Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

quan hệ chính trị ấn độ pakistan từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Hương Giang

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ ẤN ĐỘ PAKISTAN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Hương Giang

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ ẤN ĐỘ PAKISTAN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử thế giới
: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. TRẦN PHI PHƯỢNG


Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Phi Phượng.
Tôi xin cam đoan số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực. Đề tài
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.
Tác giả

BÙI THỊ HƯƠNG GIANG


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1/ Lí do chọn đề tài. ..................................................................................... 1
2/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ..................................................................... 3
3/ Giới hạn, phạm vi nghiên cứu. ............................................................... 5
4/ Nguồn tư liệu. .......................................................................................... 6
5/ Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 6
6/ Đóng góp của luận văn............................................................................ 7
7/ Bố cục của luận văn. ............................................................................... 7

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ ẤN
ĐỘ - PAKISTAN TRƯỚC NĂM 2001. ..................................... 9
1.1. Khái quát về đất nước Ấn Độ và Pakistan ........................................ 9
1.1.1. Nước cộng hòa Ấn Độ ............................................................................ 9
1.1.2. Nước cộng hòa Pakistan ...................................................................... 11


1.2. Nguồn gốc của mối quan hệ bất đồng .............................................. 14
1.3. Mối quan hệ chính trị giữa Ấn Độ - Pakistan trước năm 2001 ..... 16
1.3.1. Từ năm 1947 đến 1971 ......................................................................... 16
1.3.2. Từ năm 1972 đến 1990. ........................................................................ 19
1.3.3. Từ năm 1991 đến năm 2000. ................................................................ 21

CHƯƠNG 2 : QUAN HỆ CHÍNH TRỊ ẤN ĐỘ - PAKISTAN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010 ......................................................... 29
2.1. Tình hình thế giới trong những thập niên đầu thế kỉ XXI............. 29
2.2. Quan hệ chính trị Ấn Độ - Pakistan từ năm 2001 đến năm 2010 .. 32
2.2.1. Vấn đề Kashmir..................................................................................... 32
2.2.2. Vấn đề khủng bố ................................................................................... 48
2.2.3. Vấn đề nguồn nước............................................................................... 62
2.2.4. Vấn đề vũ khí hạt nhân ........................................................................ 68


CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ
CHÍNH TRỊ ẤN ĐỘ - PAKISTAN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM
2010 .............................................................................................. 79
3.1. Nhận xét, đánh giá quan hệ giữa Ấn Độ - Pakistan. ....................... 79
3.2. Triển vọng của quan hệ Ấn Độ - Pakistan. ...................................... 83

KẾT LUẬN ................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 89
PHỤ LỤC .................................................................................... 96


MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài.

Chiến tranh lạnh đã kết thúc, hòa bình thế giới được củng cố, tưởng rằng
nhân loại sẽ được sống trong thời kỳ bình yên để phấn đấu cho một môi
trường kinh tế - xã hội mới. Nhưng thế giới đang bước vào một thời kỳ thiếu
ổn định mang tính toàn cầu, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang xảy ra. Từ
năm 1945 đến nay, dù không xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới nào nhưng
ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn diễn ra nội chiến, xung đột quân sự đẫm
máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi, Trung Á và
Nam Á đã làm hàng triệu người thiệt mạng. Nguy cơ này càng trở nên trầm
trọng khi ở nhiều nơi bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố.
Nguyên nhân của những cuộc chiến tranh và xung đột ấy xuất phát từ
những mâu thuẫn chồng chéo, đan xen và do đó rất phức tạp. Có cuộc chiến
tranh xuất phát từ lợi ích kinh tế, có cuộc xung đột nảy sinh từ tham vọng
chính trị của phe nhóm. Có cuộc chiến tranh vì mâu thuẫn dân tộc đã tích
đọng, dồn nén từ trong lịch sử nhưng lại có cuộc xung đột như dấu hiệu của
đụng độ giữa các nền văn minh, có cuộc chiến tranh, xung đột có tầm cỡ khu
vực, lại có cuộc chiến đẫm máu từ sự phân rã trong nội bộ dân tộc, sắc tộc gắn
với tôn giáo vẫn là thách thức lớn đối với nhiều nước, chưa biết bao giờ mới
kết thúc hoàn toàn . Trong tất cả các nguyên nhân nói trên thì nguyên nhân về
tranh chấp lãnh thổ, về xung đột sắc tộc, tôn giáo có tầm quan trọng đặc biệt
và nổi bật hơn cả.
Sự mâu thuẫn về dân tộc cộng với sự bất đồng về tín ngưỡng khiến cho
cuộc đụng độ dai dẳng và kéo dài giữa quốc gia này với quốc gia khác như
trường hợp người Ấn Độ và người Pakistan. Đây là hai nước láng giềng lớn
nhất ở Nam Á luôn trong tình trạng căng thẳng và thù địch. Xung đột Ấn Độ Pakistan bắt đầu xuất phát từ kế hoạch Maobattơn của thực dân Anh được đề
ra từ năm 1947. Kể từ đó cho đến nay, hai nước vẫn không thể giải quyết


được xung đột (chủ yếu vấn đề Kashmir). Một số chuyên gia nước ngoài đã
nhận xét đây là một trong những tranh chấp và xung đột quốc tế kéo dài và ác
liệt nhất trong lịch sử quốc tế hiện đại.

