó trong bối cảnh Châu Á
hiện nay một cách có hệ thống. Nếu có đề cập đến thì chỉ dừng lại ở mức độ
bài viết trên các bài báo, tạp chí với cách tiếp cận ở cách cụ thể khác nhau. Có
thể thấy vấn đề mối quan hệ an ninh – chính trị Nhật – Mỹ trong bối cảnh an
ninh – chính trị châu Á hiện nay là một đề tài chưa được làm sáng tỏ một cách
đầy đủ cần thiết, rất đáng được nghiên cứu sâu thêm. Vì vậy, luận văn mạnh
dạn nghiên cứu và làm rõ vấn đề: Quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ trong
bối cảnh Châu Á hiện nay.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Về mặt không gian, luận văn nghiên
cứu mối quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ trong sự tác động của bối cảnh
châu Á. Về mặt thời gian, mối quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ được
phân tích tập trung trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XXI đến nay.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn phân tích chỉ ra những đặc điểm, xu
hướng và tác động của quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ trong bối cảnh
Châu Á hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: luận văn có nhiệm vụ trình bày những điểm nổi
bật của tình hình chính trị - an ninh châu Á hiện nay có tác động đến quan hệ
chính trị - an ninh Nhật - Mỹ, nêu lên tình hình chính trị - an ninh của nước
Nhật và nước Mỹ, phân tích những đặc điểm và xu hướng của quan hệ chính
trị - an ninh Nhật - Mỹ trong bối cảnh châu Á đặc biệt là từ sau sự kiện 11-92001 đến nay, chỉ ra tác động của quan hệ này đối với tình hình an ninh chính trị châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
11


5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với việc sử dụng lí thuyết
chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu quốc tế làm cơ sở lí luận trong nghiên
cứu mối quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ.
Khái niệm quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ dùng trong luận văn
này được hiểu là: quan hệ quốc tế giữa hai quốc gia về mặt chính trị và an
ninh được thể hiện chủ yếu trong việc hợp tác chính trị, qn sự, quốc phịng
giữa chính quyền 2 nước nhằm đảm bảo sự an toàn của mỗi quốc gia trước
các mối đe dọa về an ninh.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm và xu hướng của mối
quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
tìm hiểu về mối quan hệ chính trị giữa các nước trên thế giới mà đặc biệt là
quan hệ giữa hai nước lớn Mỹ - Nhật Bản.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

12


Chƣơng 1
BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU Á HIỆN NAY VÀ TÌNH
HÌNH CHÍNH TRỊ - AN NINH MỸ, NHẬT
Châu Á là châu lục có dân số đơng hơn dân số các châu lục khác cộng
lại, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và năng động nhất trên thế giới với sự
gia tăng chóng mặt của “giới nhà giàu”. Các nhà nghiên cứu nhận định, đến
năm 2030 châu Á sẽ có sức mạnh tồn cầu về Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), chi phí quân sự và đầu tư lớn hơn Mỹ và châu Âu cộng lại. Châu Á
trở thành trung tâm mới trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế và chiếm vị trí
ngày càng quan trọng trong trật tự thế giới mới. Hiện nay, vấn đề an ninh
của châu Á đang tồn tại rất nhiều bất ổn mà những vấn đề đó kéo dài từ
Đơng Á đến Trung Đông, từ Bắc Á đến Nam Á và Đông Nam Á. Hầu như
tất cả các khu vực của châu Á đều có hệ thống vũ khí hiện đại nhất, từ tàu
ngầm, tàu sân bay, máy bay chiến đấu đến vũ khí hạt nhân… Những thách
thức an ninh tiềm ẩn ở khu vực có ảnh hưởng khơng nhỏ tới đường lối đối
ngoại của các quốc gia trong khu vực và tới cả các cường quốc trên thế giới
có giá trị lợi ích tại đây.
Khi nghiên cứu về bối cảnh chính trị - an ninh châu Á hiện nay, có thể
nhận thấy rằng có rất nhiều thách thức về an ninh đang tiểm ẩn, trong đó có
ba vấn đề cơ bản, nổi bật nhất: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chiến lược trở
lại châu Á của Mỹ, tranh chấp chủ quyền biển đảo ngày một gia tăng và vấn

đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ba vấn đề này có tác động khơng những
ở khu vực mà cịn ảnh hưởng đến trật tự, an ninh toàn cầu, tác động tới mối
quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ do đó chúng là những yếu tố cơ bản
hình thành nên bối cảnh chính trị - an ninh tại châu Á hiện nay.

