Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Yếu tố giả trinh thám trong tiểu thuyết tên của đóa hồng (umberto eco)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.97 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÃ THỊ MINH NGUYỆT

YẾU TỐ GIẢ TRINH THÁM TRONG TIỂU THUYẾT
TÊN CỦA ĐÓA HỒNG (UMBERTO ECO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGHÀNH: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÃ THỊ MINH NGUYỆT

YẾU TỐ GIẢ TRINH THÁM TRONG TIỂU THUYẾT
TÊN CỦA ĐÓA HỒNG (UMBERTO ECO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên nghành : văn học nƣớc ngoài
Mã số

: 60220245
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS: ĐÀO DUY HIỆP

Hà Nội - 2015

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 7
2.1. Về truyện trinh thám và giả trinh thám.............................................. 7
2.2. Về Tên của đóa hồng ......................................................................... 9
3. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu ......................................... 10
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
5. Bố cục của luận văn ............................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 11
CHƢƠNG 1. CỐT TRUYỆN GIẢ TRINH THÁM TÊN CỦA ĐÓA HỒNG
....................................................................................................................... 12
1.1. Cốt truyện mê lộ trong Tên của đóa hồng .......................................... 12
1.2. Một số biểu tượng trong Tên của đóa hồng ........................................ 20
1.3. Hành trình phá án ................................................................................ 28
Bảng thống kê các vụ án mạng .................................................................. 29
1.4. Tình yêu trong Tên của đóa hồng ....................................................... 32
Tiểu kết ...................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT GIẢ TRINH THÁM ...................................... 36
2.1. Nhân vật William ................................................................................ 38
2.2. Nhân vật Adso de Melk ...................................................................... 44
2.3. Nhân vật Jorge de Burgos ................................................................... 51
2.4. Các nhân vật khác ............................................................................... 56

Tiểu kết ...................................................................................................... 58
CHƢƠNG 3. NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG ........................................... 59
TÊN CỦA ĐOÁ HỒNG................................................................................. 59
3.1. Vấn đề người kể chuyện trong tiểu thuyết trinh thám ........................ 59

3


3.2. Người kể chuyện “uyên bác” trong Tên của đóa hồng....................... 60
3.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn trong Tên của đóa hồng ........................... 71
3.4. Người kể chuyện – nhân vật – độc giả ............................................... 79
Tiểu kết ...................................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 85

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Umberto Eco (1932) là một triết gia, một nhà văn, nhà phê bình văn học
và nhà kí hiệu học lừng danh – người từng là biên tập viên các chương trình
văn hóa của Đài truyền hình quốc gia Ý (RAI), là người viết bình luận của tờ
báo lớn nhất nước Ý (L‟Espresso), là giáo sư kí hiệu học của Đại học
Bologne, dạy mỹ học và văn hóa học tại các trường đại học Milan, Florenci,
Turin, tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học nước ngoài. Tờ Los Angeles
Times đánh giá “ông là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất
trong thời đại của chúng ta”. Umberto Eco sở hữu một sự nghiệp đồ sộ: gần
40 tác phẩm lí thuyết về kí hiệu học, cấu trúc, lịch sử, văn học; trên 10 tiểu
thuyết kể cả viết cho thiếu nhi. Trong số đó đã có một vài tác phẩm được dịch

sang tiếng Việt : Đi tìm sự thật biết cười, Vũ Ngọc Thăng dịch, Nxb Hội nhà
văn & Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, 2004; Luận văn Umberto
Eco (Dành cho sinh viên ngành Khoa học xã hội), Phạm Nữ Vân Anh dịch,
Nxb. Lao Động và Công ty CP Sách Bách Việt, 2010; Nghĩa địa Praha, Lê
Thúy Hiền dịch, Nxb. Văn học và Công ty CP Văn hóa Truyền thông Nhã
Nam, 2014. Riêng tiểu thuyết Tên của đóa hồng đã có hai người dịch là Đặng
Thu Hương, in tại Tp.HCM, Nxb. Trẻ, 1989 và Lê Chu Cầu in tại Nxb. Văn
học và Công ty CP Văn hóa Truyền thông Nhã Nam, 2013. Luận văn sẽ sử
dụng bản dịch của Lê Chu Cầu vì việc bổ khuyết những chỗ thiếu (được đặt
trong ngoặc vuông []), đối chiếu và kiểm chứng kĩ lưỡng qua bản tiếng Đức
lẫn nguyên tác tiếng Ý khiến cho chúng tôi tin tưởng về độ chính xác của bản
dịch hơn
Nguyên tác tiếng Italia II Nome Della Rosa (1980), liên tiếp nhận được
các giải thưởng: giải Premio Strega năm 1981, giải Medico năm 1982, giải

5


Cesar năm 1987… và trở thành cuốn sách bán chạy nhất châu Âu vào năm
1987 và được dịch sang tiếng Việt: Tên của đóa hồng, in năm 1989. Tiểu
thuyết đầu tay của triết học gia mỹ học hàn lâm, nhà bác học, nhà lý luận lừng
danh thế giới Umberto Eco đã trở thành “cú sốc của tiểu thuyết đương đại”,
một “siêu tiểu thuyết” được cả độc giả của văn chương bình dân lẫn bác học
đón nhận nồng nhiệt khắp năm châu.
Lồng trong một cốt truyện trinh thám hấp dẫn về những tội ác khủng
khiếp đầy ám ảnh diễn ra trong bóng tối nhà thờ, được dẫn dắt bằng tài kể
chuyện siêu việt, là một cuốn tiểu thuyết lịch sử uyên bác, đồ sộ, đầy tính biểu
tượng, chứa đựng những kiến thức văn hóa, triết học, nghệ thuật và tôn giáo
sâu rộng. Tên của đóa hồng mở ra một mê cung vừa tráng lệ huy hoàng vừa
uy nghiêm tăm tối của thời Trung Cổ xa xăm, nơi các tu sĩ học thức sống theo

thời gian nghiêm ngặt của giáo luật nhà thờ, trong nhịp điệu của những chầu
kinh trên nền âm nhạc Thánh ca, theo đuổi những đam mê cao quý, thánh
thiện, đồng thời bị cuốn vào những mưu đồ quỷ dữ trong một thế giới đầy
mâu thuẫn giữa đức tin chính thống và dị giáo, công lý và lạm quyền, sự thật
và lầm lạc.
Dựa trên những nguyên tắc của truyện trinh thám, Tên của đóa hồng đã
đi ngược lại lý thuyết vẫn thường được thừa nhận bấy lâu nay. Trong tiểu
thuyết Tên của đóa hồng, Umberto Eco đã đan cài vào đó nhiều chủ đề như: lí
thuyết kí hiệu học, các vấn đề tôn giáo thời Trung cổ,… tạo nên một cuốn tiểu
thuyết giả trinh thám.
Là một tác giả nổi tiếng trên cả lí thuyết và sáng tác hấp dẫn, phong phú
về văn hoá, lịch sử, triết học, tôn giáo, với một sự nghiệp phong phú như vừa
nêu chính là những lí do khiến chúng tôi quyết định chọn tác giả Umberto
Eco và tác phẩm có tiếng vang rộng rãi của ông làm đề tài luận văn: “Yếu tố
giả trinh thám trong tiểu thuyết Tên của đóa hồng của Umberto Eco”.