Xu thế hòa dịu của thế giới thời kỳ “ hậu Chiến tranh lạnh” đã khiến tất
cả các quốc gia đều phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại sao cho phù hợp
với lợi ích của mỗi nước. Trong bối cảnh đó Ấn Độ -Pakistan cũng đã thi hành
chính sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt và thực dụng hơn. Cả hai quốc gia
này đều thấy hậu quả lớn nhất mà họ đều phải gánh chịu đó là sự tụt hậu về
kinh tế do quá tập trung chạy đua vũ trang dẫn đến vị thế quốc tế của cả Ấn
Độ và Pakistan đều giảm sút.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự thay đổi của thế giới. Cả Ấn
Độ và Pakistan đã có sự thay đổi trong cách ứng xử, đó là cả hai đều có những
biểu hiện xuống thang, tạo cơ sở cho những cuộc gặp gỡ chính thức giữa các
nhà lãnh đạo của hai nước. Vì thế trong thời gian gần đây, giới nghiên cứu,
những nhà phân tích, nhà bình luận chính trị, các nhà báo…thường sử dụng
những cụm từ như: “Một khởi đầu mới”, “điềm lành”, “thuận buồm xuôi gió”,
“Băng đang tan dần”, “tia hy vọng mới”, “bầu không khí mới đang ấm dần
lên”…để bình luận về quan hệ Ấn Độ và Pakistan. Điều này cho thấy, quan hệ
của hai nước có sự khởi sắc và đang chuyển sang một trang lịch sử mới.
Sự cải thiện quan hệ Ấn Độ và Pakistan cho thấy xu thế quốc tế hóa, toàn
cầu hóa kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn trong việc lôi cuốn các quốc gia cùng hội
nhập để phát triển kinh tế, giữ gìn hòa bình an ninh thế giới và khu vực.
Quan hệ Ấn Độ - Pakistan luôn là vấn đề thu hút được sự theo dõi và
nghiên cứu của cộng đồng quốc tế. Vì thế đây là một đề tài có ý nghĩa về mặt
khoa học và thực tiễn. Mặc dù còn hạn chế về tư liệu song tôi vẫn mạnh dạn
chọn đề tài: “Quan hệ chính trị Ấn Độ - Pakistan từ năm 2001 đến năm
2010” được tôi chọn làm nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.


2/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
* Nguồn tư liệu tiếng nước ngoài
Từ trước đến nay, quan hệ Ấn Độ - Pakistan đã được nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước quan tâm. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua tình hình

nghiên cứu vấn đề này.
- Victoria Schofield (2002): India, Pakistan and the Unending war, Nxb
London – New York. Cuốn sách bắt đầu bằng cách lần theo lịch sử của nhà
nước từ thế kỉ trước, khi khu vực này chủ yếu là người Hồi giáo đã được bán
bởi người Anh cho một Maharajah Hinđu (Ấn Độ). Sau đó, vào năm 1947,
Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan, từ đó dẫn đến tình
trạng bắt ổn nghiêm trọng trong dân chúng địa phương. Và Kashmir trở thành
một nguồn bất tận của một cuộc xung đột giữa hai quốc gia.
- Sumit Ganguly (2002): Conflict Unending: India- Pakistan since 1947,
Nxb Columbia University Press. Tác giả đã trình bày một bản tóm tắt gắn gọn
từng cuộc xung đột của Ấn Độ - Pakistan như: Cuộc chiến tranh Kashmir lần
thứ nhất, chiến tranh Kashmir lần thứ hai, chiến tranh Bangladesh, vấn đề hạt
nhân, chiến tranh Kargil. Đồng thời tác giả còn dự báo quan hệ giữa hai nước
trong thế kỉ mới.
- Lynn Daniel (2003), South Asia, Nxb Europa Publications. Đây là cuốn
sách viết về từng nước ở khu vực Nam Á về tất cả các lĩnh vực như: Lịch sử,
kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại. Tuy không có bài viết riêng nói về
quan hệ giữa Ấn Độ - Pakistan. Nhưng thông qua từng nước tác giả cũng đề
cập đến chính sách đối ngoại của mỗi nước lên quan đến nguồn gốc xung đột,
chiến tranh trong quá khứ và quan hệ của hai nước ở hiện tại. Nhưng chỉ mang
tính khái quát, cung cấp thông tin chứ chưa đi sâu vào phân tích quan hệ giữa
hai nước.


- T.V. Paul,(2005), The India – Pakistan conflict, An Enduring Rivalry,
Nxb Cambridge University press. Đây là cuốn sách cho những học giả quan
tâm đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế cũng như những quan ngại về
sự bất ổn và hòa bình ở khu vực Nam Á. Tác giả tập trung vào xung đột của
hai nước chủ yếu là vào thế kỉ XX.
*Nguồn tư liệu tiếng Việt

- Trần Thị Lý (cb), (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn
Độ từ 1991 – 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách phân tích chính
sách của Ấn Độ với các nước láng giềng Nam Á, song lại chủ yếu tập trung
vào chính sách của Ấn Độ với Pakistan.
- Đặng Ngọc Hùng, (2004), Hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan, tạp chí
Nghiên cứu quốc tế. Bài viết cũng đề cập đến nguồn gốc xung đột, chiến tranh
từ quá khứ đến hiện tại và sự cố gắng của hai bên trong hòa giải.
- Đánh giá chiến lược các điểm nóng và cơ cấu lực lượng thế giới của
Viện khoa học công an của Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 1998.
Bên cạnh việc mô tả, phân tích các cuộc xung đột trên thế giới, cuốn sách đã
dành một phần để đi vào phân tích xung đột Ấn Độ -Pakistan
- PGS, TS Trình Mưu – TS Vũ Quang Vinh (đồng chủ biên), (2005),
Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI, vấn đề, sự kiện và quan điểm,
Nxb Lý luận chính trị. Cuốn sách đề cập đến những diễn biến hết sức sôi
động, phức tạp và khó lường của thế giới trong những năm đầu của thề kỉ
XXI. Trong phần II của cuốn sách có bài đề cập quan hệ Ấn Độ - Pakistan
xung quanh vấn đề Kashmir. Cuốn sách phần nào đã đi vào phân tích xu
hướng đối thoại giữa hai nước Ấn Độ và Pakkistan.
- Trong tập bài giảng “Quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại” của Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội – Khoa Quan hệ quốc
tế, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 2001. Bài 15 của cuốn sách đã giới thiệu


một cách khái chính sách của Cộng hòa Ấn Độ. Những điều chỉnh cụ thể
trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với các nước lớn. Đặc biệt chính sách
của Ấn Độ đối với khu vực Nam Á trong đó có chính sách với Pakistan.
- Ngoài ra quan hệ Ấn Độ -Pakisran còn được đề cập đến trong một số
bài nghiên cứu bình luận của tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã
Việt Nam. Có thể nói Thông tấn xã Việt Nam có rất nhiều bài viết hay bình
về quan hệ Ấn Độ- Pakistan và luôn đưa ra những thông tin rất cập nhật, đảm