13


1.1. Bối cảnh chính trị - an ninh châu Á hiện nay
1.1.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chính sách xoay trục trở về
châu Á của Mỹ
Trong vài thập niên trở lại đây, châu Á đang trên đà phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á được đánh giá là một trong khu vực có
nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, là khu vực trung tâm sức mạnh lớn
trên thế giới sánh ngang với Bắc Mỹ, Tây Âu. Tình hình khu vực hiện nay
đang trải qua nhiều thay đổi phức tạp và sâu sắc, trong đó sự trỗi dậy của
Trung Quốc là nhân tố căn bản tạo nên những biến động đó. Thơng tấn xã
Việt Nam đã có một số nhận định: “An ninh và ổn định của khu vực châu Á Thái Bình Dương trong thế kỉ 21 sẽ gặp nguy hiểm khi Trung Quốc đẩy mạnh
các chương trình hiện đại hóa qn đội mặc dù khơng có bất cứ mối đe dọa
lớn nào đối với an ninh của Trung Quốc” [53, tr.1]; “Đánh giá đương thời về
bối cảnh an ninh châu Á vào giữa năm 2014 chỉ ra rõ ràng rằng Trung Quốc
đã nổi lên là một mối đe dọa lớn đến an ninh và sự ổn định của châu Á. Mối
đe dọa Trung Quốc chắc chắn làm gia tăng lo ngại trên khắp Ấn Độ Dương Thái Bình Dương” [57, tr.1-2].
Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc trong vòng ba thập niên trở lại
đây là vô cùng ngọan mục. Với những thành tựu to lớn đã đạt được trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, qn sự, ngoại giao, Trung Quốc đã cho
cả thế giới thấy sức mạnh của một cường quốc mới trỗi dậy hàng đầu ở châu
Á. Trong những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ cao,
liên tục. Nếu năm 2008 cả thế giới đang chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế
thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển mạnh mẽ đạt mức tăng trưởng

8,7%. Theo số liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế: GDP của Trung Quốc năm 1990
(căn cứ theo thời giá) là 390,3 tỷ USD, năm 2000 là 1198,5 tỉ USD và năm
2010 là 5878,3 tỉ USD. Như vậy trung bình cứ 10 năm GPD Trung Quốc tăng
gấp 3 lần. Hiện nay Trung Quốc vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và
14


mậu dịch, dự trữ ngoại tệ cũng nhiều nhất thế giới. Ngành công nghiệp chế
biến của Trung Quốc chiếm 40% sản lượng thế giới với các ngành chế tác,
chế biến, do đó Trung Quốc được coi là cơng xưởng của thế giới. Tỉ trọng
xuất khẩu của Trung Quốc năm 1980 chỉ có 7% GDP nhưng đã tăng lên 33%
năm 2008. Trước năm 1992 tỉ lệ của đầu tư trên GPD ở Trung Quốc là vào
khoảng 30%, nhưng năm 2002 tăng lên 40% và gần đây tăng lên tới 50% [53,
tr.4-5]. Vị trí của Trung Quốc trong thương mại quốc tế cũng ngày được
khẳng định. Trung Quốc đã bỏ xa Nhật Bản và trở thành nước thứ ba trên thế
giới về ngoại thương, sau Mỹ và Đức.
Hiện nay, Trung Quốc xác định kết hợp giữa phát triển an ninh quân sự
trên biển cùng với xây dựng kinh tế biển làm chiến lược chính của sự phát
triển quốc gia. Giờ đây Trung Quốc có hơn 150 tỷ phú, nhiều hơn bất kì quốc
gia nào khác ngoài Mỹ. Khoảng 680 triệu người Trung Quốc thốt nghèo.
Theo dự tính của các chun gia tài chính kinh tế, năm 2030 sẽ có xấp xỉ 1,4
tỷ người dùng trung lưu ở Trung Quốc, gấp 4 lần so với Mỹ, và gấp 3 lần
châu Âu. Cùng với việc duy trì thặng dư thương mại trong thời gian dài, dự
trữ ngoại tệ tăng nhanh chóng (vượt 4000 tỷ USD năm 2014), Trung Quốc trở
thành chủ nợ lớn nhất thế giới. Mặc dù từ năm 2014 đến nay, tốc độ tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc đang chững lại nhưng vẫn không thể phủ nhận
rằng nền kinh tế Trung Quốc là một người khổng lồ đầy sức mạnh. Như vậy,
từ một nước nghèo Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc hàng
đầu trên thế giới.
Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu - một chính khách hàng đầu ở