6


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về truyện trinh thám và giả trinh thám
Khái niệm tiểu thuyết trinh thám, được dùng để chỉ thể loại (genre) văn
xuôi hư cấu được khai sinh bởi Edgar Allan Poe (1809 – 1849), nhà văn Mỹ
với bộ ba tác phẩm Vụ án đường Morgue, Lá thư bị mất và Bí mật của Marie
Roget… Edgar Poe quan niệm tiểu thuyết trinh thám là một thể loại văn học
duy lý, một trò chơi trí tuệ. Trinh thám của Edgar Poe khuôn định trong
những cốt truyện điều tra, nhân vật chính là thám tử (Charles Dupin); mỗi cốt
truyện được khởi đầu bằng một vụ án mà sự thật của nó treo lơ lửng như một
câu đố nan giải, có đủ mọi tình nghi, nhưng thám tử, bằng đầu óc xét đoán,
bằng phương pháp suy luận khoa học, đã đi đến chỗ giải được câu đố hóc

hiểm, làm sáng tỏ bí mật: Ai là kẻ giết người (ai là thủ phạm) ?
Từ khi ra đời đến nay, truyện trinh thám phát triển với sự song hành và
nối tiếp của nhiều hình thái. Todorov tổng kết quá trình phát triển này ở ba
hình thức: tiểu thuyết ẩn ngữ, tiểu thuyết đen và tiểu thuyết phân vân hồi hộp.
Các quy tắc của tiểu thuyết trinh thám cổ điển được định hình trong thế kỉ
XIX. Những yêu cầu đặt ra với thể loại này là: có một tội ác, một đầu mối, có
một nhà thám tử với khả năng quan sát nhạy bén và suy luận sắc sảo về mối
quan hệ nhân quả giữa các manh mối để giải mã điều bí ẩn. Các tác giả trinh
thám cổ điển xây dựng tình huống như những câu đố, ở đó, mỗi điều bí ẩn
được đưa ra đều tiềm tàng một điểm nút để tháo gỡ. Đến hồi kết, ở sự dồn tụ
mang tính chất quyết định của những mối nghi ngờ, điều bí ẩn tưởng như
thách đố quy luật thông thường của tư duy logic sẽ được phơi bày ra ánh
sáng.
Sang thế kỉ XX, truyện trinh thám cổ điển vẫn tiếp tục với những đặc
trưng truyền thống của nó nhưng trong những năm 1920 và 1930, truyện trinh

7


thám phủ định lí trí, tạo ra tác phẩm vừa dữ dội vừa bạo lực, vừa có sự pha trộn
độc đáo giữa chủ nghĩa hoài nghi với chủ nghĩa lãng mạn.
Sang kỉ nguyên hậu hiện đại, không ít nhà văn có tên tuổi đã sử dụng
những nguyên tắc của tiểu thuyết trinh thám như một phần không thể thiếu
trong tác phẩm của họ. Hành trình truy tìm manh mối song song với việc độc
giả đi tìm ý nghĩa của văn bản, nhân vật đi tìm bản ngã, nhà văn giải mã văn
hóa… Sự hỗn độn của cuộc sống được thể hiện bằng chính sự mù mịt của các
mê cung mà thám tử tham gia vào cuộc truy tìm. Sự phỏng nhại về hình thức
và nguyên tắc của truyện trinh thám truyền thống đã sáng tạo nên loại truyện
giả trinh thám. Truyện trinh thám trở thành một phần không thể thiếu của văn
học hậu hiện đại.

William Spanos là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ “phản trinh thám”.
Năm 1972, trong bài viết Thám tử và giới hạn: vài lưu ý về hư cấu văn
chương hậu hiện đại, Spanos cho rằng câu chuyện phản trinh thám là một
dạng mẫu gốc của hư cấu văn chương hậu hiện đại. Phản trinh thám trong
quan niệm của Spanos cũng là đi ngược lại chủ nghĩa Aristote – kiểu xây
dựng tác phẩm theo quan hệ nhân quả với cấu trúc ba phần: mở đầu, trung
tâm và kết thúc – mà thực tế sáng tác đã manh nha từ những năm đầu thế kỉ
XX (trong Vụ án của Kafka) và tiếp tục phát triển ở giữa thế kỉ này (Nathalie
Sarraute với Chân dung một người xa lạ, Robbe – Grillet với Những cục
tẩy…) Từ đó đến nay nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tiếp tục sử dụng
thuật ngữ phản trinh thám để bàn về một xu hướng phát triển của tiểu thuyết
trinh thám. Trên cơ sở những đặc trưng của thể loại trinh thám, tiểu thuyết
phản trinh thám là sự phá vỡ tất cả những vấn đề thuộc về nền tảng thể loại.
Chẳng hạn, kiểu con người suy lí không những bị phủ nhận mà còn thường
xuyên bị đem ra giễu nhại. Thám tử trong tiểu thuyết trinh thám cổ điển và

8


tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại kiếm tìm những câu trả lời khác nhau của
cái thời đại đã sản sinh ra họ: một đằng tập trung loại trừ trạng thái nhất thời
của thế giới trật tự, một đằng nhấn vào những cái tạm thời ngẫu hứng không
với mục đích giải thích điều bí ẩn mà ngược lại, để thích ứng với nó. Cũng có
thể nói, trong truyền thống truyện trinh thám, thám tử là kẻ bất khả chiến bại trên
hành trình giải mã điều bí ẩn còn ở tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại, hành
trình điều tra của anh ta chỉ còn là một mã biểu đạt. Độc giả ít quan tâm đến việc
tay thám tử sẽ thành công hay thất bại mà dõi theo hành trình ấy để tìm ra những
cái được biểu đạt khác nhau.
2.2. Về Tên của đóa hồng
Trên trang mạng có bài giới thiệu lướt qua của Hà Phương về cốt truyện