bảo tình thường xuyên liên tục mọi diễn biến trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan.
Bên cạnh đó, quan hệ Ấn Độ - Pakistan còn được cập nhật thương xuyên, liên
tục trên các các báo An ninh thế giới, báo Nhân dân, báo Lao động, báo Tuổi
trẻ…, trên các trang Web và các tạp chí nghiên cứu Quốc tế, nghiên cứu Đông
Nam Á.
Như vậy, từ trước đến nay ở trong và ngoài nước đã có một số nhà
nghiên cứu tìm hiểu về quan hệ Ấn Độ - Pakistan nhưng họ chỉ tập trung đến
quan hệ của hai nước trong thế kỉ XX còn quan hệ của hai nước trong thế kỉ
XXI thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện.
Vì thế, trong công trình nghiên cứu của chúng tôi phần lớn dựa vào thông tin
của báo chí, Internet để sắp xếp lại một cách hệ thống và toàn diện về quan hệ
chính trị Ấn Độ - Pakistan giai đoạn từ 2001 đến năm 2010.

3/ Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.
*Về mặt thời gian:
Trọng tâm của luận văn là quan hệ Ấn Độ - Pakistan giai đoạn từ năm
2001 đến năm 2010. Lí do chúng tôi chọn năm 2001 làm điểm khởi đầu cho
công trình nghiên cứu bởi vì: Năm 2001 là năm thế giới bước sang thế kỷ
XXI, những xu thế lớn của thời kỳ sau chiến tranh lạnh (xu thế hòa bình, hợp
tác; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, thương mại và đầu tư, khu


vực hóa, toàn cầu hóa) vẫn tiếp tục phát triển. Bản thân trong nước của hai
nước cũng có nhiều thay đổi điều này tác động đến quan hệ hai nước.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Tìm hiểu quá trình phát triển của mối quan hệ hai nước chủ yếu trên
lĩnh vực chính trị.
- Từ những nghiên cứu này, sẽ rút ra những đánh giá, nhận xét bước đầu
về mối quan hệ hai nước trong giai đoạn 2001- 2010 và dự báo triển vọng
quan hệ của Ấn Độ -Pakistan trong thời gian tới.


4/ Nguồn tư liệu.
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính sau
đây:
- Tài liệu tiếng việt: Các cuốn sách chuyên khảo; công trình nghiên cứu;
các báo cáo khoa học của những tác giả trong và ngoài nước. Những tài liệu
có tính chất văn kiện chính thức của 2 nước như: các hiệp định; tuyên bố
chung; các bài phát biểu trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo hai nước được
công bố trên báo chí. Các tạp chí: Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam
Á, Tạp chí Đảng Cộng Sản… Các báo: Quân đội nhân dân, Lao động, Sài Gòn
giải phóng, An ninh thế giới… Các tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn
xã Việt Nam.
- Các ấn phẩm nước ngoài và một số trang web.

5/ Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết vấn đề do đề tài đặt ra về mặt phương pháp luận, chúng tôi
đã dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bởi
nếu tìm hiểu về mối quan hệ Ấn Độ -Pakistan hiện nay mà không tìm hiểu
nguồn gốc sâu xa của nó thì người ta sẽ rất khó xác định cốt lõi chính trong
quan hệ Ấn Độ -Pakistan là gì. Vì vậy, bằng cách vận dụng phương pháp lịch


sử trong nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ được đối tượng nghiên cứu, tức là căn
nguyên để dẫn đến tình hình quan hệ giữa hai nước hiện nay. Về mặt phương
pháp, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp logic,
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để sưu tầm và
chọn lọc tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu từ đó phác thảo khách quan về
mối quan hệ Ấn Độ -Pakistan trong giai đoạn nói trên.

6/ Đóng góp của luận văn.

Nội dung nghiên cứu của luận văn được thực hiện trên cơ sở tiếp thu
những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy
vậy, chúng tôi cố gắng đóng góp một số điểm mới trong luận văn của mình:
- Bước đầu tập hợp và hệ thống các tài liệu tham khảo về mối quan hệ
chính trị Ấn Độ- Pakistan.
- Trình bày một bức tranh tương đối đầy đủ, có hệ thống về quan hệ
chính trị Ấn Độ -Pakistan từ năm 2001 đến 2010.
- Rút ra những nhận xét, kết luận và những bài học lịch sử.
- Đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập
và giảng dạy lịch sử thế giới hiện đại

7/ Bố cục của luận văn.
Luận văn được chia làm ba phần:
A. Phần mở bài
B. Phần nội dung: gồm ba chương
Chương I: Khái quát về quan hệ chính trị Ấn Độ - Pakistan trước 2001
Chương II: Quan hệ chính trị Ấn Độ - Pakistan từ năm 2001 – 2010
Chương III; Nhận định, đánh giá về quan hệ chính trị Ấn Độ- Pakistan từ
năm 2001 đến năm 2010.


C. Phần kết luận
Tài liệu tham khảo và phụ lục


CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ ẤN
ĐỘ - PAKISTAN TRƯỚC NĂM 2001.