châu Á - đã từng đưa ra nhận định về cách thức mà Trung Quốc chọn lựa
chiến lược phát triển cho tương lai. Theo đó, Trung Quốc sẽ khơng giống như
Nhật Bản và Đức trong thế kỉ 20 khi mà hai nước này chọn con đường phát
triển kinh tế nhưng sau khi đạt được thành tựu thì đi theo con đường sử dụng
vũ lực. Mà thay vào đó Trung Quốc chọn đi theo con đường của nước Mỹ 15


âm thầm phát triển về mọi mặt và chờ thời cơ đến. Thậm chí, để tăng tính
thuyết phục cho sự lựa chọn này chính phủ Trung Quốc cịn cho thực hiện
một bộ phim tài liệu có tên “Sự trỗi dậy của các đế chế” trong đó phân tích
cặn kẽ sự phát triển của các cường quốc trên thế giới sau đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho mình [83].Trung Quốc đang không ngừng phát triển kinh tế,
“công xưởng của thế giới” đòi hỏi một nguồn nguyên liệu, năng lượng dồi
dào cho nền cơng nghiệp đang lên của mình. Do đó, Trung Quốc vươn cánh
tay ra những vùng biển gần kề, thể hiện tham vọng làm bá chủ khu vực và
thậm chí là bá chủ thế giới.
Sức mạnh về kinh tế đã tạo điều kiện cho Trung Quốc tăng cường tiềm
lực quốc phịng, trở thành một nước có sức mạnh qn sự hàng đầu ở châu Á.
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp mười lần trong vòng 25
năm. Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ, phát triển
máy bay chiến đấu tàng hình, tham gia các cuộc giữ gìn hịa bình nhằm thử
nghiệm hoạt động viễn chinh. Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc một cách
nhanh chóng cùng một số chính sách đối ngoại mang tính xâm lược đã khiến
một số nhà hoạch định chính sách phương tây xem Trung Quốc là đối thủ duy
nhất có khả năng đối kháng lại quân đội Mỹ.
Trung Quốc của thế kỉ 21 chứa đầy tham vọng chiến lược biển và tạo
mọi phương tiện để thực hiện tham vọng đó. Quân giải phóng nhân dân Trung
Hoa vào năm 1990 là một đội dân quân bao gồm một vài đơn vị chưa thực sự
chuyên nghiệp. Hai nươi năm sau, đội quân đó đã giảm hai lần số quân và
tăng ngân sách gấp bốn lần. Trung Quốc trang bị cho mình nhiều cơng nghệ

mới, máy bay tiêm kích F-14, tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay…Đầu tháng
3/2013 Trung Quốc cơng bố tăng ngân sách quốc phịng thêm 10,7% lên
720,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 88,8 tỷ euro). Đó là mức kinh phí cao nhất
dành cho quốc phịng trên thế giới tại thời điểm Trung Quốc tuyên bố. Tuy
nhiên, theo các chuyên gia, mức ngân sách cho quốc phòng của Trung Quốc
16