đồng thời ca ngợi tài năng kể chuyện của nhà văn trong tác phẩm này :
trên trang vào ngày 03/05/2013
Song Ngư đã giới thiệu ngắn “Ra mắt bản dịch „Tên của đoá hồng‟ ”; trên báo
Quân đội nhân dân ra ngày 15/5/2013 có bài viết của Trần Hoàng Hoàng :
“Tên của đóa hồng - tiểu thuyết khoa học độc đáo” chỉ ra Umberto Eco không
chỉ là nhà lí thuyết mà còn là nhà văn được biết tới nhiều từ sau khi xuất bản
tác phẩm này; trên báo Tuổi trẻ cuối tuần ngày 08/06/2013, có bài của Lâm
Vũ Thao về tên sách và ý nghĩa của nó với tựa đề “Một bông hồng cho tri
thức”; tại có bài của N.A giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm,
đồng thời so sánh 2 bản dịch của Đặng Thu Hương và Lê Chu Cầu: “Trước
đây cuốn tiểu thuyết này đã từng có bản dịch tiếng Việt, tuy nhiên còn tồn tại
nhiều hạn chế như bị lược đi khá nhiều những trang mang tính hàn lâm triết

9


học, cũng như những phân tích lịch sử xã hội, tôn giáo”. Đây cũng là lí do
luận văn chọn bản dịch sau.
Tóm lại, các bài viết trên chủ yếu là giới thiệu sự ra mắt của một tác phẩm
được dịch, có kể qua về nội dung và ca ngợi tài năng kể chuyện của tác giả.
Hiện tại ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tiểu thuyết Tên
của đóa hồng và vấn đề giả trinh thám trong tác phẩm này.
3. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là yếu tố giả trinh thám trong Tên của đóa hồng, qua
đó làm nổi rõ sự đi ngược những nguyên tắc của tiểu thuyết trinh thám, làm
mới thể loại này theo hướng hậu hiện đại.
Đối tượng khảo sát tác phẩm là bản dịch của Lê Chu Cầu như đã trình
bày lí do bên trên.
Mục đích là chỉ ra tài năng nghệ thuật của Umberto Eco trong thể loại
tiểu thuyết giả trinh thám, qua đó làm nổi rõ sự đi ngược những nguyên tắc

của tiểu thuyết trinh thám, cũng là quá trình làm mới thể loại này theo hướng
hậu hiện đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn phối hợp sử dụng các phương pháp cơ bản
sau:
– Phương pháp tự sự học: từ những khái niệm công cụ của tự sự học, đi
vào phân loại, miêu tả, phân tích những phương diện cơ bản của tự sự phản
trinh thám trong tác phẩm Tên của đóa hồng.
– Phương pháp thi pháp học: đánh giá tác phẩm như một chỉnh thể của
thế giới nghệ thuật.

10


– Phương pháp liên ngành: đặt Tên của đóa hồng trong bối cảnh lịch sử,
xã hội, văn hóa của thời đại đó để chỉ ra nghệ thuật tiểu thuyết phản trinh
thám của Umberto Eco.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ các thao
tác khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp… để các kết luận trong luận trong
luận văn tăng thêm độ tin cậy và thuyết phục.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu theo ba chương:
Chƣơng 1: Cốt truyện giả trinh thám trong Tên của đóa hồng
Chƣơng 2: Nhân vật giả trinh thám trong Tên của đóa hồng
Chƣơng 3: Ngƣời kể chuyện trong Tên của đóa hồng
6. Đóng góp của luận văn
Ứng dụng lí thuyết hậu hiện đại để tìm hiểu Tên của đóa hồng, chúng tôi
muốn làm sáng tỏ những đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết, từ đó soi chiếu
vào nội dung, thấy được lịch sử, kiến trúc, văn hóa của Italia thời Trung cổ.
Ngoài ra, chúng tôi hy vọng công trình sẽ có đóng góp phần nào vào việc

nhận diện dấu ấn của một tác giả văn học đương đại có tầm vóc quốc tế.

11


CHƢƠNG 1. CỐT TRUYỆN GIẢ TRINH THÁM TÊN CỦA ĐÓA HỒNG

1.1. Cốt truyện mê lộ trong Tên của đóa hồng
Cốt truyện (sujet) thường được chúng ta hiểu như những cái “lõi”, “bộ
xương”, cái “sườn” của truyện kể có thể kể (tóm tắt) lại được mà chưa phải là
truyện kể mang tính nghệ thuật. Nó là các lớp biến cố của truyện kể. Trong
150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân sưu tầm cho biết cái dệt nên cốt
truyện là hành động của các nhân vật (cử chỉ, nét mặt, lời nói). Có kiểu hành
động bên ngoài và kiểu hành động bên trong. Văn xuôi truyền thống từ thế kỉ
XIX trở về trước, nhất là trong các truyện kể phiêu lưu nhân vật với kiểu hành
động bên ngoài luôn đóng vai trò quan trọng. Sang thế kỉ XX, bên những tác
phẩm thể hiện nhân vật có hành động bên ngoài, còn loại hành động bên trong
cũng đóng một vai trò rất quan trọng. “Cốt truyện có chức năng quan trọng là
bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột” [4; 114]. Người
ta đã phân biệt ra các kiểu cốt truyện: “biên niên” (các mối liên hệ thời gian
giữa các sự kiện rõ rệt và theo tuyến tính : Gargantua và Pantagruel của
Rabelais, Don Kihote của Cervates); “đồng tâm”, còn gọi là “hướng tâm” (cốt
truyện có sự thống nhất của hành động, các sự kiện chiếm ưu thế về liên hệ
nhân quả : Nàng Héloise mới của Rousseau, Tội ác và trừng phạt của
Dostoievski, Đỏ và Đen của Stendhal); “đa tuyến” (nhiều mối quan hệ đan
xen nhau, khai thác nhiều mặt khác nhau của đời sống, các nhà văn thường sử
dụng hình thức kết cấu theo tuyến nhân vật); “đơn tuyến” (hệ thống sự kiện
thường đơn giản hơn về số lượng, tập trung thể hiện một vài tính cách nhân
vật, cũng có thể chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính). Cốt
truyện là một hệ thống các tình tiết, sự kiện, biến cố, nó tái hiện những diễn