1.1. Khái quát về đất nước Ấn Độ và Pakistan
1.1.1. Nước cộng hòa Ấn Độ


Nước cộng hòa Ấn Độ nằm trên một bán đảo, ba mặt giáp Ấn Độ Dương,
phía Bắc được án ngữ bởi dãy Hymalaya hùng vỹ. Địa thế đó làm cho Ấn Độ
tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài trong suốt quá trình lịch sử thời cổ đại và
trung đại.
Trong khu vực Nam Á, Ấn Độ là nước có diện tích lớn nhất với
3.280.483 km2, sếp hàng thứ 7 trên thế giới. Phía Bắc giáp với Trung Quốc,
NePal, Bhutan, phía Đông Bắc giáp Bangladesh, Myanma. Phía Nam qua eo
biển Pan là Sri-Lanka, phía Tây Bắc giáp Pakistan và Afghanistan. Thủ Đô là
New Delhi.
Địa hình Ấn Độ có nhiều núi non trùng điệp nhưng cũng có những đồng
bằng rộng lớn và trù phú. Lãnh thổ Ấn Độ có mưa nhiều và độ ẩm cao nhưng
cũng có vùng sa mạc khô khan nóng bức. Dãy núi Vindhya đã ngăn cách Ấn
Độ ra làm hai miền rõ rệt: Miền Bắc là lưu vực hai con sông Indus và Gangiê. Miền Nam là cao nguyên Đềcan nằm giữa hai dãy núi Đông Gát và Tây
Gát, với nhiều rừng núi và khoáng sản.
Ấn Độ là nước có dân số đông thứ hai trên thế giới (1tỷ148 triệu người
năm 2008) sau Trung Quốc. Và cũng là một trong những nước có tỷ lệ dân số
tăng nhanh và tỷ lệ tử vong cũng cao.
Thành phần chủng tộc và ngôn ngữ của dân cư ở Ấn Độ vô cùng phức
tạp. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì dân bản địa xa xưa nhất là người
Dravidian. Về sau những người Aryan thuộc ngữ hệ Ấn –Âu đã xâm nhập Ấn
Độ và đuổi người Dravidian dồn về phía Nam. Tiếp đó người Hylạp, Hungno,
Ả-rập và Mông Cổ cũng lần lượt xâm nhập vào bán đảo Ấn Độ. Trải qua


nhiều thế kỷ chung sống đã hình thành nên ở đây một chế độ chủng tộc hết
sức đa dạng và phức tạp.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn là một nước tồn tại nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Tiếng Hinđu được coi là ngôn ngữ chính thức với 35% dân số sử dụng (tiếng
Anh là ngôn ngữ bổ trợ). Ngoài ra, hiến pháp Ấn Độ còn thừa nhận 14 ngôn

ngữ khác trong tổng số 1652 thổ ngữ được dùng trong cả nước.
Về tôn giáo, Ấn Độ cũng là một quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau:
80,5% dân số là Ấn Độ giáo (Hindu giáo), 13,4% là đạo Hồi, 2,3% là đạo
Thiên Chúa, 0,76% là đạo Phật, đạo Sikh và đạo Jainism.
Sự giàu có của đất nước cùng với nền văn minh rực rỡ, Ấn Độ đã trở
thành miếng mồi ngon của thực dân Phương Tây. Từ thế kỷ XV, Ấn Độ lần
lượt bị các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, sau đó là Pháp và Anh xâm nhập. Trải
qua nhiều cuộc đọ sức quyết liệt, cuối cùng Anh đã đẩy tất cả các đối thủ cạnh
tranh ra khỏi Ấn Độ. Năm 1858, thực dân Anh đã hoàn thành công cuộc thôn
tính tiểu lục địa Ấn Độ.
Trong quá trình đô hộ thực dân Anh luôn vấp phải sự phản kháng của
nhân dân Ấn Độ. Đầu thế kỷ XX, một cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do
Đảng Quốc Đại tiến hành, dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal
Gangadhar, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru.
Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn độ càng lên cao mạnh mẽ
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, kết quả là Anh buộc phải trao trả độc lập
cho Ấn Độ vào ngày 15/8/1947. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập
chính phủ cộng hòa.
Từ sau khi giành được độc lập, Ấn Độ tiến hành xây dựng nền kinh tế tự
lực tự cường trên cơ sở kế hoạch hóa. Từ năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách
kinh tế toàn diện và sâu rộng theo hướng tự do hóa và mở cửa, tích cực hội
nhập với kinh tế khu vực và thế giới, trong đó chú trọng cải cách cơ cấu kinh
tế, nâng cao hiệu quả hệ thống tài chính – ngân hàng, nâng cấp cơ sở hạ tầng,
tăng đầu tư vào những khu vực có khả năng tạo nhiều việc làm. Với sự cố


gắng vươn lên bằng việc cải tiến công nghệ - khoa học kỹ thuật, cho tới nay
Ấn Độ được xếp vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế
giới với nhiều ngành khoa- công nghệ mũi nhọn của thế kỷ XXI như công
nghệ thông tin, di truyền học, điện nguyên tử, vật liệu mới ngang hàng với các

nước công nghiệp phát triển. Hiện tại, Ấn Độ đang là địa chỉ hấp dẫn nhiều
nhà đầu tư nước ngoài.
Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ chủ trương xây dựng đất nước theo
con đường độc lập dân tộc và tự lực tự cường, thi hành chính sách đối ngoại
hòa bình, không liên kết, hữu nghị với tất cả các nước trong và ngoài khu vực.
Ấn Độ có vai trò và uy tín cao trong phong trào không liên kết, trong tổ chức
Liên Hợp Quốc cũng như trong các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Sau chiến tranh lạnh, Ấn Độ thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ
với các nước láng giềng, cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, trong đó coi
trọng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và thực hiện chính sách “hướng đông”, phấn
đấu trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng.
1.1.2. Nước cộng hòa Pakistan

Nước cộng hòa Hồi giáo Pakistan là nước lớn thứ hai ở Nam Á nằm ở
Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, chạy dài 14.000 km từ dãy núi Hyducut và
Hymalaya ở phía Bắc xuống tới bờ biển Ả-rập. Lãnh thổ Pakistan nằm trong
phạm vi từ 230 45 đến 36030 vĩ độ Bắc và từ 60055 đến 75030 kinh độ Đông.
Pakistan có diện tích 803,944 km2, với dân số năm 2009 khoảng 180 triệu
người [86], thủ đô là Islamabad. Pakistan có chung biên giới với bốn nước:
Phía Đông và Đông Bắc giáp Ấn Độ, phía Tây giáp Iran, phía Tây Bắc giáp
Afghanistan và phía Đông Bắc có một đoạn biên giới với Trung Quốc.
Diện tích Pakistan rộng khoảng 803.944 km2, gồm bốn tỉnh: Punjab,
Sindh, Baluchistan, Peshawar. Ngoài ra, Pakistan còn kiểm soát một phần
bang Jammu và Kashmir- vùng tranh chấp với Ấn Độ. Phần lớn lãnh thổ là
vùng rừng núi và cao nguyên. Phía đông nam là những đồng bằng, đây là


vùng đồng bằng tạo nên bởi con sông Indus và các chi nhánh của nó. Đất
trồng trọt của Pakistan nhìn chung kém màu mỡ, hàng năm thường hay bị lụt
lội, hạn hán, động đất…