hiện nay còn cao hơn rất nhiều. Trung Quốc của một thập niên trở lại đây là
một cường quốc về kinh tế hàng đầu ở châu Á, chỉ đứng thứ hai trên thế giới
sau Mỹ, với khả năng tài chính đồi dào Trung Quốc mạnh tay đầu tư ngân
sách cho hàng loạt các kế hoạch quân sự và ra sức củng cố tiềm lực quốc
phòng. Với tham vọng bành trướng tầm ảnh hưởng trong khu vực Trung Quốc
đã khiến cho nhiều quốc gia châu Á nhiều phen “lao đao” bởi hàng loạt các
động thái mạnh mẽ về quân sự. Theo dự tốn của cơ quan phân tích quốc
phịng Anh HIS cơng bố ngày 2/9/2013, ngân sách quốc phịng Trung Quốc sẽ
tăng gấp đôi trong thập niên 2010-2020 tức là từ 134 tỉ USD lên 260 tỉ USD
[55, tr.13-14], đây quả thực là con số khổng lồ. Với 190 tỉ USD trong năm
2015, số tiền này của Trung Quốc đã chiếm 11% tổng ngân sách quốc phịng
tồn thế giới, gấp 4 lần Pháp (52 tỉ USD) và chỉ sau Mỹ (587 tỉ). Cuộc duyệt
binh của Trung Quốc ngày 3/9/2015 đã được quảng bá rầm rộ, các chuyên gia
quan hệ quốc tế nhận định Trung Quốc muốn khoe quân đội hiện tại (2,3 triệu
quân) và phô trương sức mạnh quân sự, quốc phòng. Hiện nay, Trung Quốc
đang lao vào nhiều dự án quốc phịng nhằm đối phó với bên ngồi như đóng
tàu sân bay thứ hai, phát triển hai dự án máy bay tiêm kích Thành Đơ J-20 và
Thẩm Dương J-31. Số lượng tàu ngầm Trung Quốc cũng vượt qua lượng tàu
ngầm của Mỹ (71 chiếc) [57, tr.3-4].
Cùng với sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc ngày một lớn mạnh, việc
xây dựng quốc phòng cũng thay đổi tư duy từ “đại lục quân” sang hải quân,
không quân làm trọng điểm. Đặc biệt sau khi tàu sân bay Liêu Ninh được bàn

giao và Trung Quốc đang đóng tàu sân bay mới, điều đó thể hiện sự uy hiếp
ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc đối với các nước phương Tây, các
nước láng giền khu vực Đông Bắc Á và cả các nước Đơng Nam Á. Trung
Quốc vốn là quốc gia lớn có lực lượng quân sự đất liền vững mạnh, trước
phong trào giao thiệp với nước ngoài thời nhà Thanh, do kinh tế đóng cửa nên
Trung Quốc chỉ phát triển quân đội vùng duyên hải chứ không xây dựng hải
17


quân. Trong quá khứ các nhà lãnh đạo nước này cũng khơng có sự chú trọng
đúng mực tới việc xây dựng lực lượng hải quân. 30 năm sau cải cách mở cửa,
kinh tế Trung Quốc phát triển một cách thần kì, ngân sách tài chính và trình
độ khoa học kĩ thuật được nâng cao, lực lượng hải quân Trung Hoa ngày càng
được đặt nền móng để phát triển vững vàng. Năm 1994, Trung Quốc trở thành
nước đóng tàu lớn thứ ba thế giới, năm 2009 ngành cơng nghiệp đóng tàu
Trung Quốc đã vượt Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới, năm 2010 vượt Hàn
Quốc trở thành nước đóng tàu đứng đầu thế giới [55, tr.14]. Sức mạnh hải
quân Trung Quốc đã trở thành vấn đề đáng lo ngại của nhiều quốc gia có
chung vùng biển trong khu vực.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc về quốc phòng tạo tiền đề để
nước này “xưng hùng xưng bá” trong khu vực. Quả thật như vậy, bởi với
nguồn ngân sách khổng lồ, Trung Quốc mạnh tay chi tiêu cho quân sự và tiến
hành hàng loạt các hành động xâm phạm chủ quyền đối với nhiều quốc gia
trong khu vực. Về vấn đề biên giới trên đất liền, Trung Quốc nảy sinh mâu
thuẫn với hầu hết các quốc gia có chung đường biên giới như Ấn Độ,
Pakistan, Myanma, Việt Nam…Trên vùng biển xung quanh, Trung Quốc
cũng xảy ra tranh chấp với nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,
Philippines…Trong khi các cuộc tranh chấp trên đất liền xảy ra ngấm ngầm
từ nhiều năm nay thì các xung đột trên biển giữa Trung Quốc với nhiều quốc
gia đặc biệt bùng nổ trong vài năm trở lại đây, vụ việc đã gây sự chú ý của

toàn thể cộng đồng quốc tế và khiến cho cường quốc hàng đầu Hoa Kỳ không
thể làm ngơ. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ các đảo trên
biển Hoa Đơng và Biển Đơng, những hịn đảo tranh chấp đó nằm trong tay
Trung Quốc sẽ giúp nước này thiết lập các căn cứ quân sự như một phần
chiến lược “Chống xâm nhập” nhằm đáp trả sự can thiệp của Mỹ bằng sức
mạnh không quân và hải qn. Vì vậy, có thể nói, Tây Thái Bình Dương là
điểm nóng giữa Trung Quốc và Mỹ.
18


×