biến cuộc sống, xung đột xã hội, qua đó sự hình thành các nhân vật, các tính

12


cách trong những mối quan hệ qua lại làm sáng tỏ nên chủ đề và tư tưởng tác
phẩm. Trong đó các sự kiện không nhất thiết phải tuân theo một trình tự thời
gian bắt buộc, mà các sự kiện có thể đảo lộn nhằm gây lên ấn tượng với độc
giả và nhấn mạnh cho sự kiện sắp xảy đến.
Trong tiểu thuyết trinh thám cổ điển, cốt truyện dù phức tạp đến đâu
nhưng cũng trở nên sáng rõ về cuối, khiến người ta có thể vẽ nên được sơ đồ
các mối quan hệ, các diễn tiến của hành động, động cơ. Các chi tiết, hành
động trong một cốt truyện trinh thám tuân thủ theo một hành động chặt chẽ,
tất yếu, cái này là nguyên do, sản sinh cái kia, luôn luôn chúng quy định lẫn
nhau chứ không hề có cái gì gọi là ngẫu nhiên tuyệt đối. Quy tắc của tiểu
thuyết trinh thám cổ điển: chính là mở đầu, thắt nút, mở nút, với những cuộc
điều tra và khám phá tìm ra cái ác.
Ở tiểu thuyết trinh thám cổ điển, hai câu chuyện về tội ác và cuộc điều tra
cùng hiện diện. Câu chuyện thực xảy ra (chuyện về tội ác) là cơ sở để hình
thành cốt truyện được quan tâm nhất – câu chuyện điều tra. Mục đích của
truyện này là hành trình truy tìm, chứ không phải tội ác mà ai cũng biết ngay
từ đầu truyện. Do đó, cốt truyện về cuộc điều tra trở thành trung tâm. Sang kỉ
nguyên hậu hiện đại, truyện trinh thám vẫn yêu cầu phải tìm được manh mối,
điểm mấu chốt của vấn đề cũng như lời giải đáp cho bí mật. Họ giữ nguyên
mục đích truy tìm vốn là bản chất của truyện trinh thám nhưng lại thay đổi
mục đích truy tìm bằng cách đan cài vào đó nhiều chủ đề, nhiều tuyến cốt
truyện. Mục đích là tái hiện sự hỗn độn của cuộc sống, sự mù mịt không có
lối thoát khi thám tử tham gia vào cuộc truy tìm và trong đa số trường hợp,
trinh thám hậu hiện đại đặt mục tiêu là trinh thám ngay chính cái tôi bản thể
con người [10,39]. Đối với sự hấp dẫn của tiểu thuyết trinh thám, điều đầu

tiên cần nhắc đến đó chính là diễn biến cốt truyện. Cốt truyện của các tiểu

13


thuyết trinh thám phải là hệ thống những sự kiện, chúng có mối liên kết một
cách chặt chẽ, logic nhưng chứa nhiều tình tiết gay cấn, tạo nên những yếu tố
bất ngờ. Cốt truyện của một tiểu thuyết trinh thám có thể bắt đầu bằng những
sự kiện bình thường trong cuộc sống đời, có thể hư cấu, nhưng cốt truyện phải
là một chuỗi của hành trình thám tử khám phá ra sự thật, tìm ra tội ác của kẻ
tội phạm. Như vậy, nạn nhân, thám tử và kẻ phạm tội ác là một sơ đồ cấu trúc
đấy đủ về mặt nhân vật trong một truyện trinh thám kinh điển.
Cốt truyện của trinh thám hậu hiện đại cũng đầy đủ lệ bộ như thế “bởi sự
tương đồng của quá trình đi tìm sự thật của truyện trinh thám cũng chính là
quá trình xâm nhập cõi vô thức đi tìm bản ngã của chính mình, xâm nhập vào
bản chất ngôn ngữ của nhà văn trong tái tạo hiện thực. Mục đích của nó là
giải phóng tối đa năng lực cá nhân” [11, 90].
Lê Huy Bắc cho rằng các nhà văn hậu hiện đại đang nỗ lực chống lại nguy
cơ đại tự sự của những trạng thái tĩnh, vì vậy, họ “thường đặt nhân vật của
mình trên hành trình. Đối với con người hậu hiện đại, mục đích của hành trình
không bao giờ quan trọng bằng chính hành trình. Hành trình là tiêu chí tối
thượng trong hành động nhân vật. Nếu dừng lại, con người sẽ thỏa mãn và như
thế ứng với mỗi chặng dừng trên hành trình, rất có thể một đại tự sự được thiết
lập. Do vậy, “đi” đồng nghĩa với tạo lập những tiểu tự sự trên đời” [11, 89-90].
Trong khi đó, “Truyện trinh thám đặt nền tảng trên “hành trình”, trên một tình
huống một sự việc li kì, bí ẩn nào đó, thường liên quan đến một vụ án” [11,
90]. Khi nhà văn hậu hiện đại sáng tạo bằng con đường giả trinh thám, “thực
chất họ „giả cốt truyện‟ hoặc „giả nhân vật trinh thám‟. Họ giữ nguyên mục
đích truy tìm vốn là bản chất của truyện trinh thám, nhưng lại thay đổi mục
đích truy tìm bằng cách đan cài vào đó nhiều chủ đề, nhiều tuyến cốt truyện.

Mục đích là tái hiện sự hỗn độn của cuộc sống, sự mù mịt không có lối thoát

14


khi thám tử tham gia vào cuộc truy tìm, và trong đa số trường hợp, trinh thám
hậu hiện đại đặt mục tiêu là trinh thám ngay chính cái tôi bản thể con người”
[11, 90].
Từ một số ý kiến mang tính lí thuyết bên trên về cốt truyện trong các Từ
điển, soi vào Tên của đóa hồng, ta nhận thấy có một sự hòa trộn nhiều kiểu
cốt truyện : 1. cốt truyện “biên niên”. Có thể coi đây là kiểu cốt truyện trinh
thám truyền thống. Các mối liên hệ thời gian giữa các sự kiện rõ rệt và theo
tuyến tính trong quá trình tìm ra tội phạm. Thầy trò William lần theo các dấu
vết trong hành trình điều tra trong 7 ngày, mỗi ngày đó đều được “ghi chép”
lại cẩn thận theo các buổi lễ “Kinh sớm”, “Kinh trưa”, “Kinh chiều”. 2. Cốt
truyện “đồng tâm”, còn gọi là “hướng tâm”. Kiểu cốt truyện này trong Tên
của đóa hồng có sự thống nhất của hành động, các sự kiện chiếm ưu thế về
liên hệ nhân quả, nhưng lại “phản trinh thám” ở những chỗ rẽ, những đoạn
ngoại đề. 3. Cốt truyện “đa tuyến” ở đây cũng vậy, có nhiều tuyến nhân vật
đan xen nhau, khai thác nhiều mặt khác nhau về văn hóa, tôn giáo, kiến trúc.
Lê Huy Bắc cho biết : “Những tác phẩm nổi tiếng thuộc khuynh
hướng giả trinh thám thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến là Tên
của đóa hồng (Umberto Eco), Thành phố thủy tinh (Paul Auster)” [11,
90].
“Giả cốt truyện trinh thám” chính là sự song hành quá trình truy tìm hung
thủ với quá trình giải mã bí ẩn của bản thể, của văn hóa. Lồng trong một cốt
truyện trinh thám hấp dẫn về những tội ác khủng khiếp đầy ám ảnh diễn ra
trong bóng tối nhà thờ, được dẫn dắt bằng tài kể chuyện siêu việt, trên nền
cuốn tiểu thuyết lịch sử uyên bác, đồ sộ và đầy tính biểu tượng, chứa đựng
những kiến thức văn hóa, triết học, nghệ thuật và tôn giáo sâu rộng, Tên của