Dân cư Pakistan chủ yếu gồm các dân tộc Punjabi, Balochi, Pashtun và
Sindhi. Ngoài ra còn có các dân tộc ít người sống thành những bộ lạc rải rác ở
các vùng núi cao. Phần lớn dân cư Pakistan sống ở nông thôn (chiếm 87%), ở
thành thị chiếm một con số khá khiêm tốn (13%).
Về ngôn ngữ, tiếng Urdu được dùng làm ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh
được dùng trong thương mại và trong các cơ quan nhà nước. Ngoài ra ở
Pakistan còn có các ngôn ngữ khác như: Sindhi, Balochi, Brahui.
Về tôn giáo, đạo Hồi được tôn làm quốc giáo (97% dân số theo đạo Hồi).
Số còn lại theo Hinđu giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo hoặc không theo tôn
giáo nào.
Trước ngày độc lập, Pakistan là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ
thuộc đế quốc Anh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh đòi
độc lập dân tộc trên thế giới và ở tiểu lục địa Ấn Độ lan rộng và phát triển. Đế
quốc Anh buộc phải trao trả độc lập cho khu vực tiểu lục địa Ấn Độ, đồng
thời chia tiểu lục địa thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan dựa trên cơ sở tôn
giáo. Sự phân chia này đã dẫn đến những cuộc di dân hàng loạt của người Hồi
giáo. Nhà nước Pakistan được thành lập, là nhà nước của những người Ấn Độ
theo Hồi giáo.
Từ năm 1947 đến năm 1956, Pakistan là một lãnh thổ tự trị bên trong
Khối thịnh vượng chung. Năm 1956, Pakistan trở thành một nhà nước Cộng
hòa Hồi giáo. Nước Pakistan có đặc điểm bị chia làm đôi nhưng không có
hành lang nối liền hai vùng mà có một dải đất 1700 km thuộc về Ấn Độ ngăn
cách giữa Tây Pakistan và Đông Pakistan [10,124]. Năm 1971, Đông Pakistan
tách ra thành lập nước Cộng hòa nhân dân Bangladesh. Từ đó lãnh thổ
Pakistan chỉ còn miền Tây [86].


Sau khi thành lập nhà nước Pakistan đã xây dựng được một cơ sở công
nghiệp mạnh mẽ, với những ngành thế mạnh như: vải sợi, thảm dệt, quần áo,
hàng da, hàng thể thao. Các ngành công nghiệp quan trọng khác như: xi măng,

phân bón, sắt thép…Du lịch cũng là ngành đang phát triển ở Pakistan. Tuy
vậy, nông nghiệp mới đóng vai trò chính trong nền kinh tế Pakistan, các mặt
hàng nông nghiệp xuất khẩu chính là gạo, bông vải, lúa mì, mía đường và rau
quả. Tuy nhiên, nền kinh tế Pakistan luôn trong tình trạng nợ chồng chất.
Thặng dư và tăng trưởng GDP thấp, chủ yếu phục vụ mục đích trả nợ và chạy
đua vũ trang. Pakistan phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tài trợ tín dụng quốc
tế. Sau sự kiện 11/9, nhờ việc Pakistan đã từ bỏ sự ủng hộ chính quyền
Taliban quay sang trợ giúp Mỹ và các nước đồng minh chống khủng bố nên
Pakistan đã giành được nhiều lợi thế về chính trị, ngoại giao và kinh tế. Các
nước lớn đã từ bỏ lệnh cấm vận và nối lại viện trợ kinh tế, xóa cho Pakistan
một khoản nợ đọng. Do đó, từ năm 2000 kinh tế Pakistan bắt đầu có tăng
trưởng.
Chính sách đối ngoại cơ bản của Pakistan là mở rộng quan hệ “Hữu nghị
và thiện chí với tất cả các dân tộc trên thế giới”, dựa trên cơ sở công bằng,
đóng góp vào việc tăng cường hòa bình, thịnh vượng trên thế giới. Chính sách
đối ngoại theo hướng cân bằng trong quan hệ với các nước lớn và quan hệ với
Đông Á, Đông Nam Á, ASEAN. Ngoài ra, Pakistan cũng tăng cường quan hệ
với các nước Hồi giáo Trung Á. Quan hệ của Pakistan với Iran và Thổ Nhĩ Kì
và các nước Hồi giáo khác khá mật thiết trong tổ chức Hồi giáo OIC, tham gia
thành lập khối hợp tác kinh tế các nước Hồi giáo( ECO).
Pakistan là thành viên Liên Hợp Quốc, phong trào Không liên kết và
nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như Tổ chức các nước Hồi giáo IOC, khối
liên hiệp Anh, Hiệp hội các nước khu vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn đối
thoại châu Á (ACD), tổ chức hợp tác kinh tế khu vực (ECO), diễn đàn ARF,
ASEM, thành viên đối thoại khu vực ASEAN…[87]


1.2. Nguồn gốc của mối quan hệ bất đồng
Mối hận thù giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan bắt nguồn từ việc chính
quyền Anh phân chia Ấn Độ thành hai quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ

hai, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ phát triển
mạnh mẽ đã buộc Anh phải thay đổi hình thức cai trị đó là rút quân khỏi nước
này nhưng vẫn tìm cách duy trì sự ảnh hưởng của mình. Anh đã thực hiện
chính sách “đi mà ở”, “chia để trị” [12, 364]. Vì vậy, tháng 4/1947, Chính phủ
Anh đã cử Mountbatten – nguyên tư lệnh tối cao quân đội đồng minh ở Đông
Nam Á sang Ấn Độ và kế hoạch Mountbatten ra đời. Theo kế hoạch này, Ấn
Độ bị chia cắt thành hai phần dựa trên cơ sở tôn giáo. Những vùng đa số dân
theo Hồi giáo sẽ tập hợp lại thành nhà nước Pakistan, các vùng có đa số dân
theo đạo khác sẽ tập hợp thành nhà nước Ấn Độ, các tiểu vương được quyền
tự quyết định sáp nhập vào một trong hai nước nói trên [26,78].
Ngày 15/8/1947, kế hoạch Mountbatten có hiệu lực, ngay lập tức đã diễn
ra một cuộc di dân ồ ạt của khoảng 9 triệu người Hồi giáo chạy sang Pakistan
và gần 8 triệu người Ấn Độ di cư sang Ấn Độ [26,78]. Từ đây, thì mối hận thù
giữa Ấn Độ và Pakistan bắt đầu nảy sinh, đặc biệt là tranh chấp vùng đất
Kashmir. Đây là vùng đất núi non nằm ở miền Bắc tiểu lục địa Ấn Độ, rộng
khoảng 222.590 km2, phía Bắc Kashmir giáp với vùng Tân Cương và Tây
Tạng của Trung Quốc và cách Afghanistan bằng hành lang Wakhan hướng ra
khu vực Trung Á, phía Nam liền với bang Himachal Pradesh và bang Punjab
của Ấn Độ, phía Tây giáp tỉnh Frontier và tỉnh Punjab của Pakistan.
Kashmir được mệnh danh là “thiên đường của trái đất”, nơi đây có
những đỉnh núi cao từ 6 đến 8 nghìn mét quanh năm tuyết phủ. Khí hậu ôn đới
bao trùm vùng đất rộng lớn này tạo cho Kashmir vẻ đẹp độc đáo với những hồ
nước trong xanh dịu mát luôn được vây bọc bởi màu xanh ngút ngàn của cỏ
cây, hoa lá. Đây là một sự ban tặng lớn của tạo hóa cho vùng đất này. Trong
thời kì thống trị của thực dân Anh, Kashmir là một bang lớn của Ấn Độ thuộc
Anh.


Kể từ khi giành được độc lập (1947), cả Ấn Độ và Pakistan đều cương
quyết bảo vệ chủ quyền của mình ở Kashmir. Vì Kashmir có vị trí - địa chính

trị quan trọng trong việc bao vậy Liên Xô, kiềm chế Trung Quốc thời kì chiến
tranh lạnh và cả hiện nay nên cả hai nước đều giành quyền kiểm soát vùng
Kashmir bằng mọi giá.
Ấn Độ cho rằng những người Hồi giáo ở Kashmir không phản đối gì việc
Kashmir sát nhập vào Ấn Độ cho nên vấn đề tôn giáo không gây trở ngại gì
cho việc hợp nhất này. Hơn nữa, Ấn Độ luôn chủ trương xây dựng một quốc
gia đa dân tộc, chính quyền tách khỏi tôn giáo. Vì thế, nếu để mất Kashmir
chính sách trên sẽ bị ảnh hưởng và nó sẽ tạo ra một tiền lệ để xu hướng ly khai
xuất hiện ở Ấn Độ, một số vùng sẽ đòi tách ra khỏi liên bang Ấn Độ.
Phía Pakistan cũng khăng khăng cho rằng, tuyệt đại đa số dân cư
Kashmir theo đạo Hồi cho nên Kashmir phải là của Pakistan. Được thành lập
như quê hương dành cho người Hồi giáo sống ở Ấn Độ, Pakistan sẽ luôn cảm
thấy không hoàn thiện nếu thiếu vắng bang láng giềng này. “Kashmir” có chữ
đầu là “K” tạo thành tên Pakistan, tên này có nghĩa là “mảnh đất trong lành”
vì thế nếu không có “Kashmir”, Pakistan theo nghĩa đen không có nghĩa gì.
Vì cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ
Kashmir, nên từ đó xung đột, tranh chấp lãnh thổ liên tiếp xảy ra giữa hai
nước. Xung đột đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân Ấn Độ, làm cho
cả Ấn Độ và Pakistan đều lâm vào tình trạng chính trị bất ổn định, kinh tế xã
hội không phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
Tóm lại, vấn đề Kashmir không chỉ là hậu quả của chủ nghĩa tư bản thực
dân mà còn là biểu hiện của mâu thuẫn, xung đột tôn giáo, sắc tộc, biên
giới…Vì thế, từ lâu các giới nghiên cứu luôn cho rằng vấn đề Kashmir giống
như chiếc hộp cộng hưởng tất cả các vấn đề tranh chấp giữa Ấn Độ - Pakistan
và là nguồn gốc đẩy quan hệ hai nước luôn trong tình trạng “cơm không lành
canh không ngọt” kéo dài từ trong quá khứ cho đến hiện tại.