đóa hồng mở ra một mê cung vừa tráng lệ huy hoàng vừa uy nghiêm tăm tối

15


của thời Trung Cổ xa xăm, nơi các tu sĩ học thức sống theo thời gian nghiêm
ngặt của giáo luật nhà thờ, trong nhịp điệu của những chầu kinh trên nền âm
nhạc Thánh ca, theo đuổi những đam mê cao quý, thánh thiện, đồng thời bị
cuốn vào những mưu đồ quỷ dữ trong một thế giới đầy mâu thuẫn giữa đức
tin chính thống và dị giáo, công lý và lạm quyền, sự thật và lầm lạc.
Tên của đóa hồng cùng lúc trình bày những bí ẩn thời trung cổ, mô
phỏng lại thể loại thám tử, vừa trình bày triết học thời trung cổ và những suy
tư về đạo đức. Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết này còn là cuộc chiến của một người
đàn ông chống lại sự ngu muội, tối tăm, một lời kêu gọi cho tự do và tri thức.
Tác giả còn cho bổ sung thêm một loạt các suy tư về phương pháp điều tra,
biểu tượng lãng mạn của cuộc tìm kiếm sự thật. Đồng thời, tác giả đã mang
tới nhiều suy tư về thời đại, về vai trò của tôn giáo, hội họa, khách quan, khoa
học chống lại chủ quan của đức tin tôn giáo. Umberto Eco đã được biết đến
như một chuyên gia về văn học trung cổ và ông đã sử dụng những tài liệu
nghiên cứu cho cuốn tiểu thuyết của mình. Tên của đóa hồng cũng chỉ ra một
số ám dụ về kí hiệu học, chuyên môn của Umberto Eco, người đặt vấn đề giải
phóng dần dần, các biểu tượng từ các dấu hiệu, các biểu tượng, đến lượt
mình, lại được diễn giải thông qua xã hội và cấu trúc. Cuốn tiểu thuyết này có
nhiều chỉ dẫn để người đọc giải mã, nhưng khi ta đi sâu vào những tầng ý
nghĩa sâu sắc hơn, sự bí ẩn của chúng trở thành thứ yếu.
Bắt đầu vào tác phẩm, Umberto Eco nói đến “nguồn gốc” sự ra đời của
cuốn tiểu thuyết tương lai với tựa đề Một cảo bản, dĩ nhiên ! : “Ngày 16 tháng
Tám năm 1968, có người trao cho tôi quyển Le manuscrit de Dom Adson de
Melk, traduit en français d’après l’édition de Dom J. Mabillon (Aux Presse
de l‟Abbaye de la Source, Paris, 1842) – Cảo bản của giáo sĩ Adson xứ Melk,

dịch sang tiếng Pháp theo ấn bản của giáo sĩ J.Mabillon (Ấn quán Tu viện de

16


la Source, Paris, 1842) do linh mục Valet nào đó viết” [23; 10]
Tác giả đã kể về trạng thái hưng phấn trí tuệ, về việc say mê đọc câu
chuyện khủng khiếp của Adso xứ Melk, và sau đó đã hoàn thành bản dịch.
Rồi ông đã đến địa phận xứ Melk, nơi Tu viện nguy nga Stift tọa lạc trên một
khúc rẽ của dòng sông, nhưng trong Thư viện của Tu viện này, ông đã không
thể tìm thấy một dấu vết nào về bản thảo của Adso. Tiếp đó là người bạn
đồng hành đột nhiên biến mất, mang theo quyển sách của Abbé Vallet. Vài
tháng sau, tại Paris, “tôi quyết định hoàn tất đến cùng công trình nghiên cứu
của mình. Trong số vài mẫu tư liệu tôi đã trích từ tác phẩm bằng tiếng Pháp,
tôi vẫn còn giữ được tên gốc của bản thảo, Vetera Analecta, Những điều cũ kỹ
thâu lượm được” ! Tìm được quyển sách mang tên Vetera Analecta đó tại Thư
viện Thánh Geneviève, nhưng lại chẳng khớp với bản thảo nào của Adso hay
Adson xứ Melk cả; ngược lại, nó chỉ là tuyển tập các bài viết ngắn hoặc trung
bình, trong khi câu chuyện do Vallet viết lại kéo dài đến mấy trăm trang ! Qua
những cuộc gặp gỡ, trao đổi liên tiếp, cuối cùng : “Bây giờ, tôi chẳng thể thu
hồi bản thảo gốc của Vallet được nữa, hoặc ít nhất tôi cũng chẳng dám đòi
người đã mang nó đi phải đem trả lại. Tôi chỉ còn lại các ghi chú của mình và
tôi đâm nghi ngờ chúng” ! Nghĩa là, sau rất nhiều những lời phi lộ, những giải
thích có vẻ khoa học về các chứng cứ, các địa điểm, những con người tiếp
xúc, rồi lại bác bỏ tất cả những điều đó để câu chuyện của Adso xứ Melk
chẳng bao giờ có thực, không làm gì có Adso xứ Melk, có người bạn đã đảm
bảo với tác giả rằng “dòng Tên chẳng bao giờ nhắc đến Adso xứ Melk cả” !
Một “mê lộ” về những tìm kiếm kiểu truyện kể trinh thám được tung ra ngay
từ đầu tác phẩm. Tác giả, sau những tìm kiếm, đã đi đến kết luận rằng, “Hồi
ký của Adso và những sự kiện ông kể lại cũng mang tính chất giống nhau:

chúng được bao phủ bởi vô vàn bí ẩn mờ ảo, bắt đầu bằng tung tích của tác
giả, và chấm dứt bằng vị trí của tu viện mà Adso đã thận trọng nhất quyết