1.3. Mối quan hệ chính trị giữa Ấn Độ - Pakistan trước năm 2001
1.3.1. Từ năm 1947 đến 1971


Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan đã đẩy hai nước vào các cuộc chiến
tranh năm 1947, năm 1965 và năm 1971. Cả ba cuộc chiến tranh đã để lại cho
hai bên những hậu quả hết sức nặng nề. Hàng triệu người chết, hàng trăm
người không có nhà cửa phải sống tị nạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển kinh tế của mỗi nước cũng như an ninh và ổn định của khu vực
Nam Á.
1.3.1.1. Cuộc chiến tranh Ấn Độ -Pakistan lần thứ nhất (1948)
Sự việc bắt đầu do sự không nhất quán của tiểu vương Kashmir Maharaja
Hari Singh về việc quyết định tiểu quốc của mình sẽ thuộc về Ấn Độ hay
Pakistan đã để lại những hậu quả nặng nề cho cả Ấn Độ và Pakistan (do ở đây
có hơn 70% dân số theo Hồi giáo nhưng tiểu vương quốc này theo Ấn Độ
giáo).
Tiểu vương Kashmir ký với chính phủ Pakistan Hiệp định dành cho
Pakistan quyền trông nom về mặt ngoại giao và giao thông của Kashmir. Hiệp
định này được toàn quyền Anh Mountbatten công nhận. Vào cuối tháng
8/1947, trước nguy cơ thất thủ do cuộc nổi dậy của người Hồi giáo, tiểu
vương Kashmir lại ký với Ấn Độ Hiệp định sáp nhập Kashmir vào Ấn Độ và
nó cũng được Mountbatten công nhận. Sau hiệp định này, Ấn Độ triển khai
quân đến Kashmir để bảo vệ ngôi vị của tiểu vương M.H.Singh. Pakistan cho
rằng lợi ích của mình đang bị đe dọa nên cũng đưa quân vào Kashmir với
danh nghĩa bảo vệ người Hồi giáo. Sự kiện này đã mở đầu cho cuộc tranh
chấp vùng Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan, và đẩy mối quan hệ hai nước
luôn trong tình trạng bất ổn.
Tháng 12/1947, Ấn Độ đưa vấn đề Kashmir ra Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc nhờ Liên hợp quốc can thiệp. Ngày 31/8/1948, Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết về vấn đề Kashmir theo ba giai đoạn:


Ngừng bắn; phi quân sự hóa; và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tại

Kashmir.
Đến tháng 1/1949, cả hai bên chấp nhận ngừng bắn nhưng không thực
hiện nghị quyết ngày 31/8/1948. Nhiều cuộc xung đột nhỏ giữa quân đội hai
nước vẫn diễn ra thường xuyên.
Ngày 15/1/1949, Liên Hợp Quốc lại thông qua Nghị quyết về trưng cầu
dân ý, yêu cầu người Kashmir đi bỏ phiếu quyết định vận mệnh tương lai
Kashmir dưới sự bảo trợ và giám sát của Liên Hợp Quốc. Nhưng điều này
khó thực hiện vì Nghị quyết không nêu ra được những giải pháp sát thực với
tình hình thực tế.
Tuy vậy, các Nghị quyết trên của Liên Hợp Quốc vẫn được cả Ấn Độ và
Pakistan chấp nhận. Đến tháng 7/1949, hai nước đã phân định giới tuyến
ngừng bắn ở Kashmir. Theo đó, Ấn Độ kiểm soát 2/3 diện tích (103.000 km2)
còn Pakistan kiểm soát 1/3 diện tích (80.000 km2).
Từ đó, lập trường của cả hai phía về vấn đề Kashmir hoàn toàn khác
nhau. Ấn Độ coi toàn bộ Kashmir kể cả phần hiện nay do Pakistan đang kiểm
soát là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của mình. Ấn Độ chủ trương giải
quyết mọi xung đột tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hòa bình,
song phương, không có sự can thiệp của bên ngoài, kể cả Liên Hợp Quốc. Từ
năm 1949, Ấn Độ tìm cách biến Kashmir thành một bang của Ấn Độ. Trong
khi đó, Pakistan vẫn giữ nguyên lập trường lâu nay của mình là phải tiến hành
một cuộc trưng cầu dân ý và coi việc giải quyết tranh chấp Kashmir là ưu tiên
hàng đầu cần được giải quyết trước sau đó mới giải quyết các vấn đề khác.
Lập trường này đã bị Ấn Độ hoàn toàn bác bỏ và sẽ không đồng ý tiến hành
trưng cầu dân ý dưới bất kì hình thức nào. Do lập trường cố chấp của hai bên,
hậu quả là mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan ngày càng gia tăng. Các cuộc
xung đột nhỏ thường xuyên diễn ra ở tuyến biên giới Ấn Độ.
Trong thời gian từ năm 1957 đến đầu 1963 giữa Ấn Độ và Pakistan đã
tiến hành nhiều cuộc đối thoại nhằm tìm ra một giải pháp hợp lý hơn cho vấn



đề Kashmir nhưng không mang lại kết quả. Bởi bản thân mâu thuẫn nội tại
giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề chủ quyền đối với Kashmir, cả hai bên đều
rất cứng rắn và cương quyết trong lập trường để bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó, vấn đề Kashmir còn phải chịu sự can thiệp của các cường quốc
nên vấn đề Kashmir không những không được giải quyết mà còn có phần trở
nên phức tạp hơn.Chính Mỹ và Trung Quốc là những nhân tố ngăn cản việc
giải quyết vấn đề Kashmir, khơi sâu mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan, để từ
đó các nước lớn trục lợi từ mâu thuẫn này.
1.3.1.2. Cuộc chiến tranh Ấn Độ -Pakistan lần thứ hai (1965)
Năm 1965, cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ hai bùng nổ.
Nguyên nhân của cuộc chiến theo Ấn Độ là do Pakistan gây tình hình căng
thẳng ở Kashmir, còn theo Pakistan, chiến tranh bắt nguồn từ việc Ấn Độ ra
tuyên bố coi Kashmir là một bộ phận của lãnh thổ Ấn Độ. Chính vì vậy, xung
đột lại tái diễn, tuy nhiên cuộc chiến này không kéo dài nhờ sự tham gia làm
trung gian hòa giải của Liên Xô. Tháng 9/1965, hai bên đạt được thỏa thuận
ngừng bắn. Tiếp đó từ ngày 4 đến ngày 9/1/1966, đã diễn ra cuộc đàm phán ở
Taskent (thủ phủ Cộng hòa xô viết Uzbekistan) giữa thủ tướng Ấn Độ Shastri
và tổng thống Pakistan A.Khan. Kết quả cuộc hội đàm là hai bên đã ra tuyên
bố chung Taskent (10/1/1966), với nội dung cơ bản là: hai bên cam kết không
sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình,
đưa quân lính trở về vị trí của ngày 5/8/1965 (vùng Poonch), tái lập đầy đủ
quan hệ ngoại giao và xem xét các biện pháp phục hồi các quan hệ kinh tế và
thương mại, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau [10,123]. Nhưng
đây cũng chỉ là một giải pháp tạm thời, hai bên vẫn luôn trong tình trạng nghi
ngờ lẫn nhau và không bao lâu xung đột lại xảy ra.
1.3.1.3. Cuộc chiến tranh Ấn Độ -Pakistan lần thứ ba (1971)
Tháng 12/1971, cuộc chiến tranh lần thứ ba giữa hai nước bùng nổ.
Nguyên nhân lần này không xuất phát trực tiếp từ Kashmir mà vì Ấn Độ ủng
hộ đông Pakistan độc lập, tách khỏi Pakistan thành lập nước Bangladesh