17


không tiết lộ. Chúng ta có thể mường tượng ra một vùng nào đó giữa
Pomposa và Conques, và suy đoán giả định rằng tu viện tọa lạc đâu đó dọc
theo vùng đồi núi trung tâm Appenines, giữa Piedmont, Liguria và Pháp. Còn
về thời khắc xảy ra các biến cố ông miêu tả trong Hồi ký, chúng ta biết là vào
khoảng cuối tháng 11 năm 1327; mặt khác, thời điểm tác giả viết Hồi ký thì ta
không chắc chắn lắm. Xét theo việc ông mô tả mình là tu sinh năm 1327, và
việc ông bảo mình đã kề cái chết khi viết Hồi ký, chúng ta có thể phỏng tính
là bản thảo này được viết vào khoảng thập niên cuối hay gần cuối thế kỷ XIV.
Tóm lại, trong tôi chất chứa nhiều nỗi nghi ngờ. Tình thực, tôi chẳng biết tại
sao tôi lại quyết định gom góp can đảm, giới thiệu bản thảo của Adso xứ
Melk, như thể nó có thực. Hãy cho rằng đó là một hành động yêu thương.
Hay, nếu như bạn thích, đó là một cách để tôi tự giải thoát khỏi vô số nỗi ám
ảnh dai dẳng”.
Tính chất “mê lộ” của truyện kể Tên của đóa hồng được tác giả rào đón,
báo trước rất cẩn thận, có vẻ rất “trung thực” : tình cờ tìm thấy văn bản cổ,
nghi ngờ có phải bản gốc không, rồi phát hiện ra tên tác giả văn bản đó không
tồn tại, mà một cái tên tác giả khác, cũng kể một câu chuyện tương tự, các sự
kiện, con người thì đã lùi xa tít tắp mãi vào quá khứ rồi ! Giờ đây, thôi không
tiếp tục “truy tìm” tài liệu gốc nữa, tác giả “viết lại câu chuyện này, chẳng
quan hoài đến việc nó có hợp thời hay không. Vào những năm khi tôi phát
hiện quyển sách của linh mục Vallet, nhiều người vẫn tin rằng con người chỉ
nên viết về những gì thuộc về hiện tại, nhằm mục đích thay đổi thế gian này.
(…) giờ tôi có thể tha hồ kể chuyện của Adso xứ Melk, thuần túy chỉ vì niềm
vui được kể lại chuyện ấy. Tôi rất khoan khoái thấy rằng câu chuyện đã lùi về

một quá khứ xa xăm – những con quái vật được sinh ra trong giấc ngủ thời ấy
đã bị thời đại duy lý ngày nay xua đi tất cả - tách hẳn những ràng buộc của thế
kỷ chúng ta, về thời gian tính cách xa những niềm hy vọng và sự khẳng định

18


của chúng ta”.
Ngay đầu tác phẩm, Umberto Eco đã trình bày một tấm bản đồ “cổ” về
địa điểm đã xảy ra những tội ác trong quá khứ với những chỉ dẫn rất cẩn thận
: Bệnh xá, Nhà tắm, Nhà thờ, Khu hát kinh, Khu hành lang, Chính tòa,… cùng
những “Ghi chú” về các giờ đọc Kinh lễ trong một ngày trong truyện kể có
thời gian cốt truyện là 7 ngày đêm.
Như vậy, vừa mù mờ, “mê lộ”, vừa “rõ ràng”, cụ thể, sự mở đầu dài dòng
của Umberto Eco có tính chất như thông báo những sự kiện, con người sẽ
diễn ra trong cuốn tiểu thuyết này vừa là có “thực”, lại vừa là hư cấu. Chỉ ra
sự thiếu chắc chắn của các bằng chứng, hé lộ đây là truyện kể được “viết lại”,
tức là chỉ vào mặt nạ mình đang đeo rằng tôi đang đeo mặt nạ đấy cũng cách
làm quen thuộc của các nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại.
Chỉ ra công việc sẽ truy tìm lại tội ác bằng những chứng cứ không chắc chắn,
mù mờ, đã lùi vào quá khứ rất xa rồi, lại là cách làm “giả” trinh thám để kèm
vào đó là những suy tư về thời hiện đại có lẽ là cốt lõi của cuốn tiểu thuyết
này. Cuối cùng, thật nhẹ nhõm, kiểu “mua vui cũng được một vài trống
canh”, tác giả dường như xoa tay vì đã tìm thấy sự yên bình :
“Vì đây chỉ là một câu chuyện nói về sách, chứ không phải về những lo
toan đời thường, đọc xong ta thường thốt lên như nhà thuyết giảng vĩ đại xứ
Kempis : "In omnibus requiem quasivi, et nusquam inveni nisi in angulo cum
libro - Tôi đã đi cùng khắp, kiếm sự an bình, rốt cuộc chỉ tìm thấy nó khi ngồi
ở một góc phòng với một quyển sách mà thôi”. (Ngày 5 tháng Giêng, năm
1980) [23,16]


19


1.2. Một số biểu tƣợng trong Tên của đóa hồng
1.2.1.

Hoa hồng

Tiểu thuyết Tên của đóa hồng gây ấn tượng với bạn đọc ngay từ tên nhan
đề của cuốn truyện bởi xuyên suốt theo toàn bộ tác phẩm, người đọc không hề
bắt gặp bất kì một cánh hoa hồng nào. Nó báo hiệu tính đa nghĩa của biểu
tượng. Theo dịch giả Lê Chu Cầu, mới đầu cuốn tiểu thuyết mang tên Tu viện
của tội ác nhưng vì nó hướng sự chú ý của người đọc thuần vào hành động tội
phạm nên Umberto Eco không muốn độc giả mua sách vì ham hồi hộp gay
cấn mà dễ dẫn đến thất vọng. Sau đó, ông muốn đặt tên là Adso ở xứ Melk
nghe rất vô thưởng, vô phạt nhưng các nhà xuất bản không muốn lấy tên nhân
vật đặt tên cho sách. Tên của đóa hồng tình cờ nảy ra trong đầu ông vì hoa
hồng là một biểu tượng nhiều tầng ý nghĩa: hồng bí nhiệm, cuộc chiến hoa
hồng… Nó có quá nhiều ý nghĩa đến độ nó không còn có thể mang một ý
nghĩa gì rõ ràng nữa. Với một nhan đề chung chung như vậy, người đọc sẽ
hoang mang và khó có thể có một tiên kiến nào trước khi đọc cuốn sách của
ông. Tên của đóa hồng cũng chính là một nhan đề ẩn dụ. “Chính điều này đã
đưa Tên của đóa hồng vượt qua khuôn khổ của một cuốn tiểu thuyết trinh
thám, để hướng đến những ẩn dụ tuyệt vời về một hệ thống các kí hiệu và
biểu tượng: từ các vụ án, các bản thánh ca, nhà thờ… nhằm đưa người đọc
vào một mê cung của xã hội Trung cổ và đồng thời là hình bóng của mê cung
hậu hiện đại, nơi lóe sáng những đường dẫn đến chân lí. Cái chân lí không
nằm trong thuyết giáo định sẵn , mà nằm ngay trong chính bản thân nó, bản
thân người truy tìm” [10,39].