(25/3/1971). Trong cuộc chiến lần này, cả hai bên đều chịu thiệt hại nặng nề,
song sự thất bại này không hề làm giảm đi mối thâm thù giữa hai nước mà nó
luôn là những đốm than đang âm ỉ và sẵn sàng bùng cháy bất cứ khi nào có
một luồng gió thổi qua.
1.3.2. Từ năm 1972 đến 1990.

Kể từ sau năm 1971, giữa hai bên Ấn Độ và Pakistan tuy không xảy ra
một cuộc chiến tranh nào, song tại gần biên giới hai nước thuộc khu vực
Kashmir, các cuộc xung đột nhỏ vẫn thường xuyên tiếp diễn, khiến cho quan
hệ Ấn Độ - Pakistan luôn luôn ở trong trạng thái hết sức căng thẳng. Nhận
thức được điều đó, các nhà lãnh đạo của hai quốc gia cũng không ngừng tìm
kiếm một giải pháp hòa bình.
Sự khó khăn trong nước cùng với sức ép của bên ngoài, ngày
17/12/1971, Pakistan đã chấp nhận đề nghị ngừng bắn của Liên Hợp Quốc và
gặp Thủ tướng Ấn Độ tại thành phố Shimla (Ấn Độ). Ngày 2/7/1972, thủ
tướng Ấn Độ Indira Gandhi và thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto đã kí Hiệp
định lịch sử Shimla. Hai bên đồng ý tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua
các cuộc đàm phán song phương và vạch ra một “tuyến kiểm soát” tạm thời
gọi tắt là LOC. Nội dung của Hiệp định nêu rõ: “ các lực lướng Ấn Độ và
Pakistan sẽ rút khỏi đường biên giới quốc tế của mình. Tại bang jammu và
Kashmir, cả hai bên sẽ tôn trọng tuyến kiểm soát xác định từ thỏa thuận
ngừng bắn ngày 17/12/1971 mà không phụ thuộc vào định kiến của hai bên về
vị trí được chấp nhận. Không bên nào được phép đơn phương thay đổi giới
tuyến đó, ngay cả khi có nhưng mâu thuẫn giữa hai bên và những lý lẽ hợp
pháp. Đồng thời hai bên cam kết sẽ kiềm chế đe dọa hay sử dụng vũ lực xâm
phạm biên giới này. Việc rút quân sẽ được bắt đầu kể từ khi hiệp định này
được cả hai nước phê chuẩn phù hợp với hiến pháp của từng bên và có hiệu
lực kể từ ngày những văn kiện phê chuẩn được trao đổi. Chính phủ hai nước
nhất trí hai bên tiến hành thỏa thuận thêm về thể thức và công tác chuẩn bị để



thiết lập một nền hòa bình lâu dài và bình thường hóa các quan hệ, trong đó
có cả vấn đề hồi hương các tù nhân chiến tranh và tù binh, vấn đề giải quyết
cuối cùng của Jammu và Kashmir và việc nối lại các quan hệ ngoại giao”.
[43,17]
Về tuyến hành lang kiểm soát LOC, quy định hai bên phải tôn trọng và
không làm tổn hại tới vị thế được công nhận của mỗi bên. Cả hai bên sẽ không
tìm cách để đơn phương thay đổi tính kiểm soát này bất chấp những bất đồng
giữa hai bên. Cả hai bên cùng cam kết hạn chế việc đe dọa sử dụng lực lượng
xâm nhập vào LOC.
Hiệp định Shimla được coi là cột mốc quan trọng và là niềm hy vọng lớn
của nhân dân hai nước nói chung trong đó có nhân dân Kashmir về thiết lập
một nền hòa bình ổn định, lâu dài. Sau hiệp định Shimla ít nhiều đã làm cho
mối quan hệ hai nước được cải thiện, nhất là khi chính phủ M.Desai cố gắng
cải tiến quan hệ với các nước láng giềng. Chưa bao giờ quan hệ giữa Ấn Độ Pakistan tốt đẹp như giai đoạn 1977 – 1979.
Những tưởng quan hệ hai nước từ đây dần trở lên tốt đẹp, nhân dân hai
nước được sống trong hòa bình nhưng niềm vui đó chưa được bao lâu thì bị
dập tắt, quan hệ hai nước lại trở lên căng thẳng khi vào năm 1989, hơn một
chục tổ chức vũ trang li khai Hồi giáo (có căn cứ ở AZad Kashmir) xuất hiện
ở Jammu Kashmir và phát động cuộc nổi dậy vũ trang chống sự cai quản của
Ấn Độ. Ngay lập tức các bên đổ lỗi cho nhau. Phía New Dehli lên án Pakistan
gây ra phần lớn sự kiện này, rằng Pakistan đã trang bị vũ khí và huấn luyện
cho quân phiến loạn rồi đưa vào Jammu - Kashmir. Trong khi đó Islambad
bác bỏ lời cáo buộc này, chỉ công nhận ủng hộ về chính trị, ngoại giao và tình
thần. Ngược lại, Pakistan quay sang tố cáo Ấn Độ vi phạm nhân quyền ở
Jammu – Kashmir.
Xung đột lại bắt đầu khi mà cả hai bên đều triển khai quân dọc theo biên
giới (Ấn Độ khoảng 100.000 quân và Pakistan 50.000 quân). Cuộc xung đột
đã đưa cả New Dehli và Islambad quay lại những lập trường cứng rắn cố hữu



×