Umberto Eco quả thật tài tình khi sử dụng cấu trúc “truyện trong truyện”
để dẫn dắt người đọc đến những kho tàng kiến thức vô cùng độc đáo. Độc giả
tạm gác sự căng thẳng của những vụ án ghê rợn để cùng khám phá thêm

20


những điều mới lạ mà cuốn tiểu thuyết mang lại: các biểu tượng, kí hiệu học,
kiến thức về y học…
Lấy bối cảnh một tu viện Ý thế kỉ 14, giữa những trận đụng độ giữa Giáo
hoàng và Triều đình, giữa Giáo hội và các tập đoàn dị giáo: “khi Hoàng đế
Ludwig ngự giá xuống nước Ý để phục hồi phẩm giá của Thánh Đế chế La
Mã, ứng với ý của Đấng Toàn Năng, khiến tên soán ngôi ác độc, buôn thần
bán thánh, đầu sỏ tà giáo đóng đô ở Avigon, làm nhơ nhuốc tên tuổi thiêng
liêng của các tông đồ xiết đỗi hoang mang” [23, 21]. Cả nước bất mãn vì
không có một quyền lực trung ương: Giáo hoàng thì dời về Avignon bên bờ
sông Rhône nước Pháp, còn Hoàng đế thì bận đối phó với nước Đức. Tu viện
giàu có của dòng Benedict – nơi gặp gỡ giữa các phái đoàn đại diện cho
Hoàng đế và Giáo hoàng – chao đảo trong những biến cố. Tên của đóa
hồng phần nào có dáng dấp một tiểu thuyết điều tra mang hơi hướng Conan
Doyle với Sherlock Holmes là thầy tu William, và cậu chủng sinh Adso là bác
sĩ Watson. Trong bảy ngày William và Adso lưu lại, liên tiếp những án mạng
mới xảy ra theo một trình tự huyền bí. Bằng trí tuệ và tư duy đặc biệt, mang
tính khoa học, vượt ra ngoài lối tư duy mê tín, giáo điều của thời Trung Cổ,
William đã lần theo và gỡ được từng manh mối, cuối cùng phanh phui toàn bộ
âm mưu đen tối xoay quanh một cuốn sách bí ẩn, mà thực chất là một cuộc
tranh giành quyền lực tàn khốc để làm chủ Thư viện bên trong tu viện.
Trong biểu tượng văn hóa thế giới, với vẻ đẹp, hình dáng và hương thơm
nổi bật, hoa hồng là hoa biểu trưng hay được dùng nhất ở phương Tây. Nó
tương ứng trong tổng thể với hình tượng hoa sen ở châu Á, cả hai đều gần gũi

với biểu tượng bánh xe. Trong Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới [tr.428429]: Ý nghĩa chung nhất của biểu tượng hoa này là ý nghĩa về sự hiển lộ :
sinh ra từ trong nước nguyên thủy, bông hoa vươn lên và nở trên mặt nước.

21


Trong văn hóa Ấn Độ, bông hồng vũ trụ Triparasundari được dùng làm vật
đối chiếu với vẻ đẹp của người Mẹ thánh thần, biểu thị một sự hoàn mĩ trọn
vẹn và không có thiếu sót. Hoa hồng còn tượng trưng cho phần thưởng cuộc
sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu, và có thể được chiêm ngưỡng như một
mandala và coi nó như một trung tâm thần bí.
Trong hệ tranh tượng Kitô giáo, hoa hồng hoặc là cái chén hứng máu của
Chúa Kitô, hoặc là sự hóa thân của những giọt máu này và thậm chí, là chính
vết thương của Chúa.
Hình hoa hồng gôtích và hoa hồng hướng gió (hình hoa hồng 32 cánh
ứng với 32 hướng gió) đánh dấu bước chuyển của xu hướng biểu trưng của
hoa hồng sang xu hướng biểu trưng bánh xe.
Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng, bởi sự tương hợp với màu máu
chảy, thường xuất hiện như là biểu tượng của sự phục sinh thần bí. F.Portal
quan niệm hoa hồng vào màu hồng hợp thành một biểu tượng của sự tái sinh
do có quan hệ gần gũi ngữ nghĩa của từ latinh rosa (hoa hồng) với ros (mưa,
sương). Với người Hy Lạp hoa hồng vốn là một loài hoa màu trắng, nhưng
khi Adonis bị tử thương, nữ thần Aphrodite chạy đến cứu chàng đã bị đâm
phải một cái gai và máu đã nhuộm thẫm những bông hồng cung tiến nàng.
Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ đại, đặt
những bông hồng lên các nấm mộ, và Hecate, nữ thần âm phủ đôi khi được
thể hiện với hình ảnh đầu quấn một vòng hoa hồng có 5 lá.
Theo Bède, ở thế kỷ VII mộ của Chúa Giêxu được sơn một màu pha lẫn
trắng và đỏ. Hai yếu tố tạo thành màu của hoa hồng này, màu trắng và màu
đỏ, với giá trị biểu trưng truyền thống của chúng phản ánh các bình diện từ

trần tục đến thiêng liêng, trong sự khác nhau ứng với sự dâng tặng những
bông hồng trắng hay đỏ.

22


Hoa hồng đã trở thành biểu tượng của tình yêu và còn hơn thế, của sự
dâng hiến tình yêu, của tình yêu trong trắng (còn trinh), tương tự ý nghĩa của
hoa sen Ai Cập và cây thủy tiên Hy Lạp.
Dù là màu trắng hay màu đỏ, hoa hồng cũng đều được các nhà luyện đan
ưa chuộng hơn cả, mà những chuyên luận của họ thường mang những tiêu đề
như "Những cây hồng của các nhà triết học". Trong khi đó, hoa hồng màu lam
lại biểu tượng của cái bất khả, cái không thể đạt tới.
Từ các ý nghĩa của biểu tượng “hoa hồng”, ta có thể thấy, việc đặt tên
cho cuốn tiểu thuyết Tên của hoa hồng của Umberto Eco là không vô lí. Tập
trung vào mấy ý nghĩa :
- Trong hệ tranh tượng Kitô giáo, hoa hồng hoặc là cái chén hứng máu
của Chúa Kitô, hoặc là sự hóa thân của những giọt máu này và thậm chí, là
chính vết thương của Chúa.
- Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng, bởi sự tương hợp với màu máu
chảy, thường xuất hiện như là biểu tượng của sự phục sinh thần bí.
- Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ
đại, đặt những bông hồng lên các nấm mộ.
Là một nhà kí hiệu học hàng đầu thế giới, Umberto Eco không thể không
biết đến những ý nghĩa này. Cuốn tiểu thuyết của ông lại viết về nhà thờ,
trong đó có máu đổ, sự phục sinh thần bí, sự tái sinh. Tiêu đề Tên của hoa
hồng cũng còn tham chiếu đến thành công lớn của văn học thời Trung Cổ
mang tính bí truyền và châm biếm, có tên thể loại là tiểu thuyết hoa hồng. Tên
của hoa hồng cũng đồng thời trình bày sự bí ẩn trung cổ, mô phỏng thể loại
trinh thám, trình bày triết học thời trung cổ và phản ánh đạo đức. Ngoài ra,

Tên của hoa hồng còn là cuộc chiến của một người đàn ông chống lại sự ngu

23


muội, một lời kêu gọi cho tự do và tri thức. Tác giả còn cho biết thêm những
suy tư về các phương pháp trong một cuộc điều tra, biểu tượng lãng mạn của
cuộc tìm kiếm sự thật. Song song đó, tác giả đã đưa ra những suy tưởng về
thời đại, về vai trò của các nhà thờ và tình huynh đệ, hội họa và nghệ thuật
nói chung, tính khách quan khoa học chống lại chủ quan của đức tin tôn giáo.
1.2.2.

Sách cổ

Trong Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới [tr.791-792] ta có thể bắt gặp
những ý nghĩa sau đây đã được Umberto Eco sử dụng như một cái “mã”
(code) để tìm về quá khứ, sáng tạo ra một câu chuyện kì bí, hấp dẫn về các vụ
án:
- Sách chủ yếu là biểu tượng của vũ trụ. “Vũ trụ là một cuốn sách mênh
mông”. Cuốn Sách Đời trong sách Khải huyền, thì ở trung tâm Thiên đường,
nó được đồng nhất với Cây Đời : lá trên cây, cũng như chữ trong sách, biểu
hiện toàn bộ các sinh linh, nhưng cũng là toàn bộ các thánh chỉ.
Nhà văn đã bắt đầu truyện kể Tên của đóa hồng của mình bằng câu
chuyện của sách : bản thảo và những cuộc tìm kiếm sự thật về bản thảo. Một
“vũ trụ” của bóng tối, của những kiến thức khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,
triết học,… mênh mông về mọi mặt sẽ dần hiện lên qua những trang tiểu
thuyết của ông.
- Người La mã tham khảo các Sách Sấm truyền : họ nghĩ sẽ tìm được
trong đó những lời giải đáp của các thần cho các nỗi lo âu của họ. Ở Ai Cập,
Sách những người Chết là tập hợp các lời khấn thiêng được chôn theo người

chết để đến được ánh sáng của Mặt trời vĩnh hằng : Lời khấn để đi ra ánh
sáng.
Quá trình tìm sách và sáng tạo ra sách (quyển tiểu thuyết) là một quá

24


trình “đi ra ánh sáng”, vừa tìm “lời giải đáp của các thần cho các nỗi lo âu”,
vừa vừa dần đưa ra ánh sáng các “vụ án”.
- Nếu vũ trụ là một cuốn sách, thì là vì sách là Thần khải, là Hiển lộ.
Hiển lộ phát sinh từ Bản nguyên của nó là Trí tuệ Vũ trụ; từ trong tâm, là Trí
tuệ cá nhân. Sự tích Đi tìm bình Graal, sách được đồng nhất với cái bình ấy.
Ý nghĩa của biểu tượng rất rõ : đi tìm bình Graal là đi tìm Lời đã mất, tìm
Đức hiền minh Tối cao.
Trí tuệ trong tác phẩm Tên của đóa hồng nằm ở cả hai bình diện trên và
đúng là đi tìm Lời đã mất, đi tìm chân lí, sự thật.
Tên của đóa hồng bao quanh một quyển sách bí ẩn được cất giấu trong
Thư viện, mà chỉ một thiểu số người có thẩm quyền mới được vào. Bên ngoài
Thư viện này, và bên kia bức tường Tu viện, là một thế giới của những kẻ
phàm tục, những người bị loại bỏ, chỉ trông cậy vào lực lượng dị giáo để kết
hợp thành mối đe dọa cho giai cấp Tăng lữ. Các tu sĩ trên khắp thế giới đến tu
viện để nghiên cứu, có người ở đấy đến khi chết vì chỉ ở trong tu viện này họ
mới tìm được "những tác phẩm soi sáng việc nghiên cứu của họ". Tuy nhiên,
chỉ thủ thư mới có quyền đi lại trong thư viện của tu viện, chỉ thủ thư mới có
quyền quyết định cho một tu sĩ mượn một cuốn sách nhất định hay không.
Thêm vào đó, bản thân thư viện đã được xây dựng như một mê cung, sẵn sàng
cản bước, vây hãm những kẻ đột nhập, khước từ họ tiếp cận tri thức: “Thư
viện có bảy bức tường, song chỉ bốn bức có cửa thông, là một lối đi trổ giữa
hai cây cột nhỏ xây ẩn trong tường; cửa này khá rọng, uốn hình vòm phía trên
đầu. Những chiếc tủ khổng lồ, đầy sách xếp ngăn nắp, kê sát những bức tường

không cửa sổ. Mỗi tủ đính một bảng hình cuộn có đánh số và trên mõi ngăn tủ
cũng thế; hiển nhiên là cùng những số chúng chúng tôi đã thấy trong thư
mục” [23, 193]. Trong Tên của đóa hồng, mọi vụ án đều xuất phát từ thư viện

25


×